Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 64 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao
động sống và lao động vật hóa cần thiết mà doanh nghiệp đó chi ra để tiến hành hoạt
động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Xác định nội dung quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất được hình thành do có sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào
sản phẩm và được biểu hiện trên hai mặt.
Về định tính, đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh,tiêu hao trong quá trình
sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm.
Về mặt định lượng, đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá
trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà thước đo chủ yếu là
thước đo tiền tệ.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu
tố cơ bản là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu
tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi
phí sản xuất tương ứng: tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao
tài sản cố định, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu là chi phí về
nguyên vật liệu, nhiên liệu, tương ứng với việc sử dụng lao động là tiền lương, chi phí
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn… Trong điều
kiện nền kinh tế hiện nay mọi chi phí liên quan (chi phí tiền lương, BHXH, KPCĐ…) là
biểu hiện của hao phí lao động sống, chi phí khấu hao TSCĐ, nguyên vật liệu là biểu hiện
bằng tiền của hao phí lao động vật hóa.
Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất sản
phẩm hoặc lao vụ, cũng có những hoạt động kinh doanh khác có tính chất sản xuất, ví dụ
như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Do
đó, không phải bất cứ khoản chi phí nào của doanh nghiệp cũng được gọi là chi phí sản


xuất mà chỉ là những khoản chi phí cho việc tiến hành sản xuất mới được gọi là chi phí
sản xuất. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh
nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, đó là vốn của doanh nghiệp đưa vào quá trình
sản xuất.

Trang 1


Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi
phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ
báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào
chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối
lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định hoàn thành.
Việc giải quyết vấn đề giá thành sản phẩm bao giờ cũng phải gắn liền hai mặt vốn chứa
đựng bên trong giá thành đó là:
- Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ nội dung cơ bản của giá thành.
- Lượng giá trị sử dụng đạt được biểu hiện thành khối lượng sản phẩm, hình thức

biểu hiện của các yếu tố vật chất mang trong nó lượng chi phí tiêu hao để cấu thành
nên giá thành.
Hình thức và nội dung cấu thành giá thành là sự thống nhất thuộc bản chất chất của
giá thành. Do vậy,việc nghiên cứu giá thành sản phẩm không bao giờ tách rời hai vấn đề
này mà luôn đặt nó trong mối tương quan giữa các đại lượng vốn nằm ngay trong kết quả
của một quá trình sản xuất nhất định.
Giá thành sản phẩm có các chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí, lập giá và đòn bẩy kinh
tế.
Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ hoàn thành một khối lượng sản phẩm,

công việc lao vụ phải bù đắp bằng chính số tiền thu về từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Việc bù đắp chi phí đầu vào mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục
đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đảm bảo trang trải và bù đắp đủ tất cả chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và có
lợi nhuận.
Do vậy, thông qua tiêu thụ sản phẩm mà thực hiên giá trị sử dụng của hàng hóa. Thông
qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.2.1

Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất,
công dụng và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như
công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí
sản xuất theo từng tiêu thức riêng biệt.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Trang 2


Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp
chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục
đích gì trong sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia
thành các yếu tố sau:
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu
• Chi phí nhân công
• Chi phí khấu hao TSCĐ
• Chi phí dịch vụ mua ngoài
• Chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vào sản xuất, tỷ

trọng từng loại chi phí trong tổng số. Làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình thực hiện dự
toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính nhu cầu vốn và thuyết minh báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ cho việc lập các cân đối chung ( lao động,
vật tư, tiền vốn…). Tuy nhiên cách phân loại này không biết được chi phí sản xuất sản
phẩm là bao nhiêu trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách phân loai này, những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế, cùng mục đích
sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế
nào. Theo cách này chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau:
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
Ba khoản mục chi phí này là cơ sở tạo nên giá thành sản xuất của sản phẩm. Cách
phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho
công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, là cơ
sở để lập định mức chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng công việc,
sản phẩm hoàn thành.
• Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi (hoặc có thay đổi nhưng rất
ít) khi khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi.
• Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi khi khối lượng công việc, sản
phẩm hoàn thành thay đổi.

Trang 3


Theo cách phân loại này giúp doanh nghiệp trong công việc xác định phương án đầu
tư, xác định điểm hòa vốn cũng như việc tính toán phân tích tình hình tiết kiệm chi phí và
định ra những biện pháp thích hợp để có thể hạ thấp chi phí cho doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với qui trình công nghệ,

chế tạo sản phẩm.
Theo cách phân loại này CPSX được chia thành:
• Chi phí cơ bản


Chi phí chung

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định
đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ
giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tập hợp chi phí vào các
đối tượng chịu chi phí.
Theo cách phân loại này CPSX được chia thành:
• Chi phí trực tiếp
• Chi phí gián tiếp
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp
và phân bổ CPSX cho các đối tượng một các đúng đắn và hợp lý.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Cũng như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cũng được phân loại để phục vụ
công tác hạch toán và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Phân loại theo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 2 loại:
• Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
• Giá thành toàn bộ (hay giá thành tiêu thụ): là giá thành được hình thành trong suốt
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán
hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp).
Phân loại theo quản lý giá thành:
Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 3 loại:



Giá thành kế hoạch: Là giá thành định trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế

tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dự kiến trong kỳ kế hoạch.

Trang 4


Đây là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục
tiêu phấn đấu của doanh nghiệp.


Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến hành sản

xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiện hành. Đây là cơ sở xác
định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.


Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản

xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất. Đây là cơ sở để xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, đó là hai mặt thống nhất của cùng một quá
trình.
- Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã
chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
-


Đều gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

- Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí lao động phát sinh trong quá trình sản xuất
còn giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí lao động kết tinh trong khối lượng sản phẩm,
công việc hoàn thành.
- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm) không cần
biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Còn giá thành sản
phẩm luôn luôn gắn liền với một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất
định.
- Với giác độ biểu hiện bằng tiền để xem xét thì trong một thời kỳ tổng số chi phí
sản xuất phát sinh khác với tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đó. Vì giá thành
sản phẩm không bao giờ gồm những chi phí sản xuất không liên quan đến hoạt động tạo
ra sản phẩm và những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ( chuyển sang kỳ sau), nhưng nó
lại chứa đựng cả phần chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ ( của kỳ trước chuyển qua)
Ta có thể biểu thị mối quan hệ trên theo công thức sau:
Tổng giá thành
sản phẩm
hoàn thành

Chi phí SX
= dở dang
đầu kỳ

Chi phí SX
+ phát sinh
trong kỳ

Chi phí SX
-


dở dang
cuối kỳ

1.1.4 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 Vai trò:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời
là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh.
Trang 5


- Giám đốc, kiểm tra quá trình chi phí nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là mục
tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp
thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho
việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ
tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý.
Tóm lại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng quan trọng
trong công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ:
Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện
hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và tổ
chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng.
-

Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá

trình sản xuất để kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí
nhằm hạ thấpgiá thành sản phẩm.
- Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành để có
thể xác định hiệu quả kinh doanh.
-

Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành nhằm phục vụ việc lập báo cáo kế toán.

1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của việc tập hợp chi
phí, tinh giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì
mới tổ chức đúng đắn việc hạch toán chi phí từ khâu hạch toán ban đầu, tổng hợp số liệu,
tổ chức ghi chép vào tài khoản, sổ chi tiết …đều phải theo đúng đối tượng đã được xác
định.
Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất, chế tạo ở nhiều bộ phận khác nhau,
theo quy trình công nghệ khác nhau. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp, không có đối tượng tập hợp
chi phí chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, mà căn cứ vào đặc điểm riêng, yêu cầu

Trang 6


quản lý của từng doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng cho
từng doanh nghiệp.
Căn cứ để xác định đối tượng là:
-


Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : có phân xưởng hay
không có phân xưởng

-

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp : giản đơn, phức tạp

-

Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trong SXKD.

-

Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành

Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng hạch toán chi phí có thể là:
-

Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp

-

Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ

-

Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình

-


Từng nhóm sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm

Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản lý
sản xuất, quản lý chi phí, tăng cường quản lý nội bộ, phục vụ công tác tính giá thành sản
phẩm chính xác. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi
phát sinh và đối tượng chịu chi phí.
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành.
Mục đích của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, công việc, lao vụ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của xã hội. Sau quá trình sản xuất để có cơ sở xác định hiệu quả của sản
xuất cần phải xác định được giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ.
Vậy đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra cần phải xác định được giá thành và giá thành đơn vị.
Tuỳ theo đặc điểm của sản xuất, tính chất của sản phẩm, đặc điểm của quá trình công
nghệ, cũng như yêu cầu của trình độ hạch toán kinh tế và quản lí của doanh nghiệp. Đối
tượng tính giá thành sẽ khác nhau.
-

Về mặt sản xuất:


Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, công

việc, lao vụ hoàn thành. Ví dụ: Xí nghiệp đống tàu là từng con tàu, xây dựng cơ bản là
từng công trình, hạng mục công trình.


Nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm. Ví

dụ: Xí nghiệp cơ khí công cụ là hàng loạt máy công cụ...


Trang 7




Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm khác nhau thì đối tượng tính giá

thành là từng loại sản phẩm một. Ví dụ: Sản phẩm của xí nghiệp hoá chất, vải trong xí
nghiệp dệt,…
-

Về mặt quy trình công nghệ:


Nếu quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là

sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ đó.


Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục ( phân bước ) thì

đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối. Cũng có thể là bán thành
phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.


Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng

tính giá thành có thể bao gồm cả chi tiết, phụ tùng, bộ phận sản xuất hay thành phẩm. Ví
dụ: Sản phẩm lắp ráp.
Ngoài ra cũng cần phải xem xét: Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn, bán thành phẩm tự

chế có phải là sản phẩm hàng hoá bán ra hay không, yêu cầu trình độ quản lí của doanh
nghiệp như thế nào để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất.
1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các
phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo khoản mục
chi phí trong phạm vi giới hạn tập hợp chi phí (đối tượng tập hợp chi phí sản xuất). Một
số phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:


Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp.

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng
đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối
tượng từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp
vào tài khoản cấp 1, cấp 2 của đối tượng đó.


Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng
tập hợp chi phí riêng biệt.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan kế toán tiến
hành theo trình tự sau:
- Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa
điểm phát sinh chi phí từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ theo từng địa điểm cụ thể.
Trang 8



- Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng lọa chi phí để tính toán phân bổ chi phí
sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan:

H =C
T

- Xác định hệ số phân bổ:
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ
C: Tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

- Tính chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng có liên quan

C

i

= H *T i

Trong đó:
Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành trực tiếp
 Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
 Đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn:
-


Để sản xuất sản phẩm chỉ sử dụng một quy trình công nghệ chế biến. Từ khi bỏ
NVL cho đến khi tạo thành thành phẩm là một quy trình khép kín. Khai thác, điện,…

-

Mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, sản phẩm dở dang ít hoặc không có.

-

Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành: Đều là sản phẩm.

 Quy trình tính giá thành:
Bước 1: Căn cứ vào các chứng từ về chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình sản xuất sản
phẩm, hoặc các bảng phân bổ chi phí. Kế toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
cho từng đối tượng.
Bước 2: Cuối tháng kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
Bước 3: Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết, giá trị sản phẩm làm dở đã xác định được. Sau
đó, tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ( Lập bảng tính giá thành )


Giá thành sản phẩm được tính như sau:
Z = Dd + Csx - Dc

Trong đó:

Z

: Là tổng giá thành sản xuất sản phẩm

Dd ,Dc : Là giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ

Csx

: Là tổng chi phí sản xuất trong kỳ
Trang 9


Giá thành
đơn vị

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
=

sản phẩm

---------------------------------------------------Tổng số sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy
trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục.
 Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến liên tục:
- Để sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến (bộ phận,
bước), mỗi bước công nghệ tạo ra bán thành phẩm, bán thành phẩm của giai đoạn trước là
nguyên liệu chế biến của giai đoạn sau. Giai đoạn cuối cùng tạo ra thành phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, giai đoạn công nghệ. Đối
tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc bán thành phẩm ở từng giai
đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
 Phương pháp tính giá thành được chia thành:
-

Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.


Sơ đồ 1:
Giai đoạn 1

-

Giai đoạn 2

Giai đoạn n

Chi phí nguyên
vật liệu chính

Giá thành sản
phẩm giai đoạn
1 chuyển sang

Giá thành sản
phẩm GĐ (n-1)
chuyển sang

+

+

+

Chi phí sản
xuất của giai
đoạn 1


Chi phí sản
xuất của giai
đoạn 2

Chi phí sản
xuất của giai
đoạn n

Giá thành nửa
thành phẩm giai
đoạn 1

Giá thành nửa
thành phẩm giai
đoạn 2

Giá thành sản
phẩm

Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

Sơ đồ 2: ( minh họa trang 11)

Trang 10


Chi phí NVLTT tính cho thành phẩm
Giá
thành

của
thành
phẩm

Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc loại



hình sản xuất phức tạp chế biến kiểu song song.
Đặc điểm quy trình tính giá thành theo đơn đặt hàng:



- Công việc sản xuất thường tiến hành do nhiều bộ phận sản xuất độc lập sau đó lắp
rắp lại hay sản xuất đơn chiếc theo các đơn đặt hàng (Đóng tàu, sữa chữa...).
-

Đối tượng hoạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng.

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành (trong
từng đơn đặt hàng để tính giá thành từng loại sản phẩm phải dùng phương pháp kết hợp:
hệ số, tỷ lệ, loại trừ sản phẩm phụ...).
-

Kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.


 Qui trình tiến hành:
Bước 1: Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn
đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng. Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất
ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến
từng đơn đặt hàng đó. Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí
gián tiếp phải phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
Bước 2: Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn đặt
hàng là giá trị của sản phẩm dở dang
Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm, có một số sản
phẩm đã sản xuất hoàn thành nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Nếu cần thiết
hạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần
chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở.
Công thức tính:
Giá trị sản phẩm
dở dang của
đơn đặt hàng

Tổng chi phí
= sản xuất của
đơn đặt hàng

Giá thành kế hoạch
-

của số sản phẩm
đã hoàn thành
Trang 11



Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất
ổn định, có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên
tiến, hợp lý, sát thực tế, chế độ ghi chép ban đầu ở các bộ phận làm tốt. Tính theo phương
pháp này nhằm kiểm tra tình hình thực tế định mức, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm
định mức, giảm khối lượng ghi chép, tính toán.
 Phương pháp như sau:
Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm:
- Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành về các chi phí trực tiếp và các
dự toán chi phí chung để tính.
- Nếu sản phẩm do nhiều chi tiết tạo thành thì phải tính giá thành định mức của từng
chi tiết sau đó tổng cộng lại thành giá thành định mức của thành phẩm.
- Nếu sản phẩm do nhiều giai đoạn chế biến liên tục tạo thành thì phải tính giá thành
định mức của bán thành phẩm ở giai đoạn sau đó tổng cộng lại thành giá thành của sản
phẩm.
Bước 2 : Tính số chênh lệch do thay đổi định mức:
- Vì giá thành định mức theo các định mức hiện hành do vậy khi có sự thay đổi định
mức cần phải tính toán lại theo định mức mới. Đó là sự thay đổi (tăng, giảm) định mức
chi phí sản xuất để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm do việc áp dụng định mức mới tiên tiến hơn,
tiết kiệm hơn thay thế định mức đã lỗi thời. Việc thay đổi thường tiến hành vào đầu
tháng, do vậy tính định mức thay đổi chủ yếu là thay đổi sản phẩm dở dang. Số chênh
lệch đó là định mức mới trừ định mức cũ.
Bước 3 : Xác định số chênh lệch do thoát ly đinh mức:
- Đó là số chênh lệch do sử dụng tiết kiệm hay lãng phí (vượt chi) của từng khoản
mục chi phí.
Chênh lệch thoát = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
ly định mức

theo khoản mục


theo khoản mục

Bước 4: Tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành.
- Sau khi xác đinh được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số
chênh lệch do thoát ly định mức. Tính giá thành thực tế như sau:
Giá thành

Giá thành

thực tế SP =

định mức

công việc

của sản phẩm

+

Chênh lệch

Chênh lệch

do thay đổi +

do thoát ly

định mức

định mức


Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ hoàn thành
Trang 12


 Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích
cỡ, sản phẩm khác nhau .
 Đặc điểm : Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn
bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình
đó.
 Quy trình tính giá thành :

Bước 1: Trước hết tính tổng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành
thực tế của nhóm sản phẩm.
Bước 2:
Xác định tỷ lệ tính giá thành : Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức
Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm
Tỷ lệ giá thành =

----------------------------------------------------

x 100

Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)
Xác định giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ :
Giá thành thực tế
từng quy cách,
từng kích cỡ


Giá thành kế hoạch

Tỷ lệ

= (Giá thành định mức )

x

từng quy cách, kích cỡ

giá
thành

Phương pháp tính giá thành hệ số
 Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhiều sản phẩm khác nhau ( Hoá
chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ...)
 Đặc điểm: Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng
tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
 Quy trình tính giá thành:
Bước 1: Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành
chung cho các loại sản phẩm thu được đồng thời.
Bước 2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy
định.
Công thức tính:
Số sản phẩm =
tiêu chuẩn

Số sản phẩm
từng loại


x

Hệ số quy đổi
của từng loại SP

Bước 3: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Trang 13


Giá thành
đơn vị SP

Tổng giá thành chung của các loại sản phẩm
=

tiêu chuẩn

Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn

Bước 4: Xác định giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành
từng loại
sản phẩm

Số lượng sản

Giá thành

= phẩm tiêu chuẩn


x

đơn vị sản phẩm

từng loại

tiêu chuẩn

Tóm lại, có rất nhiều cách tính giá thành sản phẩm, vì vậy doanh nghiệp tùy từng điều kiện
mà áp dụng phương pháp thích hợp đối với doanh nghiệp.
1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
1.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp bao gồm các chi phí về
nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu
… dùng trực tiếp cho sản xuất. Chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm, nên việc ghi nhận đầy đủ chi phí vật liệu là điều kiện đảm bảo giá thành sản
phẩm được chính xác, qua đó BCTC sẽ phản Để hoạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu
trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ 3: Kế toán tập hợp chí phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 (TK 611)
Xuất kho NVL dùng SXSP

TK 621
TK 152
NVL thừa trả lại kho

TK 111, 112, 141, 331…
Mua NVL chuyển thẳng SXSP
Thuế

TK 133.1
đầu
vào

TK 154 (TK 631)
Kết chuyển và phân bổ
Chi phí NVLTT
TK 632
CP NVL vượt mức

Việc tổng hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,được
thực hiện trên “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ”. Sau đó căn cứ
trên bảng này để vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan.
1.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ như tiền lương
Trang 14


chính, tiền lương phụ, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương
(BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN)…
Chi phí NCTT được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch
vụ,…chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp. Trường hợp chi phí này có liên quan đến nhiều
loại sản phẩm, dịch vụ … mà không thể tính trực tiếp được cho từng loại sản phẩm thì
mới áp dụng các phương pháp phân bổ. Phương pháp phân bổ thường sử dụng là phân bổ
theo tiền lương định mức của từng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc phân bổ theo tỷ lệ với
khối lượng sản phẩm.
Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực
tiếp.
Sơ đồ 4: Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

TK 622
TK 334

TK 154 (TK 631)

Tiền lương phải trả cho CNTT
Kết chuyển và phân bổ CPNCTT
TK 335
Trích trước tiền lương
công nhân nghỉ phép

(2)

TK 338
TK 632
Trích BHYT, BHXH, BHTN
Kết chuyển CPNCTT vượt mức
KPCĐ tính vào chi phí
(5)

1.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, phục vụ
quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
-

Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của
lao động quản lý ở phân xưởng, lao động phục vụ cho quá trình sản xuất ở phân
xưởng, như: nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ, công nhân duy tu sửa chữa...

-


Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng như
vật liệu dùng sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng
quản lý và sử dụng...

-

Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất xuất dùng cho
phân xưởng như khuôn mẫu đúc, gá, lắp, dụng cụ cầm tay, hoặc giàn giáo, ván
khuôn...

Trang 15


-

Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất như
khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng.

-

Chi phí dịch vụ mua ngoài: phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất
như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại... mua
ngoài.

-

Chi phí khác bằng tiền: phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

TK 627 có các TK cấp hai:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
TK 334, TK 338
TK 627
Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 154, (TK631)
Kết chuyển và phân
bổ CPSXC

TK 152, TK 153…
Chi phí NVL, CCDC
TK 632
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ

Kết chuyển CPSXC

TK 111, 112, 331…
Chi phí dịch vụ mua ngoài khác
TK 133
ThuếGTGT
đầu vào


1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang.
1.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Các chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển qua TK 154 “ Chi phí
Trang 16


sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm, tài khoản này được mở theo từng ngành sản xuất , từng bộ phận phát
sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ… của
các bộ phận sản xuất.
Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:
- Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất
- Bên Có: Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho
- Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ
Sơ đồ 6: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 621

TK 154

Kết chuyển chi phí NVLTT
TK 622
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 627
Kết chuyển chi phi SXC

TK 152, 138
Phế liệu thu hồi, khoản bồ
thường phải thu
TK 155

Giá thành thực tế sản phẩm
nhập kho

TK 632, 157
Giá thành sản phẩm bán ngay,
gửi bán

1.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo cách tiếp cận này, toàn bộ chi phí chế biến giả định không tính vào giá trị sản
phẩm dở dang. Mức độ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào sản phảm dở dang còn
phụ thuộc vào nguyên vật liệu đưa vào ngay từ đầu hay đưa liên tục trong quá trình sản
xuất.
Trường hợp toàn bộ các loại nguyên vật liệu đưa trực tiếp ngay từ đầu quá trình sản
xuất thì chi phí này được tính cho sản phẩm dở dang như sau:
Chi phí

Chi phí NVL cho

NVL trực

SPDD đầu kỳ

tiếp tính

Chi phí NVL
+

=


trực tiếp phát sinh
trong kỳ

cho SPDD

Số lượng SP

cuối kỳ

hoàn thành

Số lượng SPDD
+

Số lượng
*

SPDD
cuối kỳ

cuối kỳ

trong kỳ
Trang 17


Trường hợp NVL đưa dần trong quá trình sản xuất thì cần ước tính mức độ hoàn
thành của sản phẩm đang chế dở để xác định sản phẩm dở dang:
Chi phí NVL
Chi phí NVL


trực tiếp của

trực tiếp tính

Chi phí NVL
+

trực tiếp phát

Số lượng

SPDD đầu kỳ

sinh trong kỳ

* SPDD cuối

cho SPDD

Số lượng SP

Số lượng SPDD

cuối kỳ

hoàn thành

+


cuối kỳ qui đổi

*

Phần trăm hoàn thành

kỳ qui đổi

trong kỳ
Trong đó :
Số lượng SPDD

Tổng số lượng

cuối kỳ qui đổi

SPDD cuối kỳ

tương đương của từng loại SP

1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản
mục chi phí theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê phải xác định khối lượng sản
phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó quy đổi sản phẩm làm dở
cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương và tính toán xác định từng khoản mục
chi phí cho số sản phẩm làm dở này theo công thức:
Đối với những chi phí bỏ một lần từ đầu quy trình công nghệ (chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp)

DC =


Dd + C
Q+q

Trong đó: Dd, Dc: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C: chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ
Q: số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
q: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
còn các chi phí phân bổ dần trong quá trình sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung) thì việc đánh giá sản phẩm làm dở theo công thức:

DC =

Dd + C ,
xq
Q + q,

q,

Trong đó:
: số lượng sản phẩm dở dang tính đổi ra khối lượng hoàn thành
tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành

Trang 18


Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất khối lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.
1.3.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Theo phương phán này, kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang, đã kiểm kê ở
từng công đoạn sản xuất để tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương
pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất
thích hợp hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức.
1.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, kế toán sử dụng tài
khoản 155 - Thành phẩm
Sơ đồ 7: Kế toán giá thành sản phẩm
TK 154

TK 155

TK 157

Hàng gửi đi bán
K/C chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang
TK 632
Giá vốn hàng bán

Trang 19


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
ĐÀ NẴNG
2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
2.1.1.1 Quá trình hình thành.
Trước đây Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước trực

thuộc UBND TP. Đà Nẵng được thành lập năm 1976 theo quyết định số 866/QĐUB ngày
22/11/1976 do UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ký với tên gọi là Xí nghiệp nhựa Đà
Nẵng. Trụ sở ban đầu đóng tại 280 - Hùng Vương với diện tích khoảng 500 m2.
Khi mới thành lập, Xí nghiệp chỉ có 14 lao động, trình độ đa phần còn yếu, cơ sở
vật chất nghèo nàn, máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu với 3 máy lược, 1 máy xay nhựa,
một máy tạo hạt và tự lọc, vốn ít ỏi, nhà xưởng làm việc thì chật hẹp, hoạt động kinh
doanh đơn thuần, doanh thu thấp, dựa vào vốn vay là chủ yếu. Cho nên nhiệm vụ của Xí
nghiệp trong giai đoạn này là đi thu gom phế liệu, sàng lọc, xay nhựa và đóng gói bán lại
cho các Công ty ở Thành Phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để làm nguyên vật liệu
sản xuất.
Đến năm 1981, theo Quyết định số 1844/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng ngày 7/11/1997, Xí nghiệp chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi là
Công ty Nhựa Đà Nẵng.
Trước xu hướng vận động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh, Công ty Nhựa Đà Nẵng đã được cổ
phần hóa vào ngày 04/08/2000 theo quyết định số 90/2000/QĐ - TTg và nghị định số
03/2000/NĐCP ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 02/12/2000 Đại hội Cổ đông thành lập Công ty được tổ chức và Công ty chính thức
trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Tên công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Tên tiếng anh : DANANG PLASTIC JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt

: DANAPLAST.Co

Tel


:

Fax

: (0511) 3714561/ 3714931

Email

: danang

Website

:

(0511) 3714642 / 3714286 / 3714460

Danaplast.vn

Tài khoản số : 710A.00046 tại Ngân hàng Công Thương Thành phố Đà Nẵng.
Trang 20


Ngày 09/11/2001, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định số 09/GDPH về
việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng trên Trung tâm
GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng cổ phiếu niêm yết là 1.587.280 cổ phiếu với
tổng giá trị theo mệnh giá là 15.872.800.000 đồng (mệnh giá: 10.000 đồng/ 1 cổ phiếu).
Ngày 23/11/2001 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp
giấy chứng nhận số 33/GNC/TTGD-LK chứng nhận Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Đà
Nẵng đã đăng ký lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh. Mã chứng khoán DPC

Ngày 12/12/2008, Trung tâm lưu ký chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy
chứng nhận số 114/2008/GCNCP-CNTTLK về việc chứng nhận đăng ký bổ sung
650.000 cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Số lượng chứng khoán đăng ký hiện
tại là: 2.237.280 cổ phiếu, Tổng giá trị đăng ký chứng khoán hiện tại: 22.372.800.000
đồng.
Ngày 16/12/2008, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết
định số 125/QĐ-SGDHCM về việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
được niêm yết bổ sung 650.000 cổ phiếu.
Hiện nay, số lượng cổ phiếu niêm yết của Công ty là 2.237.280 cổ phần với tổng giá trị
theo mệnh giá là: 22.372.800.000 đồng.
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Hơn 35 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Đà
Nẵng đã từng bước khắc phục khó khăn và đi lên mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu về
sản xuất. Sản phẩm nhựa của công ty dần thay thế hàng ngoại nhập và mở rộng xuất khẩu
ra thị trường quốc tế.
Hiện nay, công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất bao bì các
loại, đặc biệt là túi xốp cao cấp cho xuất khẩu, liên doanh sản xuất khung cửa nhôm cao
cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì xi măng.
Sau khi cổ phần hóa, Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với sự nỗ lực
của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, sản phẩm của công ty luôn được người
tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, đạt huân
chương lao động hạng I, II, III và bằng khen đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp
thành phố Đà Nẵng. Với chất lượng sản phẩm tốt và công tác sản xuất quy mô rộng, công
nghệ mới (80% thiết bị ngoại nhập), công ty đã góp phần vào công cuộc chuyên môn
hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp nhựa của Thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước
nói chung. Sản phẩm của công ty được tặng thưởng danh hiệu vàng của Công ty quản lý
chất lượng toàn cầu Global Quality Management.

Trang 21



Thương hiệu Danaplast đã được Thủ Tướng Chính phủ kí duyệt ngày 04/08/2000
do Cục sở hữu trí tuệ và kiểu dáng Công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp Việt Nam bảo hộ.
Ngoài ra Công ty còn được Bộ thương mại kiểm tra và bảo hộ thông qua số lượng cổ
phiếu của Công ty được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu
nhựa phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng và tiêu dùng. Trong những
năm gần đây, do nhu cầu thị trường có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển khoa học
kỹ thuật ngành nhựa, Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến các sản phẩm phục vụ cho
ngành xây dựng.
Doanh thu của từng nhóm sản phẩm qua các năm gần đây như sau:
Bảng 1: Doanh thu của từng nhóm sản phẩm từ 2009 đến 2011
ĐVT: Đồng
Nhóm sản phẩm
Nhựa công nghiệp
Nhựa gia dụng
Tổng cộng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

68.876.301.978

90.451.783.960

97.095.700.787


2.597.670.980

2.189.372.341

1.313.302.963

71.473.972.958

92.641.156.301

98.409.003.750

Các sản phẩm của Công ty phần lớn là những bộ phận chi tiết hoặc hàng hoá phục
vụ theo yêu cầu của các ngành sản xuất khác. Do đó, các sản phẩm sản xuất thường phải
theo yêu cầu chất lượng của từng khách hàng. Các sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu
chuẩn chất lượng Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế khác được thị trường Việt Nam
thừa nhận. Trong quá trình kinh doanh, tuy có nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có được
những kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty và Công ty Cổ phần Nhựa xứng đáng là con chim đầu đàn của
Thành Phố Đà Nẵng trong việc phát triển nền công nghiệp của Thành phố.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.
2.1.2.1 Chức năng
Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các
mặt hàng nhựa dân dụng, nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng. Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh
doanh các ngành nghề khác phù hợp với pháp luật qui định.
Ngoài chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, căn cứ vào tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển Công ty và khi
có quyết định của cổ đông, Công ty có thể đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề sản xuất


Trang 22


kinh doanh, liên kết, liên doanh và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để
phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty có thể tiến hành những hình thức kinh doanh khác được pháp luật cho
phép mà HĐQT xét thấy có lợi nhất cho Công ty.
Độc quyền tiêu thụ một số sản phẩm nhựa công nghiệp tại miền Trung và uy tín thương
mại cao.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển
sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa; nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ ngành nhựa; và
các lĩnh vực kinh doanh khác nhằm:
 Tối đa hóa lợi nhuận.
 Tạo việc làm ổn định cho người lao động.
 Tăng lợi tức cho các cổ đông.
 Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
 Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển Công ty theo hướng công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần
2.1.3.1 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất sản phẩm tiêu dùng từ chất
dẻo, tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, vật tư nguyên liệu và các chất phụ
gia ngành nhựa; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trong phạm vi đã đăng
ký kinh doanh, tổ chức gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
Các mặt hàng chính của Công ty là các loại bao bì, bao ciment, ống nước, can, két bia...
được tiến hành trên dây chuyền công nghệ tự động theo kiểu chế biến liên tục và chủ yếu
được sản xuất trên 4 quy trình công nghệ như sau:
 Công nghệ sản xuất màng mỏng (công nghệ thổi màng)
Sơ đồ 8: Công nghệ sản xuất màng mỏng

Nguyên liệu

Tổ ép bao bì

Tổ
KCS

Nhập kho
thành phẩm

Thổi, cắt dán

 Công nghệ sản xuất ống nước
Trang 23


Sơ đồ 9: Công nghệ sản xuất ống nước (minh họa trang 24)
Nguyên
liệu

Tổ ống
nước

Tổ
KCS

Nhập kho
thành phẩm

 Công nghệ sản xuất bao dệt ( công nghệ bao bì ciment)

Sơ đồ 10: Công nghệ sản xuất bao dệt
Kéo chỉ

Nguyên
liệu

Tổ dệt bao

Dệt bao

Cán giấy

Cắt manh
Nhập kho
thành phẩm

Tổ KCS

Lồng ghép
bao

Tổ may bao
Nhập kho
thành phẩm

Tổ
KCS

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất tại công ty
Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức

tạp theo kiểu vừa sản xuất liên tục vừa sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng với chu kỳ
sản xuất tương đối ngắn, nên Công ty tổ chức quy trình sản xuất theo mô hình sản xuất
theo 2 bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất, mỗi bộ
phận chia làm nhiều tổ với các chức năng khác nhau được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Công ty

Bộ phận phục
vụ sản xuất

Bộ phận sản
xuất chính

Tổ
ép
bao


Tổ
ống
nước

Tổ
dệt
bao

Tổ
may
bao


Tổ

điện

Tổ
bảo
vệ

Tổ KCS
–Phối
liệu
Trang 24


2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

P. tài
chính -kế
toán
Tổ
ép

bao


P. kinh
doanh
Tổ
dệt
bao

Tổ
ống
nước

Ghi chú:

P.Kỹ
thuật

P. hành
chính nhân sự
Tổ
may
bao

Tổ

điện

Tổ


điện

Tổ
phối
liệu,
KCS

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Kế
toán
thanh
toán

Ghi chú:

Kế
toán
TSCĐ

Kế
toán

tiền
lương

Kế
toán
công
nợ

Kế
toán
vật tư

Thủ
quỹ

Quan hệ trực tuyến
Trang 25


×