Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THƯƠNG MẠI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.1 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.....1
1.1. Khái niệm...............................................................................................1
1.2. Đặc điểm.................................................................................................2
1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước........................................................4
II.

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
4

1. Mô hình không có hội đồng thành viên.....................................................5
2. Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước có hội đồng thành
viên.................................................................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................15

0


MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỉ XXI, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến rõ rệt
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Từ tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị
trường – nền kinh tế mở với nhiều loại hình doanh nghiệp hơn, ra đời và song
song cùng tồn tại với doanh nghiệp nhà nước. tuy nhiên, vẫn cần khẳng định
rằng doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là loại hình chủ chốt có ý nghĩa quyết định
đối với nền kinh tế - chính trị của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức
quản lý của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay em xin chọn đề tài: “
Phân tích cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước” làm bài tập học
kỳ cho mình.


NỘI DUNG
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC.

I.1.

Khái niệm.
Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước không phải là một khái niệm mới

mà đã từng tồn tại ở nước ta trước đây. Khái niệm DNNN trong Luật Doanh
nghiệp năm 2014 có sự thay đổi đáng kể so với Luật Doanh nghiệp năm 2005,
theo đó tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “ Doanh nghiệp nhà
nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Thay vì quy định Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ nư trước đây, Luật
Doanh nghiệp 2014 khẳng định tiêu chí “ nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”
đây được coi là một sự thay đổi lớn về tư duy lập chính sách bởi nhà nước chấp
nhận về sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa các loại hình doanh
nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, chấp nhận hạn chế lại quy mô và
phạm vi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

1


I.2.

Đặc điểm.
Doanh nghiệp Nhà nước là một hình thức tồn tại của doanh nghiệp nên nó


cũng mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như là tổ chức có tên riêng,
thành lập một cách hợp pháp, có tài sản riêng, thành lập nhằm thực hiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh…Ngoài những đặc điểm chung nêu trên thì pháp luật
hiện hành còn quy định những đặc điểm cơ bản khác để phân biệt doanh nghiệp
nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu hoàn toàn của Nhà nước. Bởi lẽ, Nhà
nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp, là chủ đầu tư duy nhất
vào doanh nghiệp có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự hoạt động và
tồn tại của doanh nghiệp. Đây là đặc điểm đặc trưng nhất để nhận diện daonh
nghiệp nhà nước.
Lúc này, Nhà nước đồng thời sẽ đóng hai vai trò vừa là chủ sở hữu duy
nhất tại doanh nghiệp, vừa là cơ quan quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, trong đó
có các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, việc tách bạch hoàn toàn giữa chức năng
sở hữu và trách nhiệm điều tiết thị trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo môi
trường bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc sở hữu
tư nhân. Bởi vậy, trong doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước không trực tiếp quản
lý điều hành doanh nghiệp mà quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện thông
qua những cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, về hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Trước thời điểm Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, doanh nghiệp
100% vốn nhà nước có thể tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữ hạn
một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc

2


công ty cổ phần; số lượng daonh nghiệp nhà nước chiếm đáng kể với những lĩnh
vực hoạt động đa dạng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp nhà nước chỉ được

tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước là chủ sở hữu.
Với những quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập như tỷ lệ vốn, ngành
nghề kinh doanh,..doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại với tư cách là công ty mẹ
của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty
mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ty mẹ của Tập đoàn dầu khí quốc gia hay
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn điện lực Việt Nam là công ty mẹ trong
Tập đoàn Điện lực quôc sgia Việt Nam tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Hoặc doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên độc lập.1 Chẳng hạn như Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, Công ty sổ xố diện toán,

Thứ ba, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp nhà
nước.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữ
hạn một thành viên nên hoàn toàn có tư cách pháp nhân. Theo quy định tại
Khoản 2 Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014: “ công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp”.

1 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014

3


Doanh nghiệp nhà nước tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
độc lập, tham gia vào các giao dịch, chịu trách nhiệm riêng bằng tài sản của
doanh nghiệp và hoạt động theo sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, chịu sự

tác động của những quy luật cạnh tranh, không phụ thuộc vào những mệnh lệnh
hành chính của nhà nước.
Khi tham gia vào các giao dịch, doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm
về các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ phát sinh trong hoạt động sản xuất
kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu,chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp
trong phạm vi phần vốn nhà nước cam kết góp vào doanh nghiệp.
I.3.

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Trước đây, Doanh nghiệp Nhà nước được coi là lực lượng kinh tế chủ yếu

của nền kinh tế, chi phối toàn bộ các ngành nghề. Hiến pháp năm 2013 ra đời,
mặc dù công nhận nền kinh tế thị trường với đa phần sở hữu, tuy nhiên vẫn nhấn
mạnh doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo đó, doanh nghiệp nhà
nước sẽ đảm bảo vai trò của mình trong hai vấn đề đó là: kinh doanh vì mục tiêu
lợi nhuận và thực thi các yêu cầu, mệnh lệnh của Chính phủ như một cơ quan
nhà nước, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế, xã hội phát triển, thúc đảy cạnh
tranh với các doanh nghiệp trên thị trường.
II.

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC.
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo loại hình công ti trách

nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng có một số đặc điểm đặc thù phù hợp với
các nguyên tắc quản trị công ty mà chủ sở hữu là nhà nước, đảm bảo người đại
diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước và những người quản lí khác trong

4



doanh nghiệp DNNN mang tính chất chuyên trách và chuyên nghiệp đồng thời
chịu sự giám sát, quản lí của nhà nước.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lí DNNN theo một
trong hai mô hình: có hội đồng thành viên và không có hội đồng thành viên.2
1. Mô hình không có hội đồng thành viên.
Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên là công ti trách nhiệm
hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong cơ cấu tổ
chức quản lý bao gồm: Chủ tịch công ti, Giám đốc/ Tổng giám đốc và Kiểm soát
viên. Công ti độc lập không thuộc cơ cấu công ti mẹ - công ti con thường là các
doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng thành viên.
Có thể tóm tắt thông qua sơ đồ sau:
Chủ tịch công ty

Giám đốc/ Tổng giám đốc

Kiểm soát viên/ Ban kiểm soát

 Chủ tịch công ty:
Chủ tịch công ty là cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp,
do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực
hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại
nhưng không quá hai nhiệm kỳ.

2 Điều 89 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

5



Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức chủ tịch
công ty được thực hiện tương tự với thành viên của hội đồng thành viên theo quy
định tại Điều 92 và Điều 93 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo đó, để trở thành chủ tịch công ty thì cá nhân đó phải đảm bảo các điều
kiện sau:
1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh
hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên
Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
3. Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại
doanh nghiệp thành viên.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
5. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Trong mô hình này, Chủ tịch công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật quản lý,
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; các
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 Luật Doanh nghiệp
năm 2014. Đồng thời, nếu điều lệ công ty không có quy định thì Chủ tịch công
ty đóng vai trò là người đại diện theo pháp luật của công ty.

6



Theo đó, Chủ tịch công ty có các quyền và trách nhiệm tập trung ở các
nhóm sau:
Một là, đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc điều chỉnh
vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, quyền đổi quyền sở hữu, giair
thể, phá sản doanh nghiệp.
Hai là, quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các
nội dung: chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh
nghiệp; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng
giám đốc hoặc giám đốc; huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố
định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp; góp vốn tăng giảm góp vốn, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh
nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên; tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp; báo cáo tài chính;
phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lí, sử dụng,
bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh
nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn
thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Ba là, tự quyết định về quy chế quản lí nội bộ của doanh nghiệp; tiền
lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với giám đốc hoặc tổng giám
đốc; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền
thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, kế
toán trưởng; quyết định hoặc ủy quyền cho giám đốc hoặc tổng giám đốc quyết
định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định

7



thuộc thẩm quyền; Chủ tịch công ti quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ
quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; quyết
định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị
hoạch toán phụ thuộc; quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ
trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty; tổ chức hoạt động
kiểm toán nội bộ của công ty và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ.
Các quyết định của chủ tịch công ty phải được thành lập thành văn bản.
Trường hợp chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy
quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ
tịch công ty, việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ
quan đại diện chủ sở hữu. Các trường hợp ủy quyền khác được thực hiện theo
quy định tại quy chế quản lí nội bộ công ti.
Chủ tịch công ti sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phần giúp việc nếu
có và con dấu của công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. TRong
trường hợp cần thiết, chủ tịch công ty tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư
vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch công ti.
 Giám đốc/ Tổng giám đốc.
Giám đốc/ Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ti và tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ti. Giám đốc/ Tổng giám đốc do
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án
nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Để trở thành giám đốc/ Tổng giám đốc thì cá nhân phải đảm bảo các điều
kiện sau:

8


1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh
doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
và Kế toán trưởng của công ty.
5. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm
soát viên công ty.
6. Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
7. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
8. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp
khác.
9. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Giám đốc/ Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn
không quá 05 năm. Giám đốc/ Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ tịch công ti về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao và có
thể bị miễn nhiệm hoặc cách chức trong các trường hợp pháp luật quy định.
9


Giám đốc/ tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ chủ yếu là: tổ chức
thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế
hoạch đầu tư của công ti; tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nghị
quyết của chủ tịch công ti và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ti; quyết định

các công việc hằng ngày của công ti; ban hành quy chế quản lý nội bộ của công
ti đã được Chủ tịch công ti chấp thuận; ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công
ti trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ti; bổ nhiệm, thuê, miễn
nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lí trong công
ti, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ti; tuyển dụng lao
động; lập và trình chủ tịch công ti báo cáo định kì hằng quý, hằng năm về kết
quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hằng năm;…
 Phó giám đốc/ phó tổng giám đốc:
Doanh nghiệp có thể có 1 hoặc một số phó giám đốc/ phó tổng giám đốc.
Số lượng này được quy định tại điều lệ của công ti.Chủ tịch công ti quyết định
việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương,..đối
với Phó giám đốc/ phó tổng giám đốc. Quyền và nghĩa vụ của phó giám đốc/ phó
tổng giám đốc được quy định tại điều lệ công ti hoặc hợp đồng lao động.
Các phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ti theo phân công và sự
ủy quyền của giám đốc, chịu trác nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
 Kiếm soát viên:
Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, cơ quan đại điện chủ sở hữu quyết định
bổ nhiệm một kiểm soát viên hoặc thành lập ban kiểm soát gồm ba đến năm
kiểm soát viên. Nhiệm kì của kiểm soát viên không quá năm và được bổ nhiệm
lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ đối với mỗi cá nhân.

10


Kiểm soát viên phải thỏa mãn một số yêu cầu như không phải người lao
động của doanh nghiệp, được đào tạo chuyên ngành phù hợp, không phải là
người liên quan của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại
diện chủ sở hữu hoặc người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước,…
Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có nhiệm vụ giám sát và đánh giá việc

thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, giám đốc
hoặc tổng giám đốc công ty; giám sát đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy
chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và
các quy chế quản trị nội bộ khác của công ti,…
2. Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước có hội đồng thành
viên.
Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng thành viên là công ti trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong tổ chức quản lý
doanh nghiệp bao gồm: Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp;
tổng giám đốc/ giám đốc và kiểm soát viên.
Có thể tóm tắt thông quan sơ đồ sau:
Hội đồng thành viên

Giám đốc/ Tổng giám đốc

Kiểm soát viên

 Hội đồng thành viên:
Đây là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có
quyền nhân danh công ti thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, thực hiện
chức năng quản lí hoạt động kinh doanh của công ti.

11


Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, các thành
viên phải làm việc theo chế độ chuyên trách. Số lượng thành viên Hội đồng
thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định nhưng không quá 7 người;
đồng thời, thành viên hội đồng thành viên cũng do cơ quan đại diện chủ sở hữu
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của

thành viên hội đồng thành viên không quá 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại
nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá hai
nhiệm kỳ ở một công ty.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như sự độc lập của Hội đồng
thành viên, Điều 92 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định cụ thể vè tiêu
chuẩn, điều kiện đối với thành viên hội đồng thành viên, theo đó thành viên
không phải là người nhà nước hoặc người liên quan ( vợ, chồng, cha đe, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi,..) của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan
đại diện chủ sở hữu hay người quản lý trong doanh nghiệp,… Ngoài ra, người
được bổ nhiệm cần trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh
hoặc trong lĩnh vự hoạt động của doanh nghiệp; chưa từng bị cách chức và đáp
ứng đủ những tiêu chuẩn khác theo điều lệ từng doanh nghiệp cụ thể . Không chỉ
quy định về tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thành viên, Điều 91 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành
viên.
Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể; có thể họp thường xuyên
hoặc họp bất thường. Mọi vấn đề thuộc quyền, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên
được xem xét và quyết định theo đa số tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn
bản.
Cuộc họp lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng thành viên hợp lệ khi có
ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết của

12


Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự
biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu
tán thành của Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch hội đồng
thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua. Trường hợp
lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản thì nghị quyết của

Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng só thành viên tán
thành.
Chủ tich Hội đồng thành viên đóng vai trò là người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định
khác.
 Kiếm soát viên/ Ban kiểm soát:
Để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ti, cơ quan đại diện chủ sở
hữu thành lập ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 kiếm soát viên. Trưởng ban kiểm
soát viên làm việc chuyên trách tại công ti, các thành viên khác có thể tham gia
ban kiểm soát của không quá 4 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng
ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và trách nhiệm của kiểm soát viên trong doanh
nghiệp nhà nước có hội đồng thành viên hoàn toàn giống với công ti không có
Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 103, Điều 104, Điều 106 Luật
doanh nghiệp năm 2014.
Ban kiểm soát làm việc theo chế độ tập thể, họp ít nhất mối tháng một lần
để rà soát, đánh giá thông qua báo cáo kết quả kiếm soát trong tháng trình cơ
quan đại diện chủ sở hữu. Quyết định của ban kiểm soát được thông qua khi có
đa số thành viên họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được

13


thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại điện chủ
sở hữu.
 Giám đốc/ tổng giám đốc:
Giám đốc/ Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê theo
phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Giám đốc/ tổng giám đốc có tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ giống
với giám đốc/ tổng giám đốc công ti không có hội đồng thành viên.

Theo Điều 22 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước
và tổng công ti nhà nước, người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ là Chủ
tịch hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ti.
Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của tập đoàn dầu khí Việt Nam ( công
ti mẹ trong Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) là Tổng giám đốc theo quy
định tại điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành
kèm theo nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ.
KẾT LUẬN
Sự phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan của xã hội nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Muốn phát triển kinh tế thì cần phải hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp để có thể quản lý, điều hành đưa doanh nghiệp vào hoạt động
một cách khuôn khổ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phải nắm rõ đặc
điểm của doanh nghiệp thì mới hoàn thiện được những sai sót, thúc đẩy nó đi lên
với nền kinh tế các nước, khu vực và thế giới để cùng hội nhập trong quá trình
toàn cầu hóa kinh tế.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập
I- NXB Tư pháp – Hà Nội – 2017.
2. Luật doanh nghiệp năm 2014.
3. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp năm 2014.
4. TS. Nguyễn Thị Dung- Hướng dẫn học môn Luật thương mại tập I – NXB
Lao động – Hà Nội – 2014.
5.


/>
6.

/>
15



×