SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUAN SƠN,
HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn Quan Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2018
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu…….……………….……………………………….……trang 1
1.1. Lí do chọn đề tài…………….…………………………………trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu…….……………………...……….…..…trang 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………..………...……trang 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………...…….....……………trang 2
2. Nội dung…………...……………………………....…………..…trang 2
2.1. Cở sở lí luận của sáng SKKN………..…..….…………………trang 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN…………...…... trang 3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn ………..….….…. trang 7
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường…………….…………….……………trang 11
3. Kết luận, kiến nghị……………...…….…….…………….….…trang 14
3.1. Kết luận: ………………………….………….……...……..…trang 14
3.2. Kiến nghị:……………...…………..…………….………....…trang 15
Tài liệu tham khảo……………………………………………...…trang 16
2
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng, giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ
sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trong đà
phát triển chung của nhân loại để bắt nhịp với su hướng phát triển chung của
thời đại mới. “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một quan
điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên cũng như
những người quản lý giáo dục trong trường mầm non”.[2]
Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nền khoa
học hiện đại.do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự
phát triển của thời đại. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm
chỉ đạo xuyên suốt thống nhất mọi hoạt động giáo dục trong trường mầm non để
đảm bảo việc thực hiện giáo dục trong trường mầm non có hiệu quả, có chất
lượng.
Thực tiễn giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay đòi hỏi các nhà quản lý
cần hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng và thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn.[2]
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm có thể nói là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo
viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu
vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển toàn diện. Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí
khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn
không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận
thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.[2]
Giáo dục trẻ được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa
dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và
tạo cơ hội cho trẻ phát triển.[1]
Ngày nay, trường mầm non đang thực hiện đổi mới phương pháp chăm
sóc và giáo dục trẻ với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Điều này có
nghĩa muốn đạt được mục tiêu chương trình giáo dục trẻ mầm non cần giúp cha
mẹ hiểu và thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trên quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.[4]
Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với
tôi là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào
tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Quá trình xây dựng môi
trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp
của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở Trường Mầm non Thị
Trấn huyện quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
Nhăm tạo môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện nhờ vậy mà các hoạt
động chuyên môn trong nhà trường được phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả
hoạt động cũng sẽ cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, cô giáo gắn bó với ghề có
nhiều cơ hội sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Cải thiện
môi trường trong và ngoài nhóm lớp.Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi
trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiên, là điều kiện để họ phát triển phù hợp
với từng trẻ và từng lứa tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên và trẻ tại trường Mầm non thị trấn Quan Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non.
- Tra cứu các thông tin từ tài liệu chuyên ngành
- Phương pháp khảo nghiệm thực tiễn tại đơn vị
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành
- Các thông tin và tài liệu khác có liên quan
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoach đào tạo của
Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là:
“...Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN
Việt Nam: Khỏe mạnh - Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Giàu
lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi ( Bố mẹ,
bạn bè, cô giáo ), thật thà, lễ phép, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái
đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Thông minh, ham hiểu biết,
thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng
hợp, suy luận ,..). Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”.[5]
Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội
tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện
để con người tồn tại và phát triển từ khái niệm đó, chúng ta có thể khẳng định:
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên
và xã cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực hiện
tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ [2]. Bởi vậy khi xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần dựa trên những cơ sở sau:
- Nhà quản lý giáo dục đưa ra những hướng dẫn cơ bản, mang tính gợi mở
giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình. Trong thực
hiện chương trình, các nội dung giáo dục chủ yếu được thực hiện theo hướng
tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng
phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế ở địa phương.[3]
- Bố trí khu vực chơi,hoạt động trong lớp và ngoài lớp phù hợp, thuận tiện
cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ.
4
- Tính toán kỹ không gian thực tế của trường để can đối diện tích các khu
vực.
- Môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện cho trẻ
nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung
- Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao... đảm
bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống.
- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động,
phù hợp với từng lứa tuổi.
- Thu hút được trẻ vào tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng
nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ
năng đã học theo cách của mình mà không bị gò bó.
- Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ.
- Cần tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động, chú trọng hướng dẫn trẻ bằng
phương pháp trải nghiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng,
thử nghiệm, thực hành, giao tiếp, giải quyết nhiệm vụ….tương tác theo cá nhân,
nhóm và cả lớp thông qua chơi là chủ yếu.
- Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ khám phá. Đặc
biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và vật liệu tái chế. Tạo môi trường có không
gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, đảm bảo môi trường giao
tiếp, thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với
trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh.
- Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng
xã hội cho trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường mầm non thị Trấn Quan Sơn là trường Mầm non công lập trực
thuộc trung tâm huyện Quan Sơn. Với bề dày truyền thống cùng với những
thành tích đã đạt được trường Mầm non thị trấn luôn phấn đấu xứng đáng là con
chim đầu đàn của bậc học huyện nhà. Tuy nhiên vẫn còn nhiều những khó khăn
trong những năm qua nhà trường đã luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, khắc phục
mọi khó khăn nỗ lực hết mình và vươn lên,chất lượng chăm sóc giáo dục không
ngừng được nâng cao thực tế đã được các cấp các nghành đánh giá và ghi nhận.
Trong các nội dung giáo dục tại trường mầm non thì giáo Giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bởi nội dung giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm được xây dựng xuyên suốt nó chi phối gần như toàn bộ các
hoạt động chăm sóc giáo dục tại trường mầm non,có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của trẻ nên được nhà trường đặc biệt quan tâm.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ban nghành đặc biệt là các
đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo huyện nhà. Đồng chí
hiệu trưởng nhà trường định hướng tạo điều kiện đầu tư trang bị về cơ sở vật
chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Được sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng về lịch trình và kế hoạch tổ chức
các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,….
5
- Phòng học kiên cố nơi tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động vui
chơi cho trẻ.
- Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên trẻ nhiêt tình năng động
- Sân và khu vực chơi vận động đã được đầu tư khá bài bản
- Đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình trong mọi hoạt động
- Sĩ số học sinh chuyên cần của trường luôn duy trì ở mức cao
- Mặc dù trẻ mang những nét riêng của trẻ em miền núi nhưng cơ bản trẻ tại
địa bàn thị trấn là con em cán bộ,tri thức,tiểu thương...và ở vùng thuận lợi nên
việc tiếp cận với môi trường giáo dục mới cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Được sự hợp tác và đồng tình tích cực của đồng nghiệp trong việc thực hiện
kế hoạch và nhiệm vụ được phân công.
- Đa số phụ huynh đã quan tâm và sẵn sàng phối hợp với nhà trườg về việc
học của con em mình.
* Khó khăn:
- Mặt bằng khuôn viên trường còn không đủ lớn để thiết kế các khu vui chơi,
khu thực hành mở cho trẻ.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.Trang thết bị, đồ dùng đồ chơi, môi
trường giáo dục trong lớp, ngoài lớp còn hạn chế, chưa phong phú và đa dạng.
- Việc bố trí, xắp sếp các góc, đồ dùng , đồ chơi trong lớp chưa khoa học,
góc ồn ào chưa bố trí xa góc yên tĩnh, xắp xếp đồ dùng đồ chơi lộn xộn.
- Các góc mở chưa có nhiều và chưa phù hợp với từng chủ đề. Giáo viên
chưa tận dựng được các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để sưu tầm vào các
góc chơi của trẻ.
- Một số phụ huynh chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của bậc học nên rất
khó phối hợp trong các kế hoạch chung của nhà trường.
- Do phần lớn giáo viên trẻ chủ yếu được đào tạo qua các lớp tại chức, liên
thông do đó kiến thức thiếu liên hoàn nên kinh nghiệp chuyên môn còn bộc lộ
những hạn chế nhất định.
- Số lượng học sinh trong mỗi lớp là khá đông và hiếu động nên ít nhiều gây
khó khăn cho quá trình thực hiện các hoạt động tại nhóm lớp.
- Đồ dùng trực quan trong các hoạt động còn chưa thật hấp dẫn, giờ hoạt
động còn chưa sinh động. Kết quả mong đợi đạt được trên trẻ là chưa cao.
- Một bộ phận học sinh còn quá nuông chiều con nên để con tiếp cận nhiều
với máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử dẫn đến việc trể không thích tiếp xúc
với đồ chơi mầm non.
Từ thực trạng của trường mầm non Thị Trấn Quan Sơn bản thân tôi thấy
rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã
được thực hiện xong còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo, chưa mang lại
hiệu quả. Từ đó tôi mong muốn tìm kiếm những giải pháp từ thực tiễn của đơn
vị nhằm đạt được những mục tiêu chung về việc xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm..
Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự
tin, sự mạnh dạn một thế giới mở và rèn những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
6
* Đầu năm học 2017 - 2018 tôi đã khảo sát giáo viên trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm.
T
T
Tiêu chí khảo
sát
Số
lượng
giáo
viên
được
khảo
sát
Mức độ đạt được
Tốt
Tỉ
lệ Khá
(%)
Tỉ
lệ
(%)
Đổi mới hoạt
động chăm sóc
giáo dục trẻ và
đánh giá sự phát
1
22
triển của trẻ theo
quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm
trung tâm
4
18,2 7
31,8 8
36,4 3
13,6
Sáng tạo trong
việc thiết lập
môi trường giáo
2
22
dục lấy trẻ làm
trung tâm phù
hợp với chủ đề
5
22,7 8
36,5 7
31,8 2
9,0
Tổ chức hướng
dẫn trẻ khai thác
3 và sử dụng môi
trường có hiệu
quả
Tạo cơ hội cho
trẻ bộc lộ hết khả
4
22
năng của riêng
mình
22
6
7
27,3
31,8 8
8
TB
36,5
36,5 5
6
Tỉ
lệ
(%)
CĐ
27,2
22,7 2
2
Tỉ lệ
(%)
9,0
9,0
7
*Bảng khảo sát của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
T
T
Tiêu trí khảo
sát
Tổng
số trẻ
được
khảo
sát
Mức độ đạt được
Đạt
Tỉ
Tỉ
Khá lệ
TB lệ
(%)
(%)
Tỉ
lệ
(%)
Tốt
Tỉ
lệ
(%)
Trẻ hứng thú tích
cực tham gia
1 môi trường giáo 263
dục cùng với cô
và các bạn.
60
22,8 90
34,
2
80
30,5 33
12,5
Trẻ chủ động
tham gia vào câc
hoạt động vui
2 chơi theo quan 263
điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung
tâm.
50
19
90
34,
2
85
32,4 38
14,4
Trẻ thể hiện mối
quan hệ thân
thiện với cô
3
263
giáo, các bạn và
môi trường xung
quanh trẻ.
70
26,6 90
34,
2
68
25,8 35
13,4
CĐ
Nhìn vào bảng khảo sát trên cho ta thấy việc xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu. Việc bố
trí, xắp sếp các góc, đồ dùng , đồ chơi trong lớp chưa khoa học, góc ồn ào chưa
bố trí xa góc yên tĩnh, xắp xếp đồ dùng đồ chơi lộn xộn, đồ dùng đồ chơi còn
nghèo nàn.Giáo viên chưa có sự đổi mới, chưa sáng tạo trong việc tổ chức , xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Việc tổ chức hướng dẫn,khai thác môi trường chưa có hiệu quả cao dẫn
đến trẻ chưa bộc lộ hết khả năng của trẻ trong các hoạt động.
Trẻ chưa hứng thú, tích cực tham gia vào môi trường hoạt động cùng với
cô và trẻ, chưa thể hiện sự tương tác, giao lưu, hợp tác giữa cô và trẻ.
Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại đơn vị
trường Mầm non thị trấn tôi đã trăn trở và tìm ra những giải pháp nhằm mục
đích xây dựng và cải thiện môi trường bên trong cũng như bên ngoài phòng,lớp
học. Từ đó thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
Để có những giải pháp hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm tôi đã đư ra một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước
tiên phải có sự phong phú ở các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp. Cần có
nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau và tạo cơ hội
cho trẻ lựa chọn học liệu để trẻ có cơ hội thể hiện khả năng, nhu cầu, hứng thú
như: Chủ động hơn, biết vui chơi, tìm tòi, khám phá, thực hành, trải nghiệm,
sáng tạo. Có sự hợp tác với bạn bè, cùng trò chuyện và chia sẻ ý kiến.
Cô và trẻ cùng trải nghiệm hoạt động góc
Trẻ trải nghiệm ở góc thiên nhiên
* Giải pháp 2: Sử dựng môi trường giáo dục hợp lý trẻ sẽ hứng thú và trải
nghiệm được nhiều hoạt động kể cả các hoạt động ngoài trời hoặc các trò chơi
9
đóng vai ở ngoài trời. Sử dụng môi trường hợp lý sẽ giúp cho giáo viên kiểm
soát được mọi hoạt động của trẻ và có sự phối hợp, sự tương tác giũa cô và trẻ
một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra sử dụng môi trường hợp lý giúp giáo viên biết
cách xắp sếp các góc trong lớp có không gian phù hợp và thuận tiện để trẻ hoạt
động.
Cô cùng trẻ trải nghiệm trò chơi đóng vai
Cô cùng trẻ trải nghiệm trò chơi dân gian ngoài trời
* Giải pháp 3: Đa dạng hóa các góc cho trẻ hoạt động giúp cho trẻ “học
bằng chơi, chơi bằng học”. Trẻ có nhiều cơ hội để thực hành và học hỏi và có
thể thực hiện theo hứng thú của mình. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các góc
10
chơi để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học, có thể hỗ trợ dễ dàng từng cá nhân hoặc
nhóm nhỏ.
Thiết kế các góc hoạt động được xắp sếp linh hoạt. Những hoạt động tương
đồng có thể bố trí gần nhau, hoạt động tĩnh xa hoạt động động. Có góc bố trí xắp
sếp trong phòng nhưng cũng có góc bố trí ở ngoài trời nhưng đều phải đảm bảo
trẻ chơi có thể di chuyển dễ ràng, giao lưu giữa các góc không va chạm vào
nhau. Đồ chơi, học liệu cho từng góc chơi phải phù hợp với chủ đề, được trưng
bày hấp dẫn, màu sắc săch sỡ phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Giáo viên cần sử dụng các hoạt động góc đạt hiệu quả như giúp trẻ lựa
chọn góc chơi mà trẻ thích. Tham gia chơi và hỗ trợ trẻ khi trẻ cần. Giáo viên
cũng cần đặt ra các quy tắc đơn giản nhưng phải ró ràng và phải có sự tôn trọng
trẻ để trẻ cùng xây dựng những quy tắc đó. Luôn động viên, khích lệ khen trẻ
tránh trê trẻ trực tiếp hoặc so sánh với trẻ khác.
Trẻ trải nghiệm ở góc học tập
* Giải pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm có vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường. Đầu năm học
tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng mua sắm, bổ sung một số trang thiết bị phục vụ
cho việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như: Máy chiếu, ty
vi cho 3 lớp học và vẽ cổng biển trường. Hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho các góc chơi và giảng dạy. Chỉ đạo giáo viên trồng cây, hoa tạo
khuôn viên trong nhà trường dẹp, hấp dẫn, an toàn, thân thiện.Từ đó trẻ có điều
kiện được khám pká , tìm tòi, trải nghiệm.
* Giải pháp 5: Phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm chào mừng các ngày lễ lớn theo từng chủ đề. Đây là
một nội dung được giáo viên hướng ứng nhiệt tình như phong trào trồng hoa,
trồng cây chào mừng ngày khai giảng năm học mới,phong trào làm đồ dùng đồ
chơi chào mừng ngày phụ nữ việt nam 20/10 và ngày nhà giáo việt nam 20/11,
phòng trào tròng vườn rau sạch chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3…Mỗi đợt
phát động phong trào thi đua chúng tôi đều cho các cá nhân, tập thể nhận xét,
11
đánh giá mức độ hoàn thành của nhau và nhà trường tổ chức trao giải cho cá
nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc. Có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho những
giáo viên yếu kém đẻ góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng phong
phú hơn.
Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3
* Giải pháp 6: Kiểm tra đánh giá xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm. Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại là việc làm thường xuyên
của người làm công tác quản lý. Ngoài việc thường xuyên đôn đốc giáo viên
thiết lập môi trường cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày tôi còn kiểm tra giáo
viên bằng phiếu đánh giá chủ đề giúp cho giáo viên điều chỉnh những điều chưa
phù hợp khi thực hiện. Đánh giá công bằng, khách quan, chỉ ra được mặt tích
cực và mặt hạn chế của từng giáo viên, từng nhóm lớp từ đó phát huy những mặt
tích cực mà giáo viên đã làm được và hạn chế khuyết điểm mà giáo viên mắc
phải. Từ đó giúp trẻ họat động tích cực và hiệu quả hơn.
* Giải pháp 7: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh thông qua
các buổi họp phụ huynh, hội thi, hệ thống bảng biểu, gặp gỡ, trao đổi qua giờ
đón trả trẻ. Nhà trường đã tuyên truyền tới phụ huynh về tầm quan trọng của
việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ đó giúp trẻ hiểu về
đặc điểm của con em mình, biết con cần gì, nhu cầu hoạt động vui chơi như thế
nào, cần phải phối kết hợp với cô giáo những gì để con có được môi trường an
toàn , thân thiện giúp con phát triển tốt.
12
Góc tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Bằng việc sử dụng các giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường mầm non Thị Trấn huyện Quan Sơn
một cách linh hoạt, sáng tạo. Trong năm học công tác xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm đã thu được kết quả cụ thể như sau:
* Đối với giáo viên:
Bản thân đã vận dụng truyền đạt cho giáo viên kiến thức và kỹ năng cơ
bản trong việc xây dựng và khai thác môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích
cực. Nhờ đó đã kích thích sự say mê, sáng tạo của giáo viên giúp cho giáo viên
13
hăng say trong việc thiết lập môi trường, phương tiện phục vụ cho hoạt động của
trẻ.
Vì vậy môi trường giáo dục trong và ngoài lớp ngày càng phong phú, đa
dạng, hấp dẫn đối với trẻ được thể hiện ở bảng khảo sát cuối năm học.
* Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng các biện pháp của sáng
kiến kinh nghiệm.
T
T
Số
lượng
giáo
Tiêu chí khảo
viên
sát
được
khảo
sát
1
Đổi mới hoạt
động chăm sóc
giáo dục trẻ và
đánh giá sự
phát triển của
trẻ theo quan
điểm giáo dục
lấy trẻ làm
trung tâm
Mức độ đạt được
Tốt
Tỷ
lệ Khá
(%)
Tỷ
lệ TB
(%)
Tỷ
lệ CĐ
(%)
Tỷ
lệ
(%)
22
10
45,5 10
45,5 2
9,0
0
0
2
Sáng tạo trong
việc thiết lập
môi
trường
giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm
phù hợp với
chủ đề
22
11
50
9
41
2
9,0
0
0
3
Tổ chức hướng
dẫn trẻ khai
thác và sử dụng
môi trường có
hiệu quả
22
11
50
10
45,5 1
4,5
0
0
4
Tạo cơ hội cho
trẻ bộc lộ hết
khả năng của
riêng mình
22
10
45,5
10
45,5
2
9,0
0
0
Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm cuối năm ta có thể thấy giáo viên đã biết
đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo
14
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Sáng tạo và tổ chức hướng dẫn trẻ
khai thác và sử dụng môi trường có hiệu quả cạo trong việc thiết lập môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với chủ đề và tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ
hết khả năng của riêng mình.
* Đối với trẻ:
Bảng khảo sát của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp sáng kiến kinh
nghiệm.
T
T
Tiêu trí khảo
sát
Tổng
số trẻ
được
khảo
sát
Mức độ đạt được
Đạt
Tốt
Tỷ
Tỷ
Tỷ lệ
lệ Khá lệ TB
(%)
(%)
(%)
CĐ
Tỷ
lệ
(%)
1
Trẻ hứng thú tích
cực tham gia
môi trường giáo
dục cùng với cô
và các bạn.
263
120 45,6 120 45,6 23
8,8
0
0
2
Trẻ chủ động
tham gia vào câc
hoạt động vui
chơi theo quan
điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung
tâm.
263
120 45,6 110 41,8 33
12,6
0
0
3
Trẻ thể hiện mối
quan hệ thân
thiện với cô
giáo, các bạn và
môi trường xung
quanh trẻ.
263
100
24
0
0
38
100
38
63
Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm ta có thể thấy hầu hết trẻ đều hứng thú
tham gia vào các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục. Trẻ mạnh dạn tự tin
nói lên suy nghĩ của mình khi tham gia tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với các
bạn và đồ dùng đồ chơi. Trẻ gần gũi thân thiện với cô giáo và các bạn, với môi
trường xung quanh. Bản thân trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận
và khám phá một cách tích cực về thế giới.
Quá trình học hỏi khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động
trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là
15
hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế
giới xung quanh một cách tự nhiên và đặc biệt hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị :
* Kết luận:
Lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện cơ hội cho các cháu học
tập vui chơi mà còn là một môi trường vui tươi lành mạnh và hấp dẫn, đó là nơi
trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ,
được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập để trẻ
phát triển một cách toàn diện.
Bởi vậy, để đạt được mục tiêu đó, nhà trường luôn bám sát yêu cầu nội
dung Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm làm kim chỉ nam xuyên
suốt cho mọi nội dung, kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu cuối cùng mà
nhà trường hướng đến chính là kết quả mong đợi trên trẻ.
Để thực hiện tốt đề tài “ Một số biện pháp xây dựng trường Mầm non lấy
trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thị trấn” đòi hỏi người làm công tác quản
lý phải luôn tận tụy và nhạy bén trong quán xuyến các hoạt động của trường từ
khâu chăm lo cơ sở vật chất đến việc tổ chức các hoạt động dạy học, đời sống
của đội ngũ CB, GV-CNV đồng thời làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc
thực hiện nhiệm vụ được giao của từng thành viên trong hội đồng sư phạm.
Tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo và phối hợp chặt chẽ với các ban
ngành, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh trong việc huy động trẻ trong độ tuổi
mầm non ra lớp và huy động các nguồn lực đầu tư cho bậc học. Có như vậy mới
từng bước đưa phong trào giáo dục mầm non tại thị trấn ngày một phát triển đi
lên.
* Kiến nghị :
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Hỗ trợ thêm máy vi tính và các phần mềm tạo điều kiện cho trẻ ở tất cả các
nhóm lớp của nhà trường đều được làm quen với máy vi tính thông qua học
kismat, nutrikid…
- Hỗ trợ kinh phí từ chương trình mục tiêu để trường có điều kiện mua sắm
các loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời phục vụ cho trẻ.
2. Đối với địa phương:
- Dành ưu tiên các khoản kinh phí từ các tổ chức xã hội tài trợ, kinh phí từ
chương trình 135 của Thị trấn, cùng với ngân sách xã hỗ trợ cho trường mầm
non Thị trấn giáo xây dựng nâng cấp CSVC trường lớp, từng bước hoàn thiện
chuẩn về CSVC để tiến đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2 lộ
trình đến năm 2020.
Trên đây là một số biện pháp và bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ
đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm
non Thị Trấn Quan Sơn. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này chắc không trách
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong hội đồng khoa học góp ý để sáng kiến của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
16
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thị Trấn, ngày 05 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Lê Thị Hương
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1}. Chương trình giáo dục Mầm non ( Dành cho quản lý và giáo viên
Mầm non) TS. Lê thu Hương -TS Trần Thị Ngọc Trâm - PGS. Lê Thị Ánh
Tuyết.
{2}. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường Mầm non - Hàng Thị Dinh - Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi
Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị
Thu Hương.
{3}. Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non ( các độ tuổi).
{4}. Bồi dưỡng nâng cao chuyên mon về xây dựng trường Mầm non lấy
trẻ làm trung tâm( Dành cho quản lý và giáo viên Mầm non) Lương Thị Bình,
Nguyễn Thanh Giang, Phạm Thị Huyền, Hoàng Thị Thu Hương, Bùi Thị Lâm,
Lê Bích Ngọc, Phạm Thị Nhi, Bùi Thị Kim Tuyến.
[5}. Quyết định 55 bộ giáo dục và đào tạo.
18
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hương
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường MN Thị Trấn Quan Sơn
TT
1
2
3
4
Tên đề tài SKKN
- Chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ ở bán trú trường mầm
non Thị Trấn Quan Sơn
- Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ
5-6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm
non Thị Trấn Quan Sơn.
- Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên trường mầm non Thị
Trấn huyện Quan Sơn.
- Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ
nguyên vật liệu thiên nhiên ở
trường Mn Thị Trấn Quan Sơn.
Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
Năm học đánh giá
xếp loại
Phòng giáo dục
Quan Sơn
A
Năm học 2005 - 2006
Phòng giáo dục
Quan Sơn
B
Năm học 2009 - 2010
Phòng Giáo
dục Quan Sơn
C
Năm học 2014 - 2015
Phòng giáo dục
Quan Sơn
B
Năm học 2015- 2016
19