Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Kế toán chi phí giá thành trong doanh nghiệp xây, lắp công ty cổ phần xây dựng daklak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.93 KB, 52 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của
mọi thành phần kinh tế. Do đó, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng và quan tâm đến sự phát
triển kinh tế - xã hội và lấy đó làm tiêu chuẩn cơ bản để đặt ra phương án phát triển. Đặc
biệt, nước ta đang chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng khu vực Tây Nguyên. Với chính
sách đầu tư phát triển mạnh mẽ của Chính phủ và nổ lực của các địa phương, trong những
năm gần đây, Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội, nhiều
công trình lớn về thủy lợi, thủy điện,…được xây dựng.
Có lẽ vì thế mà ngành xây dựng là một trong những ngành công nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra sự đổi mới và toàn diện để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh”. Nó càng trở nên quan trọng hơn khi nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp xây lắp nói riêng phải thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp để đảm bảo mục tiêu kinh
tế của mình. Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu chính là việc kiểm soát chi phí
sản xuất và đưa ra giá thành sản phẩm hợp lý.
Nhận thức được vấn đề trên, sau mộtthời gian thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các chú và các chị trong phòng Tài chính Kế toán cùng với kiến thức đã học, em quyết
định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp tại
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp xây, lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp tại
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp tại
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak.
Em xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn cùng Ban lãnh đạo,
các chú và các chị trong Phòng Tài chính Kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak
đã hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, do kinh nghiệm cũng như hiểu
biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp và nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm xây, lắp
1.1.1. Đặc điểm của sản phẩm xây, lắp
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất có giá trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế,
có chức năng sản xuất ra tài sản cố định cho tất cả các ngành, có thế mạnh trong việc tạo ra
cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước.
So với các ngành sản xuất khác thì ngành xây dựng có những đặc điểm kinh tế kỹ
thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ qua một số đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây, lắp là những công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức
tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây, lắp lâu dài. Mỗi sản phẩm có đặc
trưng riêng về mặt kỹ thuật, kiểu dáng, công năng theo yêu cầu của người đặt hàng. Do vậy
việc tổ chức và quản lý từng công trình có những đặc trưng riêng.
- Sản phẩm xây, lắp cố định tại nơi sản xuất. Các điều kiện khác của sản xuất như: xe
máy, thiết bị thi công, lao động…phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Do đó công
tác quản lý vật tư, máy móc và trang thiết bị trong quá trình sản xuất rất phức tạp để tránh
hư hỏng, mất mát.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây, lắp
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các
DNXL là:
- Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế

toán phải phù hợp với quy định của Nhà nước. Các chuẩn mực cũng như chế độ kế toán.
- Xác định được đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây, lắp dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm xây, lắp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
1.2. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp
1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1.
Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ hao phí lao động sống và lao
động vật hóa được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải chi ra đểhoàn thành sản phẩm
xây, lắp theo quy định.
1.2.1.2.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào
mục đích và yêu cầu của công tác quản lý hay hạch toán của doanh nghiệp. Do đó, trong
doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được phân thành các loại như sau:
a. Theo khoản mục chi phí

2


Đặc thù của sản xuất xây, lắp là chi phí máy thi công lớn và khá phức tạp. Do đó,
phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí có tác dụng tích cực trong việc theo dõi
phân tích giá thành. Từ đó tìm ra biện pháp nhằm hạ giá thành trong DNXL.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: làtất cả các chi phítham gia cấu thành thực thể của
sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp như chi
phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, chi phí về VL phụ…
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công

nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ như tiền lương chính, tiền
lương phụ, phụ cấp, tiền công…
- Chi phí sử dụng máy thi công: là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng
xe, máy thi công, được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân
trực tiếp điều khiển hay phục vụ xe, máy thi công, chi phí về nhiên liệu, vật liệu dùng cho
xe, máy thi công, khấu hao và sửa chữa thường xuyên xe, máy thi công, ...
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho việc quản lý tại đội, công
trình và những khoản chi phí sản xuất chung khác không thể hạch toán trực tiếp cho công
trình bao gồm các khoản phải trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân
điều khiển MTC, nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội, chi phí
sửa chữa, chi phí dịch vụ thuê ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền.
b. Theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế,… sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhiên liệu, động lực: là toàn bộ giá trị chi phí về nhiên liệu, động lực sử
dụng vào hoạt động SXKD trong kỳ, ngoại trừ các loại nhiên liệu, động lực dùng không hết
nhập lại kho và phế liệu thu hồi.
- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải
trả cho công nhân viên chức.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử
dụng vào hoạt động sản xuất xây, lắp của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các loại
dịch vụ mua bên ngoài sử dụng vào quá trình sản xuất xây, lắp của doanh nghiệp như tiền
điện, tiền nước, điện thoại,...
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.

1.2.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây, lắp
3


Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất phát
sinh để hoàn thành sản phẩm xây, lắp theo quy định.
1.2.2.2.
Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
a. Xét theo thời điểm tính toán và nguồn số liệu để tính giá thành
- Giá thành dự toán xây dựng: là toàn bộ các chi phí trực tiếp và chi phí chung để
hoàn thành khối lượng xây, lắp công trình. Giá thành dự toán xây dựng được xác định trên
cơ sở các định mức quy định của nhà nước, khung giá quy định áp dụng cho từng vùng, lãnh
thổ.
Giá thành dự toán xây dựng = Giá trị dự toán SP xây lắp - Lãi định mức
Trong đó:
Giá trị dự toán SP xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ
quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường.
Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
b.Theo phạm vi chi phí phát sinh
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi
phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình trong phạm vi đơn vị thi công bao gồm
chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC.
- Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ):Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh trong thi công (chi phí sản xuất) và chi phí ngoài thi công (chi phí bán hàng và quản lý
c. Theo đặc điểm của sản phẩm xây, lắp
Do quá trình thi công kéo dài và khối lượng sản phẩm xây, lắp thường có giá trị lớn
nên giá thành sản phẩm xây, lắp được theo dõi trên hai chỉ tiêu là:
- Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến công
trình, hạng mục công trình hoàn thành tính từ thời điểm khởi công cho đến khi kết thúc,

đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, đúng ký kết và hợp đồng bàn giao cho bên A.
- Giá thành khối lượng không hoàn chỉnh: phản ánh giá thành của một khối lượng
công tác xây, lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định, nó cho phép kiểm kê kịp thời chi
phí phát sinh để có những phương án điều chỉnh chi phí cho hợp lý ở những giai đoạn sau,
đồng thời phát hiện những nguyên nhân gây tăng, giảm chi phí.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện thông qua
biểu đồ sau:
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
1.2.2.1.

Tổng giá thành SP hoàn thành
Hay nói cách khác:

CPSX dở dang cuối kỳ

4


Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ
1.3.
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây, lắp
1.3.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây, lắp
1.3.1.1.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí
nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do đó, đối tượng hạch
toán CPSX có thể là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của công

trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng…
1.3.1.2.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Trong các DNXL chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuấttheo công trình, hạng mục công trình: chi
phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình,
hạng mục công trình đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh
liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn
đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi
hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp
này thường được áp dụng trong các DNXL thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là
các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công.
1.3.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây, lắp
1.3.2.1.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây, lắp
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
Trong sản xuất xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá
thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng
tính giá thành có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn
giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.
1.3.2.2.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây, lắp
Để tính giá thành công tác xây, lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp
tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá
thành sản phẩm.
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành là khối lượng

hay giai đoạn xây, lắp thuộc công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Theo đó, nếu vào
cuối kỳ kế toán mà công việc chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của hợp đồng xây dựng
cho công việc đó là sản phẩm dở dang. Khi công việc hoàn thành thì toàn bộ chi phí liên
quan đến công việc đó là giá thành sản phẩm xây, lắp.
5


Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế của
Chi phí thực tế
Chi phí sản
Chi phí thực tế
khối lượng xây, lắp
của khối lượng
xuất phát
của khối lượng
=
+
hoàn thành bàn giao
xây, lắp dở dang
sinh trong
xây, lắp dở
trong kỳ
đầu kỳ
kỳ
dang cuối kỳ
b. Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo đơn đặt hàng)
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành là từng công
trình, hạng mục hoàn thành.
Trong trường hợp, một đơn đặt hàng bao gồm nhiều hạng mục công trình thì sau khi

tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng
mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá
thành dự toán của các công trình, hạng mục công trình đó, công thức tính như sau:
Zđđh
Zi
=
x
Zidt
Zdt
Trong đó: Zi :Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình.
Zđđh : Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng.
Zdt : Giá thành dự toán của các hạng mục công trình.
Zidt : Giá thành dự toán của hạng mục công trình.
1.4.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây, lắp
1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.1.1.
Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện hoặc bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể của sản phẩm
xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành cấu kiện xây, lắp.Khi xuất dùng vật
liệu, nếu xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc để ghi nhận trực
tiếp vào đối tượng có liên quan. Nếu vật liệu xuất dùng không xác định cụ thể cho từng đối
tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung sau đó cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Công
thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng

=


Tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng

x

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng

Chứng từ sử dụng
- Giấy đề nghị xuất kho.
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Hóa đơn GTGT.
- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi…
1.4.1.3.
Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
- Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
1.4.1.2.

6


TK này dùng để phản ánh các chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây, lắp,
sản xuất sản phẩm,…của DNXL. TK này được mở theo từng công trình, hạng mục công
trình.
Nội dung và kết cấu của TK 621 như sau:
Bên Nợ: - Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất
công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho.

- Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây, lắp.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp kế toán thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
TK 152

TK 1541

TK 621
(1)Xuất VL dùng SX SP xây, lắp

K/C chi phí NVLTT

TK 111,112,331

TK 152

(2) VL mua ngoài đưa vào dùng cho SX
TK 1331

VL không dùng hết nhập
kho hay chuyển vào kỳ sau

Thuế GTGT
TK 111,112,152
(3)Tạm ứng CPXL giao
khoán nội bộ

TK 1413


TK 632
Phần CP NVLTT vượt trên

(4) Quyết toán TU
mức bình thường
TUứng
GTXL hoàn thành TK 1331
Thuế GTGT

1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.4.2.1.
Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lao động trực tiếp tham gia quá trình
hoạt động xây, lắp, cung cấp dịch vụ bao gồm cả lao động do doanh nghiệp quản lý và thuê
ngoài.Riêng đối với hoạt động xây, lắp không ghi nhận vào tài khoản này các khoản trích
theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính trên quỹ lương công nhân trực
tiếp của hoạt động xây, lắp (vì đa phần là lao động thời vụ).
1.4.2.2.
Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền lương.
7


- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
1.4.2.3.

Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
- Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá
trình hoạt động xây, lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này
không mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
Nội dung và kết cấu TK 622 như sau:
Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền
lương, tiền công của lao động.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp kế toán thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT
TK 334

TK 335
(3)TL nghỉ phép
phải trả

TK 622
(2)Trích trước TL

TK 1541
K/C Chi phí NCTT

nghỉ phép của CN trực tiếp SX

(1)Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp SX
TK 632

(4)Tiền công phải trả cho LĐ thuê ngoài

TK 111,112

TK 1413

Phần Chi phí NCTT

vượt mức bình thường
(5)Tạm ứng tiền công cho(6)Thanh
các đơn vịtoán
nhận
KLXL
giákhoán
trị nhận
khoán theo bảng quyết toán

1.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.4.3.1.
Nội dung

Kế toán chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí cho các máy thi công nhằm
thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi
phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
+ Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công là chi phí phát sinh hằng
ngày khi sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí vật liệu,
công cụ dụng dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
bằng tiền.

8



+ Chi phí tạm thời là chi phí nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng máy bao gồm: chi phí
công trình tạm, chi phí sữa chữa lớn… Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước, sau đó được
phân bổ dần vào chi phí MTC, hoặc có thể tiến hành trích trước.
Chi phí thường xuyên được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công
trình. Còn chi phí tạm thời do liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên chi phí tạm
thời được phân bổ hoặc trích trước cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan theo thời
gian sử dụng công trình hay thời gian thi công .
1.4.3.2.
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Phiếu chi.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
1.4.3.3.
Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
- Tài khoản sử dụng: TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công.
Có 6 tài khoản cấp 2 bao gồm:
+ TK 6231: CP nhân công
+ TK 6234: CP KH máy thi công
+ TK 6232: CP vật liệu
+ TK 6237: CP mua ngoài
+ TK 6233: CP dụng cụ sản xuất + TK 6238: CP bằng tiền khác
Trong DNXL, kế toán không ghi nhận các khoản trích theo lương của công nhân điều
khiển máy thi công mà phản ánh vào TK 627- Chi phí sản xuất chung.
Nội dung và kết cấu TK 623 như sau:
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạt động,
chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển
máy, chi phí bảo dưỡng,…)
Bên Có:+ Chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường.
+ Các khoản được ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công.

+ Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để tổng hợp chi phí và tính giá
TK 334
TK 1541
TK 335
TK623
thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
K/C và phân bổ
TK 623 TL
không
có số dư cuối kỳ. Trích trước vào
phải trả
dụng
Phương pháp kế toánlương
đượcnghỉ
thể phép
hiện của
quaCNsơsửđồ
sau:MTC
CP sử dụng MTC
TKTrường
152,153,141
hợp : Doanh nghiệp không tổ chức đội xe, máy thi công riêng hoặc tổ
chức đội xe, máy không
chức
toán riêng.
Vậtcó
liệutổdùng
chokế
MTC
TK 632

Trong trường hợp này, toàn bộ chi phí sử dụng máy được tập hợp
trên TK623 của
doanh nghiệp. Cần chú ý là trong DNXL, kế toán không ghi nhận các khoản trích KPCĐ,
TK 214
BHXH, BHYT và BHTN của công nhân điều khiển MTCPhần
vàoCPtàivượt
khoản
mức này mà phản ánh
Khấu hao MTC
vào TK 627.
bình thường
TK 111,112,331 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch
TK toán
133 chi phí sử dụng MTC
Thuế
Chi phí dịch vụ mua ngoài
GTGT (nếu có)
TK 142,242,335
CP tạm
thời PS

Phân bổ hay trích trước CP tạm thời

9


1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.4.4.1.
Nội dung


Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý đội, công trường xây dựng, bao
gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, của công
nhân xây, lắp; các khoản trích theo lương ....
1.4.4.2.
Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi.
- Hóa đơn GTGT.
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
1.4.4.3.
Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
- Tài khoản sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi
tiết cho từng đội xây lắp, công trường.
Nội dung và kết cấu TK 627:
Bên Nợ: - Tập hợp chi phí SX chung thực tế phát sinh.
Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm hoàn thành trong kỳ.
TK 627 có 6 TK cấp 2:
+TK 6271: CP nhân viên phân xưởng
+TK 6274: CP khấu hao TSCĐ
+TK 6272: CP vật liệu
+TK 6277: CP dịch vụ mua ngoài
10


+TK 6273: CP dụng cụ sản xuất
+ TK 6278: CP khác bằng tiền

TK 627 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp kế toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC
TK 334

TL phải trả cho nhân viên quản lý đội

TK 111,112

TK 627

(7) Các khoản giảm trừ
TK 338
(2) Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và
(8) Cuối kỳ, KC

(3) Xuất VL dùng cho đội, công trình

hoặc phân bổ

TK 152,153,142,242
TK 214
(4) Trích KHTSCĐ dùng cho quản lý đội…
TK 111,112,335

TK 1541

CN trực tiếp SX, CN sử dụng MTC

TK 632


(9) Chi phí SXC cố định không phân bổ, không tính vào giá thành công trình xây
(5) Chi phí khác

TK 352
(6) Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp

1.5.

Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm xây, lắp dở dang và tính giá
thành sản phẩm xây, lắp
1.5.1. Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây, lắp
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đã xác
định tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng
MTC, chi phí SXC vào bên Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tài khoản sử dụng: TK 1541 và mở chi tiết cho từng đối tượng để tính giá thành
sản phẩm xây lắp.
Bên Nợ: - Các chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC
phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây, lắp công trình hoặc giá thành xây,
lắp theo giá khoán nội bộ.
Bên Có: - Giá thành sản phẩm xây, lắp hoàn thành bàn giao được coi là tiêu thụ hoặc
bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính.
- Trị giá phế liệu thu hồi,…các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang, chưa hoàn thành cuối kỳ
Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2:
+ TK 1541 - Xây lắp
+ TK 1543: Dịch vụ
11



+ TK 1542 - Sản phẩm khác
+ TK 1544: Chi phí bảo hành xây, lắp
Toàn bộ giá thành hoàn thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK 632- Giá vốn
hàng bán.
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tổng hợp CPSX và tính GTSP
TK 621
KC chi phí NVLTT
TK 622

TK 632

TK 1541
KC giá thành SP xây, lắp

KC chi phí NCTT

TK 623
KC chi phí sử dụng MTC
TK 627
KC chi phí SXC
1.5.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây, lắp dở dang

- Đối với công trình, hạng mục công trình mà hợp đồng quy định thanh toán sản
phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ công trình (áp dụng đối với những công trình có
quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn)
- Đối với công trình, hạng mục công trình quy định thanh toán sản phẩm theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng hoặc theo giá trị khối lượng thực hiện: Sản phẩm dở dang là khối lượng
xây, lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật nhưng đến thời điểm kết thúc kỳ kế toán và được
xác định theo công thức:
Giá trị thực tế khối

Giá trị dự toán tương ứng với
lượng dở dang cuối kỳ
=
khối lượng dở dang cuối kỳ của
giai đoạn i
giai đoạn i
1.5.3. Tính giá thành sản phẩm xây, lắp

x

Hệ số chi phí phân
bổ cho giai đoạn i

Như đã đề cập ở trên, đối tượng tính giá thành thông thường có liên quan đến khối
lượng công việc được thanh toán nên thời điểm tính giá thành cũng là thời điểm của từng
khối lượng công việc thanh toán đã hoàn thành. Theo đó, nếu vào cuối kỳ kế toán mà công
việc chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của hợp đồng xây dựng cho công việc đó là sản
phẩm dở dang. Khi công việc hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến công
việc đó chính là giá thành sản phẩm xây, lắp.
Ngoài ra, để phù hợp với công tác quản lý và hạch toán,các DNXL sẽ tự lựa chọn cho
doanh nghiệp mình một trong số các phương pháp tính giá thành như đã nêu ở trên.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY, LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐAK LĂK
2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Đắk Lắk được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà Nước với quá
trình hình thành và phát triển như sau:

Năm 1976 doanh nghiệp được thành lập mang tên công ty xây lắp- trực thuộc sở Xây Dựng
Đắk Lắk, là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây lắp của địa phương.
Năm 1991, thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước theo Nghị Định 388 của
Chính Phủ, doanh nghiệp được sáp nhập với 3 đơn vị nhỏ là xí nghiệp sửa chữa nhà công
cộng, xí nghiệp xây dựng Krông Bông, và xí nghiệp xây dựng Easup. Lấy tên là công ty cổ
phần xây dựng số 1 Đắk Lắk.
Sau khi có sự chuyển đổi về cơ chế, doanh nghiệp luôn là một đơn vị làm ăn có hiệu
quả nên được Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk chọn để tiến hành cổ phần hoá theo nghị
định 44CP của Chính Phủ. Tháng 2/2001 doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần
Xây Dựng Đắk Lắk với số vốn là 386 tỷ đồng.
Tên doanh nghiệp

: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Đắk Lắk

Tên giao dịch quốc tế: Dacono
Trụ sở chính

: Số 25 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăkLăk

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 .Chức năng

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, về cơ bản có các ngành nghề kinh doanh như sau:
- Khai hoang xây dựng đồng ruộng.
- Sửa chữa, đại tu các loại xe, máy thi công và nông nghiệp.
- Xây dựng, thi công các công trình phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và các
công trình dân dụng.
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi quy mô vừa và nhỏ.

2.1.2.2 .Nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở nông nghiệp và phát triền nông thôn Đăk
Lăk và đảm nhận những chức năng cơ bản trên nên công ty có những nhiệm vụ sau:
- Hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đã đề ra.
- Sản xuất kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký.
- Duy trì và phát triển nguồn vốn của các cổ đông.

13


2.1.3

- Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước như: Phải nộp đầy đủ và đúng thời
hạn các loại thuế và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Đồng thời, thực hiện đúng chế độ chính
sách của nhà nước về thuế, báo cáo thống kê và kế toán định kỳ.
- Thực hiện tốt các chính sách tổ chức cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tiền lương nhằm
đảm bảo đời sống của CBCNV và bảo đảm công bằng xã hội, không ngừng đào tạo bồi
dưỡng trình độ văn hóa nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV ở công ty.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc bố trí và sắp xếp các
yếu tố của quy trình sản xuất sao cho phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận tham gia sản
xuất là vô cùng quan trọng. Do đó, để mang lại hiệu quả trong hoạt động SXKD của mình,
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak đã tổ chức bộ máy sản xuất như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
BAN GIÁM ĐỐC

Đội TCCG 2 Đội TCCG 3 Đội TCCG 4 Đội TCCG 6

Chi nhánh Gia Lai


Đội 11

Đội 26/3 Đội Xây dựng
Đội Công trình

Xưởng cơ khí

Trong quá trình thi công, công ty tiến hành tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp theo
từng thời kỳ và so sánh với giá trúng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá
trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh
toán hợp đồng với bên A.Vì vậy, quá trình sản xuất của công ty là quá trình thi công, sử
dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các
hạng mục công trình.
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm xây, lắp

Sản
phẩm
xây,
công
trình,xây
hạng
mục công trình hoàn thành bàn giao và đưa và
hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bảnSử
vẽ dụng
công nghệ,
định
mức
kinh
tếgồm

kỹ thuật
từng
công
trình.
các yếu
tố
chi
phí
đểlắp
tổ
chức
thi công
dựng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak được tổ chức theo mô hình
trực tuyến và chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là sự sắp xếp các phòng ban
14


một cách có hệ thống, đảm bảo cùng thực hiện những mục tiêu, chiến lược và nhiệm vụ
được đề ra.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm soát

Ban Giám Đốc


Phòng
TC Hành Chính

Phòng
TC Kế toán

Phòng
KH Sản xuất

Phòng
KT Xe, Máy

Phòng
Kinh doanh

Chi nhánh
Gia Lai

Xưởng
Cơ khí

Đội
Xây dựng

Đội
Công trình

Các Đội
Cơ giới


Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.4.2.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
- Hội Đồng Quản Trị: Do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ vạch ra phương hướng
hoạt động cho công ty nhằm đạt được yêu cầu do đại hội cổ đông đặt ra.
- Ban Giám Đốc: Do Hội Đồng Quản Trị bầu ra có trách nhiệm điều hành toàn diện
mọi hoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm với đại hội cổ đông, với Nhà nước về
hoạt động của công ty.
- Ban Kiểm soát: Có chứ năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu và phương
hướng của công ty do đại hội cổ đông đề ra và chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Có chức năng quản lý đội ngũ cán bộ công nhân trong
công ty, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trực tiếp xem xét
việc đề xuất khen thưởng, kỷ luật…
- Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng thực hiện việc hoạch toán, giám sát về thu
chi tài chính trong công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính kế toán, về chế
độ chính sách hiện hành, kiểm kê báo cáo tài chính định kỳ cho cơ quan quản lý cấp trên,
thực hiện việc hoạch toán đầy đủ chế độ hiện hành. Mặt khác, thường xuyên cung cấp đầy
đủ, chính xác toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị, giúp cho ban giám
15


đốc điều hành và quản lý để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, phòng Tài chính Kế toán
còn làm công tác thanh toán, quyết toán vật tư, nguồn vốn với các chủ đầu tư, cơ quan tài
chính, ngân hàng, cơ quan thuế, thực hiện chế độ kiểm kê báo cáo tài chính định kỳ cho cơ
quan quản lý cấp trên, thực hiện việc hạch toán đầy đủ theo chế độ hiện hành.
- Phòng Kế hoạch Sản xuất: Có chức năng lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý cho

công ty, cân đối đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu theo định mức của các công trình.
- Phòng Kỹ thuật Xe và Máy: Có chức năng quản lý số lượng, chủng loại và chất lượng
các thiết bị của công ty.
- Phòng Kinh doanh: Có chức năng thương lượng đàm phán, quan hệ với khách hàng,
làm hồ sơ đấu thầu, tìm việc làm và giao việc cho các đội.
- Chi nhánh Gia Lai: Có chức năng quản lý toàn bộ thiết bị vật tư, tài sản và cán bộ
công nhân viên mà công ty điều động cho chi nhánh, tìm kiếm việc làm, triển khai tổ chức
thi công, thực hiện việc báo cáo sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành.
- Các đội sản xuất (xưởng cơ khí, đội xây dựng, đội công trình, đội cơ giới) : Có chức
năng tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để hoàn thành kế
hoạch công ty giao.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Tổ chức kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak theo hình thức kế toán tập
trung, tức là toàn bộ công tác kế toán trong công ty đều được tiến hành tập trung tại phòng
kế toán của công ty.
Tại đội công trình, đội xây dựng và các đội thi công… không cần bộ máy kế toán mà
toàn bộ các khoản chi phí phục vụ công trình đều do đội trưởng làm việc trực tiếp với văn
phòng kế toán.
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KT TỔNG HỢP, KT THUẾ
KT THANH TOÁN

KT VẬT TƯKT NGÂN HÀNG, LƯƠNGTHỦ QUỸ

KT CN GIA LAI

Ghi chú:

2.1.5.2.

Quan hệ chỉ huy
Quan hệ công tác
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
16


- Kế toán trưởng:
+ Chỉ đạo mọi hoạt động tài chính kế toán, thống kê trong toàn công ty theo quy định
của Nhà nước.
+ Là người chịu trách nhiệm trước công ty và cấp trên về việc quản lý vốn, thu hồi
vốn, ứng vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức cá nhân khác để phục vụ SXKD nhằm sử
dụng vốn một cách đảm bảo và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Kiểm tra giám sát mọi hoạt động hoạch toán, lưu trữ sổ sách.
- Kế toán tổng hợp, Kế toán thuế:
+ Hàng tháng kiểm tra các chứng từ tổng hợp về chi phí giá thành, lưu trữ bảo quản
chứng từ sổ sách theo chế độ Nhà nước quy định, theo dõi các khoản phải thu khác của công
ty.
+ Hàng quý kiểm tra quyết toán chi nhánh.
+ Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và tính khấu hao. Đồng thời ghi chép
tổng hợp vào các sổ sách kế toán. Cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
+ Hàng tháng tập hợp, kê khai, báo cáo thuế các loại theo quy định.
- Kế toán thanh toán:
+ Thanh toán các chứng từ thu chi, thanh toán tạm ứng.
+ Thanh toán chi trả tiền lương và các khoản chi phí phát sinh.
+ Theo dõi các khoản công nợ trong thanh toán, nợ phải thu công trình, đôn đốc các
khoản nợ tồn tại chưa thanh toán.
- Kế toán vật tư:
+ Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng và giá trị. Cuối

kỳ lập báo cáo gửi lên cho Ban giám đốc.
+ Quyết toán vật tư hàng năm.
- Kế toán Ngân hàng, Tiền lương
+ Kế toán ngân hàng: Giao dịch ngân hàng, theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay, lập
các hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo lãnh dự thầu, thi công, ứng vốn.
+ Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình trả lương và các khoản trích theo lương cho
người lao động theo đúng pháp luật, đúng chính sách chế độ tài chính của nhà nước, làm
lương hàng tháng cho CBCNV theo bảng chấm công đã được phòng tổ chức lao động duyệt.
- Thủ quỹ:
Quản lý tiền mặt của công ty, thực hiện việc thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lý.
Kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày
- Kế toán chi nhánh Gia Lai:
+ Tổ chức phân loại, tổng hợp các loại chứng từ và lập bảng kê gửi về cho kế toán
công ty để kế toán công ty hạch toán.
2.1.5.3.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Xuất phát từ khối lượng công tác kế toán, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu
cầu quản lý và trình độ của kế toán, hiện nay Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak tổ chức
17


kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Với hình thức này, chứng từ được luân chuyển
theo trình tự sau.
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng
Từ ghi sổ


Bảng tổng hợp chứng từ gốc

CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ Cái

Sổ kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
Tài khoản
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được bộ phận kế toán tập hợp và phân
loại, kế toán từng phần hành cập nhật số liệu vào phần mềm V.soft. Mỗi chứng từ được nhập
liệu đầy đủ ngày tháng, số hiệu, nội dung diễn giải, số tiền…và chỉ được nhập một lần.
Chương trình kế toán máy V.soft sẽ tự động lên Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết và lên Bảng cân đối các tài khoản.
Cuối tháng, quý, năm, kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy và
đối chiếu với các chứng từ gốc, các phần hành kế toán liên quan cho chính xác số liệu. Các
loại sổ sách này sẽ được Ban Giám đốc xét duyệt trước khi đưa vào lưu trữ tại phòng lưu trữ
hồ sơ của văn phòng kế toán.
2.1.5.4.

Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Chế độ kế toán: áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên, giá xuất kho tính theo
giá thực tế.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên năm
ước tính, phù hợp với thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính.
18


2.2.

Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây, lắp tại Công ty
cổ phần Xây Dựng DakLak
Em xin trình bày quy trình tập hợp chi phí của một quý, cụ thể là quý IV/2013, từ đó
làm cơ sở cho việc tổng hợp chi phí và tính giá thành của một HMCT được thực hiện trong
năm 2013. Đó là HMCT“Cống lấy nước; Kênh vượt cơ; Tràn xả lũ; Mái thượng, hạ lưu”
thuộc công trình “Đập BopLa”. Các HMCT còn lại của CT “Đập BopLa” công ty không
nhận thi công mà được thi công bởi các đơn vị khác.
- HMCT được khởi công vào ngày 08/07/2013 và kết thúc vào ngày 24/12/2013.
- Giá trị theo HĐ số 15/2013/HĐ-TCXD ngày 18/06/2013 là 3.909.711.000 đồng
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.1.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Ngoài ra còn có các tài khoản khác liên quan như TK 111, TK 112,
TK 152…
2.2.1.2.

Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn GTGT
- Giấy kiểm nghiệm vật tư
- Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…
2.2.1.3.
Quy trình hạch toán
Để dễ dàng quản lý và kiểm soát, công ty tạo mã tài khoản chi tiết cho từng đội thi
công từ 01 đến 10 và theo dõi chi phí cho riêng từng đội thi công.
Ví dụ: Để theo dõi chi phí NVLTT cho HMCT “Cống lấy nước; Kênh vượt cơ; Tràn
xả lũ; Mái thượng, hạ lưu” thuộc công trình “Đập BopLa” mà đội TCCG 2 đang thi công, kế
toán tạo mã 62102.
Trường hợp 1: Vật liệu được cung cấp tại kho
Vào ngày 03/10/2013, đội TCCG 2 đề nghị được cấp 25m 3 đá 1x2; 16m3 đá 2x4; 6m3
đá 4x6. Kế toán vật tư căn cứ vào Giấy đề nghị nhập vật tư (Bảng 2.1) từ đội thi công gửi
về, tiến hành lập Phiếu xuất kho (Bảng 2.2). Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên. Sau khi
chuyển Phiếu xuất kho cho các bộ phận liên quan xét duyệt, kế toán vật tư giữ lại liên 1 làm
chứng từ gốc, liên 2 chuyển giao ngay cho người lĩnh vật tư.Người lĩnh vật tư sau khi nhận
được Phiếu xuất kho tiến hành đưa đến cho thủ kho. Thủ kho ký xác nhận rồi giữ lại để ghi
Thẻ kho đồng thời tiến hành xuất kho số vật tư theo yêu cầu của đội thi công.

19


Bảng 2.1: Giấy đề nghị nhập vật tư
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP VẬT TƯ
Kính gửi: - Lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng DakLak. Đồng kính gửi các phòng ban công ty.
Tôi tên là: Bùi Văn Việt

Chức vụ: Đội trưởng
Đơn vị: Đội TCCG 2
Nay tôi viết giấy này đề nghị cấp trên cho tôi nhập một số vật tư thi công công trình “Đập BopLa” gồm:
STT
TÊN VẬT TƯ
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
1
Đá 1x2
m3
25
2
Đá 2x4
m3
16
3
Đá 4x6
m3
6
Vậy tôi viết giấy này kính mong cấp trên xem xét giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đăk Lăk, ngày 03 tháng 10 năm 2013
Người viết

Bảng 2.2: Phiếu xuất kho
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak

Mẫu số 02 _ VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)


PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03 tháng 10 năm 2013
Số: XK0116

Nợ TK 621- 02
Có TK 1521

Họ và tên người nhận hàng: Bùi Văn Việt
Địa chỉ (bộ phận ): Đội TCCG 2
Lý do xuất kho: Đáp ứng nhu cầu thi công công trình “Đập BopLa”
Xuất tại kho (ngăn lô): Kho VLXD
Địa điểm:
Số lượng
Đơn vị
STT Tên quy cách
Mã số
Đơn giá
Thành tiền
tính
Yêu cầu
Thực xuất
(A)
(B)
(C)
(D)
(1)
(2)
(3)
(4)

1
Đá 1x2
DA12
m3
25
25
209.090
5.227.250
2
Đá 2x4
DA24
m3
16
16
167.600
2.681.600
3
Đá 4x6
DA46
m3
6
6
162.655
975.930
Cộng
8.884.780
-Tổng sổ tiền (Bằng chữ): (Tám triệu tám trăm tám mươi tư nghìn bảy trăm tám mươi ngàn đồng chẵn).
-Số chứng từ gốc kèm theo: 01
Ngày 03 tháng 10 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng

Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Thực tế công ty sử dụng phần mềm kế toán máy nên các bước tính giá thành đều
được máy tính tự động tính. Kế toán nhập đơn giá và số lượng xuất theo giá thực tế.
Trường hợp 2: Đội thi công tự mua ngoài.
Đối với vật tư được mua về không qua kho mà chuyển thẳng ra CT “Đập BopLa”, kế
toán vật tư căn cứ vào các hóa đơn GTGT và các hóa đơn mua hàng thông thường cùng các
chứng từ có liên quan như Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy kiểm nghiệm vật tư, Giấy xác nhận
vật liệu… từ đội TCCG 2 gửi về, tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ
để từ đó làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu và nhập nghiệp vụ xuất thẳng vật tư cho công trình.
Vào ngày 05/10/2013, để phục vụ cho thi công HM“Cống lấy nước; Kênh vượt cơ;
Tràn xả lũ; Mái thượng, hạ lưu” thuộc CT “Đập BopLa”, ông Bùi Văn Việt gửi Giấy đề
nghị tạm ứng (Bảng 2.3) kèm theo Bảng báo giá vật tư xin được phê duyệt.

20


Bảng 2.3: Giấy đề nghị tạm ứng
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak

Mẫu số 03 _ TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Số: TU0055
Kính gửi: Ông Trần Quốc An - Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng DakLak
Tên tôi là: Bùi Văn Việt - Đội trưởng đội TCCG 2.
Đề nghị tạm ứng số tiền: 20.000.000
Viết bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Tạm ứng mua xi măng thi công công trình Đập BopLa
Thời hạn thanh toán …………………………………………………………………….
Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Giám đốc duyệt
Phụ trách bộ phận
Kế toán trưởng
Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Khi Giấy đề nghị tạm ứng được duyệt, kế toán thanh toán viết Phiếu chi (Bảng 2.4),
xuất chi tiền tạm ứng. Sau khi nhận được tiền tạm ứng từ công ty, đội trưởng giao cho nhân
viên trong đội tiến hành mua vật tư phục vụ cho công tác thi công công trình. Hóa đơn
GTGT (Bảng 2.5) được gửi về cho văn phòng kế toán để tập hợp chi phí.
Bảng 2.4: Phiếu chi
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak

Mẫu số 02 _ TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)


PHIẾU CHI
Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Số: PC0208

Nợ TK 141-02
Có TK 111

Họ tên người nhận tiền: Bùi Văn Việt
Địa chỉ: Đội trưởng đội TCCG 2
Lý do chi: Tạm ứng mua xi măng thi công công trình Đập BopLa
Số tiền: 20.000.000 (Viết bằng chữ): Hai mươi triệu đồng chẵn
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Người nhận tiền
Người lập phiếu
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ): Hai mươi triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc đá quý):………………………………………………………………………….
+ Số tiền quy đổi: ……………………………………………………………………………………………...
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu):…………………………………………………………………………….

Bảng 2.5 : Hóa đơn GTGT
CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MAI VÀ DỊCH DỤ THỐNG NHẤT

Địa chỉ: Thôn 5 – Xã Ea Đăk – Huyện Ea Kar – Tỉnh Đăk Lăk
Mã số thuế: 6000931810
Điện thoại: 05003627494 / Fax: 05003627495 / Email:
Số tài khoản: 6321 0000 065 537 tại Ngân hàng BIDV Đông Đăk Lăk
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT3/001
Liên 2: Giao người mua
Ký hiệu: TN/12P
Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Số: 0001705
Người mua hàng:………………………………………………………………………………………………..
Đơn vị: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng DakLak
Địa chỉ : 25 Lê Duẫn - TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
Số tài khoản:…………………………………………………………………………………………………….
Hình thức thanh toán :
TM
Mã số thuế: 6000383811
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(4) x (5)
1

XM Hoàng Thạch PCB400
Tấn
13,2
1.309.091
17.280.000
Thuế suất : 10%

Cộng tiền hàng:
17.280.000
Tiền thuế GTGT:
1.728.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 19.008.000

Viết bằng chữ: Mười chín triệu không trăm tám nghìn đồng chẵn
Người mua hàng

Người bán hàng

Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

21


(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


Vào ngày 09/10/2013, sau khi nhận được hóa đơn GTGT, kế toán thanh toán tiến
hành làm thủ tục hoàn ứng.
Theo quy trình thanh toán hoàn ứng của công ty, kế toán thanh toán viết Phiếu thu
(Bảng 2.6) thu lại toàn bộ số tiền đã tạm ứng cho ông Bùi Văn Việt mua xi măng theo Giấy
đề nghị tạm ứng số TU0055 (20.000.000 đồng). Sau đó, kế toán thanh toán viết tiếp Phiếu
chi (Bảng 2.7) chi đúng số tiền trên hóa đơn GTGT được đội thi công gửi về (19.008.000
đồng).
Tuy nhiên, trên thực tế, kế toán thanh toán chỉ nhận lại số tiền đã tạm ứng thừa cho
ông Bùi Văn Việt là 992.000 đồng.
Bảng 2.6: Phiếu thu
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak

Mẫu số 01 _ TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU THU
Ngày 09 tháng 10 năm 2013
Số: PT0118

Nợ TK 111
Có TK 141-02

Họ tên người nộp tiền: Bùi Văn Việt
Địa chỉ: Đội trưởng đội TCCG 2
Lý do nộp: Hoàn ứng tiền mua xi măng thi công công trình Đập BopLa (theo giấy đề nghị tạm ứng số
TU0055)
Số tiền: 20.000.000
(Viết bằng chữ) : Hai mươi triệu đồng chẵn

Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Người nộp tiền
(Ký, họ tên)

Người lập phiếu
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ): Hai mươi triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc đá quý):………………………………………………………………………….
+ Số tiền quy đổi: ……………………………………………………………………………………………...
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu):…………………………………………………………………………….

Bảng 2.7: Phiếu chi
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak

Mẫu số 02 _ TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU CHI

Ngày 09 tháng 10 năm 2013
Số: PC0212

Nợ TK 141-02
Có TK 111

Họ tên người nhận tiền: Bùi Văn Việt
Địa chỉ: Đội trưởng đội TCCG 2
Lý do chi: Tạm ứng mua xi măng thi công công trình Đập BopLa
Số tiền: 19.008.000 (Viết bằng chữ) : Mười chín triệu không trăm lẻ tám nghìn đồng chẵn
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)

Người lập phiếu
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ): Mười chín triệu không trăm lẻ tám nghìn đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc đá quý):………………………………………………………………………….
+ Số tiền quy đổi: ……………………………………………………………………………………………...


22


(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu):…………………………………………………………………………….

Nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng, tránh thất thoát trong quá trình vận chuyển thì khi
vật tư đến chân công trình thì thủ kho ngoài công trình và người phụ trách đội thi công lập
Giấy kiểm nghiệm vật tư(Bảng 2.8) nhằm đối chiếu vật tư thực nhập tại công trình.
Bảng 2.8: Giấy kiểm nghiệm vật tư
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak
GIẤY KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Địa điểm: Công trình Đập BopLa
Hôm nay: Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Tôi tên là: Lê Huy
Chức vụ: Thủ kho
Đã nhận đủ số lượng vật tư đưa vào công trình dưới đây:
STT
Ngày
tháng
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Chất lượng
Ghi chú
1
05/10/2013
XM Hoàng Thạch PCB40
Tấn
13,2

Đảm bảo

Cộng
13,2
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về số lượng cũng như chất lượng vật tư đưa vào công trình.
Ngày 05 tháng 10 năm 2013
Đội trưởng
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Định kỳ cuối tháng, kế toán vật tư tiến hành lập Bảng kê chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp. Bảng kê này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT (Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Bảng kê chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak
BẢNG KÊ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (TK621)
Tháng 10/2013
Công trình : Đập BopLa - Đơn vị : Đội TCCG 2
ĐVT: đồng
ST
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
ĐƠN G
Á
THÀNH TIỀN

23



1
Đá 1x2
m3
49,5
206.550
10.224.225
2
Đá 2x4
m3
28
169.600
4.748.800
3
Đá 4x6
m3
9,5
160.800
1.527.600
4
Đá hộc
m3
6
128.900
8.120.700
5
Đá chẻ
Viên
890
5.500

4.895.000






9
Kẽm
Kg
21
15.200
319.200
10
Thép xây dựng các loại
Tấn
2,5
16.406.000
41.015.000
11
XM Hoàng Thạch PCB40
Tấn
18,2
1.309.09
23.825.456







TỔNG CỘNG

Người lập

Đội trưởng

182.101.111
Ngày 31 tháng 10 năm 2013
Kế toán trưởng

24


(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Căn cứ vào số liệu được ghi nhận và từ chứng từ gốc thu được, mỗi tháng phần mềm
kế toán tự động cập nhập chi phí sản xuất kinh doanh. Kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621-02 (Bảng 2.10), bảng này được chi tiết cho từng
CT, HMCT.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số hiệu TK: 621-02

Công trình: “Đập BopLa” - Tháng 10/2013ĐVT: đồng
CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN
DIỄN GIẢI
SỐ HIỆU
NGÀY
1111
1521
33102
XK0116
03/10/2013 Xuất đá thi công công trình
8.884.780
HĐ1705
05/10/2013 Mua XM thi công công trình
17.280.000
HĐ1920
15/10/2013 Mua thép thi công công trình
41.015.000
HĐ0144
22/10/2013 Mua cát thi công công trình
7.375.900






TỔNG CỘNG
63.842.230
65.634.780

52.624.101
Ngày 31 tháng 10 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Các tháng khác trong quý IV năm 2013, kế toán cũng tập hợp chi phí NVLTT như
tháng 10 năm 2013. Sau khi tập hợp các chi phí phát sinh, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp quý IV năm 2013 (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Công trình: “Đập BopLa”- Quý IV/2013
ĐVT: đồng
STT
NỘI DUNG
TỔNG TIỀN
GHI CHÚ
01
Tập hợp chi phí NVLTT tháng 10
182.101.111
02
Tập hợp chi phí NVLTT tháng 11
365.367.850
03
Tập hợp chi phí NVLTT tháng 12

211.621.920
TỔNG CỘNG
759.090.881
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người lập
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Sau khi nhận được hóa đơn mua hàng hoặc phiếu xuất kho, kế toán tiến hành tập hợp
chi phí nguyên vật liệu và nhập số liệu vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Bảng
2.12).Đối với mỗi CT hay HMCT thi công thì đều được kế toán mở một sổ chi tiết riêng để
theo dõi. Nguyên vật liệu sử dụng cho CT, HMCT nào thì được tập hợp trực tiếp vào sổ chi
tiết của CT, HMCT đó.
Bảng 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 621-02
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DAKLAK
25 Lê Duẫn , TP.BMT, DakLak
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

25


×