1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc, niềm
vui của mọi gia đình, cũng là niềm tự hào của toàn xã hội. Khi nghe câu hát
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”[1] chúng ta đều hiểu, trong bất kỳ thời đại
nào, trẻ em luôn cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đúng đắn để phát
triển một cách toàn diện.
Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó ngôn ngữ
có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Với trẻ 5-6 tuổi, việc hướng dẫn cho
trẻ “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực
hoạt động ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái. Qua đó giáo
dục tình cảm và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào
việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng
Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Trẻ mẫu giáo khi bước vào lớp 1 là một bước ngoặt lớn và việc học tốt,
hình thành những kỹ năng làm quen với chữ cái không ai khác chính là các bậc
phụ huynh, cô giáo và bản thân trẻ. Tình trạng chung hiện nay, cha mẹ thường
bỏ bê, chưa thực sự quan tâm trực tiếp đến việc học tập của con em mình, thậm
chí một số bậc phụ huynh đang còn theo lớp học phổ cập xóa mù. Đặc biệt đối
với trẻ ở khu vực miền núi bố mẹ đi làm ăn xa, các con ở nhà với ông bà nên
việc học tập của các con không có nhiều cơ hội học tốt môn chữ cái bằng các
bạn miền xuôi, các bạn ở thành phố. Đôi khi ông bà dạy các cháu học còn phát
âm chưa đúng các chữ cái theo chương trình quy định. Chính vì vậy mà các cháu
khi học ở lớp còn phát âm sai các chữ cái, một số cháu mới đi học năm đầu tiên
nên chưa mạnh dạn nhiều, có cháu còn nói ngọng, nói lắp. Nhận thức của trẻ
cùng một độ tuổi chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức cho trẻ gặp rất
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hiện nay trẻ thích chơi hơn thích học. Mỗi khi các
cháu học tinh thần uể oải, không tập trung…nhưng khi các cháu chơi những trò
chơi hiện đại như chơi game trên các phương tiện như: tivi, điện thoại...thì rất
hào hứng và trẻ không hứng thú với việc học chữ cái.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy trẻ ở
độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc
hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm.
Đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những kỹ
năng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy trẻ, để trẻ lĩnh hội đầy đủ
kiến thức của môn làm quen chữ cái. Từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự
có hứng thú, thích thú trong học tập.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động nào cũng quan
trọng, hoạt động này thúc đẩy và làm nền tảng cho hoạt động kia. Mỗi một hoạt
động đều có tầm quan trọng riêng. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết
dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo
đó là sự cốt yếu. Song song với các hoạt động khác, hoạt động làm quen chữ cái
đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về nhận thức và nhân
cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Ở mục 1.1: Đoạn “Như chúng ta…câu hát” do tác giả tự viết ra; câu“Trẻ em hôm nay thế giới
ngày mai” tác giả trích dẫn từ TLTK số 1; Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra
1
Mặt khác trẻ mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học”[2]. Việc tạo ra môi
trường gần gũi với cuộc sống hàng ngày lại hấp dẫn với những trò chơi, câu
chuyện lý thú sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mà cô giáo cung cấp đạt hiệu quả
cao hơn. Tuy nhiên một lớp học bất kỳ nào cũng có nhiều đối tượng nhận thức
khác nhau có những trẻ tiếp thu nhanh, có những trẻ phải trải qua rất nhiều lần
ôn luyện mới có thể nắm bắt được kiến thức mà cô giáo cung cấp. Vậy phải làm
sao, làm như thế nào để tất cả trẻ đều có thể nhận biết và phát âm chuẩn, nhận
biết được chính xác 29 chữ cái được làm quen trong các hoạt động đặc biệt là
hoạt động học. Từ những lý do trên bản thân là một giáo viên nhiều năm được
nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi tôi luôn băn khoăn, trăn trở,
suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6
tuổi học tốt môn làm quen chữ cái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn nhằm mục đích tập trung
nghiên cứu tìm ra “một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ
cái”.
Rèn cho trẻ phát âm đúng các âm và nhận biết được 29 chữ cái.
Rèn kỹ năng cầm bút để tô chữ cái theo nét chấm mờ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu “Một số biện pháp số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
học tốt môn làm quen chữ cái” cho trẻ tại trường mầm non đồng thịnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết.
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về sự phát triển của trẻ
5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp tác động trên trẻ, kết quả
đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chon các biện
pháp phù hợp.
1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả
đạt được trước và sau khi áp dụng biện pháp.
1.4.4. Phương pháp thực hành.
Vận dụng các biện pháp vào hoạt động thực tế của lớp
.
- Ở mục 1.1: Đoạn “Đòi hỏi... mẫu giáo” do tác giả tự viết ra; câu “học mà chơi, chơi mà
học” tác giả trích dẫn từ TLTK số 2; Đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra
2
-
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như các nhà khoa học đã khẳng định“Chữ cái là một đơn vị của hệ thống
viết theo bảng chữ cái, như bảng chữ cái Hy Lạp và các bảng chữ cái phát sinh
từ nó. Mỗi chữ cái trong ngôn ngữ viết thường đại diện cho một âm vị (âm
thanh) trong ngôn ngữ nói. Những ký hiệu viết trong các hệ thống viết khác đại
diện cho cả âm tiết hoặc như trong chữ tượng hình, đại diện cho một từ”[3].
Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội khoa học - Công nghệ, hội
nhập quốc tế và phát triển. Đảng nhận định rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu
của mỗi quốc gia” [4], giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và
phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non. Mục tiêu đó được
thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần và đặc biệt bộ môn làm quen
chữ cái trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5-6 tuổi. Do đó,
quen chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Quá trình trưởng thành của một đứa trẻ bên cạnh thể chất phần quan trọng
không thể thiếu đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi,
ngôn ngữ là yếu tố quan trọng cho tất cả các hoạt động và ngược lại trẻ tham gia
các hoạt động sẽ được trải nghiệm, khắc sâu vốn kiến thức. Tạo cơ hội cho ngôn
ngữ phát triển. Vì vậy làm quen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Làm quen với chữ cái là phát triển khả năng nghe,
khả năng nghi nhớ, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Phát
triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường
mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển
các năng lực ngôn ngữ như: Nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư
duy, tình cảm. Đó là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá
trình học môn tiếng việt ở tiểu học mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa thế giới
xung quanh với trẻ, giúp trẻ nói năng mạch lạc, mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
trẻ nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái. Từ đó trẻ sẵn sàng để
bước vào lớp 1, đây là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non. Chính vì vậy, hoạt động làm quen chữ cái được coi là phương tiện giáo dục,
hình thành nhân cách cho trẻ.
Thông qua đọc thơ, kế chuyện, tranh ảnh có gắn các chữ cái, các trò chơi
động, tĩnh với làm quen chữ cái... để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao
tiếp. Có thể nói hoạt động làm quen chữ cái là nền tảng đưa trẻ đến hoạt động
giao tiếp. Đó là mục đích hàng đầu của giáo dục mầm non.
Ở mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu
học thì học tập lại là vai trò chủ đạo, nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái, ở trẻ
mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy, mà ở đây
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập,
sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo
trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say
mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái.
- Ở mục 2.1. Đoạn “Chữ cái … một từ” tác giả trích dẫn từ TLTK số 3; Đoạn “Tất cả … phát
triển” do tác giả tự viết ra; Đoạn “Đảng … quốc gia” tác giả trích dẫn từ TLTK số 4; Đoạn tiếp
theo do tác giả tự viết ra
3
Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi làm quen
với chữ cái, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất
quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ cái và tiếp nhận những tri
thức mới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với hoạt động làm quen chữ cái
không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng
lớp. Ta thấy, đây là hoạt động khó, rất phức tạp, đa dạng. Trong quá trình hình
thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng cho trẻ không thể tránh khỏi những khó
khăn, sai lầm. Vì thế người giáo viên đóng vai trò quan trọng là cầu nối trẻ với
những kiến thức mới của bài học, giúp trẻ học tốt, nắm vững kiến thức và biết
cách thực hiện yêu cầu của bài học, của hoạt động. Qua đó tạo được một không
khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái hứng thú tham gia.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây, trường Mầm Non Đồng Thịnh luôn chú trọng
đến việc nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Giáo viên được phụ trách các nhóm lớp có nhiều sáng tạo trong thực hiện nhiệm
vụ được giao. Đặc biệt nhà trường đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng học chữ cái
cho trẻ. Hiện nay trường là một trong những đơn vị đứng tốp đầu về chất lượng
ngành giáo dục mầm non của Huyện. Trong thực hiện mục tiêu phát triển giáo
dục của nhà trường nói chung và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, có những
thuận lợi và còn gặp một số khó khăn cơ bản như sau:
2.2.1. Thuận lợi.
Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát của nhà trường
về tất cả các hoạt động. Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, năng
động, sáng tạo trong công việc. Tâm huyết với nghề, luôn chu đáo trong chăm
sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Lớp có 30 cháu đi học chuyên cần đạt trên 95%.
Các cháu phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Phụ huynh nhiệt tình đưa đón
con và thường xuyên trao đổi với giáo viên, phối hợp chặt chẽ việc chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường.
Trẻ đi học đúng độ tuổi nên thể chất và tâm lý của trẻ phát triển phù hợp
với yêu cầu lứa tuổi. Giáo viên và phụ huynh luôn làm tốt công tác trao đổi hàng
ngày, góp phần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng các
môn học cho trẻ tại trường cũng như ở gia đình.
Phần đa trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ
nên có nền nếp học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn.
Tuy những thuận lợi là cơ bản nhưng trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ nhà trường cũng như các nhóm lớp vẫn còn gặp một số khó khăn: Nhà
trường đã mua sắm trang thiết bị cho lớp học nhưng vẫn còn thiếu và chưa đáp
ứng được với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
Về trẻ chieems 97% là dân tộc mường (cả trường chỉ có 1 cháu dân tộc
kinh) việc giao tiếp bằng Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, một số trẻ còn nói
ngọng nói lắp, một số trẻ thường xuyên sử dụng tiếng địa phương (tiếng mường)
vì vậy việc dạy chữ cái cho trẻ còn mất nhiều thời gian.
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh làm nghề nông; Đi
làm ăn xa nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và cô
4
giáo, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa
giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn, ông bà phát âm chưa chuẩn
tiếng việt dẫn đến dạy phát âm chữ cái cho trẻ chưa đúng.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
Năm học 2017-2018 lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi do tôi phụ trách có 30 cháu,
quá trình khảo sát về nội dung để trẻ học tốt môn chữ cái của trẻ được tiến hành
vào đầu tháng 9 năm học 2017-2018, với kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm
Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động làm quen chữ cái.
Trẻ phát âm đúng âm của các chữ
cái một cách rõ ràng mạch lạc.
Trẻ nhận biết đúng mặt chữ.
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm
của các chữ cái đã học qua các trò
chơi.
Khảo sát đầu năm
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số
Khảo sát Số trẻ
%
%
trẻ
30
13
43%
17
57%
30
12
40%
18
60%
30
12
40%
18
60%
30
14
47%
16
53%
Từ thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên cùng phụ trách
lớp với mình, đưa ra nội dung kế hoạch để “Giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ
cái” với những biện pháp cụ thể như sau:
2.3. Một số biện pháp giú p trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ
cái
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo “môi trường chữ” trong và ngoài lớp đa dạng
phong phú.
Đối với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ, đẹp mắt gây được sự chú ý của
trẻ là vô cùng quan trọng. Vì thế, việc tạo môi trường chữ để trẻ làm quen chữ
cái trong và ngoài lớp học là rất cần thiết. Làm nổi bật nội dung hoạt động của
chủ đề. Vì vậy tôi luôn quan tâm tạo môi trường học tập phong phú, đa dạng
trong đó tôi trú trọng môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học để
cho trẻ học tốt môn chữ cái như: Đối với môi trường trong lớp học tôi luôn trú
trọng tạo môi trường mở cho trẻ, trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động.
Ví dụ 1: Đối với khu học tập tôi trang trí những hình ảnh đẹp hấp dẫn như
trò chơi “những ô chữ bí mật” tôi gắn trên tường theo chủ đề “Động vật”. Khi
trẻ lên tìm và chọn hộp chữ ( theo nhóm chữ cô chuẩn bị trước), sau đó trẻ sờ
vào hộp thì hộp chữ từ từ mở ra, khi chữ cái xuất hiện trẻ tỏ ra ngạc nhiên và rất
thích thú.
( Hình ảnh trẻ chơi ở khu học tập với trò chơi những ô chữ bí mật)
5
Ví dụ 2: Đối chủ đề thế giới động vật: Trong phần trang trí cho khu học
tập tôi tạo một khoảng không gian để trẻ chơi trò chơi "Ong tìm chữ" và cho trẻ
sưu tầm những tranh ảnh về con vật, cắt dán để làm nổi bật chủ đề như gắn các
chữ cái (n, m) lên hình ảnh các con vật có trong chủ đề.
Đối với khu phân vai tôi trang trí bằng cách tìm những hình ảnh phù hợp
với chủ đề nhưng luôn luôn hấp đối với trẻ như đối với chủ đề “Thế giới thực
vật” tôi cắt dán các hình ảnh về bác đầu bếp đang đeo tạp dề và mũ nấu ăn trong
bếp; đến lớp hình ảnh bác sĩ đang khám bệnh kèm theo một số hình ảnh những
cây hoa 3D… tạo thành như một bức tranh đẹp phía dưới có những chữ cái ghép
thành các từ như ẩm thực quán; phòng khám. Để trẻ thích thú tìm tòi những chữ
cái mình đã học.
Ngoài ra hàng ngày tôi và trẻ cắt, dán chữ cái và các hình ảnh phù hợp với
chủ đề để trang trí trong lớp như: Trang trí bảng biểu bé đến lớp với hình ảnh là
con hươu cao cổ to, bé ở nhà là hình ảnh con hươu cao cổ nhỏ, mỗi ký hiệu của
trẻ sẽ tương ứng với các chữ cái. Cắt những bông hoa có gắn chữ cái dùng cho
các ký hiệu cá nhân của trẻ như ghế, cốc ...
Ví dụ: Cô làm bảng biểu bé đến lớp bé ở nhà tôi trang trí bằng cách cắt
hai con hươu cao cổ, con hươu cao cổ to là ký hiệu của những trẻ đến lớp, con
hươu cao cổ nhỏ là ký hiệu của trẻ ở nhà, tôi chuẩn bị 29 chữ cái in thường và
một chữ cái in hoa. Mỗi khi trẻ đến lớp trẻ phải nhặt chữ cái của mình gắn lên
bảng biểu thay cho điểm danh, cô cử đại diện một số bạn trong tổ lên gắn giúp
ký hiệu cho những bạn nghỉ học. Các ký hiệu đồ dùng cá nhân của trẻ như ca
cốc, khăn mặt, ghế tôi đều sử dụng hệ thống chữ cái cho trẻ nhận diện đồ dùng
của mình. Mỗi lần trẻ đi lấy đồ dùng cá nhân và mỗi lần giúp những bạn nghỉ
học chọn chữ cái gắn lên biểu bé ở nhà là mỗi lần trẻ lại nhớ thêm chữ cái mình
đã học và chữ cái của bạn.
Ở góc thư viện cô giáo cùng trẻ vẽ các hình ảnh về các loài hoa trong bài
thơ "Hoa kết trái", những hình ảnh trẻ vẽ về các loài hoa tôi lấy gắn trang trí vào
góc, mỗi bức tranh của trẻ tôi đều gắn ký hiệu chữ cái để khi các cháu quan sát
tranh nhìn vào chữ cái trẻ nhận biết được tranh của mình. Ngoài ra để trẻ nhớ
được chữ cái lâu hơn tôi chuẩn bị một bức tranh về bài thơ “Hoa kết trái” bằng
chữ in thường to để trẻ nhận biết dễ dàng, những chữ cái cô định cho trẻ làm
quen thì cô in màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy và khi cô cùng trẻ quan
sát ở góc đó trẻ được gạch chân các chữ cái mà trẻ làm quen.
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với các chủ đề.
Không những ở góc bé cùng "Làm quen chữ cái" mà xung quanh lớp tôi đều gắn
các từ tương ứng với các đồ dùng như: hộp đựng bút chì, hộp đựng kéo, rổ đựng
keo, rổ đựng các hình học, hộp đựng hình khối…; Tôi còn treo xung quanh lớp
một cụm từ như: công trình của bé, ô số kỳ diệu, bé chăm ngoan, những nốt
nhạc hồng, tên và ngày sinh của bé gắn lên góc mừng sinh nhật bé yêu, tất cả
những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Làm như thế trẻ được sử dụng ngay
trên hoạt động "Làm quen chữ cái", trẻ học đến nhóm chữ cái gì, cô cho trẻ tìm
xung quanh lớp nhóm chữ cái đó và những đồ dùng phục vụ nội dung hoạt động
làm quen chữ cái, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì, sáp màu, đất nặn hột hạt,
ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột
6
hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ lô tô qua biện pháp này tôi nhận
thấy mở rộng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái qua các hoạt động này trẻ
đã tích cực tham gia sôi nổi và hứng thú và rất tích cực trong hoạt động.
Đối với môi trường ngoài lớp học tôi cùng trẻ cắt dán góc tuyên truyền
với phụ huynh. Trong góc tuyên truyền tôi luôn trú trọng môi trường chữ đa
dạng phong phú cho trẻ học và làm quen với các chữ cái quen thuộc.
Ví dụ: Tôi làm một cây to trên cây những tán lá nhỏ tôi làm thành những
chữ cái bên phía dưới tôi gắn gim để tôi treo bảng biểu mỗi khi giờ hoạt động
ngoài trời kết thúc tôi thường cho trẻ quan sát những chữ mình yêu thích đồng
thời trẻ phát âm chữ cái đó
Ở góc thiên nhiên tôi tạo môi trường chữ cái rất đa dạng và phong phú.
Dưới mỗi một loại cây xanh tôi đều có ký hiệu của các chữ cái như: Bình cây
tiêu hồng môn thì tôi gắn tên cây vào bình cây, đối với một số cây khác tôi lại
gắn ký hiệu bằng chữ cái khi trẻ ra quan sát ngoài trời tôi thấy trẻ rất tò mò và
tìm hiểu chữ cái ở bình cây. Có cháu còn hỏi tôi cô ơi đây là chữ gì?...
Ở trên sân trường tôi kết hợp cùng với nhà trường và đoàn thanh niên tạo
môi trường chữ đa dạng phong phú. Đặc biệt là khu vận động bởi vì đặc điểm
của trẻ là thích chơi nên mỗi lần trẻ hoạt động ngoài trời trẻ thích vào khu này
chơi nhất, chính vì đặc điểm này tôi cùng các giáo viên đã trang trí những lẳng
hoa buông từ cây suống có chữ cái kèm theo ngoài ra các cổng biển chúng tôi
cũng sử dụng luồng để ghép chữ cái lại với nhau tạo thành chữ khu vận động, ở
dưới các gốc cây chúng tôi trang trí bằng các hình ảnh to, bên trong hình ảnh là
nội dung các bài thơ, đồng dao, ca dao... khi trẻ hoạt động ở góc này tôi thấy trẻ
rất hứng thúvà hào hứng để khám phá môi trường chữ.
2.3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
Trong quá trình phụ trách lớp tôi thấy các cháu ở lớp khi học chữ cái sự
tập trung chú ý chưa hứng thú mà trẻ thích những cái đẹp, mới lạ, hấp dẫn cao
và trẻ thích những hoạt động vui nhộn, nên việc tạo hứng thú cho trẻ ở môn học
này lại càng quan trọng hơn, bởi tính chất cứng nhắc và khô khan của việc học
chữ cái đối với trẻ. Cô giáo ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học
sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn theo phương pháp
cũ, dẫn đến trẻ uể oải trong hoạt động phân tán tư tưởng, nhàm chán. Khi cho trẻ
làm quen chữ cái qua trò chơi tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là một yêu cầu rất
cần thiết trong các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi này. Bước đầu trẻ được làm quen
với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua
các trò chơi. Vì vậy tôi đã tìm ra một số cách dạy trẻ học chữ cái thông qua các
trò chơi.
Trước hết tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần
thiết cho các hoạt động chơi nhằm mục đích lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia vào
các trò chơi như: Trò chơi “câu cá”, bé sẽ rất thích thú khi được câu cá theo
bảng chữ cái. Tôi cắt hình những con cá trên giấy dạ nhiều màu sắc khác nhau,
sau đó in các chữ cái gắn lên hình các con cá như: Chữ in thường, chữ in hoa
hoặc cả hai. Đục một lỗ ở con cá và mắc vào đó một cái kẹp giấy. Buộc một đầu
sợi chỉ vào thước và đầu kia buộc một cục nam châm nhỏ. Mỗi khi bé “câu”
được một con cá, tôi hỏi trẻ con vừa câu được con cá gì? Chữ cái này là chữ in
7
thường hay chữ in hoa. Tôi còn cho trẻ chơi trò chơi “tìm đồ vật” các bé luôn
thích đi tìm đồ vật, vậy thì tại sao không nhân cơ hội này để tôi dạy chữ cái cho
bé? Tôi cho trẻ đọc tên và cách phát âm của một chữ cái, sau đó cho bé đi tìm
những đồ vật bắt đầu bằng chữ cái đó. Trò này cũng sẽ rất thú vị khi trẻ chơi trò
chơi “siêu thị của bé” được thực hiện trong chủ đề gia đình.
Hình ảnh trẻ chơi siêu thị của bé
Hay khi trẻ chơi trò chơi “Cầu vồng chữ” tôi tạo một cầu vồng đầy màu
sắc trong khi học chữ. Tôi in mỗi chữ lên một mảnh giấy và cho bé tô bằng
những màu sắc khác nhau, sau khi tô màu xong cô cho từng tổ lên gắn vào chiếc
cầu vồng mà cô chuẩn bị sẵn … hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên
các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học, bây giờ cô sẽ phát cho
mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải tìm nhanh đồ dùng có chứa
chữ cái đó.
Ví dụ: Trẻ cầm chữ ơ thì phải lấy thước kẻ, trẻ cầm chữ a thì phải chọn và
lấy cái ca…, cô cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ "Gà học chữ" sau đó cô kiểm tra số
trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Những trẻ tìm
chưa đúng đồ dùng tương ứng với chữ cái thì động viên và cho trẻ tìm đúng ở
lần sau.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên
hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì ? Để phát
huy tính tích cực và tư duy của trẻ.
Ví dụ: Chữ “o” giống quả trứng, quả cam; Chữ “y” giống cái nạng, chữ “h”
giống cái ghế...
Ngoài những trò chơi trên tôi còn tìm hiểu và tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi như: Trò chơi con xúc xắc vui nhộn; trò chơi ong tìm chữ; trò chơi gắn chữ
cho cây; tìm tên cho lá; tìm lá cho cây; tìm quả cho cây… Đây là một trong
nhiều cách hay để dạy bé biết chữ cái.
Khi tổ chức cho trẻ học chữ cái thông qua các trò chơi tôi thấy trẻ rất hào
hứng, hứng thú khi tham gia học các chữ cái thông qua các trò chơi. Sự uể oải
nhàm chán, việc học tập không tập trung chú ý, không còn thấy ở trẻ nữa. Các
cháu nhận biết chữ nhanh, phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng Việt, và đặc biệt các
cháu rất có kỹ năng tô chữ theo nét chấm mờ và thích thú khi được tô chữ cái in
rỗng.
2.3.3. Biện pháp 3: Lồng ghép dạy trẻ học tốt 29 chữ cái
qua hoạt động học và hoạt động mọi lúc, mọi nơi
Ở trong hoạt động học hay trong hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi cảm thấy
những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt, chưa có tác dụng khơi gợi
niềm thích thú học chữ cái ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu, sưu tầm
một số đề tài hay để dạy trẻ học tốt môn chữ cái. Tôi luôn cố gắng tạo ra một
môi trường học tập có tính thẩm mĩ cao, phù hợp, đẹp mắt, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ
tham gia học tốt môn làm quen chữ cái. Trước tiên tôi đã trao đổi với giáo viên
trong lớp, để cùng thống nhất về kế hoạch, biện pháp, trang trí, xắp xếp, tạo môi
8
trường lớp học, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với từng chủ đề. Thu hút trẻ tham gia vào
hoạt động học và hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Với hoạt động học tôi cùng cô giáo phụ trách lớp tìm tòi và nghiên cứu,
tạo ra những tiết học sáng tạo, lôi cuốn thu hút trẻ tham gia tích cực hoạt động
học chữ cái.
Đối với những trẻ nhút nhát tôi thường xuyên quan tâm, gần gũi và luôn
gọi trẻ hỏi han, tâm sự để trẻ mạnh dạn phát âm các chữ cái khi cô hỏi, ngoài ra
tôi thường xuyên nêu gương những trẻ học tập có tiến bộ để các bạn khác noi
theo. Bên cạnh đó kết hợp với việc động viên các cháu tham gia nhiều hoạt động
tập thể khác. Tôi luôn tạo ra cơ hội cho các cháu tiếp thu chậm được nói, phát
hiện những chữ cái đã học khi trẻ chơi trò chơi ở các góc và các giờ hoạt động
khác... để từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn.
Ngoài dạy trẻ ở hoạt động học làm quen với chữ cái thì tôi còn lồng ghép
tích hợp vào các môn học khác một cách hợp lý, khoa học để trẻ phát huy tính
hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động tham gia vào trong hoạt động là vô
cùng quan trọng. Thông qua lồng ghép linh hoạt nhẹ nhàng tôi thấy trẻ hứng thú
hoạt động, củng cố khắc sâu và phát âm chuẩn 29 chữ cái. Việc dẫn dắt bằng
ngôn ngữ cùng với sự linh hoạt, sáng tạo, ứng xử nhanh của cô giáo trong hoạt
động mang lại sự chú ý cho trẻ, giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái
theo yêu cầu. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi rất yêu thích môn văn học, vì vậy cách lồng
ghép chữ cái qua các bài thơ, câu chuyện giúp trẻ nhận biết và phát âm chữ cái
một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Tôi kể một đoạn trong câu chuyện “Cụ rùa” cho trẻ nghe kết hợp
quan sát trên trình chiếu sau đó đưa tranh “Rùa vàng” được gắn bằng các thẻ
chữ rời ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ
cái v và r. Kết hợp trong hoạt động cho trẻ đọc bài đồng dao“Rềnh rềnh ràng
ràng” để luyện phát âm, âm “r ”cho trẻ. Với câu chuyện, bài thơ khác tôi cũng
lựa chọn nội dung và hình ảnh phù hợp.
Với hoạt động khám phá khoa học: Muốn cho trẻ làm quen chữ cái một
cách hiệu quả qua hoạt động khám phá khoa học, tôi luôn lựa chọn tranh ảnh,
mô hình, vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen, khi trẻ được
tìm tòi khám phá với những gì cô đã chuẩn bị sẽ lôi cuốn trẻ tham gia khám phá
những điều mới lạ xung quanh trẻ, trẻ khắc sâu kiến thức cũng như nhận biết và
cách phát âm chuẩn chữ cái.
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái s, x. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ s qua từ
“Hoa Sen”. Tôi chuẩn bị một lọ hoa sen đẹp, phía dưới lọ hoa hoa tôi gắn từ
“Hoa Sen” bằng các thẻ chữ cái rời. Sau đó tôi cho trẻ quan sát, cho trẻ sờ, ngửi,
trẻ nói hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm như thế tăng thêm về các biểu
tượng và sự hứng thú, đồng thời giúp trẻ khắc sâu chữ cái đã học cũng như nắm
vững chủ đề đó.
Ngoài lồng ghép chữ cái vào học môn văn học, khám phá khoa học tôi
còn lồng ghép cho trẻ học chữ cái vào tất cả các môn học khác như: Làm quen
với toán, âm nhạc, tạo hình...
9
Các hoạt động ngoài giờ cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen
với chữ cái. Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho
trẻ, bổ sung về kiến thức giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen,
biết cách phát âm đúng, không nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ đó
giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái của mình. Cùng với việc dạy trẻ trên những
tiết học, tích hợp trên các hoạt động của chủ đề, tôi rất quan tâm đến việc tổ
chức hoạt động mọi lúc mọi nơi như ở hoạt động ngoài trời, hoạt động góc...
Qua các giờ hoạt động cho trẻ học lại những chữ cái mà trẻ đã học qua các tiết
học.
* Thông qua giờ Đón - Trả trẻ.
Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi
quy định được ký hiệu bằng các chữ cái, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có
chứa chữ cái.
Ví dụ: Đồ dùng của cháu Gia Khiêm đặt vào ngăn tủ có chứa ký hiệu là
chữ cái "k" thì trẻ nhớ và khắc sâu biểu tượng về chữ cái “k” và tên của các bạn
khác cũng được viết tương tự, nhờ vậy hàng ngày trẻ được làm quen và tiếp cận
các chữ cái đó ở mọi lúc mọi nơi.
Trong thời gian trả trẻ: Tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái.
Ví dụ: Trong chủ đề gia đình tôi lựa chon một số hình ảnh như: Bố, mẹ, ông, bà
tôi bỏ vào một hộp quà sau đó tôi đố trẻ bằng cách miêu tả về đặc điểm, hình
dáng để trẻ đoán. Khi đoán đúng cho trẻ xem hình ảnh và nhận biết, phát âm chữ
cái bên dưới hình ảnh.
*Thông qua lúc dạo chơi, tham quan.
Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ
cái qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đọc tên các
loại cây, rau đó. Tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau đó.
Ví dụ: Hoa đồng tiền, hoa thược dược, hoa mười giờ, cây nhãn, cây
phượng , cây rau ngót, rau muống, rau cải ...
Khi cho trẻ dạo chơi sân trường tôi thường tổ chức cho trẻ đọc các đồng
dao để luyện phát âm chữ cái cho trẻ như bài đồng dao: chi chi chành chành,
rồng rắn lên mây….
Hình ảnh trẻ đọc thơ, đồng dao qua dạo chơi thăm quan
*Thông qua hoạt động góc.
Đối với các khu trong hoạt động góc trẻ rất thích thú khi tham gia chơi
cùng các bạn ở hoạt động này. Chính vì vậy tôi rất chú trọng lồng ghép cho trẻ
học chữ cái qua các khu chơi.
Đối với khu phân vai, khi trẻ chơi bán hàng trong quá trình trẻ chơi tôi
chuẩn bị một rổ quả mỗi quả có gắn tương ứng một chữ cái mỗi lần trẻ mua và
bán hàng phải gọi tên và phát âm đúng loại quả có chứa chữ cái đó. (Chữ cái tôi
chọn để gắn lên quả là những chữ cái các cháu đã được học.
10
Ví dụ: Tôi chuẩn bị một rổ quả cam có gắn chữ cái c, một rổ quả chuối có
gắn chữ cái i, một rổ quả táo co gắn chữ cái t, khi người đóng vai mua hàng đến
hỏi mua quả cam người bán hàng yêu cầu người mua hàng phải gọi tên và phát
âm đúng loại quả có chứa chữ cái c. Khi trẻ chơi như vậy trẻ rất thích thú khám
phá những chữ cái mà mình đã học.
Đối với khu học tập không chỉ dạy trẻ có các kỹ năng chơi mà ở đây tôi
còn dạy trẻ có các kỹ năng để học tôt môn chữ cái như khi tôi cho trẻ chơi trò
chơi “cô giáo”, trò chơi này luôn hấp dẫn trẻ vì khi bạn nào được đóng vai cô
giáo là tôi chọn bạn nhanh nhẹn, thông minh, nhớ nhiều và phát âm chuẩn các
chữ cái để hướng dẫn và dạy cho các bạn cùng học.
Ví dụ: Tôi chọn bạn Ánh Tuyết đóng vai cô giáo và tôi chuẩn bị một số
bức tranh phía dưới gắn thẻ chữ cái rời. Sau đó bạn Ánh Tuyết gọi từng bạn lên
chọn thẻ chữ cái và phát âm theo yêu cầu.
Ngoài những hoạt động lồng ghép chữ cái ở mọi lúc mọi nơi tôi còn sử
dụng phương pháp nêu gương trẻ vào cuối tuần để trẻ thấy những bạn học tốt là
những tấm gương để mình học tập và noi theo.
Tôi và giáo viên phụ trách lớp từ khi thống nhất và áo dụng biện pháp này
tôi thấy trẻ lớp tôi học nhanh hơn, tiếp thu tốt hơn, mỗi khi đến lớp trẻ có tâm
thế vui vẻ thích học, tự tin hơn khi cô gọi lên nhận biết và phát âm các chữ cái
theo yêu cầu của cô. Với riêng tôi từ việc dạy trẻ học tốt môn chữ cái tôi thấy đó
là niềm vui, niềm hạnh phúc và cũng là động lực để tôi vận dụng tốt hơn nữa
trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái.
2.3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ
huynh.
Việc dạy trẻ học tốt môn chữ cái là một trong những nội dung chính trong
kế hoạch năm học của lớp. Nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ và đặc
biệt tìm ra những giải pháp cụ thể để giáo dục và rèn luyện những thói quen
trong học tập, bước đầu hình thành kỹ năng cho trẻ học tốt chữ cái, trẻ có tâm
thế tốt để bước vào lớp 1. Trước hết chính bản thân giáo viên phải là một người
tâm huyết tận tình dạy dỗ các cháu.
Ngôn ngữ của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên
cơ sở của giáo dục, mà trong đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên,
quan trọng sau đó mới là môi trường giáo dục. Cha mẹ phải biết rằng, trước khi
trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trường giáo
dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi
trường đó cha mẹ là những người thầy người cô. Đây chính là sợi dây thắt chặt
tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, tôi luôn trau dồi kiến thức về
vấn đề “Dạy trẻ học tốt môn chữ cái” và phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ
học tốt các chữ cái trong chương trình.
Thực tế hiện nay, phụ huynh của lớp tôi chủ yếu là các cháu ở với ông bà
nên một số cháu ở với bố mẹ. Đôi khi phụ huynh quá bận rộn với việc nương
rẫy, đồng ruộng đã không để ý đến việc học hành của trẻ. Chính vì vậy hiểu
được hoàn cảnh của phụ huynh tôi đã luôn cố gắng tìm hiểu, cùng kết hợp với
11
phụ huynh tìm ra một số biện pháp để làm tốt việc “Dạy trẻ học tốt môn chữ
cái” như sau:
Trước tiên tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của
việc học chữ cái đối với trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi là rất quan trọng vì các con sắp
bước vào lớp 1. Việc chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học phải có sự quam tâm
của phụ huynh. Tôi luôn trao đổi cho phụ huynh hiểu rằng trẻ nhỏ cần phải có nề
nếp học tập trong đó ông bà, cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo
như cha mẹ không nên mở ti vi to, không nói chuyện to làm ảnh hưởng đến việc
học hành của các con.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của các gia đình trẻ trong
lớp và tôi có cách trao đổi với từng phụ huynh để phụ huynh hiểu hơn và biết
cách dạy con học đúng, đặc biệt với gia đình có ông bà phát âm chưa chuẩn các
chữ cái tôi khéo léo hướng dẫn cách phát âm đúng để ông bà dạy cháu tốt hơn
khi ở nhà.
+ Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi trao đổi với tất cả các bậc phụ
huynh rằng: Dạy trẻ học tốt môn chữ cái là những thuận lợi tôt nhất cho trẻ cho
trong việc học tập và giao tiếp. Chính vì vậy khi dạy chữ cái ở nhà cho trẻ cũng
là một việc làm vô cùng quan trọng và rất cần sự quan tâm của phụ huynh.
+ Với phụ huynh của lớp tôi chủ yếu sống ở vùng nông thôn miền núi,
điều kiện kinh tế phần đa không ổn định, chiếm 50% cha mẹ đi làm ăn xa để lại
con cho ông bà hoặc người thân chăm sóc do đó tôi luân giành thời để giải thích
và thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục trẻ cho các phụ huynh một cách cụ
thể.
Ví dụ: Với những trường hợp cha mẹ vắng nhà thường xuyên, việc phối
kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh có phần nào khó khăn nên tôi đã tìm mọi
cách để trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua liên lạc điện thoại. Đối với phụ
huynh trực tiếp đưa con đến lớp thì tôi trao đổi với phụ huynh qua bảng thông
báo, qua người thân trong gia đình và đặc biệt là người đưa đón trẻ hàng ngày để
tìm hiểu lý do vì sao trẻ nhút nhát dụt dè không mạnh dạn khi cô giáo gọi lên
đọc chữ cái hoặc có trẻ học mãi không nhớ. Thông tin cho cha mẹ biết về tình
hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục. Tôi
có lịch trao đổi cụ thể cho từng tuần để phụ huynh nắm được, tuần này tôi dạy
nhóm chữ gì ở trên bảng thông báo để phụ huynh kịp thời nắm bắt được thông
tin để phụ huynh cùng giáo viên có biện pháp dạy trẻ học tốt hơn.
Ví dụ: Góc tuyên truyền ở của lớp tôi luôn giành một góc nhỏ để thông
báo về nội dung học chữ cái theo từng tuần từng chử đề. Tôi thấy phụ huynh rất
hào hứng và quan tâm mỗi khi đưa con đến lớp luôn luôn quan sát xem tôi có
thay đổi nội dung học cho trẻ không.
Ngoài ra tôi còn luôn trao đổi với phụ huynh của lớp mình rằng: Đừng
bao giờ so sánh bé với anh chị em của bé. Qua trao đổi hàng ngày tôi thấy đây là
một lỗi thường thấy đối với rất nhiều phụ huynh trong lớp tôi mắc phải. Bởi vì
dù ít hay nhiều, việc so sánh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của con.
Từ phương pháp phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh lớp tôi đã có
rất nhiều chuyển biến từ phụ huynh mà các cháu đã học rất tốt và phát âm rất
12
chuẩn những chữ cái mà cô đã dạy. Từ đó tôi thấy trẻ của lớp tôi có sự chuyển
biến rõ rệt, tạo sự yên tâm cho phụ huynh gửi con khi đến trường.
Hình ảnh phụ huynh xem chữ cái ở góc tuyên truyền
2.4. Hiệu quả của một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn quen
chữ cái.
* Đối với trẻ.
Từ những biện pháp trên áp dụng tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của tôi. Tôi
thấy trẻ ở lớp đã cải thiện rõ rệt tình trạng nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái
và đã có được những thành công nhất định.
Qua áp dụng một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ
cái cuối năm đạt được những kết quả như sau:
Kết quả khảo sát cuối năm
Nội dung khảo sát
Khảo sát đầu
năm
Tổng
Chưa
số trẻ
Đạt
đạt
KS
Số
Số
%
%
trẻ
trẻ
Khảo sát cuối
năm
Chưa
Đạt
đạt
Số
Số
%
%
trẻ
trẻ
1.Trẻ hứng thú, tích cực
100
tham gia hoạt động làm
30
13 43 17 57 30
0 0
quen chữ cái.
2.Trẻ phát âm đúng âm của
các chữ cái một cách rõ
30
14 47 16 53 29 97
1 3
ràng mạch lạc.
3.Trẻ nhận biết đúng mặt
30
12 40 18 60 29 97
1 3
chữ.
4.Trẻ nhận biết và phát âm
đúng âm của các chữ cái đã
30
14 47 16 53 29 97
1 3
học qua các trò chơi.
Từ kết quả trên, tôi thấy rằng bước đầu đã chứng minh được thành quả,
cách làm đúng đắn đối với trẻ lớp mình. Góp phần cho chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đặc biệt là các biện pháp giúp trẻ làm quen chữ cái của
trẻ ở lớp tôi được nâng lên giúp trẻ phát triển toàn diện.
*Đối với bản thân
13
Bản thân tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ đăc biệt là một số biện pháp cho trẻ học tốt môn làm quen chữ cái,
chúng ta thấy rằng số trẻ nhận biết, phát âm đúng và học tốt môn chữ cái được
tăng lên. Số trẻ ở các mức độ chưa đạt giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thể kết
luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực
trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận
dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp thì hiệu quả của việc giúp trẻ học tốt môn
làm quen với chữ cái được nâng lên rõ rệt.
* Đối với đồng nghiệp
Đồng nghiệp trong trường luôn đánh giá cao hiệu quả của các biện pháp.
Từ đó các lớp khối mẫu giáo lớn trong trường tôi đã học tập và làm theo. Khác
hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là một niềm say
mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua một tiết
dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
Phụ huynh có nhận thức tốt hơn về cách chăm sóc trẻ đảm bảo tính khoa
học, không còn cho trẻ ăn các thức ăn vặt không đảm bảo vệ sinh, biết tổ chức
bữa ăn cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng. Đáng mừng hơn là từ những biện pháp
tôi đưa ra đã góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, việc phối hợp
giữa giáo viên và phụ huynh trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được thường xuyên
hơn. Các cháu được chăm sóc đúng cách sẽ đem lại một kết quả tốt về sự phát
triển sức khỏe và trí tuệ, để sau này các cháu trở thành những công dân có ích
cho xã hội.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - Giáo dục trẻ tôi nhận thấy giúp trẻ
học tốt môn làm quen chữ cái là một việc làm vô cùng quan trọng, Đòi hỏi giáo
viên phải kiên trì, khắc phục khó khăn để tìm ra phương pháp, biện pháp cần
thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi
theo, để góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước. Giáo viên cần hiểu
rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ đặc biệt la giúp trẻ học tốt môn chữ cái để hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ. Từ đó không ngừng học hỏi tích lũy kinh
nghiệm trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thường xuyên rèn luyện ngôn
ngữ của mình để nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái. Giáo viên thường
xuyên quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với
trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể để giúp trẻ giao
tiếp nhiều hơn. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu khi tôi vận dụng “Một số
biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái” ở trường mầm non
Đồng Thịnh vào các hoạt động ở lớp, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như
sau:
Tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện cho trẻ nhận biết va phát âm chuẩn 29
chữ cái là cả quá trình liên tục và có hệ thống và phải có kế hoạch cụ thể ngay từ
đầu năm học.
14
Cô giáo chính là người mẹ thứ hai của trẻ, chăm lo cho trẻ từng li từng tí,
ân cần nhẹ nhàng thương yêu trẻ như con em mình. Gần gũi trẻ, tạo cho trẻ tâm
lý thoải mái trong các hoạt động. Thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng
cơ bản trong việc nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái.
Để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều
thời gian dạy trẻ nhận biết va phát âm chuẩn 29 chữ cái, sử dụng nhiều hình thức
khác nhau như trò chơi, hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động học, hoạt
động ngoài trời, tham quan, lễ hội…, với các hình thức phong phú sinh động,
hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp
với người thân, bạn bè, và mọi người xung quanh.
Giáo viên biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một
cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức của
trẻ, trong mọi hoạt động. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái, mọi lúc
mọi nơi, gần gũi trẻ, khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập, sáng
tạo.
Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ và trình độ nhận thức, luôn trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo
viên phụ trách các lớp 5-6 tuổi về các biện pháp mà tôi thực hiện ở lớp mình vì
vậy các cô ở trường tôi cũng đã áp dụng và đem lại hiệu quả cao.
Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ
huynh và giáo viên giúp trẻ học tốt các chữ cái hướng tới mục tiêu chung.
3.2. Kiến nghị
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở các trường Mầm Non nói chung và trường
Mầm Non Đồng Thịnh nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ
như sau:
* Với Phòng giáo dục và đào tạo.
Trong các năm học nên mở thêm các lớp tập huấn, , trao đổi các giải pháp,
biện pháp về dạy cho trẻ học tốt môn chữ cái, các tiết dạy mẫu để giáo viên học
hỏi, trao đổi nhung kinh nghiệm hay.
* Đối với nhà trường.
Bổ sung thêm trang thiết bị như: Máy chiếu ở các lớp chưa có để giúp trẻ
được học trên màn hình to, trẻ sẽ hứng thú hơn trong khi học, mở rộng thêm
kiến thức về thế giới tự nhiên mà trẻ không có điều kiện được đi tham quan thực
tế.
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn thông
qua các giờ dạy mẫu.Ban Giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác
kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho
giáo viên còn những mặt hạn chế trong khi dạy môn làm quen với chữ cái.
Chuyên môn luôn tổ chức các buổi thảo luận và chuyên đề làm quen chữ cái để
giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
15
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen
chữ cái” ở trường mầm non Đồng Thịnh trong năm học 2017-2018. Những gì
đạt được còn rất khiêm tốn, chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Kính mong
nhận được những nhận xét, góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để bản than
tôi có được những kinh nghiệm quý báu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Hường
Ngọc lặc, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết.
Không sao chép nội dung của người khác .
Người thực hiện
Ngô Thị Lan
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGỌC LẶC
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
16