VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ PHÚ LƯỢNG
PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THỪA THIÊN HUÉ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ PHÚ LƯỢNG
PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THỪA THIÊN HUÉ
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số : 838.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯƠI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGÔ HUY CƯƠNG
HÀ NÔI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
Lê Phú Lượng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ :
Ban chỉ đạo
BT, HT & TĐC :
Bồi thương, hỗ trợ và tái định cư
CNH, HĐH :
GPMB :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giải phOng mặt bang
HĐND :
Hội đồng nhân dân
KT-XH :
Kinh tế - xã hội
KCN :
NĐ :
Khu công nghiệp
Nghị định
NSDĐ :
Người sử dụng đất
QPPL :
TĐC :
Quy phạm pháp luật
Tái định cư
THĐ :
Thu hồi đất
UBND :
XHCN :
Ủy ban nhân dân
Xa hội chủ nghĩa
QSDĐ :
Quyền sử dụng đất
SXKD :
Số hiệu bảng
Sản xuất kinh doanh
Tên bảng
Trang
Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thương, hỗ trợ và tái
1.1.
định cư tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm
58
2017
1.2.
1.3.
Số liệu diện tích đất thu hồi tỉnh Thừa Thiên Huế từ
năm 2012-2017
Số liệu tổ chức, hộ gia đình bị thu hồi đất (hộ, tổ
chức) tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012-2017
59
60
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế như vũ bảo hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới, nỗ lực nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống Pháp luật thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện đại và Pháp
luật quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội
nhập vào kinh tế, quốc tế thì nhu cầu sử dụng đất đai càng nhiều. Việc đầu tư các
công trình công cộng, mở rộng đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ
bản là kết quả tất yếu. Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp là yêu cầu thực tế khách quan. Tuy nhiên, Pháp luật liên quan đến đất
đai là một vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong đó liên quan đến công tác thu
hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội
vẫn còn tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất.
Thực tiễn cho thấy Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
thực tiễn áp dụng từ khi có Luật đất đai năm 2003 và đặc biệt từ khi Luật đất đai sửa
đổi năm 2013 ra đời đến nay đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả tích cực góp phần phát triển kinh tế - Xã hội, đã
giải quyết được nhiều điểm vướng mắc, hạn chế của luật đất đai 2003 nhưng khi
thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập gây khó khăn cho các địa phương trong quá
trình tổ chức thi hành. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó và hết sức nhạy cảm, phức
tạp liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi nhuận của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến mọi
mặt về đời sống, kinh tế- xã hội của cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi. Nên trong
quá trình thực thi chính sách đã bộc lộ ra nhiều tồn tại, hạn chế và chưa phù hợp,
cũng như một số bất cập trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là các vấn đề về điều kiện
hỗ trợ, tái định cư, về giá đất, giá trị được bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà ở và các tài
sản trên đất có sự chênh lệch giữa các dự án và thường thấp hơn so với giá cả thị
trường, điều kiện sinh hoạt của người dân phải di dời tái định cư về nơi ở mới còn
5
gặp nhiều khó khăn, các vấn đề phát sinh đối với các đối tượng bị thu hồi đất sau khi
thực hiện các chính sách hỗ trợ, tái định cư là tương đối lớn.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn tại địa phương, việc nghiên cứu các quy
định Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vô cùng thiết thực
nhằm góp phần tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trên và nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với kỳ vọng trên cương vị công tác của
mình cùng với kết quả nghiên cứu sẽ gop phần nhỏ bé khi kiến nghị hoàn thiện hệ
thống pháp luật liên quan và nhất là tuyên truyền, gmp ngươi dân hiểu rõ hơn về vấn
đề này một cách tông quan, toàn diện, đầy đủ từ lý luận đến thực tiễn. Phát huy
những mặt phù hợp, khắc phục những điểm tồn tại, hạn chế trong quá trình triển
khai, thực hiện phù hợp, đồng bộ hơn trong thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề
tài: “Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định của pháp luật đất
đai. Là một trong những khâu quan trọng trong việc triển khai các dự án, công trình
phục vụ cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do đo thu hú:
được sự quan tâm của nhiều ngươi, trong đo co giới nghiên cứu và cả các cơ quan
lập pháp, hành pháp. Đến nay vấn đề về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều phương diện
khác nhau. Có thể đề cập một số công trình, bài báo sau đây:
Luận văn thạc sĩ Luật học của của Huỳnh Tấn Tài "Pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh" năm
2017;
Luận văn thạc sỹ Luật học của của Trần Lê Trường Sơn "Pháp Luật vềhỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam" năm 2017;
6
Luận văn Thạc si Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, đề tài: Pháp luật về
bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn Thị xa An Khê,
tỉnh Gia Lai của Nguyễn Thị Châu - Học viện Khoa học Xa hội - 2016.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công
tác bồi thương, hỗ trợ đối với các khu vực thu hồi đất để phát triển công nghiệp trên
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nham đề xuất một số giải pháp gop phần
hoàn thiện chính sách bồi thương, hỗ trợ cho ngươi cO đất bị thu hồi, ThS. Nguyễn
Văn Chiến - Viện Nghiên cứu quản lý đất đai năm 2009;
Ngân hàng thế giới (2010), báo cáo nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết
khiếu nại về bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam.
Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù của tác giả Lan Hương- Báo điện
tử dân Trí số ra ngày 03/10/2008; Pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất của Singapore và Trung Quốc - những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn
thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Nguyễn
Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2010...
Những bất cập trong thu hồi đất và một số kiến nghị của tác giả Nguyễn
Phương Thảo đăng trên Trang Thông Tin Điện tử tổng hợp của Ban Nội Chính
Trung Ương ngày 12/08/2013; Sớm khắc phục những bất cập trong Luật đất đai
2013 số ra ngày 12/6/2015 trên báo Nhân Dân điện tử của tác giả An Trân; Công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồiđất ở của Mai Huy đăng ngày
26/5/2017 trên trang http: tamnhin.net.vn; Bài phỏng vấn của phóng viên Văn Thanh
báo Ninh Thuận “Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng”
http: tamnhin.net.vn; Đền bù, giải phóng mặt bằng phải dung hòa lợi ích các bên
đăng 4/9/2012 trên http: tamnhin.net.vn; Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải
phóng mặt bằng đăng 26/12/2014 trên báo Kinh tế & Đô thị online; Chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất đăng 10/10/2013 trên trang thông
tin điện tử tổng hợp của Ban Nội chính trung ương; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất đăng 26/5/2014 trên trang http: chinhphu.vn.
7
Nói chung, vấn đề hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng đã được rất nhiều
tác giả quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài viết công trình nghiên cứu trong
điều kiện áp dụng Luật đất đai 2003. Qua thực tiễn áp dụng Luật đất đai 2013 được
triển khai thực hiện cũng nảy sinh một số vấn đề bất cập cần phải nghiên cứu nhằm
hoàn thiện chính sách việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Mặt khác, qua các công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy chưa cO công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu gắn với thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế nên việc tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế là cần thiết về lý luận và thực tiễn,
không trùng lắp với các công trình đa công bố, góp phần thiết thực phù hợp với nhu
cầu thực tiễn hiện nay ở địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó đề xuất
một số giải pháp gOp phần hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên cơ sở hệ thống hOa lý thuyết của chính sách, pháp luật về hỗ trợ, tái
định cư.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mặt dù công trình nghiên cứu chưa phải là hoàn toàn mới so với tình hình
nghiên cứu đa được công bố nhưng luận văn hướng đến mục tiêu giải quyết một số
nội dung sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta hiện nay;
8
- Phân tích, đánh giá thực hiện Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất từ thực tiễn Tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ
trợ và tái định cư đối với ngươi dân bị thu hồi đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước THĐ, cụ thể:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách, pháp luật về hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất noi chung và thực tiễn áp dụng chính sách hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; không xét đến
trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
- Những quan điểm đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước
về đất đai.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về hỗ trợ, tái định cư nói chung và các
quy định Pháp luật vềhỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ. Thực tiễn áp dụng các
quy định này trong công tác THĐ tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ, tái
định cư đối với các dự án được triển khai trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay tại
tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cờ sở phường pháp duy vật biện chứng và phường
pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cờ sở quan điểm, chủ trường
của Đảng về công tác hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
9
Phường pháp nghiên cứu phân tích và tông hợp: Luận văn cũng sử dụng
phường pháp xa hội học, thống kê, tông hợp, so sánh, kế thừa, khai thác các tài liệu
sẵn co tại địa phường như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm
kỳ 2010-2015, 2015-2020; Kế hoạch và chường trình hành động thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế; Quy hoạch, kế hoạch tông thể phát
triển kinh tế - xa hội 5 năm và hàng năm; Báo cáo của UBND tỉnh về công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2012-2017 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2017-2020; các phường án hỗ
trợ, tái định cư các dự án đa được cấp co thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh, tác giả
nghiên cứu và sử dụng các tư liệu nghiên cứu trước đây về linh vực hỗ trợ và tái
định cư thông qua các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết... ở các địa phương co
điều kiện kinh tế - xa hội tương đồng, của các tác giả co uy tín.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu và xử lý các thông tin, phân tích số
liệu thu thập được. Phương pháp này thể hiện bởi hoạt động khảo sát, thu thập thông
tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xa hội; số liệu về hiện trạng sử dụng đất;
số liệu về thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư trong phạm vi nghiên cứu đa đề ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa ỉý luận
Luận văn góp phần tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của Pháp luật về
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Bằng kết quả khảo sát thực tế, kết hợp những kinh nghiệm rút ra được qua
thực tế công tác, những kiến thức được trang bị trong quá trình học chương trình
Cao học Luật Kinh tế, học viên tập trung phân tích, nghiên cứu tìm ra những nguyên
nhân của những hạn chế trong công tác hỗ trợ, tái định cư. Từ đó, đề ra các giải pháp
khắc phục cụ thể, kiến nghị những nội dung cần quan tâm khi xây dựng, bổ sung,
chỉnh sửa cơ chế chính sách khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, tôi hy vọng đề tài là
một tài liệu có giá trị tham khảo, ứng dụng trên thực tế đối với hoạt động hỗ trợ, tái
1
0
định cư khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, nhất là những nơi có nhiều dự án đầu tư
đang được triển khai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cần
thiết và đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động
ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đất đai liên quan tới lĩnh
vực hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gop phần gmp nhân dân nhận thức
đầy đủ hơn về quy định của pháp luật qua hệ thống hoa ở phần lý luận.
7. Cơ cấu của luận văn
Với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngoài mục lục,
danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành ba
chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.
Chương 2. Thực trạng Pháp luật Việt Nam về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện Pháp luật vềhỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHAP LÝ VỀ HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái quát chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay
1.1.1.
Quá trình hình thành pháp luật về đất đai và vai trò của nhà nước
Các quy định về bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được
xây dựng và co quá trình hình thành với những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhât, bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra
dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Hiến
pháp năm 1946 đa ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “Quyền sở
hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12). Quyền này tiếp tục
được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992: “Công dân co quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và các
tài sản khác trong doanh nghiệp... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế của công dân” (Điều 58). Hơn nữa, Hiến pháp năm 1992 còn ghi
nhận: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tô chức không bị quốc hữu hoa. Trong trương
hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước
trưng mua hoặc trưng dụng co bồi thương tài sản của cá nhân hoặc tô chức theo thơi
giá thị trương.” (Điều 23)[28].
Như vậy, quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tô chức đa
được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bộ tài sản hợp
pháp gắn liền với đất bị thu hồi do ngươi sử dụng đất tạo ra được xác định là tài sản
hợp pháp của cá nhân và phải được bồi thương theo giá thị trương. Đối với trương
hợp ngươi sử dụng đất bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở, Nhà nước thực hiện
chính sách tái định cư cho các đối tượng này.
Thứ hai, xét về bản chất, Nhà nước ta do nhân dân lao động thiết lập nên, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước theo đuôi sứ mạng
cao cả và mang đầy tính nhân văn là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh
của nhân dân. Đặt trong ý nghĩa đO, khi Nhà nước thu hồi đất ở của ngươi dân để sử
dụng bất kì vào mục đích gì (cho dù sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế) mà họ phải di chuyển chỗ ở thì
Nhà nước phải co bổn phận và nghĩa vụ bồi thương và thực hiện việc tái định cư
nhăm làm cho ngươi sử dụng đất sớm ổn định cuộc sống.
Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của ngươi sử dụng đất
là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Hơn nữa
trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, mọi chủ thể trong xa hội bao gồm Nhà nước,
cổng dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xa hội... đều bình đẳng với nhau trước
pháp luật. Nước ta đang từng bước xây dựng một xa hội văn minh và hiện đại nơi
mà ở đo quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong xa hội phải được luật pháp tôn
trọng và bảo vệ. Với cách hiểu như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà làm phương
hại đến lợi ích hợp pháp của ngươi sử dụng đất thì Nhà nước không những co trách
nhiệm bồi thương thiệt hại mà còn phải thực hiện việc tái định cư cho họ.
Thứ tư, nước ta đa và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trương theo định hướng xa hội chủ nghĩa (XHCN) hướng tới mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xa hội cổng băng, dân chủ và văn minh” trong điều kiện
chịu rất nhiều thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Để tranh thủ
thơi cơ, vượt qua thách thức của xu thế toàn cầu hoa về kinh tế, chung ta phải biết
phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước, tính năng
động, sáng tạo của mỗi ngươi dân đong gop vào sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước[37]. Điều này chỉ co thể thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ
những quyền lợi chính đáng của ngươi dân. Đây cũng là một lý do dẫn đến việc ra
đơi các quy định về bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ năm, vấn đề bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được
xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Nhìn lại thành tựu hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, co thể
nhận thấy răng, những thành tựu này là kết quả của quá trình đôi mới tư duy mà hạt
nhân cơ bản là đôi mới tư duy về sở hữu tài sản. Để giải phong mọi năng lực sản
xuất của ngươi lao động, tạo ra một động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, Đảng ta
đa rất sáng suốt khi lựa chọn và thực hiện việc đôi mới cơ chế quản lý kinh tế trong
nông nghiệp làm khâu đột phá cho toàn bộ quá trình cải cách kinh tế với việc từng
bước xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua việc
giao đất cho họ sử dụng ôn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho ngươi sử
dụng đất[37]. Như vậy, “kể từ đây quyền sử dụng đất đa tách khỏi quyền sở hữu đất
đai được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho ngươi sử dụng đất thực hiện và trở
thành một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của ngươi sử dụng đất” hay noi cách
khác “Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện, còn quyền sử
dụng đất thuộc quyền sở hữu của ngươi sử dụng đất”.
Chính nhơ việc tìm ra cách thức giao quyền sử dụng đất cho ngươi lao động
trên cơ sở vẫn giữ nguyên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nhăm duy trì sự ôn định
về chính trị - xã hội tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế mà Việt Nam và Trung
Quốc “gặp nhau” ở điểm chung này và hai nước đa thực hiện thành công cuộc cải
cách kinh tế mà không gặp thất bại như Liên xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu
trước đây. Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa cho răng: “Sáng tạo ra
khái niệm “quyền sử dụng đất” cả ngươi Việt Nam và ngươi Trung Quốc dương như
đa tạo ra một khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng: đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, song quyền sử dụng lại thuộc về cá nhân hay tô chức”. Cùng chung
quan điểm này, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trương nhận xét: “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta chỉ mang tính
thuật ngữ... Quyền lợi và nghĩa vụ của ngươi sử dụng đất ở nước ta không khác so
với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai ở các nước”.
Như vậy, băng việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của ngươi sử dụng đất
thì dương như ngươi sử dụng đất ở nước ta là ngươi “sở hữu” một loại quyền về tài
sản đo là “quyền sử dụng đất”. Bởi lẽ, ngươi sử dụng đất được pháp luật trao cho các
quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển
đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo
lanh, gop vốn băng quyền sử dụng đất. Một khi pháp luật đa thừa nhận quyền sử
dụng đất là một loại quyền về tài sản của ngươi sử dụng đất, thì khi Nhà nước thu
hồi đất noi chung (co nghĩa là ngươi sử dụng đất bị mất quyền sử dụng đất do hành
vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra) và thu hồi đất ở noi riêng, Nhà nước phải bồi
thương, hỗ trợ, tái định cư cho ngươi sử dụng đất.
1.1.2. Quyền sử dụng đất và hoạt động quản lý đất đai ở Việt Nam trong chế độ
chủ sở hữu Nhà Nước về đất đai
Quyền sử dụng:
Nhìn từ phương diện lịch sử thì khái niệm “quyền sử dụng đất” đã được đề cập
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bắt đầu từ thập niên 70 của thế
kỷ XX với tên gọi ban đầu là “quyền quản lý và sử dụng ruộng đất”. Tuy nhiên, đến
thời điểm hiện nay, pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính
thức về nội hàm của khái niệm quyền sử dụng đất. Theo Từ điển Luật học năm 2006
thì "quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển
giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho...”
Thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất, đặc biệt là từ cách thức xử lý của pháp luật khi quy định về các quyền
của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản, trong đó có quyền sử dụng đất
và phương thức bảo vệ các quyền đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu
đó cũng được thực hiện như bảo vệ đối với chủ sở hữu tài sản, nhìn từ góc độ khoa
học pháp lý thì quyền sử dụng đất có thể được hiểu như sau: Quyền sử dụng đất là
quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở
quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất phải tuân thủ các điều kiện,
thủ tục do pháp luật quy định[8].
Kể từ khi Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thì “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm
mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... đều thuộc
sở hữu toàn dân” (Điều 19) và“những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được
tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”
(Điều 20). Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tiếp tục được khẳng định tại Hiến
pháp năm 1992 (Điều 17) và Hiến pháp năm 2013 (Điều 53). Trên tinh thần đó, Luật
Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Đất đai
năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa chế độ sở hữu toàn dân đối với
đất đai, trong đó đặc biệt là quy định về quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện
chủ sở hữu về đất đai, như: “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
thống nhất quản lý về đất đai” (Điều 1 Luật Đất đai năm 2003) hoặc“Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này” (Điều 4 Luật Đất đai năm 2013)
[23].
Tiếp tục kế thừa và phát triển nội dung của các văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc, tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về
đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta khẳng
định quyền sử dụng đất là “một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải
là quyền sở hữu”.
Các quy định của pháp luật đất đai cho thấy, chỉ khi được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mới
được thực hiện quyền của người sử dụng đất. Trên nguyên lý đó, mặc dù là chủ thể
trực tiếp khai thác, sử dụng đất đai, nhưng người sử dụng đất không phải là chủ sở
hữu đất đai.
Hoạt động quản lý đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, vì vậy, cần xây dựng cơ sở
lý luận về quản lý nhà nước đối với đất đai, làm rõ những đặc điểm của quản lý nhà
nước đối với đất đai hiện nay. Nhà nước ta sẽ không tư nhân hóa đất đai, nhưng các
quyền của Nhà nước trao cho NSDĐ sẽ ngày càng mở rộng, tuy các quyền đó chỉ
tiệm cận đến QSH.
Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc
biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản
dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng
của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng
đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực
tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước
không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan
nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất
theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước[22].
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện
quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 9 nội dung
quản lý nhà nước về đất đaiđã quy định ởĐiều 22, Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chứcthực hiện văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
6. Quản lý việc bồi thường,hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai;
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
Quảnlý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
củapháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quảnlý và
sử dụng đất đai;
Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Chín nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất
đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:
Một là, nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các thông
tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của
việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
-Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong toàn quốc gia,
trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm về diện
tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, v.v...; nắm về diện tích
của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ...Về chất lượng đất: Nhà
nước nắm về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng loại đất,độ phì của đất, kết cấu đất,
hệ số sử dụng đất v.v..., đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.
-Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất
có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? cách đánh
giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai.
Hai là, nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy
hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai,
nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Trong
quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai
của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước với vai trò chủ quản
lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển
của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà
nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau,
thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà
nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,
cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất[41]. Vì vậy, Nhà nước quy hoạch
và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc
chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ba là, nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng
đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người
sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu
và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối
và sử dụng đất. Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập
trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập
đó.
Bốn là, nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt động
này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử
dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng
đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng
đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử dụng đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng
đất...) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do
đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều nhằm
mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm chắc tình
hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai và sử dụng đất đai
một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là củng cố trật tự
trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai như trên, có
thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai;đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất;phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch,kế hoạch;kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng
đất;điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
1.2. Khái niệm, bản chất, vai trò, ý nghĩa của thu hồi đất và hỗ trợ, tái
định cư
1.2.1.
Khái niệm, bản chất, vai trò và ý nghĩa của thu hồi đất
Thu hồi đất được quy định ngay từ trước khi chế độ sở hữu toàn dân đối với
toàn bộ đất đai được xác lập. Các Luật Đất đai qua các thời kỳ, kể từ khi Hiến pháp
1980 được ban hành đến nay, đều quy định về hoạt động thu hồi đất như là một công
cụ quản lý nhà nước và cũng nhằm để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của nhà
nước đối với đất đai. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu hồi đất còn được xem
như là một “khâu” của quá trình “điều phối” đất đai. Cùng với quá trình phát triển
của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần được hoàn thiện. Tuy nhiên,
những đổi mới của nó vẫn chưa đủ sức đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội về nhiều mặt,
như: sự công bằng, tính hiệu quả... Thậm chí thu hồi đất trong một số trường hợp
còn gây ra nhiều bất ổn trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Mặc dù được quy định và áp dụng từ khá lâu nhưng mãi đến khi Luật Đất đai
2003 được ban hành, thu hồi đất mới được định nghĩa chính thức. Theo khoản 5
Điều 4 của Luật này thì: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để
thu lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân
dân (UBND) xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”. Sau đó, Luật
Đất đai 2013 có quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại
QSDĐ của người được Nhà nước trao QSDĐ hoặc thu lại đất của NSDĐ vi phạm
pháp luật về đất đai” (khoản 11 Điều 3).
Như vậy, thu hồi đất được hiểu là một hành vi hành chính để Nhà nước thực
hiện quyền quản lý của mình, khởi nguồn cho hoạt động hỗ trợ, tái định cư mà đề tài
đang tập trung nghiên cứu.
Mặc dù có những khác biệt nhất định trong định nghĩa của các Luật Đất đai
nhưng thu hồi đất có một điểm chung là dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt QSDĐ
của NSDĐ hoặc quyền quản lý đất đai của các chủ thể được Nhà nước giao đất để
quản lý (không phải là NSDĐ).
Xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước và NSDĐ, thu hồi đất là một quá trình
“ngược” so với hoạt động giao đất, cho thuê đất. Khi bị thu hồi đất, NSDĐ không
còn QSDĐ với đất bị thu hồi và đương nhiên không còn quyền “chiếm hữu”, tác
động vào diện tích đất đó nữa. Do đó, việc thu hồi đất trước hết có tác dụng bảo vệ
quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai vì nó sẽ làm chấm dứt hành vi xâm hại đất đai
của những chủ thể vi phạm pháp luật đất đai. Thu hồi đất là một “khâu” quan trọng
của quá trình điều phối đất đai[39]. Là một quốc gia đang phát triển, việc “luân
chuyển” đất đai từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục đích này sang mục đích
khác rất thường xuyên xảy ra. Do đó, thu hồi đất là hoạt động hỗ trợ đắc lực nhất
cho Nhà nước để thực hiện quá trình quản lý đất đai.
Bản chất của thu hồi đất:
a) Thu hồi đất là sự chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai sơ cấp giữa Nhà nước
và người sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền năng sau khi đã được Nhà nước
công nhận thông qua hoạt động cấp Giấy chứng nhận, đồng thời các giao dịch về
quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực pháp lý sau khi có sự đồng ý của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thông qua việc chỉnh lý hồ sơ địa chính. Như vậy, việc được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất,
cụ thể hóa dưới một văn bản hành chính đã làm phát sinh quyền của người sử dụng
đất đối với một thửa đất xác định. Đây là quan hệ sơ cấp, có tính chất nền tảng đối
với các giao dịch đất đai dân sự về sau.
Với lập luận như trên, hành vi thu hồi đất, về bản chất là sự chấm dứt quan hệ
pháp luật đất đai giữa một bên là Nhà nước - đại diện chủ sở hữu toàn dân và bên kia
là cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Nó đồng thời chấm dứt hiệu lực của các quyết định
hành chính giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước ban hành từ trước cho người bị thu hồi. Tất cả các quyền, nghĩa vụ phát sinh
của chủ thể sử dụng đất đã được ghi nhận sau khi được giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất cũng chính thức chấm dứt kể từ thời điểm có quyết định thu
hồi đất.
b) Thu hồi đất là sự chấm dứt việc phát sinh các giao dịch của thị trường đất
đai thứ cấp
Kể từ thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, người sử dụng đất nếu có nhu cầu thực hiện các giao dịch mang tính chất
dân sự (ví dụ: chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp...) thì phải tiến hành đăng ký
quyền sử dụng đất của mình để có đủ điều kiện tham gia thị trường thứ cấp. Đối với
thị trường thứ cấp (quan hệ giữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau) thì quyền sử
dụng đất chuyển cho bên nhận chuyển quyền từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, còn
việc đăng ký biến động về sử dụng đất chỉ nhằm ghi nhận việc chuyển quyền sử
dụng đất giữa các tổ chức, cá nhân với nhau và giúp công khai hóa quyền của bên
nhận chuyển quyền sử dụng đất với bên thứ ba.
Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai sơ cấp mà còn
nghiễm nhiên chấm dứt khả năng phát sinh các giao dịch của thị trường đất đai thứ
cấp giữa người sử dụng đất và các chủ thể dân sự khác. Kể từ thời điểm có quyết
định thu hồi đất, người sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng dù là toàn bộ
hay một phần quyền của mình cho người khác. Những chủ thể không phải người sử
dụng đất nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan tới thửa đất bị thu hồi cũng sẽ chấm
dứt hoàn toàn mối quan hệ với đất bị thu hồi[39]. Ví dụ: đất bị thu hồi đang được
người sử dụng đất cho thuê làm nhà ở. Khi có quyết định thu hồi đất, quan hệ giữa
người cho thuê và người thuê sẽ chấm dứt. Hay đối với đất bị thu hồi đang được sử
dụng làm cơ sở sản xuất kinh doanh, việc thu hồi đất có thể dẫn đến chấm dứt sự tồn
tại của cơ sở này, đồng thời chấm dứt quan hệ đang tồn tại giữa người sử dụng lao
động và người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Những phân tích về bản chất thu hồi đất như trên cho ta thấy tính hệ trọng của
sự kiện này. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng chứ không chỉ riêng người
nắm giữ quyền sử dụng đất. Đất đai và bất động sản là sản nghiệp quan trọng đối với
người dân vì có giá trị cao, đồng thời là cơ sở để tiến hành hàng loạt các hoạt động
kinh doanh, sản xuất khác. Do vậy, ngoại trừ các trường hợp vi phạm quy định về sử
dụng đất thì việc thu hồi đất chỉ nên thực hiện trong những trường hợp hạn hữu thật
cần thiết. Bởi ngay cả khi Nhà nước quan tâm, chú trọng đến công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, người dân bị thu hồi đất thì việc ổn định lại cuộc sống và khôi
phục sinh kế cho người dân như trước là không hề đơn giản.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm vai trò và ý nghĩa của pháp luât về hỗ trợ, tái định cư
* Khái niệm pháp luật về hỗ trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu hoi đât
Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào với truyền thống “lá lành đùm lá rách”.
Vì thế, khi một người nào đó trong xã hội gặp những khó khăn thì các thành viên
khác trong cộng đồng luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ
họ vượt qua những khó khăn đó thông qua việc hỗ trợ về vật chất (tiền của hoặc các
hiện vật) và tinh thần (động viên, thăm hỏi, an ủi).
Thuật ngữ “hỗ trợ” không chỉ được sử dụng trong đời sống xã hội mà còn
được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật nói chung và Pháp luật đất đai nói riêng. Đối
với lĩnh vực pháp luật đất đai, quan niệm về “hỗ trợ” được đặt ra với ý nghĩa riêng,
do tính chất đặc thù của đất đai. Khi Nhà nước THĐ, thì người có đất bị thu hồi sẽ
không thể tránh khỏi những khó khăn về cuộc sống sinh hoạt, về lao động và sản
xuất. Nhằm bù đắp những tổn thất và giúp đỡ những người bị THĐ vượt qua các khó
khăn từ việc THĐ, nhanh chóng ổn định về đời sống và sản xuất; bên cạnh việc bồi
thường về đất, bồi thường về tài sản, Nhà nước đã quy định và tổ chức thực hiện
nhiều chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.
Đề cập vấn đề này khoản 14, Điều 3, LĐĐ năm 2013 quy định rõ: “Hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định
đời sống, sản xuất và phát triển” Áp dụng biện pháp hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
là Nhà nước ta đã giúp đỡ cho người bị thu hồi đất, tạo điều kiện để người bị thu hồi
đất ổn định cuộc sống, đây hoàn toàn là ý chí đơn phương của Nhà nước, là một
trong những chủ trương phù hợp với bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì
dân; đồng thời, chúng là một chính sách làm cho việc thực thi bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất được hoàn chỉnh và thực thi có hiệu quả hơn[22].
Tái đinh cư khi Nhà nước thu hoi đât
Tái định cư được hiểu là ôn định nơi ở trở lại, xây dựng lại, là việc di chuyển
đến một nơi khác so với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn, di chuyển đến nơi ở
mới và các hoạt động hỗ trợ để gây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh
thần cho ngươi bị thu hồi đất, giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xa hội đối với
một bộ phận dân cư bị Nhà nước thu hồi đất phục vụ lợi ích, sự phát triển chung.
Nghiên cứu cho thấy, trách nhiệm bố trí tái định cư cho ngươi bị thu hồi đất
được quy định cụ thể với mục tiêu hướng đến là “an cư lạc nghiệp” cho ngươi co đất
thu hồi.
Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh
hưởng tác động đến đơi sống của ngươi dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập
trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể co phải di chuyển hay không và các
chương trình nhăm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá
trình di chuyển ngươi dân đến nơi ở mới băng cách bồi thương băng nhà ở hay bồi
thương băng giao đất ở mới hoặc bồi thương băng tiền để ngươi dân tự lo chỗ ở.
* Tư nhưng khai niêm nêu trên Luân văn khai quat đinh nghĩa vê hô trơ tai
đinh cư la việc Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi ổn định
đời sống sản xuất, vượt qua khó khăn khi bị Nhà nước thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với
trường hợp thu hồi đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển
đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp. Tái định cư là
việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.
Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
* Đặc điêm pháp luật về ho trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu hoi đât
Thứ nhât, tính quy phạm phô biến. Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất là noi đến những quy phạm về hỗ trợ, tái định cư. Quy phạm về hỗ
trợ tái định cư và tế bào của hệ thống pháp luật về hỗ trợ, tái định cư. Chính trong
những quy phạm pháp luật về hỗ trợ, tái định cư co chứa đựng những nguyên tắc,
khuôn mẫu và mô hình xử sự chung về linh vực hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất. Tính quy phạm phô biến là cái để phân biệt pháp luật về hỗ trợ, tái định cư
với các quy phạm xa hội khác. Tính quy phạm phô biến của pháp luật hỗ trợ, tái định
cư thể hiện ở việc không phải để áp dụng cho từng chủ thể cụ thể mà áp dụng cho
các chủ thể không xác định.
Một trong những quy phạm, đo là việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là xuất phát từ lý do khách quan
của xa hội chứ không phải do lỗi chủ quan của ngươi sử dụng đất gây ra. Nhà nước
là một tô chức chính trị quyền lực do xa hội thiết lập lên, đại diện cho lợi ích của xa
hội thực hiện việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng thì Nhà
nước cũng co trách nhiệm thay mặt xa hội thực hiện việc hỗ trợ, tái định cư cho
ngươi bị thu hồi đất.
Thứ hai, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Tính xác định chặt chẽ về
mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật hỗ trợ, tái định cư trong những hình
thức nhất định. co thể noi, điểm rõ nét nhất của pháp luật hỗ trợ, tái định cư chính là
ở chỗ nội dung của no được xác định rõ ràng, chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc “bất cứ
ai được đặt vào điều kiện hoàn cảnh ấy cũng không thể làm khác được”. Nội dung
của pháp luật về hỗ trợ, tái định cư được quy định rõ ràng, chặt chẽ và khái quát
trong các khoản của điều luật, trong một văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp