Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục về kiến thức, biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.62 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bước sang thế kỷ 21, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với một trong
những thách thức lớn nhất đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã
có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động của xã hội về sản xuất,
kinh tế, môi trường tự nhiên, đời sống của con người và sinh vật… Hiện nay sự
biến đổi của khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng, bức xúc không chỉ riêng gì Việt
Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt với thực trạng đó là: môi trường sống đang
bị đe doạ nghiêm trọng, trái đất đang ngày một nóng lên, thảm họa thiên tai ngày
một phức tạp hơn, sự mất cân bằng về sinh thái, nguồn nước cạn kiệt, bị ô nhiễm,
nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá huỷ, khai thác bừa bãi, môi trường sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng [1] … Đó là những
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của biến đổi khí hậu làm ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người. Những nguyên nhân này
một phần là do quy luật của tự nhiên và một phần lớn đều do chính con người
chúng ta gây nên, do sự quản lý chỉ đạo thiếu chặt chẽ của lãnh đạo các cấp, do ý
thức của người dân, cộng đồng xã hội chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi
trường và chưa lường trước được tác hại sự gia tăng của biến đổi khí hậu, chưa có ý
thức chung tay xây dựng bảo vệ môi trường mà họ đang sống. Do đó việc nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường làm giảm đi sự gia tăng của biến đổi khí hậu là vấn đề
cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và phải được giáo dục về ý thức và kỹ năng
ngay từ tuổi còn thơ, ngay từ khi đang ngồi trong ghế nhà trường. Chính vì vậy mà
việc giáo dục kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường đã được bộ giáo dục chỉ đạo lồng ghép vào chương trình
giáo dục từ bậc học mầm non đến các bậc học tiếp theo.
Như chúng ta đã biết “ Trẻ em hôm nay là những chủ nhân tương lai của đất
nước”. Môi trường sống tương lai của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những
hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Chính vì vậy việc lồng ghép giáo dục cho trẻ
những kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động ngay từ bậc học mầm non có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, là việc làm rất cần thiết và cần được thực hiện thường


xuyên, nhằm giúp trẻ có vốn hiểu biết tích lũy kinh nghiệm về cuộc sống của thế
giới xung quanh. Hằng ngày trẻ được gần gũi tiếp xúc, được tham gia học tập và
lao động với môi trường dần dần giúp trẻ thêm yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên,
sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ
sinh ngăn nắp và có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, có kiến thức hiểu biết
về ứng phó với thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan… để trẻ đạt được
những điều đó tất cả đều phụ thuộc vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng
ta ngày hôm nay.
Thực tế ở trường mầm non Hoằng Châu nơi tôi mới chuyển về công tác thì
trong những năm học vừa qua đã triển khai thực hiện lồng ghép “ Giáo dục cho trẻ
những kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo
1


vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động” đã đạt được một số kết quả nhất
định nhưng nó vẫn mang tính hình thức, qua loa, đại khái chưa thực sự nghiêm túc,
chưa có chất lượng. Còn một số cán bộ giáo viên thực hiện mang hình thức đối
phó, còn xem nhẹ về việc phòng trách các hiện tượng thiên tai, phòng chống cháy
nổ trong nhà trường. Phụ huynh học sinh còn chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ
môi trường ở nơi công sở, trường học, chưa quan tâm đến sức khỏe của trẻ khi thời
tiết giao mùa hay khi trời mưa giông gió, bão…. Các cháu học sinh còn vứt rác, vỏ
bánh, vỏ sữa bừa bãi ra sân trường, còn ngắt hoa, bẻ cành cây…Bản thân là một
cán bộ quản lý chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ toàn diện của nhà trường, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ cần phải nhanh
chóng tìm ra được những phương pháp, biện pháp kịp thời để chỉ đạo “ Nâng cao
chất lượng giáo dục kiến thức, hiểu biết cho trẻ về biến đổi khí hậu và giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động ” ở trường mầm non
Hoằng Châu đạt kết quả tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng việc lồng ghép giáo dục kiến thức hiểu biết cho trẻ về sự gia

tăng của biến đổi khí hậu, cách phòng trách làm giảm nguy cơ của biến đổi khí hậu,
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ vào các môn học và các hoạt động của
giáo viên tại các lớp mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Châu.
- Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục trẻ ý thức
bảo vệ môi trường để ngăn ngừa sự gia tăng của biến đổi khí hậu do con người gây
nên và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạt động ở các
lớp mẫu giáo. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và ý thức giữ gìn
môi trường cho trẻ.
- Giúp trẻ có 1 số kiến thức hiểu biết về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến
đổi khí hậu khi có hiện tượng hỏa họa thiên tai gây ra trong nhà trường và trong
cuộc sông hàng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên phụ trách công tác chăm sóc giáo dục trẻ và trẻ mẫu giáo ở các độ
tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoằng Châu
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài về sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương páp quan sát đàm thoại
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận: Sự gia tăng của biến đổi khí hậu là một vấn đề thời sự nóng, luôn
được xã hội quan tâm. Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang làm cho trái đất
2


chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương; đã và đang đe doạ
nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Biến đổi khí đã và đang
trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 dễ bị tổn
thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như: khí thải gây hiệu
ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai bão, lũ lụt, cháy rừng, nước
biển dâng….. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động ứng phó với các tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đã và đang xây dựng, triển khai những chiến
lược, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo 2 hướng tiếp cận thích
ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đồng thời tham gia ngày cảng tích cực hơn vào
đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu[1]. Song song với việc khắc phục
những tác hại của biến đổi khí hậu, cách phòng trách để làm giảm nguy cơ của sự
gia tăng biến đổi khí hậu thì việc giáo dục ý thức cho con người về những kiến
thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một
việc làm quan trọng và có tính chiến lược bền vững nhất.
Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường làm giảm
nguy cơ để ứng phó với biến đổi khí hậu là nâng cao nhận thức và hiểu biết của
mọi người về vấn đề nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của biến đổi khí hậu và hậu
quả của biến đổi khí hậu, để từ đó có những giải pháp bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu. Thay đổi cách sống, cách nghỉ, cách làm để sống thân
thiện với môi trường ngày một cải thiện hơn.
Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường làm giảm nguy cơ của biến đổi khí hậu
cần phải được bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ gần
gũi, giúp các em có ý thức biết bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường tự nhiên,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để làm giảm nguy cơ của biến đổi khí hậu như tiết
kiệm điện nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi…biết phòng trách một số
tác động của biến đổi khí hậu, biết chia sẽ với những nổi đau, những mất mát do tác
động của biến đổi khí hậu. Nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục kiến thức
hiểu biết cho trẻ về sự gia tăng của biến đổi khí hậu và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục kiến thức về biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo” ở trường mầm non Hoằng Châu đạt kết quả tốt hơn.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm      
2.1.Thuận lợi: Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sân trường có cây xanh
bóng mát, bồn hoa cây cảnh. Vườn trường rộng trồng các loại cây ăn quả, rau xanh,
vườn thuốc nam.
- Cơ sở vật chất nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng
trang thiết bị tương đối tạm đủ, cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn
và trên chuẩn, có tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động
trong công tác.
- Phụ huynh học sinh quan tâm ủng hộ nhà trường trong việc mua sắm đồ dùng
học tập cho trẻ.
3


2.2. Khó khăn: Trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa được phong phú, đa
dạng, đồng bộ, mới tạm đủ ở mức trung bình. Một số phòng học cũ diện tích còn
chưa đảm bảo yêu cầu so với số trẻ trên nhóm lớp. Tài liệu chương trình về giáo
dục biến đổi khí hậu còn ít, các nhóm lớp chưa được trang bị đầy đủ màn hình máy
chiếu, ti vi.
- Một số cán bộ giáo viên tuổi đời và tuổi nghề cao nên việc tiếp cận chuyên đề,
tiếp thu chương trình mới, sự tiếp cận công nghệ thông tin vào chương trình giảng
dạy cho trẻ còn hạn chế. Vì thế nên việc lập kế hoạch tổ chức môi trường còn chưa
khoa học, việc tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với sự
biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạt động còn nhiều bất cập, lúng túng.
Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ chưa có tính sáng tạo, còn đơn điệu, chưa
có độ mở, không thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc tuyên truyền với phụ huynh học
sinh còn mang tính chất hình thức, đối phó, chưa có sức thuyết phục, chưa thực sự
gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
- Đa số phụ huynh học sinh là người dân lao động nên chưa hiểu biết về hậu
quả của sự biến đổi khí hậu và ý thức bảo vệ môi trường nơi công sở trường học
của họ chưa cao, còn nhiều hạn chế trong việc kết hợp với nhà trường về việc chăm

sóc giáo dục trẻ.
2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để làm căn cứ tìm ra các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả tôi đã tiến hành
khảo sát đánh giá thực trạng về việc lồng ghép giáo dục kiến thức hiểu biết về sự
gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của giáo
viên và kiến thức hiểu biết của học sinh mẫu giáo của nhà trường trước khi đưa ra
các biện pháp chỉ đạo cụ thể như sau:
*Đối với giáo viên:
Tổng
Kết quả đánh giá chất lượng thực hiện
Nội dung khảo sát
số GV
Tốt
Khá
Trung
Yếu
được
bình
Số
Tỷ lệ Số Tỷ
Số Tỷ
Số
Tỷ lệ
KS
GV

%

GV lệ %


GV lệ %

GV

%

- Khả năng lập kế hoạch 25
giáo dục trẻ phù hợp, sát
mục tiêu và sát đối tượng.

2

8

4

16

16

64

3

12

- Năng lực của giáo viên trong 25

3


12

4

16

14

56

4

16

việc xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ hoạt động để
rèn kỹ năng bảo vệ môi
trường và giáo dục k iến thức

hiểu biết về sự gia tăng của
biến đổi khí hậu.
4


- Mức độ thực hiện kế hoạch 25
và năng lực tổ chức các hoạt
động của giáo viên

2


8

4

16

15

60

4

16

- Công tác tuyên truyền phối 25
kết hợp với phụ huynh học
sinh trong việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường và
hiểu biết về tác hại của sự
gia tăng của biến đổi khí hậu
ảnh hưởng đến môi trường.

4

16

5

20


14

56

2

8

* Đối với trẻ:
Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát
MG 3 tuổi
Số trẻ Số
Tỉ
KS
trẻ
lệ
đạt
%

Số
trẻ
KS

MG 4 tuổi
Số
Tỉ
trẻ
lệ

đạt
%

Số
trẻ
KS

MG 5 tuổi
Số
Tỉ
trẻ
lệ
đạt
%

- Trẻ hiểu biết được một số 165
kiến thức về hiện tượng tự
nhiên, thiên tai hỏa họa tác hại
của hỏa họa, thiên tai gây ra.

56

33 175

65

37 170

79


46

Trẻ tích cực tham gia các hoạt 165
động bảo vệ môi trường vừa
sức và biết chia sẻ, hợp tác
quan tâm với bạn bè và những
người xung quanh khi có
thiên tai sảy ra

70

42 175

85

48 170

99

58

-Trẻ thực hiện các nội dung 165
55
33 175 65
37 170 85
50
hướng dẫn của người lớn về
các nội dung của sự biến đổi
khí hậu và cách phòng trách
các rủi ro do thiên tai sảy ra.

Qua thực tế và qua kết quả khảo sát trên tôi rất băn khoăn và suy nghĩ vì sao
kết quả khảo sát lại chỉ đạt được như vậy và tôi đã tìm ra nguyên nhân hạn chế dẫn
đến tồn tại đó là:
Trình độ năng lực và nhận thức của một số giáo viên nhà trường còn hạn chế, hiểu
biết về tác hại của biến đổi khí hậu chưa đầy đủ nên chưa thấy hết được tầm quan
5


trọng của việc tổ chức thực hiện, chưa nâng cao được vai trò trách nhiệm.
- Việc tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với
sự biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạt động còn mang hình tính hình
thức đối phó, chưa hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền còn mang hình thức qua loa đại khái, chưa có chiều sâu,
chưa có sức thuyết phục, chưa có sự phối kết hợp đồng bộ.
- Sự kiểm tra giám sát của ban giám hiệu thiếu chặt chẽ, đề ra kế hoạch nhưng
không kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, không có sức tuyên truyền và sức thuyết
phục.
- Sự quan tâm của các cấp các ngành còn xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm đầu tư
để hỗ trợ nhà trường trong việc mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ
cho công tác dạy và học cũng như thực hiện chuyên đề. Môi trường cho trẻ hoạt
động còn hạn hẹp chưa có độ mở. Tài liệu về giáo dục biến đổi khí hậu còn ít.
Từ những nguyên nhân của tồn tại trên, qua thời gian nghiên cứu tôi đã tìm
ra các nhóm biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể như sau:
3. Biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng “ Giáo dục kiến thức về sự
gia tăng của biến đổi khí hậu và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các
môn học và các hoạt động”.
Để các biện pháp đề ra thực hiện đạt hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện các
biện pháp cụ thể như sau:
3.1. Khảo sát thực tế phân loại giáo viên để xây dựng kế hoạch chung của toàn
trường và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch

Trong công tác quản lý chỉ đạo tôi đã rút ra một kinh nghiệm đó là việc xây
dựng kế hoạch cụ thể, sát đối tượng và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đã giúp
chúng ta chủ động trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện, đem lại hiêu quả cao.
Chính vì thế ngay từ tháng 8 sau khi tiếp thu nhiệm vụ năm học tôi đã tiến hành
điều tra khảo sát giáo viên về nhận thức nội dung giáo dục và mức độ thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của giáo viên. Từ kết quả điều tra khảo sát tôi đã căn cứ vào tình
hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch, xây dựng các nội qui, qui chế
chuyên môn, tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng cụ thể, sát thực tế ….
Tôi chia ra từng loại đối tượng giáo viên về trình độ năng lực để hướng dẫn chỉ đạo
xây dựng kế hoạch cụ thể ở từng khối, lớp. Trong công tác chuyên môn tôi bố trí
sắp xếp giáo viên trên nhóm lớp phù hợp với trình độ năng lực của giáo viên, chú
trọng quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Trong khi hướng dẫn giáo viên xây dựng
kế hoạch tôi yêu cầu giáo viên lựa chọn các nội dung phù hợp, lồng ghép tích hợp
nội dung giáo dục kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu và nang
cao ý thức bảo vệ môi trường làm giảm nguy cơ của sự gia tăng biến đổi khí hậu và
cách phòng chống thảm họa thiên tai vào các chủ đề, chủ điểm, từng tháng, từng kỳ
cho từng hoạt động của cả năm học. Cụ thể tôi chỉ đạo giáo viên chú trọng vào các
chủ đề: “ Trường mầm non”, “ Bản thân”, “ Gia đình”, “Tết và mùa xuân ”, “ Thế
giới động vật, thế giới thực vật ”, “ Các hiện tượng tự nhiên ”… Sau khi giáo viên
xây dựng kế hoạch xong ban giám hiệu kiểm tra duyệt nội dung kế hoạch cho từng
6


giáo viên trước khi thực hiện [2]. Trong quá trình chỉ đạo tôi thường xuyên kiểm tra
đánh giá thực chất kết quả thực hiện kế hoạch của giáo viên về việc lồng ghép giáo
dục kiến thức hiểu biết cho trẻ về biến đổi khí hậu, cách phòng trách ứng phó với
sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường vào
các môn học và các hoạt động. Yêu cầu giáo viên không đưa vào từng đề tài riêng
mà chỉ lồng ghép vào trong các môn học và các hoạt động sao cho phù hợp, tránh
gượng ép. Việc lồng ghép phải nhẹ nhàng, đơn giản, đi từ dễ đến khó và phải hấp

dẫn, thật gần gũi với đời sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp với
độ tuổi. Qua những lần dự giờ, kiểm tra của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn tôi
đều tổ chức rút kinh nghiệm để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
yếu kém giúp họ tìm ra biện pháp khắc phục để thực hiện tốt.
* Kết quả: 100% giáo viên đã biết xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc
mục tiêu kế hoạch đã đề ra không còn giáo viên làm theo hình thức đối phó.
3.2. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hành cho giáo viên, kiến thức về sự gia
tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thực hành
kỹ năng ứng phó với các thảm họa thiên tai vào các môn học và các hoạt
động.
- Tôi xây dựng triển khai các chuyên đề ở trường song song giữa lý thuyết và thực
hành để giáo viên dễ hiểu; kết hợp xây dựng các tiết dạy theo nội dung tích hợp ở
các môn học, các hoạt động theo năng lực của từng giáo viên để toàn trường cùng
dự và rút kinh nghiệm. Tôi yêu cầu chỉ đạo hiệu phó phụ trách chuyên môn xây
dựng giáo án và dạy mẫu cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm. Sau đó mỗi
giáo viên xây dựng một hoạt động dạy theo năng lực chuyên môn, khi các giáo viên
đã đăng ký và soạn bài, ban giám hiệu xem, góp ý cho từng giáo viên trước khi dạy.
[ 2]. Để đảm bảo điều kiện cho giáo viên thực hiện nội dung chương trình giáo dục,
tôi đã đã lên kế hoạch mua đầy đủ tạp chí, tài liệu sách hướng dẫn, khuyến khính
hổ trợ giáo viên mua máy tính cá nhân, để giáo viên có đủ phương tiện tra cứu,
nghiên cứu tự học….nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên. Tôi đã chủ động
tham mưu, lên kế hoạch mua sắm thêm ti vi, đầu đĩa, màn hình, máy chiếu cho các
nhóm lớp để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tôi đã chủ
động sưu tầm các tài liệu, hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên như mưa giông, sấm
chớp, bão, lũ lụt, nước biển dâng, các vụ cháy....Các hình ảnh nghĩa cả cao đẹp về
tình nhân ái trong khi giúp người bị nạn, quên góp ủng hộ đồng bào bị bảo lụt,
thiên tai, hỏa họa.....cóp vào đĩa để làm tư liệu cho giáo viên khi ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy trẻ giúp trẻ dễ hiểu và hứng thú hơn vào giờ học. Qua đó để
giáo dục trẻ biết chia sẽ, cảm thông và giúp đỡ với những người không may bị hoạn
nạn khó khăn.

Khi dạy trẻ về các hiện tượng tự nhiên này tôi yêu cầu giáo viên phải đặt ra các
câu hỏi để hỏi trẻ khi gặp các hiện tượng thiên nhiên hay hỏa cháy này sảy ra thì bé
phải làm gì để phòng trách các tai nạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra .... và
muốn hạn chế các tác hại này thì bé và mọi người phải làm gì? Qua đó giáo dục trẻ
7


nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hiểu biết về cách ứng phó với các thảm họa
thiên tai sảy ra.
- Hàng tháng, hàng kỳ và thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đều
lồng ghép định hướng để hướng dẫn giúp giáo viên có thêm kiến thức về nội dung
giáo dục cho trẻ về biến đổi khí hậu, cách phòng trách ứng phó với sự gia tăng của
biến đổi khí hậu. Tôi thường đưa ra các tình huống để giáo viên cùng bàn bạc, thảo
luận để trao đổi về những đều giáo viên còn lúng túng, còn vướng mắc trong quá
trình thực hiện. Tôi đã đao loát, sưu tầm các kiến thức cần cung cấp cho trẻ về ứng
phó với biến đổi khí hậu, các tiết dạy mẫu lồng ghép các nội dung giáo dục cho trẻ
về biến đổi khí hậu, cách phòng trách ứng phó với sự gia tăng của biến đổi khí hậu
nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh để giáo viên tham khảo
học tập, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
- Tôi luôn đi sâu đánh giá việc khai thác, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục
kiến thức về biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các kỹ năng
thực hành sư phạm của giáo viên khi thực hiện nội dung chương trình theo từng
chủ đề trong các hoạt động của trẻ. Đồng thời qua kiểm tra dự giờ tôi đều đánh giá
sát thực những kết quả giáo viên đã làm được và những hạn chế cần khắc phục để
giáo viên có hướng phấn đấu thực hiện, nêu gương những giáo viên biết chú ý khai
thác, lồng ghép nội dung giáo dục kiến thức hiểu biết cho trẻ về biến đổi khí hậu,
cách phòng trách ứng phó với sự gia tăng của biến đổi khí hậu thông qua việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động để dạy trẻ phù hợp
vào các nội dung giáo dục trẻ. Ngoài việc kiểm tra, dự giờ góp ý tại chỗ, kết thúc
sau mỗi đợt kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch tôi đã rút kinh nghiệm về những nội

dung đã làm được và nhưng mặt còn hạn chế cần trao đổi góp ý và yêu cầu hiệu
phó chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn có biện pháp hướng dẫn giáo viên tổ
chức thực hiện trong thời gian tiếp theo.[ 2]
- Hàng tháng tôi thường tổ chức cho giáo viên thực hành tình huống phòng
chống cháy nổ, phòng chống thảm họa thiên tai, tham gia tổng dọn vệ sinh sân
vườn trường và các khu vực xung quanh trường.
3.3. Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường hoạt động trong và
ngoài lớp một cách khoa học, vừa sức để trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục tốt là điều kiện để phát huy tính tích
cực, khả năng sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện, cơ hội để giúp trẻ được làm quen với
môi trường sống, trẻ được hòa mình vào cuộc sống của người lớn, để trẻ hiểu được
trách nhiệm của từng người trong gia đình, từng vị trí của mọi người trong xã hội.
Chính vì vậy cùng với việc xây dựng kế hoạch nâng cao nhiệm vụ chuyên môn cho
giáo viên, tôi luôn chú trọng tập trung chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường hoạt
động cho trẻ phù hợp với nội dung giáo dục. Tôi đã tham mưu với UBND xã và
phụ huynh học sinh mua một số cây bóng mát trồng trước sân trường, trước mỗi
lớp học trồng các bồn hoa cây cảnh, làm giàn cây xanh trước hiên các lớp học. Khu
vườn trường chúng tôi chia làm nhiều khu vực: Trồng cây ăn quả, rau xanh các
loại, vườn thuốc nam…tạo điều kiện để trẻ được hoạt động cùng cô chăm sóc cây,
8


bắt sâu, nhổ cỏ, nhặt lá rụng, cho trẻ có cơ hội để theo dõi sự phát triển của cây, tác
dụng của các loại cây… Đối với môi trường hoạt động trong lớp tôi chỉ đạo giáo
viên trang trí phù hợp ở các góc gây ấn tượng, gây sự chú ý cho học sinh như: Sưu
tầm tranh ảnh về những hành vi, ý thức đẹp và chưa đẹp về bảo vệ môi trường, các
bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp đánh vi tính treo vào bảng tuyên truyền. Đối
với việc tạo môi trường hoạt động được thiết kế dưới dạng mở như xây dựng môi
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chỉ đạo giáo viên tận dụng những phế
liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: vỏ hến, lá khô, vải vụn, băng đĩa,

hình nhựa để hướng dẫn trẻ làm các đồ dùng đồ chơi tự tạo, sưu tầm những tranh
ảnh về bảo vệ môi trường dạy trẻ, để trẻ được quan sát được đàm thoại, được đánh
giá hành vi đúng và chưa đúng. Tổ chức cho trẻ thi được tham gia các hoạt động
ngoại khóa xé, dán, vẽ về các hành vi bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng môi
trường xanh, sạch, đẹp. Tham khảo cách tổ chức các hoạt động, tổ chức hội thi bảo
vệ môi trường trên mạng để làm tư liệu tổ chức cho giáo viên và trẻ thực hiện
- Môi trường hoạt động ngoài lớp tôi đã giành riêng một không gian để yêu cầu
giáo viên tận dụng các mảng gỗ, thùng xốp, các chân cầu trượt bị hỏng để tận dụng
làm các mô hình về các hiện tượng thiên nhiên lũ quét, lũ ống như sử dụng 2 máng
nước là chân cầu trượt tượng trưng cho 2 dòng nước lũ, một bên không có cây xanh
và một bên có cây xanh để cho trẻ được chơi trải nghiệm về hiện tượng lũ quét, lũ
ống. Ví dụ: Trước khi cho trẻ thực nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị các xô nước để
ở đầu nguồn máng nước cao( tượng trưng cho đầu nguồn suối, sông) và cho trẻ
đứng 2 bên. Cô nêu nội dung thực hành cho trẻ hiểu: Hôm nay chúng mình sẽ thực
hành trải nghiệm để các con thấy được sự tàn phá của lũ lụt khi không có cây xanh
do rừng bị tàn phá. Cô cho trẻ đứng 2 bên máng nước, 2 giáo viên đứng đổ nước từ
đầu nguồn 2 máng cao chảy xuống cùng một khi, cô hỏi trẻ xem đều gì đã sảy ra
(giáo viên giúp trẻ phát hiện một bên không có cây xanh thì nguồn nước lũ sẽ chảy
nhanh hơn, mạnh hơn, còn một bên có cây xanh cản lại thì dòng nước sẽ chảy
chậm, nhà cửa đất đá 2 bên bờ sông, suối đở bị sạt lở) để qua đó giáo dục cho trẻ
hiểu được tác dụng của rừng đối với việc hạn chế lũ quét, lũ cuốn và sạt lở đất.
Muốn hạn chế lũ ống, lũ quét thì mọi người không được phá hại rừng, không được
đốt nương rẫy để gây cháy rừng mà phải bảo vệ rừng, tích cực trồng cây gây rừng.
Hay khi dạy trẻ chủ đề: “ Nước và một số hiện tượng tự nhiên”, đối với chủ đề
này tôi chỉ đạo giáo viên cần dạy trẻ biết sự cần thiết của nước đối với đời sống của
con người và động thực vật trên trái đất, các loại nguồn nước (Nước biển, sông,
suối, hồ, giếng, nước ao..). Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ thực hành để nhận biết và
phân biệt được các dấu hiệu thế nào là nước sạch, nước bẩn. Nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước? cần làm gì để bảo vệ nguồn
nước. Tổ chức cho trẻ thực hành về các hiện tượng tự nhiên: Thí nghiệm vật phân

hủy, thí nghiệm lọc nước, thủy triều dâng… Trong khi trẻ chơi thí nghiệm giáo viên
trò chuyện với trẻ, đưa ra các tình huống giả định: Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường
biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng? Khi ra biển chơi thấy có nhiều rác ở đó con
sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra biển, con sẽ nói gì với bạn? Nếu
9


như một ngày nào đó nguồn nước sạch bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi thì cuộc
sống của con người sẽ như thế nào?...Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, giáo viên trò
chuyện giải thích để trẻ hiểu và giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
Về việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng
trách các bệnh tật sảy ra theo mùa tôi yêu cầu giáo viên phải cho trẻ thực hiện vệ
sinh cá nhân hàng ngày như rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và cất
mũ dép, đồ dùng cá nhân của trẻ vào nơi qui định. Trong giờ học không nghịch,
không nói chuyện riêng, muốn làm điều gì phải xin phép cô giáo, khi học, khi chơi
không tranh giành đồ chơi của bạn. Khi hết giờ học, giờ chơi phải thu dọn đồ chơi
gọn gàng, ngăn nắp. Tạo cho trẻ thói quen trong giờ ăn phải biết giúp cô giáo kê
bàn ăn, lấy thìa, chia phần cơm cho bạn, khi ăn không được nói chuyện riêng,
không làm rơi vải thức ăn, khi ho, khi hắc hơi phải lấy tay che miệng, rèn cho trẻ
thói quen thực hiện hàng ngày. [2] Tôi luôn thường xuyên kiểm tra giám sát việc
thực hiện của giáo viên, chính vì vậy không còn tình trạng giáo viên thực hiện theo
hình thức đối phó mà luôn thực hiện giáo dục rèn cho trẻ thói quen thực hiện
thường xuyên.
Tôi yêu cầu giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động ngoài trời giáo viên cần
dạy cho trẻ biết tự bảo vệ mình. Giáo viên phải dạy cho trẻ hiểu được khi thời tiết
thay đổi yêu cầu trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp và phải đội mũ, nón phù hợp với
thời tiết trong ngày để phòng chống bệnh tật. Tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ và tuyên
truyền cho phụ huynh khi cho trẻ ngồi sau xe gắn máy yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo
hiểm để bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông trên đường.
Tôi yêu cầu giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ có ý thức gữi gìn vệ sinh môi

trường, vệ sinh cá nhân, quan tâm chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Trong quá trình thực
hiện tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng các biển báo giao thông để sử dụng làm biển báo
dùng vào việc lồng vào giáo dục bảo vệ môi trường như sử dụng biển màu xanh là
những việc trẻ nên làm, biển màu đỏ có gạch chéo là những việc trẻ không nên làm
Ví dụ: Vòng tròn màu đỏ vẽ bé đang ngắt hoa, ngắt cành cây hoặc vứt vỏ bánh,
vỏ sữa ra đường, ra sân trường và hướng dẫn trẻ đó là những việc trẻ không được làm
và không nên làm. Vòng tròn màu xanh vẽ bé đang nhặt lá rụng, bỏ rác vào thùng, bé
đang tưới cây cùng cô giáo và dạy trẻ hiểu đây là những việc trẻ nên làm .
Tôi đã lên kế hoạch mua thêm các thùng rác đặt ở góc sân,gốc cây, chân cầu
thang để trẻ dễ dàng bỏ rác vào thùng, không phải đi xa. Rác trong thùng được
nhân viên bảo vệ của nhà trường thường xuyên dọn vệ sinh thu dọn hàng ngày nên
công tác bảo vệ môi trường ở trường chúng tôi trong năm học này đạt kết quả rất
tốt, không còn trẻ bẻ cành cây, ngắt hoa và vứt rác ra sân trường.
Ngoài ra tôi còn phát động giáo viên sưu tầm, sáng tác các bài thơ, câu đố, câu
chuyện về người tốt việc tốt có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để dạy cho trẻ,
chọn lọc những bài hay, phù hợp với nội dung đưa vào chương trình để dạy trẻ.
Tôi yêu cầu giáo viên cuối mỗi ngày, cuối tuần, cuối tháng và sau mỗi chủ đề cô
giáo đều phải có bảng nêu gương trẻ, để trẻ tích cực tham gia hoạt động tốt và cô phải
động viên, nhắc nhở khéo những trẻ còn vi phạm khuyết điểm để trẻ nhận ra lỗi của
10


mình để sữa chữa, qua đó để giáo dục trẻ thi đua bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
3.4. Chỉ đạo nâng cao việc đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục kiến thức về sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường, rèn kỹ năng ứng phó với sự gia tăng của biến đổi khí hậu và
phòng chống thảm họa của thiên tai vào các môn học và các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ.
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giáo dục và lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục trẻ đó là chúng ta đã biết tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động với

các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú và tích cực hóa hoạt
động của trẻ, nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều
hình thức giúp trẻ củng cố và lĩnh hội kiến thức, thông qua sự hợp tác giữa trẻ với
người lớn, giữa trẻ với trẻ. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên chỉ đạo yêu cầu hiệu
phó chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn luôn quan tâm nhắc nhở và giám sát
giáo viên thực hiện các nội dung theo yêu cầu như: biết lựa chọn nội dung tích hợp,
hình thức tổ chức phù hợp, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhưng không ôm
đồm, không cứng nhắc.
Việc lồng ghép tích hợp cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo
dục kiến thức hiểu biết cho trẻ về sự gia tăng của biến đổi khí hậu và nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường, rèn kỹ năng ứng phó với sự gia tăng của biến đổi khí hậu và phòng
chống thảm họa của thiên tai đối với những giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề cao là
một việc quá khó. Nên tôi luôn chủ động dự giờ và hướng dẫn họ trong cánh soạn
giáo án, cách tiếp cận với màn hình, máy chiếu, máy tính và xây dựng cho giáo
viên này những tiết dạy mẫu. Chính vì thế mà cho đến cuối năm số giáo viên không
biết sử dụng máy tính của trường tôi đã giảm đi rõ rệt và tỉ lệ giờ dạy trung bình đã
hạn chế và giáo viên đã tự tin hơn khi có ban giám hiệu dự giờ hay thao giảng, chất
lượng trên trẻ cũng được nâng cao và thể hiện rõ nhất là trẻ rất ngoan và chú ý học
khi giờ dạy giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
dạy [2]
Tôi yêu cầu giáo viên lồng ghép các bài học về giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ thông qua các hoạt động sinh hoạt, vui chơi phù hợp
với khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn cách thức truyền tải phù
hợp để trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà học” và làm cho trẻ có
thể nhận biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ví dụ như vừa
cho trẻ trồng, chăm sóc cây xanh vừa giảng giải cho trẻ biết về
các lợi ích mà cây xanh mang lại qua đó hình thành ở trẻ những nhu cầu
trong giao tiếp ứng
xử và thể hiện hành vi của trẻ với môi trường xung quanh.
Việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của

biến đổi khí hậu và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, rèn kỹ năng ứng phó với sự
gia tăng của biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa của thiên tai vào các môn
học và các hoạt động là giúp trẻ có cơ hội được tham gia nhiều vào các hoạt động
khác nhau, qua việc tham gia vào các hoạt động để trẻ nhận ra được những việc
làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ
11


suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống.
Để hình thành cho trẻ kỹ năng, kỹ xảo về hành vi sống thân thiện với môi trường.
Đối với từng môn học và từng hoạt động tôi yêu cầu giáo viên cần nghiên cứu
kỹ lựa chọn nội dung tích hợp sao cho phù hợp, hấp dẫn, gần gũi với trẻ. Tùy vào
các môn học và các hoạt đông, tùy vào từng thời điểm mà lựa chọn nội dung để
lồng ghép tích hợp cho phù hợp, trách ôm đồm, chồng chéo.
3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chuyên
đề của giáo viên.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng tháng,
hàng tuần, hàng kỳ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên trong đó có việc
kiểm tra chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và ứng phó
với các thảm họa do thiên tai. Thời điểm kiểm tra dưới nhiều hình thức, kiểm tra
theo định kỳ, kiểm tra có báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra qua dự giờ thăm
lớp, kiểm tra qua các hoạt động, kiểm tra qua phiếu đánh giá…Từ những kế hoạch
kiểm tra, giám sát của ban giám hiệu đã làm cho giáo viên có ý thức hơn trong việc
thực hiện, không còn giáo viên làm theo hình thức đối phó mà phần lớn việc chấp
hành các nội dung công việc, nhiệm vụ của chuyên đề giáo viên tự giác và có ý
thức trách nhiệm hơn. Qua các lần kiểm tra tôi đều góp ý trực tiếp cho giáo viên để
giáo viên tự rút kinh nghiệm để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục
những hạn chế còn yếu kém. Qua kiểm tra, dự giờ giáo viên có những đề xuất, kiến
nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giúp nhà trường
chỉnh sửa lại những nội dung chưa phù hợp, đồng thời đầu tư những đồ dùng học

tập cần thiết để giúp giáo viên có đủ điều kiện để thực hiện tốt.
- Đối với các đồng chí giáo viên phụ trách nhà bếp tôi luôn tăng cường thời
gian kiểm tra, thanh tra để nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt như vệ sinh khu chế
biến thực phẩm, công tác xử lý rác thải như làm xong phần sơ chế thô ban đầu là
phải thu dọn vệ sinh sạch sẽ xong mới được tiến hành các khâu tiếp theo. Nên trong
năm học công tác vệ sinh của khu vực nhà bếp của nhà trường luôn gọn gàng, ngăn
nắp, sạch sẽ được trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, đánh giá nhà
trường đạt, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Về công
tác phòng cháy chữa cháy tôi yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện theo pháp
lệnh phòng cháy, chữa cháy, tiết kiệm ga, điện nước, chỉ dùng khi cần thiết sử
dụng. Khi ra về phải khóa bình ga, tắt các thiết bị sử dụng điện, kiểm tra công tác
an toàn các thiết bị trước khi ra về. Tôi đánh máy các nội dung qui định yêu cầu
dán vào các nơi để giáo viên dễ nhìn, dễ thấy, dễ thực hiện, nên trong năm học nhà
trường không có trường hợp nào mất an toàn và bất trắc sảy ra trong nhà trường.
3.6. Thực hiện tốt công tác nêu gương, công tác thi đua khen thưởng.
Như chúng ta đã biết công tác thi đua khen thưởng trong các nhà trường là
động lực thúc đẩy các nhà trường hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ năm học đã đề
ra. Nên vào đầu năm học tôi đã họp ban giám hiệu và xây dựng tiêu chí đánh giá
cho công tác thi đua khen thưởng để xây dựng góp ý thống nhất qui định chung.
Các tiêu chí thi đua khen thưởng, được thông qua toàn thể cán bộ giáo viên nhà
12


trường để giáo viên nắm bắt và đối chiếu với bản thân để đăng ký danh hiệu thi đua
và đề ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân.
Để công tác thi đua đạt hiệu quả thì việc đầu tiên là việc gương mẫu của
người đứng đầu nhà trường trong việc thực hiện các nội quy, quy định của nghành
và của nhà trường. Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi
luôn luôn thực hiện nguyên tắc: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, tiết kiệm, chống lãng
phí, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hàng ngày, tôi cùng các giáo viên, nhân viên của

nhà trường làm vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học gọn gàng sạch sẽ. Tôi
chỉ đạo giáo viên đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất
đúng nơi quy định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở cán bộ giáo viên và yêu cầu
giáo viên giáo dục học sinh biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ dùng,
thực phẩm. Trang phục khi đi làm cũng như ở nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp
thời tiết. Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và cùng với cán bộ giáo
viên, nhân viên nhà trường thực hiện những hành động có ích góp phần bảo vệ môi
trường sống, ngăn ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tôi luôn gương mẫu trong ý thức chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường
như: khi đến cổng trường tắt máy dắt xe vào nhà xe, không đi xe máy trong sân
trường để hạn chế tiếng ồn và hạn chế khói bụi xe máy gây ô nhiễm không khí môi
trường học của trẻ. Để tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và
phụ huynh học sinh tôi đã làm biển stop treo ngay cổng trường “ tắt máy dắt xe khi
vào trường”. Từ việc làm ý thức của cá nhân đã lan tỏa đến cán bộ, giáo viên, nhân
viên và phụ huynh toàn trường cùng tham gia thực hiện, nên trong năm học việc
thực hiện nội quy nề nếp của nhà thực hiện rất nghiêm túc.
Đối với công tác thi đua khen thưởng sau mỗi đợt kiểm tra, thao giảng tôi đều
có tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và có khen thưởng kịp thời để kích
động phong trào. Phần thưởng được chia làm nhiều loại và cho từng đối tượng khác
nhau cho cá nhân giáo viên, cá nhân học sinh và cho tập thể lớp. Do làm tốt công
tác thi đua khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng nên việc trẻ thực hiện nề nếp thói
quen, thực hiện vệ sinh cá nhân của trẻ, việc thực hiện tổ chức các hoạt động ngoại
khóa về bảo vệ môi trường được thực hiện hàng ngày không còn tình trạng đối phó.
Vệ sinh môi trường, lớp học luôn sạch sẽ gọn gàng, không còn trẻ bẻ cành cây, ngắt
hoa và vứt rác ra sân trường. Không có giáo viên làm theo hình thức đối phó và
mọi hoạt động trong nhà trường đều hoạt động theo một cách liên hoàn, nhịp nhàng
và đạt hiệu quả cao.
3.7. Làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha
mẹ học sinh, cộng đồng xã hội trong việc giáo dục trẻ.
- Phụ huynh học sinh là người hàng ngày trực tiếp đưa đón trẻ đến trường, là

người hàng ngày đang cùng trẻ thực hiện ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy khi triển
khai thực hiện chuyên đề này tôi đã chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phối kết hợp với
phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức. Chỉ đạo 100% số nhóm lớp đều phải có
góc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh về kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của
biến đổi khí hậu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, các hình ảnh về người tốt,
13


việc tốt về ý thức bảo vệ môi trường, tranh ảnh phù hợp với chuyên đề. Tôi yêu cầu
giáo viên phải treo bảng tuyên truyền với phụ huynh ở nơi phụ huynh dễ nhìn thấy
để họ đọc, tham khảo và cảm nhận. Hàng ngày giáo viên tận dụng vào giờ đón trả
trẻ để làm công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
- Mảng tuyên truyền của trường: Tôi sưu tầm các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu,
tranh ảnh có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu. Khi đã có được những hình ảnh
và tư liệu tôi lên kế hoạch in bạt các hình ảnh đó thành các tranh ảnh, khẩu hiệu.
Sau đó treo các tấm khẩu hiệu tranh ảnh đó trên các mảng tường của trường của
lớp, sao cho trẻ và phụ huynh dễ nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày.
- Tuyên truyền với phụ huynh thông qua các buổi họp đầu năm học, họp phụ
huynh học sinh giữa năm học. Chúng tôi đã thông tin cho phụ huynh biết được mục
tiêu nhiệm vụ của năm học, nội dung của các chuyên đề thực hiện trong năm học để
đề nghị phụ huynh học sinh cùng phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ. Cụ thể đề nghị phụ huynh trước khi đem trẻ đi học phải vệ sinh cá nhân
cho trẻ sạch sẽ, không được cho trẻ đem quà bánh đến lớp, không được vứt rác bừa
bãi, không được bẻ cành, ngắt hoa…
- Tôi tận dụng mảng tường chân cầu thang lên xuống các dãy phòng học, khu vực
nhà bếp để treo các nội quy, tiêu lệnh phòng chống cháy nổ để làm hình thức tuyên
truyền nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ trong nhà trường cho cán bộ giáo viên
và phụ huynh học sinh để qua đó tuyên truyền cho phụ huynh khi đưa đón trẻ trong
nhà trường không được hút thuốc lá, không được đi xe máy trong sân trường và
phụ huynh phải là tấm gương về ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo.

- Tham gia viết bài tuyên truyền về các kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến
đổi khí hậu, ý thức bảo vệ môi trường để làm giảm nguy cơ của sự gia tăng của
biến đổi khí hậu phát lên loa truyền thanh của xã.
- Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, tranh thủ mọi nguồn
vốn đầu tư để mua sắm đồ dùng dạy học, làm lan can trồng cây dây leo trước các
cửa lớp, mua cây bóng mát, cải tạo sân trường. Kêu gọi các tổ chức cá nhân trồng
cây tặng nhà trường với chủ đề “Mầm xanh quê hương vì tương lai xanh-sạch- đẹp”
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua các biện pháp tôi đã chỉ đạo cán bộ giáo viên nhà trường thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến
đổi khí hậu và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, rèn kỹ năng ứng phó với sự gia
tăng của biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa của thiên tai vào các môn học và
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đã đem lại kết quả cụ thể như sau:

14


*Đối với giáo viên:
Nội dung khảo sát

Tổng
Kết quả đánh giá chất lượng thực hiện
số
Tốt
Khá
Trung
Yếu
GV
bình

Tỷ lệ Số Tỷ
Số
Tỷ Số
Tỷ lệ
được Số
GV
%
GV
lệ
%
GV
lệ
GV
%
KS
%

- Khả năng lập kế hoạch 25
giáo dục trẻ phù hợp, sát
mục tiêu và sát đối tượng.

8

32

10

40

7


28

0

0

- Năng lực của giáo viên 25
trong việc xây dựng môi
trường giáo dục cho trẻ hoạt
động để rèn kỹ năng bảo vệ
môi trường và giáo dục kiến
thức hiểu biết về sự gia tăng
của biến đổi khí hậu.

7

28

9

36

9

36

0

0


- Mức độ thực hiện kế hoạch 25
và năng lực tổ chức các hoạt
động của giáo viên

8

32

10

40

7

28

0

0

- Công tác tuyên truyền phối 25
kết hợp với phụ huynh học
sinh trong việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường và
hiểu biết về tác hại của sự
gia tăng của biến đổi khí hậu

9


36

11

44

5

56

0

0

* Đối với trẻ:
Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát
MG 3 tuổi
Số trẻ Số
Tỉ
KS
trẻ
lệ
đạt
%

- Trẻ hiểu biết được một số 165
kiến thức về hiện tượng tự
nhiên, thiên tai hỏa họa tác hại

của hỏa họa, thiên tai gây ra.

120

MG 4 tuổi
Số
Số
Tỉ
trẻ
trẻ
lệ
KS
đạt
%

73 175

140

MG 5 tuổi
Số
Số
Tỉ
trẻ
trẻ
lệ
KS
đạt
%


80 170

152

89

15


Trẻ tích cực tham gia các hoạt 165
động bảo vệ môi trường vừa
sức và có ý thức ứng xử thân
thiện với môi trường xung
quanh, biết chia sẻ, hợp tác
quan tâm với bạn bè và những
người xung quanh khi có
thiên tai sảy ra

125

76 175

151

86 170

162

95


-Trẻ thực hiện các nội dung 165
120 73 175 145 83 170 162 95
hướng dẫn của người lớn về
các nội dung của sự biến đổi
khí hậu và cách phòng trách
các rủi ro do thiên tai sảy ra.
Qua bảng khảo sát trên so sánh đối chiếu với bảng khảo sát đầu năm học ta
thấy kết quả đã được nâng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ các biện pháp tôi đã chỉ
đạo giáo viên thực hiện chuyên đề đã có hiệu quả. Giáo viên đã biết lồng ghép, tích
hợp nội dung giáo dục kiến thức hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động của trẻ một cách
linh hoạt và sáng tạo, đã tạo được môi trường hoạt động cho trẻ theo hướng mở, các
nội dung tuyên truyền với phụ huynh đã phong phú và đa dạng hơn dưới nhiều hình
thức.
Đối với trẻ đã có những kiến thức hiểu biết nhất định về sự gia tăng của
biến đổi khí hậu về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, 92% cháu đã có ý thức bảo
vệ môi trường và thực hiện các qui định bảo vệ môi trường của nhà trường theo
hướng dẫn của cô giáo. Trẻ đã mạnh dạn tích cực tham gia vào các hoạt động gần
gũi để bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. Trẻ đã biết chia sẻ, hợp tác với
bạn bè và người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường để làm giảm nguy cơ của
sự gia tăng của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là trẻ đã có phản ứng với các hành vi làm
bẩn và phá hoại môi trường.
Đối với phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội đã có nhiều chuyển biến rõ rệt
trong việc thực hiện vệ sinh môi trường nơi công sở trường học, không còn phụ
huynh đi xe máy và hút thuốc lá trong sân trường, không có phụ huynh để trẻ vứt
rác bừa bãi ra sân trường. Họ nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với việc
giáo dục con cái từ môi trường gia đình, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi
trường đối với cộng đồng từ đó việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường trong
việc giáo dục trẻ có kết quả hơn.
16



Công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưu đối với các cấp ủy Đảng,
chính quyền cũng đã đạt được những kết quả đáng mừng, lãnh đạo địa phương đã
quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa trường, lớp. Các ban ngành, đoàn
thể, trạm y tế…đã phối kết hợp cùng hỗ trợ với nhà trường tuyên truyền, vận động
phụ huynh và cộng đồng xã hội hưởng ứng thực hiện phong trào bảo vệ môi trường
“ Xanh - sạch - đẹp” hạn chế sự gia tăng của biến đổi khí hậu.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục về biến đổi khí hậu trong trường mầm non là một việc làm rất
quan trọng. Giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi
khí hậu là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến môi trường sống của bản thân trẻ nói riêng và của con người nói chung, từ
đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, góp phần làm giảm ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu. Hình thành ở trẻ nhân cách sống trách nhiệm, ý thức chung tay vì
sự phát triển chung của cộng đồng ngay từ tuổi còn thơ. Qua đó để giáo dục cho trẻ
hiểu được hành động của trẻ có ý thức tốt từ hôm nay là góp phần bảo vệ tương lai
cuộc sông của trẻ sau nay có một môi trường sống an toàn và lành mạnh. Chính vì
vậy nên việc giáo dục kiến thức, hiểu biết về sự gia tăng của biến đổi khí hậu đã trở
thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học nói
chung và bậc học mầm non nói riêng.
Đối với giáo viên để thực hiện tốt các chuyên đề của phòng và của nhà trường
chỉ đạo, cũng như việc thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục kiến thức hiểu biết về
biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt
động, thì yêu cầu giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về mục đích yêu cầu
của chuyên đề, phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có
những biện pháp tích hợp giáo dục phù hợp. Tích cực tìm tòi, sáng tạo các phương
pháp giảng dạy để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của
trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp.

Qua những biện pháp chỉ đạo giáo viên nhà trường thực hiện nâng cao chất
lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, hiểu biết cho trẻ về biến đổi khí hậu, nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Hoằng Châu đã đạt những kết quả thiết thực
bản thân rút ra được bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chỉ đạo đó là:
Đối với người cán bộ quản lý để chỉ đạo tốt mọi hoạt động của nhà trường
cũng như việc triển khai thực hiện tốt các chuyên đề thì người cán bộ quản lý phải
thực sự tìm hiểu sâu sắc tình hình thực tế của nhà trường, phải tìm ra được nguyên
nhân tại sao việc thực hiện kế hoạch không đạt được hiệu quả. Để từ đó xây dựng
kế hoạch sát thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường
để các biện pháp chỉ đạo sát thực. Biết chia sẻ, gần gũi với giáo viên để lắng nghe
những tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất khó khăn, vướng mắc của giáo viên khi
thực hiện chuyên đề để giúp họ tháo gỡ, tránh tình trạng, pkair thường xuyên kiểm
17


tra, giám sát việc thực hiện của giáo viên, tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược”. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, tạo cho họ có niềm vui phấn khởi
khi đến trường để họ có tâm huyết với nghề, tạo cho giáo viên có cơ hội học hỏi,
trau dồi kiến thức, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dưới nhiều
hình thức để giúp họ linh hoạt, sáng tạo trong việc lồng ghép tích hợp các nội dung
vào các hoạt động phù hợp có hiệu quả.
- Bản thân mình phải là tấm gương sáng về hành động, việc làm cho giáo viên noi
theo để từ đó giáo viên lại là tấm gương sáng cho phụ huynh và học sinh noi theo.
- Trong công tác tham mưu cần khéo léo, tham mưu phải có sức thuyết phục và
phải có chương trình hành động cụ thể để làm minh chứng.
- Trong công tác tuyên truyền cần gần gũi tiếp xúc với phụ huynh, biết lắng nghe,
chia sẻ cùng hợp tác.
2. Kiến nghị:
Đề nghị phòng giáo dục đào tạo huyện Hoằng Hóa và sở giáo dục đào tạo

tỉnh Thanh Hóa cần phổ biến, nhân ra diện rộng các SKKN đạt chất lượng cao, có
các biện pháp thực hiện hiệu quả, đạt cấp huyện, cấp tỉnh để cán bộ, giáo viên ở các
nhà trường học tập, áp dụng để nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được trong quá trình chỉ
đạo nhà trường thực hiện nâng cao chất lượng “ Giáo dục kiến thức hiểu biết về sự
gia tăng của biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường” cho trẻ mầm
non. Rất mong được sự góp ý chân thành của lãnh đạo cấp trên và của đồng nghiệp
để các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Hoằng Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cao Thị Phương

18



×