Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN nói chuẩn tiếng phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.17 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DẠY TRẺ
5-6 TUỔI B1 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG MẦM
NON CẨM QUÝ NÓI CHUẨN TIẾNG PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Cẩm Quý
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn.

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1

NỘI DUNG

SỐ TRANG

MỞ ĐẦU

1

1.1


Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.


2

2.2

Thực trạng của vấn đề.

4

2.2.
1

Thuận lợi.

4

2.2.
2

Khó khăn.

4

2.2.
3

Kết quả thực trạng

5

2.3


Các biện pháp, giải pháp

6

2.3.
1

Biện pháp 1: Trò chuyện với trẻ.

6

2.3.
2

Biện pháp 2: Vận động trẻ dân tộc thiểu số có hoàn
cảnh khó khăn tiếp tục đến trường đi học.

8

2.3.
3

Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong
quá trình tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.

9

2.3.
4


Biện pháp 4: Tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ
thông thông qua các hoạt động trong ngày.

11

2.3.
5

Biện pháp 5: Tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn
tiếng phổ thông ở mọi lúc mọi nơi.

14

2.3.
6

Biện pháp 6: Tổ chức họp tổ chuyên môn khối mẫu giáo
để cùng trao đổi tìm ra phương pháp hay.

16

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


19

Kết luận

19

2

3
3.1

2


3.2

Kiến nghị

19

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào
tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo
dục khác nhau. Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy
mà tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ, đặc biệt là trẻ em vùng
dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay
dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận tiếng việt, dẫn đến
cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng phổ thông.

Chính vì vậy việc cung cấp và tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ
thông cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và
phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học tiếng phổ thông ở các bậc học
tiếp theo.
Trường mầm non là trường học đầu tiên chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục
trẻ, dạy trẻ nói chuẩn được tiếng phổ thông hết sức quan trọng với trẻ mầm non,
đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, là tiền đề cho sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ sau này. Vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu
đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã
hội, Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường phân công tôi phụ trách lớp lớn B1 (56 tuổi) trường mầm non Cẩm Quý, tôi nhận thấy quá trình tham gia vào tất cả
các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động làm quen tiếng việt… Trẻ chưa
thực sự hứng thú, chưa tự tin trong giao tiếp, chưa hòa mình vào chơi cùng với
các bạn, các cháu rất nhút nhát, sợ sệt và ngại ngùng khi giao tiếp với cô giáo,
các bạn và mọi người xung quanh. Vì 100% học sinh trong lớp là con em dân
tộc thiểu số (dân tộc mường) nói chưa thành thạo tiếng phổ thông, khi ở gia đình
các cháu giao tiếp hoàn toàn sử dụng bằng tiếng dân tộc mường. Vì vậy mà khả
năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông của trẻ còn rất nhiều hạn chế.
Tôi nghĩ rằng việc tăng cường khả năng dạy nói chuẩn tiếng phổ thông
cho trẻ 5-6 B1tuổi người dân tộc thiểu số là rất quan trọng và hết sức cần thiết.
Theo kết quả của EDI Việt Nam cho thấy rằng trẻ em vùng dân tộc thiểu số có
nguy cơ dễ bị thiếu hụt cao nhất, cụ thể là ở mức thấp nhất 10% điểm số ở ít
nhất một lĩnh vực phát triển. Điều này có nghĩa rằng nếu trẻ có khó khăn trong
giao tiếp bằng tiếng việt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập và chỉ khi trẻ nói
chuẩn tiếng phổ thông thì trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập

3


cũng như giao tiếp của trẻ, trẻ hiểu và nói chuẩn tiếng phổ thông sẽ giúp trẻ lĩnh

hội được các kiến thức bổ ích và tư duy tốt.
Nhận thức được tầm qua trọng của việc “Nói chuẩn tiếng phổ thông” đối
với trẻ dân tộc thiểu số, vì khi trẻ nói chuẩn và thành thạo tiếng phổ thông sẽ là
tiền đề giúp phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Xuất phát từ những
suy nghĩ trên nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng
cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1 người dân tộc thiểu số ở trường mầm non
Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xác định rõ mục đích nghiên cứu về khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ
thông của trẻ dân tộc thiểu số ở lớp tôi phụ trách 5-6 tuổi B1. Nhằm giúp trẻ
mạnh dạn hơn, tự tin hơn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong quá trình học tập, vui
chơi cũng như khi giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh trẻ.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là làm thế nào để giúp trẻ dân tộc thiểu số
trong lớp nói chuẩn tiếng phổ thông. Xuất phát từ những suy nghĩ trên với mong
muốn giúp cho trẻ dân tộc thiểu số trong lớp nói riêng và trẻ dân tộc thiểu số của
trường mầm non Cẩm Quý nói chung nói chuẩn được tiếng phổ thông, và để
thực hiện có hiệu quả tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1người dân tộc thiểu số ở trường
mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp một số biện pháp nghiên cứu để tăng cường khả năng dạy nói
chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi B1 ở trường mầm non Cẩm Quý – Cẩm
Thủy – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý thuyết; phương
pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại lớp mẫu giáo lớn B1.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu; Phương pháp xây dựng kế hoạch;
phương pháp thực hiện trên trẻ 5-6 B1 dân tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm
Quý năm học 2017 – 2018.
Phương pháp thực hành dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mầm non là “Học mà chơi – chơi mà học”.
Chính vì vậy mà quá trình học của trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số phụ thuộc
rất nhiều vào giáo viên, người giáo viên phải làm gì? Dạy trẻ bằng cách nào để
phát huy được tính tích cực ở trẻ . Để từ đó tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng
phổ thông.
4


Quá trình tôi tìm hiểu, nghiên cứu tại thôn bản, tôi được biết 96% người
dân và các cháu nhỏ trong thôn bản rất hạn chế về tiếng phổ thông. Vì thế việc
tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông là hết sức quan trọng và cần thiết
cho trẻ dân tộc thiểu số, có tác động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân
cách của trẻ sau này.
Ngôn ngữ tiếng việt của trẻ được xây dựng khi trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu
số đang sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ với các thói quen ngôn ngữ đã có. Việc
lĩnh hội ngôn ngữ tiếng việt của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ
ở mức độ nhất định, do đó trong những trường hợp có thể, nên giúp trẻ dân tộc
thiểu số kế thừa ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong việc học ngôn ngữ tiếng việt.
Một số dân tộc sống ở khu vực gần nơi có nhiều người Kinh sinh sống,
tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc trong cộng
đồng đó, nên việc học tiếng phổ thông của trẻ có nhiều thuận lợi. Một số dân tộc
sống ở vùng sâu, vùng xa điều kiện sống tách biệt, hoặc khu vực chỉ có một dân
tộc thuần túy, không có nhu cầu giao tiếp giữa các dân tộc với nhau và tiếng phổ
thông không phải là ngôn ngữ giao tiếp chung trong cộng đồng, chỉ sử dụng
tiếng mẹ đẻ, để giao tiếp nên trẻ em ở môi trường này chỉ có duy nhất kinh
nghiệm ngôn ngữ trong phạm vi tiếng mẹ đẻ”.
Ngoài ra, do đời sống kinh tế còn quá khó khăn nên đại đa số các gia đình
ở đồng bào vùng núi sâu xa không được tiếp cận với các thông tin đại chúng,

điều đặc biệt nữa là trình độ của người dân còn rất thấp, rất ít người biết chữ,
biết viết nên khi ở gia đình các cháu ít có cơ hội được giao tiếp với ông, bà, bố,
mẹ, người thân bằng tiếng phổ thông.
Trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số là bậc học đầu tiên bắt đầu học tiếng phổ
thông trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ mà không phải là tiếng Việt. “Môi
trường giao tiếp tiếng việt của các cháu người dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt
không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non). Việc học tiếng
phổ thông của trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ
nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt.
Bản thân là giáo viên người dân tộc mường (dân tộc thiểu số) sinh sống
trên địa bàn xã Cẩm Quý nên rất hiểu và nói thông thạo tiếng tiếng dân tộc, luôn
tìm ra các biện pháp mới và tối ưu nhất để giúp cho các cháu nói, hiểu và phát
âm chuẩn tiếng phổ thông, “Nếu trẻ em người dân tộc thiểu số không nói chuẩn
tiếng phổ thông đó là một sự thiếu hụt lớn kể cả mặt thể chất lẫn tinh thần của
trẻ sau này.
Chính vì vậy dạy tiếng phổ thông cho trẻ em dân tộc thiểu số là một trong
các nội dung và biện pháp quan trọng để giảm bớt sự thiếu hụt trong sự phát
triển của trẻ, cần tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ em vùng dân tộc
thiểu số.

5


Việc tăng cường khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 dân tộc
thiểu số cũng góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Mầm non. Đó là một
trong những phương tiện để phát triển trí tuệ, phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như
giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Nên giáo viên vừa là người dạy học
vừa là người phiên dịch cho các cháu giúp các cháu hiểu và nói chuẩn tiếng phổ
thông hơn. Đó là tiền đề cần thiết để trẻ học tốt các môn học ở trường tiểu học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Lớp mẫu giáo lớn B1 là một trong những lớp của Trường Mầm Non Cẩm
Qúy thuộc xã vùng cao của Huyện Cẩm Thủy, trong lớp 100% số trẻ là con em
dân tộc Mường, điều kiện kinh tế của các bậc phụ huynh còn gặp rất nhiều khó
khăn.
2.2.1. Thuận lợi
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt
như cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Được bên chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Bé
kể chuyện sáng tạo, câu lạc bộ bạn yêu thơ…” nhằm tạo điều kiện cho học sinh
ở các lớp được tham gia học hỏi, thể hiện tài năng và phát triển ngôn ngữ thứ hai
của các cháu.
Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa
phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp và luôn được
sự yêu mến của các cháu học sinh.
Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong lớp cùng phối kết hợp để
chăm sóc – Giáo dục trẻ.
2.2.2 Khó khăn:
Cẩm Quý là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa, là một xã vừa thoát khỏi
vùng 135, nhưng đời sống kinh tế xã hội còn gặp không ít khó khăn. Lớp lớn B1
do tôi phụ trách: 100% các cháu đều là dân tộc mường, con em đồng bào dân tộc
thiểu số, gia đình lại cách xa khu trung tâm, nên khả năng học hỏi, giao tiếp
bằng tiếng phổ thông rất hạn chế, các cháu còn rất rụt rè, nhút nhát. Vì vậy khi
tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, và
chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
Các cháu chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc và chính ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ
này từ khi sinh ra trẻ được dạy và nghe qua các câu hát, lời ru, câu chuyện của
ông, bà, bố mẹ... người thân của trẻ nên trẻ rất khắc sâu.
Nhận thức của các bậc phụ huynh: Nhìn chung rất nhiều các bậc phụ
huynh chưa nhận thức đúng về vai trò của việc dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ

6


thông có tác dụng như thế nào đối sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau
này. Nhiều phụ huynh không cần biết đến việc chuẩn bị cho trẻ đến trường là gì?
Họ không quan tâm đến việc dạy trẻ nói tiếng việt khi đến lớp có tác dụng như
thế nào đối với sức khỏe cũng như sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì gia đình
nghèo khó cơm không no nói gì là đến trường đi học, chỉ biết lo cho con cái
ngày 3 bữa ăn là đủ rồi. Không chỉ vậy mà trình độ văn hóa của nhiều bậc phụ
huynh còn rất thấp.
Nhận thức chung của mọi người dân địa phương: Nhìn chung mọi người
dân địa phương trên địa bàn xã cẩm quý chưa nhận thấy được việc tăng cường
khả năng cho trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông có tác dụng tích cực đối với trẻ, mà
chỉ biết đi làm nương rẫy để kiếm cái ăn no bụng, còn nói tiếng dân tộc là được
rồi cần gì phải nói chuẩn tiếng phổ thông làm gì? Nhiều người dân địa phương
chưa hiểu được việc con em mình đến trường đi học là phải nói chuẩn tiếng phổ
thông thì quá trình hoạt động ở trường mới mang lại hiệu quả cao cho các cháu,
họ chưa hiểu giáo viên mầm non là dạy những gì? Và dạy như thế nào?
Còn về việc dạy học tôi vẫn tiến hành đầy đủ, dạy theo chương trình giáo
dục mầm non. Nhưng khi tiến hành tôi nhận thấy tiết học vẫn chưa thu hút được
sự chú ý của trẻ, trẻ còn rất nhút nhát, rụt rè, khi giao tiếp hay khi trả lời các câu
hỏi của cô. Từ đó chưa phát triển một cách toàn diện nhân cách trẻ Mầm non.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Từ những nguyên nhân và hạn chế trên nên hiệu quả của việc tăng cường
khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông điều đó thể hiện rất rõ khi ta nhìn
vào quá trình trẻ giao tiếp với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh rất
nhút nhát, e ngại, chưa tự tin, sợ sệt, lúng túng trong khi giao tiếp vì các cháu
chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, khả năng nói tiếng phổ thông của trẻ còn
nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà trẻ rất ngại giao tiếp với mọi người xung quanh
và nhiều lúc còn nói tiếng dân tộc. Mặc dù các cháu đã được học qua lớp mẫu

giáo bé, mẫu giáo nhỡ nhưng nhìn chung khả năng hiểu, nói chuẩn và thành thạo
tiếng phổ thông của trẻ còn rất hạn chế.
Ví dụ: Khi trẻ chơi ở góc tạo hình, rất nhiều trẻ sử dụng tiếng dân tộc để
giao tiếp với nhau, là giáo viên gốc dân tộc mường nhiều lúc tôi cần phải khéo
léo sử dụng tiếng dân tộc để hỏi trẻ “Cảc con đang vẻ cày chi” nghĩa là “Các con
đang vẽ gì? Để hướng đến tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.
Việc tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường
mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông”. Tôi không có điều kiện tìm hiểu
rộng, mà tôi chỉ tìm hiểu khảo sát thực nghiệm trên lớp mẫu giáo lớn B1, do tôi
phụ trách.
7


Qua sự theo dõi và quá trình tiếp xúc với trẻ hàng ngày tôi thấy được thực
trạng của trẻ hiểu ngôn ngữ mới, phát âm chuẩn, mạnh dạn tự tin trong quá trình
giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông đầu năm học như sau:
Kết quả khảo sát
T
T

Tiêu chí

1

Trẻ hiểu được ngôn
ngữ mới.
Trẻ biết lắng nghe và
phát âm chuẩn tiếng
phổ thông.


2

3

Trẻ mạnh dạn, tự tin
trong quá trình giao
tiếp hàng ngày bằng
tiếng phổ thông.

Tổng
số trẻ

Trước khi áp dụng biện pháp
Tốt

Khá

TB

Yếu

25

3 = 12%

3 = 12%

8 = 32%

11 = 44%


25

3 = 12%

3 = 12%

7 = 28%

12 = 48%

25

4 = 16%

3 = 12%

5 = 20%

13 = 52%

Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta thấy vốn tiếng phổ thông của trẻ còn rất
hạn chế. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi căn cứ từ kết quả khảo sát
trên tôi thấy việc trẻ hiểu, phát âm chuẩn tiếng phổ thông và trẻ mạnh dạn tự tin
trong quá trình giao tiếp hàng ngày bằng tiếng phổ thông còn kém. Để khắc
phục và giải quyết thực trạng với một số hạn chế trên tôi đã cố gắng tìm tòi và
áp dụng “Một số biện pháp tăng cường khả năng dạy trẻ 5-6 tuổi B1người dân
tộc thiểu số ở trường mầm non Cẩm Quý nói chuẩn tiếng phổ thông” như sau:
2.3. Các biện pháp, giải pháp.
2.3.1. Biện pháp 1: Trò chuyện với trẻ.

Tôi lựa chọn biện pháp đầu tiên là “Trò chuyện với trẻ”, là một giáo viên
Mầm non nên việc làm đầu tiên và trên hết là yêu nghề, mến trẻ. Tôi luôn tôn
trọng trẻ bằng cách coi trọng những điều trẻ thích thú muốn tìm hiểu, trẻ đang
quan tâm. Nhằm giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, gần gũi, trẻ trò chuyện với
cô giáo như là với người thân yêu gần gũi của trẻ.
Ngay từ đầu năm học khi trẻ đến trường, đến lớp, được nhận cô giáo chủ
nhiệm và các bạn cùng lớp với mình, mặc dù trẻ cũng mới học qua lớp Mẫu giáo
nhỡ. Nhưng nhìn chung đa số trẻ khi giao tiếp với cô giáo và các bạn trong lớp
còn rất nhút nhát, sợ sệt, lúng túng chưa tự tin trong giao tiếp cũng như trong tất
cả các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Vì đa số các cháu trong lớp tôi phụ
trách đều là con em dân tộc mường chưa nói chuẩn và hiểu thông thạo về tiếng
phổ thông. Vì ở nhà với gia đình trẻ luôn sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp
hàng ngày. Hiểu được điều đó bản thân tôi là một giáo viên gốc dân tộc mường
8


nên mới đầu tôi cũng sử dụng tiếng dân tộc để trò chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy
gần gũi, yêu quý cô giáo và mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với cô giáo và
mọi người xung quanh. Tôi làm người phiên dịch giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ
thứ hai, ở nhà thì có thể nói tiếng dân tộc, nhưng khi đến trường đi học phải nói
đúng và chuẩn tiếng phổ thông.
Ví dụ: Khi cô hỏi trẻ: “Hôm nay ai đưa các con đi học?” tiếng dân tộc
nghĩa là “Ngáy nay ông ngay đưa con đi hóc?”, chỉ có một vài trẻ biết và trả lời,
nhưng phần đông trong lớp không hiểu cô giáo hỏi và có cảm giác rất sợ cô
giáo, thì lúc đó tôi phải đến bên những cháu chưa hiểu câu hỏi của cô để hỏi trẻ
bằng tiếng dân tộc: “Con sên chi” nghĩa là “ con tên gì”…

(Giáo viên trò chuyện cùng trẻ)

Khi trẻ trả lời câu hỏi của cô, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mường theo tiếng

mẹ đẻ, tuy lớp lớn nhưng vẫn có một vài trẻ đang còn nói ngọng và diễn đạt câu
chưa rõ ràng, mạch lạc. Qua trò chuyện với trẻ như vậy tôi nắm được khả năng
phát âm của mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời gian hơn để tăng cường
giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn tiếng phổ thông.
Qua đó tôi có thể biết được đặc điểm riêng của từng trẻ, hiểu được khi trẻ
ở gia đình thì trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ là tiếng mường vì thế tôi dần dần hướng
dẫn trẻ sử dụng tiếng Phổ Thông, cung cấp thêm ngôn ngữ mới cho trẻ, trong
khi trẻ trò chuyện cùng cô tôi phát âm trước cho trẻ phát âm theo và mời từng
trẻ phát âm giống cô các từ đó và khắc sâu hơn cho trẻ bằng các đồ vật, đồ chơi
có tranh ảnh kèm theo. Bên cạnh đó tôi luôn bao quát và tận dụng những trẻ có
khả năng nói thông thạo và chuẩn tiếng phổ thông để giúp những trẻ khác còn
nhiều hạn chế qua việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích những từ ngữ khó hiểu,
nói cho bạn bắt chước…
Thông qua trò chuyện cùng cô cho thấy trẻ đã phát âm chuẩn hơn, mạnh
dạn hơn, tự tin hơn trong các hoạt động, mà đặc biệt là giao tiếp của trẻ. Để từ
9


đó tôi biết được đặc điểm riêng của từng trẻ: Những trẻ nào còn nhút nhát, trẻ
nào mạnh dạn tự tin, hiểu được sở thích, khả năng, nguyện vọng của từng trẻ để
giúp trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông trong giao tiếp hàng ngày. Nắm được điều đó
để tôi có hướng tăng cường dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông
đạt kết quả cao.
2.3.2. Biện pháp 2: Vận động trẻ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó
khăn tiếp tục đến trường.
Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt và đều có cơ hội thành công, các cháu
rất dễ bị thiếu hụt, Vì vậy nhìn nhận và ứng sử với trẻ em dân tộc thiểu số có
hoàn cảnh khó khăn trong khi vốn tiếng việt lại còn rất hạn chế như thế nào?
Chính vì vậy là giáo viên mầm non tôi cần phải thật sự ân cần, cởi mở, khéo léo
trong tất cả các hoạt động. Vì vậy để bù đắp sự thiếu hụt đó của các cháu, tôi

không quản ngại khó khăn, đến các gia đình cho con em nghỉ học để vận động
các cháu tiếp tục đến trường. Mong sao cho mỗi trẻ đến trường đều vui vẻ, nói
chuẩn tiếng phổ thông để tự tin tham gia các hoạt động trong ngày cùng cô giáo
và các bạn.
Ở lớp tôi phụ trách 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số nên đa số
các cháu rất nhút nhát và sợ sệt khi đến trường học do vốn tiếng phổ thông của
các cháu rất hạn chế, sợ khi đi học bị các bạn chê bai, cười nhạo.., Bên cạnh đó
do bận nhiều công việc và gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn mà một số phụ
huynh đã phải cho con nghỉ học ở nhà để trông em cho bố mẹ đi làm, hoặc có
cháu phải đi lên nương, lên rẫy cách nhà rất xa để làm việc giúp bố, mẹ.
Ví dụ: Gia đình cháu Quách Thanh Hà ở thôn Vin – Xã Cẩm Quý là một
trong những gia đình thuộc hộ nghèo của thôn, do quá bận công việc nương rẫy
và lo cho cái đói cận kề nên bố mẹ không có thời gian chăm con và dạy con nói
chuẩn tiếng phổ thông khi đến trường học với các bạn, đặc biệt là bố mẹ cháu
nói chưa thành thạo tiếng phổ thông nên chưa hiểu cách cung cấp tiếng phổ
thông cho con đến trường đi học và rất sợ các bạn khác trêu chọc, cười nhạo…
Nên phải cho con nghỉ học ở nhà. Là cô giáo sống trên địa bàn và là người dân
tộc mường nên tôi đã xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường đến gia đình
cháu vận động cháu đến lớp đi học lại với các bạn. Đến gia đình cháu tôi luôn
tạo sự gần gũi, thân thuộc trong bộ trang phục người dân tộc Mường mà chúng
tôi thường mặc hàng ngày khi ở Bản làng.

10


(Vận động phụ huynh trẻ cho con em mình tiếp tục đến trường đi học)
Tôi động viên phụ huynh khi gửi gắm các con đến trường, các cháu luôn
được sự yêu thương, đùm bọc, được sự quan tâm, dạy dỗ của các cô giáo ở lớp,
các cháu ở lớp đa số đều là con em dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn nên các
cháu rất hiểu và thông cảm với bạn. Khi trẻ đến lớp trẻ được tham gia chơi cùng

bạn, nghe các bạn nói chuyện, đọc thơ, kể chuyện…Giao tiếp bằng tiếng phổ
thông trẻ sẽ học theo, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi có vốn ngôn ngữ phổ thông
mới. Từ đó giúp phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này.
Qua vận động, các phụ huynh đã tin tưởng vào cô giáo và gửi gắm con em
mình cho cô giáo tiếp tục đến trường để học tập, vui chơi cùng cô giáo và các
bạn. Ngoài ra các ngày nghỉ trong tuần tôi luôn tranh thủ thời gian đến thăm gia
đình các cháu học sinh trong thôn bản và cùng với các thành viên trong gia đình
dạy trẻ nói tiếng phổ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ khi ở gia đình.
Bên cạnh đó “Công tác xã hội hóa giáo dục” cũng vô cùng quan trọng, tôi
tham mưu với các đoàn thể trong thôn: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…Để tìm ra
phương pháp hay để giúp bà con trong thôn bản nói và dạy tiếng phổ thông cho
con em mình. Đồng thời tôi phối hợp với các thôn bản để tuyên truyền, tác động
đến mọi gia đình qua loa đài phát thanh, các bài viết…“Hãy giao tiếp với trẻ
bằng tiếng phổ thông nhiều hơn trong trong sinh hoạt hàng ngày” ở gia đình trẻ.
Bằng biện pháp trên tôi thấy trẻ rất tự tin khi đến lớp, không còn rụt rè,
nhút nhát, có thêm ngôn ngữ mới do được cô giáo và gia đình trẻ cung cấp khi ở
nhà, nên trẻ rất thích đến trường để học cùng cô giáo và các bạn, phụ huynh rất
yên tâm khi gửi gắm con em mình cho cô giáo.
2.3.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong quá
trình tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.
Để lên kế hoạch tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông,
thì công việc tiếp theo của tôi là “Tổ chức cuộc họp phụ huynh” tại lớp.

11


(Tổ chức cuộc họp phụ huynh tại lớp mẫu giáo lớn B1)

Ở cuộc họp truyền đạt đến cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc tăng
cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông, giúp cho trẻ nói chuẩn tiếng phổ

thông, hiểu từ mới, hòa nhã, mạnh dạn, tự tin trong khi giao tiếp với cô giáo, các
bạn và mọi người xung quanh trẻ. Từ đó khơi gợi được lòng ham học hỏi của trẻ
khi ở trường cũng như ở gia đình các các cháu. Khi trẻ nói chuẩn và thành thạo
tiếng phổ thông thì mặt nhận thức và ngôn ngữ của trẻ phát triển, đồng nghĩa trẻ
sẽ phát triển toàn diện nhân cách trên mọi mặt: Đức – Trí – Thể - Mỹ.
Thông qua cuộc họp phụ huynh truyền đạt đến tính tích cực của việc gia
đình phối kết hợp cùng nhà trường, thông báo kết quả học tập của các cháu và
đặc biệt không quên cho phụ huynh biết khả năng tiếp thu kiến thức bài học
bằng ngôn ngữ tiếng phổ thông của mỗi cháu ra sao và từ đó thống nhất với phụ
huynh xây dựng nội quy của lớp là “Tất cả trẻ em khi đến lớp đều phải nói bằng
tiếng phổ thông”.
Vì vậy cần phải tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông ở mọi lúc
mọi nơi, đặc biệt khi trẻ ở nhà các thành viên trong gia đình cần dùng tiếng phổ
thông để nói chuyện, giao lưu với trẻ thường xuyên. Có thể là giờ ăn cơm…Và
chú ý khi cháu nói tiếng dân tộc thì các bậc phụ huynh sửa sai ngay cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tận dụng các nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương như: Vỏ ốc, ống nước com pho,….Rửa sạch, phơi
khô để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi có ghi tên đồ vật tương ứng bằng chữ
in thường, giúp trẻ nhận biết và phát âm các từ chuẩn tiếng phổ thông.
Ví dụ: Ống nước rửa bát rửa sạch, phơi khô và làm được cái làn trông rất
đẹp giúp cho các cháu chơi ở hoạt động góc phân vai, trẻ nhận biết và phát âm
chuẩn từ “Cái làn” từ đó giúp trẻ nói chuẩn và thông thạo tiếng phổ thông hơn.
Qua đó giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ mới và nói chuẩn tiếng phổ thông
hơn trong các hoạt động ở lớp cũng như khi ở gia đình trẻ.
12


Tôi tổ chức giờ hoạt động ở góc địa phương bên ngoài lớp học, tạo dựng
môi trường văn hóa đậm đà bản sắc, gần gũi và để trẻ tắm mình trong môi
trường tiếng việt sẽ có tác dụng tích cực giúp trẻ giao tiếp tốt bằng tiếng việt.

Tôi sưu tầm và sắp xếp đồ dùng, trang phục…của đồng bào dân tộc mường, sản
vật địa phương mang đậm bản sắc dân tộc …trưng bày để trẻ hoạt động ở góc.
Ngoài ra tôi vận động phụ huynh làm một số đồ chơi công cụ như: Cái
bừa, cái cày…Tất cả các đồ dùng, vật thật tôi đều chú thích tên gọi bằng tiếng
việt (chữ in thường) bên dưới mỗi hình ảnh để trẻ làm quen chữ viết tiếng việt.
Lồng ghép thư viện thân thiện ngoài trời: Sách, báo,…, xây dựng không gian mở
tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận thường xuyên với sách.
Tôi mời phụ huynh đến dự giờ, tham gia hoạt động cùng cô và trẻ, tôi
hướng dẫn các bậc phụ huynh cùng tham gia hoạt động dạy trẻ diễn đạt song
song các nội dung đó bằng ngôn ngữ tiếng việt và tiếng mẹ đẻ (nếu có thể).
Ví dụ: Khi trẻ giới thiệu đồ dùng để bán hàng: Cái cày,váy mường, quyển
sách…chưa nói thành thạo tiếng phổ thông. Tôi cùng với các bậc phụ huynh
diễn đạt, giải thích và cung cấp tiếng phổ thông cho trẻ cùng nhắc lại nhiều lần.

(Các bậc phụ huynh dự giờ và tham gia hoạt động cùng trẻ ở góc địa phương ngoài trời )

Sử dụng biện pháp trên tối thấy được việc trẻ học thêm được nhiều ngôn
ngữ mới tiếng phổ thông và nói chuẩn tiếng phổ thông hơn, 100% phụ huynh trẻ
ủng hộ với cách làm của cô, đã quyên góp rất nhiều các nguyên vật liệu có từ địa
phương để giúp cô và trẻ làm được nhiều đồ dùng phục vụ cho các hoạt động ở
trường cô dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông hơn. Đồng thời qua tiết dự giờ và
hoạt động cùng trẻ, các bậc phụ huynh hiểu thêm về cách dạy từ ngữ phổ thông
mới cho trẻ, từ đó họ cũng tạo những khoảng thời gian ở nhà thông qua quá trình
sinh hoạt hàng ngày… Giao tiếp với trẻ nhiều bằng tiếng phổ thông nhiều hơn.
Đồng thời sửa sai cho trẻ để dạy trẻ nói chuẩn tiêng phổ thông, phụ huynh tận
13


dụng những vật liệu phế thải có từ địa phương và cùng với trẻ làm một số đồ
dùng đồ chơi để trẻ chơi và vừa giúp quá trình học từ mới có hình ảnh, vật thật

kèm theo mở rộng vốn từ để trẻ ghi nhớ hơn. Từ đó giúp trẻ có thêm ngôn ngữ
mới, tự tin trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.
2.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông
thông qua các hoạt động trong ngày.
Để tăng cường dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông, tôi luôn
chú trọng nội dung tăng cường tiếng việt trong kế hoạch giáo dục tuần và ngày.
* Thông qua môn văn học:
Đối với trẻ Mẫu giáo văn học vô cùng quan trọng “Đó là món ăn tinh
thần” không thể thiếu được ở mỗi trẻ, văn học luôn gắn bó với tuổi thơ của trẻ
em mà trong cuộc đời ai ai cũng đã từng trải qua một thời thơ ấu, đó là những
bài thơ, câu chuyện… được cô giáo, người bà, người mẹ kể lại cho chúng ta
nghe. Thông qua thơ, ca…Chọn lọc phù hợp với lứa tuổi Mầm non, trẻ em sẽ
được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp, được giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức
xã hội. Nhận thức được điều này để giúp trẻ học tiếng phổ thông và nâng cao
khả năng sử dụng tiếng phổ thông trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi
thấy trước hết cần dạy trẻ kỹ năng chú ý nghe và phát âm qua môn văn học.
Điều đầu tiên tôi luôn lựa chọn các bài thơ, câu chuyện... phù hợp với trẻ
5-6 tuổi, có nội dung hấp dẫn để lôi cuốn trẻ học, Tôi luôn tạo ra tình huống bất
ngờ thú vị và bằng giọng nói truyền cảm để gây hứng thú trẻ vào hoạt động, giờ
học tôi luôn tổ chức với các hình thức vui chơi thật thoải mái để giúp trẻ không
cảm thấy nặng nề và để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò của trẻ khi vào học tôi
dùng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn các từ ngữ thật gần, thật dễ hiểu đối với trẻ,
tôi đọc thơ hay kể chuyện với giọng đọc, kể diễn cảm giúp trẻ khắc sâu hơn nội
dung cũng như tính cách của các nhân vật trong truyện. Trong khi trẻ đọc thơ, kể
truyện hay đàm thoại về nội dung câu truyện tôi luôn bao quát và chú ý để sửa
sai cho trẻ và dạy trẻ phát âm chuẩn tiếng phổ thông.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ kể truyện “Hai anh em” trẻ kể truyện
cùng cô kết hợp mô hình…Cho trẻ nhắc lại những từ ngữ khó bằng những hình
ảnh cụ thể, cho trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ, từ những hình ảnh trong câu truyện
có thể gợi mở và hướng dẫn trẻ cùng làm các con rối trong câu truyện cùng cô và

nhắc lại tên các nhân vật, sản phẩm của trẻ được làm cùng cô trẻ sẽ rất thích thú
và càng yêu thích môn văn học hơn, hoặc trẻ kể các câu truyện sáng tạo, Từ đó
giúp trẻ khắc sâu kiến thức và nói chuẩn tiếng phổ thông hơn.
Bên cạnh đó tôi có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng tiếng mẹ để để dạy
học ngôn ngữ thứ hai. Tôi có thể giải thích ý nghĩa, nội dung của đoạn truyện
khi trẻ chưa hiểu rõ bằng tiếng mẹ đẻ của trẻ và có lúc trẻ có thể sử dụng tiếng
mẹ đẻ khi trẻ nói, trao đổi suy nghĩ, ý tưởng của mình về tranh ảnh, nội dung
câu truyện vì đa số trẻ rất hạn chế khi nói tiếng phổ thông.
14


Tôi luôn khuyến khích, khen, động viên trẻ kịp thời nhằm phát huy tính
tích cực của trẻ. Chính vì vậy trẻ rất thích đọc thơ, kể truyện, nhiều cháu thuộc
thơ, thuộc truyện và nhớ truyện một cách hoàn chỉnh. Nhờ vậy mà việc cung cấp
tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi B1người dân tộc thiểu số ở lớp tôi phụ trách trẻ
đã tự tin nói rõ ràng, mạch lạc, nói chuẩn tiếng phổ thông hơn so với trước.
* Thông qua môn làm quen chữ cái:
Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm bắt được các chữ cái đã học ở từng chủ
điểm, tôi tiến hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tô với chữ
cái giúp trẻ dần dần nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái quy định trong chương
trình, đồng thời chính xác hóa cách phát âm cho trẻ. Do đặc điểm của lứa tuổi
nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành theo phương châm “Học mà chơi,
chơi mà học”. Từ đó tôi luôn suy nghĩ cần phải phát huy hết tác dụng của các trò
chơi để tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông. Điều đáng chú ý
là trẻ lớp lớn 5-6 tuổi B1 rất thích được học qua hình ảnh trục quan, tổ chức hoạt
động học thông qua các trò chơi, mỗi khi trẻ nhìn thấy đồ dùng đồ chơi trẻ rất
vui thích tìm hiểu, sờ mó và cùng nhau khám phá. Nắm bắt được đặc điểm này
tôi đã không ngừng sưu tầm những những trò chơi hay mới lạ trên báo chí,
thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm.
Ví dụ: Ở chủ điểm “Trường mầm non”, trong giờ trò chơi với chữ cái

o,ô,ơ. Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Xếp chữ bằng hòn đá cuội, hòn sỏi”,
trẻ xếp chữ cái: o,ô,ơ và phát âm nhiều lần. Trẻ được chơi các trò chơi chữ cái
bằng những hòn đá, hòn sỏi từ thiên nhiên rất gần gũi với trẻ.

(Trẻ chơi xếp chữ bằng hòn đá cuội, hòn sỏi)

Ví dụ: Khi trông thấy hòn đá sỏi trẻ nói “hốn khú” nghĩa là “ Hòn đá
cuội”. Tôi luôn sửa sai lại cho trẻ ngay lúc đấy. Đồng thời giáo dục trẻ yêu quý

15


các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ, Từ đó giúp trẻ nói đúng và phát
âm chẩn tiếng phổ thông.
Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như:
“Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó”… Tôi sửa sai và động viên trẻ kịp thời.
Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian làm thêm một số đồ dùng đồ chơi để
cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải
nghiệm với nhiều đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc
hơn, phát âm tiếng phổ thông một cách chuẩn hơn. Từ đó cũng góp phần không
nhỏ vào việc cung cấp tiếng việt cho trẻ.
Qua một thời gian thực hiện biện pháp trên tôi thấy lớp lớn 5-6 B1 tiến bộ
rõ rệt, các cháu hứng thú trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm
đúng chữ cái do tôi cung cấp. Từ đó giúp trẻ học được nhiều từ mới, nói chuẩn
tiếng phổ thông để tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
* Hoạt động làm quen tiếng việt:
Trẻ em khi đến trường rất cần sự yêu thương, quan tâm, động viên của các
cô giáo. Chính vì vậy người giáo viên mầm non luôn luôn yêu thương, quan tâm
trẻ như con đẻ của mình, giao tiếp hàng ngày ân cần, gần gũi với trẻ, tạo niềm
tin yêu trong mỗi cháu để trẻ khi đến trường luôn có cảm giác an toàn, không sợ

sệt, tôi luôn sửa sai lỗi câu cũng như khi trẻ sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp và
động viên trẻ khi đến trường các con đều phải nói bằng tiếng phổ thông. Vì vậy
mà hoạt động làm quen tiếng việt hàng ngày giúp giáo viên cung cấp các từ mới
cho trẻ ghi nhớ và khắc sâu.Thông qua đó trẻ được lĩnh hội các từ mới giúp ích
trong quá trình nói chuẩn tiếng phổ thông của trẻ dân tộc thiểu số.
Ví dụ: Trong chủ điểm “Bản thân” tôi sẽ dạy trẻ 3 từ: “Bạn trai, bạn gái,
đôi mắt” tôi có thể lồng ghép dạy trẻ ở các hoạt động trong ngày, khi dạy trẻ tôi
không quên sử dụng hình ảnh trực quan hoặc dùng cơ thể của trẻ để dạy, giúp trẻ
ghi nhớ chú ý học hơn, mỗi từ đều cho trẻ phát âm 3 lần và mở rộng vốn từ cho
trẻ. Hôm sau tôi có thể cho trẻ ôn lại các từ đã học hôm trước.
Ví dụ: Có một số cháu khi cô đưa hình ảnh trẻ nói “Bán đừa” ngay lúc đó
tôi kịp thời sửa sai và cho trẻ nói từ “bạn trai” mở rộng từ để khắc sâu hơn.
Qua hoạt động cho trẻ làm quen tiếng việt cho thấy trẻ rất hứng thú khi
được học từ mới, được chơi các trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thích
chơi với bạn hơn. Từ đó trẻ nói thông thạo tiếng phổ thông hơn.
2.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ
thông ở mọi lúc mọi nơi:
Tôi thường xuyên tổ chức “Dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông” ở mọi lúc
mọi nơi và cho trẻ tham gia. Vì chỉ có hoạt động ở mọi lúc mọi nơi thì mới có
thể tạo được cảm giác thoải mái ở trẻ, vui vẻ trẻ thích được thể hiện những gì mà
mình mong muốn. Vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non.

16


* Giờ đón trẻ - trả trẻ: Hàng ngày trẻ được người thân trong gia đình
đưa đến trường đi học với cô giáo và các bạn đó là niềm vui mỗi ngày của trẻ.
Nhưng để điều đó có ý nghĩa hơn thì mỗi trẻ đều phải trang bị cho mình ngôn
ngữ tiếng phổ thông để đến lớp dễ dàng hiểu và giao tiếp với bạn bè và cô giáo.
Qua giờ đón - Trả trẻ tôi luôn cung cấp các từ ngữ phổ thông hàng ngày

cho trẻ, có thể là lời chào cô giáo khi đến lớp, chào ông, bà, bố mẹ… Khi người
thân trẻ đến đón. Qua đó cung cấp các từ ngữ phổ thông cho trẻ hàng ngày để
củng cố và khắc sâu. Vì ở gia đình trẻ chỉ nói chuyện giao tiếp bằng tiếng dân
tộc nên tôi phải từng bước một tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông để
đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó tôi luôn tạo ra sự ân cần, an ủi động viên với các cháu, đặc
biệt là những cháu rụt rè, ngại ngùng chưa tự tin khi đến trường thậm chí rất
nhiều cháu mặc dù là độ tuổi lớp lớn nhưng đi học vẫn còn khóc và đòi về.
Ví dụ: Vào mỗi buổi sáng khi đón học sinh vào lớp, tôi niềm nở đón học
sinh. Đồng thời chú ý khi trẻ đến lớp chào cô giáo bằng tiếng dân tộc: “Con
cháo cô giào” nghĩa là “Con chào cô giáo” nhắc trẻ chào, nói câu mẫu chậm cho
trẻ nói theo, tôi luôn chú ý đến sự biểu cảm, cảm xúc của trẻ khi nói như nhìn
vào người chào, nói chậm và đúng, có ngữ điệu lời nói. Tôi luôn động viên cháu
là khi con đến trường đi học thì phải nói bằng tiếng phổ thông.

(Cô sửa sai cho trẻ qua giờ đón - trả trẻ)

Từ đó nhằm giúp trẻ dân tộc ham thích được đến lớp và muốn học được
tiếng phổ thông để trẻ tự tin trong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào
các hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả tốt hơn.
* Giờ hoạt động ngoài trời:
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới thực vật tôi tổ chức cho trẻ ra sân trường quan
sát cây hoa, ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ, bên cạnh đó tôi không quên
cung cấp các từ ngữ phổ thông cho trẻ như: cô nói và chỉ vào “Bông hoa” sau đó
17


cho trẻ cùng chỉ và nói “bông hoa” nhiều lần, để trẻ khắc sâu và ghi nhớ hay như
trẻ nhổ cỏ cô cho trẻ nhắc lại từ “Nhổ cỏ”…Cô cũng cho trẻ nhắc lại từ.
Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian của địa phương để trẻ thích thú

và phát triển vốn văn hóa dân tộc của trẻ, nhằm khuyến khích trẻ học nói tiếng
phổ thông bằng cách dịch từ tiếng dân tộc sang tiếng phổ thông để trẻ chơi và ôn
luyện tiếng phổ thông. Ví dụ: Trò chơi “ Chằm chỉ chằm chăn” nghĩa là “Chi
chi chành chành” đó là trò chơi dân tộc Mường tôi cho trẻ đọc thuộc lời trò chơi
nhiều lần hoặc trò chơi có lời ca trẻ đọc thuộc trước khi chơi.
Hoặc: Một số trò chơi phát triển từ: Trò chơi “Chọn đồ vật”: Tôi tận dụng
ngay những sự vật ở ngoài sân trường như: Lá cây, lá khô, hòn sỏi…
* Cách chơi: Cho 6 trẻ lên chơi và phát cho mỗi trẻ một đồ vật, tôi yêu
cầu trẻ quan sát đồ dùng của mình sau đó lần lượt giơ đồ vật trong tay mình lên
cao phía trước cho các bạn nhìn thấy, tôi gọi tên đồ vật sau đó cho trẻ nghe bắt
chước gọi tên giống như cô đã làm. Ví dụ: “Hòn sỏi”, giơ cao tay bạn có “Hòn
Sỏi”, hoặc “Lá cây” giơ cao tay bạn có “Lá cây”…Cứ mỗi lần tôi nói đến đồ vật
nào thì cả trẻ có đồ vật trong tay và cả lớp đều nhắc và gọi tên đồ vật đó. Sau đó
tôi cho tốp khác lên chơi để trẻ có cơ hội học từ mới và sửa sai cho trẻ.
Qua đó tôi thấy trẻ có thêm nhiều vốn từ mới, mạnh dạn, tự tin và được
thích giao tiếp với cô giáo, các bạn và người thân trẻ nhiều hơn.
Trong giờ ăn : Như chúng ta đã biết khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc
thiểu số rất chậm, Chính vì vậy bất kỳ lúc nào, trong bất kỳ hoạt động nào tôi
cũng quan tâm cung cấp tiếng phổ thông cho trẻ. Cho nên việc cung cấp tiếng
phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi vô cùng hiệu quả.
Ví dụ: Khi đến giờ ăn cô hỏi trẻ: Hôm nay các con ăn cơm với món gì?
Chỉ một số trẻ trẻ trả lời được bằng tiếng phổ thông, nhưng phần đông thì trẻ trả
lời cô bằng tiếng dân tộc“ Con ăn cơm mân xít kha” có nghĩa là “Con ăn cơm
với thịt Gà”, cô sửa sai luôn cho trẻ các con phải nói là “Con ăn cơm với thịt Gà
ạ” thì trẻ mới hiểu được ”. Cô cho trẻ nói lại nhiều lần để trẻ khắc sâu. Rất nhiều
hoạt động khác cô cũng giúp trẻ phát âm chuẩn tiếng phổ thông .
Tôi có thể tổ chức tăng cường tiếng việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như:
Giờ tham quan: Cây đa, giếng nước, cho trẻ đọc tên các địa danh…tôi luôn chú
ý, sửa sai và phát triển vốn từ để trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông.
Tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông qua các ngày hội, ngày lễ,

qua các cuộc thi “Kể chuyện sáng tạo”, “Câu lạc bộ bé yêu thơ”…Tôi tạo cơ hội
cho trẻ được thể hiện mình giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước đám đông.Từ đó phát
triển ngôn ngữ thứ hai cho trẻ.
`
Tăng cường sử dụng các biện pháp hỗ trợ như: Cho trẻ xem băng hình về
các chương trình về tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số… Tôi cho trẻ
phát âm theo và chú ý sửa sai cho trẻ.

18


Như vậy với cách tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở mọi lúc
mọi nơi cho thấy được trẻ rất thích tham gia vào tất cả các hoạt động cùng cô.
Trẻ lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt về mặt ngôn ngữ, các cháu nói chuẩn tiếng phổ
thông và biết cách dùng từ ngữ trong quá trình giao tiếp với cô giáo và các bạn.
2.3.6. Biện pháp 6: Tổ chức họp tổ chuyên môn khối mẫu giáo để
cùng trao đổi tìm ra các phương pháp hay.
Để lên kế hoạch tăng cường tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số lớp
lớn B1nói riêng và trẻ và trẻ dân tộc thiểu số trong nhà trường nói chung. Tôi
luôn trăn trở để tìm ra phương pháp hay giúp cho học sinh dân tộc thiểu số nói
chuẩn tiếng phổ thông. Chính vì vậy tôi luôn luôn lắng nghe và học hỏi thêm
kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong tổ. Tôi đã thông qua và xin ý kiến Ban
giám hiệu nhà trường về nội dung họp tổ chuyên môn, tôi cùng với tổ chuyên
môn khối mẫu giáo đã tổ chức cuộc họp tổ chuyên môn để tìm ra các phương
pháp, biện pháp hay và hiệu quả nhất, chúng tôi đã cùng nhau trao đổi những ý
kiến của bản thân về phương pháp hay giúp trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng
phổ thông để tự tin khi đến lớp. Đây là một cách rất hay để học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau, qua mỗi chủ đề, chủ điểm chúng tôi đều họp tổ khối chuyên môn và có
sự chỉ đạo rất nhiệt tình và sát sao của đồng chí Bùi Thị Hương (Phó hiệu trưởng
phụ trách mảng chuyên môn) của nhà trương đã đúc rút kinh nghiệm và vận

dụng các biện pháp hay, có hiệu quả để vận dụng vào tình hình thực tế của lớp
trong quá trình giảng dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông để đạt
kết quả tốt nhất. Qua mỗi lần họp tổ, khối mẫu giáo tôi học hỏi được rất nhiều
kinh nghiệm và phương pháp hay để vận dụng vào thực tế quá trình giảng dạy
của lớp để đạt hiệu quả.
Ví dụ: Tôi đã lên kế hoạch và xây dựng một giờ “Hoạt động làm quen với
tiếng việt cho trẻ” chủ điểm “Gia đình” và mời tổ chuyên môn, các đồng nghiệp
đến dự giờ và rút kinh nghiệm cho tiết dạy của tôi. Được rút kinh nghiệm về các
mặt thì tôi có được kinh nghiệm cho bản thân giờ dạy sau sẽ đạt hiệu quả cao.
Sau những lần họp tổ được ngồi cùng và trao đổi kinh nghiệm với nhau
chúng tôi đã thống nhất và đưa ra những phương pháp hay để giúp trẻ dân tộc
thiểu số lớp mẫu giáo lớn B1 nói chuẩn tiếng phổ thông.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
* Kết quả khảo sát:
Việc chuẩn bị tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số là một vấn
đề rất khó. Đòi hỏi ở cô giáo phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình
cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô. Quấn hút trẻ
tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú. Được thực
hiện thông qua các hoạt động giáo dục ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt
động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi dân tộc thiểu số.

19


Sau khi đã thực nghiệm và áp dụng các biện pháp nêu trên, kết quả thực
nghiệm trên lớp lớn B1 do tôi phụ trách thì các cháu đã tiến bộ rõ rệt so với kết
quả đầu năm học, cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát
TT


Tiêu chí

1

Tổng
Trước khi áp dụng biện pháp
số trẻ
Tốt
Khá
TB
Yếu
25 20 =80% 3 = 12% 2 = 8%
0=0%

Trẻ hiểu được ngôn
ngữ mới
2
Trẻ biết lắng nghe và
25 19 =76% 3 = 12% 3 = 12% 0=0%
phát âm chuẩn tiếng
phổ thông
3
Trẻ mạnh dạn, tự tin
25 20 =80% 3 = 12% 2 = 8%
0=0%
trong quá trình giao
tiếp hàng ngày bằng
tiếng phổ thông
Nhìn vào thực tế trên. Khi áp dụng các phương pháp về tăng cường khả
năng nói chuẩn tiếng phổ thông cho trẻ 5-6 tuổi B1 do lớp tôi phụ trách tôi thấy

các cháu phần nào đã mạnh dạn, tự tin hơn, có thêm nhiều vốn từ mới và nói
chuẩn tiếng phổ thông khi giao tiếp với cô giáo và mọi người xung quanh trẻ.
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng tôi cũng đã gặt hái được những
thành công bước đầu, căn cứ trên kết quả đạt được. Từ đó tôi rút ra được bài học
kinh nghiệm khi tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông như sau:
* Đối với bản thân:
Bản thân rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ nói chuẩn
tiếng phổ thông, tạo được hứng thú, thích tò mò ham học hỏi ở trẻ.
Cô luôn tạo được niềm tin với các bậc phụ huynh yên tâm khi gửi con đến
trường, giúp phụ huynh hiểu rằng tạo cho con có vốn tiếng phổ thông là thực sự
cần thiết cho tương lai của con em mình.
Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để thu gom các
nguyên vật liệu phụ vụ cho việc làm đồ dùng trực quan giúp trẻ nói chuẩn tiếng
phổ thông.
Phối kết hợp tốt với gia đình trẻ thì các cháu khi ở gia đình cũng được
những người trong gia đình dạy tiếng phổ thông và giao tiếp hàng ngày bằng
tiếng phổ thông với trẻ.
* Đối với trẻ:
Việc tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông không những
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin mà bên cạnh đó trẻ có tâm lý thoải mái hơn, năng động
và tích cực tham gia hoạt đọng cùng cô và các bạn.

20


Dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông làm cho chất lượng của các hoạt động
giáo dục được nâng cao một cách rỗ rệt. Qua đó phát huy được tính tích cực, tự
lập của trẻ, trẻ sẽ thấy yêu thích khi đến lớp hơn.
Khi trẻ nói chuẩn và thành thạo tiếng phổ thông thì chất lượng giáo dục trên
trẻ cũng ngày một nâng lên. Như vậy việc tăng cường dạy trẻ nói chuẩn tiếng

phổ thông là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếu trong quá
trình chăm sóc, giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh rất quan tâm, hoan nghênh và ủng hộ 100%.
Được tham dự các tiết dự giờ dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông. Các bậc
phụ huynh cũng hiểu cách dạy trẻ khi ở gia đình để dạy trẻ nói chuẩn và thành
thạo tiếng phổ thông.
Các bậc phụ huynh trao đổi hàng ngày qua giờ đón – trả trẻ để biết tình
hình con em mình học tập ở lớp có tiến bộ không.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các phương pháp nêu trên tôi
rút ra những kết luận như sau:
Tăng cường khả năng dạy trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông giúp phát triển
ngôn ngữ thứ hai ở trẻ. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin khi tiếp xúc với mọi người
xung quanh, nhất là khi trẻ đến lớp được gặp và giao tiếp với cô giáo và các bạn
một cách dễ dàng hơn, không còn sợ sệt vì nói chưa chuẩn và chưa thành thạo
tiếng phổ thông. Qua đó giáo dục trẻ ở tất cả mọi mặt, đặc biệt hơn nữa đó là có
thể thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng của các bậc phụ huynh vào quá trình
cùng phối hợp tăng cường dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông.
Bản thân thật sự có lòng yêu thương đối với trẻ, luân nhiệt huyết với nghề
luân tự tìm tòi học hỏi, kết hợp với gia đình trẻ có cách chăm sóc giáo dục trẻ
đúng cách, luân bám sát trẻ theo dõi hàng ngày thì mới có hiệu quả thực sự.
Qua đó biết rằng chính môi trường giáo dục ở lớp là không thể thiếu
được, bởi môi trường lớp học đối với trẻ mầm non là cơ hội đầu tiên trẻ sống
trong môi trường lớp học được học, được vui chơi, được rèn luyện là một môi
trường giáo dục tốt nhất, có hiệu quả nhất.
Mở rộng sự hòa đồng giao lưu giữa các bé trong lớp để cho trẻ được giao
tiếp với nhau, trẻ cảm thấy tự tin hơn, gần gũi yên tâm hơn khi được ở bên cô và
học cùng các bạn. Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cần có cho các cháu

để giúp trẻ nói thành thạo tiếng phổ thông.
Luôn trao dồi kiến thức, học hỏi bạn bè, phải nắm được đặc điểm tâm sinh
lý của từng trẻ ở lớp mình. Đối với cô phải có trình độ chuyên môn vững vàng,
Chuẩn bị giáo án, đồ dùng đồ chơi chu đáo trước khi lên lớp.
21


Luân yêu thương chăm sóc trẻ như con, làm người bạn với trẻ, trẻ thấy
yên tâm hơn khi ở bên cạnh cô. Là người giáo viên phải luôn luôn tự học hỏi, tự
nghiên cứu, tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời luôn
bám sát thực tế và nhu cầu đổi mới của ngành học, kịp thời cải tiến phương pháp
giảng dạy phù hợp với chương trình.
Qua các biện pháp trên trẻ trở nên thoải mái, hứng thú và tích cực hơn
trong các hoạt động học cùng cô. Cô cần kiên trì cố gắng giúp trẻ sửa sai cho
trẻ lỗi phát âm, lỗi dùng câu và cô phát âm nhiều lần để trẻ phát âm theo, và
thường xuyên luyện tập để trẻ không quên. Cô luôn động viên trẻ kịp thời.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường
Tăng cường đi sâu và chỉ đạo chuyên đề về giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số.
Chuyên môn nhà trường lên các tiết thực hành nhiều hơn nữa để chị em
học hỏi và đúc rút kinh nghiệm.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên được thăm quan học tập ở các đơn vị bạn
để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực công tác.
Bổ sung thêm nhiều đồ dùng thiết bị... Để trẻ có thêm nhiều đồ dùng để
phục vụ cho tiết dạy vàn các hoạt động của trẻ hàng ngày để khả năng nói tiếng
phổ thông của trẻ dân tộc được tốt hơn. Tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được
tham gia các lớp chuyên đề về dạy trẻ dân tộc học tiếng việt.
* Đối với Phòng giáo dục
Thường xuyên mở những đợt kiến tập, dự giờ và có chất lượng cao hơn
tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Mở thêm các lớp tập huấn chuyên đề chuẩn bị tiếng phổ thông cho trẻ
vùng dân tộc thiểu số và cung cấp thêm các tài liệu nguồn phục vụ cho giáo viên
trong công tác giảng dạy học sinh người dân tộc thiểu số.
Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong lớp tôi có trẻ dân tộc thiểu
số được thực hiện và đạt kết quả, những biện pháp trên là một số kinh nghiệm
tôi vận dụng để giúp tăng cường dạy trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số nói
chuẩn tiếng phổ thông. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Cẩm quý, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

22


Nguyễn Thị Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn hướng dẫn chuẩn bị tiếng việt cho trẻ mẫu giáo vùng
dân tộc thiểu số.
2. Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (Tài liệu
đào tạo giáo viên mầm non).
3. Hướng dẫn tăng cường tiếng việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số
trong các cơ sở giáo dục mầm non.


23


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm Non Câm Quý

TT

1

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp hướng dẫn
trẻ 5-6 tuổi làm đồ dùng đồ
chơi từ nguyên vật liệu sẵn có
ở địa phương.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
Sở GD&ĐT
Thanh Hóa


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2013 - 2014

24


Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẦM NON CẨM QUÝ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thống nhất xếp loại : …………………………


25


×