Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH vệ SINH TRƯỜNG học ý THỨC bảo vệ mồi TRƯỜNG của học SINH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỐ THỒNG TRONG địa bàn q NINH KIỀU, TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I

V


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC NGÀNH KỸ THUẬT MồI
TRƯỜNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VỆ SINH TRƯỜNG
HỌC &
Ý THỨC BẢO VỆ MỒI TRƯỜNG CỦA HỌC
SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THỒNG
TRONG ĐỊA BÀN Q. NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ
Cán bộ hướng dẫn
TS. PHẠM VĂN TOÀN

Sinh viên thực hiện
BÙI THỊ CHUNG 1090826


V
V






Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

Nhận Xét Của Cán Bộ Hướng Dẫn

Cán bộ hướng dẫn

SVTH: Bùi Thị Chung 1090826

Trang 3


LỜI CẢM TẠ
Qua hơn 4 tháng được sự tận tình giúp đỡ của thầy, cô và các bạn, tôi đã hoàn thành
đề tài tốt nghiệp đại học “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ
môi trường của học sinh ở các trường Trung học Phổ thông trong đia bàn Q. Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ”.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Toàn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thu Vân đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình phân tích thực hiện đề tài
tại phòng thí nghiệm.
Xin trân trọng nhớ ơn Quý thầy, cô của bộ môn Kỹ thuật Môi trường, khoa Môi
trường & Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã đóng góp những ý
kiến chuyên môn sâu sắc trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi cảm ơn các bạn sinh viên lớp Kỹ thuật môi trường khóa 35, khóa 36, khóa 37 đã
nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối lời tôi xin gởi lời thân thương nhất đến những người thân yêu nhất của tôi đã
tạo mọi điều kiện, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Kính chúc Quý thầy, cô và các bạn luôn sức khỏe và thành công.
Cần Thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Chung

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh ở các trường Trung học Phổ thông trong địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ”
được thực hiện từ ngày 1/1/2013. Đề tài đã khảo sát tình hình vệ sinh trường học và
ý thức bảo vệ môi trường thông qua phỏng vấn 400 học sinh của bốn trường trung
học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Số phiếu câu hỏi phân chia ở các
trường như sau: trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển 135 phiếu, trường
trung học phổ thông Châu Văn Liêm 134 phiếu, trường trung học phổ thông Nguyễn
Việt Hồng 98 phiếu và trường trung học phổ thông tư thục Nguyễn Bỉnh Khiêm (cở
sở 1) 33 phiếu. Đồng thời kết hợp với việc quan sát thực tế, lấy mẫu nước phân tích
tại các trường được chọn. Nhằm đánh giá tình hình vệ sinh trường học, ý thức bảo vệ
môi trường của học sinh.


Việc điều tra về vệ sinh trường học ở các trường THPT dựa vào các tiêu chí vệ sinh
trường học của QĐ 1221/2000-BYT như sau: nhà vệ sinh, tình hình căn tin trường,
bãi rác tập trung của trường, thùng rác và sự phân bố thùng rác của trường, tỉ lệ cây
xanh che phủ, tình hình lớp học, tình hình sân trường, biện pháp phòng chống tiếng
ồn và khói bụi, chất lượng nước uống, hệ thống thoát nước của trường. theo kết quả
điều tra cho thấy tình hình chung của các trường:
- Nhà vệ sinh các trường chưa hợp vệ sinh, số lượng phòng vệ sinh đủ cho học
sinh sử dụng (1 phòng/ 200 học sinh);
- Căn tin trường sạch, tuy nhiên nhân viên trong căn tin khi tham gia chế biến
thức ăn không đeo bao tay, khẩu trang;

- Bãi rác tập trung của các trường đa phần xa lớp học, tuy nhiên thùng chứa
không được trang bị nắp đậy. sự phân bố thùng rác ở các lớp chưa đều;
-

Tỉ lệ cây xanh che phủ chưa cao ở các trường;

-

Tình hình vệ sinh sân trường, phòng học chưa được tốt;

-

Các biện pháp chống khói bụi ở các trường tốt;
Hệ thống thoát nước của trường thông với hệ thống thoát nước thành phố nên
không gây ứ ngập nước.
Theo kết quả khảo sát cho thấy ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh của học sinh
chưa được cao. Có 3 yếu tố tác động tới việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh: nhà trường, gia đình, xã hôi. Vì vậy cần có các giải pháp nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh bằng sự kết hợp của các yếu tố trên.
Dựa vào kết quả khảo sát thì tình hình vệ sinh ở các trường chưa thật sự tốt nhà
trường cần có các biện pháp cải thiện. Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của
học sinh thông qua tuyên truyền, giáo dục của gia đinh, nhà trường, xã hội.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luân văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì luận
văn nào trước đây.

nr L _ _____? 2

Tác giả



Bùi Thị Chung


MỤC LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Số phiếu khảo sát của 4 trường Trung học Phổ thông trong Q. Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ............................................................................................................15
Bảng 3.2 Số lượng mẫu nước uống tại bốn trường Trung học phổ thông trong Q.
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ..........................................................................................16
Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lường mẫu nước uống của THPT Châu Văn Liêm
.............................................................................................................................. 24
Bảng 4.2 Kết quả phân tích mẫu nước uống của trường THPT Nguyễn Việt Hồng
............................................................................................................................... 29

DANH SÁCH HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

CVL

Châu Văn Liêm


CT/TW
GDBVMT
NBK

Chỉ thị/ Trung ương
Chỉ thị-Bộ giáo dục & Đào
tạo
Giáo dục bảo vệ môi trường
Nguyễn Bỉnh Khiêm

NVH

Nguyễn Việt Hồng

PNH

Phan Ngọc Hiển

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


THPT

Trung học phổ thông

TT

Tư thục

WHO

Tổ chức y tế thới giới

CT-BGD&DT


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
TP. Cần Thơ cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đang phải đối mặt với các hoạt động gây ô nhiễm môi
trường do chất thải, nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp; nước thải, chất thải rắn từ sinh hoạt,.. Khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tăng nhanh,
tốc độ ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh.
Nguồn gốc của vấn đề trên là ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người chưa tốt trong đó có học sinh. Công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cần tác động hiệu quả đến ý thức của các học sinh nhằm góp phần vào hoạt động môi
trường. Đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường
Trung học Phổ thông trong địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” được thực hiện để đánh giá tình hình thực tế về
công tác vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường trung học phổ thông trong
quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường đến
học sinh.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-

Khảo sát tình hình vệ sinh trường học tại các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ;
Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ;
Đánh giá thực tiễn về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ;
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh.

1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
-

Địa điểm thực hiện đề tài:

+ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-

Đối tượng nghiên cứu: học sinh các khối lớp 10, 11 và 12.
Nội dung chính của đề tài: khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng về tình hình vệ sinh trường học ở các trường THPT trong quận
Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ hiện nay. Qua đó có các đề xuất giải pháp để cải thiện tình hình vệ sinh của trường, đảm
bảo một môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh học tập tốt.
Việc xác định rõ các nguyên nhân gây ra việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sự hiểu biết của học

sinh đối với môi trường. Từ đó có các hướng đề xuất nhằm nâng cao ý thức, sự hiểu biết về môi trường cho học
sinh. Góp phần vào việc hoàn thiện công tác giáo dục môi trường cho học sinh.
Ngoài ra, đề tài còn bổ sung vào nguồn tư liệu học tập cho học sinh ở các trường.

SVTH: Bùi Thị Chung 1090826

Trang 10


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.

MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG
2.1.1.
Môi trường
a. Khái niệm
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh
hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như không
khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế (Bách khoa toàn thư mở
- Wikipedia).
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” chỉ điều kiện sống của cá thể
hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường
của mình.
Theo Vũ Trung Tạng (2000) môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các
hiện tượng và các thực thể của tự nhiên... mà ở đó cá thể, quần thể, loài... có quan hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2005) môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con

người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.
Tóm lại, môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh con người và ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển của con người.
b. Phân loại môi trường
Theo Lê Văn Thăng (2007) phân loại môi trường theo chức năng được chia thành 3
loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học
tồn tại khách quan bao quanh con người;
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo
nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng
dân cư;
- Môi trường nhân tạo là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối bởi con người.
Theo thành phần, môi trường được chia thành 4 loại:
-

-

-

Môi trường đất (thạch quyển) là một lớp vỏ cứng có cấu tạo hình thái rất phức
tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ
Trái đất được chia làm hai kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương;
Môi trường nước (thủy quyển) lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất
gồm nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển
bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết;
Môi trường không khí (khí quyển) là lớp vỏ ngoài của Trái đất với ranh giới
dưới là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không



-

giữa các hành tinh. Khí quyển Trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước,
các chất khí từ thủy quyển và thạch quyển;
Sinh quyển là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía
trên Trái đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái đất, một hệ thống động vô cùng
phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc
điểm xác suất.

2.1.2
Ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) ô nhiễm môi trường là tình trạng môi
trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, các cơ thể sống khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem việc đưa vào môi trường các tác nhân lý học, hóa
học, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi
trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình
thường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi
trường ban đầu là ô nhiễm môi trường (Nguyễn Hữu Chiếm - Lê Hoàng Việt, 2012).
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Như vậy, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường,
gây ảnh hưởng xấu cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) căn cứ để xác định khu vực môi
trường bị ô nhiễm được quy định như sau:
- Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây
ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường;

- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá
chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở
lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng;
- Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc
nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
b. Các dạng ô nhiễm môi
trường b1. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động
sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ
vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước:
- Nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được
gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc;


-

Nguồn gốc nhân tạo là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng do xả
nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.

b2. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi
khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:
- Các loại axit như nitơ oxit (NO, NO 2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và

các loại khí halogen (Clo, Brom, Iôt);
-

Các hợp chất Flo;
Các chất tổng hợp (ête, benzen);
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa;

-

Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken,
thiếc, cađimi,...

-

Khí quang hoá như ozon, FAN, FB2N, NOx, anđehyt, etylen,...

-

Chất thải phóng xạ;

-

Nhiệt;
tiếng ồn.
b3. Ô

nhiễm đất
Đất thường là nơi tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất
bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép) do các

hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp,
sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều... hoặc do bị rò rỉ từ các
thùng chứa ngầm.
c. Nguồn gây ô nhiễm môi trường
Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm.
Theo tính chất hoạt động, nguồn gây ô nhiễm môi trường được chia thành 4 nhóm:
-

Hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp);

-

Hoạt động giao thông vận tải;

-

Hoạt động sinh hoạt;

-Hoạt động tự nhiên.
Theo phân bố không gian, nguồn gây ô nhiễm môi trường được chia thành 3 loại:
-

Điểm ô nhiễm, cố định. VD: khói thải từ các nhà máy;

-

Đường ô nhiễm, di động. VD: khói thải từ các phương tiện giao thông;


-


Vùng ô nhiễm, lan tỏa. VD: nước thải và khói thải từ các khu công nghiệp
gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.
Theo nguồn phát sinh, nguồn gây ôn nhiễm môi trường gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp
và nguồn ô nhiễm thứ cấp.
- Nguồn ô nhiễm sơ cấp: chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;
- Nguồn ô nhiễm thứ cấp: chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã
biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
d. Chất thải gây ô nhiễm môi trường
d1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải
sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ và CSV, 2001).
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn được phân loại như sau:
-

Khu dân cư;

-

Khu thương mại;

-

Cơ quan, công sở;

-

Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng;


-

Khu công cộng;

-

Nhà máy xử lý chất thải;

-

Công nghiệp;

-

Nông
nghiệp.
d2.
Nước

thải
Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Theo nguồn gốc phát sinh, nước thải được phân loại thành các loại sau:
- Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương
mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác;
- Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): nước thải từ các nhà máy đang
hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu;
- Nước thấm qua: lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác
nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí;

- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng;
- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải
trên.


d3. Khí thải và bưi
Các chất ở dạng khí là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại ở thể khí như
CO, CO2, NOx, SOx, Cl2...
Các chất thải dạng bụi là các hạt chất rắn được phân tán trong không khí có kích
thước khác nhau (từ 1/10 đến hàng nghìn micromet).
Các chất dạng hơi: thể khí của các chất ở điều kiện bình thường là chất lỏng hoặc
rắn. VD: hơi benzen, iod, tetraetyl chì...
Các chất dạng aerosol keo là tập hợp các phân tử chất lỏng hoặc chất rắn tạo thành
các hạt nhỏ li ti phân tán trong không khí.
2.1.3
Bảo vệ môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi
và cải thiện môi trường; khai thác, sử dưng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, quốc gia đơn lẻ
mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trên thế giới. Ngày 05 tháng 06 hằng năm
được chọn làm ngày Môi trường Thế giới để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hoạt
động bảo vệ môi trường đối với con người và sinh vật.
2.2 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
2.2.1.
Khái niệm

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái (Nguyễn
Hữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào
tạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường,
2012).
2.2.2
Nhiệm vụ trong giáo dục môi trường
Theo Nguyễn Hữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong
chương trình đào tạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về
bảo vệ môi trường, 2012: giáo dục môi trường là kết quả của sự định hướng và sắp
xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật.) để cung cấp nhận thức toàn diện
về môi trường.
Giáo dục môi trường là một phương pháp khoa học giúp cho mọi người hiểu về môi
trường với mục đích giúp mọi người có thái độ và hành động trách nhiệm về việc
bảo vệ môi trường.
Giáo dục môi trường cần phải được tiến hành giáo dục sâu, rộng ngay từ tuổi ấu thơ
tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng
đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội.


2.2.3

Những định hướng trong giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo
tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Giáo dục môi trường bao hàm việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới
nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng

các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên.
Giáo dục môi trường cũng bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, động lực và
cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề
môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh (Nguyễn Hữu Long,
lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo - một
trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường, 2012).
2.2.4

Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường

Tích hợp và lồng ghép: trang bị kiến thức về môi trường thông qua từng môn học và
chương trình riêng phù hợp với từng đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo
phương thức lồng ghép và liên hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học.
Tính phù hợp ở từng bậc học: cung cấp những thông tin về môi trường cùng những
biện pháp bảo vệ môi trường theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng
nhận thức của từng nhóm đối tượng.
Tính tổng hợp và đa dạng: nội dung giáo dục môi trường bao hàm cả nội dung về
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội (môi trường nhân văn) vì nhân tố tự nhiên
và nhân tố xã hội luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và cộng đồng dân cư.
Tính hành động thực tiễn: giúp sinh viên, học sinh hiểu biết để bảo vệ môi trường và
biết vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào các vấn đề cụ thể. Giáo dục môi trường
phải được tiến hành bằng cả phương thức lẫn hành động thực tiễn .
Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: tận dụng các phương thức hợp tác
giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quá trình giáo dục
(Nguyễn Hữu Long, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương
trình đào tạo - một trong những biện pháp nhằm hình thành nhận thức về bảo vệ môi
trường, 2012).
2.2.5
Đề án về giáo dục môi trường tại các trường học

Thực hiện chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị và Công văn 1320 CP-Kg củaThủ
tướng Chính phủ về việc đưa nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường vào hệ thống
giáo dục Quốc dân, dự án “Giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam”
giai đoạn I, 1996-1998 (VIE/95/041) được triển khai do Chương trình Phát triển của
Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ và giai đoạn II, 1999-2004 (VIE/98/018) được Cơ
quan hỗ trợ phát triển quốc tế của Vương quốc Đan Mạch, DANIDA tài trợ (thông
qua UNDP). Trong khuôn khổ của dự án này, trong các năm 2002-2003 đã có 06
khoá học quốc gia về giáo dục môi trường được tổ chức, học viên của các khoá học
này là các giáo viên của các trường phổ thông, cao đẳng thuộc 51 tỉnh thành, 25
ngành trên toàn quốc. Trong các khoá học, các học viên đã biên soạn các mô đun để
khai thác, lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài trong trong sách giáo khoa của


các môn học ở các cấp học khác nhau. Đây là các gợi ý tốt cho việc chuẩn bị bài
giảng các môn học.
Dự án giáo dục môi trường ở Đại học Cần Thơ bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm
2012 với sự hợp tác giữa Khoa Môi trường và Tài Nguyên thiên nhiên, Khoa Sư
phạm Trường Đại học Cần Thơ với các chuyên gia từ dự án GIZ (dự án được tài trợ
từ chính phủ Đức) (Dự án giáo dục môi trường tại Đại học Cần Thơ, 2012).
2.2.6
-

-

Nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học

Các khái niệm cơ bản về môi trường: môi trường, ô nhiễm môi trường, các
hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính;
Các vấn đề về môi trường: hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường,
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên khoáng sản,...

Các biện pháp - cách thức giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ý
thức bảo vệ môi trường, những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường, một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, .
Một số chủ đề ngoại khóa như ô nhiễm môi trường, nguồn rác thải, cây xanh,
dân số và các nhu cầu của con người.

2.2.7

Phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học

Thông qua bài giảng, bài tập và qua kinh nghiệm thực tế của người học: định hướng,
giúp đỡ sinh viên, học sinh thiết kế những hình ảnh hoặc quay phim mô tả về môi
trường theo từng chủ đề, sau đó sinh viên làm bài thu hoạch và tổ chức thuyết trình
trước lớp.
Qua tham quan, khảo sát thực địa: tổ chức cho sinh viên, học sinh tham quan một số
địa điểm cụ thể có thể trong hoặc ngoài trường để giúp sinh viên, học sinh có thể học
cách đánh giá và liên hệ giữa kiến thức và tình hình thực tế.
Phương pháp giải quyết vấn đề: nêu vấn đề và yêu cầu sinh viên, học sinh vận dụng
sự hiểu biết của cá nhân để giải quyết các vấn đề về môi trường theo góc độ cá nhân.
2.3 VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
2.3.1
Trường học
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) trong tiếng Hy Lạp, từ “trường” (school)
có nghĩa là “giải trí” và đồng thời cũng là “nơi được thuê để giải trí”.
Trong thời đại mà lao động chân tay và các hoạt động vì mục đích sinh tồn là chính
yếu, vì chỉ có các tầng lớp thượng lưu mới có thể bỏ thời gian suy nghĩ và tiếp thu
kiến thức nên trường học được cho là một hoạt động giải trí.
Ngày nay, trường học được định nghĩa là một cơ sở hoặc tổ chức chính thức lập nên
để học sinh đến học tập dưới sự dạy dỗ và kèm cặp của một hoặc nhiều giáo viên.
2.3.2

Vệ sinh môi trường và vệ sinh trường học
Vệ sinh môi trường chủ yếu là cung cấp đủ nước sạch và xử lý tốt các chất thải
(phân, rác, nước thải, khí thải) nhằm giữ sạch nguồn nước, đất và không khí, cân
bằng hệ sinh thái, phục vụ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.


Vệ sinh trường học là các hoạt động vệ sinh môi trường nhằm giữ sạch nguồn nước,
đất và không khí, cân bằng hệ sinh thái phục vụ cho sức khỏe, công việc giảng dạy
và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường học.
2.3.3
Các yêu cầu đối với hoạt động vệ sinh trường học
Theo Quy định về vệ sinh trường học của bộ Y Tế (2000) một số yêu cầu đối với
hoạt động vệ sinh trưởng học như sau:
- Đối với nhà ăn tập thể: phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa
hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. Người phục vụ
nhà ăn không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da;
- Nước uống: có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc lọc để cho học sinh uống
trong thời gian học tập tại trường, đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca
học có 0,3 lít trong mùa hè và 0,1 lít trong mùa đông.
- Nước sạch để tắm rửa: nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong
ca học, nếu dùng nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học.
- Nhà tiêu, hố tiểu: số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong 1
ca học có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng) và
bình quân trong 1 ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiêu. Ở
những nơi có điều kiện thì xây dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi
nước rửa tay; ở các vùng khó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai ngăn vệ
sinh; riêng vùng xa, vùng sâu có thể dùng nhà tiêu khô cải tiến.
- Hố rác: ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác.
Rác từ các lớp học và khi làm vệ sinh được thu gom hằng ngày. Mỗi phòng
học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác.

- Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải
từ trường vào hệ thống cống chung.
- Trường học được xây dựng xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại,
khói bụi, tiếng ồn; xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, c h ợ . . x a
các trục giao thông lớn; xa sông, suối và ghềnh hiểm trở. Diện tích để trồng
cây xanh chiếm khoảng 20% - 40% diện tích khu trường.
2.4 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” yêu cầu:
+ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc
học trong hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông
tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân” với các nội dung trọng tâm về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các dự án thành phần sau đây :
+ Xây dựng chương trình; giáo trình, bài giảng về giáo dục bảo vệ môi trường cho
các bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo;


+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về bảo vệ môi trường;
+ Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý về lĩnh vực môi
trường để bảo đảm nguồn nhân lực cho việc nghiên cứu, quản lý, thực hiện công
nghệ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước;
+ Tăng cường cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường trong các trường học;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020. Một trong các giải pháp để thực hiện chiến lược được
đề ra là tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
- Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về đa dạng hoá
các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các
thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là
trong thanh niên, thiếu niên; đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương
trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và
tiến tới hình thành môn học chính khoá đối với các cấp học phổ thông.
- Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về việc tăng cường công tác
giáo dục bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục
bảo vệ môi trường của ngành giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2010 là
triển khai thực hiện Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân".
- Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/05/2005: + Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm
2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trong
các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trình
truyền thông môi trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương,
địa phương;
+ Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần
gũi, gắn bó với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh để giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
+ Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ

môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ
hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối
với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước;
những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai những tổ chức,
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử lý.


+ Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống
giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các
tầng lớp nhân dân.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1
Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài từ 02/01/2013 - 26/04/2013.
3.1.2
Địa điểm thực hiện
Dựa vào mục tiêu của đề tài là nhằm khảo sát tình hình vệ sinh trường học & ý thức
bảo vệ của học sinh ở các trường THPT trong địa bàn Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ và
danh sách các trường THPT trong Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Mà địa điểm chọn
thực hiện đề tài gồm 4 trường THPT như sau:
+ Trường THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
+ Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đề tại nhằm nêu rõ thực trạng về tình hình vệ sinh trường học ở các trường
THPT trong địa bàn Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ hiện nay.


-

Việc xác định rõ các nguyên nhân gây ra việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh cũng góp phần vào việc hoàn thiện công tác giáo dục môi trường
cho học sinh.

-

Các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường việc vệ sinh trường học ở các
trường THPT, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Góp phần vào
hoàn thiện công tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1
Phương tiện thực hiện
- Phiếu khảo sát tình hình vệ sinh trường học ở bốn trường trung học phổ thông
trong quận Nink Kiều;
-

Bảng câu hỏi điều tra về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở bốn trường
trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;

-

Các thiết bị, dụng cụ để phân tích chất lượng nước uống của vòi nước uống
cho học sinh ở 04 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;


-

Tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài “Khảo sát tình hình vệ sinh trường
học và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường Trung học Phổ
thông trong quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ”.

-

Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm xử lý bảng tính
Microsoft Excel và phần mềm thống kê mô tả SPSS.

3.3.2
Phương pháp thực hiện
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp này thu thập các tư liệu liên quan đến đề tài bao gồm thông tin về các
trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều; kế hoạch, hoạt động vệ sinh môi
trường của các trường; hoạt động bảo vệ môi trường của quận Ninh Kiều với đối
tượng là học sinh.... Nguồn tài liệu được tham khảo từ sách, báo cáo khoa học, tạp
chí, internet...
b. Phương pháp khảo sát
Bảng phỏng vấn và phiếu điều tra là phương tiện thực hiện chính của đề tài. Bảng
phỏng vấn được thiết kế dễ hiểu, gần gũi với học sinh, xác thực với thực tế và nêu
bật được nội dung cần nghiên cứu của đề.
Học sinh tại các trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
được phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.
b1. Tính toán số lượng học sinh cần khảo sát
Số học sinh cần khảo sát tại 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ được xác định bằng công thức của Slivon, 1960:
Nn=

(N +1)* e2
(1)
Trong đó:
-

n: số học sinh cần khảo sát;

-

N: tổng số học sinh của 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều;


- e: sai số cho phép (0,05 - 0,1).
Số học sinh cần khảo sát hay số phiếu khảo sát của từng trường được xác định bằng
công thức
,m*nk
=
100

(2)

Trong đó:
-

k: số học sinh cần khảo sát của từng trường;

-

m: phần trăm số học sinh của từng trường (%);


-

n: tổng số học sinh cần khảo sát.

Phần trăm số học sinh của từng trường được tính theo công thức:
m = M *100
N

(3)

Trong đó:
-

M: số học sinh của từng trường

- N: tổng số học sinh của 4 trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều.
Chọn sai số e = 0,05, kết quả tính toán số phiếu khảo sát của từng trường được trình
bày tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Số phiếu khảo sát của 4 trường Trung học Phổ thông trong Q. Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ
STT

Tên trường

Số học sinh

Số lớp Số phiếu khảo sát

1


TPHT Nguyễn Việt Hồng

1406

36

98

2

THPT Châu Văn Liêm

1917

44

134

3

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

514

14

33

4


THPT Phan Ngọc Hiển

1952

50

135

Tổng cộng

5789

144

400

b2. Cách tiến hành phỏng vấn
Quá trình phỏng vấn được thực hiện theo các bước sau:
- Soạn phiếu câu hỏi phỏng vấn;
- Tiến hành phỏng vấn thử 10 học sinh nhằm kiểm tra tính phù hợp và độ tin
cậy của phiếu câu hỏi phỏng vấn;
-

Điều chỉnh nội dung phiếu phỏng vấn;
Tiến hành phỏng vấn tại các địa điểm nghiên cứu theo phương pháp ngẫu
nhiên.


Các hoạt động môi trường của các đối tượng nghiên cứu được ghi nhận đầy đủ trong
phiếu điều tra nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.

Thời gian khảo sát: 06 ngày liên tục trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy nhằm đánh giá
khách quan về tình tình vệ sinh ở các trường. Thời gian này đủ để quan sát, ghi nhận
các hoạt động của nhà trường và học sinh về tình hình vệ sinh trường học và mang
lại tính chính xác cao cho số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát.
c. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước
c1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nước uống được lấy vào chai thủy tinh 500ml đã được khử trùng và bọc giấy
bạc bên ngoài.
Mẫu nước được đưa về phân tích chỉ tiêu pH và Coliforms trong phòng thí nghiệm
ngay trong ngày lấy mẫu.
Địa điểm lấy mẫu nước tại các vòi nước uống cho học sinh của bốn trường trung học
phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số lượng mẫu nước tại bốn trường trung học phổ thông trong quận Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ được trình bày chi tiết ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Số lượng mẫu nước uống tại bốn trường Trung học phổ thông
trong Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Tên trường

Số mẫu/ lần

Số lần lặp lại

S ố mẫu

TPHT Nguyễn Việt Hồng

1

3


3

THPT Châu Văn Liêm

1

3

3

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

0

0

0

THPT Phan Ngọc Hiển

0

0

0

Tổng cộng

6


Ghi chú: trường THPT Phan Ngọc Hiển nước máy bị hỏng, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
không có nước máy cho học sinh

c2. Phương pháp phân tích
Phương pháp MPN còn được gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay phương
pháp chuẩn độ. Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo số
lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một đơn vị thể tích mẫu. Đây
là phương pháp định lượng dựa trên kết quả định tính của một loạt thí nghiệm được
lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau. Việc định lượng này được thực hiện lặp lại
3 lần ở 3 độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, và ở mỗi độ pha loãng thực hiện lặp lại trên
ống nghiệm. Tông cộng 3 x 5 = 15 ống nghiệm.
Quy trình thực hiện định lượng theo phương pháp này là như sau: Cho vào các ống
nghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng vi sinh vật
cần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10
liên tiếp (ví dụ 1/10, 1/100, 1/1000). Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Dựa vào
kết quả biểu kiển chứng minh sự tăng trưởng của vi sinh vật cần kiểm định trong


từng ống nghiệm (thường là các hiện tượng như sinh hơi, đôi màu, đục ...), ghi nhận
số lượng các ống nghiệm dương tính ở từng độ pha loãng. Sử dụng các số liệu này
và dựa vào bảng Mac Crady suy ra mật độ vi sinh vật được trình bày dưới dạng số
MPN/100ml hay số MPN/1g mẫu. Độ chính xác của trị số MPN phụ thuộc vào số
lượng ống nghiệm lặp lại trong mỗi độ pha loãng.
d. Phương pháp thống kê xử lý, phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel và phần mềm
thống kê mô tả SPSS.
Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word được sử dụng để trình bày nội dung
của đề tài.



×