Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non lương sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở
TRƯỜNG MẦM NON LƯƠNG SƠN

Họ và tên: Lê Thị Bích Ngọc
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Lương Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU ......................................................................................
1
1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………........
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................
2


2. NỘI DUNG...................................................................................
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ..................................
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...
3
2.3. Một số biện pháp ........................................................................
5
2.3.1. Tìm hiểu tình hình đội ngũ giáo viên ......................................
5
2.3.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn .........................
5
2.3.3. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CBGV ..
6
2.3.4: Đổi mới công tác quản lý .......................................................
7
2.3.5. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ ............
8
2.3.6. Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường .......
9
2.3.7: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
11
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................
15
3.1. Kết luận .....................................................................................
15
3.2. Kiến nghị ...................................................................................
16

TÀI IỆU THAM KHẢO .................................................................
17

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
2


Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay công tác chăm sóc giáo
dục trẻ là một mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm.
Muốn xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần có những con
người mới có đủ Đức, Trí, Thể, Mỹ có trí thức, có năng lực và phẩm chất đạo
đức tốt thì mới tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ, từ những yêu cầu trên
mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là quốc
sách hàng đầu và quyết tâm cùng toàn dân thực hiện thăng lợi công cuộc đổi
mới và xã hội hóa giáo dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “Giáo dục mầm non là khâu then
chốt là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, giáo dục Mầm non là nền
tảng cho sự phát triển nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa, chính vì
vậy Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ mục tiêu “ Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển” phát triển giáo dục là nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài, xây dựng con người mới có đủ kiến thức, khoa học, kỷ năng
nghề nghiệp ý thức tự chủ sáng tạo phẩm chất đạo đức đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo.
Bác Hồ nói: ‘Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau
này cây lên tốt”.
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ

có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng
giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách
con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ
trường mầm non. Với nhiệm vụ là người Hiệu trưởng, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ
làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn
diện. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm
cao, cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà
trường, phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện
nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Lương Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
3


Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở
Trường Mầm non Lương Sơn, Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất
hượng và hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo phương pháp đổi mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường
Mầm non Lương Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát;
- Phương pháp đọc và ngiên cứu một số tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp hội thảo phỏng vấn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Mục tiêu giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ
bước vào lớp 1. Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc
dân, rất quan trọng trong sự nghiệp đào tạo của thế hệ trẻ vì lứa tuổi này vốn có
một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc, giáo dục tốt trẻ sẽ được
phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm, thẩm mỹ một cách đúng hướng đây là
giai đoạn cực kỳ quan trong trong việc hình thành con người mới.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng là vị
trí hàng đầu trong trường mầm non. Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Bác đã
mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục.
Là người làm công tác quản lý tôi lại càng tâm đắc đến những lời tâm
huyết của “ Ma Ka Ven Cô” Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ được
hình thành từ trước tuổi lên năm.
Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên
mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề
nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình,
tất cả những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến
nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên làm sao
hoàn thiện bản thân để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, trước hết phải
xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng
cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở trường chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm
đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để có một đội ngũ giáo viên đồng bộ về
4


cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề
mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có
như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đặc điểm tình hình Trường Mầm non Lương Sơn
- Vài nét về nhà trường
Trường Mầm non Lương sơn trước đây là trường mẫu giáo Lương Sơn
thành lập năm 1978, cho đến ngày 13/12/1999 Trường Mầm non Lương Sơn
chính thức được thành lập theo Quyết định số 420/QĐUB-TX của Chủ tịch
UBND huyện Thường Xuân. Trải qua thăng trầm lịch sử đến nay trường được
coi là một trong những trường Mầm non trọng điểm của huyện Thường Xuân.
Trường đóng trên địa bàn thôn Ngọc Sơn xã Lương Sơn có tổng số 6 nhóm trẻ
với 73 cháu và 20 lớp mẫu giáo với 598 cháu. Tổng số CBQL, GV, NV là 45
đồng chí.
* Những thuận lợi
Nhà trường được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT
huyện Thường Xuân, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã đã đóng góp cho sự phát triển
giáo dục xã nhà. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác CSGD trẻ tương đối đầy đủ, trường lớp ngày càng
khang trang, đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp. Trẻ được học 2 buổi trên ngày.
- Ban lãnh đạo nhà trường có trình độ quản lý, có trình độ chuyên môn
vững vàng, luôn năng động sáng tạo, tập hợp được sự đoàn kêt biết phân công
sắp xếp công việc đúng người, đúng vị trí năng lực của từng người trong nhà
trường. Nhà trường có đội ngũ CBGV đoàn kết, năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo,
yêu nghề mến trẻ.
- 100% CBGV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ
khi được phân công, luôn có tinh thần trách nhiệm cao.
- Về trẻ đa phần ngoan ngoãn, biết nghe lời cô giáo vâng lời người lớn,
biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
* Những khó khăn, hạn chế
Lương Sơn là một trường của một xã có dân cư đông, sống chủ yếu là
nghề nông nghiệp, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Vì vậy mà nhận thức về mọi vấn

đề trong cuộc sống xã hội đặc biệt là ngành giáo dục còn hạn chế, chưa có sự
quan tâm đúng mức đầu tư cho giáo dục mầm non.
- Về cơ sở vật chât: các phòng học, phòng chức năng, văn phòng, khuôn
viên nhà trường, đồ dùng trang thiết bị đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc
5


giáo dục trẻ còn hạn chế, có phần ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, giáo dục
trẻ.
- Về trẻ: Sự quan tâm của các bậc phụ huynh chưa cao, do tình hình kinh
tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chăm sóc, giáo dục gần
như giao khoán cho nhà trường.
- Về nhân dân: Một số ít nhân dân chưa quan tâm, chăm sóc đến thế hệ
trẻ, đến con em mình, bỏ mặc con em mình cho nhà trường dẫn đến còn nhiều
trẻ đi học thất thường, chủ yếu là trẻ ở khu lẻ.
- Giao thông: Chỉ thuận lợi cho trẻ ở khu trường chính, khu lẻ đi lại còn
rất khó ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.
- Về cán bộ giáo viên: Công tác tuyên truyền phối hợp của giáo viên
không tập trung có phần hạn chế, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền phối
hợp của nhà trường.
* Kết quả khảo sát thực tế của đơn vị
Đầu năm học 2017- 2018:
Nhà trường đã huy động được số trẻ đến trường cụ thể như sau:
- Số lượng trường, lớp nhóm:
Số
Tổng số T/s nhóm
T/s lớp
T/S trường
điểm
T/S lớp 5 T

nhóm, lớp
trẻ
mẫu giáo
trường
1
6
26
6
20
8
- Số lượng trẻ:
+ Số trẻ điều tra:
Tổng
Nhà trẻ
T/S
6-12
13-24
chung
941
332
44
129
- Số trẻ ra lớp:
Nhà trẻ
Tổng
T/S
6-12
13-24
chung
671


73

0

6

Tỷ lệ %
16,3
0
14,5
Chất lượng nuôi dưỡng:
TT

Độ tuổi

Tổng Kênh
BT

Tỷ
lệ

25-36
159

T/S
598

Mẫu giáo
3T

4T
183
203

5T
223

Mẫu giáo
25-36

T/S

3T

4T

5T

67

598

180

195

223

25,3


95,4

98,4

96,1

100

Kênh
SDD

Tỷ
lệ

Chiều
cao

Tỷ
lệ

Chiều
cao

Tỷ
lệ
6


Kênh
BT

1
2

Nhà trẻ
Mẫu giáo
Tổng cộng

73
598
671

67
545
612

91,8
91.1
91.2

6
53
59

8,2
8.9
8.8

68
546
614


93,2
91.3
91.5

K.
thấp
còi
5
52
57

6.8
8.7
8.5

- Chất lượng giáo dục:
Độ tuổi

Tổng số trẻ

Nhà trẻ
Mẫu giáo
Cộng

73
598

Số trẻ đạt
67

545

671

612

Tỷ lệ %
91,8
91
91,2

Số trẻ
chưa đạt
6
53
59

Tỷ lệ %
8,2
9
8,8

+ Duy trì sĩ số: 671/671 cháu đạt 100 %;
+ Bé chuyên cần: 612/671 = 91,2%.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, là một
cán bộ quản lý, tôi đã tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường mầm non.
2.3. Một số biện pháp
2.3.1. Tìm hiểu tình hình đội ngũ giáo viên
Qua quá trình hoạt động ban giám hiệu nắm bắt được khả năng trình độ

sức khỏe, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị điều kiện gia đình của từng
giáo viên từ đó có sự phân công công tác một cách hợp lý.
`Nhà trường có 1 Hiệu trưởng và 2 đồng chí Phó Hiệu trưởng, công việc
và hồ sơ sổ sách được phân công rõ ràng, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung
các hoạt động của nhà trường. Phó Hiệu trưởng phụ trách khối mẫu giáo thực
hiện chuyên môn có kế hoạch cụ thể, việc bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên
lên kế hoạch giảng dạy từng độ tuổi, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà
trẻ, theo dõi sức khỏe tổng hợp của các lớp, phụ trách nuôi ăn bán trú, quản lý
hồ sơ sổ sách nuôi ăn bán trú.
2.3.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn
Thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nghị định, nghị quyết của Đảng chỉ tiêu
về phát triển trí tuệ đến từng nhóm lớp có kế hoạch bồi dưỡng để giáo viên nắm
bắt được nội dung phương pháp. Nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên
thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hàng tháng hàng tuần nhà trường
có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn đi sâu vào từng vấn đề nhằm tháo gở khó khăn
hạn chế về mặt chuyên môn.
7


Đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi toàn diện làm nòng cốt cho việc
thực hiện chương trình trong nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra dự giờ các lớp để rút ra kinh nghiệm việc thực
hiện chương trình, kip thời khắc phục những tồn tại mà giáo viên còn vướng
mắc.
Tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi như hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp trường, ..., hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường, cấp huyện. Qua các hội
thi đều được đánh giá xếp loại.
* Bồi dưỡng qua việc tổ chức thực hiện các chuyên đề trọng tâm
trong năm.
Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường là người

nắm chắc các chuyên đề và có kế hoạch triển khai chuyên đề trong năm, tiếp thu
những phương pháp đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ những
phương pháp mới, hấp dẫn giáo viên vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với
thực tế của đơn vị nhằm không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn, khả năng sư phạm của mỗi nhà giáo.
* Bồi dưỡng công tác xây dựng đội ngũ chú trọng trong công tác tự
học tự bồi dưỡng.
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học
tại các lớp đào tạo tập trung do ngành và tỉnh mở tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên.
* Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức
như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra báo
trước, kiểm tra đột xuất.
Qua công tác kiểm tra để uốn nắn kịp thời một số sai lệch của giáo viên
trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo viên
ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng
giáo dục tốt hơn.
2.3.3. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo
viên
Không ngừng chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và
hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời mọi quyền lợi chính
đáng của giáo viên; giúp cán bộ, giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với trường,
với lớp, coi tập thể sư phạm như là gia đình, là tổ ấm của mình; đây cũng là một
trong các yếu tố nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
8


+ Chỉ đạo phân công lao động phù hợp với điều kiện và năng lực của

từng cán bộ giáo viên.
+ Đảm bảo đúng, đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên như:
bình xét nâng lương, chế độ ưu đãi, bình xét thi đua công khai, dân chủ công
bằng.
+ Thăm hỏi, động viên kịp thời cán bộ giáo viên và gia đình ốm đau, hiếu.
+ Hàng năm tổ chức cho giáo viên đi tham quan các danh lam thắng cảnh,
các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết,
nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.
2.3.4. Đổi mới công tác quản lý
Chỉ đạo tốt chuyên đề trọng tâm, tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra
bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Chỉ đạo nhà trường thực hiện chương trình Giáo dục mầm non của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
chăm sóc giáo dục trẻ, triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”, phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”.
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn: 100% cán bộ giáo
viên thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày,
có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, có đủ đồ dùng, giáo án lên lớp và tham gia
sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị. Mọi hoạt động trong nhà
trường đều được đưa ra bàn bạc, công khai trong nhà trường,, trong hội nghị phụ
huynh để cùng thống nhất thực hiện.
- Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục ứng dụng công nghệ thông
tin: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà
trường. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục.Thực hiện 3 công
khai trong trường học một cách thường xuyên.
- Thường xuyên duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành
và quy định của nhà trường như: Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; phong
trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hội thi “Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”... Ngoài ra chỉ đạo nhà trường

tổ chức hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo việt
nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh 26/3, qua các đợt thi đua đó lấy kết quả để đánh giá xếp loại giáo
viên, do vậy mỗi giáo viên trong nhà trường đều phấn đấu cố gắng để đạt được
các tiết dạy khá, giỏi.
9


Hình ảnh: Cô tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi vận động
(Trò chơi đẩy gậy)
2.3.5. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ
Công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng vì vậy, tôi đã chỉ đạo
giáo viên tích cực công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng về nội
dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa
học; các chính sách của đảng và Nhà nước liên quan đến Giáo dục mầm non…
tuyên truyền bằng cách viết bài tuyên truyền hàng tháng, tuyên truyền trên thông
tin đại chúng, xây dựng bảng tuyên truyền của nhà trường, xây dựng góc tuyên
truyền của các nhóm lớp, tổ chức Hội thảo chuyên đề với phụ huynh và các ban
ngành đoàn thể về dự, tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh 2 lần/năm, yêu cầu
giáo viên thường xuyên trao đổi nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ với phụ huynh
trong giờ đón, trả trẻ.
Nội dung tuyên truyền được thay đổi theo từng tháng, từng quý, theo từng
sự việc.

10


Hình ảnh: Nhà trường tuyên truyền với phụ huynh về công tác CSGD trẻ
2.3.6. Công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ dạy

học đầy đủ sẽ là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Chính vì
vậy tôi đã quan tâm tham mưu với chính quyền địa phương mở rộng diện tích
đất đảm bảo đủ 20m2/ trẻ. Trong năm học ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ tăng
cường cơ sở vật chất của Nhà nước thì bằng nhiều giải pháp khác nhau như huy
động sự đóng góp của phụ huynh, của các nhà hảo tâm ủng hộ, nhà trường tăng
cường được nhiều đồ dùng, đồ chơi, xây dựng vườn cổ tích, phục vụ cho việc
học tập và vui chơi của trẻ đạt hiệu quả cao.

11


Hình ảnh: Giáo viên và phụ huynh tham gia xây dựng vườn cổ tích

Hình ảnh: Các phòng học mới xây dựng.
12


2.3.7. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
* Chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh
dinh dưỡng an toàn thực phẩm” trong trường mầm non.
Thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của ngành học Mầm non về các
hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung
và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực
hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế
biến. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp

chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên
truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực
hiện.
Đối với nhân viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định 2
lần/năm (vào đầu năm học mới và sau 6 tháng làm việc tiếp theo). Trong quá
trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc, quần áo trang phục phải gọn gàng, móng
tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh
xung quanh nhà bếp, vệ sinh bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế
thực phẩm sống khu chế biến thực phẩm chín.
Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn, tổ cô nuôi để tổ chức trồng rau
xanh cung cấp cho bếp ăn góp phần cung cấp dinh dưỡng.
* Tăng cường công tác bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường mầm non.
Đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh
tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát
triển tốt.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an
toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non. Đặc
biệt là bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo
dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
13


Thường xuyên trao đổi thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho phụ
huynh được biết để phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống nhất là đối với trẻ suy
dinh dưỡng, trẻ kém ăn,


Hình ảnh: Tháp dinh dưỡng.
* Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy trong công tác giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực
hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ
chức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong
cộng đồng.
Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, đặc
biệt chú ý các nội dung sau:
Nhà trường có giấy chứng nhận “bếp ăn đạt chuẩn”, có giấy chứng nhận
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị dụng cụ nấu nướng, chế
biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định ( sử dụng
bát, thìa, cốc uống nước bằng in ốc, các đồ dùng cá nhân của trẻ phải có ký hiệu
riêng).
Nhà trường xây dựng sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày, có chữ ký của
người bán thực phẩm để nêu cao trách nhiệm của người cung cấp thực phẩm.
Phối hợp với chính quyền địa phương cấm các loại hàng rong bán quà xung
quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các
hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường.
14


Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non.

Hình ảnh: Nhân viên phục vụ bán trú đang chế biến thức ăn.


Hình ảnh: Cán bộ quản lý của trường kiểm tra thực phẩm trước khi ăn.
* Chỉ đạo xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế nhà
trường và địa phương.
Xây dựng thực đơn theo mùa đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, hàng
ngày công khai tài chính về mức ăn và khẩu phần ăn cho trẻ.
15


Đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo về lượng cân đối
về chất dinh dưỡng .
Các bữa ăn trong ngày của bé có nhiều loại thực phẩm phối hợp với nhau
trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm
bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực,
nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và
khoáng chất, do đó hàng ngày cần chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và
thay đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ.
Thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng, hợp lý trong việc chăm sóc nuôi
dưỡng, nội dung 10 lời khuyên để ở nơi phụ huynh, giáo viên và mọi người đều
được biết để thực hiện và tuyên truyền.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tiến hành thực hiện các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ ở Trường Mầm non với kinh trong công tác quản lý chỉ đạo cụ thể tôi đã thu
được kết quả trong năm học như sau:
* Cuối năm học 2017 - 2018:
- Số lượng trường, lớp nhóm:
Số
Tổng số T/s nhóm
T/s lớp
T/S trường

điểm
T/S lớp 5 T
nhóm, lớp
trẻ
mẫu giáo
trường
1
6
26
6
20
8
- Số trẻ ra lớp:
Tổng
Nhà trẻ
Mẫu giáo
chung
T/S 6-12 13-24
25-36
T/S
3T
4T
5T
671
Tỷ lệ %

73
16,3

0

0

6
14,5

67
25,3

598
95,4

180
98,4

195
96,1

223
100

- Chất lượng nuôi dưỡng:

TT

Độ tuổi

Tổng

Kênh
BT


Tỷ
lệ

1
2

Nhà trẻ
Mẫu giáo

73
598

67
553

671

620

91,8
92,
5
92,4

Tổng cộng

Kênh Tỷ
SDD lệ
6

45
51

8,2
7,
5
7,6

68
553

Chiều
cao
Tỷ
K.
lệ
thấp
còi
93,2
5
92,5
45

6,8
7,5

621

92,5


7,5

Chiều
cao
Kênh
BT

50

Tỷ
lệ

16


- Chất lượng giáo dục:
Độ tuổi
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Cộng

Tổng số trẻ
73
598
671

Số trẻ
đạt
71
583

654

Tỷ lệ %
99,3
97,5
97,5

Số trẻ
chưa đạt
2
15
17

Tỷ lệ %
2,7
2,5
2,5

+ Duy trì sĩ số: 671/671 cháu đạt 100 %;
+ Bé chuyên cần: 658/671 = 98,1%.
- Kiểm tra chất lượng cuối năm.
+ Có 29/29 GV được kiểm tra trong đó giaó viên đạt loại giỏi 25 đồng chí,
Khá 4 đồng chí.
Trong năm học nhà trường không ngừng phấn đấu làm tốt công tác kiểm
định chất lượng giáo dục và và công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Tổ chức tốt hội thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường.
Có 29/29 giáo viên tham dự hội thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường. Hội
thi thực sự là một sân chơi bổ ích tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi qua hội thi đã
đã thu được nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi được làm công phu, sáng tạo, độc đáo,

phong phú về thể loại, đa dạng về chất liệu, màu sắc bền, đẹp, bố cục cân đối,
hài hòa có tính giáo dục cao.
Kết quả hội thi đồ dùng đồ chơi cấp huyện có một bộ đồ chơi cá nhân đạt
giải nhất.
Hội thi “Xây dựng môi trường gióa dục lấy trẻ làm trung tâm”
Đạt giải nhất cấp huyện và tham gia kỳ thi cấp tĩnh cũng đạt giải nhất.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trương mầm non là một công việc phức
tạp khó khăn là vấn đề thân thiết đến lợi ích trước mắt và mãi mãi về sau của thế
hệ trẻ, vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ chiếm một vị trí quan trọng trong
hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà trường không ngừng quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục lễ
giáo cho trẻ, công tác phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội để khắc
phục những khó khăn và xây dựng các điều kiện thiết yếu về đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất qua đó tạo điều kiện để chăm soca giáo dục trẻ tốt hơn .

17


Việc chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm
non là người quản lý tôi thiết tha mong mõi được sự quan tâm của các caapd các
nganhfveef công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Qua thời gian công tác bản thân có nhiều kinh nghiệm về công tác chỉ
đạo, cũng cố cho tôi niềm tin sự phấn khời đối với công việc mà mình đang lam.
Những gì tôi ghi nhận hôm nay sẽ vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tế ở địa
phương .
Muốn vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc chuyên môn, chủ động
tích cực trong công tác xây dựng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
những nội dung chủ yếu và cần trong từng giai đoạn.

Chủ động, trong công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, các ban ngành đoàn thể và ngành giáo dục để tranh thủ được ủng hộ
cao nhất về tinh thần cũng như vật chất hay các chủ trương chính sách quan tâm
tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học.
Chủ động và thực sự có khả năng trong tổ chức mọi hoạt động và trong
xây dựng sự đoàn kết thống nhất cao trong nhà trường.
Thực sự gương mẫu (là con chim đầu đàn), giàu lòng nhân ái yêu thương
tôn trọng gần gũi đồng nghiệp, tận tuỵ, tránh nhiệm với công việc được giao.
Trong nhiều năm làm công tác quản lý tôi tự rút ra được một bài học kinh
nghiệm ở đâu làm được như vậy thì ở đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao.
3.2. Kiến nghị
- Nhà nước: Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi cho giáo dục
nhằm thu hút người tài vào ngành giáo dục thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy
học tạo niềm tin cho nhân dân.
- Phòng Giáo dục & Đào tạo có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ tạo điều kện để giáo viên được tham gia.
- Đối với chính quyền địa phương cần tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật
chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo
dục trẻ đáp ứng với yêu cầu hiện nay tạo điều kiện cho nhà trường đảm bảo công
tác dạy học và các hoạt động khác thực sự hiệu quả ngày một phát triển cùng với
sự phát triển của đất nước.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 3 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
18



Lê Thị Bích Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, viên chức nhà nước ngành giáo dục
và đào tào(BGD& ĐT).
3. Tài liệu bồi dưỡng hè cho CBQL và giáo viên mầm non các năm học.
4, Tạp chí giáo dục mầm non số 02 năm 2017
5. Di chúc của Bác Hồ về quyền trẻ em.
6. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.

19



×