Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

luận văn nghiên cứu văn bản Cúng Thủy Nguyệt Tổ Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 118 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN ĐÔ
(THÍCH TUỆ THÀNH)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN CÚNG THỦY NGUYỆT TỔ KHOA

Chuyên ngành : Hán Nôm
Mã số: 8220104

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN ĐÔ
(THÍCH TUỆ THÀNH)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN CÚNG THỦY NGUYỆT TỔ KHOA

Chuyên ngành : Hán Nôm
Mã số: 8220104

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Trọng Dƣơng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả
Đỗ Văn Đô


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
của giáo viên hướng dẫn - TS. Trần Trọng Dương, nhân đây tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nhà trường, người
thân, thầy tổ, thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn hữu đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình viết luận văn.

Tác giả

Đỗ Văn Đô


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 KHẢO CỨU CÚNG THỦY NGUYỆT TỔ KHOA TỪ GÓC ĐỘ VĂN
BẢN HỌC .................................................................................................................10

1. Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa: Khảo cứu về văn bản ...........................................10
2. Giám định tác giả và niên đại biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa ...............11
2.1. Tác giả biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa ............................................11
2.2. Niên đại biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa ..........................................12
3. Khoa cúng tổ - một loại hình văn bản văn hiến Phật giáo .................................14
4. Khoa cúng tổ - sử liệu về lịch sử truyền thừa Phật giáo ....................................25
Chương 2 NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TRƯNG NGỮ VĂN CỦA VĂN BẢN CÚNG
THỦY NGUYỆT TỔ KHOA ...................................................................................32
1. Giới thuyết về cấu trúc văn bản .........................................................................32
2. Khảo sát cấu trúc của văn bản Khoa cúng tổ .....................................................36
3. Khoa cúng tổ - một thể loại văn học Phật giáo ..................................................47
Chương 3 NGHIÊN CỨU HÀNH TRẠNG TỔ THỦY NGUYỆT VÀ CHƯ TỔ
TÀO ĐỘNG TRONG VĂN BẢN CÚNG THỦY NGUYỆT TỔ KHOA ...............51
1. Thiền phái Tào Động (Tông môn pháp quyến) .................................................52
1.1. Sơ lược về Thiền phái Tào Động ...............................................................52
1.2. Thiền phái Tào Động phía Bắc (Đàng Ngoài) Việt Nam...........................56
1.3. Thiền phái Tào Động ở miền Nam (Đàng Trong) Việt Nam ......................61
2. Hành trạng thiền sư Thủy Nguyệt......................................................................64
3. Hành trạng chư tổ phái Tào Động .....................................................................72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nghiên cứu trước đây về lịch sử Phật giáo, chủ yếu dựa trên các tài liệu
thư tịch, như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Đại Nam Thiền Uyển Truyền
Đăng Lục, ... Trong khi đó có hai loại hình văn bản văn hiến quan trọng khác ít
được để ý đến, đó là nhóm sử liệu bi ký (đặc biệt là bia tháp của tháp mộ, bài vị, bia
hành trạng chư tổ…) và nhóm hầu như không được biết đến hơn là nhóm các văn

bản Khoa cúng tổ. Đây là hai nhóm văn bản sử liệu nguyên cấp, được soạn bởi các
đệ tử (môn đồ pháp quyến) của các vị sư tổ các chùa các phái, là các sử liệu nguyên
cấp, là các sử liệu bên trong.
Khoa cúng tổ (hay cúng tổ nghi), có thể nói, là một dạng văn bản đặc thù,
riêng có của văn hóa Phật giáo- một loại hình sử liệu trước nay ít được biết đến. Đó
là một loại hình sử liệu nguyên cấp về hành trạng của các vị chư tăng. Đó đồng thời
là một thể loại văn học có giá trị từ chương tương đối cao cấp thể hiện trình độ Hán
văn (Văn ngôn) điêu luyện, không chỉ là ngữ liệu cho khoa nghiên cứu văn học mà
còn cho cả khoa ngôn ngữ học lịch sử, đặc biệt là khoa nghiên cứu Hán văn Việt
Nam. Khoa cúng tổ chưa từng được ghi nhận, nghiên cứu trong các bộ văn học sử
Phật giáo nói riêng và văn học sử Việt Nam nói chung. Khoa cúng tổ, với phần văn
chương, thực chất là phần lời của một hoạt động diễn xướng mang tính nghi lễ Phật
giáo. Phần lời của văn bản Khoa cúng tổ liên quan đến các hoạt động nghệ thuật
phật giáo khác, là một tư liệu cho thấy các giá trị văn hóa Phật giáo đã được hòa kết
trong một dạng thực thực hành tôn giáo đặc thù: khoa nghi cúng tổ. Khoa cúng tổ
như thế vừa là một văn bản ngôn từ phục vụ công tác thực hành tôn giáo (bao gồm
âm nhạc, diễn xướng, ca vũ, văn chương…), vừa lại là một công cụ để giáo dục về
lịch sử truyền thừa tông phái. Thế nhưng loại hình tư liệu này, trước nay, gần như
chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Hiện có hàng trăm văn bản
Khoa cúng tổ vẫn còn được lưu trữ và sử dụng trong khắp các tự viện, nhưng lại
không có cơ quan nghiên cứu, trung tâm thư viện quốc gia nào tiến hành sưu tầm,
thống kê, bảo tồn, lưu trữ, nghiên cứu loại hình văn bản này.

1


Đây là một đề tài nghiên cứu về lịch sử Phật giáo qua trường hợp một nhóm
các tư liệu mang tính đặc thù. Trong phạm vi nghiên cứu lịch sử, nhà Nho thường
nói: “Nước thì có sử, nhà thì có phả” (quốc hữu sử, gia hữu phả) còn lịch sử Phật
giáo thì thường không được để ý đến. Trong các nhóm văn bản nghiên cứu lịch sử

Phật giáo, ngoài những ghi chép về các thiền phái như “Thiền uyển tập anh”, “Tam
tổ thực lục” thời Trần còn từ khoảng thế kỉ 17, thế kỉ 18, thế kỉ 19 trở về sau có hiện
còn một số văn bản Hán Nôm đã được giới thiệu nghiên cứu đây đó. Trong các
nhóm văn bản lịch sử Phật giáo phải kể đến hệ thống văn bản bia mộ, bia tháp của
chư Tăng, các sách biên soạn lịch sử như “Kế đăng lục”, “Thiền uyển truyền đăng
lục” của Hòa thượng Phúc Điền, ngoài ra còn nhóm tư liệu đặc thù từ trước đến giờ
ít người biết đến, nhóm tư liệu có ghi chép về lịch sử hành trạng của các chư tổ tại
các sơn môn, đó chính là hệ thống văn bản Khoa cúng tổ.
Cho đến nay, mảng tư liệu cúng tổ khoa thuộc phạm vi chuyên biệt của từng
sơn môn một và trong các kho tàng lưu trữ của nhà nước như Viện nghiên cứu Hán
Nôm, Viện sử học, Thư viện quốc gia, thì hầu như là không có loại hình văn bản
này, do đây là những văn bản vẫn đang được sử dụng, được bảo tồn và lưu trữ tại
các chùa cho nên trong công tác kiểm kê, sưu tầm của nhà nước thì người ngoài ít
biết đến loại hình văn bản này vì các loại hình văn bản này mang tính chất văn bản
nội bộ của từng chùa, vậy dẫu có sưu tầm thì cũng khó có thể tiếp cận và sưu tầm.
Cho nên, vấn đề đặt ra là nghiên cứu lịch sử Phật giáo và cụ thể là nghiên cứu hành
trạng chư tổ qua tư liệu Khoa cúng tổ là một vấn đề cho đến nay gần như vẫn là một
mảnh đất trống chưa có người thực hiện.
Ngoài một số nghiên cứu, các giới thuyết của các nhà nghiên cứu thì theo
như điều tra hiện biết trong bộ sưu tập của ông Nguyễn Quang Khải có khoảng 500
khoa, sưu tập của ông Lê Quốc Việt hiện tại cũng khoảng 500 khoa, tuy nhiên cả
hai tác giả này đều chưa đưa ra một danh mục, thư mục cụ thể cho biết các Khoa
cúng tổ tên là gì, của chùa nào, sơn môn nào, dòng phái nào. Cho đến thời điểm
hiện tại cũng chưa có một khóa luận, luận văn, luận án của Cử nhân hay Thạc sĩ,

2


Tiến sĩ nào của ngành Hán Nôm nghiên cứu về loại hình văn bản đặc thù này - loại
hình văn bản Khoa cúng tổ.

Từ những thực tế như vậy, một nhu cầu bức thiết là cần phải nghiên cứu về
mảng tư liệu Khoa cúng tổ nói riêng, và lịch sử Phật giáo nói chung. Các cuốn sách
trước đây về lịch sử Phật giáo Việt Nam ví dụ như của Lê Mạnh Thát, Hòa thượng
Thích Thanh Từ chỉ phác ra những nét đại cương thông qua các bộ thư tịch cổ tiêu
biểu như “Thiền uyển tập anh”, các bộ sử Phật giáo chính thống nhưng ít đi vào hệ
thống tư liệu cụ thể của từng chùa. Đây là nghiên cứu mang tính chất trường hợp,
mang tính chất đặt nền tảng bước đầu về một mảng văn bản chuyên biệt của nhà
chùa.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu văn bản Cúng Thủy Nguyệt Tổ Khoa làm đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình. Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu cấu trúc văn bản
Khoa cúng tổ cũng như nghiên cứu hành trạng chư tổ qua văn bản Khoa cúng tổ
góp phần vào công cuộc nghiên cứu lịch sử các tự viện cũng như lịch sử Phật giáo
nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam liên quan đến các vị tổ sư
cũng như các tự viện phải kể đến các thư tịch cổ từ thời Lý Trần đến Nguyễn như
Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt
Tổ Truyện, Kế Đăng Lục,... những sách này có nói đến các vị tổ cũng như tình hình
Phật giáo thời bấy giờ. Theo lĩnh vực lịch sử cụ thể, một số bài nghiên cứu có nhắc
tới vị tổ sư cùng tiến trình lịch sử của các thiền viện, tự viện.
Hòa thượng Thích Thanh Từ (2010) trong cuốn Thiền sư Việt Nam, đây là
cuốn sách ghi chép, giảng giải về các Thiền sư khi mà Thiền tông truyền sang Việt
Nam, cuốn sách ghi chép khá rõ tiến trình lịch sử cũng như hành trạng các vị Thiền
sư giúp cho độc giả biết được vị sư nào tu hành hệ phái nào, có liên quan đến nhau
không, nêu ra những tấm gương tu hành cho hậu học noi theo.

3



Tác giả Nguyễn Quang Khải (2011) trong bài viết Tìm hiểu Hòa thượng
Trịnh Thập qua một số tư liệu ở chùa Hàm Long đăng ở Thông báo Hán Nôm học,
nói về vị tổ là Hòa thượng Trịnh Thập, trong bài viết có nói đến bản “Khoa cúng tổ”
cùng một số tư liệu như văn bia, câu đối, bài kệ, bài tán đã nói rõ lịch sử và hành
trạng của vị tổ cũng như biết được dòng truyền thừa, hệ phái tu của vị tổ sư.
Tác giả Thích Đồng Dưỡng trong bài “Phát hiện bản giới điệp của Thiền sư
Đạo Lịch tại chùa Hòe Nhai” đã so sánh sử liệu trong Khoa cúng tổ cũng như văn
bia của chùa Hòe Nhai để đưa ra giả thuyết rằng vị trụ trì thứ 8 là Thanh Như Chiếu
Pháp húy Đạo Sinh Quang Lịch Minh Đạt, và Đạo Lịch có lẽ là tên gọi tắt của pháp
húy Đạo Sinh Quang Lịch. Trong một bài khác là bài “Sử liệu về thiền sư Như Sơn”,
tác giả Thích Đồng Dưỡng sử dụng Khoa cúng tổ chùa Hồng Phúc với tư cách là
một loại hình sử liệu nguyên cấp để phục dựng hành trạng của thiền sư Như Sơn
trong mối quan hệ với hệ phái. Tác giả này, trong bài “Thử đặt lại vấn đề có phải
chùa Liên Hoa chính là chùa Liên Phái hay không”, tiếp tục sử sụng văn bản Cúng
sư nghi (Khoa cúng tổ chùa Hàm Long do tổ Như Trừng do Tính Ngạn soạn). Trong
thời gian từ 2011- 2016, tác giả Thích Đồng Dưỡng đã liên tục sử dụng Khoa cúng
tổ như nguồn sử liệu chính thức để nghiên cứu lịch sử Phật giáo trong sự đối sánh
với các nguồn sử liệu thư tịch và bi ký khác.
Năm 2015, các tác giả Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Sử, Thích Tiến Đạt,
đều sử dụng các văn bản Khoa cúng tổ của một số chùa để nghiên cứu về hành trạng
của một số chư tổ của thiền phái Tào Động Việt Nam. Nhưng phần lớn đều nghiên
cứu từ góc độ lịch sử Phật giáo, mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá, nhận xét về
loại hình văn bản, đặc điểm văn bản, cấu trúc văn bản, thể tài văn bản của Khoa
cúng tổ.
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Sử “Khảo cứu về Thiền sư Thích
Tính Chúc – Đạo Chu (1698 - 1775) (Trong “Thiền phái Tào Động Việt Nam và
quần thể di tích Nhẫm Dương giá trị lịch sử, văn hóa Phật giáo”. Viện nghiên cứu
Tôn giáo & Ban Văn hóa TW GHPGVN. Hải Dương. Tr. 207 - 214), có dựa vào
bản Khoa cúng tổ để viết về Thiền sư Thích Tính Chúc – Đạo Chu, bài viết là một


4


phần trong tổng quan nghiên cứu về các vị Thiền sư Việt Nam từ thế kỷ 17 trở lại
đây và cũng là bước đầu nghiên cứu của người viết về một vị thiền sư dòng thiền
Tào Động ở Việt Nam.
Tác giả Phạm Văn Tuấn với bài viết “Khảo luận về đệ Tam tổ phái Tào
Động Việt Nam Như Sơn thiền sư” (Trong “Thiền phái Tào Động Việt Nam và
quần thể di tích Nhẫm Dương giá trị lịch sử, văn hóa Phật giáo”. Viện nghiên cứu
Tôn giáo & Ban Văn hóa TW GHPGVN. Hải Dương. Tr. 232 - 245), cũng dựa vào
Khoa cúng tổ chùa Hòe Nhai và Khoa cúng tổ chùa Tiêu Sơn để nghiên cứu về vị tổ
thiền sư Như Sơn, nghiên cứu là một mắt xích để nối lại các khoảng cách, các lớp
lang từ tông giáo đến tư tưởng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt trong mối
giao thoa giữa phái Lâm Tế và phái Tào Động ở Việt Nam, cũng là quá trình diễn
biến các văn bản, chắp nối và thông diễn với ngữ nghĩa từ quá khứ đến hiện đại để
làm rõ con người, thời đại và văn hóa Phật giáo thiền phái Tào Động cũng như Lâm
Tế giai đoạn cuối thế kỷ 17 đầu thế kỉ 18.
Tác giả Thích Tiến Đạt với bài viết “Pháp mạch truyền thừa tông Tào Động
Việt Nam (Hệ Nhẫm Dương – Hồng Phúc)” (Trong “Thiền phái Tào Động Việt
Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương giá trị lịch sử, văn hóa Phật giáo”. Viện
nghiên cứu Tôn giáo & Ban Văn hóa TW GHPGVN. Hải Dương. Tr. 53 - 57), có
dựa vào Tào Động Tông Nam truyền Tổ Sư ngữ lục, Thiền Uyển Kế Đăng lục và
các bản bia kí, khoa cúng của chốn tổ mà nêu ra được pháp mạch truyền thừa của
tông Tào Động từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam.
Tác giả Trần Trọng Dương (2016) trong bài viết Mandala tri tạo kiến văn
thời tiền hiện đại ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngôi chùa Phật giáo, bài viết
là một nỗ lực thử tìm về đời sống tri thức Phật giáo và quá trình tri tạo kiến văn
Phật giáo ở Việt Nam thời tiền hiện đại. Trong bài viết cũng có nhắc đến hệ phái
truyền thừa Phật học, chùa tổ, chốn tổ, tổ đình, sơn môn, cho biết được mối quan hệ
của vị sư trong chùa, sự truyền đăng của dòng phái trong sơn môn. Bài viết cho rằng:

“Hình thức các bài khoa cúng là văn biền ngẫu, kết hợp với thơ tán tụng. Nhưng nội
dung của nó lại là một kiểu “lý lịch tu hành” của sư thầy quá cố, hay lớn hơn đó còn

5


là phả hệ truyền thừa của chùa. Chùa có Khoa cúng tổ, giống như nhà thường dân
phải có gia phả, và đất nước phải có các bộ lịch sử quan phương. Theo truyền thống,
chùa nào cũng phải có Khoa cúng tổ, đó được coi như là một phương tiện giáo dục
lịch sử của sơn môn dòng phái, vừa được coi như một hoạt động nghi lễ nhằm hồi
hướng và tán dương công đức cho người đã hoằng dương Phật pháp. Giáo dục lịch
sử đã song hành cùng với giáo dục nghi lễ. Đây chính là một loại hình literacy
practice đặc thù của văn hóa Phật giáo.” (2017: 15) Bài viết đã nhắc đến Khoa cúng
tổ như một loại hình văn bản văn hiến Phật giáo quan trọng cho phép nghiên cứu về
lịch sử truyền thừa và văn hóa nghi lễ Phật giáo.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu khá rõ để tìm hiểu lịch sử Phật giáo,
lịch sử ngôi thiền tự,... Luận văn này, tác giả đi sâu vào hệ thống tư liệu của chùa là
văn bản Khoa cúng tổ để tập trung nghiên cứu hành trạng, lịch sử của chư vị tổ sư
nhằm đưa ra cách nhìn rõ nét nhất mảng văn bản chuyên biệt của nhà chùa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và minh định văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa, nghiên cứu về
loại hình văn bản đặc thù đó là Khoa cúng tổ, vì từ trước đến nay chưa có công trình
nghiên cứu về vấn đề này, văn bản Khoa cúng tổ ít người biết đến và người ta cũng
không rõ là thuộc loại văn bản gì, nó vừa là sử liệu nguyên cấp, vừa là tác phẩm từ
chương, vừa là văn bản diễn xướng để thực hành các lễ nghi của Phật giáo. Luận
văn nghiên cứu vấn đề văn bản từ góc độ của văn hiến học, như loại hình văn hiến,
cũng như nghiên cứu vấn đề thể loại văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Khảo sát văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa.
- Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích những phần quan trọng của văn bản.
- Nghiên cứu văn bản, giá trị về mặt văn học, giá trị về mặt sử liệu.

6


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa.
- Nghiên cứu vấn đề thể loại của văn bản.
- Nghiên cứu về hành trạng của thiền sư Thủy Nguyệt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khảo sát cụ thể của luận văn chỉ tập trung vào văn bản Cúng Thủy
Nguyệt tổ khoa và so sánh rộng ra với một số văn bản cúng tổ khoa khác, như Cúng
sư nghi chùa Hàm Long, Khoa cúng tổ chùa Hòe Nhai,…
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng các phương pháp các thao tác của nghiên cứu văn bản học.
Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp của thư tịch học, nghiên cứu
văn hiến học, để giám định sử liệu trong văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa để từ
đó đánh giá được vai trò, vị trí của văn bản này trong viêc nghiên cứu lịch sử Phật
giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
- Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của văn hiến học Hán Nôm (văn hiến
học lý thuyết) như văn bản học học, văn tịch học, văn hiến học ngữ văn, văn hiến
học tôn giáo…
- Phương pháp văn bản học: sử dụng các phương pháp hiệu điểm, giám định

niên đại, để xác định giá trị, thời gian biên soạn, thời gian định bản. Song văn bản là
độc bản, nên luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lý hiệu pháp, phê phán bên
trong, chứ không có công tác khảo dị văn bản, hay đối hiệu pháp của khoa hiệu thù
học.

7


- Ngôn ngữ học: sử dụng các thao tác của thực hành phiên dịch học, gồm phiên
âm, dịch nghĩa, chú thích văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa. Sử dụng các thao tác
và phương pháp thống kê ngôn ngữ để nghiên cứu về thể loại, thể tài, đặc trưng
ngôn ngữ Hán văn trong văn bản.
- Phương pháp sử học: nghiên cứu các nguồn sử liệu hữu quan, giám định niên
đại sáng tác và niên đại định bản của các nguồn sử liệu, ví dụ như văn bản cúng tổ
khoa, bi kí, mộ tháp, hoành phi câu đối,...
- Phương pháp nghiên cứu văn học: xác định được kết cấu văn bản, sử dụng
phương pháp nghiên cứu của từ chương học để nghiên cứu về thủ pháp ngôn ngữ và
nghệ thuật ngôn từ của văn bản.
- Sử dụng phương pháp mô tả phân tích: nhằm làm sáng tỏ những giá trị của
văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận:
- Minh định một loại hình văn bản văn hiến Hán Nôm đó là Khoa cúng tổ, tồn
tại với tư cách là một loại hình văn bản, một thể loại văn bản văn hiến.
- Đóng góp thêm một thể loại văn học cho văn học sử Việt Nam nói chung và
lịch sử Văn học Phật giáo Việt nam nói riêng.
- Khẳng định giá trị về mặt văn hóa trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam
thời Trung đại cũng như trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn:
- Luận văn phiên dịch những phần quan trọng trong văn bản Khoa cúng tổ

thiền sư Thủy Nguyệt.
- Về mặt khía cạnh lịch sử, góp phần làm sáng tỏ hành trạng của một vị tổ
quan trọng trong lịch sử thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam thế kỷ XVIIXVIII trên cơ sở khai thác các nguồn sử liệu gốc.
- Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo trong đời sống
văn hóa xã hội của Phật giáo hiện nay.

8


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phiên âm, dịch nghĩa,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Khảo cứu Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa từ góc độ văn bản học
1. Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa: khảo cứu về văn bản
2. Giám định tác giả và niên đại biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
3. Khoa cúng tổ- một loại hình văn bản văn hiến Phật giáo
4. Khoa cúng tổ- sử liệu về lịch sử truyền thừa Phật giáo
Tiểu kết chương 1
Chƣơng 2: Nghiên cứu về đặc trƣng ngữ văn của văn bản Cúng Thủy
Nguyệt tổ khoa
1. Giới thuyết về Cấu trúc văn bản
2. Khảo sát cấu trúc của văn bản Khoa cúng tổ
3. Khoa cúng tổ- một thể loại văn học Phật giáo
Tiểu kết chương 2
Chƣơng 3: Nghiên cứu hành trạng tổ Thủy Nguyệt và chƣ tổ Tào Động
trong văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
1. Thiền phái Tào Động (Tông môn pháp quyến)
2. Hành trạng Thiền sư Thủy Nguyệt
3. Hành trạng chư tổ phái Tào Động
Tiểu kết chương 3

Kết luận
Phụ lục 1: Nguyên văn ảnh ấn văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
Phụ lục 2: Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích một số phần quan trọng của văn
bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa

9


Chƣơng 1 KHẢO CỨU CÚNG THỦY NGUYỆT TỔ KHOA TỪ GÓC ĐỘ VĂN
BẢN HỌC
Trong chương này, chúng tôi khảo cứu văn bản Cúng Thủy nguyệt tổ khoa từ
trên các phương diện văn bản, niên đại biên soạn, niên đại định bản và tác giả biên
soạn. Tiếp đến, luận văn khảo cứu sự văn bản Cúng Thủy nguyệt tổ khoa từ lý
thuyết văn hiến học và sử liệu về lịch sử truyền thừa Phật giáo.
1. Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa: Khảo cứu về văn bản
Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa 供水月祖科 là một quyển sách được tìm thấy
trong thư viện sách ở chùa Hòe Nhai, số 19, phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung
Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Nội dung văn bản viết về khoa cúng, cụ thể là Khoa
cúng tổ, là một văn bản sách cúng các chư tổ trong các dịp giỗ tổ của chùa.
Sách là bản viết tay chữ Hán trên giấy, với số lượng 74 tờ, tờ 2 trang, mỗi
trang có 2 phần là: Phần chính văn được viết bằng chữ Hán to theo lối Khải thư và
phần chú thích viết bằng chữ Hán nhỏ theo lối Hành thảo dưới hình thức lưỡng
cước, chữ viết rất đẹp, nhưng đôi chỗ cũng vẫn có lỗi chính tả. Để tiện theo dõi,
thống kê, chúng tôi đánh số trang từ đầu đến cuối thành 1a – 74a.
Trang bìa sách có ghi chữ Hán 供水月祖科 Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa, theo
lối viết khoa cúng thì các trang sách có phần như: trang 1a là bài kệ dầu Kì gia bị kệ
祈嘉被偈; trang 8b là bài xướng kệ Xướng kệ vân 唱偈云; trang 12b là phù dĩ Phù
dĩ 夫以; trang 15a bài tán ca Tán ca vân 讚歌云; trang 15b là phần cung văn thứ
nhất Cung văn 恭聞; trang 17b là phần nhiên hương Nhiên hương 燃香; trang 19b là
phần cung văn thứ hai Cung văn 恭聞; trang 21b là phần phụng thỉnh Phụng thỉnh

奉請 và xướng kệ Xướng kệ vân 唱偈云; trang 22b là phần kì nguyện Kì nguyện 祈
願, tái lễ Tái lễ 再禮 và bài tán Tán vân 讚云. Từ trang 23b đến 66b là các đường
thỉnh Nhất tâm phụng thỉnh 一心奉請; sau mỗi đường thỉnh có phần duy nguyện
Duy nguyện 惟願 ở trang 31a, trang 44a, trang 64a, trang 65b; trang 66a là an tọa
An tọa 安座; trang 68a là trì tụng cúng dàng Cúng dàng 供養; trang 70a là tuyên sớ

10


Sớ văn cẩn đương tuyên độc 疏文謹當宣讀 và bài tán hóa sớ Cử tán vân 舉讚云;
trang 71b là bài xướng kệ nhiễu tháp Xướng kệ nhiễu tháp 唱偈遶㙮.
Như vậy, Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa là bản khoa cúng tương đối trọn vẹn về
mặt cấu trúc văn bản. Cấu trúc hình thức này cho phép xác định đây là một khoa
nghi Phật giáo. Sáu đường thỉnh tương ứng với lịch sử, hành trạng của sáu vị tổ sư.
Về mặt ngôn từ, thì ngôn ngữ Hán văn trong văn bản chủ yếu sử dụng lối văn biền
ngẫu điêu luyện, nhiều từ ngữ khái niệm của Phật giáo. Các dòng chú thích không
những chú về lịch sử, mà còn chú cả điển tích, cả ngữ văn. Đấy là những tư liệu quý
hiếm cho việc nghiên cứu huấn hỗ học Việt Nam- một mảnh đất trống hiện ít người
thực hiện. Có thể nói, đây là văn bản Hán văn Phật giáo Việt Nam có nhiều giá trên
nhiều phương diện để nghiên cứu.
2. Giám định tác giả và niên đại biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
2.1. Tác giả biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
Theo như phần khảo cứu về văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa thì đây là
văn bản viết tay bằng chữ Hán, trong văn bản không thấy xuất hiện bài tựa, tên hay
bút tích của người viết; thêm nữa, chúng tôi đã tham vấn thầy trụ trì chùa Hòe Nhai
nơi cuốn sách tìm thấy nhưng cũng chưa xác định chi tiết nên tác giả biên soạn vẫn
chưa được rõ ràng, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm để bổ sung nếu có tư liệu liên quan.
Khoa cúng tổ có đặc trưng là sau mỗi một vị tổ sư mà mất đi sẽ có khoa cúng
được biên soạn để phục vụ cho các dịp giỗ tổ chùa. Trong Cúng Thủy Nguyệt tổ
khoa có viết 6 đường thỉnh tổ tương tự là 6 cụ tổ, thông thường khi viết về đời tổ

trước thì có thể do những vị cùng dòng phái theo thế hệ đời sau viết nên giả thuyết
chúng tôi đặt ra là tác giả khoa cúng do một nhóm cùng nhau biên soạn. Về mặt
logic, thì ngay sau khi một vị tổ viên tịch, các đệ tử sẽ biên soạn khoa cúng để cúng
tổ cho vị tổ sư đó. Thời điểm khởi soạn Thủy Nguyệt cúng tổ khoa sẽ là từ năm
1704 trở về sau do một vị tổ nào đó soạn lại. Thông thường người soạn là đệ tử
truyền pháp. Ví dụ như văn bản Cúng tổ nghi do thiền sư Như Như (1696 - 1733)
soạn để cúng cho thầy truyền pháp của mình là Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng
11


(1647 - 1726) được thực hiện vào ngày Phật thành Phật năm Bảo Thái Nhu Triệu
Đôn Tường 保泰柔兆敦牂 tức năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726).
Nếu đúng theo logic, khoa cúng tổ được đệ tử của thiền sư Thủy Nguyệt soạn
nay sau khi sư tổ mất để làm lễ khoa nghi cúng thầy, thì văn bản Cúng Thủy Nguyệt
tổ khoa cũng khởi soạn ngay trong năm 1704, mà người soạn có thể là đệ nhị tổ của
tông Tào Động là hòa thượng Chân Dung Tông Diễn (1638- 1709) [Thích Khoan
Dực, Tào Động tông nam truyền tổ sư ngữ lục]. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết suy
luận, cần sưu tầm, khảo chứng thêm sử liệu về sau này.
2.2. Niên đại biên soạn Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa
Để xác định niên đại biên soạn Cúng Thủy nguyệt tổ khoa, chúng tôi cũng
dựa vào khảo cứu về văn bản để tìm hiểu. Về mặt cấu trúc, phần đầu của văn bản
cúng tổ như kệ, xướng, tán sẽ có niên đại biên soạn trùng với đường thỉnh của thiền
sư Thủy Nguyệt. Đây chính là lý do khiến văn bản mang tên Cúng Thủy Nguyệt tổ
khoa. Nhưng trải qua thời gian, cùng với sự phát triển của dòng thiền này, số lượng
các tổ sư viên tịch tăng lên, thì số lượng các đường thỉnh sẽ tăng lên. Mỗi một
đường thỉnh bổ sung về sau là một lần văn bản được bổ sung. Thời điểm bổ sung
đường thỉnh cho Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa được chúng tôi gọi là niên đại tục biên.
Vì thế, văn bản này, giống như nhiều văn bản khoa cúng tổ Hán Nôm khác, đều là
các tư liệu có nhiều niên đại biên soạn, gồm niên đại khởi biên, các niên đại tục biên.
Niên đại khởi biên là năm 1704 ngay sau khi tổ Thủy Nguyệt (1637-1704) mất1,

niên đại tục biên lần thứ nhất là năm 1709 (hoặc 1711) sau khi tổ Tông Diễn ((16381709)2 (1640-1711)3) mất4, niên đại tục biên lần thứ hai là năm 1737 sau khi tổ Từ
Sơn - Như Sơn (1681-1737) mất5, niên đại tục biên lần thứ ba là vào năm 1775 sau

1

Theo Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, 2010
Theo Thich Tiến Đạt dịch (2015), trong Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục thì thiền sư Tông Diễn
sinh năm 1638 mất năm 1709.
3
Theo Thích Thanh Từ viết trong Thiền Sư Việt Nam thì thiền sư Tông Diễn sinh năm 1640 mất năm 1711.
4
Theo Thích Tiến Đạt (dịch), Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục, 2015; Thích Thanh Từ, Thiền Sư
Việt Nam, 2010
5
Theo Phạm Văn Tuấn, Khảo luận về Đệ tam tổ phái Tào Động Việt Nam Như Sơn thiền sư (1681-1737),
2015
2

12


khi tổ Tính Chúc Đạo Chu (1698-1775) mất6, niên đại tục biên lần thứ tư là vào
năm sau khi tổ Hải Điện Mật Đa (chưa rõ năm sinh năm mất) mất, và niên đại tục
biên soạn cuối cùng là khoảng năm 18387 sau khi tổ Khoan Dực (?-?) mất.
Trên toàn bộ văn bản cũng không ghi rõ bút tích của người viết, không ghi rõ
niên đại là bản viết tay trực tiếp sáng tác hay là sao chép lại của văn bản nào khác,
chúng tôi dựa vào chữ viết khải thư trong văn bản và năm cụ tổ đời thứ 6 của phái
Tào Động ở Việt Nam đã mất trong khoa cúng là cụ tổ Khoan Dực Phổ Chiếu để
phán đoán niên đại trong khoảng thế kỉ XIX. Về cụ tổ Khoan Dực, sách Tào Động
chính tông lịch đại tổ sư khoa (bản chùa Hòe Nhai), thấy có chép: “Thiền sư Khoan

Dực tổ đời thứ 41 tông Tào Động khai sơn chùa Đại Quang, xã Nghi Giang, huyện
Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Đệ tử của ngài dưới đây: Tỳ kheo Giác Thận (ở chùa Hoa
Hội), Giác Kính, Giác Trí (trụ trì chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn), Giác Thông (chùa
Phúc Lâm), Giác Lĩnh, Giác Bản (chùa An Phúc), Giác Lâm (trụ trì đời thứ 7 chùa
Hồng Phúc), Giác Hiệp, Giác Viên. Đoạn trích dẫn giúp ta xác định rõ chùa Đại
Quang thuộc xã Nghi Giang – Bắc Ninh và các học trò của ngài Khoan Dực như
Giác Trí, Giác Lâm, Giác Thông, Giác Bản.” (Tào Động tông tứ thập nhất thế tổ
Khoan Dực thiền sư thị Bắc Ninh Siêu Loại Nghi Giang Đại Quang tự khai sơn. Đệ
tử dĩ hạ: Tỳ kheo Giác Thận (trụ Hoa Hội tự), Giác Kính, Giác Trí (trụ trì Tiêu Sơn
Thiên Tâm tự), Giác Thông (Phúc Lâm tự), Giác Lĩnh, Giác Bản (An Phúc tự), Giác
Lâm (Hồng Phúc thất đại trụ trì), Giác Hiệp, Giác Viên). Từ thông tin đó, đối chiếu
với địa danh hiện nay, theo Đồng Dưỡng viết trong Bản Giới điệp Thiền sư Đạo
Lịch chùa Hòe Nhai, Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 143 (năm 2011) ghi như sau:
“biết chùa Đại Quang nằm về thôn Nghi An, xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh (Trên văn chuông viết năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) có ghi: “Bắc Ninh
tỉnh, Thuận An phủ, Siêu Loại huyện, Gia Bình huyện Nghi Tuyền, Trạm lộ nhị xã
Nghi thôn Đại Quang tự, Trung Đạo am…”.). Thôn Nghi An thời Hậu Lê gọi là
Nghi Tuyền, nhà Nguyễn đổi là Nghi Giang, Nghi thôn, có tên Nôm là Làng Nghe.
6
7

Theo Nguyễn Hữu Sử, Khảo cứu về thiền sư Thích Tính Chúc – Đạo Chu (1698-1775), 2015
Theo Thích Đồng Dưỡng, Bản Giới điệp Thiền sư Đạo Lịch chùa Hòe Nhai, Tạp chí Văn hóa Phật giáo số
143, 2011

13


Chùa do Tổ Khoan Dực trụ trì vào thời cuối Lê, đầu Tây Sơn. Vào thời Nguyễn,
chùa là tổ đình của thiền phái Tào Động, nhiều thiền sư đã đến tham học và như bản

điệp ghi, vào các năm Kỷ Mão (1819) và Bính Tuất (1826), chùa tổ chức giới đàn.
Hiện nay, chùa mới được trùng tu, với qui mô nhỏ, chưa có sư trụ trì. Phía trước
vườn tháp Tổ đã đổ nát, may còn quả chuông đồng. Quả chuông được đúc năm
Minh Mệnh thứ 19 (1838), lúc đó, Thiền sư Đạo Nguyên Khoan Dực đã viên tịch
nên có đề phía trước niên đại như sau: “Nam mô Tịnh Quang tháp Đạo Nguyên hòa
thượng pháp húy Khoan Dực Thanh Lãng Tỳ-kheo hóa thân bồ-tát”. Dòng sau có đề
“Thủ tọa tăng tự Đạo Thành, pháp quyến tự Đạo Lịch, tự Sinh Liên”. Qua đây, đã
thấy Đạo Lịch gắn bó với chùa Đại Quang.”
Như vậy, tổ Khoan Dực đã từng tham gia Đàn giới năm Bính Tuất (1826)
mất trong khoảng thời gian sau năm 1838, từ đó chúng tôi đoán định rằng niên đại
tục biên lần cuối của tác phẩm Thủy Nguyệt khoa nằm trong khoảng thế kỉ từ năm
1838 trở về trước.
Gút lại, niên đại khởi soạn của văn bản là 1704, niên đại thành thư là trước
năm 1838.
Văn bản hiện còn hiện không còn nhiều thông tin để nghiên cứu thời điểm
định bản sau Khoan Dực. Liệu đó là bản gốc của giai đoạn này, rồi sau đó không
được bổ sung thêm? Hay đó là văn bản đã được chép lại bởi các đệ tử thuộc phái
Tào Động đời sau. Vấn đề này tạm nêu ở đây chờ khảo cứu sau.
Trong văn bản Cúng Thủy Nguyệt tổ khoa xuất hiện chữ “種 - Chủng” có
cách viết khác, tham khảo Nghiên cứu chữ húy VIệt Nam qua các triều đại của Giáo
sư Ngô Đức Thọ có ghi chữ “種 - Chủng” là một trong những chữ kiêng húy thời
vua Gia Long (1802 - 1819), từ đó chúng tôi xác định niên đại định bản của văn bản
là vào thời vua Gia Long.
3. Khoa cúng tổ - một loại hình văn bản văn hiến Phật giáo
Phần này chúng tôi triển khai nghiên cứu khoa cúng tổ từ lý thuyết văn hiến
học. Chúng tôi cho rằng Khoa cúng tổ là loại hình văn bản văn hiến rất đặc trưng
của văn hóa Phật Giáo.
14



Trong bài viết Cơ cấu phân ngành Hán Nôm: nhìn từ lý thuyết Văn hiến học
của Trần Trọng Dương và Trịnh Khắc Mạnh có viết “Văn hiến học là khoa học
nghiên cứu về mọi phương diện lý thuyết về các quy luật, các quá trình lịch sử hình
thành tư liệu văn hiến, các phương pháp chỉnh lý và sử dụng các nguồn tư liệu văn
hiến trong lịch sử… Tư liệu văn hiến trỏ tất cả các loại hình văn bản đề cập đến các
phương diện nội dung, tư tưởng của Nho giáo. Nội dung của các tư liệu văn hiến
bao quát hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, văn hiến còn là “tên gọi
chung cho bất cứ một dạng vật chất nào sử dụng văn tự, tranh ảnh, kí hiệu, để ghi
chép thông tin tri thức như: ấn phẩm, băng từ, đĩa CD, băng hình, bản in ốp sét” [Từ
Hải, 2001: 1860]. Văn hiến học là ngành khoa học nghiên cứu tất cả các loại hình
văn bản văn hiến nói chung ở cả hai phương diện hình thái vật chất và loại hình nội
dung. Văn bản văn hiến không chỉ giới hạn trong phạm vi chữ Hán và các loại hình
chữ viết khối vuông khác, mà có thể mở rộng đến các loại hình văn tự khác như hệ
chữ Latin, hệ chữ Indic (Cham, Khmer,…).
Các loại hình văn bản văn hiến có chia theo cách phân loại thư tịch truyền
thống, chủ yếu theo mô hình phân loại của Nho giáo, gồm kinh- sử- tử- tập. Trong
cách phân chia loại hình thư tịch thì nên lấy cái nhìn của chủ thể bên trong để phân
chia, bao gồm các mục sau:
1/ Kinh: chư kinh, kinh truyện, kinh truyện loại điển;
2/ Sử: kí sự, biên niên, bình luận, truyện kí, địa dư, chính trị,
3/ Tử: Nho lưu, loại thư, pháp gia, võ bị, nông tang, y thuật, đạo pháp, thiên
văn, toán học, tinh học, bốc phệ, địa lý, cầm học, kỳ học, thư pháp, họa pháp, tiểu
thuyết, …
4/ Tập: thi, từ, phú, văn, chế nghĩa, biểu, sách …
(theo Cổ học viện thư tịch thủ sách, chuyển dẫn Liu Yujun, 2005: 208). Nhưng cách
phân chia này rõ ràng không bao quát hết được tất cả các loại hình văn bản phong
phú tồn tại của các tư liệu văn hiến, hoặc dồn tất cả các kinh điển khác (như Đạo,
Phật, bách gia,...) vào nhóm Tử. Các tác giả Trần Trọng Dương và Trịnh Khắc
Mạnh đã phân chia làm một số nhóm tư liệu văn hiến như sau:


15


1/ Nho tạng tức các văn bản văn hiến Nho giáo gồm tứ thư ngũ kinh, các tác
phẩm của các nhà Nho.
2/ Phật tạng (văn hiến Phật giáo) gồm: kinh, luật, luận, sử, khoa nghi, sớ sao,
pháp số.
3/ Đạo tạng tức văn hiến Đạo giáo, gồm: văn loại, thần phù, ngọc quyết, linh
đồ, phả lục, giới luật, uy nghi, phương pháp, chúng thuật, ký truyện tán tụng,
chương biểu.
(4). Văn hiến Thiên chúa giáo.
(5). Văn hiến dân tộc thiểu số.
(6). Văn hiến báo chí: chủ yếu ở Nam Phong tạp chí và một số ít các tư liệu
báo chí cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .
(7). Văn hiến dân gian: gia phả, khoán ước, thần phả,…
(8) Văn hiến công văn hành chính thuộc công văn học.
Ngoài ra còn có văn hiến dân tộc thiểu số, văn hiến báo chí, văn hiến khoa kĩ,
văn hiến văn học, văn hiến nghệ thuật.

16


văn hiến Nho giáo
văn hiến Phật giáo
Văn hiến Đạo giáo
văn hiến Thiên
Chúa giáo
văn hiến bách gia

văn hiến


văn hiến dân tộc
thiểu số
văn hiến báo chí
văn hiến dân gian
văn hiến công văn
văn hiến lịch sử
văn hiến khoa kĩ
văn hiến văn học
văn hiến nghệ
thuật
...

Nhìn vào mô hình trên ta thấy, khoa cúng tổ là một loại hình văn bản thuộc
về văn hiến Phật giáo.
Qua Khoa cúng tổ, đều có hết những đặc trưng về loại hình văn bản văn hiến,
trước hết đó là nguồn tư liệu văn hiến, có văn tự, có nội dung, có tư tưởng,... Khoa
cúng tổ mang nét đặc trưng của loại hình khoa nghi trong Phật giáo. Cũng trong bài
viết, tác giả cũng có giải thích: “Văn hiến học Hán Nôm nghiên cứu về các tư liệu
văn hiến thuộc hệ chữ Hán (Chinese writing) bao gồm tất cả các văn bản được viết
bằng văn tự khối vuông. Chủ thể sáng tác có thể là các dân tộc đang định cư trên
lãnh thổ Việt Nam hiện tại. Nhưng cũng có thể đó là các văn bản do các giáo sĩ
17


phương Tây hoặc cha cố người Việt biên soạn, các văn bản của người Hán- người
Nhật- người Hàn viết về Việt Nam, liên quan đến Việt Nam. Hệ thống tư liệu này
kết hợp uyển chuyển cả ba phương diện: của Việt Nam, ở Việt Nam, và về Việt
Nam.” (2017, tr.3) Dựa vào cách phân chia ở trên, khảo sát qua Khoa cúng tổ, có
thể thấy Khoa cúng tổ nằm trong Phật tạng thuộc văn hiến học Hán Nôm.

Xét về Văn hiến Phật giáo Việt Nam, dựa trên một số tiêu chí cũng như dựa
trên đặc thù, tính chất cộng thêm cách nhìn từ bên trong, cái nhìn của chủ thể văn
hóa (nhà Thiền), chúng tôi có những cách phân loại như sau:
+ Xét về chữ viết: văn hiến Phật giáo nói chung có hai hệ chính và Hán tạng
và Pali tạng. Ngoài ra còn phải kể đến các văn bản dịch sang tiếng Việt bằng Nôm
trong suốt gần 1000 năm, và các kinh sách Phật giáo bằng chữ Latin- Quốc ngữ
(nhất là từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây) [Nguyễn Đình Hưng 2017].
+ Trong nhóm Hán tạng, theo cái nhìn của chủ thể bên trong thì Văn hiến
Phật giáo có chia ra thành Tam tạng gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng như sơ
đồ dưới đây.

Văn hiến Phật giáo Việt Nam

Kinh

Luật

Luận

Theo Từ điển Phật học Đạo Uyển8 có nhắc về Tam tạng:
Tam tạng tiếng Hán là 三 藏 , tiếng Sancrit là tripiṭaka, Pali là tipiṭaka, nghĩa
là ba nhóm văn bản quan trọng, cơ bản ghi chép ba loại hình kinh sách của Phật
giáo, bao gồm: Kinh tạng ( 經 藏; s: sūtra-piṭaka; p: sutta-piṭaka), Luật tạng ( 律 藏;
s, p: vinaya-piṭaka), Luận tạng ( 論 藏; s: abhidharma-piṭaka; p: abhidhammapiṭaka).
8

Từ điển Đạo uyển, link: . Ngày hạ tải: 15-01-2018. Ngoài ra, chúng tôi còn tra cứu một số từ điển khác như
Phật quang đại từ điển (Thích Quảng Độ dịch), .... nhưng các từ điển này định nghĩa không giống nhau./ Chỉ
có Đạo uyển là phân loại theo loại hình văn bản, nên chúng tôi trích dẫn ở đây.


18


Kinh tạng là các văn bản ghi chép các bài giảng của đức Phật và các đại đệ tử.
Kinh tạng được chia làm năm bộ chính, bao gồm: (1) Trường bộ kinh (p: dīghanikāya), (2) Trung bộ kinh (p: majjhima-nikāya), (3) Tương ưng bộ kinh (p:
saṃyutta-nikāya), (4) Tăng-nhất bộ kinh (p: aṅguttara-nikāya) và (5) Tiểu bộ kinh
(p: khuddaka-nikāya).
Luật tạng bao gồm hai nhóm các văn bản (1) ghi chép về lịch sử phát triển
của Tăng-già (s, p: saṅgha), (2) các văn bản ghi chép về các giới luật của người xuất
gia. Luật tạng được xem là nhóm văn bản cổ nhất, được biên soạn chỉ vài chục năm
sau thời đức Phật nhập Niết-bàn.
Luận tạng – còn có tên gọi nữa là A-tì-đạt-ma, Luận tạng chứa đựng, bao
hàm các quan niệm của Phật giáo về triết học và về tâm lí học. Luận tạng được hình
thành trong thời gian khá muộn về sau này, có thể là hình thành sau khi các trường
phái của đạo Phật tách nhau ra. Chính vì vậy, Luận tạng không còn giữ được tính
chất thống nhất, mặc dù có những sự khác biệt, sự không đồng nhất giữa các trường
phái là không đáng kể.
Tam tạng được truyền lại hoàn chỉnh và trọn vẹn nhất có thể nói là Tam tạng
Pā-li. Có thể hoàn chỉnh vậy vì Tam tạng này được xuất phát, hình thành từ một bản
trong Trưởng lão bộ (s: sthavira) năm ở Trung Ấn. Theo truyền thuyết thì Kinh tạng
và Luật tạng mới đầu là bằng tiếng Pā-li rồi được viết lại ở lần kết tập thứ nhất
(năm 480 trước Công nguyên). Trong đó, Ưu-bà-li giảng về Luật và Ngài A-nan-đà
trình bày về giáo pháp. Những lời thuật lại, kể lại của hai vị đệ tử này (là các vị đại
đệ tử trong mười đại đệ tử của Đức Phật) đã trở thành cơ sở để hình thành của Kinh
tạng và Luật tạng. Dựa trên nghiên cứu một số tài liệu thì có thể Luận tạng cũng
được hình thành ngay sau đó. Ngoài những văn bản hệ Pā-li, thời ngày nay người ta
tìm các tạng kinh, tạng luật bằng Phạn ngữ (sanskrit), do Nhất thiết hữu bộ (s:
sarvāstivāda) lưu giữ và truyền đi, nhiều nhất là những vùng thuộc Tây Bắc Ấn Ðộ.
Các kinh sách của những tông phái khác ví dụ như Ðại chúng bộ (s:
mahāsāṅghika), Pháp Tạng bộ (s: dharmaguptaka) cho đến ngày nay chỉ còn thấy

trong bản chữ Hán. Các kinh sách quan trọng, cần thiết của Phật giáo Trung Quốc,

19


Phật giáo Nhật Bản phần lớn hầu như đều xuất phát chính từ Pháp Tạng bộ. Các bộ
kinh sách này không xếp thành hệ thống, quy củ, nghiêm khắc như các tạng Pā-li,
qua thời gian những tạng này cũng có những thay đổi. Danh mục cũ nhất về tác
phẩm các Kinh tạng trong năm 518 (sau Công nguyên) ghi lại là 2113 tác phẩm.
Toàn bộ các kinh sách đó đã được in lại, biên tập lần đầu trong năm 972 (Ðại chính
tân tu đại tạng kinh, Cam-châu-nhĩ / Ðan-châu-nhĩ).
Từ những nội dung trên, xuất phát từ những văn bản Phật giáo cụ thể, đặc
biệt là những văn bản của Phật giáo Việt Nam, chúng tôi so sánh Khoa cúng tổ phần
nhiều đều có sự liên quan với Tam Tạng. Khoa cúng tổ là dạng văn bản đặc thù
mang tính bản địa. Hiện chúng tôi cũng chưa rõ bên Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn
Độ có loại hình văn bản này không nhưng ở Việt Nam, Khoa cúng tổ là loại văn bản
tồn tại ở hầu hết ở các Thiền phái, hầu hết ở các ngôi chùa tổ và có thể ở cả các ngôi
chùa con. Thông qua Khoa cúng tổ, có thể biết được cả kinh văn (Kinh), giới luật
(Luật) và cả phần luận bàn (Luận) nữa.
Trong khoa cúng, phần kinh văn (Kinh) xuất hiện thể hiện qua những bài chú,
bài kệ, bài tán, bài xướng, bài niệm kinh ngắn, hoặc như cả hình thức của khóa lễ
trong kinh. Điển hình bài kinh hay xuất hiện trong khoa cúng phải nhắc đến Bát
Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh9, bài kinh hay đọc sau khi tuyên sớ xong để hóa sớ.
9

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh còn được gọi là Bát Nhã Tâm Kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn
nhất chỉ có 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông, cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã
gồm 600 cuốn.
Bản kinh này có nhiều ý kiến về thời điểm ra đời, có ý kiến kinh cho rằng kinh này xuất hiện từ năm 100
TCN đến thế kỉ thứ 2 và do ngài Bồ Tát Long Thọ viết.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật giáo Đại thừa, là một
trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Độ qua 7 thế kỉ, khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh
đã được nhiều các vị cao tăng kiểm dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng
402 – 412 TCN, ngài Huyền Trang dịch năm 649 TCN. Ở Việt Nam, bản kinh Bát Nhã phổ biến nhất là bản
của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) dịch vào năm 649 TCN. Kinh được nhiều dịch giả của các nước dịch
và chú giải, ở Việt Nam người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chính ở chùa Bích
Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.
Bản dịch chữ Hán do Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch:
“Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thụ, tưởng,
hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên, trong không, không sắc, không thụ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh
hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.

20


×