Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
Tên đề mục
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang
1
1
2
2
2
2
2- 3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để

3- 4
4

giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1. Cách trang trí, tạo môi trường trong góc phù hợp
với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4-10


2.3.2 Giải pháp 2. Sáng tạo trong việc thỏa thuận hướng trẻ tới vai
chơi trong các góc.

10-11

2.3.3 Giải pháp 3. Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động học bằng chơi
trong các góc thông qua việc tác động trẻ với đồ chơi và các góc
chơi với nhau
2.3.4 Giải pháp 4. Kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng hoạt động
chơi của trẻ nhằm tạo hứng thú và hiệu quả trong khi chơi.
2.3.5 Giải pháp 5. Xây dựng các quy tắc trong góc và quản lý số
lượng trẻ trong góc chơi.
2.3.6 Giải pháp 6. Phối hợp với gia đình trẻ trong việc sử dụng các
phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
3.2.Kiến nghị

12-13

13- 15
15-17
17-18
18-19
19-20
19
20

1. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của
1


nhân cách, khơi dạy và phát triển tối đa những tiềm năng tiềm ẩn của trẻ [1].
Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em
và vai trò của giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường
giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường
mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu
giáo. [2]
Trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực
với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp
trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần
thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú
cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng
đối với trẻ. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt
động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên
những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có
như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của
trẻ mầm non.
Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non nói chung là vệc làm đã được
các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ
mang tính hình thức để trang trí cho đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây
dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò của trẻ, khi học và
chơi trẻ đang còn thụ động. Trong những năm qua việc “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được các cấp quản lý từ trung ưng đến địa
phương. Đặc biệt năm học 2017- 2018 PGD huyện phát động tổ chức hội thi
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Thực tế trường mầm non Nga Tiến cũng đã triển khai nhưng trong quá
trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như kinh phí, việc tạo môi
trường chủ yếu do mình cô làm, trẻ tham gia làm còn hạn chế, ở các góc,
mảng trang trí chưa mang tính mở, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là mua sẵn,
nguyên liệu, học liệu chưa phong phú, đa dạng, trẻ hoạt động máy móc dập
khuôn, nhàm chán. Phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan
trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ
Bản thân tôi chưa tạo được điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá tìm
hiểu nhiều, chưa khuyến khích trẻ tham gia vào việc học, chưa kiểm soát chặt
chẽ các cơ hội học tập của trẻ
Với những băn khoăn lo lắng về thực tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương
lai của các con, suy nghĩ về trách nhiệm của một người giáo viên, trong năm
học vừa qua, tôi đã cố gắng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao
chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4- 5 tuổi ở lớp tôi đang phụ trách. Tôi xin
mạnh dạn trao đổi cùng với đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
1.2 Mục đích nghiên cứu
2


Khi nghiên cứu đề tài này, ước vọng của tôi là được làm những việc thật
sự có ích cho trẻ em trên quê hương tôi, được thấy các con có nhiều cơ hội để
có thể phát huy khả năng của mình:
- Mong muốn làm thay đổi thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ tại
tại trường, lớp nơi tôi đang công tác.
- Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến
- Áp dụng các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh
hoạt, hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tạo tâm thế và tinh

thần hoạt động tích cực, nhằm mục đích cao nhất là tạo mọi cơ hội để mỗi cá
nhân trẻ được thể hiện hết khả năng của bản thân, phát triển toàn diện nhân
cách con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tôi đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm
non Nga Tiến- Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về yêu cầu tổ chức hoạt động góc cho trẻ
mầm non.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế việc tổ chức hoạt động góc cho
trẻ trong trường, thực tế trên trẻ, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với trẻ mẫu giáo chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng
suy nghĩ và sự giao tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: “Hoạt
động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ
đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển
cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến
đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu
giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo” [3].
Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của
trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn giáo viên cần tạo nên một môi trường lớp
học đa dạng bắt mắt….Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp,
thuận tiện, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản

ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn
mới lạ đối với trẻ [ 4]
3


Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội để thỏa mãn nhu cầu hoạt
động và phát triển toàn diện, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết
của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo [5]
Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không
phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.…Vì vậy
mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Trong quá
trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự
tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích
thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc
có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù,
khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn,
tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong
cuộc sống sau này
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất
để giáo dục trẻ mầm non là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy cho trẻ. Các cách
tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế
đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể
chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó
mỗi trẻ đều có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều
có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở
rộng những gì đang hứng thú và đang thực hiện. Ngoài ra phải có môi trường
giáo dục đa dạng phong phú cho trẻ
Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ được trải nghiệm. môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất

quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở hiệu
quả của việc tạo môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
chăm sóc- giáo dục trẻ [6]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
Trường mầm non xã Nga Tiến luôn nhận được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo Huyện, xã, thôn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học
tập.
Ban giám hiệu nhà trường đầu tư, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi mầm non phục vụ hoạt động chăm sóc- gíao dục trẻ nói chung cũng như
phục vụ hoạt động góc nói riêng ( Theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ
Giáo dục& Đào tạo về “ Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối
thiểu dùng cho GDMN” ) như: Giá đồ chơi và đồ dùng, đồ chơi ở các góc…
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ khoẻ, trực tiếp đứng lớp nhiều năm, đã
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc, cùng với lòng yêu
nghề luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân theo kịp yêu
cầu giáo dục hiện hành, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn mong muốn nâng
4


cao chất lượng giáo dục ở nông thôn, đặc biệt là cho các em nhỏ trong độ tuổi
mầm non ở quê tôi.
Tuy nhiên cũng có những hạn chế như:
Đôi khi tổ chức qua loa, đại khái cho có mà chưa chú trọng đến chất
lượng hoạt động góc. Chưa chú ý đến việc tận dụng các nguyên vật liệu mở,
chưa sử dụng hết chức năng của đồ dùng công nghiệp, còn thụ động, ít sáng
tạo. Việc làm đồ dùng đồ chơi còn nặng về hình thức, phô trương, chỉ có giáo
viên làm là chủ yếu, chưa tạo cơ hội cho trẻ cùng cô tham gia vào việc xây
dựng môi trường các góc.
Kỹ năng thể hiện vai chơi của trẻ chưa sâu, chưa nhập vai tốt, trẻ chơi
với đồ chơi là chủ yếu, chưa có sự giao lưu, liên kết với nhau, đôi khi còn

tranh giành đồ chơi, trẻ chơi không theo chủ đề, nội dung chơi. Do đó vốn
kiến thức kỹ năng lĩnh hội được còn rất hạn chế. Kết quả khảo sát chất lượng
hoạt động góc của lớp mình với các nội dung và kết quả
+ Kỹ năng trang trí, sắp xếp, làm đồ dùng đồ chơi cùng cô: Đạt 37%
+ Kỹ năng làm nhóm trưởng: Đạt 34,3%
+ Kỹ năng nhập vai, thể hiên vai chơi: Đạt 28,6%
+ Kỹ năng hợp tác trong nhóm và giữa các góc chơi với nhau: Đạt 43%
+ Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với vai chơi: Đạt 28,6%
+ Trẻ sáng tạo khi chơi: : Đạt 25,7%
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Nhận thấy tất cả những khó khăn trên và lo lắng nếu thực trạng tiếp diễn
thì sẽ làm mất đi của trẻ nhiều cơ hội để phát triển. Tôi cũng nhận thức được
rằng những gì xẩy ra trong thời thơ ấu của trẻ sẽ ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài
đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thành công. Đã đến
lúc cần phải thay đổi, tôi đã quyết tâm tận dụng thuận lợi khắc phục khó khăn
tìm ra và thực hiện ngay trong năm học vừa qua các giải pháp hiệu quả: “
Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện pháp
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Cách trang trí, tạo môi trường trong góc phù hợp
với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác
tổ chức, hướng dẫn cho trẻ vui chơi và hoạt động. Một môi trường sạch sẽ, an
toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn
không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu
nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng
tạo. Xây dựng tốt môi trường vật chất cho các góc hoạt động cũng là tạo
phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ,
khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Có nghĩa là môi trường đó
nhằm đến sự phát triển của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Mà môi trường giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm là môi trường giáo dục đảm bảo được các yêu cầu:
5


- Là môi trường giáo dục mà trẻ được tham gia xây dựng cùng giáo viên,
bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi.
- Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều
cách sáng tạo khác nhau.
- Phong phú các góc hoạt động trong ngoài lớp.
- Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương
- Có nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn và hoạt động [7]
Áp dụng các yêu cầu trên, tôi đã thiết kế môi trường giáo dục trong các
góc ở lớp:
* Trước hết tôi trẻ cùng tôi tham gia vào việc xây dựng các góc, cùng
làm đồ chơi, trang trí, sắp xếp và vệ sinh góc chơi.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mua sẵn trên thị trường thì tôi và trẻ phải
tự làm rất nhiều loại đồ dùng, đò chơi tranh ảnh khác phục vụ cho các hoạt
động ở lớp. Trước hết, tôi xác định rõ những loại tranh ảnh, đồ dùng có tính
chất giới thiệu chủ đề hoặc khó làm do cần có sự khéo léo tinh tế trong bố cục
đường nét thì cô làm, những loại tranh ảnh, đồ dùng đơn giản thì cô làm cùng
trẻ hoặc để trẻ tự làm dưới sự hướng dẫn, gợi ý của cô.
Khi bắt đầu vào một chủ đề mới, tôi cùng trẻ thảo luận (gợi ý, hướng dẫn
trẻ) để xây dựng những góc nào? Trong góc cần có những gì? Và làm như thế
nào để tạo ra những góc đó?
Ví dụ: Trong chủ đề “Động vật quanh bé”, tôi chuẩn bị tranh mảng chính,
các loại tranh ảnh về động vật theo các nhánh nhỏ của chủ đề, sau đó tôi
hướng dẫn trẻ chọn và dán hình ảnh các con vật theo đúng các nhánh như:
Hình ảnh các con vật: Trâu, bò, lợn, gà...gắn lên nhánh “ động vật nuôi trong
gia đình”; Chọn tranh: Hổ, voi, hươu, gấu... gắn lên nhánh “động vật sống
trong rừng”; Chọn lô tô: Tôm, cá, cua, ốc...gắn lên nhánh “động vật sống dưới

nước”, Trẻ chọn tranh ảnh con vật: Ong, kiến, ruồi, chim,... gắn lên nhánh
“côn trùng và chim”.
Một cách khác: Ở các góc, tôi cùng trẻ lau dọn tủ kệ, rửa đồ chơi sau mỗi
tuần hoặc sau các chủ đề, trang trí tranh ảnh minh họa cho hoạt động trong
góc, sắp xếp bày trí lại đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp, làm mới, bổ sung thêm
đồ chơi theo đúng chủ đề.
Có loại đồ chơi tôi cùng trẻ làm như: Tôi dùng vải may thành bao da các
loại con vật rồi hướng dẫn trẻ nhồi bông, dùng tất mỏng hướng dẫn trẻ buộc
túm lại và nhồi bông tạo thành các loại quả...rồi cho trẻ bầy lên góc bán hàng..
Cũng có những loại đồ chơi tôi để trẻ tự tay làm như: Gấp giấy, dán hình
làm bưu thiếp, vẽ các bức tranh trang trí trong các góc...Cứ như vậy, ở tất cả
các chủ đề tôi đã lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động vừa huy động được vốn
hiểu biết, khả năng sáng tạo của trẻ vừa giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội
như: Kỹ năng hợp tác với bạn, tương tác với đồ dùng, đồ chơi, rèn nề nếp, thói
quen lao động tích cực, vệ sinh sạch sẽ và đạt được mục đích giáo dục. Điều
6


đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong giáo dục mầm non là lấy trẻ
làm trung tâm.
Phụ lục 2:Trẻ đang trang trí, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cùng cô
*Tôi chú ý xây dựng môi trường hoạt động có học liệu đa dạng, hấp
dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau:
Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ thường gắn liền với suy nghĩ và hành
động theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức
hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ
dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi
có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể
tiến hành được.
Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông,

lịch cũ, giấy màu, cói lõi… tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động,
phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Ở góc sách truyện: : Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về
các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó
là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự
hướng dẫn của cô. Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành
các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ
cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp.
Ví dụ: Góc phân vai: Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa,
hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi
nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo các
món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ. Các món nem: túi nilong để làm vỏ quấn
nem, giấy màu vụn, xốp màu vụn làm nhân nem. Các món bánh tôi làm từ đất
nặn trắng và vàng: bánh trôi và bánh rán. Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp
dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi Tùy thuộc
vào từng chủ đề mà tôi trang tí, sắp xếp các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi phù
hợp. Như trong chủ đề “Gia đình”, ngoài những đồ chơi công nghiệp, tôi cùng
trẻ chuẩn bị và sắp xếp các loại đồ chơi như: Hộp dựng thức ăn, điện thoại cũ,
giỏ xách, máy tính cũ, mẹt, rổ tre đựng bát, chõng tre,...giúp trẻ có cơ hội và
sáng tạo trong việc giả làm người lớn trong các tình huống hàng ngày và thử
các nghề nghiệp khác nhau.
Ví dụ: Góc xây dựng: Để kích thích trẻ thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo
và để trẻ tìm hiểu các khái niệm toán học, tôi đã chuẩn bị các hình khối bằng
gỗ có các hình dạng, kích cỡ khác nhau, khối hộp cát tông, nhựa, gạch, bộ đồ
lắp ghép, cói, lõi...trong góc có một không gian mở để trẻ bày các khối và xây
dựng, có kệ thấp để lưu trữ hộp dựng các hình khối và cất các dụng cụ, đồ
chơi đó.
Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ
thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây
thép.

7


+ Tạo cây: cây dừa, cây vạn tuế, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá.
+ Làm hàng rào: dùng thìa sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ.
+ Làm các con vật từ vỏ ngao, sò, cùi ngô, hộp nhựa,…
Ví dụ: Góc tạo hình: Tôi chuẩn bị và cùng trẻ sắp xếp các nguyên vật
liệu như: Gía vẽ, bàn ghế, giá treo tranh, giấy có màu sắc khác nhau, bút chì
màu, bút dạ, màu nước, các cuộn len, vải, kéo, keo, lá khô, hột, hạt, vỏ ngao,
cói, lõi...những nguyên vật liệu này được trưng bày lên tủ góc hoặc đựng vào
hộp giúp cho trẻ có thể lấy được dụng cụ vẽ, đồ dùng để tạo hình.
Ví dụ: Góc âm nhạc: Có kệ để lưu giữ các nhạc cụ và đạo cụ âm nhạc
bổ trợ cho việc học nhạc, đĩa CD, đầu đĩa, loa đa năng, đàn organ, các loại
nhạc cụ tự làm: Trống cơm, xắc xô, phách, quạt, váy, mũ múa, xù, hoa đeo
tay...được trưng bày trên kệ vừa tầm giúp trẻ dễ lựa chọn để sử dụng và dễ cất.
Ví dụ: Góc khám phá khoa học: Cũng tùy thuộc vào chủ đề thực hiện
mà tôi xác định và trang trí hình ảnh minh họa và chuẩn bị đồ dùngvật liệu
trong góc phù hợp. Ví dụ như ở chủ đề “Động vật”, tôi chuẩn bị hình ảnh về
sự phát triển (vòng đời) của các con vật, môi trường sống, thức ăn của chúng.
Nhưng ở chủ đề “Giao thông”, tôi lại chuẩn bị bộ dụng cụ đồ chơi các bộ phận
cấu tạo nên một chiếc xe ô tô, xe máy, xe đạp, các loại biển báo giao
thông...cứ như vậy mà đồ dùng đồ chơi được thay đổi theo chủ đề và đảm bảo
đa dạng, phong phú giúp trẻ hứng thú hoạt động.
Ví dụ: Góc thiên nhiên: Được bố trí ngoài hiên lớp, gần vòi nước, ở
đây tôi treo các giỏ cây, hoa các loại, các loại hạt giống, tôi sưu tầm chậu, lốp
xe ô tô rồi đổ đầy đất để trẻ có thể trồng hoa, gieo hạt giống, có các bình xịt để
trẻ tưới cây, kéo con để cắt bỏ lá khô, có lồng và thức ăn của các con vật...
Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang
trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc
vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí

theo sự hướng dẫn của cô.
Sau mỗi chủ đề tôi thường sắp xếp lại, bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi
trong các góc. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ thay mới hoàn toàn mà tôi đã
tận dụng, giữ lại những đồ dùng đồ chơi của chủ đề trước còn phù hợp với chủ
đề kế tiếp cho trẻ hoạt động mà vẫn có hiệu quả giáo dục cao, trẻ rất thích thú
hoạt động và nhận ra rằng thế giới xung quanh ta đều có liên quan chặt chẽ
với nhau.
Phụ lục 3: Hình ảnh đồ dùng đô chơi các góc
* Làm phong phú tên gọi, các mảng trang trí ở các góc phù hợp chủ đề
nhằm hấp dẫn trẻ
Để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ, làm mới cảm giác
về lớp học, tôi đã thay đổi, bố trí, sắp xếp lại một số góc tạo sự ấm cúng, thoải
mái vui tươi, mời gọi trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
Tôi đặt tên cho các góc thật đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung
góc hoạt động, phù hợp chủ đề. Tên góc được viết to theo đúng quy định về
8


việc làm quen với chữ viết, gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ. Tôi làm kí hiệu ở các
góc để cho trẻ chơi tất cả các góc. Kí hiệu của trẻ bằng số hoặc bằng chữ cái
chủ đề.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Giao thông” góc sách có thể đặt tên là:
“Những câu chuyện trên đường”, nhưng ở chủ đề “Động vật quanh bé”
góc sách lại có thể đặt tên khác như: “ Những con vật đáng yêu”, hay “Tâm
sự của bác gấu”...
Cách trang trí trong các góc cũng cần linh hoạt, hấp dẫn. Tôi tận dụng
các sản phẩm của trẻ, của địa phương gần gũi giúp trẻ hoạt động giống thật
hơn. Hình ảnh, biểu bảng minh họa trong các góc là những con vật ngộ
nghĩnh, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu với trẻ, những hình ảnh đó tôi không
vẽ chết lên tường mà vẽ tranh lên bạt, bìa cứng và dán lên góc để thuận tiện

cho việc thay đổi, di dời, làm mới góc. Ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ, cửa ra
vào được tận dụng triệt để.
Ví dụ: Trong góc gia đình, tôi trang trí tranh mảng tường, tên góc
“ gia đình yêu thương”, tranh nhỏ minh họa cho hoạt động gia đình, đồ
chơi công nghiệp, đồ chơi tự làm, nguyên vật liệu mở: lá cây, cói, lõi, sợi đay,
túi gạo, túi ngô hạt, đậu... Để trang trí tranh mảng tường gia đình, tôi cùng trẻ
sử dụng các nguyên vật liệu mở đó để vẽ, xé dán, gắn hột hạt tạo nên bức
tranh về cảnh sinh hoạt trong gia đình. Tôi dùng hạt ngô khô gắn tạo thành
một cây thế hệ và khuyến khích trẻ mang ảnh rời của từng người thân trong
gia đình gắn lên các nhánh cây... qua đó trẻ rất hứng thú tham gia cùng cô tạo
ra sản phẩm mà trẻ còn tích cực khi hoạt động trong góc đó, góc có những
người thân của trẻ. Và đây cũng là một thành công của tôi trong việc sử dụng
hiệu quả những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vào công tác giáo dục.
Ví dụ: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi
đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay Công trình ước mơ…và sử dụng
những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang
chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ở phía trên mảng
tường. Còn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm
gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang
trí cho góc đó.
Ví dụ: Sau chủ đề “thực vật quanh bé”, lớp tôi chuyển sang thực hiện
chủ đề “động vật”, tôi đã giữ lại mảng tranh chủ đề lớn về các loại cây, sau
đó tôi cùng trẻ sưu tầm, làm thêm hình ảnh các con vật gián lên tạo thành
mảng chủ đề “ động vật quanh bé” Tôi giữ lại các loại cây, rau, quả trong góc
bán hàng để trẻ chơi bán thức ăn cho các con vật, giữ lại những bức tranh về
rừng cây trong góc khám phá khoa học để trẻ chơi gián hình các con vật vào
đúng môi trường sống của chúng, giữ lại các loại cây xanh, cây ăn quả để trẻ
sử dụng xây vườn bách thú...
Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ tạo hứng thú cho trẻ và cả
bản thân giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện,

9


tự tin giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với học liệu, đồ dùng, đồ chơi,
giúp quá trình dạy và học của cô và trẻ diễn ra thuận lợi, đạt mục tiêu giáo
dục.
Phụ lục 4: Các mảng trang trí tên gọi các góc
* Sắp xếp bố trí các góc và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sao cho tạo được
nhiều cơ hội để trẻ được lựa chọn và hoạt động dễ dàng thuận tiện.
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học
thêm lôi cuốn trẻ tôi đã cố gắng tạo nên một môi trường lớp học với những
màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh, có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần
gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Khi thiết kế môi trường
cho các góc hoạt động trong lớp căn cứ vào các điều kiện thực tế của trường,
lớp tôi phụ trách
- Vị trí góc hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh xa góc hoạt
động ồn ào.
- Sắp xếp các góc có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, tạo
điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình
thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái
mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận
động của trẻ trong quá trình hoạt động. Giữa các góc có lối đi rõ ràng để trẻ có
thể thiết lập các mối quan hệ trong khi chơi. Tôi đã sử dung các đồ dùng như:
Tủ, giá thấp, kệ, rèm cửa...để tạo ranh giới giữa các góc, giúp trẻ nhận dạng
được phạm vi góc của mình nhưng vẫn đảm bảo rằng ranh giới giữa các góc
không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc tôi có thể quan sát khi bao
quát tất cả các góc khi trẻ hoạt động.
Ví dụ: Tôi sắp xếp các góc âm nhạc, góc đóng vai, góc xây dựng ở gần
nhau và xa các góc học tập/ sách; góc tạo hình; Góc xây dựng tránh lối đi lại,

góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở goài hiên...Góc đóng vai có
nhiều góc nhỏ nên tôi bố trí góc gia đình sát với góc nấu ăn hay góc bán hàng
để gợi ý, tạo điều kiện cho trẻ thiết lập các mối quan hệ đa dạng phong phú
trong khi chơi và tạo cho trẻ có môi trường giao tiếp tích cực nhất, đặc biệt
giúp trẻ có những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự.
Phụ lục 5: Hình ảnh chung trong lớp
*Tóm lại: để hoạt động góc của trẻ thật sự có hiệu quả, chất lượng, trình
độ chơi trong các góc của trẻ được nâng cao thì bắt buộc chúng ta phải biết
thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng và phong phú. Ở đó
chúng ta nhắm đến sự phát triển của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, môi trường
giáo dục đảm bảo các yêu cầu trên sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự lựa chọn
hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng
của mình, giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn
trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
10


2.3.2 Giải pháp 2. Sáng tạo trong việc thỏa thuận hướng trẻ tới vai
chơi trong các góc.
Vị trí của trẻ em trong quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ
được tham gia vào các hoạt động cả lớp, theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Trẻ
được tự đề xướng hoạt động, trẻ được tự lựa chọn các hoạt động...”.
Nhưng trong thực tế khi tổ chức hoạt đông góc tôi thấy nhiều khi giáo
viên còn áp đặt, việc hướng trẻ tới góc chơi, vai chơi chưa có nhiều sáng tạo,
chủ yếu là trẻ quen góc nào, chơi vai gì thì cứ góc đó mà chơi, bởi tâm lý các
cô sợ cháu mình hoạt động không hiệu quả ở các góc khác, mất công hướng
dẫn. Bản thân tôi nhiều khi chưa tin tưởng vào khả năng của mỗi trẻ nên chưa
chú ý tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các góc, các vai chơi khác nhau.
Ví dụ: Từ đầu chủ đề, có 4 bạn chơi trong góc xây dựng, bạn A là bác thợ
cả thì buổi chơi nào cũng vậy, 4 bạn đấy cứ vào góc xây dựng mà chơi và bạn

A vẫn làm thợ cả. Nhiều khi bạn khác giơ tay xin làm thợ cả hay vào chơi ở
một góc khác, đổi một vai chơi nào đó để được chơi nhiều hơn, được khám
phá nhiều hơn nhưng cô đã không tin vào khả năng của trẻ mà không cho trẻ
thử vai. Thật ra trẻ đã rất nhàm chán với góc chơi, đồ chơi mà ngày nào cũng
chỉ ở góc cô đã chỉ định, trẻ rất muốn chơi ở góc khác với đồ chơi mà bạn
khác được chơi. Nhận thấy sự khát khao được chơi của trẻ, và nhận ra rằng
làm mất đi những cơ hội để trẻ phát triển là sự thiếu trách nhiệm của giáo
viên, nếu không cho trẻ thử, không cho trẻ thể hiện thì giáo viên không thể
đánh giá dúng khả năng của trẻ.
Chính vì vậy, năm học này tôi đã mạnh dạn thay đổi quan điểm của mình
trong việc thỏa thuận cho trẻ lựa chọn vai chơi để tạo cơ hội cho trẻ được trải
nghệm và được thử khả năng thành công của bản thân trẻ.
Ví dụ: Có thể cho trẻ sắm vai là trưởng nhóm thể hiện khả năng làm thủ
lĩnh, tôi tôn trọng những ý kiến của trẻ. Để hướng trẻ tự chọn góc, tôi hỏi trẻ
xem trẻ thích chơi ở góc nào: “Ai thích chơi ở góc xây dựng?”, “ Ai làm thợ
cả? ; “Ai thích chơi ở góc đóng vai?”; “ Ai sẽ làm bếp trưởng nhỉ?”, “Bạn nào
thích chơi ở góc sách?”, “Cho cô biết người quản lý sách đâu nào?”...Tôi
thường xuyên thay đổi cho mỗi trẻ được làm nhóm trưởng, hôm nay cháu này,
mai cháu khác để trẻ có cơ hội phát triển khả năng điều hành, quan sát, quán
xuyến nhóm chơi, cũng là tạo cơ hội để mỗi trẻ luyện tập khả năng làm chủ
tình hình, tính mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống sau này.
Cũng như trong cuộc sống thường ngày, trong các mối quan hệ hợp tác,
có khi cá nhân này kết hợp với cá nhân kia tạo thành một nhóm làm việc năng
suất không cao. Nhưng cũng cá nhân này ta thay đổi kết hợp với cá nhân khác
thì hiệu quả công việc lại năng suất hơn. Bởi vậy, trong mỗi buổi thỏa thuận
chơi, tôi cũng lưu ý thay đổi sự kết hợp giữa các trẻ với nhau giúp trẻ có cơ
hội học tập vui chơi với nhiều bạn trong lớp, nếu hôm nay trẻ kết hợp với bạn
này cùng làm một việc trong một nhóm chơi mà không ăn ý, hay xung đột
trong ý tưởng, cách làm, nhưng ngày mai trẻ cùng chơi với bạn khác nhóm
11



khác thì vai chơi lại suôn sẻ, trôi chảy hơn... và cho trẻ chơi ở góc theo ý
thích, sắm vai mà trẻ muốn và trẻ có thể chơi lần lượt trong các góc mà trẻ
thích. Như vậy trẻ được tự chọn các góc mà mình muốn chơi. Điều đó hình
thành ở trẻ những bài học về kỹ năng hoạt động, về sự hợp tác, sự thấu hiểu
và chia sẻ.
Mặt khác, một trong những thành công của lớn của buổi chơi đó là thay
đổi hình thức thỏa thuận trước khi chơi mỗi ngày để tạo hứng thú chơi cho trẻ,
đó là sử dụng những thủ thuật tạo ra mục đích chơi trong mỗi buổi chơi và
trong mỗi chủ đề.
Ví dụ: Với chủ đề “gia đình” tôi thay đổi hình thức thỏa thuận như chơi
“ Lăn bóng” Lăn bóng đến bạn nào thì bạn ấy được chọn vai chơi, góc chơi
Hoặc tôi cho trẻ hát mừng sinh nhật và hướng trẻ tới chủ đề của các góc
chơi…
Sử dụng các biện pháp sáng tạo trong việc thỏa thuận hướng trẻ tới vai
chơi trong các góc như tôi vừa phân tích trên thật sự mang lại hiệu quả cao
trong hoạt động góc. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi thể hiện các vai chơi,
trẻ dược trải nghiệm nhiều vai chơi trong nhiều góc chơi khác nhau, được
tham gia vào nhiều nhóm chơi, trẻ hứng thú hơn khi hoạt đông và có mục
đích rõ ràng.
Phụ lục 6: Hình ảnh cô và trẻ đang thỏa thuận chơi
2.3.3 Giải pháp 3.Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động học bằng chơi
trong các góc thông qua việc tác động trẻ với đồ chơi và các góc chơi với
nhau.
Với trẻ mầm non, hoạt động chơi có những đặc điểm như sau:
- Chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám
phá những điều trẻ quan tâm, làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng.
Chính vì vậy mà chơi ở các góc hoạt động có lẽ là một hoạt động quan
trọng nhất trong ngày của trẻ và trẻ được chủ động hơn so với các hoạt động

khác có hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động học của trẻ chỉ hiệu quả khi trẻ có cách học tích cực, chủ
động, tự giác với một động cơ hoạt động từ bên trong. Vì vậy, tôi tìm cách tạo
ra các tình huống có vấn đề để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, giúp trẻ chủ động
thể hiện tốt vai chơi, nhập vai giống thật hơn.
Tôi đã đi đến từng góc, dành thời gian để gợi ý những cách khác nhau khi
sử dụng vật liệu, khi chơi. Di chuyển quanh phòng để quan sát những gì xảy
ra ở các góc, tương tác hoặc làm việc với từng trẻ hoặc trong nhóm nhỏ. Kích
thích trẻ suy nghĩ và mở rộng trình độ chơi của trẻ đến một cấp độ cao hơn
Ví dụ 1: Đến góc đóng vai, với vai trò là bạn chơi với trẻ, trong vai người
mua hàng, tôi nói với người bán hàng:
- “Bác bán cho tôi 5 quả cà chua ạ! Hết bao nhiêu tiền vậy bác?
- Trẻ trả lời “năm nghìn bác ạ!”
12


- Tôi đưa ra 3 thẻ tiền, mỗi thẻ là 1000 và nói với trẻ: “Bác ơi! Tôi còn có
ba nghìn, vậy tôi nợ bác bao nhiêu nhỉ?”
- Trẻ nhẩm tính một lúc rồi trả lời: “Hai nhé! Là hai thẻ nữa nhé!”
- Tôi trả lời: “Vâng ạ, bác cứ ghi sổ, rồi mai tôi trả ạ!”
- Trẻ lại đi đến góc sách mượn 1 tờ giấy, 1 cái bút, ghi ghi chép chép, rồi
dặn tôi: “Nhớ mai trả nhé!”
- Tôi: “Tôi nhớ ạ! Cảm ơn bác!”
Và sau đó có trẻ khác đến mua hàng, tôi quan sát thấy các con nói với
nhau cũng lịch sự, gần gũi, biết cách hướng dẫn khách chọn hàng, đóng vào
túi, chào hỏi, cảm ơn... Khi đó tôi thấy trẻ thật sự nhập vai, trẻ hành động như
một người bán hàng thuần thục.
Ví dụ 2: Tôi đến góc xây dựng, với vai trò là người đi ngang qua công
trình và thấy trẻ chưa hoạt động tích cực tôi dùng các câu hỏi như
- Hôm nay các bác xây công trình gì vậy?

- Trẻ trả lời “Chúng tôi xây công viên cây xanh!”
- Các bác xây công viên có những gì?
- Nếu các bác mua thêm 4 cây bóng mát, 4 cái ghế và làm thêm một số
đèn cao áp đặt vào công trình thì tôi tin công trình của bác sẽ đẹp lên nhiều
hơn
Ví dụ 3: Tôi đến góc bác sỹ, với vai trò là người đi khám bệnh
- Bác sỹ ơi hôm nay tôi bị đau đầu lắm bác sỹ khám và kê cho tôi xin đơn
thuốc a.
- Trẻ sẽ sử dụng cụ để khám sau đó trẻ kê đơn?
- Tôi đến cạnh trẻ khác chơi góc này và nói:
+ Cô ơi bán cho tôi thuốc theo đơn này
+ Cô ơi ở đây có bán thuốc bổ không bán thêm cho tôi ít nhé?
Nội dung hoạt động tại các góc chơi của trẻ rất phong phú, luôn thay đổi
theo từng chủ đề. Khi tổ chức hoạt động góc, tôi lồng ghép linh hoạt nhiều nội
dung hoạt động giữa các góc để triển khai chủ đề chơi và có sự phối hợp giữa
các góc chơi.
Ví dụ 4: Trong chủ đề “Động vật quanh bé”. Khi quan sát thấy trong
góc xây dựng, trẻ lúng túng vì xây vườn bách thú mà thiếu các con vật. Tôi
đến nói với trẻ: “Bác ơi! Tôi thấy ở cửa hàng kia họ bán nhiều con giống đấy,
các bác xem ta nên mua con gì về thả vào vườn đây?”. Các trẻ trong nhóm
bàn nhau và cử một bạn đến góc bán hàng để mua con giống.
Với cách gợi ý mở như vậy, tôi tạo tình huống, tạo cơ hội để trẻ giao lưu,
hợp tác với nhau trong góc và giữa các góc chơi với nhau.
Qua đó cho thấy hiệu quả của biện pháp tạo cơ hội cho trẻ được hoạt
động học bằng chơi trong các góc thông qua việc tác động trẻ với đồ chơi và
các góc chơi với nhau đ ã đáp ứng được mong muốn tự nhiên của trẻ là được
cảm nhận và khám phá một cách tích cực về cuộc sống.
13



Phụ lục 7: Hình ảnh tôi đang tác động trẻ với đồ chơi
2.3.4 Giải pháp 4 . Kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng nội dung chơi
của trẻ nhằm tạo hứng thú và hiệu quả trong khi chơi.
Trong mỗi buổi chơi không tránh khỏi những lúc trẻ nhàm chán. Tuy có
nhiều đồ chơi nhưng chưa chắc trẻ đã biết nhiều cách chơi vì vốn kinh nghiệm
sống của trẻ còn hạn chế.
Để trẻ được chơi nhiều hơn, hứng thú với nội dung chơi của mình, giáo
viên phải có các phương pháp hướng dẫn giúp trẻ suy nghĩ tìm ra nhiều cách
chơi, nhiều cách tương tác với đồ chơi nhằm duy trì thời gian chơi của trẻ
đông thời giúp trẻ hứng thú, sáng tạo trong hoạt động, tận dụng hiệu quả tác
dụng của đồ dùng đồ chơi.
Vì thế, tôi thường xuyên theo dõi, quan sát các nhóm chơi, các hoạt động
của trẻ tại các góc, quan tâm bao quát toàn bộ khu vực hoạt động của trẻ. Tôi
chú ý quan sát để nắm bắt kỹ năng chơi, hứng thú chơi của trẻ. Thường xuyên
theo dõi trẻ hoạt động trong góc để tìm hểu năng lực, mức độ suy nghĩ của
từng trẻ, phát hiện ra đồ dùng, đồ chơi hoặc các vật liệu có khó khăn gì so với
khả năng của trẻ. Thông qua quan sát giúp tôi biết được khi nào trẻ cần giúp
đỡ, cần phải can thiệp, những gì cần phải bổ sung, thay đổi. Từ đó lựa chọn
biện pháp tác động, hướng dẫn trẻ chơi phù hợp, hiệu quả trên cơ sở kết quả
quan sát.
Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” ở góc nghệ thuật, khi làm các phương
tiện giao thông trẻ còn lúng túng, cô gợi ý hướng dẫn trẻ làm ô tô từ hộp sữa,
chai lọ nhựa... máy bay từ bìa cát tông, xốp...
Trong quá trình quan sát và giám sát trẻ chơi, tôi đánh giá một cách liên
tục vì chơi là kiểu học đầu tiên của trẻ em, là phương tiện đánh giá kĩ năng,
thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội của trẻ. Việc đánh giá trẻ có một
vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức môi trường, tổ chức các hoạt
động cho trẻ, giúp tôi định hướng mục tiêu giáo dục, xây dụng kế hoạch tổ
chức các góc hoạt động một cách hợp lý. Để củng cố kiến thức kỹ năng cho
trẻ và nâng cao trình độ hoạt động góc cho trẻ.

Đánh giá trẻ trong quá trình trẻ hoạt động để nhận ra khả năng của từng
trẻ, có trẻ có khả năng duy trì trò chơi, nhập vai chơi từ đầu đến cuối, có khả
năng khai thác tác dụng của đồ dùng đồ chơi theo nhiều cách, nhưng cũng
nhiều trẻ tỏ vẻ chán, muốn bỏ góc chơi của mình vì sự hấp dấn của đồ chơi ở
góc khác. Vì vậy, tôi quan sát nắm bắt tình hình và có sự hướng dẫn kịp thời
tạo hứng thú cho trẻ hoạt động, tránh tình trạng trẻ di chuyển tự do, lộn xộn,
buổi chơi không hiệu quả.
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trong chủ đề “Gia đình”, khi trẻ xây xong khuôn
viên “công trình vườn, ao, chuồng” của mình, trẻ cảm thấy mình “hết việc”,
không biết làm gì nữa. Tôi đến với vai trò là người thăm quan công trình trò
chuyện với trẻ: “Tôi thấy các bác làm việc rất chăm chỉ, nhưng các bác có
thấy chúng ta cần xây thêm các hàng rào để ngăn các khu vực cho rõ ràng
14


không nhỉ?”; “Nếu không có lối đi thì cho gà ăn bằng cách nào?”; “Ao mà
không xây bờ thì cá sẽ đi hết, bác ạ!” hay “Với số vật liệu này, tôi nghĩ chúng
ta có thể xây nhà 3 tầng đấy”... Với cách gợi ý này, trẻ nhận ra mình còn rất
nhiều việc phải làm, và có thể sử dụng thêm các vật liệu vào nhiều việc khác
nhau.
Tôi chú ý thay đổi, bổ sung thêm học liệu mới, học liệu có tính phức tạp
hơn để đáp ứng cho các hoạt động chơi mà trẻ đang tham gia để trẻ có thể
phát triển năng lự và thỏa mãn tính thích khám phá của trẻ.
Ví dụ: Đến góc nấu ăn, tôi đưa cho trẻ một túi giấy đã cắt thành sợi và
gợi ý: “Chúng ta có thể nấu thêm món niến nữa đấy!”, “ Hay là con muốn
thêm các thực phẩm khác” và đưa cho trẻ một gói hạt xốp có nhiều màu.
Hay như trong góc sách, ở chủ đề “Động vật quanh bé”, trẻ rất hay chán
vì trẻ “đọc sách” chỉ là xem các hình ảnh, trẻ xem hết quyển này đến quyển
kia cũng chỉ thấy các con vật. Thấy tình hình đó, tôi đã đóng một số quyển
sách theo từng chủ đề nhánh, có dán hình con vật đại diện ngoài bìa nhưng

bên trong không có hình ảnh, hay bên ngoài là hình ảnh về nội dung một câu
chuyên, bài thơ về chủ đề, và mỗi buổi tôi hướng dẫn cho trẻ trong nhóm cùng
hoàn thành một quyển bằng cách cho trẻ cắt hình các con vật trong các quyển
sách, báo cũ và dán tạo thành quyển sách về chủ đề nhánh, đúng nội dung câu
chuyện, bài thơ và cho trẻ trưng bầy lên giá... Làm như vậy , tôi thấy trẻ rất
say mê làm việc, hứng thú hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với bạn trong
nhóm chơi từ đầu đến cuối và trẻ cảm thấy mãn nguyện với những gì mình
làm được sau buổi chơi.
Song song với các phương pháp trên, việc sử dụng những học liệu mở
cũng là một cách kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi, và duy trì hoạt động trong
góc hứng thú mà không bị nhàm chán.
Ví dụ: Tôi sử dụng những viên sỏi khác nhau để trẻ so sánh màu sắc,
hình dáng, kích thước, trọng lượng; Dùng những sợi dây nhiều màu để múa,
buộc tóc, tết nơ, làm giả miến nấu ăn, làm giây điện thoại, cũng có thể dùng
để so sánh chiều dài, để phân loại màu sắc...Học liệu mở kích thích trẻ sáng
tạo trong cách sử dụng và lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
Bằng những biện pháp vừa phân tích trên không chỉ giúp trẻ tích cực hoạt
động mà còn kích thích trẻ suy nghĩ, tìm cách mở rộng hoạt động của mình
mà còn giúp trẻ nâng cao khả năng, trình độ chơi lên mức cao hơn, điều này
cũng có nghĩa là vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng, trẻ được phát huy hết
khả năng của mình và hoạt động góc thật sự có hiệu quả.
Phụ lục 8: Hình ảnh tôi đang kích thích trẻ suy nghĩ và mở rộng nội
dung chơi
2.3.5 Giải pháp 5. Xây dựng các quy tắc trong góc và quản lý số
lượng trẻ trong góc chơi.
Ở trẻ 4-5 tuổi chủ đề và nội dung chơi đã được mở rộng và phong phú
hơn. Trẻ đã có thể tự xây dựng chủ đề chơi và vai chơi. Nội dung chơi của trẻ
15



là thể hiện mối quan hệ giữa người với người, các xung đột xảy ra trong trò
chơi chủ yếu là do vai chơi: Ai đóng vai gì? Trẻ đã biết tranh luận với bạn khi
chơi: “Mẹ mà nói với con vậy à?”; “Bác sỹ phải làm thế này chứ!”...Các hành
động của trẻ đã mang tính khái quát, phong phú, diễn đạt được mối quan hệ
của vai mà trẻ đang chơi. Trẻ cũng có thể phục tùng các quy tắc , hành vi phù
hợp với vai chơi mặc dù quy tắc đó trái với mong muốn của trẻ. Ví dụ trẻ
đóng vai bác sỹ, khi có người đến khám bệnh mà “bác sỹ” đang chơi với các
dụng cụ có trong góc, bạn chơi liền bảo: “Bác sỹ mà không hỏi bệnh nhân à?”
Lập tức “bác sỹ” bỏ đồ chơi mà hỏi: “ Đau chỗ nào?” rồi lấy ống nghe đặt vào
lưng “bệnh nhân”.
Điều đó cho thấy rằng, trong hoạt động góc nếu không khéo léo điều
chỉnh, hướng lái trẻ, sẽ không tránh khỏi những khi trẻ ồn ào thái quá và
không kiểm soát được. Vì vậy, giáo viên cần giúp trẻ hình thành và hiểu rõ
giới hạn trong quá trình chơi. Đưa ra những hướng dẫn phù hợp và nhất quán
để đảm bảo trẻ trẻ chơi trong một môi trường xã hội (các mối quan hệ) tích
cực, đề cao tính hợp tác, cũng là rèn thói quen kỷ luật trật tự cho trẻ.
Ví dụ: Tôi đã trò chuyện với cả lớp, giải thích rằng có 6 góc hoạt động và
mỗi ngày trẻ sẽ có một giờ vào buổi sáng và một giờ vào buổi chiều để chơi ở
các góc. Cùng trẻ đến từng góc và nói với trẻ về các quy tắc khi tham gia hoạt
động trong đó: Bảo quản học liệu, chia sẻ với bạn bè. Hỏi trẻ xem trẻ có thể
nghĩ ra một số nguyên tắc quan trọng mà tất cả mọi người nên làm theo khi
chơi ở góc như: Lấy đồ chơi ra nhẹ nhàng, không quăng ném đồ chơi, không
tranh giành đồ chơi, khi chơi xong, nên cất đồ chơi ngay ngắn, gọn gàng vào
giá, hộp như ban đầu, nên nhường nhịn bạn...và khuyến khích trẻ chấp hành
các nguyên tắc, quy định đã đề ra.
Trong hoạt động góc, không phải buổi nào trẻ cũng chơi ở một góc mà
mình đã chọn ban dầu. Vì trẻ có quyền thay đổi và lựa chon các góc chơi khác
nhau. Vậy làm thế nào để giáo viên có thể quản lý số lượng trẻ, giới hạn tham
gia ở các góc, làm thế nào để trẻ di chuyển qua từng góc hoạt động một cách
có hệ thống và đảm bảo rằng sau một chủ đề trẻ đã được chơi ở tất cả các góc

hoạt động.
Ví dụ: Tôi đã điều hành, quản lý số lượng trẻ từng góc bằng các biện
pháp sau:
+ Dùng ghế; Đặt số lượng ghế nhất định tại một bàn để biểu trưng số
lương trẻ hoạt động trong một góc.
+ Dùng tấm bìa xanh đỏ: Lấy những tấm bìa hình tròn một mặt gián màu
đỏ, một mặt dán màu xanh. Treo số lượng nhất định những tấm bìa lên và
quay mặt màu xanh ra ngoài. Trẻ sẽ quay mặt màu đỏ ra ngoài khi trẻ tham gia
vào góc. Khi tất cả các tấm bìa đều quay mặt màu đỏ ra ngoài thì có nghĩa là
trong góc đã đủ trẻ.

16


+ Vòng cổ: Làm vòng cổ dơn giản với hình ảnh nhóm, treo vào vị trí của
góc. Khi vào góc chơi, trẻ sẽ lấy vòng đeo vào. Khi vòng hết thì trẻ biết góc
đó đã đủ người chơi.
+ Dùng cái hộp và kẹp hoa: Kẹp hoa được kẹp vào thành hộp để chit đủ
số lượng trẻ trong một góc. Khi vào góc chơi, trẻ sẽ lấy kẹp hoa bỏ vào hộp.
Khi kẹp được bỏ hết vào hộp thì góc đó đủ số trẻ . Và trẻ sẽ lấy kẹp hoa kẹp
lại lên thành hộp khi trẻ không muốn chơi ở goác đó nữa.
Trong một giờ hoạt động góc, tôi tạo cơ hội cho trẻ được chơi ở 2-3 góc
khác nhau. Cứ sau khoảng 15 phút tôi đến để thông báo rằng “Con có thể thay
đổi góc” và nhắc trẻ cất dọn đồ dùng trong góc để sang góc khác và nhắc trẻ
về số lượng tối đa trong từng góc.
Tuy nhiên tôi phải đảm bảo việc cung cấp học liệu đầy đủ cho trẻ hoạt
động và bố trí các góc là nơi có không gian cho trẻ chơi. Tôi theo dõi sự di
chuyển của trẻ bằng cách sử dụng một quyển vở để ghi lại các góc trẻ đã đến
tham gia và các hoạt động mà trẻ hoàn thành. Từ đó có cách hướng trẻ vào
hoạt động để đảm bảo rằng sau một chủ đề trẻ được hoạt động ở tất cả các góc

2.3.6 Giải pháp 6. Phối hợp với gia đình trẻ trong việc sử dụng các
phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc.
Như đã nêu trong phần mở đầu, mỗi trẻ có điều kiện gia đình, hoàn cảnh
sống khác nhau, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt nên từng trẻ sẽ có hứng
thú, cách học và tốc độ học tập riêng. Cho nên, không ai có thể hiểu một đứa
trẻ tốt hơn gia đình trẻ. Cha mẹ là người có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát
triển toàn diện của trẻ. Trẻ em sống và lớn lên trong gia đình, trường học,
cộng đồng và chụi ảnh hưởng bởi môi trường đó. Gia đình là môi trường đầu
tiên trẻ học được những kiến thức, kỹ năng đầu đời (học nói, học cách ứng xử
với người khác...) và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Trường mầm
non muốn thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ cần phải phối hợp mật
thiết với gia đình.
Đặc biệt, với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ ở
lớp, nhất thiết phải dựa vào gia đình, phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ. Bởi
như chúng ta đã biết, hoạt động góc là hoạt động vui chơi đóng vai theo chủ
đề, các vai mà trẻ đóng chính là tái hiện lại công việc của con người thật trong
cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ, các vai đó là: Ông, bà, bố, mẹ, cô, gì,
chú, bác, anh, chị với các công việc mà họ làm: Ông dắt cháu đi thăm vườn
cây; Mẹ nấu những món ăn ngon; Anh làm họa sỹ; Chú em làm cảnh sát giao
thông; Bố làm bác sỹ khám bệnh cho mọi người....
Chính vì thế, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã tuyên
truyền với phụ huynh thống nhất về các phương pháp giáo dục trẻ giữa gia
đình và nhà trường, lập danh sách số điện thoại của gia đình trẻ để tiện việc
trao đổi thông tin về trẻ, nắm bắt hoàn cảnh, tính cách riêng của từng cháu để
có kế hoạch giáo dục phù hợp.
17


Đặc biệt được sự cho phép và tạo điều kiện của nhà trương, trong kế
hoạch nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ tôi

đã trao đổi với phụ huynh một số vấn đề cụ thể:
Tôi đã tổ chức một buổi hoạt động góc và mời phụ huynh đến dự, mặc dù
không được 100% phụ huynh có mặt nhưng những người tới dự đều tỏ ra hài
lòng khi thấy các con được hoạt động thực tế ngay tại lớp, họ rất ủng hộ kế
hoạch giáo dục của lớp và nhiệt tình giúp tôi rất nhiều trong việc trang trí và
sắm sửa đồ dùng đồ chơi cho lớp.
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh: Khi trẻ trở về gia đình, các thành
viên trong gia đình hãy làm gương cho con em, cách cư xử theo đúng chuẩn
mực, thể hiện tình cảm gắn bó gia đình, quan tâm đến công việc của từng
người, nhất là kể cho trẻ nghe về công việc của từng thành viên, trả lời khi trẻ
có những thắc mắc về công việc, về cách xưng hô của mọi người... từ đó giúp
trẻ củng cố những hiểu biết, cũng như được mở rộng những kiến thức về cuộc
sống thực, giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc và thể hiện tốt các vai chơi khi hoạt
động góc ở trường.
Trong việc trang trí các góc chơi ở lớp, tôi nhờ phụ huynh sưu tầm
nguyên vật liệu, có phụ huynh tặng lớp cả vanh lõi, phụ huynh cho bộ thúng,
mẹt, dóc quang gánh, sách báo cũ, điện thoại hỏng, chiếu manh, có thời điểm
tôi cùng trẻ trang trí góc gia đình trong chủ đề “Gia đình”, tôi đã trao đổi với
phụ huynh cho trẻ ảnh rời từng người trong gia đình để trẻ mang đến lớp gắn
vào cây thế hệ....những vật phẩm phụ huynh cho tặng rất thiết thực đã giúp
các hoạt động ở lớp của trẻ thêm hứng thú, đặc biệt hoạt động góc trở nên
sinh động, gần gũi, các kỹ năng của trẻ được củng cố và mở rông, chất lượng
hoạt động góc nhờ đó mà được nâng cao rõ rệt, giúp tôi hoàn thành sáng kiến
thành công ngoài mong đợi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các giải pháp đã nêu trên, tôi nhận
thấy hiệu quả của sáng kiến là rất thiết thực
2.4.1. Đối với giáo viên
Bản thân tôi nắm vững kiến thức về dặc điểm phát triển tâm sinh lý của
trẻ 4-5 tuổi, nắm vững kiến thức kỹ năng tổ chức hoạt động góc cho trẻ, thành

thạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm cũng như các phương pháp giáo dục khác hiệu quả trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ
– Tạo được môi trường lớp học phong phú với nội dung của từng góc
chơi. Cũng là thực hiện tốt chuyên đề măm học “ Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm”
– Có kỹ năng tổ chức được các hoạt động góc một cách tự tin và linh
hoạt.
– Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đỡ vất vả
hơn khi phải làm những đồ dùng, đồ chơi cho các góc.
18


– Qua đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá xếp loại tốt.
Sáng kiến của tôi được nhà trường đánh giá cao và đã tạo được phong
trào xây dựng môi trường giáo dục trên toàn trường, các phương pháp trong
sáng kiến được chị em đồng nghiệp áp dụng rộng rãi ở tất cả các nhóm lớp
trong trường và đạt hiệu quả cao.
2.4.2. Đối với học sinh
Qua một năm tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp hữu
hiệu, tôi thấy chất lượng tổ chức hoạt động góc tại các lớp đã được nâng cao
rõ rệt.
+ 100% trẻ có kỹ năng trang trí, sắp xếp, làm đồ dùng đồ chơi cùng cô tốt
hơn
+ 100% trẻ có kỹ năng nhập vai, thể hiên vai chơi mạnh dạn tự tin.
+ 94,3% trẻ có kỹ năng làm nhóm trưởng
+ 100% trẻ có kỹ năng hợp tác trong nhóm và giữa các góc chơi với nhau
+ 100% trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với vai chơi.
+ 91,4% Trẻ đã có khả năng sáng tạo khi chơi
Trẻ chơi với nội dung phong phú hơn, kỹ năng chơi thuần thục hơn,

giống thật hơn, đặc biệt trẻ được phát huy hết khả năng, cá tính của mình.
Phụ lục 9: Kết quả khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng sáng kiến
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc tổ chức các hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi là một yếu
tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
em. Nắm vững được tình hình đặc điểm của nhà trường và
nhóm lớp tôi đã kết hợp các biện pháp và không coi nhẹ một
trong các biện pháp trên khi thực hiện hoạt động vui chơi.
Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ: “Học bằng chơi- chơi
mà học” việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, giúp trẻ hình
thành nhân cách và phát triển. Do đó giáo viên phải biết cách
lựa chọn các biện pháp phù hợp và vận dụng các biện pháp đó
có hiệu quả. Những biện pháp trên tôi đã vận dụng vào việc tổ
chức cho trẻ chơi hoạt động góc và đạt hiệu quả tốt có thể áp
dụng vào các lớp mẫu giáo nhỡ ở trong trường.
Muốn làm được như thế trước hết mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề,
yêu trẻ thực sự, không quản khó khăn, vất vả của đặc thù nghề nghiệp, kiên trì
chịu khó biết cố gắng tìm tòi học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, học tập trao dồi đạo đức của người giáo viên. Phải nắm chắc nội dung
chương trình và phương pháp tổ chức hoạt động góc theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
Qua quá trình tổ chức hoạt động góc trong lớp 4-5 tuổi, tôi đã rút ra
những bài học kinh nghiệm sau:
* Về cơ sở vật chất:
19


- Đồ chơi phải đẹp, kích cỡ không quá to hoặc quá nhỏ đối với trẻ. Đồ
chơi phải gắn với đời sống thực, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ. Có đồ

dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở, được sắp xếp hợp lý dưới dạng mở để kích
thích trẻ khám phá và trải nghiệm.
- Có các giá, kệ để đồ dùng, đồ chơi. Các giá có thể dùng làm vách ngăn
tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, tạo lối đi lại dễ dàng cho trẻ khi tham
gia hoạt động hoặc quay các giá áp tường để dành không gian cho hoạt động
nhóm đông trẻ.
- Trang trí các mảng tường, tranh hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải gây
được sự hấp dẫn lôi cuốn, thôi thúc trẻ tích cực hoạt động.
- Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, trang trí, làm thêm đồ chơi để làm
nổi bật chủ đề để gây hứng thú nhận thức cho trẻ.
* Về không gian, địa điểm: Giáo viên phải xem xét cẩn thận điều kiện
thực tế khi bố trí, sắp xếp góc hoạt động.
* Về tổ chức các góc hoạt động:
Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hơn với trẻ lứa tuổi trước. Các góc
chơi của trẻ cần đa dạng, phong phú hơn do trẻ đã có nhiều kinh nghiệm hơn,
chú ý tạo sự hợp tác, giao lưu qua lại giữa các góc. Thay đổi cách trang trí, sắp
xếp các góc chơi tuỳ theo nội dung và chủ đề chơi, tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối
với trẻ, khuyến khích trẻ cùng tham gia với cô.
* Về phía giáo viên: Đảm bảo nắm vững chương trình GDMN; có năng
lực, chuyên môn, kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, xử lý linh hoạt
trước các tình huống sư phạm và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ, có sức khoẻ và yêu nghề, có trách nhiệm,
nhiệt tình, tận tụy với công việc, hiểu được tâm sinh lý và đặc điểm phát triển
của trẻ, tôn trọng trẻ, chú ý đến những khác biệt của trẻ.
* Về phía trẻ: Trẻ có vốn sống, nhu cầu hứng thú, tích cực tham gia vào
trò chơi.
3.2. Kiến nghị
- Đối với chính quyền địa phương: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác
xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền nhân dân trong xã nâng cao nhận thức về
giáo dục mầm non, trách nhiệm của người lớn và quyền lợi của trẻ em.

- Đối với nhà trường: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đảm
bảo đủ diện tích, không gian cho các hoạt động của trẻ. Mua sắm trang thiết
bị, tủ góc phù hợp với nội dung hoạt động từng góc, đồ dùng đồ chơi đa dạng,
phong phú đảm bảo cho trẻ hoạt động hàng ngày.
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức thêm các buổi chuyên đề nâng cao
nhận thúc của giáo viên về trách nhiệm của giáo viên trong công tác chăm sóc
trẻ nói chung và trong việc tổ chức hoạt động góc nói riêng.
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong việc áp dụng sáng kiến: “
Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện pháp
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Rất mong nhận được những chia sẻ, trao đổi
20


đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi đạt
kết quả cao.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Hường

Nguyễn Thị Sương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu, tác giả tham khảo

[1]
NXB giáo dục Việt Nam – Chương trình giáo dục mầm non
[2]

NXB giáo dục Việt Nam – Hướng dẫn thực hành áp dụng quan
21


điểm giáo dục.
[3]

Khẳng định: Nhà tâm lý học Lêônchiep

[4]

MuddunMN1A- D Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm

[5]

Tài liệu thực hiện chuyên đề “ Giáo dục mầm non”

[6]

Tài liệu internet

[7]

Tài liệu thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”


8

Tài liệu BDTX chu kỳ 2- Bài 4 xây dựng môi trường giáo dục

9

Tài liệu chuyên đề tổ chức các hoạt động vui chơi

10

Tài liệu “ Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI CẤP PHÒNG DG&ĐT, SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Sương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Nga Tiến
22


TT
1

2

3

4


Tên đề tài sáng kiến

Cấp đánh giá
xếp loại
Một số biện pháp dạy Phòng giáo
giáo dục vệ sinh cho dục nga sơn
trẻ 3-4 tuổi
Phát triển ngôn ngữ Phòng giáo
mạch lạc cho trẻ 5-6 dục nga sơn
tuổi thông qua kể
chuyện
Một số biện pháp phát Phòng giáo
triển ý tưởng sáng tạo dục nga sơn
cho trẻ thông qua hoat
động tạo hình cho trẻ
5- 6 tuổi
Một số biện pháp giáo Phòng giáo
dục ATGT cho trẻ 5- 6 dục nga sơn
tuổi

Kết quả đánh
giá xếp loại
B

Năm học đánh
giá xếp loại
2008- 2009

C


2010- 2011

B

2013- 2014

B

2014- 2015

PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Các kỹ năng của trẻ khi
hoạt động góc

Kết quả
Đạt
23

Chưa đạt


Kỹ năng trang trí, sắp
xếp, làm đồ dùng đồ chơi
cùng cô
Kỹ năng làm nhóm
trưởng
Kỹ năng nhập vai, thể
hiên vai chơi.

Kỹ năng hợp tác trong
nhóm và giữa các góc chơi
với nhau
Kỹ năng sử dụng đồ
dùng đồ chơi phù hợp với
vai chơi.
Trẻ sáng tạo khi chơi

13=37%

22=63%

12=34,3%

23= 65,7%

10=28,6%

25=71,4%

15= 43%

20= 57%

10= 28,6%

25= 71,4%

9=25,7%


25=74,3%

Phụ lục 2: Trẻ đang trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cùng cô

Trẻ đang làm sách cùng cô

24


Trẻ đang đang sắp xếp đồ chơi ở góc

Trẻ đang đang lau chùi đồ chơi ở góc
25


×