Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.47 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM PHÚ TIÉN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
••

TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÉ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM PHÚ TIÉN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÉ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS, TS ĐÀM THANH THẾ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không
trùng lặp, không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào; những tài liệu, số liệu, dẫn
chứng sử dụng trong Luận văn là trung thực và chính xác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan trên./.
Người cam đoan


MỤC LỤC
Phạm Phú Tiến

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÉ TRONG LĨNH VựC SẢN XUẤT,
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI.................................................................................................. 7
1.1.

Khái niệm và đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
trong

lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.........................................................................7
1.2.

Nhận thức về phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh
vực


sản xuất, kinh doanh, thương mại........................................................................................10
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ THựC TRẠNG PHÒNG NGỪA
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÉ TRONG LĨNH VựC SẢNXUẤT,
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................28
2.1.

Đặc điểm tình hình có liên quan đến phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự
quản

lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
.............................................................................................................................................28
2.2.

Thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh
vực

sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nằng..................................38
2.3..................................................................................................Nhận xét, đánh giá
...........................................................................................................................53
Chương 3. Dự BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 58
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT Tự QUẢN LÝ KINH TÉ TRONG LĨNH
VựC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI..........................................................58
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................................................58
3.1.

Dự báo tình hình tội phạm và các yếu tố tác động đến phòng ngừa các tội
xâm



phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn
Thành phố Đà Nằng.............................................................................................................58
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn thành phố Đà
Nằng

.............................................................................................................................................62
KÉT LUẬN..........................................................................................................................76


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS
CSKT

: Bộ luật tố tụng hình sự
: Cảnh sát kinh tế

QLTT
SX, KD, TM

: Quản lý thị trường
: Sản xuất, kinh doanh, thương mại


TAND

: Tòa án nhân dân

TNHH
TP.

: Trách nhiệm hữu hạn
: Thành phố

TTQLKT

: Trật tự quản lý kinh tế

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã và đang đạt
được những thành tựu có ý nghĩa hết sức to lớn. Tình hình chính trị - xã hội nước ta đi vào
ổn định; thế và lực của ta được nâng cao hơn; quan hệ quốc tế được mở rộng; khả năng giữ
vững độc lập tự chủ và hội nhập được tăng cường. Những kết quả đó góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên trường quốc tế. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Việt Nam cũng đang phải đối phó với nhiều khó khăn,
thử thách như nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực, những tác
động không nhỏ của mặt trái nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội, sự du nhập của
những yếu tố văn hóa, tinh thần không phù hợp từ các quốc gia, dân tộc khác... Đây là

những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn,
ảnh hưởng đến sự ổn định về an ninh quốc gia và TTATXH. Khảo sát, thống kê tình hình tội
phạm truyền thống cho thấy, trong các loại tội phạm kinh tế, nhóm các tội xâm phạm
TTQLKT đã và đang nổi lên một cách đáng báo động, gây hậu quả nghiêm trọng cả về vật
chất lẫn tinh thần cho xã hội.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa
học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, TP. Đà Nẵng có vị trí trọng
yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Với chính sách, đường lối phát triển
đúng đắn của mình, Đà Nẵng đã và đang phát triển về mọi mặt, đảm bảo chất lượng đời
sống, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, hình thành môi trường đầu tư thông thoáng, thu
hút nhiều nguồn vốn cả trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tình hình tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm xâm phạm TTQLKT, nhất là trong lĩnh
vực SX, KD, TM nói riêng trên địa bàn thành phố diễn ra hết sức phức tạp, nhiều biến động,
có xu hướng gia. Số vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm với quy mô lớn ngày càng gia tăng, số
vụ sản xuất, buôn bán hàng giả bị phát hiện và xử lý ngày càng nhiều, hành vi lừa dối khách
hàng, trốn thuế, vi phạm các quy định về cạnh tranh, bán đấu giá tài sản, đấu thầu, vi phạm
các quy định về quản lý rừng... diễn ra ngày càng phổ biến. Đặc biệt, các đối tượng còn cấu

1


kết thành các đường dây khép kín, phương thức thủ đoạn tinh vi, địa bàn hoạt động rộng
liên quan đến nhiều tỉnh, thành, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa và đấu tranh. Trong
thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, theo thống kê, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 65 vụ
án xâm phạm TTQLKT, chiếm 55,1% tổng số vụ án kinh tế. Trong số 65 vụ án xâm phạm
TTQLKT, có đến 55 vụ xảy ra trong lĩnh vực SX, KD, TM, chiếm tỷ lệ đến 84,6%. Hậu quả
do các tội xâm phạm TTQLKT gây ra đã làm rối loạn thị trường, mất ổn định nguồn cung cầu, ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hóa trên địa bàn thành phố. Cá biệt nhiều trường
hợp còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những về vật chất, sức khỏe mà còn nguy
hiểm đến tính mạng, tạo dư luận phản ứng gay gắt, mạnh mẽ.
Ý thức được mục đích, vai trò của công tác phòng ngừa tội phạm, trong những năm

qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã đề ra nhiều chủ trương, thực hiện
nhiều chính sách, kế hoạch phòng ngừa tội phạm kinh tế nói chung và phòng ngừa các tội
xâm phạm TTQLKT nói riêng, qua đó đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Điển
hình như việc ban hành “Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các
cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”... Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa vẫn
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phòng ngừa xã hội chưa được thực hiện thường
xuyên, liên tục, hiệu quả mang lại chưa mong muốn. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến công tác điều tra, xử lý các tội xâm phạm TTQLKT chưa thực sự hoàn thiện. Công tác
phối hợp giữa các lực lượng và các đơn vị, địa phương trong phòng ngừa nhóm tội phạm
này còn hạn chế, nhất là việc quản lý, giáo dục đối tượng và xử lý người phạm tội... Tình
hình thực tế nêu trên chỉ ra rằng, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn công
tác phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT, đặc biệt là trong lĩnh vực SX, KD, TM trên địa
bàn TP. Đà Nẵng để rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng nhằm đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nhóm tội phạm này trở nên vô cùng cấp
thiết. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trên địa bàn Thành phố Đà Nang" làm Luận văn Thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

2


Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về công tác phòng ngừa các tội xâm
phạm TTQLKT như:
- Vũ Văn Thiết (2005), “Đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biển của lực lượng
Công an các tỉnh, thành phố ven biển phía Nam - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa
học cấp Bộ;
- Lê Thị Khánh Ly (2015), “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực
hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ luật học;

- Trương Văn Út (2013), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo hình sự Việt Nam
(trên cơ sở số liệu của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Thị Tố Uyên (2014), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156
BLHS năm 1999, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Mai Thị Lan (2008), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Chí (2008), Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
trước yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Khoa học Đại học QGHN;
Ngoài ra còn có các báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề về công tác đấu tranh phòng
chống các tội xâm phạm TTQLKT của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng và các địa phương khác.
Các luận văn, đề tài khoa học, các bài báo khoa học nêu trên chủ yếu đi sâu nghiên
cứu, phân tích một số vấn đề sau:
- Lý luận: Làm rõ nhận thức về hoạt động phòng ngừa các tội phạm cụ thể nằm trong
nhóm các tội xâm phạm TTQLKT.
- Thực trạng: Đề cập đến thực trạng công tác phòng ngừa các tội phạm cụ thể nằm
trong nhóm các tội xâm phạm TTQLKT trên địa bàn một số tỉnh, thành phố.
- Giải pháp: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa
các tội phạm cụ thể nằm trong nhóm các tội xâm phạm TTQLKT trên địa bàn một số tỉnh,
thành phố.

3


Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về hoạt động
phòng ngừa nhóm các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và trong lĩnh vực SX, KD, TM nói
riêng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay. Do vậy, luận văn Thạc sỹ “Phòng ngừa
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” là một công
trình khoa học mới, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cấp thiết của công tác phòng ngừa các

tội xâm phạm TTQLKT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng và yêu cầu của một luận văn Thạc
sỹ Luật học.

3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhận thức và thực tiễn phòng ngừa các tội
xâm phạm TTQLKT nói chung và trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng trên địa bàn TP. Đà
Nang của các chủ thể phòng ngừa, rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó để
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực SX, KD, TM trên địa bàn TP. Đà Nang trong thời gian tới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần làm rõ những nội dung sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT nói chung
và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng.
- Làm rõ thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội
xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng trên địa bàn Thành phố Đà Nang
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT
nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng trên địa bàn
Thành phố Đà Nang

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phòng ngừa các tội xâm
phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói
riêng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4



- Phạm vi tội danh: Khảo sát 12 tội danh được quy định tại Mục 1 - Phần các tội xâm
phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM, nằm trong Chương XVIII, Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (từ Điều 188 đến Điều 199).
- Không gian: Địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, đề tài còn được tiến hành dựa trên lý luận cơ bản của khoa học Tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm, tiếp thu các luận điểm, luận chứng khoa học phù hợp từ các
công trình đã nghiên cứu của nhiều tác giả và kinh nghiệm thực tiễn trong các hồ sơ, tài liệu
tổng kết, sơ kết hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội
xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1. Phương pháp phân tích, bình luận, nghiên cứu tài liệu, diễn dịch, so sánh.
Chương 2. Phương pháp thống kê, nghiên cứu bản án, hồ sơ vụ án, khảo sát thực tiễn,
tổng kết rút kinh nghiệm, so sánh.
Chương 3. Phương pháp suy luận logic, chuyên gia.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận về
hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và trong lĩnh vực SX, KD,
TM nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc áp dụng kết quả nghiên cứu của luận văn vào thực tiễn công tác của các cơ
quan chức năng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động


5


phòng ngừa tội phạm kinh tế nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
- Luận văn còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy và học tập trong các trường trong và ngoài Công an nhân dân.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
thành 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.
Chương 2. Đặc điểm tình hình có liên quan và thực trạng phòng ngừa các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÉ
TRONG LĨNH VựC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
1.1.1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu khái niệm về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD,
TM, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về các tội xâm phạm TTQLKT. Đầu tiên, cần nhận
thức rằng: TTQLKT là tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của

chủ thể khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sản phẩm
cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận. Trật tự này do nhà nước quy

6


định nhằm đảm bảo quyền của chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng, đảm bảo ổn định và
tăng trưởng kinh tế.
Về các tội xâm phạm TTQLKT chính là sự quy định cụ thể trên cơ sở kế thừa chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm TTQLKT của Nhà nước,
đồng thời, phản ánh kết quả phát triển của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn cải cách, đổi
mới hiện nay. Trong các giáo trình Luật hình sự và Tội phạm học, khái niệm tội phạm xâm
phạm TTQLKT được trình bày khá đơn giản và thống nhất. Xuất phát từ hành vi nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm, có thể đưa ra được khái niệm này như sau:
Các tội phạm xâm phạm TTQLKT là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước
trong quản lý kinh tế, xâm phạm cơ chế Nhà nước quản lý, vận hành nền kinh tế, gây thiệt
hại đáng kể cho nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước, các chủ thể của nền kinh tế và người tiêu
dùng.
Tổng kết quá trình thi hành BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm
1999) cho thấy một số quy định tại chương các tội xâm phạm TTQLKT không còn phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, nhiều tội phạm mới phát sinh trên thực tế chưa được
bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là tội phạm trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, thương mại... Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế cũng như công tác đấu tranh, phòng chống
tội phạm. Do vậy, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã sửa
đổi, bổ sung nhiều nội dung mới quan trọng, trong đó quy định các tội xâm phạm TTQLKT
tại Chương XVIII, gồm có 47 tội danh. Đối với lĩnh vực SX, KD, TM được quy định tại
Mục 1 Chương này, gồm 12 tội danh từ Điều 188 đến Điều 199. Đây cũng là nhóm tội phổ
biến nhất trong các tội xâm phạm TTQLKT hiện nay, bao gồm: [19, tr.143].
Điều 188. Tội buôn lậu

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Điều
190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm Điều 191. Tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm

7


Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi Điều 196. Tội đầu cơ Điều 197. Tội
quảng cáo gian dối Điều 198. Tội lừa dối khách hàng Điều 199. Tội vi phạm các quy định
về cung ứng điện
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm các tội phạm xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM như sau:
“Các tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm hại TTQLKT nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân ”.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM mang đầy đủ các đặc điểm
của tội phạm hình sự nói chung như tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính phải chịu
hình phạt... Theo quy định tại BLHS 2015, cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM bao gồm những yếu tố sau đây:
Về chủ thể: Chủ thể của các tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD,
TM có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với “Tội vi phạm các
quy định về cung ứng điện”, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong
các cơ quan, tổ chức kinh tế (chủ thể đặc biệt).

Về khách thể: Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM xâm phạm
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ nhằm bảo
đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý điều hành
toàn bộ nền kinh tế của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của
nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền, lợi ích, tính mạng sức khỏe của người dân. được
thể chế hóa trong quy định pháp luật.
Về mặt khách quan: Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM bao
gồm những hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ

8


khác nhau. Hành vi phạm tội đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân
hoặc cho từng ngành lĩnh vực nhất định. Trong lĩnh vực này, chỉ duy nhất “Tội vi phạm các
quy định về cung ứng điện”, hành vi phạm tội có thể được thể hiện dưới dạng không hành
động, còn những tội khác đều được thể hiện dưới dạng hành động.
Hậu quả xảy ra có thể ở những mức độ rất khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung
cầu, làm ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hoá của cả nước; thậm chí có những tội
phạm còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những cả về vật chất, sức khoẻ mà có khi
còn nguy hiểm đến tính mạng.... Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm.
Về mặt chủ quan: Các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM được thực
hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và
mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động
cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi.
Có thể thấy rằng: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi,
các quy định trong Chương XVIII BLHS năm 2015 đã có sự phân định rõ mức độ nào thì
coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm. Các tội này thường nhằm mục đích vụ

lợi nên đối với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, để tạo điều kiện và giáo dục họ trở
thành người tốt, hình phạt chính chỉ áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc
tù có thời hạn. Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193, Điều 194), mức cao
nhất của khung hình phạt quy định đến chung thân, tử hình. Ngoài ra, tuỳ theo hậu quả và
mức độ thu lợi bất chính mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:
Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định.

1.2. Nhận thức về phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
9


1.2.1. Khái niệm
Ở nước ta, phòng ngừa tội phạm là vấn đề sớm được nghiên cứu trong khoa học pháp
lý hình sự.
Theo GS, TS. Võ Khánh Vinh: Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp Nhà
nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, làm giảm
bớt hoặc tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội... Phòng ngừa tội phạm
là hoạt động mang giá trị nhân đạo xã hội, đồng thời có hiệu quả kinh tế xã hội cao.[28, tr.
50].
Theo GS, TS. Nguyễn Xuân Yêm: Phòng ngừa tội phạm là một bộ phận lớn của vấn
đề phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hạn chế các nguyên nhân của nó sẽ tạo ra những
điều kiện để cản trở việc phát triển những hành động trái pháp luật thành tội phạm.[50,
tr.49].
Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội, không phải riêng của bất kỳ một
cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Do đó, chủ thể phòng ngừa bao gồm tất cả các bộ phận

cấu thành nên hệ thống chính trị như: Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan quyền lực, cơ
quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, cơ quan tư pháp, tổ chức và công dân.
Trong đó, Cơ quan Công an, VKSND, TAND là những chủ thể chủ yếu của phòng ngừa tội
phạm.
Như vậy, có thể nói rằng: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của toàn thể hệ thống
chính trị, áp dụng đồng bộ, tổng hợp các biện pháp nhằm mục đích thủ tiêu nguyên nhân,
điều kiện phạm tội, loại bỏ các yếu tố tiêu cực làm nảy sinh tội phạm, từ đó, từng bước loại
bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Theo đó: Phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTQLKT là hoạt động của toàn thể hệ
thống chính trị, áp dụng đồng bộ, tổng hợp các biện pháp nhằm mục đích thủ tiêu nguyên
nhân, điều kiện phạm tội, loại bỏ các yếu tố tiêu cực làm nảy sinh tội phạm xâm phạm
TTQLKT, từ đó, từng bước loại bỏ tội phạm xâm phạm TTQLKT ra khỏi đời sống xã hội.
Trên cơ sở đặc điểm của tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh SX, KD,

1
0


TM, có thể thấy: Phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM là
tổng thể hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân, áp dụng
tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau nhằm xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện
hình thành, nảy sinh và phát triển của các loại tội phạm xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực
SX, KD, TM..., tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sự phát triển bình thường
của nền kinh tế, loại bỏ các loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc phòng ngừa
1.2.21. Mục đích
Trong tình hình hiện nay, ở nước ta để chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,
Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới” trong đó chỉ rõ: “.. .trong
thời gian tới công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm,

nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường lành mạnh phục vụ có
hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của
nhân dân.” [12, tr.2]. Thực hiện tinh thần của chỉ thị, các cơ quan chức năng đã tổ chức,
triển khai nhiều hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế nói chung và các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng nhằm đạt được những mục đích sau:
- Thứ nhất, làm hạn chế, góp phần tiến tới xóa bỏ, không để hình thành các nguyên
nhân, điều kiện phạm tội, giảm cơ hội hoặc không tạo ra cơ hội để cho đối tượng có thể thực
hiện hành vi phạm tội xâm phạm các quy định của Nhà nước về TTQLKT trong lĩnh vực
SX, KD, TM;
- Thứ hai, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người có ý định phạm tội, tác động
để họ từ bỏ ý định, từ bỏ hoạt động phạm tội nếu có, đồng thời giáo dục họ tích cực tham
gia công tác phòng ngừa, đấu tranh, tố cáo hành vi phạm tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh
vực SX, KD, TM, chủ động bảo vệ quyền và lợi ích của mình;
- Thứ ba, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hành vi phạm tội, hoặc làm cho quá
trình thực hiện hành vi phạm tội trở nên khó khăn hơn, nhiều trở ngại, rủi ro hơn, ít hiệu quả
hơn. Từ đó làm mất ý chí, ý định phạm tội của đối tượng, giảm nguy cơ tội phạm có thể xảy
ra.

1
1


I.2.2.2. Ý nghĩa
Hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM có ý
nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn trong kiểm soát xã hội, kiểm soát tội phạm, ngăn chặn không
để cho tội phạm xảy ra trong đời sống xã hội. Phòng ngừa các tội phạm này còn mang ý
nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội bởi không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt
của pháp luật, thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người phạm
tội, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất, kinh
doanh chân chính. Bên cạnh đó, về mặt kinh tế, phòng ngừa các tội phạm này vừa đảm bảo

sự phát triển bình thường của nền kinh tế và các thành phần kinh tế, vừa hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại gây ra, kể cả những thiệt hại gián tiếp mà Nhà nước, xã hội phải
chịu để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại, không phải tốn kém những chi phí để phục vụ
công tác điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, cải tạo phạm nhân. Về mặt quản lý xã hội, thông
qua các hoạt động phòng ngừa tội phạm, Nhà nước có thể kiểm soát được tình hình tội
phạm, qua đó, đảm bảo tính chủ động trong quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao uy tín
của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý đất nước cũng như trong quan hệ đối
ngoại với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Như vậy, có thể nhận thấy, phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTQLKT vừa thể hiện tính
nhân đạo xã hội chủ nghĩa, vừa là mong muốn chung của toàn xã hội.
I.2.2.3. Nguyên tắc
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động hữu ích của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và
công dân vì an ninh trật tự, vì lợi ích của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, để hoạt động phòng
ngừa tội phạm xâm phạm TTQLKT nói chung và trong lĩnh vực SX, KD, TM nói riêng thực
sự hiệu quả và có thể kiểm soát được vấn đề tội phạm trong xã hội, cần triệt để tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế
Hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM phải
tuân thủ các quy định của pháp luật, tức là các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM. Các chủ thể phòng ngừa thường có tâm lý, động cơ

1
2


muốn nhanh chóng hạn chế, loại trừ tội phạm ra khỏi xã hội nên có thể dẫn đến vi phạm
pháp luật trong việc triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Do đó, tuân thủ nguyên
tắc pháp chế là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất khi phòng ngừa tội phạm nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan. Để nguyên tắc pháp chế được tuân

thủ thì yêu cầu đầu tiên là các quy định của pháp luật về phòng ngừa tội phạm phải được
hoàn thiện, ý thức tuân thủ quy định pháp luật từ các chủ thể phòng ngừa tội phạm phải
được nâng cao. Các chủ thể không được tiến hành một cách tuỳ tiện, theo ý chí chủ quan
của mình mà phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Ví dụ: Hành vi bêu xấu các cửa hàng
kinh doanh có nghi vấn buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm trên các phương tiện thông
tin đại chúng để nhân dân tẩy chay, cảnh giác tuy là hoạt động phòng ngừa tội phạm nhưng
hành vi này lại bị pháp luật hình sự cấm.
- Nguyên tắc dân chủ
Hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM phải
có sự tham gia của toàn thể các tầng lớp, lực lượng trong xã hội, đặc biệt là quần chúng
nhân dân bởi đây là chủ thể gánh chịu hậu quả trực tiếp. Hơn nữa, các tội xâm phạm
TTQLKT TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM có liên quan mật thiết đến vấn đề về đặc
điểm dân cư, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người dân, chính vì vậy phòng
ngừa các tội phạm này phải được sự hưởng ứng, tham gia rộng rãi từ phía người dân thì mới
có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
Để nguyên tắc này được áp dụng trong thực tế cần thiết phải có sự ghi nhận trong các
quy định của pháp luật về phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT, bên cạnh đó, cần nhận
thức rằng quần chúng nhân dân là chủ thể phòng ngừa tội phạm đông đảo nhất nhưng không
có công cụ, phương tiện nhằm đấu tranh trực tiếp với tội phạm, do đó, quần chúng nhân dân
cần được giáo dục, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi từ các chủ thể chuyên trách là cơ
quan nhà nước trực tiếp áp dụng các biện pháp phòng ngừa thông qua tổ chức các đợt tuyên
truyền, giáo dục, tố cáo hành vi kinh doanh, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất
buôn bán hàng giả... công bố rộng rãi về hộp tin báo tội phạm, số điện thoại của công an địa
phương trong trường hợp khẩn cấp. Việc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc dân chủ trong
phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM nhằm phát huy hết sức

1
3



mạnh của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân trở thành cánh tay đắc lực, không để tội
phạm xảy ra và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa
tội phạm.
- Nguyên tắc nhân đạo
Xét cho cùng, mục đích của phòng ngừa tội phạm là bảo vệ con người, chính vì vậy
khi phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM, các chủ thể phòng
ngừa không được sử dụng các biện pháp nhằm gây tổn thương đến con người. Pháp luật quy
định: Không ai được xem là có tội khi chưa có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật. Vì vậy, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm vừa có ý nghĩa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan,
vừa bảo đảm tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm, hướng đến mục đích chung nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội
phạm, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của con người.
Trên cơ sở đó, biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX,
KD, TM không chỉ phù hợp với pháp luật mà còn phải đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, không
được xúc phạm hoặc hạ thấp phẩm giá con người. Ví dụ: Hành vi bêu xấu, bang loa phóng
thanh trong nhiều ngày liên tục đối với người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, buôn
bán hàng cấm... tại nơi họ đang ở (nhằm răn đe người này cũng như những người khác) là
hoạt động phòng ngừa tội phạm không nên được thực hiện thường xuyên, bởi có thể khiến
cho người phạm tội cảm thấy xấu hổ, mặc cảm trước hàng xóm, láng giềng, từ đó, nảy sinh
những tiêu cực trong suy nghĩ, hành động cũng như ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã
hội.
- Nguyên tắc khoa học
Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải dựa trên cơ sở
khoa học, tức có đầy đủ tính lý luận lẫn thực tiễn. Những biện pháp áp dụng phải tiến bộ,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, phải có tính đồng bộ, hệ
thống, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội và xu hướng hoạt động phòng ngừa của
các nước trên thế giới. Việc đưa ra biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực SX, KD, TM không thể bột phát, thiếu luận cứ khoa học, mà phải dựa vào kết quả


1
4


nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm trong thời
gian ổn định, đồng thời kết hợp sử dụng thành tựu của khoa học, kỹ thuật trong phòng ngừa
tội phạm. Ví dụ như sử dụng camera để theo dõi tại các nhà hàng, siêu thị, chợ để theo dõi,
phát hiện những nghi vấn có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán các
mặt hàng bất hợp
pháp, gian lận trong kinh doanh.
- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa
Phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX,
KD, TM nói riêng là hoạt động cần được tiến hành một cách có hệ thống, đồng bộ từ trung
ương đến địa phương. Để đạt được điều này, nguyên tắc đặt ra đòi hỏi phải có sự phối, kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân. Căn cứ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của từng chủ thể mà phạm vi hoạt động phòng ngừa có thể
khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động đó của từng chủ thể nằm trong chỉnh thể
chung thống nhất. Giữa các chủ thể cần có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò,
trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, chồng chéo trách nhiệm. Bên cạnh đó, cơ
quan có thẩm quyền cần nêu cao tinh thần giáo dục quần chúng nhân dân ý thức nâng cao
cảnh giác trong phòng ngừa tội phạm cũng như trong phát hiện, tố giác tội phạm
1.2.3.

Đặc trưng của phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong

lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
1.2.3. L Đặc trưng về chủ thể phòng ngừa
Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể xã hội bao
gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân công dân. Phòng ngừa các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM phải trở thành những công việc cụ thể, do chủ thể

phòng ngừa (bao gồm chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa và chủ thể thực hiện hoạt
động phòng ngừa) tiến hành một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả trên cơ sở quy định
của pháp luật. Với cách hiểu này, chủ thể phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực SX, KD, TM có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa

1
5


Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực
SX, KD, TM hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vai trò là tổ chức chính trị duy nhất
lãnh đạo xã hội (Điều 4 Hiến pháp 2013), Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức phòng ngừa tội
phạm thông qua định hướng, vạch ra đường lối, biện pháp cho hoạt động phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX,
KD, TM. Đảng Cộng sản định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan đấu tranh
phòng chống tội phạm, thông qua các chỉ thị, nghị quyết, nghe báo cáo, cho chủ trương về
phòng ngừa tội phạm đối với các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản trong hoạt động phòng ngừa nhóm tội phạm này còn thể hiện ở sự tiên phong, giữ
vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của các Đảng viên, kiểm tra, giám
sát, kịp thời phát hiện, uốn nắn nhằm khắc phục sai sót, khuyết điểm trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm.
- Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa
Thứ nhất, chủ thể ban hành pháp luật
Chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực
SX, KD, TM bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Quốc hội:
Là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp, Quốc hội
đóng vai trò ban hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa các tội phạm như BLHS,
BLTTHS, Luật Thương mại... Ngoài ra, Quốc hội còn có vai trò trong việc kiểm tra giám sát

hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội,
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về phòng chống
các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM (Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội
2014).
+ Hội đồng nhân dân các cấp:
Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò
phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM thể hiện trong việc
quyết định những chủ trương, biện pháp kinh tế xã hội quan trọng để cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của người dân nhằm phòng ngừa tội phạm (Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và

1
6


UBND năm 2003). Bên cạnh đó, thông qua Nghị quyết trong các kỳ họp, Hội đồng nhân
dân ban hành các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách về phòng ngừa tội phạm ở địa
phương, đồng thời kiểm tra giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trong quá
trình tổ chức phòng ngừa tội phạm.
Thứ hai, chủ thể triển khai, thi hành pháp luật
Chủ thể triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tội phạm bao gồm Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Trong hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM, vai trò của những chủ thể này thể hiện như sau:
+ Chính phủ:
Chính phủ có vai trò ban hành các văn bản hướng dẫn trên cơ sở chủ trương, đường
lối, nghị quyết nhằm triển khai thực hiện pháp luật về phòng ngừa tội phạm do Quốc hội
ban hành; triển khai các biện pháp mang tính xã hội như xây dựng và thực hiện các kế
hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục... trong toàn quốc gia nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, thông qua vai trò lãnh đạo Ban Chỉ đạo
quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc

gia), Chính phủ xây dựng chương trình quốc gia phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM và tổ chức triển khai thực hiện đến từng địa phương (Điều 14
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001).
+ Uỷ ban nhân dân các cấp:
Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ
triển khai chương trình phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM
của Chính phủ, triển khai thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Hội đồng nhân dân các
cấp về các chương trình phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD,
TM tại địa phương. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các cấp còn xây dựng và triển khai kế
hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của người dân, qua đó, góp phần phòng ngừa hiệu quả các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước chuyên môn:

1
7


Căn cư văn ban chi đao cua Đang va văn ban phap luât cua Nha nươc, cac cơ quan
chưc năng co trách nhiêm tham gia phong ngưa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực
SX, KD, TM bao gôm cac cơ quan thuôc Bô Kê hoạch va Đâu tư; Bô Công thương; Bô Tai
chinh; Bô Lao đông - Thương binh va Xa hôi; Bô Giao duc va
Đao tao; Bô Tư phap..., dưới Bộ có các Sở, Phòng. Tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mình,
các chủ thể này tiến hành hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa các tội xâm
phạm TTQLKT trong phạm vi toàn quốc hay trong từng địa phương nhất định. Hình thức
của hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa được quy định tại Điều 194 BLHS
2015 bao gồm việc hướng dẫn thi hành pháp luật phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM; xây dựng, triển khai các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa
cho người dân nhằm tạo cơ sở cho phòng ngừa tội phạm trên thực tế; phô biến, hương dẫn
viêc thực hiên cac chU trương, chinh sach, phap luẫt về phát triển kinh tế; xẫy dưng kế

hoạch vế phat triến nguôn nhẫn lưc, đao tao nghê; tham gia, phôi hơp thanh tra, kiếm tra
viếc thưc hiến phap luẫt trong lĩnh vực SX, KD, TM, điếu tra cac vu án xẫm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM; giai quyết khiếu nai, tô cao về tội phạm xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM ... nhăm t.ao cơ sơ cho ho.at đông phong ngưa các tội
này [29, tr.154].
+ Các cơ quan tiến hành tố tụng:
Các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan Công an, VKSND, TAND. có chức
năng chung là đấu tranh chống tội phạm và tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền
đề ra các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội.
Cơ quan Công an là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự xã hội (Điều 4 Luật CAND năm 2014), có vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước
hoạch định các chương trình phòng chống tội phạm, trong đó có các tội phạm về TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM, trực tiếp tham gia hoạt động đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM thông qua chức năng nhiệm vụ của mình,
sử dụng các biện pháp điều tra theo tố tụng và các biện pháp nghiệp vụ nhằm làm rõ nguyến
nhẫn, điều kiện của tội phạm, kịp thời ngăn chặn những đối tượng có ý định phạm tội, phát

1
8


hiện, điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc
hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ thể khác, nhất là quần chúng nhân dân tham gia vào
hoạt động phòng ngừa tội phạm. Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD,
TM của lực lượng Công an luôn luôn gắn liền với hoạt động điều tra xử lý tội phạm, đồng
thời gắn với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp

(Điều 2 Luật Tổ chức VKSND 2014), có vai trò trực tiếp trong việc kiểm soát hoạt động
điều tra, thực hiện quyền công tố trong các phiên tòa xét xử về các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực SX, KD, TM. Bên cạnh đó, VKSND có vai trò trong việc phối hợp với các
chủ thể khác xây dựng, triển khai các chương trình phòng ngừa tội phạm, thực hiện việc
tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phát hiện nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, thống kê
các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM và đưa ra những kiến nghị về các
biện pháp phòng ngừa tội phạm. [27, tr.2].
Với chức năng xét xử (Điều 2 Luật Tổ chức TAND 2014), TAND các cấp có vai trò
phòng ngừa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM thông qua hoạt động
xét xử, làm sáng tỏ vụ án, tính chất, mức độ sai phạm của người phạm tội, mức độ tham gia
của những người khác mà quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo công bằng,
nghiêm minh, góp phần phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Ngoài ra,
tương tự VKSND, TAND các cấp còn có vai trò tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến nghị
áp dụng biện pháp ngăn chặn, phối hợp với các chủ thể khác xây dựng và triển khai các kế
hoạch phòng chống tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX,
KD, TM. [28, tr.3].
+ Cac doanh nghiêp hoat đông san xuât, kinh doanh
co thê noi răng, cac doanh nghiêp hoat đông san xuât, kinh doanh đóng vai trò quan
trọng trong phong ngưa các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực SX, KD, TM bởi đây là
vừa là chủ thể phòng ngừa tội phạm, vừa là đối tượng gánh chịu hậu quả do tội phạm này
gây ra. Doanh nghiệp la nơi tâp trung diên ra cac hoat đông san xuât, kinh doanh, tạo ra sản

1
9


×