Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S ĐINH CÔNG THÀNH LƯƠNG THANH PHONG
Mã số SV: 4074681
Lớp: Ngoại Thương 1 - 33




Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM TẠ
--------



Qua gần bốn năm đại học, được sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô
Trường Đại học Cần Thơ, em đã học được những kiến thức thật hữu ích cho
chuyên ngành của mình. Nhất là trong quá trình thực tập, em đã có điều kiện tiếp
xúc và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, giúp em có thể hoàn thành tốt
đề tài luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô đã hướng dẫn cho em trong thời
gian qua.
Em chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã tạo điều kiện cho em được thực tập tốt nghiệp tại khoa cùng thầy
Mai Văn Nam và thầy Đinh Công Thành đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều
trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như đã
giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này do kiến thức và thời gian tìm
hiểu còn hạn chế, nên luận văn nhất định sẽ còn những thiếu sót. Vì thế, em rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết được tốt hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô, gia đình và tất cả bạn bè lời chúc
sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện



Lương Thành Phong





LỜI CAM ĐOAN
--------

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện


Lương Thanh Phong




BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
--------
 Họ và tên người hướng dẫn: Đinh Công Thành
 Học vị: Thạc sĩ kinh tế
 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
 Tên học viên: Lương Thanh Phong
 Mã số sinh viên: 4074681
 Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
 Tên đề tài: Phân tích tác động của dự án Nâng cao Đời Sống đến thu nhập
người Khmer tỉnh Trà Vinh
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
...................................................................................................................................
2. Về hình thức:
...................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
...................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
...................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
...................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
...................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Người nhận xét


ĐINH CÔNG THÀNH


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

i
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Các giải thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .............................. 2
1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định ......................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4.1. Giới hạn về không gian ........................................................................... 3
1.4.2. Giới hạn về thời gian ............................................................................... 3
1.4.3. Giới hạn về nội dung ............................................................................... 3

1.4.4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.5. Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 3

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm về dự án.................................................................................. 5
2.1.2. Dự án phát triển ....................................................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm về sự phát triển ................................................................ 6
2.1.2.2. Dự án phát triển ................................................................................ 6
2.1.2.3. Vai trò của dự án ............................................................................... 6
2.1.2.4. Phân loại dự án.................................................................................. 7
2.1.3. Các thuật ngữ ........................................................................................... 7
2.1.3.1. Tác động............................................................................................ 7
2.1.3.2. Đánh giá ............................................................................................ 8
2.1.3.3. Thu nhập của nông hộ ....................................................................... 8
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 9

ii

CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN VÀ ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN
KHMER TỈNH TRÀ VINH
3.1. Tổng quan về Trà Vinh ............................................................................. 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 14
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................... 15
3.1.2.1. Dân số và lao động .......................................................................... 15
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 17
3.1.2.3. Giáo dục và y tế .............................................................................. 19
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 20

3.2. Giới thiệu về dựa án Nâng cao Đời sống .................................................. 21
3.2.1. Giới thiệu về CIDA ................................................................................ 21
3.2.2. Dự án Nâng cao Đời sống ...................................................................... 21
3.2.2.1. Mục đích và kết quả mong đợi........................................................ 22
3.2.2.2. Đối tượng của dự án ........................................................................ 22
3.2.2.3. Kinh phí hoạt động của dự án ......................................................... 23
3.3. Một số chƣơng trình và dự án khác ......................................................... 24
3.3.1. Chương trình 135 ................................................................................... 24
3.3.2. Dự án AAV ............................................................................................ 25
3.3.3. Phối hợp giữa dự án NCĐS với các chương trình dự án khác ............... 25

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI
SỐNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH
4.1. Khái quát về hộ Khmer trong vùng dự án .............................................. 27
4.1.1. Thông tin chung...................................................................................... 27
4.1.2. Đời sống kinh tế ..................................................................................... 28
4.2. Tình hình tham gia dự án .......................................................................... 32
4.2.1. Mức độ tiếp cận dự án Nâng cao đời sống cảu người Khmer ................ 32
4.2.2. Hình thức hỗ trợ của dự án ..................................................................... 34
4.2.3. Các hoạt động sản xuất của nhóm trong dự án ...................................... 36
4.2.4. Nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng đối với các hộ Khmer .................... 37

iii
4.3. Phân tích tác động của dự án NCĐS đến thu nhập của ngƣời Khmer
tỉnh Trà Vinh ............................................................................................. 39
4.3.1. Tác động của dự án đến thu nhập của người Khmer .............................. 39
4.3.2. Tác động của dự án đến hoạt động tạo thu nhập của người Khmer ....... 44
4.3.2.1. Việc làm .......................................................................................... 44
4.3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................ 45
4.3.2.3. Mô hình sản xuất ............................................................................. 47

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời Khmer tham
dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh .................................................. 51

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NGƢỜI KHMER
TỈNH TRÀ VINH
5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ....................................................................... 54
5.1.1. Những điểm mạnh .................................................................................. 54
5.1.2. Những điểm yếu ..................................................................................... 54
5.1.3. Các cơ hội ............................................................................................... 55
5.1.4. Các thách thức ........................................................................................ 55
5.2. Giải pháp nâng cao thu nhập ngƣời Khmer tỉnh Trà Vinh ................... 58
5.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập .................................................................. 58
5.2.1.1. Giải pháp về lao động ..................................................................... 58
5.2.1.2. Giải pháp về vốn ............................................................................. 58
5.2.1.3. Hoạt động sản xuất .......................................................................... 59
5.2.1.4. Giải pháp về thị trường ................................................................... 59
5.2.1.5. Giải pháp về quản lý ....................................................................... 59
5.2.2. Đối với các chương trình – dự án hỗ trợ ................................................ 60

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ....................................................................................................... 61
6.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 62

iv

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 1: Diện tích đất sản xuất tỉnh Trà Vinh qua các năm .................................. 15
Bảng 2: Dân số và lao động tỉnh Trà Vinh qua các năm ...................................... 16

Bảng 3: Cơ cấu dân số tỉnh Trà Vinh năm 2009 .................................................. 16
Bảng 4: Tình hình việc làm tỉnh Trà Vinh qua các năm....................................... 17
Bảng 5: Tình hình kinh tế Trà Vinh qua các năm ................................................ 17
Bảng 6: Các chỉ tiêu về y tế và giáo dục tỉnh Trà Vinh năm 2009 ....................... 20
Bảng 7: Cơ sở hạ tầng tỉnh Trà Vinh năm 2009 ................................................... 21
Bảng 8: Kinh phí hoạt động của Dự án Nâng cao Đời sống ................................ 23
Bảng 9: Phối hợp giữa Dự án NCĐS và các chương trình dự án khác ................ 26
Bảng 10: Đặc điểm của chủ hộ Khmer điều tra .................................................... 27
Bảng 11: Các nguồn thu nhập chính của hộ Khmer trong vùng dự án................. 29
Bảng 12: Tình hình lao động và việc làm của hộ Khmer điều tra ........................ 30
Bảng 13: Tình hình thu nhập của hộ Khmer điều tra ........................................... 31
Bảng 14: Mức độ hiểu biết về thông tin dự án của người Khmer ........................ 32
Bảng 15: Kênh thông tin tiếp cận dự án của người Khmer .................................. 33
Bảng 16: Hiểu biết của người Khmer về thông tin của dự án .............................. 33
Bảng 17: Hợp phần tham gia của đối tượng trong dự án ..................................... 36
Bảng 18: Hoạt động tham gia của hộ trong dự án ................................................ 37
Bảng 19: Nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng đối với các hộ Khmer ................... 38
Bảng 20: Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của người dân ................... 38
Bảng 21: Thu nhập của hộ Khmer trước và sau khi tham gia dự án .................... 40
Bảng 22: Tình hình thu nhập chung của hộ điều tra ............................................. 41
Bảng 23: Kết quả phân tích phân biệt về thu nhập của hộ điều tra ...................... 42
Bảng 24: Đóng góp của dự án đến việc làm của người Khmer ............................ 44
Bảng 25: Mức độ nhân rộng các mô hình hoạt động dự án .................................. 47
Bảng 26: Khả năng lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật trong cộng đồng dân cư ......... 49
Bảng 27: Kết quả phân tích mô hình hồi qui đa biến ........................................... 52

v
DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh qua các năm .............................................. 18
Hình 2: Tỷ lệ hộ nghèo so với toàn tỉnh Trà Vinh qua các năm .......................... 19
Hình 3: Các hình thức hỗ trợ của dự án ................................................................ 34
Hình 4: Các nội dung hỗ trợ kỹ thuật của dự án NCĐS ...................................... 45
Hình 5: Tỷ lệ các loại mô hình được người dân Khmer nhân rộng ...................... 48
Hình 6: Nguồn ngân sách dùng để nhân rộng các mô hình .................................. 50

vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

AAV ActionAid Việt Nam
Chương trình 134 Chương trình hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số về
đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (theo
quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của
Thủ tướng Chính phủ)
Chương trình 135 Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn (theo quyết định số 135/1998/QĐ-
TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)
CAD Đồng Dollar Canada
CIDA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Canada
NCĐS Nâng cao đời sống
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VAR Mô hình sản xuất kết hợp Vườn – Ao – Ruộng

Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 1 SVTH: Lương Thanh Phong
CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong suốt những thập
kỷ qua và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng hiệu quả
những nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước đã góp phần không nhỏ vào thành công
trên thông qua công tác xóa đói giảm nghèo. Đời sống người dân được cải thiện
rõ rệt và GDP tiếp tục tăng qua các năm, thậm chí trong suốt cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008.
Ủy Ban Liên Hợp Quốc xếp Việt Nam vào hạng 116 trong tổng số 182
quốc gia về chỉ số phát triển con người, trong khi thu nhập bình quân đầu người
hàng năm chỉ ở mức 1.083 USD/người/năm theo thống kê năm 2009. Sự trái
ngược giữa chỉ số tăng trưởng cao và mức thu nhập thấp này được giải thích một
phần bởi sự ảnh hưởng không đồng đều của phát triển kinh tế đến một số thành
phần của nó, như người nghèo ở vùng sâu vùng sâu vùng xa và các dân tộc thiểu
số. Do đó, Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước, là nơi quy tụ
của nhiều dân tộc cùng sinh sống và làm việc, bên cạnh những chính sách phát
huy những tiềm năng kinh tế của vùng, thì các thành phần dân tộc thiểu số luôn
được quan tâm sâu sắc trong các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
Trong số 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, theo CIDA (Canadian
International Development Agency – Cơ quan phát triển quốc tế Canada), Trà
Vinh được xem như là tỉnh nghèo đứng thứ hai ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chỉ
đứng sau Sóc Trăng), nằm trong nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất Việt
Nam. Trong đó, phần lớn hộ nghèo là người dân Khmer.
Gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của
chính phủ và một phần chương trình mới của Canada về hiệu quả viện trợ, Trà
Vinh đã được lựa chọn bởi CIDA là tỉnh được ưu tiên đầu tư. Kế hoạch hiện tại
của CIDA là hỗ trợ tỉnh trong công tác giảm nghèo, tập trung vào cải thiện môi
trường thuận lợi cho đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và sản xuất nông
nghiệp. Dự án Nâng cao Đời sống với mục đích “Cải thiện đời sống và năng lực
sản xuất của người nghèo nông thôn, đặc biệt là phụ nữ, người Khmer và nông

dân nghèo không đất ở Trà Vinh bằng các hoạt động phát triển nông thôn, nông
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 2 SVTH: Lương Thanh Phong
nghiệp và phi nông nghiệp để giảm nghèo”, được tiến hành từ năm 2004 và dự
kiến sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2010. Dự án đã để lại nhiều bài học quý báu
trong công tác quản lý và triển khai các quỹ hỗ trợ phát triển.
Nhìn chung, dự án đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, nâng cao
hiểu biết về cách thức quản lý chi tiêu, tiết kiệm của các hộ nông dân nghèo vùng
sâu, phát triển các vùng nông nghiệp có sự nghiên cứu hợp lý, bên cạnh việc tăng
cường năng lực hoạch địch và quản lý của các bộ địa phương trong các kế hoạch
và chính sách.
Tổng kết những thành quả của công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập
và tạo việc làm của dự án, từ đó đề xuất những biện pháp cải thiện đời sống
người dân địa phương nói chung và đồng bào Khmer nói riêng trong thời gian
sắp tới là những mục tiêu cơ bản của đề tài “Phân tích mức độ đóng góp của dự
án Nâng cao Đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của dự án NCĐS đến đời sống của người dân Khmer
tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao đời sống của đồng bào
Khmer tại địa phương khi dự án kết thúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh trong
vùng dự án trong thời gian qua.
- Phân tích tác động của dự án đến thu nhập của người Khmer Trà Vinh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập người Khmer tỉnh Trà
Vinh sau khi dự án kết thúc.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Giả thuyết 1: Việc tham gia dự án có tác động đến thu nhập và các hoạt
động tạo thu nhập của những hộ Khmer tham gia.
- Giả thuyết 2: Mức tăng thu nhập của những hộ Khmer trong dự án cao
hơn những hộ Khmer ngoài dự án.
- Giả thuyết 3: Các yếu tố đưa vào mô hình có tác động đến thu nhập của
người Khmer tham gia dự án tỉnh Trà Vinh.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 3 SVTH: Lương Thanh Phong
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về thu nhập và các hoạt động tạo thu nhập của người Khmer
tỉnh Trà Vinh thời gian qua như thế nào?
- Dự án tác động như thế nào đến thu nhập và các hoạt động tạo thu nhập
của người Khmer tỉnh Trà Vinh?
- Giải pháp nào nâng cao thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giới hạn không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về đời sống người Khmer tỉnh Trà Vinh. Số
liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tình hình trong năm 2009 - 2010 của các địa
phương có hộ gia đình tham gia dự án NCĐS.
1.4.2. Giới hạn về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010
1.4.3. Giới hạn về nội dung:
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về thu nhập của người
Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua, đánh giá tác động của dự
án đối với các hộ Khmer trong và ngoài dự án NCĐS, cụ thể là tác động của hợp
phần 2 (tạo thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn) và hợp phần 3 (nâng cao
năng lực khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật), từ đó đề xuất một số

giải pháp nâng cao thu nhập của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
1.4.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ Khmer tham gia dự án NCĐS và
một số hộ lân cận ngoài dự án thuộc 20 xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thuộc vùng
dự án được triển khai.
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Kế hoạch thực hiện dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh (2005). Bản
kế hoạch trình bày chi tiết bối cảnh, mục đích dự án, vùng mục tiêu và chiến lược
thực hiện dự án cụ thể trong giai đoạn 2005 – 2010.
- Nguyễn Phú Son (2004). “Đánh giá tác động của các chương trình viện
trợ nước ngoài đến hoạt động xóa đói giảm nghèo tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học, số 2004 24-31, Đại học Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu:
phân tích tác động của dự án đến công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Trà Vinh, từ
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 4 SVTH: Lương Thanh Phong
đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa tính tham gia của cộng đồng,
đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương, củng cố và gia tăng khâu
giám sát trong quá trình thực thi dự án để phát huy hơn nữa lợi ích của các
chương trình viện trợ này.
- Nguyễn Ngọc Đệ (2003). “The Khmer Ethnic Minority In Mekong Delta”,
Mekong Poverty Report, AusAID. Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả,
phân tích so sánh và phương pháp chuyên gia. Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu
các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo của cộng đồng người Khmer ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long từ đó xác định những cơ hội và thách thức cho việc
phát triển kinh tế và nâng cao đồi sống trong cộng đồng này.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh



GVHD: ThS. Đinh Công Thành 5 SVTH: Lương Thanh Phong
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về dự án
Có thể hiểu dự án phát triển là một tập hợp các hành động có liên quan đến
nhau, sử dụng những nguồn lực giới hạn về tài chính, lao động và tài nguyên
trong một khoảng thời gian xác định, tạo ra những sản phẩm hàng hóa dịch vụ
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Như vậy, dự án là một nỗ lực, trong đó người ta sử dụng các nguồn nhân
lực, vật lực và tài chính để thực hiện một phạm vi công việc duy nhất, trong một
khoảng thời gian xác định cho trước, với một khoảng ngân sách ước tính cho
trước nhằm tạo ra những thay đổi có ích được xác định bằng các mục tiêu định
lượng và định tính.
Các đặc trưng của dự án:
- Dự án có mục đích, kết quả xác định: Mỗi dự án bao gồm một tập hợp
nhiều nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ lại có thể có một kết quả riêng lẻ,
độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành kết quả chung
của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống được phân chia thành nhiều bộ
phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải thống nhất và đảm
bảo các mục tiêu về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: gồm các
giai đoạn tiền xác định, xác định, chuẩn bị, thẩm định, thực hiện, hoạt động, đánh
giá, thanh lý...
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác giữa các bộ phận quản
lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
hữu quan như chủ đầu tư, người thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan
quản lý nhà nước... Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự
tham gia của các thành phần cũng khác nhau.
- Các đặc trưng khác: giới hạn về thời gian thực hiện, gò bó trong những

ràng buộc nghiêm ngặt về chi phí và hiệu quả....

Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 6 SVTH: Lương Thanh Phong
2.1.2. Dự án phát triển
2.1.2.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là sự tăng trưởng, tăng trưởng trong các nguồn lực kinh tế và
trong sản xuất và quan trọng hơn là cải thiện đời sống, lòng tin, kỹ năng và khả
năng của cá nhân và tập thể. Phát triển thật sự là một quá trình mà con người tăng
trưởng về khả năng của họ để kiểm soát và cải thiện đời sống cho chính họ và
cho con cháu mai sau. Sẽ không có sự phát triển nếu không có sự phát triển con
người. Phát triển tạo sự thay đổi (hành vi, thái độ, kỹ năng, quá trình làm việc,
quy trình,…) của con người, thay đổi trong hệ thống sản xuất và phân phối, …
Ngược lại, tăng trưởng chưa chắc đã bao gồm phát triển vì tăng trưởng đó chỉ
phục vụ cho một số nhóm người nhất định.
Một số tiêu chí đánh giá mức độ phát triển:
- Thu nhập bình quân đầu người: chỉ ra mức sống vật chất trung bình và sự
chênh lệch giàu nghèo về đời sống vật chất.
- Chỉ số phát triển con người HDI: là sự kết hợp giữa 3 yếu tố tuổi thọ, giáo
dục và GDP bình quân đầu người. HDI là tiêu thức bổ sung làm sáng tỏ sự chênh
lệch về trình độ sức sản xuất và mức sống vật chất, văn hoá.
- Đói nghèo: là chỉ tiêu phát triển theo “giác độ xã hội”. Người nghèo là
người sống dưới mức được coi là tiêu chuẩn tối thiểu chấp nhận được trong một
thời gian và địa điểm nhất định. Xóa đói giảm nghèo được đo lường thông qua
giảm bớt tỷ lệ phần trăm hộ nghèo trong tổng số hoặc thông qua sự gia tăng
thu nhập tuyệt đối của người nghèo.
2.1.2.2. Dự án phát triển
Dự án phát triển là một hoạt động đặc thù, tạo nên một thực tế mới, bao

gồm hai mục tiêu – mục tiêu kinh tế (lợi nhuận) và mục tiêu xã hội. Dự án không
chỉ là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, nhằm
đáp ứng một nhu cầu chuyên biệt. Dự án phải có bắt đầu, có kết thúc và chịu
những hạn chế nói chung về nguồn lực, phương tiện. Bất kỳ dự án nào cũng có
giới hạn nhất định và những rủi ro có thể xảy ra.
2.1.2.3. Vai trò của dự án
Các mục tiêu phát triển được thực hiện thông qua những hoạt động phát
triển. Ở tầm vĩ mô, các hoạt động này là các chính sách, các chiến lược, các
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 7 SVTH: Lương Thanh Phong
chương trình và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội. Ở tầm vi mô, là
các dự án phát triển cụ thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng
hóa, xay dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho người dân.
Các dự án đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các điều kiện
kinh tế - xã hội cho người dân, và đó là lí do tại sao chúng ta phải quan tâm nhiều
đến việc thực hiện dự án.
2.1.2.4. Phân loại dự án
Các dự án trong thực tế rất da dạng và dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, ta
có các cách phân loại khác nhau. Thông thường ta chỉ đề cập đến ba loại: (1) dự
án xã hội, thường là dự án không sinh lợi trực tiếp về mặt tài chính như giáo dục,
y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng,…; (2) dự án đầu tư là dự án sản xuất hàng hóa,
kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư sinh lợi trực tiếp về mặt tài chính sau khi đầu
tư; (3) dự án phát triển là dự án đa mục tiêu, bao gồm hai mục tiêu – mục tiêu
kinh doanh (lợi nhuận) và mục tiêu xã hội (phát triển).
Tuy nhiên ta cũng có thể xét theo khía cạnh sau:
- Xét theo phân ngành kinh tế - xã hội, ta có các dự án sản xuất, xây dựng
cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, lồng ghép phát triển nông thôn.
- Xét theo mục tiêu, ta có dự án tạo thu nhập (hay dự án kinh doanh có lời)

và các dự án không tạo thu nhập (hay dự án phát triển xã hội)
- Xét theo chủ thực hiện dự án, ta có dự án công cộng (do chính phủ tài trợ),
dự án tập thể, dự án cá nhân.
- Xét theo thời gian thực hiện, ta có dự án ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…
- Xét theo khái niệm: dự án định sẵn (dự án chỉ được thực hiện theo thiết kế
sẵn như xây dựng nhà máy, cầu đường) và dự án quá trình (dự án có sự tham gia,
dự án chuyển giao kiến thức/kỹ thuật…)
2.1.3. Các thuật ngữ
2.1.3.1. Tác động:
Tác động là kết quả sau cùng được tạo ra từ kết quả tạm thời. Có thể thấy
được tác động vào thời điểm cuối dự án hoặc nhiều năm sau đó. Tác động có thể
thay đổi điều kiện sống của người dân tham gia dự án.
Kết quả tạm thời: kết quả đạt được sau khi sử dụng hết các kết quả trước
mắt (sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra nhằm đạt được một mục tiêu của dự án)
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 8 SVTH: Lương Thanh Phong
2.1.3.2. Đánh giá
Đánh giá nhằm mục đích xem xét một cách có hệ thống giá trị của các thay
đổi (đã được hoạch định hoặc chưa) do những kết quả trước mắt và kết quả tạm
thời của dự án mang lại, và so sánh chúng với các kế hoạch ban đầu. Đánh giá
nhằm tìm ra những nhận định, kết luận về việc thực hiện thành công các mục tiêu
của dự án, về tính hiệu quả thiết thực, tác động và tính bền vững. Đánh giá cũng
tính đến những tác động đối với cá nhân và cộng đồng xét về các mặt như phát
triển những sáng kiến mới lạ và chất lượng cuộc sống, việc huy động các nguồn
lực, phân chia thu nhập, tính tự lực tự cường cũng như bảo tồn môi trường và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đánh giá giúp để ra chỉ tiêu nhằm mang lại các kết
quả tạm thời của dự án và xác định tính thiết thực của các mặt lợi ích mà dự án
mang lại.

- Đánh giá tác động: Xác định một cách có hệ thống những ảnh hưởng của
các hoạt động phát triển – tích cực hay tiêu cực, có chủ định hay không – đối với
cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp và môi trường. Việc đánh giá tác động
giúp giải thích phạm vi, mức độ ảnh hưởng mà những hoạt động phát triển gay ra
cho dân nghèo và những tác dụng lớn lao của chúng đối với phúc lợi người dân.
- Đánh giá đối tượng thụ hưởng: Một phương pháp thu thập thông tin mang
tính định tính nhằm đánh giá giá trị của một hoạt động theo quan điểm của những
người sử dụng chủ yếu. Phương pháp này tuy mang tính định tính, hệ thống
nhưng lại rất linh động, hướng đến hành động và nhắm đến những người có
quyền ra quyết định. Đánh giá đối tượng thụ hưởng thường được sử dụng trong
giai đoạn chuẩn bị dự án, nhưng nó cũng được thực hiện trong các giai đoạn
giám sát và đánh giá. Các kỹ thuật chính bao gồm việc quan sát đối tượng và
phỏng vấn... bán cấu trúc... các cá nhân và nhóm tập trung.
2.1.3.3. Thu nhập của nông hộ
- Nông hộ: được định nghĩa như hộ mà các hoạt động của hộ gắn liền với
lĩnh vực nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, nông hộ được hiểu như là hộ mà
hoạt động của hộ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
- Thu nhập của nông hộ: được xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động phi nông nghiệp. Hơn nữa thu nhập
còn bao gồm các khoản tiền như trợ cấp của Chính phủ, lãi suất ngân hàng.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 9 SVTH: Lương Thanh Phong
(Nguồn: Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng
Sông Cửu Long, Mai Văn Nam)
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh, các
báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, tài liệu thống kê ở cục

thống kê tỉnh, …
Đối với dữ liệu sơ cấp: thu thập dựa trên bảng câu hỏi soạn trước để phỏng
vấn các hộ gia đình tham gia dự án NCĐS và các hộ lân cận không tham gia dự
án tại vùng nghiên cứu và khảo sát thực tế tỉnh Trà Vinh.
- Đối tượng điều tra: là những hộ trong vùng dự án tại 20 xã thuộc 7 huyện
và thành phố Trà Vinh, đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên.
- Số lượng điều tra: gồm 245 hộ tham gia dự án và 62 hộ lân cận không
tham gia dự án NCĐS. Trong đó có 53 hộ Khmer tham gia dự án và 15 hộ không
tham gia dự án.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cán bộ đầu ngành của
tỉnh, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để lấy dữ liệu cho phân tích đánh
giá. (Phương pháp chuyên gia – KIP)
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu (1): Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê tần số và
thống kê mô tả.
* Phương pháp so sánh
a) Khái niệm:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được
sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân
tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
b) Các phương pháp so sánh:
- Phương pháp số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
0t
F F =F 

Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh



GVHD: ThS. Đinh Công Thành 10 SVTH: Lương Thanh Phong
Trong đó:
F
t
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F
0
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
- Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả phép chia giữa trị số kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
100
F
FF
F
0
0t




* Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)
Phương pháp thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả
và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những
kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số
liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
Một số khái niệm cơ bản.
- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan
sát chia cho số quan sát.
- Số trung vị (Median, kí hiệu: M

e
) là giá trị của biến đứng ở giữa của một
dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số
làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
- Mode (kí hiệu: M
o
): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số
hay trong một dãy số phân phối.
- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và
trung bình của các biến đó.
- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai
 Phương pháp thống kê tần số (Frequencies Statistics):
Sử dụng bảng phân phối tần số (Frequency table) để tóm tắt dữ liệu được
xếp thành từng tổ khác nhau dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng,
dùng để so sánh tỷ lệ, quy luật của số liệu.
- Đối với mục tiêu thứ (2): Sử dụng kiểm định Mann – Whitney, phương
pháp phân tích phân biệt và mô hình hồi qui tuyến tính.
 Kiểm định Mann – Whitney
Kiểm định Mann – Whitney được dùng để kiểm định sự bằng nhau của hai
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 11 SVTH: Lương Thanh Phong
trung bình tổng thể có n
1
, n
2
quan sát. Với mức ý nghĩa α, các bước kiểm định:
(1) Đặt giả thuyết:






0 :H
0 :H
211
210



(2) Giá trị kiểm định:
1
11
211
R -
2
1) n(n
nn U



1212
U- nn U 

)U(Umin U
21


Giá trị kiểm định

u
u
- U
Z




Với
2
nn

21
u


,
12
1) n n(nn

2121
2
u




Trong đó
n
1

, n
2
lần lượt là số mẫu của hộ không tham gia và có tham gia dự án
R
1
là cộng các hạng của tất cả các giá trị của mẫu thứ nhất
(3) Quyết định: Nếu |Z| > Z
10%
= 1,28 (Bác bỏ giả thuyết H
0
)
(4) Kết luận: Với mức ý nghĩa Sig <10% có sự khác nhau giữa 2 trung
bình tổng thể
 Phương pháp phân tích phân biệt (Discriminant Analysis)
a. Khái niệm
Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt
giữa các nhóm bằng cách phân tích dữ liệu với một biến phụ thuộc được phân
cấp và các biến độc lập được đo bằng thang đo khoảng.
b. Phân loại phân tích phân biệt:
Phân tích phân biệt giữa 2 nhóm: là phân tích được sử dụng trong trường
hợp biến phụ thuộc được chia làm 2 loại.
Phân tích phân biệt đa nhóm: là phân tích được sử dụng trong trường hợp
biến phụ thuộc được phân loại thành 3 hay nhiều nhóm.
c. Mô hình phân tích phân biệt:
Mô hình phân tích phân biệt được dựa vào mô hình thống kê như sau:
D = b
0
+ b
1
X

1
+ b
2
X
2
+ …. + b
i
X
i
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 12 SVTH: Lương Thanh Phong
Trong đó:
D: điểm phân biệt (biến phụ thuộc).
b
i
: các hệ số hay trọng số phân biệt (i = 1,2,...,n)
X
i
: các biến độc lập (i = 1,2,...,n)
Trong mô hình phân tích, hệ số hay trọng số bi được ước lượng để phân biệt
sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt. Điều này xuất
hiện khi tỉ số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong
từng nhóm có điểm phân biệt lớn nhất.
Tiến trình phân tích phân biệt: xác định vấn đề, ước lượng các tham số của
hàm phân biệt, xác định ý nghĩa của hàm phân biệt, giải thích kết quả, đánh giá
hiệu quả phân tích.
 Mô hình hồi quy tuyến tính (Regression Analysis):
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh

hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy
và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+…+β
k
X
k
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc.
X
i
( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập.
Các tham số β
0
, β
1
…, β
k
được tính toán bằng phần mềm SPSS.
Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau:
- Multiple R: Hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói

lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc
lập X
i
. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
- Hệ số xác định R
2
(R-square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích
bởi các biến độc lập X
i
hoặc % các X
i
ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu
tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R
2
càng lớn càng tốt.
- Adjusted R
2
: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có
nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R
2
tăng lên thì
ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
- Significace F: Mức ý nghĩa: Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi
quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ≈ α). Thay vì tra bảng F,
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh


GVHD: ThS. Đinh Công Thành 13 SVTH: Lương Thanh Phong
Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α
nào đó.

- P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết
H
0
bị bác bỏ.
Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H
0
: 
i
= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H
1
: 
i
 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý
nghĩa  = 1 - 0,95 = 0,5 = 5%). Bác bỏ giả thuyết H
0
khi: Sig.F <  và chấp nhận
giả thuyết H
0
khi: Sig.F  
- Đối với mục tiêu (3): Sử dụng phân tích SWOT
Là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu về môi trường, giúp
tổ chức đề ra chiến lược một cách khoa học. SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng
cặp một cách ăn ý hoặc là sự liên kết giữa 4 yếu tố:
- Những điểm mạnh (Strong): điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp
phần phát triển tốt hơn.
- Những điểm yếu (Weak): các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích

hợp, hạn chết phát triển
- Các cơ hội (Opportunities): những cơ hội có được tạo điều kiện phát triển
- Các nguy cơ, đe dọa (Threats): những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả
xấu, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
4 chiến lược cơ bản:
- SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề
đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
- WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua
các điểm yếu của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
- ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề đang
nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường.
- WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc
hạn chế tối đa các yếu điểm của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơ
của thị trường.

×