Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi học tập tấm gương đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI HỌC TẬP LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Người thực hiện: Mai Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Văn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12



13
14
15
16
17
18
19

Đề mục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu
có liên quan để bổ sung kiến thức cho bản thân .
2.3.2. Biện pháp 2. Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động
trong ngày
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm để trẻ học tập và làm theo tấm gương của
Bác tốt hơn.
2.3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc
giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1
1
2
2
2
2
3
4
4
5
12

13

14
15
15
15



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên trong ngành giáo dục và đào tạo. Lứa
tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong đời mỗi con người và giáo dục đạo đức
là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người. Vì vậy chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non mà tốt sẽ có tác dụng rất lớn
đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo do vậy giáo dục mầm non có
mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình
cảm, đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào
trường tiểu học được tốt.
Trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước
chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Làm thế nào để cho
thế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn
giữ được những gì gọi là vốn văn hóa của dân tộc Việt trong thời đại mới thì
việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà phải giáo dục trẻ biết
giữ được truyền thống văn hóa vốn có của cha ông từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần
cập nhật nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Chính
vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên.
Chúng ta đã từng nghe 2 câu thơ mà cha ông ta đã đúc kết thành kinh nghiệm
trong việc nuôi dạy con cái.
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”[1]
Trên thực tế hiện nay việc giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh thông qua các hoạt động trong ngày, qua các tiết học, qua các tác phẩm
âm nhạc, văn học, mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung bài
hát, bài thơ, câu chuyện, chưa gợi lên tình cảm, xúc cảm của trẻ. Để làm tốt
được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi rèn luyện và tu
dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết và cảm thụ các tác

phẩm một cách sâu sắc hơn. Việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ đã đề cập
đến trong phần giáo dục trẻ tuy nhiên đó chỉ là cách giáo dục áp đặt máy móc
mà chưa gợi lên được những xúc cảm tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự
nguyện.
Với tình hình như hiện nay tôi cảm thấy phần lớn học sinh chỉ ngoan
ngoãn lễ phép nghe lời cô giáo khi đến lớp còn khi về nhà thì không nghe lời
ông bà, cha mẹ, anh chị…Đó phải chăng phần lớn là do các bậc làm cha mẹ
chưa dạy bảo uốn nắn trẻ thường xuyên,có gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con
cái ở nhà cho ông bà chăm sóc nuôi dưỡng, ông bà không có thời gian để dạy
bảo uốn nắn, cứ gửi cháu đến trường là xong. Bên cạnh đó hiện nay mỗi gia
đình chỉ có từ 1 đến 2 con hay sinh đẻ khó khăn dẫn đến việc chiều chuộng con
cháu rồi vin vào câu nói “Nó còn bé biết gì mà dạy” hay thấy con cháu nói

1


những câu thiếu chủ ngữ,vị ngữ thì lại cười…làm cho các cháu không biết mình
sai chỗ nào cứ tưởng mình nói thế là đúng.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để góp phần giáo
dục cho trẻ biết thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu
và đặc biệt hơn hình thành cho trẻ một đức tính một lối sống tốt ngay từ nhỏ.
Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường
và trong mỗi người Việt Nam.
Để việc học tập làm theo tấm gương của Bác có kết quả tốt nhất tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học
tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ học tập làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp B5 - Trường mầm non Nga văn
1.4 . Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp trực quan minh họa
- Phương pháp trò chuyện với trẻ
- Phương pháp nêu gương khích lệ
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như Bác Hồ kính yêu đã viết “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền
tảng giáo dục tốt”[2]. Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho
xã hội, năm học 2017 – 2018 là năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, ngành giáo dục nói chung, bậc học
giáo dục mầm non nói riêng vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”[3]. Do vậy là giáo viên mầm
non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho tất cả các thế hệ học sinh của mình
cần phải: “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để góp phần
giáo dục cho trẻ biết thể hiện lòng yêu nước lòng kính trọng đối với Bác Hồ
kính yêu. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong việc
giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường của bản thân tôi. Tôi luôn nghĩ và cho rằng
việc lồng ghép và giáo dục cho trẻ mầm non học tập và thực hiện theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết và quan trọng trong
chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy tôi cần phải cố gắng hơn nữa để học
tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để có kết quả tốt nhất và thu thập được
nhiều thông tin kiến thức, nhiều điều bổ ích về tấm gương chủ tịch Hồ Chí

2



Minh để dạy cho trẻ làm người thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở
trường mầm non.
Rõ ràng về mặt lý luận cũng như thực tiễn không phải hiện nay mà từ lâu
người ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục trong
quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những nhận định đề ra, rất súc
tích - Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục.
Khi còn sống hay lúc mất đi Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành
giáo dục, từ những lời dạy hay việc làm của Bác về đạo đức. Trong giáo dục
hiện nay chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
học sinh đặc biệt là lứa tuổi mầm non, bởi trẻ em như một cây non cần được uốn
nắn ngay từ đầu. Bên cạnh đó một bộ phận giới trẻ hiện nay đang dần suy thoái
về đạo đức và lối sống dẫn đến những việc làm không tốt gây hậu quả nghiêm
trọng cho gia đình và xã hội chính vì thế việc giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ
ngay từ khi còn bé là một việc làm hết sức cần thiết.
Ba tháng trước lúc Người đi xa, cũng nhân dịp ngày 1/6, Bác đã có lời căn
dặn toàn Đảng toàn dân cần “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu
niên nhi đồng” [4]. Bác khẳng định: “Nói chung trẻ con ta rất tốt”[5], Bác nhắc
đến các cháu thiếu nhi ở hai miền Nam - Bắc thi đua làm nghìn việc tốt như thế
nào, thành tích ra sao. Tuy nhiên “vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa
được chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn”. Nói thế là Bác muốn nói đến vai trò
trách nhiệm của người lớn đối với các em. Người luôn cho rằng “chăm sóc và
giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân. Công tác đó phải kiên
trì bền bỉ…”. Bác kêu gọi mọi người: “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi
người mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Chuẩn bị cho ngày đi gặp các cụ Các Mác, Lê Nin, trong di chúc của mình
Người lại nói: “…Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết” [6]. Lời Bác, tình Bác đã, đang và sẽ là hành trang cho
bao thế hệ trẻ bước vào đời và đang vĩnh hằng cùng năm tháng…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1. Thuận lợi
- Là trường chuẩn quốc gia mức độ I và đang phấn đấu trở thành trường
chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học 2018 - 2019, được đoàn đánh giá ngoài
xếp mức độ 3 năm học 2015 - 2016, ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm
tạo điều kiện cho giáo viên học tập và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một
cách tốt nhất đặc biệt là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh qua nhiều phong trào và hoạt động như: Phổ biến các câu nói hay của Bác
cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát, câu
chuyện về Bác để dạy cho trẻ.
- Với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần học hỏi ở
bạn bè, đồng nghiệp, có trình độ đạt chuẩn luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong
công việc.
- Qua những năm đứng lớp 5 – 6 tuổi thực hiện công tác chủ nhiệm và
chăm sóc các trẻ tôi nhận thấy trẻ ở lớp B5 do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe
3


tôi kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ các trẻ luôn dành những ánh mắt
yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác và tôi có thể dựa
vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Bác.
2.2.2.Khó khăn
- Do đặc thù của công việc nên việc sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có sự hạn chế.
- Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ chưa hiểu nhiều những kiến thức về Bác Hồ.
- Đa số các gia đình là thuần nông công việc nhiều hay đi làm ăn xa nên
không có nhiều thời gian quan tâm đến trẻ.
- Còn một số bộ phận phụ huynh chiều chuộng con, dượng con nên khó
khăn trong việc phối kết hợp để giáo dục.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác:

“Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiều
chóng nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt trò học tốt để thiết thực góp phần
đào tạo những hiền tài cho quốc gia”. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát thực tế
trên trẻ của lớp. Phụ lục 1 - Bảng 1 (Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng
9/2017)
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp 1: Tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan
để bổ sung kiến thức cho bản thân .
Để giúp cho trẻ hiểu hơn về tấm gương của Bác bản thân tôi cần phải tích
cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tư tưởng, đạo đức, phong
cách và lối sống của Bác Hồ trên các phương tiện như: Sách báo, tranh truyện,
mạng intenet…có như vậy mới khai thác được triệt để các nội dung giáo dục về
tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ cho trẻ một cách phong phú, đa dạng, nhằm vận
dụng vào việc lồng ghép để giáo dục toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đức tính
nổi bật nhất của Bác Hồ chính là lòng yêu nước, thương dân. Bởi vậy tôi đã tích
cực tìm kiếm các hình ảnh các bài viết các tư liệu, tài liệu, các câu chuyện về
Bác Hồ để đưa vào làm nội dung giáo dục cho trẻ trong hoạt động, bởi trong nội
dung những cuốn sách này có rất nhiều các tư liệu, hình ảnh và các câu chuyện,
mẩu chuyện nhỏ kể về Bác Hồ để tôi có thể lồng ghép… nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ như: Đức, trí, thể, mĩ, lao động, tính tiết kiệm… trong cuộc sống
hằng ngày và lòng yêu nước thương dân giống như tư tưởng và đạo đức của
Bác.
Người có nói: “Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng
tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải chú ý giáo dục tư tưởng chính trị
trước, chính thầy giáo cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng. Người còn nhấn
mạnh “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu… muốn cho học
sinh có đức thì giáo viên phải có đức…cho nên thầy (cô) giáo phải gương mẫu”
[7]. Người luôn đòi hỏi ở các thầy cô giáo một trách nhiệm nặng nề. Bởi vì nhà
trường không chỉ là nơi dạy chữ, nhà trường là nơi đào tạo ra những con người,
đào tạo ra lớp người kế tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng tổ quốc. Nắm

4


rõ được yêu cầu khắt khe của Bác đối với cán bộ giáo viên tôi càng phải tích cực
tìm tòi trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giáo dục, truyền đạt đến
trẻ một cách tốt nhất.
Phụ lục 2 - Ảnh 1 (Một trong số những tài liệu được nghiên cứu)
Tóm Lại: Thông qua việc nghiên cứu tư liệu, tài liệu, có liên quan đến việc
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ tôi đã thu được nhiều kết quả
đáng kể trong quá trình lồng ghép và giảng dạy trẻ: Cụ thể là đa số các cháu đã
hiểu sâu sắc hơn về đạo đức Hồ Chí Minh, và học tập được rất nhiều đức tính
của Bác như: Biết quan tâm chăm sóc mọi người, biết chia sẻ cùng mọi người
trong lúc gặp khó khăn, sống thật thà, giản dị và khiêm tốn đồng thời trẻ còn
ngoan ngoãn lễ phép và biết tiết kiệm như lời Bác đã dặn.
2.3.2 Biện pháp2: Giáo dục trẻ học tập tấm gương của Bác thông qua
các hoạt động trong ngày
2.3.2.1.Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học.
Tùy thuộc vào từng chủ đề mà tôi có cách truyền đạt khác nhau sao cho trẻ
dễ hiểu và hiểu đúng. Không chỉ dạy trẻ bằng lời mà tôi còn kết hợp với hành
động để giáo dục.
+ Đối với chủ đề Trường Mầm non
- Ví dụ: Trong giờ khám phá: Tìm hiểu về công việc của các cô giáo, tôi
cung cấp cho trẻ: “Ngoài cô giáo ở lớp còn có các cô giáo khác hay bác bảo vệ
trường mặc dù không dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo
vệ trẻ như: Bác bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cô cấp dưỡng thì nấu những
món ăn ngon cho các con…Do đó các con cần phải lễ phép chào hỏi các cô các
bác ấy”...Hay “Các con là bạn bè phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, ngoan
ngoãn nghe lời cô giáo”...
Cùng làm theo lời dạy của Bác đối với các cháu thiếu nhi mồ côi tại trại
Kim Đồng – Thanh Hóa:“Thiếu nhi thì phải ngoan phải thật thà, lễ phép với

người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật. Các cháu ở trong tập thể
với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột và phải dũng cảm sửa
chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của
đất nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội” [8]. - Để lời nói đi đôi với
việc làm tôi giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình hay khuyết
tật , chậm nói học chung lớp. Đến trường gặp các cô phải chào hỏi lễ phép
không chỉ chào có mình cô giáo của mình mà gặp các cô giáo hay nhân viên
trong nhà trường cũng cần phải chào hỏi lễ phép thể hiện sự kính trọng đối với
các cô hay khi có khách đến lớp biết chào hỏi lễ phép và giữ trật tự khi cô nói
chuyện với khách. Biết chào ông, bà, bố, mẹ trước khi vào lớp hay chào cô giáo,
tạm biệt các bạn trước khi ra về. Hàng ngày tôi cho trẻ lớp tôi thực hành tính kỷ
luật bằng cách xếp hàng ra tập thể dục, khi đi vệ sinh trước khi ăn không chen
lấn xô đẩy, không nói chuyện trong giờ học, giờ ăn ngồi nghiêm túc.
Qua câu chuyện “Ba chiếc ba lô” tôi giáo dục trẻ học tập ở Bác đức tính
biết quan tâm chia sẻ, phân công công việc cho nhau hay dạy trẻ tính trung thực
biết nhận ra lỗi của mình qua câu chuyện “chia kẹo”...
5


Phụ lục 3 - ảnh 2 (Bác Hồ ở trại trẻ mồ côi Kim Đồng – Thanh Hóa)
Trong thư gửi các cháu nhi đồng năm 1946 có đoạn viết:
“Nay Bác viết mấy chữ khuyên các cháu:
1. Phải siêng học
2. Phải giữ sạch
3. Phải giữ kỷ luật
4. Phải làm theo đời sống mới
5. Phải yêu thương, giúp đỡ cha mẹ, anh em” [9].
Thông qua những lời căn dặn của Bác đối với các cháu như vậy khi tôi đưa
vào lồng ghép giáo dục thì trẻ lớp tôi rất hứng thú và tỏ ra biết yêu thương giúp
đỡ bạn bè, kính trọng lễ phép với cha mẹ, cô giáo hơn , và luôn giữ gìn vệ sinh

cá nhân vệ sinh lớp học sạch sẽ gọn gàng, không vứt rác thải bừa bãi…Có tính
kỷ luật và chờ đến lượt.
+ Đối với chủ đề Bản thân
Trong giờ khám phá tôi cho trẻ xem một số tranh ảnh về Bác Hồ đang rèn
luyện thể dục thể thao sau đó dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận, giác
quan trên cơ thể, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi
của Bác Hồ “Mỗi ngày tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu
thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là có sức khỏe. Dân cường thì nước mới thịnh.
Tôi mong đồng bào ta từ già, trẻ, gái, trai ai cũng gắng tập thể dục – tự tôi ngày
nào cũng tập thể dục” [10]. để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển
khỏe mạnh, hài hòa, cân đối.
Phụ lục 4 - Ảnh 3 (Bác Hồ tập thể dục)
Biết cách ăn mặc gọn gàng giản dị khi đến lớp. Đó cũng là học tập phong
cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu cũng vậy.
Giáo dục trẻ không được xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thể vì bộ phận nào
cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và
giữ vệ sinh hàng ngày.
Thể hiện bằng hành động: Mỗi buổi sáng tôi luôn dành15 phút tập thể dục
sáng cho trẻ. Thực hiện các hoạt động phát triển vận động, chơi các trò chơi vận
động. Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn…biết
cách ăn mặc gọn gàng giản dị.
Phụ lục 5 - Ảnh 4 (Thể dục buổi sáng của các bé)
Qua quá trình giáo dục tích hợp, trẻ lớp tôi đã rất hứng thú khi tham gia các
hoạt động thể chất, hoạt động này đã trở thành thói quen đối với sinh hoạt hàng
ngày của trẻ lớp tôi.
+ Đối với chủ đề gia đình
Sinh thời Bác đã chăm lo dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ tới việc lớn: “các
cháu phải chăm ngoan, ở nhà nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với
thầy cô phải kính trọng lễ phép, đối với bạn bè phải đoàn kết thương yêu giúp
đỡ lẫn nhau” [11]. Do đó tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kính trọng,

yêu thương ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, biết đi thưa về chào.
Ví dụ:
6


Có thể dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ câu chuyện bài hát về
tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương
kính trọng ông bà cha mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình
khỏe mạnh như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hay:
Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
……
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”
Hoặc qua các bài thơ, câu chuyện: Ba cô gái, bông hoa cúc trắng,lấy tăm
cho bà, làm anh, thăm nhà bà, thương ông…
Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý ông bà, cha mẹ của mình như: Đi thưa
về dạ, nghe lời kính trọng ông bà, cha mẹ ngoan ngoãn lễ phép, dạy trẻ quan tâm
đến mọi người như: Thăm hỏi khi thấy bố mẹ mệt mỏi, rót nước mời bố mẹ ông
bà khi đi làm về…
+ Đối với chủ đề nghề nghiệp
Dạy trẻ có những hiểu biết, yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ
quý trọng tất cả các nghề không phân biệt đối xử với nghề nào cả bởi nghề nào
cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng.
Ví dụ: Khi cô dạy trẻ, đối với những nghề quen thuộc như bác sĩ, giáo viên,

y tá…trẻ dễ dàng nhận ra những nghề này mang lại lợi ích cho trẻ và trẻ có thái
độ kính trọng những nghề đó còn đối với những nghề như công nhân quét rác,
đổ rác mặc dù trẻ vẫn thường thấy hằng ngày nhưng trẻ vẫn không biết được
những cô chú làm nghề này sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ và thậm chí trẻ có thái
độ khinh rẻ đối với những nghề đó. Vì thế tôi nhận ra điều này và đã dạy cho trẻ
biết về công việc của các cô chú công nhân vệ sinh môi trường, dạy cho trẻ học
các bài thơ nói về những công việc thầm lặng nhưng rất đáng quý vì nhờ có các
cô các chú mà đường phố sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở không khí trong lành
rất tốt cho sức khỏe. Hay các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo
cho chúng ta bát cơm dẻo thơm chúng ta phải biết quý trọng không lãng phí dù
chỉ một hạt cơm.
+ Đối với chủ đề thế giới thực vật – tết và mùa xuân.
Tôi mở video cho trẻ lắng nghe thơ chúc tết của Bác gửi đến toàn Đảng
toàn dân ta từ đó tạo cho trẻ một tình cảm gắn bó, trẻ sẽ thấy gần gũi hơn ấm
cúng hơn và thêm yêu quý Bác, tôi giải thích cho trẻ các ý của lời thơ để trẻ hiểu
hơn về những gì Bác mong muốn đối với nhân dân. Hay hưởng ứng lời kêu gọi
của Bác tôi cho trẻ tham gia trồng cây hưởng ứng ngày tết trồng cây, cô cùng trẻ
tưới nước chăm sóc cây thường xuyên để dạy trẻ tính cần cù, kiên nhẫn trong
7


lao động, hăng say với công việc lao động đồng thời qua việc chăm sóc cây để
trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây và biết được lợi ích của cây đối với
môi trường sống, con người như: Thanh lọc không khí làm không khí trong lành,
cung cấp gỗ…Từ đó giúp trẻ nhận biết được rằng: Cần làm những việc vừa sức
để giúp đỡ người lớn đúng như lời Bác dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức
của mình”
Phụ lục 6 - Ảnh 5 (Bác tham gia tết trồng cây tại Bất Bạt, Hà Tây
1969)
Phụ lục 7 - Ảnh 6 (Các bé lớp B5 tham gia trồng cây)

+ Đối với chủ đề động vật
Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên
tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người, Bác thả cá dưới
hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác
nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”.Chính vì vậy tôi
dạy trẻ biết yêu quý các muông thú bởi mỗi con vật cũng giống chúng ta đều cần
sự sống, do đó chúng ta cần bảo vệ chúng, đừng làm hại các con vật đó.
Ví dụ: Trong buổi học khám phá khoa học hay quan sát ngoài trời về một
số con vật như chó, mèo, chim bồ câu…bên cạnh trò chuyện với trẻ về tên gọi,
đặc điểm… của con vật tôi có thể kết hợp giáo dục trẻ phải biết chăm sóc các
con vật nuôi này vì nó có ích lợi đối với con người chúng ta như: coi giữ nhà,
bắt chuột, đưa thư… hay kể cho trẻ nghe câu chuyện: ‘Bể cá vàng dành cho các
cháu” Tôi cùng trẻ thực hành chăm sóc các con vật, quan sát cách trẻ trò chuyện
cùng nhau và cách trẻ cho con vật ăn, tôi thấy trẻ rất hứng thú và thể hiện những
lời nói yêu thương nhẹ nhàng đối với chúng.
+ Đối với chủ đề giao thông
Sau khi kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tinh thần tự giác, ý thức chấp
hành luật giao thông của Bác. Từ đó giáo dục trẻ noi gương Bác chấp hành luật
giao thông bằng việc đưa ra các câu hỏi tình huống cho trẻ tự giải quyết như:
Khi ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào để đảm bảo an toàn? Có được
chơi trên đường hay ném đá ra đường không?...Ngoài ra tôi còn kể cho trẻ nghe
một số câu chuyện: “Qua đường”, “vì sao thỏ cụt đuôi” trong các giờ hoạt động
hay tổ chức cho trẻ chơi tham gia giao thông trên sân trường. Từ đó giúp trẻ có ý
thức hơn trong việc tham gia giao thông.
+ Đối với chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên
Để giúp trẻ học tập tấm gương tiết kiệm của Bác, tôi kể cho trẻ nghe một
số câu chuyện về Bác, bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ tiết kiệm
nước, khi rửa tay mở nước vừa phải không để nước chảy tràn lan, tôi dạy trẻ biết
thực hành tiết kiệm, tôi trò chuyện với trẻ để giúp trẻ nhận ra những việc là tốt
đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ vấn đề. Dạy trẻ câu khẩu hiệu “giọt nước quý

hơn vàng”.
Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về các nguồn nước” tôi
cho trẻ xem tranh ảnh, video mà tôi đã sưu tầm về các nguồn nước lấy từ những
nơi khác nhau có chất lượng khác nhau cho trẻ quan sát. Khi được xem những
8


hình ảnh đó trẻ đã có thái độ và biểu hiện trên nét mặt của mình bằng những sự
đồng tình và không đồng tình đối với những hình ảnh tốt và xấu.Qua đó giáo
dục trẻ có những hành vi đúng đắn hơn đối với các nguồn nước. Hay tôi đưa ra
một số tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề như: Thấy nước tràn ra ngoài các
con phải làm gì? Các con phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?... Qua các hình
ảnh, video, câu hỏi tình huống trẻ lớp tôi đã có ý thức hơn, trẻ biết sống tiết
kiệm, không lãng phí nước sạch, biết vặn vòi nước vừa đủ để sử dụng không mở
nước để tràn hoặc nghịch phá nước.
+ Đối với chủ đề Quê hương - đất nước - Bác Hồ
Đối với chủ đề này tôi càng cần phải đi sâu hơn vào cho trẻ tìm hiểu về
Bác. Tôi cho trẻ xem tranh, đọc thơ, nghe, thể hiện các bài hát và trò chuyện về
Bác về tư tưởng đạo đức, lối sống của Bác, hay các cảnh đẹp của quê hương đất
nước như chùa Một Cột, Tháp Rùa,…Qua việc cho trẻ xem những tư liệu sẽ
giúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước và học được nhiều đức tính tốt đẹp của
Bác.
Phụ lục 8 - Ảnh 7 (Trẻ xem tư liệu về Bác)
Bên cạnh đó, tôi còn sưu tầm một số câu nói, khẩu hiệu của Bác Hồ đọc cho trẻ
nghe vào những giờ rảnh rỗi để trẻ biết được những phẩm chất đạo đức cao quý
đáng kính của Bác, từ đó giúp trẻ hiểu được tình cảm của Bác dành cho các cháu
như:
“Ai yêu nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh


Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”
+ Đối với chủ đề trường tiểu học
Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy:
“Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Trước hết cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, thương yêu những người
xung quanh mình, phải đoàn kết chặt chẽ: Đoàn kết giữa các trẻ trong lớp…
Sau đó dạy cho trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỉ luật, chớ tự do phóng túng
vì tự do phóng túng là không tốt, dạy trẻ tuân thủ theo các quy tắc trong lớp học
Ví dụ: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Trong sinh hoạt hằng ngày, tập cho trẻ nên tự phục vụ bản thân như: Tự cởi
giầy dép, tự mặc quần áo, tự đánh răng…
9


“Cần cho các trẻ thi đua trong học tập, thi đua trong mọi việc để trở thành
những nhi đồng có tổ chức có kỷ luật” [12]. Cần dạy trẻ biết khiêm tốn không tự
cao tự đại, luôn thật thà trong mọi việc, hứng thú trong lao động, giữ gìn kỉ luật,
biết vệ sinh, học văn hóa, đồng thời phải giữ được tính vui vẻ hoạt bát tự nhiên
của lứa tuổi mầm non…
2.3.2.2. Giaó dục trẻ thông qua giờ hoạt động ngoài trời
Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình biết chăm sóc tưới nước, bắt sâu nhổ cỏ cho
cây xanh, hoa cho trường lớp thêm đẹp. Kết hợp kể cho trẻ nghe về Bác để giáo

dục trẻ biết chăm sóc cây cối, giữ gìn vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi… Từng bước
hình thành cho trẻ đức tính siêng năng cần cù chịu khó, yêu lao động, biết chăm
sóc, giữ gìn và bảo vệ những gì đang có, cao hơn nữa đó là tình yêu quê hương
đất nước, yêu Bác Hồ.
Phụ lục 9 - Ảnh 8 (Hình ảnh trẻ đang chăm sóc vườn rau)
2.3.2.3. Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi
Trong giờ vui chơi, tôi dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ,
biết phân công phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiện
theo tấm gương của Bác thông qua câu chuyện “ba chiếc ba lô” mà các bé đã
được nghe kể. Qua việc thể hiện vai chơi, bước đầu giúp trẻ hình thành học tập
theo tấm gương đạo đức của Bác là: Luôn có trách nhiệm với công việc được
phân công.
Giáo dục trẻ không được lấy đồ dùng đồ chơi của chung ở lớp mang về nhà
làm của riêng của mình, không giành đồ chơi để chơi một mình mà phải chia sẻ
để cho các bạn cùng chơi
Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình , không xưng
hô bằng mày – tao mà xưng hô bằng bạn, có tinh thần đoàn kết trong khi chơi.
2.3.2.4 Trong giờ ăn
Trước giờ ăn tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện học tập từ tấm gương đạo đức
của Bác “không được hoang phí dù chỉ là một việc nhỏ” và Bác xem “gạo”
chính là “hạt ngọc” của trời ban, do đó trong giờ ăn của trẻ tôi luôn giáo dục trẻ
ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí dù chỉ là một hạt cơm, không
làm rơi vãi cơm xuống đất hoặc trên bàn thông qua việc hình thành cho trẻ thói
quen ăn uống có văn hóa như:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn
- Ăn uống gọn gàng không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không
nói chuyện khi ăn, ăn hết suất.
- Biết mời cô và các bạn trước khi ăn
- Biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén , đĩa, thìa…hoặc biết giúp cô chuẩn bị

giờ ăn
- Ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người xung quanh
2.3.2.5. Trong hoạt động nêu gương
Dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ
tự nhận xét hôm nay mình có ngoan không và lý do vì sao chưa ngoan. Cô quan
10


sát lời nói, hành vi, cử chỉ của trẻ xem những điều trẻ nói có đúng với ngày hôm
đó hay không, nếu đúng cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra khuyết
điểm của mình và rất đáng được khen và thưởng, còn nếu bạn nào vi phạm lỗi bị
cô nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi đợi cô và các bạn nhắc nhở thì trẻ đó
chưa ngoan, cô có thể phạt trẻ đó không được cắm cờ bé ngoan, và cuối tuần
không được nhận phiếu bé ngoan (Làm theo lời dạy của Bác lúc ra thăm các
cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng – Thanh Hóa “Phải dũng cảm sửa chữa
những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất
nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội…”)
Ví dụ: Trong giờ hoạt động nêu gương chiều thứ 6, sau khi cho trẻ nhận xét
xem mình đã ngoan hay chưa, tôi hỏi cả lớp “hôm nay bạn nào chưa ngoan,
chưa nghe lời cô?” thì có bạn Thanh Hải và bạn Anh Huy đứng dậy thừa nhận
mình không ngoan, tôi hỏi lại “vì sao các con cho rằng mình không ngoan” trẻ
trả lời “Vì hôm nay con đánh nhau với bạn Anh Huy, lại nói chuyện trong giờ
học”
Khi ấy tôi đã khen vì trẻ đã biết nhận lỗi của mình và sẵn sàng cho cả lớp
tuyên dương. Biết thật thà nhận lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức rất
đáng quý mà Bác Hồ đã từng dạy các cháu thiếu niên nhi đồng và những người
làm giáo viên như tôi có thể lồng ghép kể cho trẻ nghe một số câu chuyện của
Bác dạy các cháu thiếu niên nhi đồng để giáo dục trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi
mình làm sai một điều gì , bởi khi mình làm sai một điều gì mà biết nhận lỗi là
rất đáng khen, còn người làm sai mà không biết nhận lỗi mới đáng xấu hổ.

Ngoài ra tôi sưu tầm một số mẩu chuyện ngắn về tấm gương đạo đức của Bác
cho trẻ tập kịch như: Ba chiếc ba lô, Bác có phải vua đâu, chia quà…hoặc có thể
cho trẻ nghe một số bài hát về Bác.
2.3.2.6 . Trong tổ chức lễ hội và các sự kiện
Vào các ngày lễ như 20/11,tết…ngoài việc cho trẻ tham gia vào các hoạt
động phù hợp tôi khuyến khích trẻ hát những bài hát về Bác Hồ mà trẻ biết, hoặc
cho trẻ tham gia đóng kịch, đọc thơ…
Mừng ngày sinh nhật của Bác 19/5 tôi tổ chức buổi văn nghệ chúc mừng,
cho trẻ tham gia thi hát múa và kể chuyện về Bác.
2.3.2.7. Trong hoạt động mọi lúc, mọi nơi
Hàng tháng tôi sưu tầm một số câu nói hay của Bác Hồ dạy cho trẻ lớp
mình học vào các giờ rảnh rỗi như: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang
được hay không , dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu”…
Có thể lúc đầu trẻ chưa thuộc và hiểu hết về nội dung câu nói ấy nhưng tôi sẽ
kiên nhẫn dạy trẻ mỗi ngày một ít trẻ sẽ dần hiểu được một phần nào câu nói của
Bác để từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức cao quý và đáng
kính trọng ở Bác.
* Kết quả
Với những biện pháp được đề ra, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi thực hiện và làm
theo tương đối tốt những điều mà tôi đã dạy: 100% trẻ đến lớp biết chào cô,
11


chào bố mẹ. Khi đến lớp hay đi chơi trong sân trường gặp các cô không phải là
cô giáo của mình nhưng trẻ vẫn chào hỏi lễ phép, khi về nhà trẻ biết thưa gửi,
chào hỏi ông bà, làng xóm... Các bạn luôn yêu thương giúp đỡ nhau, nghe lời cô
giáo.
Trẻ biết chăm sóc và rèn luyện cơ thể như: Hăng hái tham gia tập thể dục
buổi sáng rất nghiêm túc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, biết bảo vệ cơ thể

như không sờ tay vào ổ cắm điện, không nghịch nước trong nhà vệ sinh… trẻ
biết ăn mặc sạch sẽ tránh dây bẩn, gọn gàng khi đến lớp.
Trẻ thuộc một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về tình cảm của ông bà,
cha mẹ dành cho con trẻ để từ đó trẻ sẽ yêu thương, kính trọng ông bà bố mẹ
nhiều hơn .
Trẻ rất lễ phép có thái độ kính trọng với một số nghề như lao công, bảo
vệ….
Hằng ngày trẻ thích được cùng cô tưới nước cho cây, nhặt lá rơi trong bồn
cây, hoa…
Trẻ luôn có thái độ yêu mến các con vật xung quanh.
Trong giờ làm vệ sinh(rửa tay trước khi ăn , sau khi chơi) trẻ đã giảm hẳn
việc nghịch phá nước, biết vặn vòi nước nhỏ lại , khi rửa xong biết khóa vòi
nước lại, sử dụng nước khi cần thiết.
Trẻ biết một số kiến thức về quê hương mình đang sinh sống: tên gọi, có
những di tích nào (mặc dù trẻ chưa biết hết các di tích các cảnh đẹp của quê
hương mình và chưa biết cụ thể nằm ở chỗ nào) thuộc lời thoại và biết đóng kịch
cho một số mẩu chuyện ngắn về Bác như: “Ba chiếc ba lô”, “cháu ngã có đau
không?”…
Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, các trẻ trong lớp đã biết nhường
nhịn đồ chơi , đoàn kết giữa các nhóm, không còn chơi riêng lẻ, tranh giành đồ
chơi của bạn, mặt khác trẻ luôn có trách nhiệm với nhóm chơi được phân công.
Thời gian đầu một số trẻ còn lấy đồ chơi mang về nhà nhưng sau khi cô
phát hiện được cô giải thích khuyên bảo thì trẻ đã không còn mang đồ chơi về
nhà nữa.
Trong khi chơi trẻ đã tập dần cách xưng hô thân thiện “bạn – mình” hoặc
xưng tên không xưng hô “mày – tao”
Trong giờ ăn trẻ ăn hết suất, giảm hẳn hiện tượng bỏ cơm, đồ ăn thừa, đồng
thời giảm hẳn việc vãi rơi cơm và nói chuyện trong giờ ăn.
Trong giờ hoạt động nêu gương đa số trẻ biết nhận lỗi khi làm sai, chỉ một
số trẻ chưa mạnh dạn nhận lỗi còn để cô và các bạn nói lên phần lỗi của mình.

Trong một số lễ hội vui chơi theo sự kiện trẻ tham gia một số tiết mục văn
nghệ ở lớp cũng như ở trường vào các ngày lễ hội như: múa , kể chuyện, đọc
thơ…một cách hứng thú.
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm để trẻ học tập và làm theo tấm gương của Bác tốt hơn.
Với trẻ mầm non môi trường hoạt động góp phần không nhỏ trong việc
củng cố tái tạo lại các kiến thức mà trẻ đã được học đặc biệt là hoạt động trong
12


các góc, hay trong các hoạt động hàng ngày, nếu tạo được môi trường tốt sẽ giúp
trẻ thêm say mê, tìm tòi, khám phá, hiểu và nhớ bài lâu hơn. Để giúp trẻ hiểu sâu
hơn về tư tưởng đạo đức của Bác để học tập và làm theo ngay từ đầu năm học
tôi đã lên kế hoạch xây dựng môi trường học tập tại các góc sao cho thật phong
phú, đa dạng nhằm kích thích tư duy và sự sáng tạo của trẻ bằng các loại sách
tranh chuyện về Bác và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của từng
chủ đề nhằm rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, bền bỉ, óc sáng tạo và tính tiết kiệm,
không lãng phí, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi… Và đặc biệt lưu ý đến góc thư
viện, tạo hình.
Ví dụ: Góc thư viện tôi xây dựng ở nơi thoáng có nhiều ánh sáng, trẻ sẽ
được tiếp xúc với nhiều loại sách tranh truyện, bài thơ, các hình ảnh… về Bác
dưới sự gợi ý và hướng dẫn của cô nhằm giáo dục cho trẻ sự khéo léo khi mở
sách, giữ gìn sách vở, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ mọi người,
yêu lao động, thích tập thể dục thể thao…
Phụ lục 10 - Ảnh 9 (Góc thư viện của bé)
Góc tạo hình được sưu tầm nhiều các nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học của cô và trẻ, từ đó giáo dục cho
trẻ về đức tính kiên trì, bền bỉ, tiết kiệm không hoang phí của Bác Hồ kính yêu.
Phụ lục 11 - Ảnh 10
(Một số sản phẩm tạo hình của trẻ được làm từ nguyên vật liệu phế thải)

2.3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường, vì vậy nhà trường và gia đình chính là nơi giúp trẻ phát triển toàn
diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ và lao động. Bởi vậy muốn trẻ hiểu sâu sắc
hơn về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ kính yêu để trẻ học tập và làm theo thì
việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là một biện pháp vô cùng quan
trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Bác khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường
chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc
giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Bác còn viết: “giáo dục dù trong nhà
trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết
quả cũng không hoàn toàn” [13].
Thấm nhuần lời dạy của Bác, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã
đưa vào kế hoạch về nội dung giáo dục tư tưởng cho trẻ “học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ hơn
và cùng kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ bằng cách: Tuyên truyền,
vận động phụ huynh cùng tham gia sưu tầm sách báo tranh truyện, các nguyên
vật liệu phế thải ủng hộ cho lớp để xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng
thời động viên các gia đình trong lớp mua thêm các loại sách, báo, tranh ảnh về
Bác Hồ cho trẻ được xem và học tập tại gia đình.
Để phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc cùng phối kết hợp với cô
giáo để giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
các giờ đón trả trẻ, tôi luôn chú ý và dành thời gian để trao đổi với phụ huynh về
13


tình hình học tập và đạo đức của con em họ, hoặc mời phụ huynh dự một tiết
học của trẻ có sự lồng ghép về giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đồng
thời hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh bằng cách “ông bà, cha mẹ… trong gia đình phải luôn là tấm

gương sáng cho trẻ noi theo như cách ăn mặc, nói năng, làm việc, đi đứng…”
ngoài ra phụ huynh cần nhắc nhở và giáo dục trẻ hằng ngày muốn trở thành con
ngoan, trò giỏi và cháu ngoan Bác Hồ trước hết trẻ luôn phải ngoan ngoãn lễ
phép, biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức ở nhà biết tự làm vệ
sinh cá nhân, chăm tập thể dục thể thao, biết tự sắp xếp đồ dùng của cá nhân
dúng nơi quy định biết thực hành tiết kiệm, không được lãng phí, biết dùng tiết
kiệm điện, nước, thức ăn… vào các thời điểm lúc cả nhà đang vui vẻ đoàn tụ
bên nhau hoặc lúc trẻ chuẩn bị đi ngủ, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ kể
truyện đọc thơ hát múa các bài có nôi dung viết về Bác Hồ kính yêu hoặc phụ
huynh có thể ngâm thơ, đọc thơ, kể truyện, đọc chuyện cổ tích, chuyện kể về
Bác Hồ phù hợp với lứa tuổi mầm non và hát cho trẻ nghe các bài hát về Bác Hồ
từ đó giúp trẻ thêm yêu cuộc sống hơn, biết chia sẻ những niềm vui nỗi buồn
cùng gia đình, biết yêu thương mọi người, kính trọng ông bà, cha mẹ, cô giáo và
Bác Hồ kính yêu.
Phụ lục 12 - Ảnh 11 (Bảng tuyên truyền phụ huynh)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sưu tầm hỗ trợ và góp ý của các bạn đồng nghiệp
trong và ngoài nhóm lớp, trong các buổi dự giờ, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ
của các bậc phụ huynh. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả tốt.
Phụ lục 13- Bảng 2 (Kết quả khảo sát trẻ cuối năm học tháng 5/2018)
2.4.2.Đối với bản thân:
Để có được kết quả như trên là cả một quá trình phấn đấu với lòng nhiệt
tình, yêu thương trẻ, có ý thức tự học, tự rèn luyện cho mình, thấm nhuần lời
dạy của Bác “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” bản thân tôi nhận thức
được trách nhiệm của một người giáo viên là luôn luôn không ngừng học hỏi,
chịu khó vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, sao cho xứng đáng với sự tin yêu và lòng mong mỏi của nhà trường và đặc

biệt là các bậc phụ huynh. Mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động cho
trẻ.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho
trẻ noi theo” Bản thân luôn tự ý thức rằng phải thương yêu, đối xử công bằng
với các trẻ trong quá trình dạy học, và luôn lấy cái “đức” làm đầu trong công tác
dạy học.

14


Vận dụng phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” để rèn luyện giáo dục trẻ
thành công.
Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ.
2.4.3. Đối với đống nghiệp: Sáng kiến được đồng nghiệp sử dụng để tham
khảo, trao đổi, ứng dụng cho bản thân và lớp của họ.
2.4.4. Đối với nhà trường:
Qua mỗi lần khảo sát trên trẻ ban giám hiệu đánh giá tốt và sáng kiến kinh
nghiệm được đưa ra để làm mẫu cho đồng nghiệp tham khảo.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi măng non được xem như
là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng
chính là những quan điểm,phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có
thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương trâm để giáo dục và rèn luyện thế
hệ trẻ của đất nước. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
cần phải được quan tâm lên hàng đầu trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay,
đạo đức luôn là cái gốc của mọi vấn đề không có cái gốc đạo đức ngay từ ban
đầu thì có tài đến mấy thì làm việc gì cũng khó, như Bác đã từng nói “Có tài mà

không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”
Đối với trẻ mầm non, ngoài việc chăm sóc và dạy dỗ cho trẻ những kiến
thức, kĩ năng trong từng bộ môn học thì việc lồng ghép để giáo dục tư tưởng cho
trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua các hoạt
động hàng ngày của trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì thông qua các
hoạt động lồng ghép đó người giáo viên sẽ mở rộng thêm cho trẻ kiến thức, kĩ
năng hiểu biết về xã hội, về cách cư xử với người xung quanh, bồi dưỡng thêm
cho trẻ những tình cảm yêu thương mọi người, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá,
yêu quê hương đất nước, yêu lao động…Đồng thời còn rèn luyện thêm cho trẻ
về tư cách đạo đức và lối sống như: Có tinh thần đoàn kết, biết nhường nhịn,
biết giúp đỡ bạn bè trong lớp, các em nhỏ hơn mình, các cụ già, biết thực hành
tiết kiệm không lãng phí, có tính kiên trì, bền bỉ khi gặp khó khăn…
Tôi xin trích dẫn lời dặn của Bác với giáo viên mầm non cho phần kết của
mình: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu
trẻ, các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các
cháu.Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên
tốt, dạy trẻ tốt sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo
cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo…” [14].
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với BGH nhà trường.
- Thường xuyên cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm.

15


- Cung cấp các tài liệu, tạp chí, tập san, những kinh nghiệm hay cho giáo
viên.
- Cần tổ chức cho giáo viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp ở các trường điểm để củng cố về phương pháp, hình thức tổ chức

các hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường mầm non.
Cần tăng cường phát động phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nghiên cứu“Một số
biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tập làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” - lớp B5 trường Mầm non Nga Văn – Nga Sơn mà tôi đã
rút ra từ trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về nhân cách,
đạo đức, lối sống... Những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền
tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của
hội đồng khoa học ngành để bản thân có được những kinh nhiệm quý báu.
Giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng ở trường được tốt
hơn trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Văn, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Trịnh Thị Thức

Mai Thị Thu

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Báo điện tử Bắc Giang ngày 14/11/2014.

[2] - Bài viết nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Long
Biên đăng ngày 24/7/17.
[3] - Theo chỉ thị số 06/CT-TW ngày 1/11/2006, chỉ thị số 03/CT-TW, ngày
14/05/2011, chỉ thị số 05/CT-TW, ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị ban hành.
[4] - Báo Nhân Dân, số 5526, ngày 1/6/1969.
[5], [6] - Những câu chuyện về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng của nhà
xuất bản Thanh niên.
[7] - Tạp chí giáo dục Thanh Hóa, số 107 năm 2011- trang 15.
[8] - Câu chuyện: Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng, trang
48 - sách Tấm lòng bác ái của Bác Hồ.
[9] - Báo cứu quốc - số 385, ngày 24/10/1946.
[10] - Từ lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của chủ tịch Hồ Chí Minh đăng
trên báo thế giới thể thao VOV.VN ngày 27/3/17.
[11] - Những câu chuyện về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng trên báo điện
tử Thái Bình, ngày 13/4/2018.
[12] - Theo thư Bác Hồ gửi các cháu và cán bộ các trường Miền Nam, ngày
1/6/1955 .
[13] - Tạp chí giáo dục Thanh Hóa, số 92 năm 2007 - trang 12.
[14] - Báo Nhân dân, số 2016 ngày 23/9/1959.
Một số tài liệu khác
1. Sách: “Truyện kể Bác Hồ với thiếu niên và nhi đồng”
2. Sách “Bác Hồ với giáo dục thế hệ trẻ”, “Bác Hồ với nghề giáo” của nhà
xuất bản Mĩ Thuật.
3. Sách “Những chuyện kể về tình thương của Bác” của nhà xuất bản Lao
Động
4. Sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của
nhà xuất bản chính trị quốc gia.
5. Những bài sáng kiến kinh nghiệm hay về học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
6. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc

giáo dục trẻ, dành cho giáo viên mầm non của nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam.


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD &ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Nga văn

TT

1
2
3
4
\

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi làm
quen môi trường xung quanh.
Phương pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi
cảm thụ tác phẩm văn học.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động góc cho trẻ 5 –
6tuổi
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động góc cho trẻ 5 –
6tuổi


Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại
đánh
(Phòng, Sở, giá xếp
Tỉnh...)
loại
(A,B
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng giáo
dục- đào tạo

C

2008 - 2009

Phòng giáo
dục- đào tạo

C

2012 - 2013

Phòng giáo
dục- đào tạo


A

2015 - 2016

Sở giáo dục
và đào tạo

C

2015 - 2016


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng 1 (Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng 9/2017 )
STT
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Biết nghe lời, ngoan
ngoãn lễ phép với
người lớn tuổi.
Sống thật thà, biết
yêu thương giúp đỡ
mọi người.
Đoàn kết với bạn bè

và những người xung
quanh
Biết thực hành tiết
kiệm.
Biết tự chăm lo sức
khỏe cho bản thân

Tổng số
trẻ

Kết quả khảo sát trên trẻ
Chưa
Đạt
%
%
đạt

38

31

81,6

7

18,4

38

30


78,9

8

21,1

38

30

78,9

8

21,1

38

29

76,3

9

23,4

38

27


71

11

29


Phụ lục 2 - Ảnh 1 (Một trong số những tài liệu được nghiên cứu)


Phụ lục 3 - ảnh 2 (Bác Hồ ở trại trẻ mồ côi Kim Đồng – Thanh Hóa)

Phụ lục 4 - Ảnh 3 (Bác Hồ tập thể dục)

Phụ lục 5 - Ảnh 4 (Thể dục buổi sáng của các bé)


Phụ lục 6 - Ảnh 5 (Bác tham gia tết trồng cây tại Bất Bạt, Hà Tây 1969)


Phụ lục 7 - Ảnh 6 (Các bé lớp B5 tham gia trồng cây)

Phụ lục 8 - Ảnh 7 (Trẻ xem tư liệu về Bác)

Phụ lục 9 - Ảnh 8 (Hình ảnh trẻ đang chăm sóc vườn rau)


×