Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.39 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ 4

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GVHD: ThS. Võ Đình Long

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................iii


DANH MỤC CÁC VÍ DỤ..........................................................................................iv
4.1. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.......................................................1
4.1.1 Theo chức năng quản lý vốn đầu tư..............................................................1
4.1.2. Theo tính chất đầu tư...................................................................................3
4.1.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư..............................................................5
4.1.4. Theo ngành đầu tư.......................................................................................5
4.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN...............6
4.2.1. Xác định quy mô dự án...............................................................................6
4.2.1.1. Phân tích, lựa chọn quy mô, công suất thích hợp.....................................7
4.2.1.2. Xác định các giai đoạn đầu tư........................................................................10
4.2.2. Xác định kế hoạch thực hiện dự án............................................................11
4.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN......................................14
4.3.1. Các nguồn vốn...........................................................................................14
4.3.1.1. Vốn trong nước...............................................................................................14
4.3.1.2. Vốn ngoài nước..............................................................................................15
4.3.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn.........................................................................16
4.3.3. Kế hoạch tài chính dự kiến........................................................................17

NHÓM 4

1


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

4.3.4. Vốn lưu động, chi phí vận hành bảo dưỡng, cơ chế tài chính....................18
4.3.4.1. Vốn lưu động..................................................................................................18
4.3.4.2. Chi phí vận hành bảo dưỡng..........................................................................19

4.3.4.3. Cơ chế tài chính.............................................................................................19
4.4. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG..........................20
4.4.1. Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng............20
4.4.2. Các giải pháp về kiến trúc xây dựng.........................................................24
4.4.3. Thiết kế phương diện xây dựng.................................................................28
4.5 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ.................................................................................29
4.5.1. Khái niệm công nghệ.................................................................................29
4.5.2. Lựa chọn công nghệ cho dự án..................................................................29
4.6. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO............................35
4.6.1. Xác định chương trình tạo ra hàng hóa đầu ra...........................................35
4.6.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm đầu ra.....................................37
4.6.3. Xác định các yếu tố đầu vào và khả năng cung cấp...................................38
4.6.4. Cơ sở hạ tầng và mức độ đáp ứng.............................................................41
4.6.5. Nghiên cứu và ứng dụng...........................................................................44

NHÓM 4

2


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

NHÓM 4

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

3


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN


GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BT

Build – Transfer (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao)

BCC

Business Cooperation Contract (Hợp đồng hợp tác chuyển giao)

BOT

Build – Operate – Transfer (Hợp đồng Xây dựng – Vận hành –
Chuyển giao)

BTO

Build – Transfer – Operate ( Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao


Vận hành)

CIF

Cost, Insurance, Freight (Chi phí, Bảo hiểm, Vận tải)

CRM


Customer Relationship Management (Quản trị quan hệ khách

hàng)
FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

ODA

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

VN

Việt Nam

SP

Sản phẩm

ESCAP

Economic and Social Commissision for Asia and the Pacific (Uỷ
ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương).

NHÓM 4


4


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

DANH MỤC CÁC VÍ DỤ


dụ

4.1.1:

Đầu



trực



gián

tiếp ............................................................................................1


dụ

4.1.2:


Đầu

tiếp ...........................................................................................1


dụ

4.2.1:

Quy



của

một

số

dự



thuyết



thiết


án ............................................................................4


dụ

4.2.2:

Công

suất

kế ...................................................................6


dụ

4.2.3:

Công

suất

khả

thi .........................................................................................7
Ví dụ 4.2.4: Tính toán công suất thiết kế dự án .............................................................7


dụ


4.2.5:

Công

suất

thực

của

dự

án

sản

xuất

nước

ngọt .............................................8


dụ

4.2.6:

Công

suất


thực

của

dự

án

sản

xuất

hàng

tiêu

dùng ....................................8
Ví dụ 4.2.7:

Kế hoạch thực hiện của dự án bằng phương pháp sơ đồ

Gannt ...............11


dụ

4.4.1:

Địa


điểm

của

một

số

dự

án ........................................................................19


dụ

4.6.1:



sở

hạ

tầng

của

khu


chung

cư ................................................................38


dụ

4.6.2:



sở

hạ

tầng

của

một

khu

đô

thị ..............................................................39


dụ


4.6.3:



sở

hạ

tầng

của

giao

trong

từng

thông ...................................................................39


dụ

4.6.4:

Mức

độ

đáp


ứng

cho

trang

phục

mùa ......................................40
NHÓM 4

5


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Ví dụ 4.6.5: Mức độ đáp ứng về nơi ở..........................................................................
40
Ví dụ 4.6.6: Ứng dụng của hệ thống giao thông ..........................................................
41

NHÓM 4

6


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN


GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

CHUYÊN ĐỀ SỐ 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN
4.1. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Hình thức đầu tư là cách thức tiến hành các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư
theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hình thức đầu tư kinh
doanh ngày càng phong phú, đa dạng; mỗi hình thức đầu tư có những đặc điểm riêng
nhất định về cách thức đầu tư vốn, tính chất liên kết và phân chia kết quả kinh doanh
giữa các nhà đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các nhà đầu tư
có quyền lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp theo quy định của pháp luật.
4.1.1 Theo chức năng quản lý vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp: Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng
vốn là một chủ thể. Chủ thể này chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả đầu tư của
mình. Đầu tư trực trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài tại Việt
Nam.
Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài liên kết với nhà đầu tư trong nước, bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty như
công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), công ty cổ
phần…Việc liên kết đó đã tạo ra các tổ chức kinh tế liên doanh giữa một bên là doanh
nghiệp trong nước và một bên là nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh), hợp
đồng BOT ( Hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển giao), hợp đồng BTO (Hợp
đồng xây dựng – chuyển giao kinh doanh), hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao).
Hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh): Hợp đồng hợp tác kinh doanh
là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia
lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.

Hợp đồng BOT (hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển giao): Hợp đồng
hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

NHÓM 4

1


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Hợp đồng BTO (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh): Hợp đồng
xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây
dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ
dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để
thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao): Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà
đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số
tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa

và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh
doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức
thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.
Đầu tư phát triển kinh doanh: Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh
thông qua các hình thức sau đây: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh
doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư
được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính
phủ quy định.
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

NHÓM 4

2


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Ví dụ 4.1.1: Đầu tư trực tiếp: Chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập và trực
tiếp điều hành một công ty tại Việt Nam. Hoặc Công ty A ký kết hợp đồng hợp tác
kinh doanh (hợp đồng BCC) với công ty B nhằm đầu tư xây dựng nhà chung cư để
bán.
Đầu tư gián tiếp: Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư gián tiếp người bỏ vốn và người quản lý

sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài
chính như cổ phiếu, chứng khoáng, trái khoán,…
Ví dụ 4.1.2: Đầu tư gián tiếp
Ông A góp vốn vào công ty hợp danh B (ông A là thành viên góp vốn) để hàng
tháng hưởng lợi nhuận từ số vốn góp của mình hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Bảng 4.1. Sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Đầu tư trực tiếp
Tổ chức quản lý

Đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn sẽ Bên nhận đầu tư sẽ quản lý và
quản lý và tham gia vào các hoạt sử dụng nguồn vốn để hiểu
động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận

Rủi ro

hành và hoạt động.

Nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia Bên nhận đầu tư sẽ được
theo tỉ lệ phần góp của mình
hưởng
Nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi Bên nhận đầu tư sẽ phải gánh
ro mà mình đã đầu tư vào doanh chịu rủi ro.
nghiệp

Chủ thể


Mục đích đầu tư

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu Tổ chức cá nhân hoặc có thể là
tư và muốn thu lợi nhuận từ hoạt chính phủ và các tổ chức quốc
động đầu tư

tế khác.

Hướng tới lợi nhuận

Hướng tới lợi nhuận hoặc có
nhiều khi mang yếu tố màu sắc
chính trị (khi đầu tư còn có các
điều kiện ràng buộc hoặc có
các chỉ tiêu tăng trưởng).

NHÓM 4

3


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

4.1.2. Theo tính chất đầu tư
Trong trường hợp các hoạt động đầu tư gắn với đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt
động đầu tư được chia thành hình thức đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và đầu tư mở
rộng.

Đầu tư mới: Là đưa toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng một công trình mới, mua
sắm và lắp đặt các trang thiết bị mới hoặc đầu tư thành lập một đơn vị sản xuất kinh
doanh mới có tư cách pháp nhân riêng. Đặc điểm của loại đầu tư này đòi hỏi một khối
lượng vốn khá lớn, trình độ công nghệ và bộ máy quản lý mới.
Đầu tư mở rộng: Là đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ (đang hoạt động) để
nâng cao năng suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng. Đặc điểm của đầu tư
mở rộng thường gắn với việc mua sắm thêm các trang thiết bị mới, xây dựng thêm các
bộ phận mới hoặc mở rộng thêm các bộ phận cũ nhằm tăng thêm diện tích nhà xưởng
hoặc các công trình phụ, phù trợ. Đầu tư theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới.
Bao gồm có đàu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu:
- Đầu tư theo chiều rộng:
Đối với nền kinh tế: Đầu tư theo chiều rộng là nhân tố làm tăng quy mô cho nền
kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng với quy mô lớn hơn trước trên cơ sở xây dựng mới và
mở rộng nhiều vùng kinh tế, nhiều khu cụm công nghiệp trên khắp cả nước. Do đó nó
còn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế thúc đẩy tạo điều kiện và hỗ
trợ các vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu vùng xa được tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế của đất nước 1 cách tích cực hơn mạnh mẽ hơn.
Đối với doanh nghiệp: Đầu tư theo chiều rộng đi cùng với việc có thêm nhiều cơ
sở sản xuất kinh doanh khiến cho quy mô sản xuất của các doanh nghiệp được mở
rộng, đưa năng suất tăng thêm, cho phép khai thác hiệu quả theo quy mô. Nó còn góp
phần tạo ra nhiều việc làm mới,giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở các
địa phương,làm tăng doanh thu của các doanh nghiệp,góp phần làm tăng ngân sách
của nhà nước đóng góp vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đầu tư theo chiều
rộng có hiệu quả càng nhiều thì doanh nghiệp càng có nhiều điều kiện về vốn, lao
động tài nguyên để phát triển sản xuất.
- Đầu tư chiều sâu:
NHÓM 4

4



Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Là đầu tư để cải tạo, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất sản phẩm
trên cơ sở công trình hiện có nhằm tăng thêm công suất hoặc thay đổi mặt hàng, hoặc
nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc thay đổi tốt hơn môi trường trong khu vực có công
trình đầu tư. So với đầu tư mới, đầu tư chiều sâu đòi hỏi ít vốn hơn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, chi phí đào tạo lao động thấp, bộ máy quản lý ít thay đổi.
Vai trò: Đầu tư theo chiều sâu là điều kiện không thể thiếu trong điều kiện hiện
nay để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Đối với doanh
nghiệp đầu tư theo chiều sâu là chiến lược tồn tại và phát triển lâu dài của doanh
nghiệp. Đầu tư theo chiều sâu giúp doanh nghiêp nâng cao năng suất lao động, giảm
chi phi, hạ giá thành nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thi
̣trường. Đầu tư theo chiều sâu có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.
4.1.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
Đầu tư phát triển: Là phương thức đầu tư trực tiếp, mà ở đó có liên quan đến sự
tăng trưởng qui mô vốn của nhà đầu tư và qui mô vốn trên phạm vi toàn xã hội.
Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh
doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng
vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. [5]
Đầu tư chuyển dịch: Là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn là
nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển
không có sự gia tăng giá trị tài sản (mua cổ phiếu, trái phiếu …).
4.1.4. Theo ngành đầu tư
Đầu tư phát triển công nghiệp: Là đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là tư liệu
sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp và các ngành

nghề khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải… và cho nhu
cầu đời sống con người, nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
Đầu tư phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp: Là đầu tư nhằm tạo ra các sản
phẩm dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến sản phẩm dành cho xuất
khẩu và thỏa mãn nhu cầu đời sống cho con người.
NHÓM 4

5


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hình thức đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là
dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng đa dạng của con người, nhằm
xây dựng các công trình dịch vụ.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hình thức đầu tư nhằm hoàn chỉnh và nâng
cao chất lượng các công trình giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cấp thoát nước,
nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện nước) và hạ tầng xã
hội (trường học, bệnh viện, cơ sở thông tin văn hóa).
4.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN
4.2.1. Xác định quy mô dự án
Để có thể lực chọn phương án công nghệ thích hợp, trước hết phải xác định công
suất hoặc năng lực phục vụ của dự án đó, được phản ánh cụ thể thông qua số lượng
đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà dự án tạo ra và được thực hiện trong một đơn
vị thời gian với các điều kiện cho phép.
Ví dụ 4.2.1: Quy mô của một số dự án
- Đối với các dự án sản xuất, sản lượng sản phẩm được tạo ra trong một thời gian
(tháng, quý, năm,...) được gọi là công suất của dự án.

- Đối với dự án xây dựng một trường học, thì năng lực phục vụ của dự án có thể
là số phòng học hoặc số học sinh.
- Đối dự án xây dựng một bệnh viện, thì năng lực phục vụ của dự án là số giường
bệnh hoặc số ca bệnh tiếp nhận tối đa trong một ngày.
Các dự án lớn khi được phân tích thực tế đã cho thấy rằng, công suất lớn sẽ dễ
dàng áp dựng các công nghệ hiện đại hơn, chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm có thể
hạ. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều hạn chế như: đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chi phí hoàn
vốn dài, thiệt hại lớn khi nhu cầu của thị trường thay đổi đi xuống,...
Với các dự án nhỏ, vốn đầu tư cho dự án ít, thời gian xây dựng nhanh, khả năng
thu hồi vốn nhanh, dễ thích ứng được với sự thay đổi của thị trường. Nhưng dự án nhỏ
lại khó khăn trong áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí áp dụng cho một sản phẩm sẽ
lớn,...

NHÓM 4

6


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Khi chọn quy mô công suất cho dự án phải dựa vào nhiều yếu tố. Các yếu tố tài
chính đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành của dự án, phân tích và lựa chọn
công nghệ phù hợp sẽ tạo nên hiệu quả cao trong quá trình hoạt động dự án. Đối với
một dự án dù rất nhỏ hay rất lớn cũng cần thực hiện việc phân tích và lựa chọn quy mô
phù hợp nhất.
4.2.1.1. Phân tích, lựa chọn quy mô, công suất thích hợp
Khi tiến hành phân tích một dự án cụ thể nào đó với nhiều khía cạnh khác nhau,
nếu xem xét thấy dự án không có tính khả thi về mặt kỹ thuật thì phải được loại bỏ để

có thể tránh những tổn thất trong quá trình đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.
Việc phân tích, lựa chọn quy mô, công suất được xác định theo các nội dung sau:
 Công suất của máy móc thiết bị, bao gồm có: công suất lý thuyết và công
suất thiết kế
Công suất lý thuyết: Là công suất tối đa mà thiết bị có thể đạt đến trong các điều
kiện sản xuất lý thuyết: máy móc, thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365 ngày/năm. Trên
thực tế, người ta không áp dụng công suất lý thuyết trong thực tế bởi vì không loại
máy móc, thiết bị nào có thể đạt được.
Công suất lý thuyết/ năm = Công suất/giờ/ngày×Số giờ/ngày/năm
Công suất thiết kế: Là công suất mà thiết bị có thể thực hiện được trong điều kiện
sản xuất bình thường. Thông thường, phải ghi rõ máy móc hoạt động mấy giờ trong
một ngày, ví dụ như: 1 ca, 2 ca, 3 ca và số ngày làm việc trong một năm, thông thường
là 300 ngày/năm. Những điều kiện sản xuất bình thường là: máy móc, thiết bị hoạt
động theo đúng quy trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được
dự tính trước, như bị hỏng đột xuất, bị cúp điện, đổi ca, giờ nghỉ, ngày lễ,…Các đầu
vào được đảm bảo đầy đủ.
Công suất của máy móc thiết bị là một đại lượng vật lý thuộc về tính năng của
máy, được xác định khi thiết kế máy và được chỉ rõ trong catalogue của máy.
Công suất thiết kế luôn luôn nhỏ hơn công suất lý thuyết. Công suất thiết kế
trong điều kiện hoạt động tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 90% công suất lý thuyết. Ngoài
NHÓM 4

7


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

ra, trong những năm đầu tiên, công suất thiết kế còn tùy thuộc vào công việc hiệu

chỉnh, lắp đặt máy móc thiết bị hoặc mức độ lành nghề của công nhân điều khiển, sử
dụng máy móc thiết bị.
Ví dụ 4.2.2: Công suất lý thuyết và thiết kế: Máy đóng bao hở miệng PTS
Series sử dụng đóng các bao nhựa dành cho các sản phẩm dạng hạt có công suất lý
thuyết là 22 bao/phút, trên thực tế công suất thiết kế là 19 bao/phút.
 Công suất dự án bao gồm công suất khả thi, công suất thiết kế, công suất
thực tế và công suất tối thiểu
Công suất khả thi của dự án: Là công suất mà dự án có thể thực hiện được và
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi tiến hành lựa chọn công suất khả thi cho dự án, phải
dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai với các sản phẩm của dự án;
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư; các thông số kỹ thuật và kinh tế
của các máy móc hiện có, thông thường trên thị trường chỉ có bán các máy móc và dây
chuyền công nghệ với những công suất xác định;
- Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên vật
liệu phải nhập khẩu;
- Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng vốn đầu tư của chủ đầu tư;
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất.
Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc thiết bị có công suất
tương ứng. Trong quá trình hoạt động của dự án, có thể có những trục trặc bất thường
(ví dụ: trục trặc về kỹ thuật, trục trặc trong cung cấp các yếu tố đầu vào…), nếu chọn
thiết bị có công suất bằng với công suất khả thi của dự thì không đáp ứng được yêu
cầu của dự án. Do đó, phải chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi của dự
án và thông thường cao hơn khoảng 10%.
Sau khi đã mua được máy móc thiết bị cho dự án, dựa vào công suất thiết kế của
máy móc thiết bị này để xác định công suất thiết kế cho dự án.

NHÓM 4

8



Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Ví dụ 4.2.3: Công suất khả thi
Đầu tư xây dựng một nhà máy bia với công suất 10.000 lít/ngày, thì để sản xuất
được sản lượng đó họ phải đầu tư trang thiết bị máy móc với công suất cao hơn
khoảng 11.000 lít/ngày.
Công suất thiết kế: của dự án được tính toán dựa trên công suất thiết kế của máy
móc thiết bị trong một thời gian cụ thể (1 ngày, 1 giờ, 1 năm,...). Khi tính công suất
thiết kế thì số ngày làm việc trong 1 năm thường lấy bằng 300 ngày, còn số ca/ngày, số
giờ/ca lấy theo dự kiến trong dự án, thông thường có thể tính 1 ca/ngày hoặc 1,5
ca/ngày; 8 giờ/ca.
Khi xác định công suất thiết kế của dự án, cần phải xem xét các yếu tố: Nhu cầu
sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và máy móc thiết bị, khả năng cung ứng nguyên liệu hiện
tại của chủ đầu tư, chi phí cho đầu tư và sản xuất. Từ việc phân tích các yếu tố trên lựa
chọn một công suất tối ưu cho dự án.
Ví dụ 4.2.4: Tính toán công suất thiết kế dự án
Đối với một dự án sản xuất nước ngọt có ga, công suất thiết kế = 800 chai/giờ.
Dự án dự tính hoạt động trong 7 ngày/tuần, 3 ca, 8 giờ/ ca thì công suất thiết kế =
(7x3x8)x800=134.400 chai/tuần.
Công suất thực tế của dự án: Là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng
năm khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế những năm hoạt động ổn định
của dự án sẽ bằng công suất khả thi của dự án. Do phải tính đến những rủi ro bất
thường nên công suất đó chỉ nên tính tối đa bằng 90% công suất thiết kế của dự án.
Thông thường trong những năm đầu, do phải điều chỉnh máy móc, công nhân
chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định… Cho nên
năm đầu các dự án thường chỉ đạt được 50% công suất thiết kế, ở năm thứ 2 là 75%,

và tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định.
Ví dụ 4.2.5: Công suất thực của dự án sản xuất nước ngọt
Lấy dự án sản suất nước ngọt có ga như trên, công suất thiết kế =134.400
chai/tuần, thì công suất thực =120.960 chai/tuần khi dự án đi vào hoạt động ổn định.
Còn trong khoảng 1-2 năm đầu công suất thực chỉ đạt 67.200-100.800 chai/tuần.

NHÓM 4

9


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Ví dụ 4.2.6: Công suất thực của dự án sản xuất hàng tiêu dùng
Như ngành sản xuất giầy, may mặc…. qua thực tế cho thấy trong năm đầu
thường chỉ sản xuất đạt 40-50% công suất thiết kế, năm sau đạt 60-70%, từ năm thứ 3
trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70% công suất thiết kế, năm thứ 2 có thể
đạt 7980%, từ năm thứ 3 trở đi đạt trên 80% công suất thiết kế.
Công suất tối thiếu: Là công suất tương ứng với điểm hòa vốn, nghĩa là huy động
đến công suất này sẽ đạt được điểm hòa vốn. Ta không thể chọn công suất thực tế của
dự án nhỏ hơn công suất hòa vốn, vì làm như vậy dự án sẽ bị lỗ.
Công suất tối thiểu =
Việc lựa chọn công suất của dự án, người ta sẽ lấy theo công suất thực tế và
không nhỏ hơn công suất hòa vốn.
4.2.1.2. Xác định các giai đoạn đầu tư
Sau khi xác định được công suất của dự án, cần phải xác định thời gian biểu cho
sản xuất, bao gồm: thời gian bắt đầu sản xuất, các khoảng thời gian sản xuất đạt các
mức công suất thực tế khác nhau, cho đến khi đạt công suất tối đa, thời gian giảm dần

công suất và chấm dứt hoạt động của dự án.
Trong nhiều trường hợp, các yếu tố về công suất không có sự rõ ràng hoặc các dự
án có thể gặp nhiều các rủi ro, hoặc các khó khăn về vốn, thì để đảm bảo an toàn dự án
các mức đầu tư cho công suất khác nhau sẽ được áp dụng ở các thời điểm khác nhau.
Các đợt công suất này tương ứng với các ví dụ về các tổ nhà máy điện, tổ máy sản
xuất,... nhiều nhà máy không đưa vào hoạt động cùng lúc mà đưa dần vào hoạt động
trong nhưng khoảng thời gian thích hợp.
Việc phân chia đợt hợp lý (còn gọi là phân kỳ đầu tư) phải dựa vào khả năng cấp
vốn, khả năng tiêu thụ của thị trường và vào kết quả so sánh phương án khi xây dựng
thành một đợt, xây dựng thành nhiều đợt theo kiểu lập dự án đầu tư cho mỗi phương
án.
Phương án xây dựng thành một đợt có ưu và nhược điểm riêng. Một số ưu điểm
như: tổng chi phí đầu tư thường bé hơn khi xây thành nhiều đợt, vì khi xây thành nhiều
đợt chi phí di chuyển lực lượng sản xuất đến công trường cũng như chi phí cho công
trình tạm phải bỏ ra nhiều lần hơn. Đồng thời khi xây thành một đợt có thể tránh được
NHÓM 4

10


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

việc phải phá dỡ hay đào bới các công trình đã xây dựng xong ở đợt trước để làm cho
đợt tiếp theo. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm: không tận dụng hết công
suất ngay từ đầu, phần vốn bỏ ra cho phần công suất chưa dùng đến bị ứ đọng không
sinh lợi, phần công trình xây cho phần công suất chưa dùng đến vẫn phải duy tu, bảo
dưỡng và khấu hao.
Phương án xây dựng thành nhiều đợt có ưu điểm là: vốn đầu tư ban đầu không

phải bỏ ra một lúc quá căng thẳng; ổn định dần dần các yếu tố đầu vào, đầu ra; ổn định
dần dần bộ máy quản lý điều hành, rèn luyện đào tạo được công nhân; hạn chế được
tổn thất khi có những biến động đột xuất, bất lợi. Tuy nhiên, phương án này cũng có
nhược điểm như đã nói ở trên. Để so sánh phương án được chính xác, phải lập dự án
đầu tư cho mỗi phương án có tính đến các nhân tố lợi hại của mỗi phương án kể trên.
4.2.2. Xác định kế hoạch thực hiện dự án
Sau khi xác định được công suất của dự án, cần phải xác định thời gian biểu cho
việc lập trình thực hiện, từng công việc trong mỗi hạng mục công trình, phải đảm bảo
cho dự án có thể đi vào vận hành và hoặc hoạt động dúng theo thời gian quy định. Đối
với các dự án có quy mô lớn, có nhiều hạng mục công trình kỹ thuật xây dựng phức
tạp, để lập trình thực hiện dự án đòi hỏi phải phân tích một cách có hệ thống và có
phương pháp rõ ràng. Cụ thể là liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định:
- Thời gian khởi công xây dựng;
- Thời gian hoàn thành từng hạng mục công trình của dự án;
- Thời gian dự án hoàn thành;
- Có sự sắp xếp thực hiện các hạng mục công trình, hạng mục nào có thể thực
hiện trước, hạng mục nào thực hiện sau và những công việc thực hiện song song với
nhau;
- Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất,...
Có nhiều phương pháp phân tích và lập trình thực hiện dự án khác nhau như:
Phương pháp sơ đồ Gannt; phương pháp sơ đồ Pert và phương pháp CPM. Trên đây,
chỉ phân tích cụ thể và ví dụ cho phương pháp đơn giản và sử dụng phổ biến nhất.
Phương pháp có thể được nêu tóm gọn như sau:

NHÓM 4

11


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN


GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

- Phương pháp sơ đồ Gannt:
Là phương pháp đơn giản nhất và thông dụng nhất hiện nay, nhằm quản lý tiến
trình và thời hạn các công việc của dự án. Trên hệ trục tọa độ hai chiều, trục tung sẽ
thể hiện các công việc của dự án, trục hoành thể hiệ thời gian hoàn thành các công việc
này.
Mục đích của sơ đồ Gannt là xác định một tiến độ hợp lý để thực hiện các công
việc khác nhau của dự án. Phương pháp này thích hợp cho dự án có quy mô nhỏ, khối
lượng công việc ít, thời gian thực hiện của từng công việc và cả dự án không dài. Khi
sử dụng phương pháp sơ đồ Gannt trong thiết lập lịch trình cho dự án, cần phải đảm
bảo các bước để vẽ một sơ đồ thích hợp:
Bước 1: Liệt kê các công việc của dự án một cách rõ ràng;
Bước 2: Sắp xếp trình tự thực hiện công việc hợp lý theo đúng quy trình công
nghệ;
Bước 3: Xác định thời gian thực hiện của từng công việc một cách thích hợp;
Bước 4: Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc cho từng công việc;
Bước 5: Xây dựng bảng phân tích công việc với ký hiệu hóa các công việc bằng
chữ Latin theo mẫu:
TT

Tên công việc

Ký hiệu

Độ dài thời gian

Thời điểm bắt đầu


1

Xin giấy phép

A

1 tháng

Bắt đầu ngay

2...

...

...

...

...

Bước 6: Vẽ sơ đồ Gannt với trục tung thể hiện trình tự các công việc của dự án.
Trục hoành thể hiện thời gian thực hiện từng công việc.
Ví dụ 4.2.7: Kế hoạch thực hiện của dự án bằng phương pháp sơ đồ Gannt
Công ty xây dựng A thực hiện dự án lắp ghép một khu nhà công nghiệp với tổng
diện tích 500 m2. Các công việc của dự án gồm: (1) Làm móng nhà, (2) Vận chuyển
cần cẩu về, (3) Lắp dựng cần cẩu, (4) Vận chuyển cấu kiện, (5) Lắp ghép khung nhà.
Thời gian thực hiện dự tính cho công việc (1) là 5 tuần, công việc (2) là 1 tuần,
công việc (3) là 3 tuần, công việc (4) là 4 tuần và công việc (5) là 5 tuần.

NHÓM 4


12


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Dự tính thời điểm bắt đầu thực hiện cho từng loại công việc; Làm mong nhà, vận
chuyển cần cẩu và vận chuyển cầu kiện làm ngay từ tuần đầu sau khi hoàn thành các
thủ tục cần thiết, lắp ghép cần cẩu đương nhiên phải thực hiện khi đã có cần cẩu, lắp
ghép khung nhà chỉ có thể thực hiện khi cần cẩu đã được lắp ghép, móng nhà đã làm
xong và cấu kiện đã được vận chuyển về địa điểm xây dựng. Khi đi cụ thể vào phân
tích như sau:
Bước 1: Liệt kê công việc thực hiện gồm: Làm móng nhà, vận chuyển cần cẩu,
lắp dựng cần cẩu, vận chuyển cấu kiện, lắp ghép khung nhà.
Bước 2: Sắp xếp: (1) Làm móng nhà; (2) Vận chuyển cần cẩu; (3) Lắp dựng cần
cẩu; (4) Vận chuyển cấu kiện; (5) Lắp ghép khung nhà.
Bước 3: Xác định thời gian: (1) Làm móng nhà-5 tuần; (2) Vận chuyển cần cầu-1
tuần; (3) Lắp dựng cần cẩu- 3 tuần; (4) Vận chuyển cấu kiện-4 tuần; (5) Lắp ghép
khung nhà-5 tuần.
Bước 4: Quyết định thời điểm bắt đầu, kết thúc từng công việc: (1) Làm móng
nhà-bắt đầu ngay; (2) Vận chuyển cần cẩu-bắt đầu ngay; (3) Lắp dựng cần cẩu-sau
công việc (2); (4) Vận chuyển cấu kiện- bắt đầu ngay; (5) Lắp ghép khung nhà-sau
công việc (3).
Bước 5: Xây dựng bảng phân tích công việc:
TT

Tên công việc


Ký hiệu

Độ dài thời gian Thời điểm bắt đầu

1

Làm móng nhà

A

5 tuần

Bắt đầu ngay

2

Vận chuyển cần cẩu

B

1 tuần

Bắt đầu ngay

3

Lắp dựng cần cẩu

C


3 tuần

Sau B

4

Vận chuyển cấu kiện

D

4 tuần

Bắt đầu ngay

5

Lắp ghép khung nhà

E

5 tuần

Sau C

Bước 6: Vẽ sơ đồ:

NHÓM 4

13



Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Như vậy tổng thời gian thực hiện dự án là 12 tuần. Các công việc A, B, D phải
làm ngay từ đầu và làm song song với nhau. Công việc C chỉ có thể khởi công khi
công việc B hoàn thành. Công việc E được thực hiện khi công việc C, A, D đã hoàn
thành.
- Phương pháp sơ đồ Pert và CPM: được hình thành trước phương pháp sơ đồ
Gannt khoảng năm 1957-1958, tuy nhiên chúng ít thông dụng vì phức tạp, chỉ áp dựng
cho các dự án lớn bao gồm nhiều hoạt động và công trình thứ tự liên quan nhau.
Dù cho phương pháp nào được áp dụng, điều quan trọng là lịch trình dự án cần
chỉ rõ các hạng mục công trình, các công việc có tầm quan trọng hơn trong mỗi giai
đoạn thực hiện dự án. Đây là kim chỉ nam để ra quyết định kịp thời và chính xác nếu
có sự thay đổi trong thời gian hoặc các hạng mục công trình dự án. Kịp thời ứng phó
được với các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
4.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn đầu
tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội.
Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Theo nguồn gốc
hình thành và mục tiêu sử dụng thì vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các sơ sở
sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn
lực khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm
lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho xã hội.

NHÓM 4

14



Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

4.3.1. Các nguồn vốn
Đứng trên góc độ vỹ mô, vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
4.3.1.1. Vốn trong nước
Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc
dân. Bao gồm các loại sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư cho các dự án
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, không có khả năng sinh lời và
được quản lý, sử dụng theo phân cấp và chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển;
hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của
nhà nước theo quy định của pháp luật; chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng
đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng chính phủ cho phép.
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước: vốn này được sử dụng để đầu tư cho các dự án sản xuất, kinh doanh của tư nhân,
tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước; chủ đầu tư các dự án thuộc doanh
nghiệp nhà nước, sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước.
- Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: được sử dụng để đầu tư cho
các dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và
quy hoạch phát triển ngành. Đây là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Được hình thành từ nhiều nguồn như: vốn ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn viện
trợ qua ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn phát hành trái phiếu, vốn vay,…
4.3.1.2. Vốn ngoài nước
Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền

kinh tế quốc dân. Nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng trong công cuộc xây dựng
đất nước của một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở. Dù dưới hình thức nào,
việc sử dụng vốn nước ngoài đều đòi hỏi chi phí vốn trong nước kèm theo, do đó việc
sử dụng có hiệu quản vốn nước ngoài là một đòi hỏi cấp thiết. Các thành phần vốn
ngoài nước
NHÓM 4

15


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

- Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc
tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA). Đây là
nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với
mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA
mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn tài trợ phát triển nào khác. Mặc dù có tính ưu
đãi cao, song sự ưu đãi của loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc
tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…).
Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự
án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở
thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này còn hàm ý rằng, ngoài
những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn có nghệ thuật thỏa thuận để vừa có
thể nhận vốn, vừa bảo tồn được các mục tiêu có tính nguyên tắc.
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment): là vốn
nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
- Vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác
đầu tư xây dựng trên lãnh thổ nước Việt Nam: được quản lý theo hiệp định hoặc thỏa

thuận đã được ký kết với Chính phủ; chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây
dựng theo quy định.
- Vốn vay nước ngoài do nhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp nhà nước:
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư và trả nợ vốn vay đúng hạn
cũng như phải thực hiện các cam kết khi vay vốn theo quy định của pháp luật.
4.3.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn
vốn tại một thời điểm. Hay nói cách khác, cơ cấu vốn là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và
vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Bao gồm 2 nhóm: nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu.
Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản
nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho công nhân viên và
các khoản phải trả khác.

NHÓM 4

16


Chuyên đề 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

GVHD: ThS. VÕ ĐÌNH LONG

Vốn chủ sở hữu: phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn
thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty liên
doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc các
cổ đông trong công ty cổ phần. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu
mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh
nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn

vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn
- Rủi ro doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh đối với tài sản của doanh nghiệp ngay cả
khi doanh nghiệp không vay nợ. Rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỉ lệ nợ
tối ưu.
- Thuế thu nhập công ty: Sử dụng nợ vay khiến doanh nghiệp tiết kiệm được
thuế.
- Sự chủ động về tài chính: Sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài
chính.
- Giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp: Xác định được doanh
nghiệp đang nằm trong giai đoạn nào trong bốn giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, bão
hòa và suy thoái, để có chiến lược huy động xây dựng cơ cấu vốn thích hợp.
- Phong cách và thái độ của ban quản lý công ty: Một số giám đốc rất thận trọng
trong việc sử dụng nợ.
- Các nhân tố khác: Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc điểm
của nền kinh tế (mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng của thị trường vốn), khả
năng tài trợ linh hoạt của thị trường vốn những diễn biến của thị trường vốn…
4.3.3. Kế hoạch tài chính dự kiến
Kế hoạch tài chính là bản tổng hợp dự kiến trước nhu cầu tài chính cho hoạt động
của một doanh nghiệp trong tương lai. Lập kế hoạch tài chính đòi hỏi phải có sự đầu tư
nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào
liên quan đến các vấn đề tài chính. Kế hoạch dự kiến bao gồm:

NHÓM 4

17


×