Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường đại học hùng vương ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ THANH HUỆ

HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ THANH HUỆ

HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thu Hương

HÀ NỘI - 2018




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM ............................................................................. 15
1.1. Hứng thú ............................................................................................... 15
1.2. Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ...................................... 25
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm ............................................................................................................ 33
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 39
2.1. Đặc điểm khách thể và địa bàn nghiên cứu ........................................... 39
2.2. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HỨNG THÚ
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÙNG VƯƠNG .......................................................................................... 47
3.1. Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học
Hùng Vương ................................................................................................ 47
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm trường ĐHHV ................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 73
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..76


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là sinh viên ............................. 39
Bảng 2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là giảng viên .......................... 40
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm trường ĐHHV ................................................................................. 44
Bảng 3.1: Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV ... 47

Bảng 3.2. Đánh giá của thầy cô giáo ĐHHV về hứng thú nghề nghiệp của
sinh viên ................................................................................................... 48
Bảng 3.3. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường
ĐHHV qua nhận thức .............................................................................. 50
Bảng 3.4. Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV thể
hiện ở thái độ ........................................................................................... 52
Bảng 3.5. Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV thể
hiện ở mặt hành vi .................................................................................... 54
Bảng 3.6. Đánh giá trên giảng viên về hứng thú nghề nghiệp của sinh viên
sư phạm trường ĐHHV thể hiện ở mặt hành vi ........................................ 54
Bảng 3.7. Sự khác biệt giới tính về hứng thú nghề nghiệp........................ 56
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định hậu Anova về sự khác nhau giữa các nhóm
sinh viên về hứng thú nghề nghiệp biểu hiện qua nhận thức ..................... 56
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định hậu Anova về sự khác nhau giữa các nhóm
sinh viên về hứng thú nghề nghiệp thể hiện qua thái độ cảm xúc ............. 57
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định hậu Anova về sự khác nhau giữa các nhóm
sinh viên về hứng thú nghề nghiệp biểu hiện qua hành vi......................... 58
Bảng 3.11. Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV
biểu hiện qua các hoạt động cụ thể ........................................................... 60
Bảng 3.12. Kết quả về sự khác biệt giới về các yếu tố ảnh hưởng tới hứng
thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV ............................. 62
Bảng 3.13. Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng
tới hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường ĐHHV .............. 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm trường ĐHHV ........................................................................................ 61



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hứng thú là một thuộc tính tâm lý, đóng vai trò quan trọng trong bất cứ
hoạt động nào của con người. Hứng thú làm nảy sinh tính tích cực hoạt động,
thúc đẩy con người vươn tới, chiếm lĩnh đối tượng hoạt động, giúp con người
làm việc say sưa, không biết mệt mỏi. Khi đã có hứng thú với đối tượng nào
đó thì cá nhân sẽ hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó, tư duy
tích cực và hành động một cách hiệu quả hơn.
Hứng thú có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động nói chung và đặc biệt
là hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Cha ông ta đã tổng kết vai trò quan trọng của
nghề nghiệp, của sự rèn nghề nghiêm túc sẽ giúp con người khẳng định được giá
trị của bản thân: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Có thể hiểu câu nói trên như
sau: Một nghề tinh thông, một đời vinh quang. Nghề nghiệp chiếm một vị trí
quan trọng trong suốt cuộc đời mỗi con người. Nó vừa thể hiện năng lực, sở
trường của bản thân mỗi người vừa giúp cá nhân tồn tại và phát triển, đồng thời
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, vấn đề đào tạo nghề đang được xã hội chú trọng và quan
tâm. Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Một trong những
nhân tố quan trọng là hứng thú nghề nghiệp. Hứng thú nghề nghiệp sẽ giúp
cá nhân có ý chí, có nghị lực, có quyết tâm học tập, rèn luyện và thực hành
nghề. Ngược lại khi cá nhân không có hứng thú nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng
đến kết quả học tập và kết quả rèn nghề. Cá nhân không có hứng thú nghề
nghiệp dễ sinh ra chán nản, chống đối, không nỗ lực đến cùng để đạt được kết
quả cao nhất. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, gây lãng phí
công sức, thời gian và tiền bạc của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

1



Nghề sư phạm là một trong những nghề mà xã hội tôn vinh và đánh giá
rất cao: “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong
những nghề sáng tạo”. Đó là một nghề đòi hỏi nhiều phẩm chất đặc thù, đòi
hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ, say mê và hứng thú với nghề: “càng yêu người bao
nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Hứng thú đối với nghề nghiệp của người
giáo viên là một thành phần quan trọng trong cấu trúc nhân cách của họ, là
nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động dạy học và giáo dục của
mỗi giáo viên. Nghề sư phạm cũng là một nghề có ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển của một đất nước: Giáo dục một người thầy được cả xã hội.
Thực tế dạy và học hiện nay ở các trường sư phạm cho thấy có nhiều
nhân tố tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú nghề nghiệp của sinh
viên, và một trong những dẫn chứng cụ thể đó là: tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi
vào các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm ngày càng thấp, tỷ lệ sinh viên ra
trường có cơ hội việc làm không cao, thu nhập không thỏa đáng, đãi ngộ xã hội
dành cho giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của họ...
Trường ĐHHV là “trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành đầu tiên trên
quê hương đất tổ” [27, tr.7]. Trường được thành lập trên cơ sở tiền thân là trường
cao đẳng sư phạm Phú Thọ nên có bề dày truyền thống đào tạo ngành sư
phạm.Tuy nhiên trong những năm gần đây có sự thay đổi số lượng sinh viên lựa
chọn học các ngành sư phạm. Đó là giảm tỉ lệ sinh viên lựa chọn thi và học một
số ngành trước đây được coi là trọng điểm (ngành sư phạm sử, địa, toán, lí,
hóa...), tăng tỉ lệ sinh viên lựa chọn thi và học một số ngành như sư phạm tiểu
học, sư phạm mầm non.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
tìm hiểu thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường
ĐHHV hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào tác động tích cực và tiêu cực
đến hứng thú nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ĐHHV? Hứng thú ảnh hưởng
như thế nào đến kết quả học tập và rèn nghề của sinh viên? Chúng tôi hy vọng
2



kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tạo và duy trì hứng thú, nâng cao chất
lượng hoạt động dạy và học ở trường ĐHHV, tạo động lực cho sinh viên sư phạm
nỗ lực cải thiện thành tích học tập cũng như tích lũy kiến thức nghề nghiệp để
vững tin với sự lựa chọn nghề sư phạm của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về hứng thú ở nước ngoài
Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về hứng thú đã xuất hiện từ
rất sớm và cho đến nay vẫn được tiếp tục nghiên cứu. Những công trình
nghiên cứu lý luận về hứng thú đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
hứng thú.
Xu hướng nghiên cứu lý luận tổng quát về hứng thú được thể hiện qua
các nghiên cứu sau: Trong cuốn chuyên khảo “Hứng thú” công bố năm 1914,
X.A. Ananhin đã nghiên cứu kĩ những quan điểm khác nhau về vấn đề hứng
thú và kết luận rằng: “Không có hứng thú với tư cách là một hiện tượng độc
lập trong đời sống tâm lí của cá nhân” [dẫn theo 3, tr 225] .Tác giả đã quy
hứng thú về nhu cầu (hứng thú chính là nhu cầu đã được nhận thức).
Nhà TLH người Đức A.Kossakowski cũng nhấn mạnh tính tích cực của
hứng thú. Ông cho rằng “Hứng thú hướng tính tích cực tâm lí vào những đối
tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng, tiếp thu những tri thức và
nắm vững những hành động thích hợp. Hứng thú biểu hiện mối quan hệ có
tính lựa chọn đối với môi trường và kích thích con người quan tâm tới những
đối tượng, những tình huống quan trọng có ý nghĩa đối với mình”. Năm 1938,
Ch. Buhler với công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiểu khái
niệm về hứng thú song ông chưa đề cập đến vai trò của giáo dục đối với việc
phát triển hứng thú [Dẫn theo 25, tr.10].
Từ những năm 20 của thế kỷ XX L.X. Rubinstêin trong các công trình
nghiên cứu của mình về TLH đại cương đã đưa ra các khái niệm hứng thú,

3



con đường hình thành hứng thú, vai trò của hứng thú và ông cho rằng hứng
thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm.
Ngoài ra còn một số tác giả khác có những nghiên cứu, những nhận định
khác nhau về hứng thú như: B.M.Chieplôv coi hứng thú là xu hướng ưu tiên chú
ý vào một khách thể nào đó; V.A.Miaxisep lại gắn hứng thú với cảm xúc, thái độ;
A.G.Côvaliôv và G.T. Sukina lại gắn Hứng thú với định hướng cá nhân [ Dẫn
theo 11, tr.51]
Năm 1975, L.X. Xôlôvâytrich nhà TLH người Nga khi nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hứng thú với việc phát triển các thuộc tính tâm lí của nhân cách đã
viết: “Hứng thú- đó là chiếc dù nhỏ mở ra trước tiên, tạo điều kiện bật tung
vòm dù bao bọc các năng khiếu. Năng khiếu nảy sinh trước hết từ hoạt động nào
gây ra hứng thú cao độ và bao trùm toàn bộ cá tính. Hứng thú càng sâu sắc
bao nhiêu, càng tác động tới nhiều phạm vi cá tính bấy nhiêu, hoạt động càng
hiệu quả bấy nhiêu” [29, tr.71]
Trong Tâm lý học, hứng thú được nghiên cứu trên hai góc độ : hứng
thú cá nhân trong vai trò là thiên hướng và hứng thú cá nhân trong vai trò là
tình trạng được hiện thực hóa. Hứng thú thiên hướng là các đặc tính tương đối
lâu dài hay là các định hướng chung cho hành động. Hứng thú được hiện thực
hóa như vậy được tin là xuất hiện từ tác động qua lại giữa các điều kiện bên
trong và bên ngoài. Theo Hidi và Baird (1986,1988), có hai nguồn liên quan là:
con người với các đặc điểm, thái độ và định hướng tổng quát của họ và hoàn
cảnh, bao gồm các tác nhân kích thích đặc biệt và các hoàn cảnh để ràng buộc
hứng thú. Tuy nhiên, cũng nên chú ý rằng các nguồn đặc trưng hoàn cảnh có thể
gợi ra hứng thú bao gồm không chỉ các đặc tính của khách thể hứng thú. Sự
phân biệt các hứng thú cá nhân với các khái niệm tâm lí khác như động cơ bên
trong, sự chú ý, sự khuấy động, trí tò mò và sự khám phá.

4



Các khái niệm hứng thú dựa vào các nguyên lý hành động ngày càng trở
nên phổ biến hơn. Có nghĩa là các hành động hướng tới hứng thú của một người
là kết quả từ một quá trình nhiều cung bậc của sự điều chỉnh hành động (Fin,
1991). Từ cách nhìn này, hứng thú thể hiện các đặc trưng định hướng nhân
cách, các đánh giá quy chiếu, hay một nhận thức về các khả năng hành động.
Hứng thú còn được nghiên cứu gắn liền với sự phát triển của các giai
đoạn lứa tuổi, bởi vì để hình thành một hứng thú nào đó phải có một mức độ
phát triển tâm lí cũng như một mức độ tri thức và kinh nghiệm sống nhất
định. Năm 1931 nhà TLH người Mỹ là E.K.Strong đã tìm hiểu về “sự biến
đổi tâm lý theo lứa tuổi” và ông cho rằng sự phát triển của hứng thú thường
gắn liền với sự phát triển của lứa tuổi; Trong cuốn TLH cá nhân (T1),
A.G.Côvaliôv đã đề cập đến sự hình thành và phát triển của hứng thú trong
đó đề cập đến lứa tuổi trong sự phát triển: Sự phát triển của hứng thú thường
gắn liền với sự phát triển của lứa tuổi.
Nhà TLH nổi tiếng người Thụy Sỹ J.Piaget (1896-1980) đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến
Hứng thú của học sinh và nhấn mạnh: “Cũng giống như người lớn, trẻ em là
một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của
nhu cầu. Nó sẽ không đem lại hiệu quả đầy đủ nếu người ta không khơi gợi
những động cơ nội tại của hoạt động đó”[ 16, tr.180].
Ngoài ra phải kể đến một số công trình tiêu biểu theo hướng nghiên
cứu này, có thể kể đến các tác giả: D.P.Xalơnhisưva nghiên cứu “Sự phát
triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo”; A.A Nherxki “Bàn về vấn đề
hứng thú cho học sinh cấp 1 và trung học”; V.G.Ivannôv đã phân tích sự
phát triển và giáo dục của học sinh lớp trên trong trường trung học” năm
1956; I.U.Sêrôv nghiên cứu “Hứng thú của học sinh ngoài trường”; GI.Sukina
đã nghiên cứu hứng thú riêng lẻ ở từng trẻ ở các lứa tuổi”; M.G.Marôzôva với
5



nghiên cứu về “sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và
trong điều kiện không bình thường năm 1957. Những công trình nghiên cứu
này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả
năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển hứng thú của trẻ. Đây
cũng là cơ sở quan trọng về mặt khoa học cho việc nghiên cứu về hứng thú
trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Đối với các nghiên cứu hứng thú dưới khía cạnh nhận thức, các nhà TLH
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: A.A Liublinxkaia khẳng định: Hứng
thú là thái độ nhận thức, thái độ khát khao đi sâu vào một khía cạnh nhất định của
sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. “Hứng thú là thái độ nhận thức của
con người đối với xung quanh, đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với một
lĩnh vực nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn”[ 9,tr.28];
A.V.Pêtơrôpxki và M.G.Iarôsepki đã khẳng định: “Hứng thú là hình thức biểu
hiện của nhu cầu nhận thức bảo đảm cho xu hướng nhân cách, hướng vào ý thức
rõ mục đích của hoạt động do đó tạo điều kiện cho sự định hướng, làm quen với
các yếu tố mới, phản ánh đầy đủ hơn và sâu sắc hơn với hiện thực” [Dẫn theo
25, tr.15]
V.G. Ivanôv cho rằng: Hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá
nhân với hiện thực. Theo ông, khi có hứng thú với sự vật và hiện tượng trong
thế giới khách quan, chủ thể thường đi sâu tìm hiểu, khám phá bản chất của
sự vật và hiện tượng đó; Năm 1976, N.G. Marôzôva với nghiên cứu: “Tác
dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề với hứng thú nhận thức của học sinh” Tác
giả đưa ra cấu trúc tâm lí của hứng thú, đồng thời phân tích những điều kiện
và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học
sinh cũng như tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận
thức của học sinh [11, tr.51]; Trong công trình nghiên cứu “Vấn đề hứng thú
nhận thức trong khoa học giáo dục” tác giả G.I. Sukina đã đưa ra không chỉ
6



khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với những biểu hiện của nó, mà còn cả
nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung và hoạt động học tập.
[20]
P.A Ruđích coi hứng thú là sự biểu hiện của xu hướng riêng của cá
nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh,
đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối ổn định của con người với các loại
hoạt động nhất định [18, tr. 159]. A.N. Leonchiep một trong những đại biểu
của trường phái TLH hoạt động, khi nghiên cứu về hứng thú đã nhấn mạnh
đến đặc thù của hiện tượng tâm lí này. Ông cho rằng: “Hứng thú là thái độ
nhận thức đặc thù của chủ thể đối với những đối tượng trong hiện thực khách
quan [Dẫn theo 25, tr.16] . X.L. Rubinstêin cũng đưa ra quan niệm về hứng
thú khá tương đồng với quan điểm của A.N. Leonchiep. Theo ông “Hứng thú
là thái độ nhận thức của cá nhân đối với hiện thực, nhằm nhận thức những
hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên
hướng tương đối ổn định của con người với các loại hoạt động nhất định. [17]
Ngoài cách tiếp cận này còn có một số tác giả có những nghiên cứu
thực tiễn về hứng thú như : V.N.Lepskhin với nghiên cứu “ Sự hình thành
hứng thú nhận thức của học sinh trong công tác nghiên cứu địa phương”;
I.U.Lipkôv với nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú nhận thức cho thiếu niên
trong quá trình công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp” Đây là các
công trình đi sâu nghiên cứu hứng thú trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là
hứng thú nhận thức. Các công trình này chỉ ra rằng hứng thú nhận thức là
một trong những động cơ học tập có ý nghĩa nhất.
Có thể thấy, các nhà TLH trên thế giới đã rất quan tâm nghiên cứu về
hứng thú. Các công trình nghiên cứu lí luận về hứng thú đã đưa ra nhiều quan
điểm xung quanh vấn đề hứng thú: khái niệm về hứng thú, phân loại hứng thú
và sự hình thành hứng thú. Đây cũng là những vấn đề lý luận cốt lõi, đặt cơ sở
7



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×