Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

cách ứng xử chi phí và lập dự toán chi phí ở công ty TNHH thành luân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.38 KB, 39 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHI VÀ CÁCH ỨNG XỬ CHI
PHÍ Ở DOANH NGHIỆP......................................................................................1
1.1. Chi phí và cách phân loại chi phí trong doanh nghiệp....................................1
1.1.1. Khái niệm chi phí........................................................................................1
1.1.2. Đặc điểm của chi phí...................................................................................1
1.1.3. Phân loại chi phí..........................................................................................1
1.2. Cách ứng xử chi phí.......................................................................................2
1.2.1. Biến phí.......................................................................................................2
1.2.1.1. Khái niệm.................................................................................................2
1.2.1.2. Tính chất...................................................................................................2
1.2.1.3. Phương trình biến phí...............................................................................2
1.2.1.4. Các loại biến phí.......................................................................................2
1.2.2. Định phí.......................................................................................................4
1.2.2.1. Khái niệm.................................................................................................4
1.2.2.2. Tính chất...................................................................................................5
1.2.2.3. Phương trình định phí...............................................................................5
1.2.2.4. Các loại định phí.......................................................................................6
1.2.3. Chi phí hỗn hợp...........................................................................................7
1.2.3.1. Khái niệm.................................................................................................8
1.2.3.2. Phương trình chi phí hỗn hợp...................................................................8
1.2.3.3. Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí.........9
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ VÀO LẬP
DỰ TOÁN CHI PHÍ Ở DOANH NGHIỆP.........................................................12


2

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thành Luân..........................................12


2.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty............................................................................12


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.........................................12
2.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty.....................................................................12
2.1.4. Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của Công ty....................13
2.1.5. Thị trường đầu vào và đầu ra.....................................................................13
2.1.6. Thực trạng phân loại chi phí theo cách ứng xử tại Công ty hiện nay.........13
2.2. Khái quát chung về dự toán chi phí ở doanh nghiệp.....................................14
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................14
2.2.2. Đặc điểm...................................................................................................15
2.2.3. Mục đích....................................................................................................15
2.2.4. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán...........................................................15
2.2.5. Dự toán chi phí..........................................................................................16
2.2.5.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................16
2.2.5.1.1. Mục đích..............................................................................................16
2.2.5.1.2. Căn cứ lập............................................................................................16
2.2.5.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp........................................................17
2.2.5.2.1. Mục đích..............................................................................................17
2.2.5.2.2. Căn cứ lập............................................................................................17
2.2.5.3. Dự toán chi phí sản xuất chung..............................................................17
2.2.5.3.1. Mục đích..............................................................................................17
2.2.5.3.2 Căn cứ lập.............................................................................................17
2.2.5.4. Dự toán chi phí bán hàng........................................................................18
2.2.5.4.1. Mục đích..............................................................................................18
2.2.5.4.2. Căn cứ lập............................................................................................18
2.2.5.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp....................................................18
2.2.5.5.1. Mục đích..............................................................................................18
2.2.5.5.2. Căn cứ lập............................................................................................18
2.3. Ứng dụng cách ứng xử chi phí vào lập dự toán chi phí ở Công ty TNHH Thành

Luân....................................................................................................................19


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ
VÀO CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ Ở CÔNG TY TNHH THÀNH LUÂN
............................................................................................................................26
3.1. Nhận xét về cách ứng xử chi phí trong lập dự toán ở Công ty TNHH Thành
Luân....................................................................................................................26
3.1.1. Nhận xét về phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí ở Công ty............26
3.1.2. Nhận xét về lập dự toán chi phí ở Công ty................................................26
3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí theo cách ứng xử chi phí ở Công ty
TNHH Thành Luân.............................................................................................27
3.2.1. Hoàn thiện việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí ở Công ty......27
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán ở Công ty................................................27
3.2.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện công tác lập dự toán...........................................27
3.2.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán.........................28
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
LĐTT
Lao động trực tiếp
MMTB

Máy móc thiết bị


NCTT

Nhân công trực tiếp

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

SX

Sản xuất

SXC

Sản xuất chung

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU
I. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Những chỉ tiêu về chi phí bán hàng ước tính của Công ty TNHH Thành
Luân năm 2013....................................................................................................20
Bảng 2.2: Những chỉ tiêu về chi phí quản lý doanh nghiệp ước tính của Công ty
TNHH Thành Luân năm 2013.............................................................................20
Bảng 2.3: Dụ toán sản xuất của công ty TNHH Thành Luân Năm 2013.............21
Bảng 2.4: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty TNHH Thành Luân
năm 2013.............................................................................................................22

Bảng 2.5: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TNHH Thành Luân năm
2013..................................................................................................................... 23
Bảng 2.6: Dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty TNHH Thành Luân năm
2013..................................................................................................................... 24
Bảng 2.7: Dự toán chi phí bán hàng của Công ty TNHH Thành Luân năm 201324
Bảng 2.8: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Thành Luân
năm 2013.............................................................................................................25
II. DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đồ thị biến phí thực thụ.........................................................................3
Hình 1.2: Đồ thị biến phí cấp bậc..........................................................................4
Hình 1.3: Đồ thị biến phí phi tuyến.......................................................................4
Hình 1.4: Đồ thị định phí đơn vị............................................................................6
Hình 1.5: Đồ thị định phí.......................................................................................6
Hình 1.6: Đồ thị chi phí hỗn hợp...........................................................................8
III. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập dự toán ở doanh nghiệp........................................16


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp phải nổ lực rất lớn
để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình. Việc hoạch định các chiến lược, đưa ra
các quyết định đúng đắn và hợp lý là vấn đề quan tâm chính của nhà quản trị doanh
nghiệp.
Chúng ta thấy phần lớn quá trình cung cấp thông tin cho kế hoạch và ra các
quyết định trong quá trình kinh doanh đều phụ thuộc vào việc phân loại chi phí theo
cách ứng xử của chi phí.
Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp muốn có những thông tin tối ưu nhất để đưa
ra các quyết định tốt nhất thì sự nhận diện về cách ứng xử của chi phí là một trong
những kỹ năng rất cần thiết đối với công việc của họ.
Để thực hiện cũng như đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra doanh nghiệp

phải có chính sách phù hợp, phải lên một kế hoạch cụ thể, toàn diện, phối hợp các
hoạt động và các nguồn lực hợp lý, đó là việc lập dự toán ngân sách.
Chính vì tầm quan trọng của việc xác định chi phí và lập dự toán chi phí trong
doanh nghiệp như thế mà tôi lựa chọn đề tài “Cách ứng xử chi phí và lập dự toán
chi phí ở Công ty TNHH Thành Luân” để làm đề tài cho đề án chuyên ngành của
mình.
Nội dung của đề án chuyên ngành được trình bày trong 30 trang từ chương I đến
chương III như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về chi phí và cách ứng xử chi phí trong doanh
nghiệp.
Chương II: Tình hình ứng dụng cách ứng xử chi phí vào lập dự toán chi phí ở Công
ty TNHH Thành Luân.
Chương III: Nhận xét về việc ứng dụng cách ứng xử chi phí vào công tác lập dự
toán chi phí ở Công ty TNHH Thành Luân.


1

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ CÁCH
ỨNG XỬ CHI PHÍ Ở DOANH NGHIỆP
1.1. CHI PHÍ VÀ CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu
hiện bằng tiền.
Hay cách diễn đạt khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động.
1.1.2. Đặc điểm của chi phí
Chi phí có những đặc điểm sau:
 Đo lường mức tiêu hao;

 Biểu hiện bằng tiền;
 Quan hệ đến một mục đích.
1.1.3. Phân loại chi phí
Có nhiều cách phân loại chi phí như sau:
- Phân loại theo chức năng hoạt động, chi phí bao gồm: chi phí sản xuất (chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), chi
phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận, chi phí bao gồm: chi
phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu phí, chi phí bao gồm: chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp.
- Phân loại sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định, chi phí bao gồm: chi phí chênh
lệch, chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được, chi phí cơ hội và chi phí
chìm.


2

- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí, chi phí bao gồm: biến phí, định phí và chi
phí hỗn hợp.
1.2. CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ
Căn cứ phân loại là mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức độ
hoạt động.
Theo cách ứng xử chi phí ở doanh nghiệp thì chi phí được chia làm 3 loại: biến phí
định phí và chi phí hỗn hợp.
1.2.1. Biến phí
1.2.1.1. Khái niệm
Biến phí là chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng (giảm) tùy theo sự tăng (giảm) của mức
độ hoạt động.
Mức độ hoạt động gồm: số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số

giờ máy sản xuất,…
1.2.1.2. Tính chất
 Xét về đơn vị: Biến phí đơn vị không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
 Xét về tổng số: Biến phí sẽ tăng (giảm) khi mức độ hoạt động tăng (giảm).
Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng,... Những chi phí
này tăng khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
1.2.1.3. Phương trình biến phí
Phương trình biến phí có dạng: y = ax
Trong đó:

y: tổng biến phí
a: biến phí đơn vị
x: mức độ hoạt động

1.2.1.4. Các loại biến phí
Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 3 loại: biến phí thực thụ, biến phí cấp
bậc và biến phí phi tuyến.
 Biến phí thực thụ (biến phí tuyến tính, biến phí tỷ lệ) Biến phí thực thụ là chi phí
có sự biến động cùng tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động.


3

Các loại biến phí thực thụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí dầu nhớt cho máy sản xuất, chi phí điện chạy máy sản xuất,…
Đồ thị của biến phí thực thụ được biểu diễn như sau:
y

y = ax

y1

0

x1

x

Hình 1.1: Đồ thị biến phí thực thụ
 Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là chi phí biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi đến một mức
được xác định trước.
Ví dụ: chi phí nhân viên bán hàng trả theo từng mức doanh thu…
Yêu cầu quản lý: phải định mức chi phí hợp lý cho từng giới hạn hoạt động.
Theo cách ứng xử này, muốn đối phó với biến phí cấp bậc thì các nhà quản trị
doanh nghiệp phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để đánh giá
khuynh hướng hoạt động đúng mức tương xứng với các chi phí trên. Ngoài ra điều
này còn nhằm mục đích tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu.
Bởi vì điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi nhu cầu giảm.
Đồ thị biến phí cấp bậc được biểu diễn như sau:


4

y
y3
y2
y1

0


x1

x2

x3

x

Hình 1.2: Đồ thị biến phí cấp bậc
 Biến phí phi tuyến
Biến phí phi tuyến là chi phí biến đổi không cùng một tỷ lệ với sự thay đổi mức độ
hoạt động
Đường biểu diễn biến phí phi tuyến là một đường cong xuất phát từ gốc tọa độ. Khi
xem xét đối với các loại biến phí phi tuyến kế toán phải xác định được phạm vi
thích hợp và khi phạm vi thích hợp được xác định càng gần thì đường cong sẽ dần
tiệm cận về đường thẳng.
Đồ thị biến phí phi tuyến được biểu diễn như sau:

y

Phạm vi thích hợp

0

x
Hình 1.3: Đồ thị biến phí phi tuyến

1.2.2. Định phí
1.2.2.1. Khái niệm

Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi.
Định phí gồm các khoản chi phí như khấu hao (tính theo phương pháp đường
thẳng), chi phí quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý,...


5

1.2.2.2. Tính chất
 Về đơn vị: định phí của một đơn vị hoạt động sẽ giảm (tăng) khi mức độ hoạt
động tăng (giảm).
 Về tổng số: định phí sẽ không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một
phạm vi thích hợp.
Ngoài ra, định phí chỉ không thay đổi trong phạm vi hoạt động liên quan. Khi
doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, chẳng hạn xây dựng thêm nhà xưởng,
mua thêm máy móc thiết bị (MMTB), tuyển thêm nhân viên văn phòng,... thì định
phí thay đổi và chuyển đến một phạm vi hoạt động mới.
Nói cách khác, định phí là những khoản mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay
đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét về tổng chi phí, định phí không thay
đổi, ngược lại trên một mức độ hoạt động định phí tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt
động. Tức là, mức hoạt động càng cao thì định phí cho một đơn vị mức độ hoạt
động càng giảm. Và doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì định phí
vẫn tồn tại.
 Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa định phí và chi phí biến đổi cấp bậc đó là:
- Chi phí biến đổi cấp bậc thay đổi nhanh chóng khi hoạt động thay đổi. Còn định
phí thì thường bị ràng buộc ít nhất tới hết kỳ kết hoạch mới thay đổi được.
- Định phí gắn liền với khoảng thời gian nhất định.
Trong doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, định phí được thể hiện ở các khoản
mục như: chi phí khấu hao, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí quảng cáo, chi phí giao
tiếp,...
1.2.2.3. Phương trình định phí

Phương trình định phí có dạng: y = b
Trong đó:

y: định phí
b: hằng số

Đồ thị định phí được biểu diễn như sau:
+ Đồ thị định phí đơn vị:


6

y

y2
y1

y = b/x

0

x1

x

x2

Hình 1.4: Đồ thị định phí đơn vị
+ Đồ thị định phí:


y
y=b
b

0

x1

x2

x

Hình 1.5: Đồ thị định phí
1.2.2.4. Các loại định phí
Có 2 loại định phí là: định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.
 Định phí bắt buộc

 Khái niệm: Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh
chóng. Bởi vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ) và cấu trúc cơ
bản của doanh nghiệp.
Nói cách khác, định phí bắt buộc là những định phí có tính chất cơ cấu, liên
quan đến cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi, nếu muốn
thay đổi loại phí này cần phải có một khoảng thời gian tương đối dài.
Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ, thuê tài sản, tiền lương của các thành viên trong cơ
cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp.


7

 Đặc điểm:

-

Định phí bắt buộc có bản chất lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp;

-

Không thể cắt giảm đến 0.

 Yêu cầu quản lý:
Do đặc điểm của định phí bắt buộc nên khi đưa ra quyết định đầu tư vào tài sản cố
định, các nhà quản trị phải cân nhắc thật kĩ, chính xác, bởi vì khi đã quyết định thì
doanh nghiệp buộc phải tuân theo quyết định đã đề ra trong một thời gian dài.
Ngoài ra, định phí bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn,
bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lời hoặc các mục đích lâu dài khác của
doanh nghiệp. Vì thế, dù mức hoạt động có bị giảm ở một kỳ nào đó thì định phí bắt
buộc vẫn không đổi. Bởi vì nếu cắt giảm chi phí giải quyết được tình trạng khó
khăn hiện tại nhưng phải trả giá đắt sau này.
 Định phí không bắt buộc (Định phí tùy ý)

 Khái niệm: Định phí tùy ý là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng trong kỳ
kế hoạch bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng
định phí này trong các quyết định hàng năm.
Ví dụ: Chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu, giao dịch,...

 Đặc điểm:
-

Định phí không bắt buộc có bản chất ngắn hạn;


-

Có thể cắt giảm khi cần thiết.

 Sự khác nhau giữa định phí không bắt buộc và biến phí cấp bậc: biến phí cấp bậc
có thể điều chỉnh thay đổi rất nhanh khi các điều kiện thay đổi, nhưng định phí
không bắt buộc xác định và khó thay đổi hơn mặc dù bản chất của nó có thể điều
chỉnh theo hành vi quản trị.

 Yêu cầu quản lý:
Nhà quản trị cần phải xem xét lại mức tiêu hao cho mỗi kỳ kế hoạch.
1.2.3. Chi phí hỗn hợp
1.2.3.1. Khái niệm


8

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định
phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định
phí, quá mức hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của biến phí.
Ví dụ: Chi phí điện thoại cố định, chí phí bảo trì máy móc thiết bị,…
1.2.3.2. Phương trình chi phí hỗn hợp
Phương trình chi phí hỗn hợp có dạng: y = ax + b
Trong đó:

y: chi phí hỗn hợp
a: biến phí đơn vị
x: mức độ hoạt động
b: định phí


Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp như sau:

y
y2

y = ax + b

y1
b

0

x1

x2

Hình 1.6: Đồ thị chi phí hỗn hợp
Ví dụ về chi phí hỗn hợp:
Chi phí thuê bao Viettel là 63.000đ/tháng, block 130đ/block.
Ta có phương trình:
y = 63.000 + 130x
Trong đó:

y: là chi phí
x: là số block gọi

Đồ thị có dạng sau:
y

x



9

y = 63.000 + 130x
63.000
x
0
1.2.3.3. Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí
 Phương pháp cực đại – cực tiểu
-

Thống kê chi phí ở từng mức độ hoạt động

-

Xác định điểm cực đại, cực tiểu

-

Xác định biến số a:
a =

-

ymax - ymin
xmax - xmin

Xác định hằng số b:
b = ymax - axmax hoặc b = ymin - axmin


-

Viết phương trình chi phí hỗn hợp: y = ax + b

 Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém thời gian.
 Nhược điểm: Giá trị biến phí đơn vị và định phí xác định theo phương pháp
này thường thiếu sự chính xác vì chỉ đề cập đến 2 điểm cực đại và cực tiểu,
còn các quan sát khác không được đề cập đến khi xác định, do vậy dẫn đến
kết quả có sự sai số lớn.
 Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp thông qua việc quan sát và dùng đồ thị
biểu diễn tất cả các điểm với chi phí và mức độ hoạt động tương ứng. Sau đó, kẻ
một đường thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Nói cách khác, chúng thể
hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức hoạt động khác nhau. Đường
thẳng này cắt trục tung ở một điểm nào thì điểm đó sẽ là định phí.
 Ưu điểm: các quan sát sẽ được thể hiện trên đồ thị nên giá trị biến phí đơn vị
và tổng biến phí xác định được sẽ chính xác hơn.
 Nhược điểm: giá trị định phí b có thể sai lệch khi vẽ.


10

 Phương pháp bình phương bé nhất
-

Xác định hệ phương trình:




xy = a  x2 + b



y=a

Trong đó:





x

x + nb

(1)
(2)

y: chi phí hỗn hợp
a: biến phí đơn vị
x: mức hoạt động
b: định phí
n: số lần thống kê chi phí

-

Giải hệ phương trình xác định a, b

-


Thiết lập phương trình chi phí.

Phương pháp này phức tạp khi tính toán nhưng cho kết quả rất chính xác.
Ứng dụng phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí bằng ví dụ sau:
Ví dụ: Chi phí bảo trì của Công ty TNHH Thành Luân được xem là chi phí hỗn hợp.
Số liệu về chi phí bảo trì của doanh nghiệp năm 2012 được trình bày ở bảng sau:

Tháng

Yêu cầu:
1.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Số giờ lao động trực tiếp
(giờ)
1.100
1.000

1.300
1.150
1.400
1.250
1.100
1.200
1.350
1.450
1.150
1.500

Chi phí bảo trì
(1.000 đ)
2.650
2.500
3.150
2.700
3.350
2.900
2.650
2.900
3.250
3.400
2.700
3.500

Viết phương

trình biểu diễn chi phí bảo trì
2. Công ty dự tính số giờ lao động trực tiếp vào tháng 10/2012 là 1.480 giờ, vậy

giá trị chi phí bảo trì doanh nghiệp sẽ chi ra vào tháng 10/2012 là bao nhiêu?


11

Giải: ĐVT: 1.000 đ
1. Ta có:

Mmax (1.500, 3.500)
Mmin (1.000, 2.500)

Xác định biến phí đơn vị:

ymax - ymin
3.500 – 2.500
=
xmax - xmin
1.500 – 1.000
 b = ymax – axmin = 3.500 – 2 x 1.500 = 500
A

=

=

2

Vậy phương trình biểu diễn chi phí bảo trì có dạng: y = 2x + 500
2. Công ty dự tính vào tháng 10, số giờ lao động trực tiếp là x = 1.480
y = 2x + 500

= 2 x 1.480 + 500 = 3.460
Vậy giá trị chi phí bảo trì doanh nghiệp sẽ chi ra vào tháng 10/2012 là 3.460 nghìn
đồng.


12

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ VÀO
LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ Ở CÔNG TY TNHH THÀNH LUÂN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH LUÂN
2.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Thành Luân
- Địa chỉ: Lô C1, Cụm Công Nghiệp Cát Nhơn, Xã Cát Nhơn, Huyện Phù Cát, Tỉnh
Bình Định
- Giám đốc: ông Phạm Minh Hồng
- Điện thoại: 056. 385 3919
- Fax: (056) 385 3752
- Lĩnh vực hoạt động: Chế biến, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty được thành lập theo quyết định số 50/QĐ – UB ngày 05/06/2005 và chính
thức đi vào hoạt động ngày 01/07/2005 lấy tên là Công ty TNHH Sản xuất &
Thương mại Thành Luân. Sản phẩm chế biến chủ yếu của Công ty là đồ gỗ ngoài
trời.
Tháng 7 năm 2007, đổi tên công ty thành Công ty TNHH Thành Luân. Công ty tiếp
tục đầu tư, mở rộng quy mô và sản xuất đồ gỗ trong nhà để đáp ứng nhu cầu gỗ xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa.
Sau 8 năm hoạt động đến nay Công ty TNHH Thành Luân đã có bước phát triển
mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả trong sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty

Công ty TNHH Thành Luân là một trong những công ty có quy mô sản xuất vừa với
vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng, lao động hơn 300 người, cơ sở hạ tầng, hệ thống máy
móc hiện đại gồm 3 phân xưởng chuyên sản xuất, chế biến gỗ trong nhà, ngoài trời
xuất khẩu và tiêu thụ nội địa,1 đội vận tải hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp. Tài sản
ngắn hạn của công ty hiện tại trên 9 tỷ đồng.


13

2.1.4. Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của Công ty
Loại hình kinh doanh chính của công ty là chế biến, sản xuất đồ gỗ trong nhà lẫn
ngoài trời như các loại bàn, ghế, tủ,… Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các loại
sản phẩm kết hợp giữa gỗ và các loại vật liệu khác như: nhôm, vải,….
2.1.5. Thị trường đầu vào và đầu ra
Công ty TNHH THành Luân là công ty trực tiếp sản xuất các mặt hàng lâm sản xuất
khẩu nên các vật liệu chính chủ yếu là gỗ, vật liệu phụ và nhiên liệu. Nguồn nguyên
liệu chính là gỗ tròn chưa qua tinh chế như: keo lai, dầu, chò chỉ,… Hiện nay các
loại gỗ này chủ yếu nhập từ các nước như: Lào, Campuchia, Inđônêsia,... Bên cạnh
nguồn nguyên liệu chính là gỗ, Công ty còn dùng một số nguyên vật liệu như: đinh,
ốc, vật tư bộ, dầu phòng ngừa chống mối mọt, vải,… và các loại nhiên liệu như:
than, gỗ,… dùng làm nguyên liệu cho công đoạn sấy, luộc gỗ. Ngoài ra, Công ty
còn dùng các loại xăng, dầu làm nguyên liệu pha chế để phun sơn, đánh bóng các
sản phẩm gỗ khi hoàn thành. Nguyên vật liệu phụ này Công ty mua ở các cơ sở
trong nước.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là xuất khẩu ra nước ngoài, còn thị trường
trong nước thì ít. Với chất lượng đảm bảo, mẫu mã phong phú và đa dạng, có nhiều
tiện ích cho người sử dụng, sản phẩm của Công ty đã có ở nhiều nước như: Pháp,
Đức, Hà Lan, Ytalia, Tây Ban Nha, Nhật Bản,...
2.1.6. Thực trạng phân loại chi phí theo cách ứng xử tại Công ty hiện nay
Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Thành Luân có thể kể ra một số định

phí như sau: Chi phí khấu hao tài sản cố định, Chi phí thuê đất, Chi phí quản lý cơ
sở hạ tầng, Chi phí bảo vệ, Chi phí bảo hiểm nhà xưởng, tài sản, lương của bộ phận
quản lý..... Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí cố định có tính chất ngắn hạn và
trong một số trường hợp cần thiết Công ty có thể tiết giảm. Tùy vào tình hình sản
xuất, mỗi năm Công ty đều có kế hoạch cho loại chi phí này, có thể kể ra các loại
chi phí này như sau: Chi phí điện thoại, fax, Chi phí tiếp khách, công tác phí, Chi
phí nghiên cứu, đào tạo nghiệp vụ, Chi phí thuê xe đưa rước cán bộ công nhân viên,
xe công tác, Chi phí thuê phòng ở cho chuyên gia người nước ngoài...


14

Tổng chi phí bất biến phát sinh 6 tháng cuối năm 2012 tại Công ty TNHH hành
Luân là 10.540.955.704 đồng.
Tại Công ty TNHH Thành Luân có lĩnh vực sản xuất- kinh doanh là chế biến,
sản xuất gỗ. Do yêu cầu của sản phẩm, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất là
rất lớn, bao gồm các biến phí như : chi phí nguyên vật liệu chính, chí phí nhiên liệu,
chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, tiền lương công nhân trực tiếp sản
xuất, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí dầu nhớt cho máy sản xuất, chi phí điện
chạy máy sản xuất,…
Qua tìm hiểu thực tế tổng biến phí sản xuất 6 tháng cuối năm 2012 tại Công ty
TNHH Thành Luân là 28.907.383.979 đồng.
Một số chi phí hỗn hợp có thể kể ra là chi phí điện thoại cố định, chi phí tiền
điện dùng thắp sáng văn phòng và điện phục vụ phân xưởng sản xuất, chi phí bảo
dưỡng máy móc thiết bị dùng để giữ cho máy móc luôn ở tình trạng sẵn sàng hoạt
động và chi phí bảo dưỡng máy móc khi tăng ca, sản lượng sản xuất tăng....).
Hiện nay, Công ty đã dùng phương pháp bình phương bé nhất để phân loại chi
phí hỗn hợp thành yếu tố định phí và biến phí, điển hình là chi phí bảo dưỡng máy
móc thiết bị và chi phí điện tiêu thụ, nhưng do các nhà quản lý thấy phần định phí
trong hai loại chi phí này không đáng kể và do đã đi vào sản xuất liên tục theo kế

hoạch đã đề ra nên phòng kế toán tính chi phí này như là biến phí và tính cho từng
sản phẩm trong biến phí sản xuất chung.
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ TOÁN CHI PHÍ Ở DOANH NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm
Dự toán là một bản kế hoạch toàn diện, phối hợp của các hoạt động và các nguồn
lực của một doanh nghiệp trong một thời hạn cụ thể ở tương lai dưới dạng số lượng.
Dự toán là một công cụ của các nhà quản trị doanh nghiệp, cho nên các nhà quản trị
cần phải biết thích ứng dự toán với từng nhu cầu riêng biệt và từng hoàn cảnh của
từng doanh nghiệp.
Dự toán hoạt động hàng năm, có thể chia thành dự toán hàng quý hoặc hàng tháng.
Có 2 loại dự toán là: dự toán tĩnh và dự toán động.


15

- Dự toán tĩnh: dự toán lập cho một mức hoạt động của một thời hạn. Dự toán tĩnh
không thể hiện sự biến đổi tiềm ẩn của các ước tính do điều kiện, môi trường kinh
doanh thay đổi.
- Dự toán linh hoạt: dự toán được lập cho nhiều mức hoạt động của một thời hạn.
Dự toán linh hoạt thể hiện các ước tính cho các mức hoạt động khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm
- Dự toán có tính đến sự tác động từ bên ngoài doanh nghiệp và sự tác động trong
nội bộ doanh nghiệp.
- Toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp gồm dự toán lập cho mỗi bộ phận và
toàn doanh nghiệp.
- Phối hợp giữa các bộ phận, dự toán của các bộ phận lập hài hòa với nhau.
- Dự toán cho các hoạt động, nguồn lực.
- Liên quan đến một thời hạn cụ thể trong tương lai.
- Mang tính chất định lượng.
2.2.3. Mục đích

Mục đích của việc lập dự toán là hoạch định và kiểm soát.
- Hoạch định: liên quan đến việc phát triển các mục tiêu và lập các dự toán ngân
sách để đạt được các mục tiêu này.
- Kiểm soát: liên quan đến các thủ tục được thực hiện bởi ban quản trị để đảm bảo
đạt được các mục tiêu.
2.2.4. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán
 Trách nhiệm lập dự toán: nhà quản trị cấp nào thì lập dự toán cho cấp đó. Dự
toán của từng cấp được xem xét lại bởi nhà quản trị ở cấp cao hơn.
Ưu điểm:
- Nhà quản trị các cấp đều tham gia vào quá trình lập dự toán.
- Dự toán chính xác, đáng tin cậy.
- Nhà quản trị các cấp nỗ lực thực hiện dự toán.
- Căn cứ đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị các cấp.
 Trình tự lập dự toán:


16

Nhà quản trị cấp cơ sở lập dự toán rồi chuyển lên cấp quản lý trung gian xem xét,
sau đó được chuyển lên quản lý cấp cao xem xét và duyệt.
BAN QUẢN LÝ
CẤP CAO
QUẢN LÝ
TRUNG GIAN
QUẢN LÝ
CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CƠ SỞ


QUẢN LÝ
TRUNG GIAN
QUẢN LÝ
CƠ SỞ

QUẢN LÝ
CƠ SỞ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập dự toán ở doanh nghiệp
2.2.5. Dự toán chi phí
2.2.5.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.5.1.1. Mục đích
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập nhằm dự tính số lượng nguyên
vật liệu trực tiếp cần mua đảm bảo cho quá trình sản xuất và dự trữ cuối kỳ của
công ty; đồng thời dự tính số tiền phải chi trả cho số nguyên vật liệu trực tiếp cần
mua trong kỳ.
2.2.5.1.2. Căn cứ lập
Để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, người lập căn cứ vào:
-

Dự toán sản xuất

-

Dự toán tồn kho

-

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm


-

Đơn giá mua nguyên vật liệu trực tiếp

Muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cần xác định:
- Số lượng sản phẩm sản xuất = Số lượng sản phẩm tiêu thụ + Số lượng sản
phẩm tồn kho cuối kỳ - Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ.
- Định mức nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm (tùy mỗi loại nguyên
vật liệu, loại sản phẩm sản xuất ra, loại máy sản xuất… mà có một định mức khác
nhau).
- Nhu cầu về số lượng nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm.


17

- Yêu cầu về tồn kho cuối tháng của nguyên vật liệu trực tiếp.
- Số lượng nguyên vật liệu trực tiếp cần mua = Số lượng nguyên vật liệu trực
tiếp cho sản xuất sản phẩm + Số lượng nguyên vật liệu trực tiếp tồn cuối kỳ Số lượng nguyên vật liệu trực tiếp tồn đầu kỳ.
- Định mức đơn giá mua nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp = Số lượng nguyên vật liệu trực tiếp
cần mua X Định mức đơn giá mua nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.5.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
2.2.5.2.1. Mục đích
Việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp nhằm mục đích dự tính chi phí nhân
công trực tiếp để sản xuất và dự tính số tiền chi trả cho nhân công sản xuất.
2.2.5.2.2. Căn cứ lập
Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là:
-

Dự toán sản xuất


-

Định mức thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một sản phẩm

-

Đơn giá giờ công lao động trực tiếp.

Để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp, cần xác định:
- Số lượng sản phẩm sản xuất.
- Định mức thời gian lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm.
- Số lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất = Số lượng sản phẩm sản
xuất X Định mức thời gian lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm.
- Định mức đơn giá lao động trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp = Số lượng thời gian lao động trực tiếp để sản
xuất X Định mức đơn giá lao động trực tiếp.
2.2.5.3. Dự toán chi phí sản xuất chung
2.2.5.3.1. Mục đích
Việc lập dự toán chi phí sản xuất chung nhằm mục đích dự tính chi phí sản xuất
chung và dự tính số tiền chi trả cho chi phí sản xuất chung đó.
2.2.5.3.2. Căn cứ lập
Căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất chung là:


18

-

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp


-

Định mức chi phí sản xuất chung

-

Biến phí sản xuất chung

Biến phí SXC

-

Biến phí SXC dự toán
Số giờ LĐTT (số giờ máy sản xuất)
đơn vị
Định phí sản xuất chung: dự toán tổng số trong mức hoạt động phù hợp.
=

Để lập dự toán chi phí sản xuất chung, cần xác định:
-

Biến phí sản xuất chung

-

Định phí sản xuất chung

-


Thời gian lao động trực tiếp

-

Chi phí khấu hao tài sản cố định

2.2.5.4. Dự toán chi phí bán hàng
2.2.5.4.1. Mục đích
Lập dự toán chi phí bán hàng nhằm mục đích: dự tính chi phí bán hàng trong kỳ.
Đồng thời lập dự toán chi phí bán hàng để dự tính số tiền chi trả cho công tác bán
hàng của doanh nghiệp.
2.2.5.4.2. Căn cứ lập
Căn cứ để lập dự toán chi phí bán hàng là dựa vào dự toán tiêu thụ cùng các mức
chi phi liên quan.
Trước khi lập dự toán chi phí bán hàng, kế toán quản trị cần xác định chi phí nào là
biến phí, chi phí nào là định phí.
2.2.5.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.5.5.1. Mục đích
Việc lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp là dự tính chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kỳ và dự tính số tiền cần chi trả cho chi phí quản lý đó.
2.2.5.5.2. Căn cứ lập
Căn cứ để lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp dựa vào:
-

Dự toán tiêu thụ

-

Dự toán sản xuất


-

Các định mức chi phí liên quan


×