Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước việt nam trong hoạt động chi ngân sách nhà nước việt nam đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hạn ch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 31 trang )

Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
MỤC LỤC
+) Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế
lạm phát: Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp
phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt
hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết
thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị
trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính
phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ
thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của
chính phủ................................................................................................................4
+) Về mặt xã hội.....................................................................................................5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của nhà nước và sự xuất
hiện của nhà sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn
tại của ngân sách nhà nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát
sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá
trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng
nhất của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của nhà nước về mọi mặt.
Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất
được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như
điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Những việc đó được
thực hiện thông qua hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước. Thu để định
hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất, kinh doanh… chi để nâng
1


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
cao chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân…Tuy nhiên
trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp ,thì việc chi ngân sách thế
nào cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, thâm hụt
luôn là vấn đề được đặt ra. Việc tìm hiểu về chi ngân sách nhà nước, thực
trạng chi ngân sách nhà nước đưa ra giải pháp hạn chế thất thoát ngân
sách nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết.
Với đề tài: “Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước Việt
Nam trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam. Đánh giá

thực trạng và đưa ra giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi ngân
sách nhà nước Việt Nam hiện nay”, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra cơ sở lý
thuyết để phân tích thực trạng, đánh giá về hoạt động chi ngân sách nhà
nước Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế thất thoát ngân
sách nhà nước hiện nay.

I. Một số khái niệm
I.1. Khái niệm, vai trò của ngân sách nhà nước
I.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù
kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính.
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời
sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà
nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân
sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt
kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc
gia.
2


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự
xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương
thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách

khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là
những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà
nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp
có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
=> Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát
sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá
trình hình thành , phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng
nhất của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng
,nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt.
I.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.
Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò
của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị
trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn
bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội.
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính đảm
bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Những công cụ thường gặp như:
thuế, lệ phí, viện trợ không hoàn lại, thanh lý tài sản công…
Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: mức động viên các nguồn tài chính từ
các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên
quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,

vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách
3


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh
tế .
- Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
+) Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu
kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong
nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ
cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền
vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh
phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc
các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó,
việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những
biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào
tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể,
nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho
sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc
chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt
động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách
nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc
hạn chế sản xuất kinh doanh.

+) Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát: Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như
một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. Nhà nước
chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất
chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế
xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua
phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng
với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp
phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
+) Về mặt kinh tế: kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định
hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất
của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư
của các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước
đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động thanh.
4


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
+) Về mặt xã hội
Ngân sách nhà nước giữ vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp
dân cư trong xã hội. Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập
thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp
dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để
thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ
đồng bào bão lụt.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của
thị trường như cung cầu, giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi
phối hoạt động của thị trường, thị trường sẽ có nhiều sự bất ổn do sự mất

cân đối của cung cầu. Do vậy ngân sách nhà nước sẽ giúp bình ổn thị
trường, điều tiết giá cả cũng như kiềm chế lạm phát. Hay ngân sách nhà
nước cũng là công cụ giúp định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh và chống độc quyền.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành
phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội.
Các vai trò trên của ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan
trọng của ngân sách nhà nước với các công cụ của nó có thể quản lý toàn
diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế.
I.2. Khái niệm, vai trò của chi ngân sách nhà nước
I.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ
ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước
theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn
tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến
mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể
không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục
tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
=> Chi ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà
nước – quỹ ngân sách, nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước về
mọi mặt theo những nguyên tắc nhất định.
1. Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách
nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

5


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2

2. Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ
ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ
trước khi đưa vào sử dụng.
I.2.2. Vai trò của chi ngân sách nhà nước
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội.
- Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân sách nhà
nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích
phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
- Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong
nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ
cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền
vững.
- Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh
phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc
các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
(có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không
đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp
vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp
căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng
cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh
phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho
việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng
việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm
bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất
kinh doanh.
- Giải quyết các vấn đề xã hội.

- Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có
hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình
thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện
chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào
bão lụt.
- Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị
trường hàng hóa.
- Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt
hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều
6


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức
lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm
chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích
hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của
chính phủ.
=> Chi ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở
nước ta, nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đát nước đang đặt ra thách thức
đối với các khoản chi ngân sách một cách tùy tiện, ngẫu hứng ,thiếu sự
phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
II. Các nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước.
* Nguyên tắc thứ nhất: Dựa trên khả năng các nguồn thu để hoạch
định chi tiêu.
Theo nguyên tắc này thì mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải
được hoạch định dựa trên cơ sở các nguồn thu. Nếu nguồn thu hạn hẹp thì
cho ngân sách phải cắt giảm. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến

tình trạng bội chi ngân sách quá lớn và sẽ dẫn đến khả năng bùng nổ lạm
phát về kinh tế.
Điều 34, luật của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về ngân sách nhà
nước cũng đã quy định:
1. Căn cứ vào kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ
quản lý của địa phương.
Trong các nguồn thu của nguồn thu, nhiệm vụ của chi ngân sách
địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa
phương theo nguyên tắc:
a/ Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng an
ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm chính sách xã, thị trấn được
hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuê
nhà, đất.
b/ Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thành phố thuộc tỉnh,
ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản
thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà đất.
c/ Trong phân cấp nhiệm vụ đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh
phải có nhiệm vụ chỉ đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các
cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước…
7


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu do Thủ
tướng Chính Phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng
100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăn phân chia
các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tránh được tình trạng bôi thu

hoặc bội chi ngân sách nhà nước, giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn.
* Nguyên tắc thứ 2: Tiết kiệm và hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức, các đơn vị sử dụng nguồn kinh
phí hay nguồn vốn của ngân sách nhà nước cấp phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vu, quyền hạn của mình
có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành
tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng
phí, chống tham ô.
Mọi tổ chức cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo
quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng
chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả. Thực hiện chi tiêu trong dự đoán được
giao, cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa cần thiết, các khoản chi
tiếp khách, hội nghị…
Có một thời gian khá dài, nước ta có quan điểm chi với bất cứ giá
nào gây nên tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các
nguồn vốn. Đó chính là lý do cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và
hiệu quả trong chi ngân sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này trong
việc bố trí các khoản chi của ngân sách nhà nước cần phải dựa trên các
định mức chi có tích cực có căn cứ khoa học và thực tiễn, tổ chức các
khoản chi theo các chương trình có mục tiêu. Khi phê duyệt hạn mức kinh
phí phải xem xét kỹ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, đơn vị sử dụng
kinh phái ngân sách. Cũng cần thực hiện chế độ trách nhiệm đối với
người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng ngân
sách, tài sản công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khoản
chi sai chế độ, thất thoát lãng phí ở đơn vị được giao phụ trách.
Thực hiện chế độ công bố công khai ngân sách nhà nước các cấp,
các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ
trợ, các dự án xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các
quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn đóng góp của

nhân dân để tăng cường giám sát của các đoàn thể xã hội, người lao động
và nhân dân.
Thực hiện rà soát các thủ tục hành chính, quy định rõ thủ tục hành
chính, quy định rõ thủ tục, quy trình, thời gian thực hiện và chế độ trách
8


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
nhiệm của từng bộ phận cán bộ trong việc thực hiện thu chi ngân sách,
hoàn thuế. Các cơ quan tài chính, thuế, hải quan tiếp tục định kỳ tổ chức
đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, giải quyết những
khó khăn, vướng mắc.
Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển, tránh thất thoát nguồn ngân sách, thực hiện có hiệu quả các nhiệm
vụ kinh tế, chính trị…
* Nguyên tắc thứ 3: Trọng tâm trọng điểm.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bố các khoản chi ngân sách phải
căn cứ và ưu tiên các chương trình trọng điểm của nhà nước. Tránh tình
trạng đầu tư tràn lan mà phải đầu tư giải quyết dứt điểm mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của nhà nước hoạch định trong thời kỳ đó.
Cần xác định rõ xem đâu là mục tiêu quan trọng nhất, là vấn đề cần
quan tâm hàng đầu để giải quyết trước, hơn nữa phải sử dụng hiệu quả
nguồn vốn do nhà nước cấp phát, cũng như các khoản đầu tư để giải
quyết tốt vấn đề đó.
Bố trí chi đầu tư phát triển phải đảm bảo tập trung, trong đó chú ý
tập trung vốn cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các chơng
trình ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia,
tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Xây dựng dự toán chi phí phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo,
văn hoá thôngtin, y tế, môi trường, khoa học công nghệ, xã hội, quốc

phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động của Đảng, đoàn
thể theo đúng chính sách, chế độ, định mức hiện hành và theo đúng các
nghị định của Đảng, của quốc hội.
Các địa phương cần ưu tiên bố trí các nhiệm vụ theo định hướng
chung, tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi giáo dục- đào tạo,
khoa học, công nghệ, sự nghiệp môi trường theo các quy định của Đảng,
Quốc hội và Chính Phủ.
Có thực hiện đúng nguyên tắc này thì mới đảm bảo được tính mục
đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi của ngân sách, phát huy được
thế mạnh tiềm năng của đất nước.
* Nguyên tắc thứ 4: Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố
trí các khoản chi của ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi mang tính
chất phúc lợi xã hội.
Nguyên tắc này đòi đối tượng nghèo, trẻ em, người có công, gia
đình chính sách, tạo điều kiện cho mọi người dân hỏi khi quyết định các
khoản chi ngân sách cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả
9


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
năng huy động các nguồn vốn khác để giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách
nhà nước như huy động các nguồn tài trợ, sự ủng hộ trong dân với các
vấn đề xã hội như thiên tai, bão lụt giải quyết hậu quả chiến tranh…Cũng
cần huy động các nguồn vốn từ dân cho các vấn đề như chống ô nhiễm
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cần đổi mới phương thức chi ngân sách cho lĩnh vực sự nghiệp.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá, kêu gọi, thu
hút các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu
tư cung ứng dịch vụ công nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập
kinh tế thế giới.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách an ninh xã hội
theo hướng tăng mức độ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách
địa phương sao cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của ngân
sách nhà nước.
Quán triệt nguyên tắc này không những giảm nhẹ các khoản chi
tiêu ngân sách nhà nước mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm cuả mỗi
công dân trong xã hội, đảm bảo được yêu cầu kiểm soát cảu quẩn chúng
trong chi tiêu ngân sách của nhầ nước.
* Nguyên tắc thứ 5: Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội của các cấp theo luật pháp để bố trí các khoản thu chi cho thích hợp.
Trong từng giai đoạn. thời kỳ đều có những nhiệm vụ khác nhau về
phát triển kinh tế- xã hội. Những nhiệm vụ đó rất cần có những khoản chi
của ngân sách nhà nước để thực hiện được. Và để thực hiện có hiệu quả
cần bố trí các khoản chi cho thích hợp. Điều 31. 33 luật của Quốc Hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 02/2002/QH11 ngày
16/12/2002 về ngân sách nhà nước cũng đã quy định:
Điều 31
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển:
a/ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý.
b/ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.
c/ Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
d/ Các khoản chi khác theo quy định pháp luật.
10


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2

2. Chi thường xuyên.
a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn
hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, cac hoạt động xã hội khác do các cơ quan trung ương
quản lý.
b/ Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần
giao cho địa phương.
c/ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
d/ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
đ/ Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện.
e/ Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
g/ Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm
nhận.
i/ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật.
h/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật
6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương
7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương

Điều 33
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển
a/ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội do
địa phương quản lý.
b/ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ
chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

c/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
11


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
2. Chi thường xuyên
a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn
hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các hoạt động xã hội khác do địa phương quản lý.
b/ Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa
phương).
c/ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
d/ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật.
đ/ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa
phương quản lý.
e/ Chương trình quốc gia do chính phủ giao cho địa phương quản
lý.
g/ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
h/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định
tại khoản 3 Điều 8 của luật này.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.
5. Chi bổ sung ngân sách cho cấp dưới.
Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước quy
định:
Điều 5: Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo nguyên
tắc sau:

a/ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu
phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối
giữa các vùng, các địa phương.
b/ Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và bổ sung cân đối từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Chính phủ trình quốc hội
quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp địa phương.
12


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
c/ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó cấp
đó bảo đảm; trường hợp cần ban hành chính sách. Chế độ mới làm tăng
chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì
phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối
ngân sách của từng cấp.
d/ Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phươnng được sử dụng
nguồn tăng thu ngân sách hàng năm để chi cho các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng
khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần
số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu
nộp về ngân sách cấp trên.
đ/ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ
quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì
phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để
thực hiện nhiệm vụ đó.
e/ Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ
chỉ quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 điều này, không được dùng

ngân sách của cấp này để cho cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ những
trường hợp quy định tại điểm khoản 2 điều này.
g/ Ủy ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để
hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các
trường hợp:
- Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cần thiết khác mà địa
phương cần khẩn trương huy động lực lượng để đảm bảo bảo ổn định tình
hình kinh tế xã hội;
- Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của
mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới.
Điều 6: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải bảo đảm
nguyên tắc:
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
2. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định
nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể:
a/ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều
địa phương, các chương trình. Các dự án quốc gia, các chính sách xã hội
quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm
13


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối
được thu, chi ngân sách.
b/ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ
động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý.

3. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương do Hội đông nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời
gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở
địa phương, cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ
quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài
chính trên địa bàn được phân cấp.
4. Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn
thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo thẩm quyền quy định tại các điều
15,16 và 25 của luật ngân sách nhà nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân
điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân
sách các cấp.
Áp dụng nguyên tắc này tránh được việc bố trí các khoản chi chồng
chéo, khó kiểm tra giám sát, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của
các cấp.
* Nguyên tắc thứ 6: Kết hợp chặt chẽ các khoản chi của ngân sách nhà
nước với khối lượng tiền tệ có mặt trong lưu thông với các phạm trù giá
trị tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến vấn đề của kinh tế vĩ mô.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi bố trí một khoản chi ngân sách nhà
nước phải phân tích diễn biến của khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá hối
đoái trong các chu kì kinh doanh làm sao tạo nên một tổng lực để giải
quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ các các phạm trù giá trị ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế, nếu không kết hợp chặt chẽ các khoản chi
ngân sách nhà nước với các phạm trù này có thể dẫn đến tình trạng thất
thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Tóm lại chi ngân sách là công cụ quan trọng không chỉ đáp ứng các
khoản chi phái của nhà nước mà còn ảnh hưởng to lớn đến điều tiết vĩ mô
của nhà nước. Vì thế khi bố trí các khoản chi ngân sách nhà nước cần có
sự cân nhắc kĩ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận dựa trên các nguyên tắc vừa

nêu trên.
III. Đánh giá thực trạng của việc triển khai các nguyên tắc chi
ngân sách nhà nước ở VN hiện nay
14


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
III.1. Thực trạng của việc triển khai các nguyên tắc chi ngân
sách nhà nước ở VN hiện nay
III.1.1. Thực trạng của việc triển khai các nguyên tắc chi ngân
sách nhà nước ở VN (2009-2011)
Nguyên tắc 1: Dựa trên các nguồn thu để hoạch định chi tiêu
(số liệu năm 2011)
(Đơn vị: tỉ đồng)
s

Các khoản thu chi

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1

Các khoản thu

2


Thu nội địa

269.656

354.400

425.000

3

Thu dầu thô

60.500

69.170

100.000

4 Thu từ xuất nhập
3 khẩu

105.664

130.100

144.000

5 Thu viện trợ không
4 hoàn lại


6.520

5.500

5.500

442.340

559.170

674.500

1 Chi đầu tư phát triển

179.961

172.710

175.000

2 Chi trả nợ và viện trợ

64.800

80.250

101.000

3 Chi sự nghiệp kinh tế
3 xã hội, quốc phòng,

an ninh, quản lý hành
chính

320.501

385.082

491.500

23.228

6.000

STT

1
2

Tổng thu
5

Các khoản chi

1
2

4 Chi cải cách tiền
4 lương
15



Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
5 Chi bổ sung quỹ dự
5 trữ tài chính

100

6 Dự phòng

100

100

17.233

22.400

6
7 Chi chuyển nguồn

10.000

7
Tổng chi

584.695

671.370

796.000


Bảng 1: Ước thực hiện các khoản thu chi NSNN Việt Nam năm
2009 – 2011
(Theo ước tính của Bộ Tài chính)
Thu ngân sách
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt
674.500 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán, tăng xấp xỉ 21% so với cùng kỳ
năm 2010, trong đó:
+ Thu nội địa cả nămước 425.000 tỷ đồng tăng gần 20% so với
năm 2010. Trong đó tính đến hết 11/2011 thu từ kinh tế quốc doanh đạt
89,1% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ; thu khu vực công thương nghiệp
và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so cùng kỳ;
thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94,0% dự toán, tăng
15,3% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân đạt 119,7% dự toán, tăng
45,4% so cùng kỳ; các khoản thu từ nhà và đất đạt 135,9% dự toán, tăng
7,8% so với cùng kỳ...). Cần lưu ý rằng theo yêu cầu hỗ trợ các gia đình
và doanh nghiệp vượt qua bất ổn của năm 2011, đã có hàng loạt các chính
sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp thuế của một số sắc thuế như thuế
Thu nhập các nhân, thuế TNDN ( giảm 30 % số thuế phải nộp năm 2011
đối với DNNVV, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực ưu
tiên…).
+ Thu từ dầu thô cả năm 2011 ước 100.000 tỷ đồng, đạt 144,3% dự
toán (dự toán là 69.300 tỷ đồng), tăng xấp xỉ 45% so với năm 2010.
+ Theo số liệu của Bộ Tài chính thu NSNN từ xuất nhập khẩu năm
2011ước 144.000 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán (dự toán là 138.700 tỷ
đồng), tăng 11% so với năm 2010) bất chấp chính sách hạn chế nhập khẩu
và giảm, miễn thuế đối với nhập khẩu xăng dầu những tháng đầu năm.
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có
tác động từ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thay đổi tỷ giá đồng
16



Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Việt Nam và các giải pháp mạnh nhằm chống thất thu thuế của Bộ Tài
chính.
Chi ngân sách
Tổng chi NSNN (kể cả trả nợ và chuyển nguồn cho năm 2012) lũy
kế cả năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng xấp xỉ bằng 101% dự toán năm
(số liệu dự toán là 725.600 tỷ đồng) . So với dữ liệu tương ứng của cùng
kỳ năm 2010, con số thực hiện năm 2011 đã tăng 18,6%, thấp hơn đôi
chút so với tốc độ tăng thu tương ứng. Điều này phản ánh thực tế là khi
lạm phát cao thì thu ngân sách cao hơn nhưng chi ngân sách cũng tăng
lên rất mạnh. Tuy nhiên việc tốc độ tăng chi chỉ xấp xỉ lạm phát cho thấy
cố gắng rất lớn trong điều hành chính sách tài khóa 2011 của Chính phủ
vì nhiều năm gần đây tốc độ tăng chi thường cao hơn nhiều tốc độ lạm
phát.
Ước tính cả năm tổng chi cho đầu tư phát triển đạt 175.000 tỷ, chỉ
tăng 1,3% so với cùng kỳ 2010. Đây là một con số rất đáng khích lệ trong
bối cảnh lạm phát cao. Bên cạnh việc đảm bảo cấp phát, thanh toán vốn
đầu tư theo dự toán năm, công tác thanh toán vốn cho các dự án từ nguồn
trái phiếu Chính phủ cũng được chú trọng.
Chi trả nợ, viện trợ cả năm đạt 101.000 tỷ đồng tăng 25,9% so
cùng kỳ năm 2010, đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ
đã cam kết.
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (bao
gồm chi cải cách tiền lương) luỹ kế 11 tháng đạt 442.890 tỷ đồng, bằng
94,4% dự toán, tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2010; các nhiệm vụ chi
NSNN được đảm bảo thực hiện phù hợp với tiến độ thực hiện và dự toán
năm được giao. Ước tính cả năm 2011 chi thường xuyên đạt 491.500 tỷ
tăng 27,6% so với năm 2010. Điều này một phần do lạm phát làm tăng

chi tiêu và một phần để thực hiện tăng lương và các chính sách an sinh xã
hội của Chính phủ năm 2011.
Nguyên tắc 2: Tiết kiệm và hiệu quả
Dựa vào bảng 1 ta nhận thấy 3 năm gần đây nhất, nhà nước ta thực
hiện chi vượt thu, việc thu chi còn nhiều điều đáng nói, thu thiếu ổn định
và chi lãng phí.
Trong đó số vượt thu chủ yếu nhờ tăng giá từ dầu thô. Đã vậy việc
thực hiện chi ngân sách nhà nước lại không hiệu quả. Chi cho đầu tư phát
triển giảm dần từ năm 2009 đến 2010, sang năm 2011 có tăng nhưng
không đáng kể, trong khi đó lại tăng chi trong giảm nợ và trong lĩnh vực
hành chính. Đây là một trong những nguyên nhân gây kém hiệu quả và
lãng phí trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước.
17


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Đặc biệt năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn
thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải
pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội, do vậy Chính phủ đã
báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7%
GDP.
Dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 là 119.700 tỷ đồng,
bằng 6,2% GDP. Với kết quả thu, chi như trên, đã sử dụng 8.500 tỷ đồng
từ số tăng thu NSTW để giảm bội chi NSNN, đưa số bội chi ngân sách
nhà nước năm 2010 còn 111.200 tỷ đồng (5,6% GDP), giảm 0,6% GDP
so với dự toán. Tuy nhiên, năm 2010, ngân sách nhà nước sử dụng quá
lãng phí vào sự kiện chảo mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
gây bội chi và tăng nợ cho nhà nước.
So sánh 3 năm gần đây cho thấy việc tuân thủ dự toán chi cân đối

NSNN năm 2011 là khá tốt. Chi NSNN tuân thủ khá tốt dự toán Ngân
sách 2011 đã được phê chuẩn với mức vượt thấp nhất trong 3 năm gần
đây. Điều này phản ánh việc ban hành Nghị quyết 11 về cắt giảm chi
NSNN đã có tác dụng nhất định đến chi tiêu ngân sách năm 2011.
Cũng theo số liệu so sánh 3 năm gần đây thì năm 2011 có tỷ lệ bội
chi thực tế so với dự toán thấp nhất, ước khoảng 4,9% GDP trong khi dự
toán bội chi NSNN năm 2011 mà Quốc hội cho phép là 5,3% GDP. Việc
thực hiện chặt chẽ và giám sát hiệu quả hơn các quy định về chi tiêu
NSNN là những lý do giải thích cho việc giảm bội chi ngân sách.
Tóm lại, trong các năm gần đây, do sự quản lý chặt chẽ của chính
phủ và các chính sách giảm bội chi được áp dụng triệt để nên bội chi ngân
sách giảm dần qua các năm, tình trạng sử dụng kém hiệu quả, không tiết
kiệm được hạn chế tới mức tối đa.
Nguyên tắc 3: Trọng tâm, trọng điểm
Nếu thực hiện được nguyên tắc này đảm bảo được tính mục đích và
khả năng tiết kiệm được các khoản chi của ngân sách nhà nước, giảm chi
cho những việc chưa cần thiết.
Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội thông qua
chiều 8/11/2009 là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên
cho an sinh xã hội, tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có hộ nghèo cao
nhất.
Đồng thời việc chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng được ưu tiên trong chi ngân sách.
18


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Năm 2009
Kết quả thực hiện bội chi NSNN năm 2009 ở mức 6,9% GDP,

trong phạm vi Quốc hội cho phép, được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát
triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung cho các
công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện trong năm 2009.
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động không thuận của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế,
tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (tháng 5/2009), Chính phủ đã báo cáo
Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009 là không thực hiện cắt
giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh các
nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa
thực sự cấp thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an
sinh xã hội.

Năm 2010: Dự toán chi sự nghiệp kinh tế xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082
tỷ đồng, tăng 6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm
2009. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực
hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao; đồng thời thực hiện các
nhiệm vụ quan trọng như: phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, bão
lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở
mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện chính trị
và văn hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức
lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh
phí mua bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn,
giảm học phí,
Năm 2011: Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh (bao gồm chi cải cách tiền lương) luỹ kế 11 tháng đạt 442.890 tỷ
đồng, bằng 94,4% dự toán, tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2010; các nhiệm
vụ chi NSNN được đảm bảo thực hiện phù hợp với tiến độ thực hiện và
dự toán năm được giao. Ước tính cả năm 2011 chi thường xuyên đạt

491.500 tỷ tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2010. Điều này một phần do
lạm phát làm tăng chi tiêu và một phần để thực hiện tăng lương và các
chính sách an sinh xã hội của Chính phủ năm 2011.
Tóm lại, việc đầu tư vào các công việc trọng điểm trong việc chi
ngân sách nhà nước, giảm chi trong các công việc chưa cần thiết được
chú trọng. Điều này giúp việc đạt được kế hoạch mục đích của các công
việc trọng điểm được hoàn thành.
19


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Nguyên tắc 4: Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí
các khoản chi của ngân sách nhà nước nhất là các khoản chi mang
tính phúc lợi xã hội.
Năm 2009: Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được coi
trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự xã hội. Cụ thể, ngoài các chính sách an sinh xã hội đã được ban
hành và tiếp tục thực hiện, trong năm 2009, đã ban hành và triển khai
thực hiện thêm một số giải pháp mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ
Sửu; trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức có thu nhập thấp; hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo; thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững ở 62 huyện nghèo; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó
khăn; tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu; hỗ trợ lãi suất vay
mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; cho vay học sinh, sinh
viên nghèo; xây dựng nhà ở cho sinh viên; triển khai chính sách xây
dựng nhà ở cho lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu
nhập thấp ở đô thị... Tổng kinh phí NSNN năm 2009 chi cho công tác an
sinh xã hội tăng 44,3% so với năm 2008, nhờ đó, đã góp phần ổn định và
cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào
vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Năm 2010: Theo như nguyên tắc 3 đã đưa ra thực tế về trọng tâm
chi năm 2010: dự toán chi sự nghiệp kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ
đồng, tăng 6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm 2009.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các
nhiệm vụ chi theo dự toán được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng như: phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng
kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm
long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện chính trị và văn
hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối
thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí mua
bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm
học phí,..Theo các số liệu trên cho thấy cơ cấu chi đang thay đổi theo
hướng tăng chi mạnh hơn cho con người, thực hiện các chính sách an
ninh xã hội, tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
tiềm lực dự trữ quốc gia được tăng cường.
Năm 2011: Theo số liệu bảng số 1 có thể thấy chi sự nghiệp kinh tế
xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài chính tăng qua các năm. Theo số
liệu của Tạp chí tuyên giáo số 1 có bài “Tổng quan kinh tế xã hội 2011 và
dự báo 2012” chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội cả năm 2011
khoảng 84 nghìn tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2010.
Tóm lại cùng với các hoạt động khích lệ, vận động các nguồn thu
hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai bão lũ từ nhân dân Nhà
20


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
nước trong công tác bố trí thu chi NSNN luôn đặt mục tiêu bảo đảm an
sinh xã hội là mục tiêu quan trọng cần thực hiện.
Nguyên tắc 5: Phân biệt rõ các nhiệm vụ kinh tế xã hội các cấp

theo luật định để bố trí các khoản thu cho phù hợp
Ngày 13/11/2009, kỳ họp thứ sáu quốc hội khóa XII đã thông qua
nghị quyết về phân bổ NSTW năm 2010, tiếp tục bố trí ngân sách nhà
nước để hoàn thành các dự án trọng điểm.
Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương năm 2010 là
303472 tỷ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 265219 tỷ
đồng, tổng số chi cân đối ngân sách trung ương năm 2010 là 370436 tỷ
đồng, tính cả 52736 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương để điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm
2007, 2008, 2009 theo quy định thì tổng chi ngân sách trung ương là
423172 tỉ đồng.
Trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 có bố trí ngân sách
nhà nước cho một số tập đoàn, tổng công ty và các ngân hàng thương mại
nhà nước để hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước đã giao trong những năm
trước đây; không phải là các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ trực
tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị. Tập đoàn dầu khí
Việt Nam: 3500 tỉ đồng để đầu tư một số dự án trọng điểm dầu khí và bổ
sung quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí từ nguồn lãi dầu khí được chia cho
nước chủ nhà theo nghị quyết của bộ chính trị và đã được quốc hội cho
phép trong những năm gần đây. Tổng công ty đường sắt Việt Nam: 1190
tỉ đồng đề đầu tư hạ tầng nâng cao an toàn đường sắt trên đường sắt Bắc
Nam, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, hiện đại hóa thông tin tín hiệu
đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên
và khu đầu mối Hà Nội… Tổng công ty hàng hải Việt Nam 54 tỉ đồng để
nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn thứ 2, tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam 60 tỉ đồng để thực hiện 2 dự án mạng truyền dữ liệu của các cơ
quan đảng và Nhà nước, dự án hệ thống thông tin phòng, chống thiên tai
trên biển, tập đoàn điện lực Việt Nam 141 tỷ đồng để thanh toán phần vốn
ngân sách nhà nước phải đóng góp để xây dựng thủy điện Rào Quán
( Quản Trị) và thực hiện dự án cung cấp điện cho đồng bào vùng Tây

Nguyên, đồng bào Khmer và phục vụ mục đích an ninh và quốc phòng.
UB thường vụ Quốc hội cũng đề nghị không bố trí vốn đầu tư cho
tập đoàn dệt may Việt Nam số tiền 10 tỉ đồng để đầu tư dự án nâng cấp hệ
thống và thiết bị và phòng sinh thái môi trường dệt may giai đoạn 20082010, Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản 28 tỉ đồng để thực hiện dự
án là trung tâm nghiên cứu và thực hiện công nghệ chế tạo máy năng
lượng và mỏ,… Các tập đoàn này sẽ sử dụng từ nguồn lợi nhuận sau thuế
21


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
để đầu tư. Số kinh phí cắt giảm trên bổ sung cho chương trình biển Đông
- Hải đảo.
Tóm lại: Nhà nước luôn bố trí các khoản thu chi, dự toán NSNN mỗi năm
dựa trên cơ sở luật định và tùy từng nhiệm vụ kinh tế xã hội các cấp.
Nguyên tắc 6: Kết hợp chặt chẽ các khoản chi của ngân
sách nhà nước với khối lượng tiền tệ có mặt trong lưu thông với các
phạm trù giá trị tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến vấn đề
của kinh tế vĩ mô
Năm 2009 là một năm đầy thử thách đối với kinh tế - xã hội nước
ta. Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới triển vọng xuất khẩu.
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài sẽ gặp
không ít khó khăn. Hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với
nhiều thách thức…
Nhóm giải pháp chính sách tiền tệ, tín dụng, hiện nay VN cần duy
trì tiếp tục giải pháp tiền tệ linh hoạt thông qua giảm lãi suất cơ bản phù
hợp với diễn biến của giá cả và lạm phát, cũng như tạo các điều kiện cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng
trong bối cảnh giá cả có xu hướng giảm. Trong khi các ngân hàng thương
mại cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm mức độ thắt chặt tiền tệ, quản
lý chặt chẽ rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, đưa dần tỉ lệ nợ quá hạn về

ngưỡng an toàn, thì vẫn phải duy trì cung cấp tín dụng cho các dự án tốt
có hiệu quả.
Thống kê cho thấy, tổng mức động viên vào ngân sách nhà nước
năm 2009-2010 không quá 22% GDP, đồng thời giảm mức bội chi ngân
sách nhà nước xuống 4% GDP. Theo đó quy mô chi ngân sách nhà nước
năm 2009-2010 khoảng 25-26% GDP. Vì vậy chi thường xuyên từ ngân
sách nhà nước cần cơ cấu lại theo hướng tăng chi tiền lương đảm bảo thu
nhập cho cán bộ, công chức gắn liền với cải cách bộ máy hành chính,
tăng hiệu quả và hiệu suất hoạt động của bộ máy hành chính.
Chính sách tỉ giá cũng cần có những điều chỉnh phù hợp trong năm
2009-2010. Tỉ giá hối đoái cần được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng
có tăng, giảm phù hợp với trạng thái nền kinh tế và mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế xã hôi của nước ta. Tuy nhiên chính sách tỉ giá hối đoái
cần được kết hợp với biện pháp phân phối lại thu nhập, nhằm giảm dần
mức độ chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Nếu không khi
VND lên giá thì khoảng cách giàu nghèo có thể còn giãn rộng hơn và nảy
sinh những mâu thuẫn xã hội khó giải quyết
Để ngăn chặn suy giảm nền kinh tế cần sử dụng biện pháp kích cầu
đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Trong đó, hướng thúc đẩy đầu tư trong nước
là chú trọng tới nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm
22


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
thuế. Giảm thuế là biện pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư, cũng như kích
cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản suất kinh doanh, giảm giá tương
xứng đảm bảo tiêu dùng thực tế của người dân.
Cần linh hoạt vận dụng chính sách thuế quan và thuế tiêu thụ đặc
biệt để thúc ép các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh
tranh. Điều chỉnh thu nhập của nhóm người có thu nhập cao, tiêu dùng

hàng hóa, dịch vụ cao cấp, đắt tiền phần lớn là nhập khẩu. không nên quá
cứng nhắc trong việc áp dụng các biện pháp cấm đoán đối với nhập khẩu
hay tiêu dùng cá hàng hóa đắt tiền cao cấp, mà nên tăng cường thu từ
nhập khẩu các mặt hàng này vào ngân sách nhà nước để phục vụ cho các
mục tiêu an sinh xã hội.
III.1.2. Dự toán chi NSNN Việt Nam năm 2012.
STT

Nội dung

A

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
Nguồn thu ngân sách Trung ương
Thu ngân sách Trung ương hưởng theo phân cấp
- Thu thuế, phí và các khoản thu khác
- Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại
Thu chuyển nguồn
Chi ngân sách Trung ương
Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương theo
phân cấp
Bổ sung cho ngân sách địa phương
- Bổ sung cân đối
- Bổ sung có mục tiêu
Vay bù đắp bội chi NSNN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Nguồn thu ngân sách địa phương
Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp
Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương
- Bổ sung cân đối

- Bổ sung có mục tiêu
Chi ngân sách địa phương
Chi cân đối ngân sách địa phương
Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu

I
1

2
II
1
2

III
B
I
1
2

II
1
2

Dự toán
năm 2012
493.675
471.275
466.275
5.000
22.400

633.875
482.242
151.633
107.743
43.890
140.200
420.858
269.225
151.633
107.743
43.890
420.858
376.968
43.890

Bảng 2: Cân đối nguồn thu chi dự toán NSTW và NSDP năm 2012
(Theo nghị quyết số: 14/2011/QH13)
23


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Năm 2012 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới (20112015), vì vậy việc bố trí dự toán cơ bản được thực hiện theo hệ thống
định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
NSNN hiện hành; đồng thời, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, tiếp tục
ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu
cầu tăng chi NSNN năm 2012 là rất lớn.
Với dự kiến tăng chi NSNN như trên, thì nguồn chi năm 2012 được
bổ sung thêm 145.500 tỷ đồng từ tăng thu NSNN so với dự toán năm
2011. Ngoài ra, thực hiện chủ trương giảm dần bội chi NSNN, dự kiến

năm 2012 bội chi ở mức 4,8% GDP, tương ứng 140.200 tỷ đồng. Cùng
với số dự kiến chuyển nguồn từ tăng thu NSTW năm 2011 sang là 22.400
tỷ đồng thì dự kiến nguồn cân đối chi NSNN năm 2012 tăng thêm so với
dự toán năm 2011 là 177.500 tỷ đồng; trong đó: nguồn NSĐP tăng thêm
khoảng 62.904 tỷ đồng; nguồn NSTW tăng thêm khoảng 114.596 tỷ
đồng, mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tăng chi NSNN năm 2012.
Đơn vị: Tỷ đồng

STT
1
2
3
4

1
2
3
4
5
6
1
2

Nội dung
A- TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN
Thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
Thu viện trợ
B - THU CHUYỂN NGUỒN NSTW NĂM 2011

SANG NĂM 2012
C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ và viện trợ
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính
Chi thực hiện cải cách tiền lương
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phòng
D - BỘI CHI NSNN
Mức bội chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN
hiện hành (%GDP)
Mức bội chi ngân sách bao gồm TPCP; không bao gồm
chi trả nợ gốc (%GDP)
Bảng 3: Cân đối ngân sách nhà nước năm 2012
24

Dự toán
năm 2012
740.500
494.600
87.000
153.900
5.000
22.400
903.100
180.000
100.000
542.000
59.300

100
21.700
140.200
4,8
4,1


Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
(Theo nghị quyết số: 14/2011/QH13)
Căn cứ khả năng và yêu cầu, dự toán chi NSNN năm 2012 được bố
trí theo nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư
cho con người, cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã
hội. Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công
nghệ, văn hoá thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường theo các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đảm bảo chi quốc phòng, an ninh trong
tình hình mới. Riêng chi đầu tư phát triển, bố trí tăng về số tuyệt đối
nhưng giảm dần tỷ trọng trong tổng chi NSNN để có nguồn tăng chi đầu
tư cho con người, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, phân bổ chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, tập trung,
chống dàn trải, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã
ban hành; tập trung hơn cho những nhiệm vụ quan trọng, vùng miền và
địa phương, đơn vị khó khăn; thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài
chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tăng cường cơ chế tự chủ tài
chính, thực hiện cơ chế giá dịch vụ đi đôi với việc sửa đổi, ban hành
chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo.
Thứ ba, bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia hợp lý để chủ động
phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh...; bố trí đảm bảo
chi trả nợ theo cam kết.
Thứ tư, dự toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia với

mức tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng chi chung của các lĩnh vực
chi.
Trong bối cảnh kinh tế năm 2012, việc thực hiện dự toán này có
một số cơ hội nhưng cũng đứng trước những thách thức không nhỏ.
Cơ hội
Thứ nhất, một số sắc thuế mới có hiệu lực như thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường sẽ làm tăng nguồn thu cho NSNN.
Thứ hai, việc tiếp tục thực hiện các giải pháp theo Chương trình
hành động của Bộ Tài chính nhằm thực hiện Nghị quyết 11/CP trong đó
tập trung vào việc chống thất thu thuế, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế sẽ
tạo điều kiện cho việc tăng thu NSNN. Hơn nữa, các giải pháp thực hành
tiết kiệm chi thường xuyên trong kế hoạch này và thực hiện chỉ thị 1792/
CT-TTg của Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN
và trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-2015 sẽ là cơ sở cho việc thực
hiện tốt dự toán chi NSNN năm 2012.
25


×