Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm truyện ngắn của nguyễn văn thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.01 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ GẤM

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VĂN THỌ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực.
Tác giả

Phạm Thị Gấm


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Lưu Khánh
Thơ, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người đã nhiệt
tình giúp đỡ em khi thực hiện đề tài.


Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Văn học, Học viện
Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại Học viện.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đối với BGH, bạn bè đồng nghiệp
trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và cùng gia đình, người thân đã động
viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa
học này!
Hà Nội, tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Gấm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VĂN THỌ TRONG DÒNG
CHẢY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................. 9
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại........................................... 9
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Văn Thọ trong nền văn học Việt nam
đương đại ..................................................................................................... 14
Chương 2. HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VĂN THỌ ..................................... 19
2.1 Bức tranh đời sống ................................................................................ 19
2.2. Con người trong truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ ................................... 21
Chương 3. NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
VĂN THỌ ...................................................................................................... 48
3.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 48
3.2. Tình huống truyện................................................................................. 56
3.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 62
3.4. Giọng điệu............................................................................................. 68

KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay có nhiều sự cách tân, đổi mới
mạnh mẽ trên tất cả các phương diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Sự
chuyển mình mạnh mẽ ấy được thể hiện phong phú ở tất cả các thể loại của
văn học từ thơ, văn xuôi đến kịch. Và thể loại được cách tân, đổi mới mạnh
mẽ nhất phải kể đến là văn xuôi trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Cho đến nay văn xuôi Việt Nam sau 1975 vẫn là những dòng chảy
phong phú, phức tạp, chưa ổn định, còn cần được tranh luận, xem xét, nghiên
cứu sâu hơn nữa. Song không ai có thể phủ nhận được sự đổi mới của nó
khiến cho văn học nước nhà ngày càng phong phú. Nó mở ra nhiều phương
diện, đáp ứng niềm khao khát sáng tạo không ngừng của nhà văn và thị hiếu
đa dạng của bạn đọc thời hậu chiến.
Truyện ngắn sau 1975 đã trở thành thể loại được cách tân hàng đầu
được cả người sáng tác và người đọc ưa chuộng. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng văn học sau 1975 bội thu về truyện ngắn. Có rất nhiều truyện ngắn hay,
đặc sắc, đa dạng làm nên tên tuổi của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Chu Lai, Võ Thị Hảo, Phạm Thị
Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Bản, Phạm Hoa, Phan Thị Vàng Anh,
Lưu Sơn Minh, Sương Nguyệt Minh, Bão Vũ, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Văn
Thọ... Có thể nói chưa bao giờ thể loại truyện ngắn lại phát triển phong phú
về số lượng và chất lượng đem đến những cách tân mới mẻ về nội dung tư
tưởng và nghệ thuật như ở thời kì này.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1948 tại Thái Bình trong một gia
đình cha là họa sĩ Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật
Đông Dương khóa 1932- 1938. Nguyễn Văn Thọ có 11 năm trong quân ngũ,

ông viết văn từ khá sớm. Tác phẩm của ông ra mắt công chúng lần đầu vào

1


những năm 1984- 1986 trên tuần báo văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam. Năm
1988 ông xuất khẩu lao động tại Cộng hòa liên bang Đức, đến tận năm 1996
ông mới viết trở lại và trở thành một trong số nhà văn hải ngoại tên tuổi được
nhiều người biết đến. Đến nay ông đã đóng góp cho văn đàn Việt Nam đương
đại khoảng gần 50 truyện ngắn thể hiện là một cây bút đa phong cách "khi thì
giọng dữ dội, quyết liệt tận cùng, khi thì nhẹ nhàng như những bài thơ văn
xuôi" (Đỗ Bạch Mai, Báo văn nghệ trẻ). Cấu trúc truyện có sự kết hợp cấu
trúc kinh điển với hiện đại. Truyện ngắn cuả ông tập trung thể hiện nhiều
mảng đề tài: mảng chiến tranh, mảng nước ngoài, mảng dã sử, mảng Hà Nội
xưa và nay. Dù viết về đề tài nào Nguyễn Văn Thọ cũng tạo được ấn tượng
độc đáo trong lòng người đọc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay chưa có các công trình nghiên cứu hệ thống, đầy đủ về
truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ. Những ý kiến về truyện ngắn của ông
thường thể hiện trong các bài viết trên các báo và tạp chí, các bài trao đổi của tác
giả trên các diễn đàn, báo mạng.
Trong bài trao đổi với phóng viên đài VOV5 Hương mĩ nhân- Tuyển chọn
những truyện ngắn hay của Nguyễn Văn Thọ trình làng [45], và bài Nhà văn
Nguyễn Văn Thọ:Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang tưởng của Phan Thanh
Phong www.nhandan.com.vn [39]. Đài VOV5 giới thiệu tập truyện Hương mĩ
nhân, tuyển chọn trong gia tài gần 50 truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ được sắp
xếp theo chủ đề: Mảng chuyện ở Đức, chuyện về Hà Nội, chuyện chiến tranh.
Qua đây Nguyễn Văn Thọ khẳng đinh Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang
tưởng. Với vốn sống và sự trải nghiệm phong phú trong những hoàn cảnh khác
nhau đã giúp Nguyễn Văn Thọ thành công trong những sáng tác của ông.

Trong bài Ám ảnh vàng xưa của Nguyễn Văn Thọ, nhà báo Nguyên Trường
bày tỏ "Với riêng tôi, đã lâu rồi mới được đọc một truyện ngắn giản dị mà ám ảnh

2


đến thế" [57]. Nguyên Trường khẳng định những năm tháng đi lính và khoảng
thời gian sinh sống ở nước ngoài là nguồn cảm hứng để Nguyễn Văn Thọ sáng
tác. Truyện ngắn Vàng xưa của Nguyễn Văn Thọ "sắc lạnh nhưng đầy tính nhân
văn" [57]. Bên cạnh những truyện Cõi ảo, Một người Đức, Trong bão tuyết, ngòi
bút của Nguyễn Văn Thọ không rơi vào tự nhiên chủ nghĩa hay bi quan, những
trang viết của ông tái hiện một cách chân thực cuộc sống mưu sinh của người Việt
tại Đức dù vất vả, bon chen, toan tính nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp
của người Việt Nam.
Bài Nguyễn Văn Thọ với truyện ngắn Gửi ông đại tá chờ thư đăng trên
vannghequandoi.com.vn. Nhà văn giãi bày cuộc sống của gia đình mình ở Đức.
Khi con gái 6 tuổi ông đưa con về Việt Nam bởi không muốn đánh mất bản sắc
dân tộc, các giá trị văn hóa gốc. Trong truyện ngắn này ông thoát khỏi lối sử dụng
ngôn ngữ gai góc, tình huống quyết liệt vì vấn đề của câu chuyện là vấn đề tình
cảm nên cần có tiếng nói riêng rung động từ tâm hồn. "Vì thế ngôn ngữ được sử
dụng trong truyện là ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng, chi tiết nhuần nhị,
đời thường, nhân vật thơ ngây, trong sáng" [54]. Trong lời đề tựa tập truyện
Hương Mĩ nhân, Nguyễn Văn Thọ đã trích nhận định của nguyên trưởng ban báo
Văn nghệ trẻ Đỗ Bạch Mai "Cõi ảo hay Gửi ông đại tá chờ thư tựa như bài thơ
bằng văn xuôi" [64]. Còn nhà văn Tô Hoài thì đánh giá: "Nếu vàng xưa với áng
văn khá đẹp cho thấy khả năng chơi bố cục, chơi cấu trúc khá điêu luyện của tác
giả, chính kĩ nghệ ấy đã tạo nên sự hấp dẫn của thiên truyện, thì Mùi thuốc súng
lại thô mộc, chân thành. Truyện hấp dẫn bởi tính hiện thực nghiệt ngã nhưng lại
rất nhân bản" [64].
Trong bài Nỗi buồn của một nhà văn xa xứ của Phi Hà đăng trên

http://vietbao, tác giả Phi Hà giới thiệu những truyện ngắn nổi bật của Nguyễn
Văn Thọ trên thi đàn văn học nước nhà: Vườn maria, Vàng xưa, Thất huyền cầm...
đây là những truyện ngắn mang đậm kiếp nhân sinh được soi chiếu từ nhiều góc

3


độ, được viết ra với tâm thế của người luôn trăn trở giữa hai thế giới, hai miền đất
khác.
Ngoài ra còn có một số bài viết, luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết Quyên
của Nguyễn Văn Thọ xuất bản 2009. Nhà văn chia sẻ trên Tạp chí Sông Hương
trong bài Nguyễn Văn Thọ từ truyện ngắn đến tiểu thuyết Quyên "viết tiểu thuyết
Quyên khi tôi đã cho ra đời 30 truyện ngắn, ít nhiều đã thể hiện được kĩ năng
truyện ngắn. Nhưng vẫn còn nhiều ẩn ức mà kĩ năng truyện ngắn không thể giãi
bày được khiến tôi tìm đến thể loại tiểu thuyết" [62]. Cuộc sống mưu sinh của
người Việt nơi xứ người có biết bao câu chuyện tan nát, đau khổ, mồ hôi và nước
mắt, Nguyễn Văn Thọ vừa là người trong cuộc, vừa là người quan sát, trải nghiệm
đã thôi thúc ông tìm đến thể loại tiểu thuyết bởi đây là thể loại hàm chứa nhiều
vấn đề quy mô lớn. Cũng trong bài trao đổi với báo Thể thao Văn hóa Thân phận
của người Việt xa xứ, nhà văn chia sẻ "tác phẩm được viết ra từ đời sống khổ đau
của chính tôi và bạn bè trên đất khách. Ở đó có thể giải thích nhiều ẩn ức của
chúng tôi với thời cuộc, với văn hóa Việt khi bước ra thế giới với quan niệm về
tình yêu và hạnh phúc" [38]. Trong bài Nguyễn Văn Thọ viết Quyên như món nợ
cần phải trả, của Phan Thanh Phong, nhà văn cũng chia sẻ đây là
một tiểu thuyết không có nhiều đóng góp mới cho nghệ thuật văn học hiện đại.
Với 18 chương, nhiều chương được viết như một truyện ngắn gần như độc
lập...điều này thể hiện sự cố gắng về mặt thi pháp tiểu thuyết bởi mỗi chương vừa
có sự độc lập lại vừa có tính logic với toàn tác phẩm. Cách viết này đáp ứng nhu
câu của người đọc vì ít thời gian có thể đọc đơn lẻ từng chương mà không thấy
nhàm chán. Thành công thứ hai là về ngôn ngữ, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ điện

ảnh và ngôn ngữ văn học, thể hiện sự giao lưu, tận dụng thế mạnh của các loại
hình nghệ thuật. Thứ ba là tiểu thuyết được dàn dựng với diễn biến nhanh, nhiều
kịch tính, có đoạn kết nối, đan xen như phóng sự về đời sống thực tại làm nên chất

4


hiện thực đậm nét. Bên cạnh đó tiểu thuyết còn thành công ở việc xây dựng tâm lí
nhân vật, tình huống truyện, cách đặt tên nhân vật...
Qua xem xét những bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả
đã bước đầu tiếp cận và tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ ở nội
dung sáng tác, mục đích sáng tác, quan niệm sáng tác. Trong đó cũng có
những ý kiến đề cập đến một số yếu tố thuộc phương diện nghệ thuật như
ngôn ngữ, giọng điệu, tình huống, bố cục. Lại có những bài viết khẳng định
tài năng, sức sáng tạo, sự đóng góp của Nguyễn Văn Thọ trong nền văn học
đương đại. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết nào tập trung
nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ.
Vì vậy trên cơ sở tiếp thu và học tập kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ này
với mục đích tìm hiểu, bổ sung thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ trên cơ sở tiếp
cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này người viết hướng tới khẳng định những
đóng góp của Nguyễn Văn Thọ đối với văn học hiện đại. Đặc biệt khẳng định
sự mới lạ từ nội dung đến nghệ thuật trong truyện ngắn của ông.
Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài còn giúp cho người thực hiện vun bồi
kiến thức để làm hành trang cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau
này.
Ngoài ra còn giúp người viết có cái nhìn sâu sắc, hiểu thấu đáo hơn về nhà

văn Nguyễn Văn Thọ và cả thế hệ nhà văn cùng thời.
* Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ những mảng đề tài Nguyễn Văn Thọ quan tâm trong
truyện ngắn của mình.

5


- Làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn
Nguyễn Văn Thọ.
- Phân tích những phương thức nghệ thuật trong việc kiến tạo nên
truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ như: điểm nhìn trần thuật, tình huống truyện,
ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Văn Thọ sáng tác ở nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn và
tiểu thuyết. Nhưng mảng sáng tác đánh dấu và thu được nhiều thành tựu hơn
cả là truyện ngắn. Đây là thể loại phát huy được sự độc đáo của nhà văn từ
nội dung đến nghệ thuật. Chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu tuyển tập
truyện ngắn Hương mỹ nhân, tuyển tập truyện ngắn điển hình của Nguyễn
Văn Thọ từ năm 1996- 2005 do Nhà xất bản Thanh niên ấn hành 2016. Đây là
tuyển tập những truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc được chính nhà văn lựa chọn.
Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu thêm tập truyện Vàng xưa, tập truyện ngắn.
Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam 2003.
Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát thêm một số truyện ngắn của
những nhà văn giai đoạn trước và sau để so sánh và đối chiếu góp phần làm
nổi bật đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi đặt truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ trong hệ thống sáng tác
của nhà văn, đồng thời đặt trong cái nhìn tổng thể của văn xuôi Việt Nam sau

1975.
5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn kết hợp phân tích và tổng hợp truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ
dưới các góc nhìn về quan niệm, tư tưởng, thế giới nhân vật, không gian, thời

6


gian, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu để vừa hệ thống, tổng hợp kết
quả, vừa minh chứng cho các luận điểm của luận văn.
5.3 Phương pháp so sánh
Luận văn không chỉ nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ mà còn so
sánh, với truyện ngắn của tác giả cùng thời khác để thấy sự khác biệt và đặc
trưng trong sáng tác của Nguyễn Văn Thọ.
5.4 Phương pháp phân loại
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phân loại truyện ngắn Nguyễn
Văn Thọ theo nhiều tiêu chí khác nhau để làm nổi bật các kiểu dạng nhân vật
và một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Văn
Thọ.
5.5 Phương pháp tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại truyện
ngắn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi căn cứ vào đặc trưng thể loại
truyện ngắn như: đề tài, nhân vật, tình huống, ngôn ngữ, giọng điệu... để
tìm hiểu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ, luận văn làm nổi bật
những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ trong cái nhìn hệ
thống. Về mặt lí thuyết, luận văn sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn tin cậy của
con đường nghiên cứu văn học hiện nay từ góc độ thi pháp học. Từ đó chúng
tôi muốn tìm hiểu những đóng góp mới của Nguyễn Văn Thọ trong bức tranh

văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay, đồng thời giúp người đọc có thêm
những hiểu biết hệ thống, toàn diện về nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo nội dung của
luận văn gồm 3 chương:

7


Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ trong dòng chảy truyện ngắn
Việt Nam đương đại
Chương 2: Hiện thực đời sống và số phận con người trong truyện
ngắn Nguyễn Văn Thọ.
Chương 3: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ.

8


Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VĂN THỌ TRONG DÒNG CHẢY
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại
Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ thời kì Đổi mới đã tồn tại và
phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt rõ rệt so với thời
kì chiến tranh. Nếu văn học giai đoạn 1945- 1975 là tiếng nói của cộng đồng,
dân tộc, thời đại thì văn học từ sau 1975 không chỉ là tiếng nói đại diện cho
thời đại, dân tộc mà nó còn là tiếng nói cá nhân, cá thể, là phương tiện để thể
hiện quan điểm, tư tưởng, thái độ của nhà văn trước những vấn đề của con
người, xã hội và cuộc sống, đó là xu hướng văn học phát triển theo hướng dân
chủ hóa.

Bên cạnh sự thay đổi trên là sự thay đổi trong quan niệm về kiểu nhà
văn. Nếu trong chiến tranh do nhiệm vụ của văn học là vũ khí chiến đấu, cổ
vũ cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc nên đã hình thành nên kiểu nhà văn
chiến sĩ, thì từ sau 1975, khi đất nước được hòa bình, thống nhất lại đòi hỏi
nhà văn phải là một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động xã hội. Thông qua tác
phẩm của mình nhà văn không chỉ soi sáng mà còn bày tỏ suy nghĩ, qua điểm
của mình để cùng trao đổi với người đọc về những vấn đề của cuộc sống, từ
đó làm thay đổi mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc. Nhà văn không phải
là người phán truyền chân lí một chiều mà nhà văn chỉ là người đưa ra quan
điểm để cùng trao đổi với người đọc, từ đó tạo ra sự bình đẳng, dân chủ giữa
tác giả và người đọc.
Cùng với sự thay đổi quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực
cũng được thay đổi, hiện thực vừa là đối tượng phản ánh, khám phá, vừa được
mở rộng mang tính toàn diện. Ở giai đoạn này hiện thực trở nên phong phú,

9


đa dạng, nó không chỉ là những biến cố lịch sử lớn trong đời sống cộng đồng
như hiện thực cách mạng mà còn là hiện thực trong cuộc sống thường nhật
với những mối quan hệ phức tạp đan xen trong cuộc sống, là những vấn đề
riêng tư của đời sống cá nhân với đầy đủ những cung bậc cảm xúc: buồn, vui,
hạnh phúc, đau khổ, hi vọng, tuyệt vọng....Hiện thực của đời sống vô cùng
phong phú với tính toàn vẹn đã mở ra một địa hạt phong phú cho văn học
khám phá và chiếm lĩnh.
Hướng dân chủ hóa trong văn học được thể hiện trên rất nhiều phương
diện sáng tác từ chủ đề, đề tài, kết cấu, nhân vật đến ngôn ngữ, giọng điệu.
Nếu văn học trước 1975 chủ yếu là giọng ngợi ca với sắc thái hào hùng, tráng
lệ hoặc giọng đằm thắm, trữ tình thì văn học từ sau 1975 xuất hiện nhiều
giọng điệu phong phú hơn: giọng dửng dưng, lạnh lùng; giọng chua chát, cay

đắng hay giọng chiêm nghiệm, triết lí... Nếu tính độc thoại bao trùm trong
khuynh hướng sử thi thì khi văn học hướng tới tinh thần dân chủ là tính đa
thanh, phức điệu, độc thoại chuyển dần sang đối thoại. Có thể nói sự xuất hiện
của xu hướng dân chủ hóa đã làm thức tỉnh cá tính sáng tạo, phong cách sáng
tác của nhà văn, họ ra sức tìm kiếm, khám phá, thử nghiệm trên nhiều bình
diện nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại và cả hậu hiện đại.
Xu hướng dân chủ hóa đã đánh thức sự thức tỉnh của ý thức cá nhân
đem đến cho văn học những chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm về con
người. Con người vừa là đối tượng phản ánh, vừa là cái đích hướng đến của
văn học. Con người trong văn học từ sau 1975 được nhìn ở nhiều góc độ, đa
chiều, đa diện: con người với lịch sử, với xã hội, với thiên nhiên và với chính
mình...Con người được soi chiếu trên nhiều bình diện: ý thức và vô thức, bản
năng và lí tưởng, con người cụ thể, cá biệt và con người mang tính phổ quát,
nhân loại. Con người được phản ảnh trong văn học ở giai đoạn này có sự đan

10


xen giữa các mặt đối lập: giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa cao cả và thấp
hèn... Đây là điều dễ nhận thấy nhất trong văn học ở thời kì này.
Không dừng lại ở những chuyển biến trong khám phá con người, từ con
người cộng đồng đến con người cá nhân, cá thể mà văn học đổi mới trong
những năm gần đây còn hướng tới con người bản thể, con người tự nhiên, con
người dục tính. Bên cạnh đó đời sống tâm linh, vô thức cũng trở thành đề tài
được nhiều cây bút và bạn đọc quan tâm đem đến sự phong phú, phức tạp
trong phản ánh đời sống con người qua văn học. Ở giai đoạn này văn học đổi
mới trên cả 3 phương diện: thơ, kich, văn xuôi nhưng thể loại ghi dấu ấn rõ
rệt nhất là truyện ngắn, với ưu thế nhỏ gọn, cơ động truyện ngắn sớm bắt nhịp
một cách nhanh nhạy, linh hoạt trước những chyển biến của đời sống. Sự vận
động của thể loại truyện ngắn đi sâu vào phản ánh cái thường nhật của cuộc

sống nhất là từ những năm 1995 - 1999 được Bùi Việt Thắng nhấn mạnh đến
sự đông đảo của đội ngũ sáng tác, tác phẩm trong sự tiếp nối giữa các thế hệ
nhà văn cũng như khuynh hướng tìm tòi, sáng tạo trong truyện ngắn (Một
bước đi) [47]. Đây cũng là thời kì nở rộ về phong cách và bút pháp: "Có thể
thấy phong cách cổ điển trong sáng tác của Nguyễn Thành Long, Nguyễn
Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải; phong cách trữ tình trong
sáng tác của Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Hảo; phong cách hiện
thực trong sáng tác của Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ. Hình
thức của truyện ngắn cũng đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả cổ tích,
truyện ngắn - kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận... " (Văn học thời
kì đổi mới, xu hướng vận động của Nguyễn Văn Long) [35]. Về phương thức
trần thuật và ngôn ngữ cũng có nhiều cách tân, tăng cường phương thức độc
thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức đồng hiện, tất cả những thay đổi trên
đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho thể loại truyện ngắn.

11


Quá trình đổi mới truyện ngắn Việt Nam có thể nói được bắt đầu từ thế
hệ những người cầm bút bước ra từ chiến tranh như Nguyễn Minh Châu, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Xuân Thiều, Nguyễn khải, Đỗ Chu...mà Nguyễn Minh
Châu được mệnh danh là "người mở đường tài năng và tinh anh nhất trong
nền văn học Việt Nam sau 1975" . Nếu trước 1975 Nguyễn Minh Châu sáng
tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thì sau 1975 ông chuyển
hướng sáng tác trong ngòi bút của mình sang cảm hứng thế sự, triết lí ở một
loạt tác phẩm như: Bến quê, Phiên chợ Giát, Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện cái nhìn đa chiều, đa diện vào
cuộc sống. Nhà văn Ma Văn Kháng thì gây ấn tượng với người đọc khi đi sâu
khai thác những vấn đề thế sự, những tác động của nền kinh tế thị trường và
sự thống trị của quyền lực, đồng tiền dẫn đến sự tha hóa, suy đồi những giá trị

đạo lí của gia đình, dân tộc.
Quá trình đổi mới thể loại truyện ngắn đương đại phải kể đến thế hệ
tiếp những nhà văn có sự đột phá về phong cách, bút pháp như: Nguyễn Huy
Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Phạm Ngọc Tiến, Sương
Nguyệt Minh...qua truyện ngắn của mình họ đã thể hiện sự chuyển biến trong
khai thác và khám phá hiện thực và con người. Trong thế hệ nhà văn này có
thể coi sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng đặc
biệt ghi dấu ấn lớn trong nền văn học đương đại. Tác phẩm của ông thu hút
đông đảo đội ngũ và giới nghiên cứu phê bình. Nhà văn Nguyên Ngọc đã
đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong trào lưu văn học đổi mới của
Việt Nam, là một hiện tượng tiêu biểu nhất của trào lưu đó. Tuy nhiên trong
khi văn học đổi mới đang hăng hái làm công việc phơi bày, tố cáo những hiện
tượng xã hội phức tạp thì Nguyễn Huy Thiệp không lao vào dòng chảy chung
đó. Anh đi theo một con đường khác... Anh đưa văn học hiện đại Việt Nam
đến một bước chuyển rất quan trọng: một nền văn học có ý thức mạnh mẽ làm

12


chức năng là tấm gương tự soi mình của dân tộc, và của con người" [46],
đánh giá này đem đến cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về những đóng góp
của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong nền văn học đương đại Việt Nam.
Tiếp đến là thế hệ những gương mặt trẻ 7x, 8x như: Nguyễn ngọc Tư,
Nguyễn ngọc Thuần, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa..."Đây thực sự là
những gương mặt mà ngay ở những tác phẩm đầu tay đã tạo được ấn tượng
bởi những lạ trong khám phá hiện thực, bởi những táo bạo trong cách phơi
trải tâm hồn, với cách viết đầy ngẫu hứng luôn có sự kết hợp giữa tài năng
thiên bẩm và vốn tri thức văn hóa mới mẻ. Điều đáng ghi nhận ở thế hệ này là
ý thức vươn tới những thể nghiệm mới mẻ, lạ hóa cách viết truyền thống. Nhu
cầu “viết khác đi” dường như là nhu cầu chung của thế hệ này" (Đội ngũ nhà

văn đương đại - Lê Dục Tú) [46].
Quá trình đổi mới truyện ngắn Việt Nam đương đại còn ghi nhận sự xuất
hiện những cây bút nữ với những gương mặt tiêu biểu như: Lê Minh Khuê, Dạ
Ngân, Đoàn lê, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ
Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li... đã ghi nhận một
dấu ấn đậm nét trên thi đàn văn học nước nhà tạo nên diện mạo mới cho thể loại
truyện ngắn Việt Nam đương đại. Họ đã khẳng định vai trò của người phụ nữ
trong cuộc sống, họ không chỉ quẩn quanh trong không gian hẹp gia đình mà đã
vươn ra xã hội, khẳng định vị trí, vị thế của mình ngoài xã hội. Qua những tác
phẩm của mình, những cây bút nữ quan tâm tới thân phận của giới mình trong
những câu chuyện thường ngày với những thăng trầm của cuộc sống bằng sự
cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của người trong cuộc. Bên cạnh đó mỗi tác giả lại
đem đến cách khám phá riêng tạo nên những phong cách, cá tính độc đáo.
Có thể nói văn học Việt Nam đương đại đã ghi nhận những thành tựu nổi
bật ở thể loại truyện ngắn, khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ những người
cầm bút và dự báo tiềm năng phát triển cho thể loại truyện ngắn trong tương lai.

13


1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Văn Thọ trong nền văn học Việt
nam đương đại
Nguyễn Văn Thọ bắt đầu viết văn từ rất sớm, những năm 1972 ông đã
cho ra đời những tác phẩm thơ tại chiến trường. Nhưng tác phẩm của ông
được xuất bản và đến với đông đảo bạn đọc là từ năm 1984 với tác phẩm đầu
tay Rồi chúng con sẽ trở về quê hương. Ông đến với văn chương thật tình cờ,
"nhân một đêm, xem vở kịch trên vô tuyến, kể về một chiến sĩ ra chiến trường
đã chiến đấu như thế nào. Xem xong, tôi buồn, bất bình quá, suốt đêm trằn
trọc bởi tác giả phản ánh không đúng những điều tôi đã tận mắt chứng kiến
trong cuộc chiến đằng đẵng". Rồi chúng con sẽ trở về quê hương kể về một

người lính ra đi chiến đấu, hi sinh tại chiến trường, chỉ để lại lá thư gửi mẹ.
Chuyện kể rất giản dị, lấy từ nguyên mẫu trong những sự việc chính ông
chứng kiến. Truyện đầu tay này in trên tuần báo văn nghệ, được khích lệ. Ông
viết luôn Sương đêm in trên báo tết làm ông hưng phấn viết tiếp [64]. Nhà văn
Nguyễn Văn Thọ tâm sự "Tôi là kẻ sống đầm mình không hoang tưởng".
Những năm tháng sống vật lộn ngoài chiến trường cũng như hòa bình là sợi
dây vô hình nối kết nhà văn với văn học. Trong số những sáng tác giai đoạn
đẩu từ 1984 - 1986 truyện ngắn Muối mặn tạo được tiếng vang trong thời kì
đổi mới, sau đó được nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ chuyển thể thành kịch
chèo "Muối mặn đời em", được trao huy chương vàng trong hội diễn văn
nghệ. Cũng từ đây nhiều bạn đọc yêu truyện và bạn bè trong giới văn nghệ
gọi ông với cái tên Thọ Muối thân thương, trìu mến như một dấu ấn nghề
nghiệp... Đây là tình cảm bạn đọc quý mến đã ban tặng cho nhà văn mà họ
yêu thích. Nhưng cũng từ đây ông dừng viết để dành thời gian quan sát, trải
nghiệm, nghiền ngẫm để tích lũy vốn sống cho mình.
Nguyễn Văn Thọ vất vả, thận trọng trong khi viết và được người đọc
đón nhận tác phẩm của ông một cách dễ dàng. Từ 1996 ông quay lại văn đàn

14


với ba tập thơ, sau đó quay lại viết văn xuôi với truyện Ám ảnh, nói về sự ám
ảnh của cuộc chiến mà ông đã tham gia suốt 11 năm. Từ năm 1988 ông đi
xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Dân chủ Đức làm đội trưởng đội lao động
xuất khẩu. Mười năm sống ở xứ người, cuộc sống đầy biến động, ông có điều
kiện quan sát, trải nghiệm đặc biệt là đọc, giao lưu với nhiều nhiều anh em
nghệ sĩ hải ngoại. Ông vừa đọc vừa suy ngẫm và tìm cho mình một lối đi
riêng. Để có vị trí thực sự trong làng văn, người viết phải mang đến cho bạn
đọc một tiếng nói riêng , một phong cách riêng không trộn lẫn. Nguyễn Văn
Thọ thấm thía điều ấy. Ông viết có tính bản năng, tác phẩm có sự dịch chuyển

về bút pháp. Sau đó có đà ông viết tiếp Nhà ba hộ được tặng thưởng của Tạp
chí Văn nghệ quân đội. "Với ngôn ngữ khốc liệt, trần trụi, nhân vật, nhân
chứng và đối chứng như tiếng thở hắt ra của một người đã trôi qua thời kì
bao cấp sau chiến tranh. Nó như vết chém hằn sâu sự thay đổi, tự xác lập đặc
tính cá thể văn chương để định hình" [64]. Từ mốc này, ông viết nhanh,
nhiều. Các tác phẩm lần lượt ra đời: Gió lạnh - Tập truyện ngắn. Nhà xuất bản
Hội Nhà văn Việt Nam. 1999; Vàng xưa - Tập truyện ngắn. Nhà xuất bản Hội
Nhà văn Việt Nam. 2003; Thất huyền cầm - Tập truyện ngắn. Nhà xuất bản
Thanh niên 2006. Cùng với đó ông gặt hái được nhiều giả thưởng trên văn
đàn: Giải khuyến khích Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ - Hội nhà văn
2000-2001, Vườn Maria; Giải nhì Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ
quân đội 2001-2002, Cõi ảo; Giải tư Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ.
2003-2004, Phố cũ; Tặng thưởng văn chương năm 2003 Hội Nhà văn Việt
Nam cho tập truyện ngắn Vàng xưa. Vàng xưa, Lá bùa, Một người Đức, Mùi
thuốc súng. Đó là những tác phẩm thực sự gây được tiếng vang và tạo ấn
tượng về cái tên Nguyễn Văn Thọ trong lòng bạn đọc.
Nguyễn Văn Thọ là một ngòi bút có sức sáng tạo dồi dào, ông sáng tác
ở nhiều thể loại: từ tạp bút, tùy bút, kí sự, luận chiến tới truyện ngắn, thơ đến

15


tiểu thuyết. Các tác phẩm của ông được xuất bản ở nhiều nơi ngoài biên ải
Việt Nam, như ở Mỹ, Đức, Canada, Pháp và Tiệp, Nga v.v…trên các diễn đàn
văn nghệ tiếng Việt. Cho tới nay, ông đã đóng góp vào văn đàn Việt Nam
đương đại khoảng gần 50 ruyện ngắn, một số bài tiểu luận và hơn 60 bài tùy
bút, ghi chép, bút kí... Tiểu thuyết Quyên đạt giả B Cuộc thi tiểu thuyết lần 3
(2006-2009) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Sáng tác ở rất nhiều thể loại nhưng có thể nói trong sự nghiệp sáng tác
của ông truyện ngắn là thể loại thành công nhât. Nhà thơ Tô Hoài nhận định:

" Truyện ngắn là phần tinh túy nhất, ở đó ông bộc lộ được hết ma lực trong
ngòi bút của mình, ở đó ông có đủ thời gian quan tâm, chăm sóc đến từng
nhân vật và cả từng con chữ đơn lẻ" (Hương mĩ nhân- Tô Hoài) [64]. Là
người "sống đầm mình không hoang tưởng", dù ở trong nước hay ngoài nước,
Nguyễn Văn Thọ đều lăn lộn tận đáy xã hội, lại luôn đứng về phía những
người cùng khổ nên ông rất hiểu đời sống nhân dân, rất hiểu những người
lính, đặc biệt là những số phận mong manh của những kiếp người bé nhỏ và
đấy chính là lĩnh vực văn chương quan tâm đến.
Dù có ba mươi năm xa xứ nhưng Nguyễn Văn Thọ không tách biệt quê
hương. Trong suốt thời gian sống ở Đức năm nào ông cũng về thăm quê, có
năm đến hai, ba lần. Sự trở đi trở lại giữa hai đất nước giúp ông có điều kiện
bắt kịp những thay đổi, biến động trong nước. Bằng trực quan của người có
nhiều năm ở nước ngoài khi quay về Việt Nam, với con mắt bao quát ông có
thể nhìn ra được những vẻ đẹp quen thuộc của con người và cuộc sống mà có
khi ở trong nước, vì quá quen ta lại không thể nhận ra.
Qua khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ trong tuyển tập Hương
mĩ nhân chúng tôi nhận thấy ông là người đa phong cách. Truyện Nhà ba hộ,
Vàng xưa, Phố cũ I, Phố cũ II có giọng khí quyết liệt đến tận cùng, nhưng
cũng có truyện giọng nhẹ nhàng: Cõi ảo, Gửi ông đại tá chờ thư được nữ thi

16


sĩ Đỗ Bạch Mai, nguyên trưởng ban báo văn nghệ nhận xét tựa như bài thơ
văn xuôi. Ông cũng thử ngòi bút và thành công ở lối viết mới kỹ thuật dòng ý
thức trong truyện Lời hứa của chiến tranh. "Kết hợp cấu trúc kinh điển với
hiện đại như Hương Mĩ Nhân đồng thời có những truyện là sự pha trộn nhiều
thủ pháp công phu như Vàng xưa" (Hương mĩ nhân) [64].
Với Nguyễn Văn Thọ trong hơn 30 năm cầm bút viết văn là một nhu
cầu tất yếu của bản thân để giãi bày, chia sẻ những suy tư chiêm nghiệm về

cuộc sống. Đó cũng chính là quá trình được sống với chính mình, đấu tranh
với chính mình để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
Tiểu kết chương 1
Trong dòng chảy sôi động của văn học đương đại Việt Nam với rất
nhiều cây bút thành công xuất sắc ở sự đổi mới trong cách nhìn nhận, khám
phá hiện thực theo hướng dân chủ hóa đã đưa đến sự nở rộ về phong cách, bút
pháp, cá tính sáng tạo của nhà văn. Bên cạnh đó việc coi trọng tính nhân bản
đã giúp ý thức cá nhân phát triển mạnh mẽ cùng tinh thần dân chủ góp phần
hình thành nên cái tôi cá nhân, cá thể trong văn học, đòi hỏi sự quan tâm đến
từng số phận, đến mỗi con người. Từ đây đem đến cho văn học quan niệm
mới về con người. Con người là thước đo những giá trị của mọi vấn đề xã hội,
sự kiện và biến cố lịch sử. Con người được phản ánh trong giai đoạn này luôn
có sự đan cài giữa tốt và xấu, rồng phượng và rắn rết, cao cả và tầm
thường...từ đó đem đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về con người.
Trong dòng chảy văn học chung đó, Nguyễn Văn Thọ với những sáng
tác của mình đã đóng góp một tiếng nói riêng vào khu vườn văn học nước
nhà. Có thể nói Nguyễn Văn Thọ là một cây bút tài hoa vạm vỡ, có khả năng
sáng tác ở rất nhiều thể loại và thể loại nào cũng gặt hái được thành công,
nhưng thành công hơn cả là ở thể truyện ngắn, ở thể loại này ông đã thể hiện

17


được năng lực và tinh chất của mình, quan tâm đến số phận con người cá
nhân, con người cá thể với những buồn vui, hạnh phúc, khát khao mãnh
liệt...Và đặc biệt nổi bật ở ông là một ngòi bút đa phong cách từ điểm nhìn
trần thuật đến xây dựng tình huống, đến ngôn ngữ, giọng điệu đều để lại
những dấu ấn rất riêng, rất đậm nét trong lòng người đọc. Ông đã xác lập cho
mình một chỗ đứng trong nền văn học đương đại nước nhà.


18


Chương 2
HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN VĂN THỌ
2.1 Bức tranh đời sống
2.1.1. Những vấn đề của xã hội Việt Nam thời hậu chiến
Với đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Đây là một trong những chiến thắng
lịch sử oanh liệt nhất, lẫy lừng nhất của dân tộc Việt Nam, mở ra: Kỷ nguyên
cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đất nước
lại phải đối mặt với tình hình mới đó là sự khó khăn, khủng hoảng trên tất cả
các phương diện từ kinh tế, chính trị đến quân sự, ngoại giao, văn hóa, y tế...
Để khắc phục những tồn tại hại chế của đất nước sau chiến tranh. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu
của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đại hội chỉ rõ "nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình
kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo".
Đường lối của Đảng đề ra đã thật sự đi vào cuộc sống và đạt được
những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế xã hội, một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh, góp
phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa và phục vụ đời sống nhân dân.
Đứng trước tình hình mới của xã hội Việt Nam đã có sự đổi mới trên
tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, y tế, văn hóa...
Nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa
cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nền nhiều nền văn hóa tiên tiến trên

19



thế giới. Văn học, dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông khác
phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của văn học.
Đất nước bước vào công cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi
mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy
luật phát triển khách quan của nền văn học.
2.1.2. Nước Đức - quan sát và trải nghiệm
Trong cuộc gặp gỡ trực tiếp với nhà văn Nguyễn Văn Thọ ngày 23
tháng 1 năm 2018, chúng tôi được nghe nhà văn chia sẻ về những quan sát,
trải nghiệm của mình trên nước Đức. Từ một người lính trở về sau 11 năm
tham gia chiến tranh, đi khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam, sang tận Lào,
Camphuchia, tham gia đến 400 trận đánh, mình đầy thương tích, trải qua đời
sống biết bao gian nan, khốn khổ của chiến tranh và thời bao cấp. 40 tuổi ông
đến với nước Đức, một thế giới xa lạ, tráng lệ, tiện nghi. Cuộc sống tại nước
Đức từ 1989 đầy biến động, đời sống phương Tây sau khi bức tường đổ.
Nước Đức thống nhất mà không cần bon đạn, không hề đổ máu. Tất cả những
điều đó đã tác động sâu sắc đến tâm hồn ông, một người từng trải qua chiến
tranh, một người dân quê từ một nơi xa xôi, lạc hậu đến với thế giới rộng mở.
Cũng từ đây ông nhận thấy cái bất biến, cái ưu điểm của dân tộc mình là ý chí
sắt đá, là khả năng chịu đựng và chống chọi trước những hiểm nguy gian khổ,
nhưng cũng từ đây ông nhận thấy những điều cần phải thay đổi của dân tộc
chứ không thể giữ mãi một nếp cũ khi nó đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Phải
giao thoa trước sự va đập của cuộc sống. Chính vì vậy mà những truyện ngắn
của ông, nhất là mảng đề tài viết về con người trong cuộc mưu sinh ở nước ngoài đã
thể hiện rõ sự giao thoa, tiếp xúc này.
Từ trong cuộc sống tha hương của mình, ông nhận thức được nhiều
điều. Đời sống người Việt thăng trầm trong cuộc mưu sinh ở nước Đức bộc lộ
nhiều nhược điểm khi va chạm với văn minh thế giới: có những cạnh tranh,


20


bon chen, toan tính, lừa lọc như trong truyện Lá bùa, hay truyện Lằn ranh kẻ
cắp. Trong Lá bùa một nhóm người Việt đi cướp để sống. Nhưng dù trong
hoàn cảnh nào đi chăng nữa ông cũng tin vào tính thiện của người Việt. Cũng
trong truyện Lá bùa, cuối truyện tên cướp hối hận về những việc mình đã làm
và muốn làm người lương thiện. Anh ta sẵn sàng vật lộn với cuộc sống để
mưu sinh làm lại cuộc đời. Còn trong Lằn ranh kẻ cắp lại là cuộc đấu tranh
giằng xé trong tâm trạng của nhân vật "hắn". Hắn đứng giữa ranh giới trung
thực, ngay thẳng trong làm ăn buôn bán hay mỗi ngày ăn cắp một ít tiền của
ông chủ khi hắn có đủ điều kiện làm việc này. Sau những suy nghĩ, dằn vặt
cuối cùng hắn quyết định làm một người trung thực dù cuộc sống thiếu thốn
chứ nhất định không thể trở thành thằng ăn cắp. Như vậy trong tận cùng của
cái xấu, cái ác Nguyễn Văn Thọ vẫn nhìn thấy tính thiện, tính nhân bản của
con người, đó cũng là phẩm chất quý giá nhất của con người Việt Nam
trong những bon chen, bộn bề của cuộc sống.
2.2. Con người trong truyện ngắn Nguyễn Văn Thọ
Gần 40 tuổi mới xuất hiện trên văn đàn, nhưng giấc mộng văn chương
đã được Nguyễn Văn Thọ ấp ủ khá lâu. Ông chia sẻ, ông bắt đầu làm thơ, viết
văn từ những năm 1972 tại chiến trường nhưng chỉ để thưởng thức, đọc cho
đồng đội nghe. Và sau này năm 1984- 1986 ông cho ra đời hai truyện ngắn
Rồi chúng con sẽ trở về và Muối mặn rồi dừng viết để dấn thân vào cuộc mưu
sinh, quan sát và trải nghiệm về con người và cuộc sống. Mười năm sau, 1996
ông mới viết trở lại và các truyện ngắn dồn dập ra đời. Đối với Nguyễn Văn
Thọ viết văn không phải để lập danh mà là một nhu cầu được sống với chính
mình, là chính mình, được thể hiện những quan sát, trải nghiệm của mình về
cuộc sống theo quan niệm của riêng mình. Quan niệm về con người của
Nguyễn Văn Thọ là con người đa diện với đầy đủ cái tốt, xấu của con người
trong muôn mặt đời thường, nhưng bao giờ ông cũng tin vào tính thiện, bản


21


×