Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học nội dung trích dẫn văn bản tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.88 KB, 12 trang )

MỞ BÀI
Hiện nay trong lúc ghi chép tài liệu, nghiên cứu sinh thường chép các đoạn
trích dẫn trong văn bản gốc với dụng ý rằng các ghi chép này sẽ giúp cho việc
viết bản thảo tốt hơn. Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng trên căn bản các
sáng tác có thể phân thành hai loại chính, đó là tác phẩm nghiên cứu học đường
và tác phẩm thuộc dạng tư tưởng. Đối với dạng nghiên cứu học đường (chẳng
hạn như luận văn, luận án hay sách nghiên cứu) một tác phẩm được xem là tiêu
chuẩn là tác phẩm chứa đựng nhiều thông tin mới, với nhiều chú thích, minh
hoạ, phụ chú, bảng sách dẫn mục từ chi tiết và nhiều sách tham khảo. Đối với
sách tư tưởng, một tác phẩm hay không nhất thiết là tác phẩm có nhiều trích dẫn
mà là tác phẩm có nhiều đóng góp về phương diện tư tưởng, cách nhìn vấn đề
một cách mới mẻ, nhất là có nhiều giá trị tư duy và ứng dựng. Trích dẫn quá
nhiều trong tác phẩm thuộc dạng này sẽ làm cho người đọc có cảm giác rằng tác
phẩm này chỉ là tập hợp những điều do người khác nói mà thôi. Do đó, tuỳ theo
loại hình, bản chất nghiên cứu và đối tượng độc giả mà nhà nghiên cứu nên trích
dẫn nhiều hay ít để minh họa một vấn đề nào đó trong bài khảo luận, luận văn,
luận án hay sách tư tưởng của mình. Dù là sách nghiên cứu học đường hay sách
tư tưởng, nhà nghiên cứu nên phát triển càng nhiều càng tốt các luận điểm,
phương pháp tiếp cận, các góc độ và sáng tạo của riêng mình, để gây sự chú ý ở
người đọc và tạo tính thuyết phục của văn bản. Và lúc ấy các trích dẫn (nếu có)
chỉ là công cụ làm sáng tỏ hay tăng sức mạnh của những luận điểm mà thôi.
1. Ý nghĩa trích dẫn tham khảo
Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu
khoa học và cả với người viết báo cáo.
1
+ Đối với báo cáo nghiên cứu khoa học:
• Tăng giá trị đề tài nghiên cứu: nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,
với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, và thể hiện rõ nguồn gốc các thông
tin thu thập được, các phương pháp được áp dụng, các ý tưởng giúp định
hướng, bổ sung, điều chỉnh quá trình thực hiện đề tài,
• Phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc


những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm
kiếm thông tin và khai thác thông tin.
+ Đối với người viết báo cáo: Bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp.
2. Trích dẫn tài liệu là gì?
Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận
những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình
trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo.
Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng như các ý tưởng và lý
thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần phải
được trích dẫn.
Ví dụ 1: Trích dẫn ngắn trong ngoặc kép
“Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con người
rất khác nhau” (Lam, 2004, tr. 6).
Ví dụ 2: Nếu trích một đoạn dài
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con người
rất khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước quá trình toàn cầu hoá ngày nay, khi khối
lượng kiến thức bùng nỗ với cấp số nhân thì năng lực sáng tạo, làm việc độc lập,
2
làm việc nhóm, năng lực tự học, năng lực thích ứng, sự nhạy cảm,…lại trở nên
quyết định. (Lam, 2004, tr.6).
Trong ngoặc đơn sau mỗi trích dẫn là tên tác giả, năm xuất bản và trang
được trích dẫn.
Tên tác giả này được ghi lại trong phần tài liệu tham khảo. Nếu là trích dẫn
một đoạn dài như ví dụ 2 thì toàn bộ nội dung này phải đẩy vô 1 inche (hay 1
tap) so với lề trái.
3. Danh mục tài liệu tham khảo là gì?
Cũng như tài liệu trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi lại ở
cuối bài viết. Đây là những tài liệu mà tác giả mượn ý để làm tiền đề cho sáng
tác của mình. Có các loại tài liệu tham khảo khác nhau, chẳng hạn sách, một bài
viết trong một tập sách gồm nhiều tác giả, tạp chí, tài liệu từ internet…ứng với

mỗi tài liệu này đều có cách ghi khác nhau. Trong phần này chúng tôi sẽ trình
bày một số cách ghi tài liệu tham khảo cơ bản. Là danh sách các nguồn tài liệu
đã được trích dẫn sử dụng trong bài viết khoa học. Phần này cung cấp thông tin
chi tiếc về nguồn trích dẫn như: họ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên
sách, tên tập chí, số xuất bản, số trang đã trích dẫn, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Trình tự và nội dung thông tin phải khác nhau đối với từng loại tài liệu, phải sử
dụng nhất quán trong danh mục.
Tài liệu tham khảo bao gồm: sách, bài báo khoa học, tài liệu hội thảo, tài
liệu điều tra, thông tin thống kê, thông tin khoa học, thông tin kinh tế, hình ảnh,
bản đồ,…đã được đăng tải và công bố dưới mọi dãng thức: bản in, báo chí, trang
web, video, CD,…mà các tài liệu này người đọc có thể tham khảo, đối chứng.
Phải liệt kê đầy đủ tài liệu đã trích dẫn trong bài.
3
Danh mục tài liệu tham khảo được xếp riêng làm 2 phần, phần thứ nhất là
tiếng Việt và phần thức 2 là tiếng nước ngoài (Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung
Quốc,…).
Cách ghi nguồn trích dẫn và lập danh mục tài liệu bằng tiếng Việt theo
nguyên tắc giống như tiếng Anh, chỉ khác cơ bản là phần họ tên tác giả.
Ví dụ:
+ Tài liệu là báo chí:
Doe, J. Q. (1999, 12 August). “Tên bài báo”. Tên tạp chí, 212, 23.
Nguyễn Hữu Lam. (2004). “Điểm xuất phát của đổi mới giáo dục đại học”. Tuổi
trẻ Chủ Nhật, 31-2004, 6.
+ Tài liệu là tạp chí khoa học chuyên ngành:
Doe, J. R. (1987). “Tên bài nghiên cứu”. Tên tạp chí khoa học, 35, 112-128.
Bùi Tất Thắng. (2004). “Toàn cầu hoá và cơ may rút của công nghiệp hoá rút
ngắn Việt Nam”. Nghiên cứu Kinh tế, 314, 40-51.
+ Tài liệu là sách:
Lastname, F. (1998). Tên sách. Nơi xuất bản (City): Nhà Xuất bản.
World Bank. (1993). The East Asian Miracle: Economic Growth and Public,

New York: Oxford University Press.
+ Tài liệu lấy từ Internet:
Maner, M. (1999, 14 April). Tựa đề tài liệu tham khảo lấy từ Internet. Được lấy
về từ: />David Dapice, t.g.k. (2004). Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía Bắc
không tăng trưởng nhanh hơn. Được lấy về từ:
/>4
4. Các hình thức trích dẫn
Có hai loại trích dẫn chính, đó là, trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.
Ngoài ra, còn có các trích dẫn đặc biệt như trích dẫn trong đoạn trích dẫn và
trích dẫn thơ ca.
4.1. Trích dẫn trực tiếp
Là cách trích dẫn một đoạn nguyên tác của tài liệu tham khảo vào trong
văn bản nghiên cứu, không có sửa chữa, thêm thắt hay tỉnh lược nào cả. Cách
trích dẫn này mang tính thẩm quyền cao nhưng không nên lạm dụng và chỉ trích
dẫn khi nào thật cần thiết.
Mặc dù quyết định về trích dẫn tùy thuộc vào vấn đề được nghiên cứu và
phán quyết của nhà nghiên cứu, có một số tiêu chí mà nhà nghiên cứu cần phải
tuân thủ để có được các trích dẫn có giá trị cho văn bản nghiên cứu của mình.
+ Áp dụng cho lời lẽ chính xác của một tác giả hay nguyên văn của một ấn
bản chính phủ. ‘Lời lẽ chính xác’ có nghĩa là sử dụng cùng từ ngữ, cùng
cách chấm câu, cùng cách viết chánh tả, cùng phép viết hoa, viết nghiêng…
Nghĩa là trích lại nguyên xi, không có thêm thắt, làm biến dạng hay sửa
chữa văn bản gốc.
+ Áp dụng cho các đoạn nguyên tác dù có những sai suất về chính tả, văn
phạm hay cách dùng từ. Trong trường hợp này, bạn không được tự ý sửa
chữa mà không cho tác giả và độc giả biết. Có hai cách lưu ý cho tác giả và
độc giả biết về các sai suất đó là:
• Thêm chữ sic trong ngoặc vuông [sic] ngay sau từ sai chính tả / từ viết
sai, hay ngay sau thuật ngữ có vấn đề hoặc ngay sau câu sai văn phạm.
5

• Thêm phần hiệu đính hay phần thêm vào (interpolation) trong ngoặc
vuông ngay sau từ, cụm từ hay câu có vấn đề hay cần làm rõ nghĩa thêm.
Ví dụ:
▫ Họ của Đức Phật là Siddhattha (Skt., Siddhrtha) [sic]. Tên của Ngài là
Gotama [sic].
▫ Họ của Đức Phật là Siddhrtha [Gotama]. Tên của Ngài là Gotama
[Siddhattha/Siddhrtha].
+ Đối với một đoạn nguyên tác quá dài, nhà nghiên cứu có thể trích dẫn các
câu quan trọng, cần thiết và tỉnh lược các câu không thích ứng còn lại.
Phần bị tỉnh lược phải được ký hiệu bằng ba dấu chấm ngay nơi chúng bị
lược đi, và giữa các dấu chấm này cũng như trước và sau chúng phải có
một khoảng cách.
Ví dụ: “Giới hạn của ngôn ngữ là giới hạn của thế giới chúng ta . . . Ngôn ngữ
là hình thái của cuộc sống” (Wittgenstein, Philosophical Investigations,
p.134).
4.1.1. Các trường hợp trích dẫn trực tiếp
Các trích dẫn trực tiếp chỉ nên được sử dụng khi từ ngữ nguyên gốc của tài
liệu tham khảo quá hàm súc và cô đọng nhiều ý tưởng và nhà nghiên cứu không
thể viết hay hơn những lời lẽ đó. Trong trường này, lời lẽ của đoạn trích dẫn sẽ
làm tăng thêm sức mạnh cho văn bản của bài khảo luận hay luận án.
Các trích dẫn trực tiếp chỉ nên được sử dụng cho tài liệu của các luận điểm
chính, đặc biệt khi cước chú vẫn chưa đủ sức thuyết phục người đọc. Trong
trường hợp này, đoạn trích dẫn nên được hạn chế về chiều dài và chỉ bao gồm
những gì thật sự cần thiết và đi vào trọng tâm vấn đề mà thôi.
6
Các trích dẫn trực tiếp được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn phê bình,
đánh giá, nhận định, phân tích các ý tưởng của các tác giả khác.
Các trích dẫn trực tiếp được sử dụng cho các công thức toán học, khoa học,
các văn bản luật.
Nói chung, đối với đoạn văn nào mà sự thay đổi hay biến dạng sẽ dẫn tới

hiểu sai hoặc giải thích sai vấn đề thì nhà nghiên cứu nên sử dụng trích dẫn trực
tiếp.
4.2. Trích dẫn gián tiếp
Là việc sử dụng một cụm từ, ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề
để diễn tả theo ý, cách viết của mình trong bài viết. Đây là cách trích dẫn được
khuyến khích sử dụng để trích dẫn trong bài. Trường hợp không thể viết lại khác
hơn hoặc muốn giữ nguyên văn của tác giả được trích dẫn thì mới áp dụng cách
trích dẫn trực tiếp. Khi không nêu tên của tác giả trong câu/đoạn văn viết mà chỉ
sử dụng thông tin/ý tưởng thì tên tác giả và năm xuất bản (cách nhau dấu phẩy)
được đặt trong ngoặc đơn ở cuối câu/đoạn văn.
Gồm có hai loại:
+ Trích lại một đoạn trích dẫn trong một tác phẩm nào đó.
+ Trích dẫn ý tứ hay tư tưởng của tài liệu tham khảo bằng ngôn ngữ và văn
phong của người cầm bút.
Trong trường hợp thứ nhất, nhà nghiên cứu nên thận trọng về tính thẩm
quyền của đoạn trích dẫn. Thái độ tin mù quáng vào uy danh của các tác giả nổi
tiếng mà không kiểm tra lại xuất xứ của nó trước khi sử dụng sẽ có thể dẫn đến
7
tình trạng một trích dẫn không có cơ sở hay bịa đặt, điều cấm kỵ trong nghiên
cứu và làm giảm uy tín của nhà nghiên cứu.
Trong trường hợp thứ hai, cách trích dẫn gián tiếp thực ra chỉ là sự diễn
đạt, trình bày lại hay phát triển ý tưởng của đoạn nguyên tác theo văn phong của
người viết, song song với việc cung cấp cho người đọc biết nguồn gốc của đoạn
văn diễn giải đó. Đây là cách viết được ưa chuộng của đại đa số các học giả tầm
vóc.
Ví dụ: Việc tham khảo và trích dẫn các tài liệu đã xuất bản là một đặc
trưng trong việc viết những bài cho đối tượng độc giả là những nhà
chuyên môn học thuật (Cormack, 1994).
5. Các nguyên tắc trích dẫn
Tác giả của các thông tin được trích dẫn trong bài được đinh nghĩa là cá

nhân (là tác giả), tập thể (nhiều tác giả), các cơ quan tổ chức (chính phủ, phi
chính phủ, liên hiệp quốc, hội/đoàn khoa học, trong nước và ngoài nước). Không
ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.
+ Tác giả là người Việt Nam, viết bằng tiếng Việt: ghi đầy đủ họ và tên của
tác giả theo đúng trật tự của tiếng Việt.
Ví dụ: Trần Hồng Nam Phương, Trinh Thị Vân Hà, Đinh Nguyễn Hoàng
Dương.
+ Tác giả là người nước ngoài, viết bằng tiếng Anh: ghi họ của tác giả (theo
cách viết tiếng Anh của nước ngoài).
Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là Hans Opschoor (2005) thì ghi
là Opschoor (2005); James Robert Jones (1992) thì ghi là Jones (1992).
8
+ Tác giả là các tổ chức, không phải là cá nhân hoặc tập thể tác giả: nếu tổ
chức/cơ quan đó có tên viết tắt rất phổ biến và nhiều người biết đến thì sử
dụng tên viết tắt. Nếu không thì ghi đầy đủ tên cơ quan/tổ chức.
Ví dụ: Tổng cục thống kê hoặc TCTK; Ngân hàng thế giới hoặc NHTG; Đại
học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh hoặc ĐHKT Tp.HCM hoặc UEH; General
Statistical Office hoặc GSO; World Bank hoặc WB; United Nations
Development Programme hoặc UNDP; International Monetary Fund hoặc
IMF.
6. Vì sao sinh viên phải quan tâm đến cách trích dẫn tài liệu và lập danh
mục tài liệu tham khảo
Trong suốt quá trình nghiên cứu, nhất là trong lúc ghi chép tài liệu, nghiên
cứu sinh thường chép các đoạn trích dẫn trong văn bản gốc với dụng ý rằng các
ghi chép này sẽ giúp cho việc viết bản thảo tốt hơn, tuỳ theo loại hình, bản chất
nghiên cứu và đối tượng độc giả mà sinh viên nên trích dẫn nhiều hay ít để
minh họa một vấn đề nào đó trong bài khảo luận, luận văn, luận án của mình.
Sinh viên nên phát triển càng nhiều càng tốt các luận điểm, phương pháp tiếp
cận, các góc độ và sáng tạo của riêng mình, để gây sự chú ý ở người đọc và tạo
tính thuyết phục của văn bản. Và lúc ấy các trích dẫn (nếu có), chỉ là công cụ

làm sáng tỏ hay tăng sức mạnh của những luận điểm mà thôi.
7. Các yếu tố ảnh hưởng dấn việc sinh viên không biết các nguyên tắc
trích dẫn tài liệu tham khảo
Quá trình tìm kiếm thông tin do bất cẩn không lưu địa chỉ nguồn được trích
dẫn tài liệu đó.
9
Do chưa hiểu rõ về quy tắc cũng như cách thức để ghi trích dẫn, việc đó là
cho bài báo cáo hay luận án của sinh viên trở thành một đạo văn.
Do tác động từ mô trường xung quanh như môi trường làm việc áp
lực v v.
10
Danh mục tài liệu được trích dẫn
1. Trích dẫn tài liệu tham khảo: Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định củ bộ giáo dục và đào tạo: thư
viện trung tâm ĐHQG – HCM sưu tầm.
3.
Trích dẫn và đạo văn nguồn từ internet: www.statistics.vn
11
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tấn Đại. 2007a. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa
học [trực tuyến]. Giáo trình điện tử "Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học". Cập nhật11/06/2007 [tham khảo 11/03/2012].
Địa chỉ truy cập: o/meresci/vi/meresci02b.html
2. Nguyễn Tấn Đại. 2007b. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học [trực
tuyến]. Giáo trình điện tử "Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên
cứu khoa học". Cập nhật 11/06/2007 [tham khảo 11/03/2012]. Địa chỉ truy
cập: o/meresci/vi/meresci03.html
3. Purdue OWL. 2008. Quotation Marks. [trực tuyến]. Last edited on 2010-
08-05 05:30:22. [tham khảo 11/03/2012]. Địa chỉ truy cập:
/>12

×