Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vàvệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.58 KB, 22 trang )

Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Với vị trí là ngành học mở đầu, là khâu đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân nhằm hình thành con người Việt nam một cách toàn
diện nhất. Ngành học Mầm non luôn chú trọng trong việc nghiên cứu
xây dựng và cải tiến nội dung chương trình. Cho đến nay chương trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non được củng cố và nâng
cao chất lượng đã thực sự đa dạng phong phú về nội dung lẫn hình
thức, đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của ngành học Mầm non
nói riêng, của đất nước nói chung. Song hành cùng chương trình chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là sự quan tâm đầu tư chăm sóc trẻ thơ
của mọi gia đình, của cha mẹ học sinh đối với trẻ thơ từ 0 - 6 tuổi.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta
ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em
ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội
. Nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là tốt nhưng
phải cho trẻ ăn với chế độ như thế nào, cần ăn những gì đa số phụ
huynh chưa biết được, vì vậy tuy cho con mình ăn rất nhiều nhưng trẻ
không lớn được.
Trong lúc mức độ báo động về thể thấp còi của trẻ ở Trường
Mầm non Điền Trung nói riêng và trẻ từ 0 - 6 tuổi của huyện nhà nói
1
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
chung và cần thiết quan tâm của xã hội đối với trẻ suy dinh dưỡng thể
thấp còi được ưu tiên hàng đầu.
Từ những thực trạng khó khăn trên. Bản thân tôi là một cán bộ
quản lý giáo dục Mầm non phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
sức khỏe của trẻ tại trường Mầm non Điền Trung tôi rất băn khoăn và
đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh


dưỡng của trẻ thể thấp còi ở Trường Mầm non Điền Trung - Bá
Thước”
Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp phù hợp với điều kiện địa
phương, điều kiện của nhà trường để phòng chống và giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống mức thấp nhất.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em đang còn là thời sự ở các nước nghèo
và đang phát triển. Các bằng chứng khoa học cho thấy những năm đầu
tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi nếu bị suy dinh dưỡng
có thể để lại hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và
kéo dài sang thế hệ sau.
- Như chúng ta đã biết trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham
gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, lao động thông qua các hoạt
động hàng ngày giúp trẻ phát huy được tính tò mò ham hiểu biết, óc
2
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
sáng tạo đó là điều kiện để giúp trẻ phát triển hài hòa 5 mặt giáo dục:
Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động.
-Việc phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi cho trẻ Mầm non
là việc làm thường xuyên, liên tục. Đã trải qua nhiều năm thực hiện
nhưng mỗi địa phương, mỗi nhà trường đều có cách làm khác nhau.
Đối với trường Mầm non Điền Trung việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng thể thấp còi được xác định ngay từ đầu năm học. Nhưng đến
năm học 2012-2013 kết quả đạt được vẫn không như mong muốn. Tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi toàn trường qua khảo sát gia đoạn I
là 15%.
Vì vậy việc tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là
việc làm cấp bách và dài lâu, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, phụ

huynh cần phối kết chợp chặt chẽ, nhịp nhàng để đạt được kết quả như
mong muốn.
2. Cơ sở thực tiễn.
Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non là việc làm
thường xuyên, liên tục và thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt chuyên đề:
“Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã được triển khai đến tất
cả các trường Mầm non, nó có tác dụng thiết thực đến việc chăm sóc
nuôi dưỡng. Đó là mục tiêu giúp trẻ được tăng cân và làm giảm tỷ lệ
trẻ bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất trong các trường Mầm
non.
3. Thực trạng chung của vấn đề.
3
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
Trong nhiều năm người ta thường dùng cân nặng theo tuổi để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em vì cho rằng chiều cao theo tuổi
phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tuy vậy từ những năm 1970 nhiều tác
giả đã nhận thấy chiều cao theo tuổi là chỉ số có giá trị để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng cùng với cân nặng theo tuổi. Trên cơ sở đó, năm
2006 tổ chức y tế thế giới đã công bố chuẩn tăng trưởng mới cho trẻ
em và khuyến nghị ứng dụng thống nhất toàn cầu.
Như vậy chiều cao theo tuổi đã được khẳng định là chỉ tiêu dinh
dưỡng quan trọng nhất và các điều kiện môi trường hơn là yếu tố di
truyền là các yếu tố quyết định chính đến sự khác biệt về tăng trưởng
trẻ em. Đó là căn cứ để giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi trở thành
mục tiêu quan trọng nhất của các chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em.
a. Thuận lợi
-Trường Mầm non Điền Trung thành lập năm 1996. Sau những
năm thành lập nhà trường từng bước phát triển và lớn mạnh đạt danh

hiệu “ Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia” giai đoạn I.
- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và
Đào tạo huyện Bá Thước, được cung cấp, trang bị nhiều tài liệu hướng
dẫn thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và
VSATTP cho trẻ Mầm non.
4
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, có nghiệp
vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm
nhiệt tình trong công tác.
- Nhà trường nằm ngay trung tâm của xã, nên việc tiếp cận với
các kênh thông tin nhanh và chính xác.Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho công tác bán trú của nhà trường tương đối đầy đủ.
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến mọi hoạt động của
nhà trường.
b. Khó khăn:
- Là một xã nghèo đời sống của đại đa số phụ huynh chủ yếu làm
nghề nông nghiệp, thu nhập không đều nên việc quan tâm đến con cái
có nhiều hạn chế, chế độ ăn của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều thu nhập
hàng ngày của cha mẹ trẻ.Phụ huynh luôn coi thường việc ăn của con
mình, luôn ỷ lại cho nhà trường.
- Một số gia đình khá giả hơn lại quá cưng chiều con, cho con ăn
uống tùy thích không khoa học dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, hay
uốn éo nũng nịu , chế độ ăn chưa hợp lý, chế độ sinh hoạt thất thường
nên trẻ thường mệt mỏi, nhiều trẻ suy dinh dưỡng.
- Tỷ lệ trẻ ăn bán trú so với tổng số trẻ toàn trường còn thấp.Số
phụ huynh đi làm ăn xa (Đi Miền Nam), bỏ con cái cho ông bà
già nuôi , vốn ông bà quen cuộc sống kham khổ từ ngày xưa nên
dẫn đến chế độ ăn cho cháu bị ảnh hưởng.

c. Kết quả khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm.
5
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
- Năm học 2012- 2013 Trường Mầm non Điền Trung thực hiện
phần mềm Quản lý Mầm non 3.2. Vì vậy chỉ số cân nặng, chiều cao
thực hiện theo chuẩn tăng trưởng cho trẻ em.
- Hiện tại khu trung tâm tổng số học sinh ăn bán trú 242 cháu.
Trong đó:
Trẻ 5- 6 tuổi: 91 cháu.
Trẻ 4 - 5 tuổi: 60 cháu.
Trẻ 3 - 4 tuổi: 59 cháu.
Trẻ nhà trẻ: 32 cháu
Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi giai đoạn I( tháng 15/9/2012)
Độ tuổi Tổng
số trẻ
Kênh
BT
% Kênh
thấp
còi
% Ghi chú
5 - 6 tuổi 91 76 83 15 17
4 - 5 tuổi 60 52 87 8 13
3 - 4 tuổi 59 49 83 10 17
25 - 36 tháng 32 28 87 4 13
Tổng cộng 242 205 85 37 15
4. Một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trường Mầm non Điền Trung - Bá Thước.
Từ thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện phápcó tính khả

thi nhằm giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trường Mầm
non Điền Trung như sau:
6
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
4.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền về nội dung dinh dưỡng trẻ
thơ.
- Đối với phụ huynh: Tuyên truyền đến từng phụ huynh qua các
kênh: băng zôn, loa đài, khẩu hiệu, qua các buổi họp phụ huynh để tất
cả các bậc phụ huynh nhận biết rằng: Suy dinh dưỡng là tình trạng
thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình
sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tất cả các chất
đều thiếu, nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chất béo.
Nguyên nhân : Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng mà
chúng ta thường gặp như:
+ Trẻ sau sinh đã suy dinh dưỡng đó là do quá trình mang thai
mẹ vì 1 lý do gì đó mà cung cấp không đủ năng lượng để nuôi dưỡng
bào thai dẫn đến sau sinh trẻ nhẹ cân non yếu hoặc sinh non còn gọi là
suy dinh dưỡng bào thai .
+Trẻ sau sinh mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch
làm cản trở trong việc bú và ăn của trẻ.
+Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh, hẹp môn vị, phình đại tràng, trẻ
bị dị tật đầu nhỏ…cũng làm ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ
+Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng có thể xảy ra
do 2 cơ chế: giảm cung cấp chất dinh dưỡng và tăng tiêu thụ dưỡng
chất hoặc cả hai.
7
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
*Đối với các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể tầng lớp trong

xã hội:
Trong năm học thường xuyên tổ chức các lễ hội, hội thi có lồng
ghép nội dung về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua đó vận động mọi người
cùng tham gia từ đó khắc sâu được kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng
trẻ thơ.Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cách phòng tránh suy dinh
dưỡng thể thấp còi ở trẻ như: Cần phục hồi dinh dưỡng đến mức tối
đa; Điều trị tất cả các bệnh lý, ít nhất đạt đến mức ổn định. Cần ăn đủ
lượng và đủ chất như: năng lượng, chất đạm, vitamin, và khoáng chất
như: Canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin nhóm B, FOS, và chất xơ. Tạo
mọi điều kiện cho hệ tiêu hóa tốt để hấp thu tất cả các dưỡng chất
trên.Khi mang thai bà mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cụ thể
như sau :Về năng lượng: thêm 300kcalo/ngày, có nghĩa là:
*Thêm ½ chén cơm cho mỗi bữa ăn.
*Thêm 2 ly sữa mỗi ngày
*Ăn thêm 02 bữa phụ: chuối, bánh, trứng
*Về chất đạm: thêm 15g/ngày, có nghĩa là thêm 70 – 80g thịt, 02 ly
sữa mỗi ngày. Cá tốt cho cả mẹ và con hất là cá biển béo
*Về chất xơ tránh táo bón: ăn nhiều rau, trái cây tươi: 300g/ngày, thêm
khoai củ
*Về Canxi: gấp rưởi bình thường 1200mg/ngày như: 2 ly sữa, 2 miếng
đậu phụ tươi, 100-200g cá tép nhỏ cả xương, 50g mè.
8
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
*Về chất sắt: 30mg/ngày có trong: huyết (heo, bò, gà, vịt), Gan, trứng,
thịt, cá. Lưu ý ăn thêm nhiều trái cây tươi cung cấp vitamin C để tăng
cường hấp thu sắt.Ngoài ra cần uống bổ sung viên sắt mỗi ngày từ khi
khi bắt đầu có thai đến sau sinh 1 tháng. Cần ăn uống các chất có acid
folic, Iod và kẽm,: Có trong gan, hải sản như hào, sò. Thêm vitamin
B6 (2mg/ngày): các trường hợp đa thai, nghiện thuốc, vị thành niên

mang thai. Vitamin C 50mg/ngày cho người hút thuốc lá, nghiện rượu,
uống thường xuyên Aspirin, salicylat…Vitamin B12 2mg/ngày: đối
với người ăn chay trường.
Tóm lại: Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân
10 -12 kg trong thời gian có thai, khám thai ít nhất 3 lần và tiêm đủ 2
mũi phòng uốn ván.
4.2.Biện pháp 2: Phối hợp giữa nhà trường và trạm ytế.Giữa
nhà trường và gia đình.
Hàng năm nhà trường kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định
kỳ và uống các loại vắc xin đầy đủ cho trẻ nhằm phát hiện nguy cơ trẻ
bị suy dinh dưỡng để có chế độ bồi dưỡng và chăm sóc kịp thời.
*. Tìm nguyên nhân suy dinh dưỡng.
- Sau khi tiến hành giám sát việc cân - Đo khám sức khỏe trẻ giai
đoạn I.Kết quả cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ
cao, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết số trẻ này chủ yếu nằm ở các
gia đình có điều kiện khá giả và các gia đình bố mẹ đi làm ăn xa. Khi
đã có kết quả và danh sách trẻ trong dạng báo động về sức khỏe ở từng
9
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
nhóm lớp cụ thể. Bản thân tôi cùng phối kết hợp với giáo viên các
nhóm lớp trao đổi gặp từng phụ huynh thông báo về tình trạng sức
khỏe của con em mình và xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp với trẻ
để từ đó thu thập thông tin để có cơ sở điều chỉnh cách chăm sóc trẻ.
- Bằng việc làm thực tế tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phân
nhóm trẻ thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khá giả 1 nhóm, trẻ thuộc
nhóm gia đình bố mẹ đi làm ăn xa một nhóm để có biện pháp khắc
phục phù hợp. Trước hết tôi lên kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm mời
số phụ huynh này đến lúc này tôi thông báo về kết quả trẻ bị suy dinh
dưỡng cho phụ huynh biết, sau đó mời phụ huynh dự bữa ăn của trẻ tại

trường. Trong quá trình phụ huynh quan sát thực tế trẻ ăn phụ huynh
thấy rằng: Con mình không có nề nếp trong ăn uống, đòi cô giáo ăn
loại thức ăn theo sở thích giống ở gia đình, nếu không được đáp lại
theo ý muốn trẻ quấy khóc, làm ồn ánh hưởng đến các bạn trong lớp
không ăn được (Đối với nhóm 1 gia đình có điều kiện kinh tế cưng
chiều con ăn uống không theo khoa học, không đủ chất dẫn đến trẻ bị
suy dinh dưỡng ). Còn đối với nhóm trẻ bố mẹ đi làm ăn xa thì các
cháu đòi cô giáo ăn nhiều thức ăn vì ở nhà các cháu ăn khổ. Sau khi
phụ huynh biết được về con em mình như vậy thì việc đầu tiên tôi
phân tích cho phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc ăn đủ chất
thì trẻ có sức khỏe trẻ sẽ tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động, ăn
nhiều thức ăn không phải là tốt, ngược lại ăn thiếu chất thì trẻ sẽ mệt
mỏi, thường xuyên ốm đau và dễ mắc các bệnh.Nên việc ăn uống phải
10
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
kết hợp giữa gia đình và nhà trường thì mới đảm bảo đủ chất, đủ lượng
các cháu mới khỏe mạnh.
4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo cách chăm sóc trẻ theo từng nhóm
nguyên nhân
- Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do chưa cân đối
khẩu phần ăn: tôi trực tiếp cung cấp cho giáo viên kiến thức chăm sóc
trẻ đối tượng này:
Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn
của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó P từ 12 -14%,
L từ 18 - 22%, G từ 60 - 65%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần
ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm
- Với trẻ bị suy dinh dưỡng do bị đẻ non: Cô giáo cần chăm sóc
tỉ mỉ hơn ở lớp cũng như ở nhà. Thời gia cho trẻ ngủ nhiều hơn, ăn đầy
đủ các chất dinh dưỡng và chế biến phù hợp với khả năng hấp thu của

trẻ cần chú ý bổ sung hoa quả chín và sữa cho trẻ hàng ngày
-Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa đông
mát về mùa hè.
-Trong suốt thời gian giáo viên thực hiện bản thân tôi thường
xuyên đôn đốc kiểm tra thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
nhằm phòng bệnh suy dinh dưỡng và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng theo
chỉ tiêu đề ra.
4.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra qua các bữa ăn
chính và phụ nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
11
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
- Sau khi lên thực đơn trong tuần và điều tra khẩu phần ăn,tôi lên
kế hoạch kiểm tra cụ thể cho từng đối tượng, vận động phụ huynh cho
trẻ uống thêm sữa vào buổi chiều sau giờ ăn phụ. Trẻ bị suy dinh
dưỡng không chỉ vì thiếu ăn mà còn do gia đình thiếu kiến thức cần
thiết về khoa học dinh dưỡng và một số bệnh kèm theo như tiêu chảy,
nhiễm khuẩn hô hấp…không được điều trị kịp thời. Theo các chuyên
gia nghiên cứu thì từ 0 - 5 tuổi là độ tuổi dễ bị chậm lớn, còi xương. Ở
giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của trẻ cao, nếu như không đáp ứng
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ rất dễ bị thiếu hụt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao nhất được ghi nhận ở trẻ từ 12 đến 24 tháng cho đến 5 tuổi và trẻ
suy dinh dưỡng trong 2 - 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến phát triển
thể lực cũng như chiều cao ở tuổi trưởng thành. Để giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng chúng tôi áp dụng biện pháp có hiệu quả là: “Phục hồi cho
trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn”.
- Phân công các thành viên trong tổ thường xuyên kiểm tra sau
giờ ăn xem các lớp có cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của trẻ hay không,
kiểm tra các món ăn xem có phù hợp và mùi vị có hấp dẫn trẻ ăn hay
không để có biện pháp cụ thể đối với giáo viên và nhân viên cấp

dưỡng. Tổ chức cho các tổ trưởng kiểm tra chéo lẫn nhau để tăng
cường công tác chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc quy định để đảm
bảo tốt cho sức khỏe trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải
có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc vệ sinh đặc biệt. Tăng thêm các thực
phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu mỡ. Tăng cường các thức ăn
12
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
giàu Protein động vật, các loại rau chứa nhiều Vitamin và muối
khoáng. Nếu trẻ không ăn được số lượng nhiều thì chia nhỏ ra làm
nhiều bữa ăn cho trẻ. Xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cho trẻ
nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối
cần thiết cho cơ thể trẻ. Đảm bảo chế độ ăn cho trẻ được biểu hiện
bằng số bữa ăn trong ngày (bữa chính và bữa phụ), tổ chức các bữa ăn
vào giờ quy định và sự phân phối tỷ lệ năng lượng giữa các bữa ăn
trong một ngày theo khẩu phần ăn tính thành lượng thực phẩm được
chế biến dưới dạng các món ăn.
-Trường cung cấp năng lượng của bữa chính và bữa phụ cân đối
tốt, đảm bảo Calo trong ngày cho trẻ theo quy định 780 calo đối với
các cháu nhà trẻ, 900 calo đối với các cháu mẫu giáo. Khâu chế biến
món ăn cũng rất quan trọng, tạo món ăn ngon, màu sắc hấp dẫn, mùi vị
thơm giúp các cháu ăn ngon miệng. Bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân
đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), còn có đủ 3 món nữa là: rau
quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá,
thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất
dinh dưỡng bổ sung. Giáo viên là người trực tiếp cho cháu ăn cần hiểu
rõ bầu không khí bữa ăn cũng không kém phần quan trọng. Nếu trẻ
thoải mái, vui vẻ thì các cháu mới ăn ngon và hết xuất, cơ thể của trẻ
tăng trưởng và tăng cân đều đặn . Đồng thời, giáo viên còn chú ý giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, các hoạt động hằng ngày

13
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
của trẻ Bé tập làm nội trợ, dạy cho trẻ biết cách sử dụng các nguồn
dinh dưỡng qua nề nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh và học tập.
hực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, nhắc nhở
phụ huynh tẩy giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau
khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là
nguồn gây bệnh.
VD: Đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi có những đặc tính như:
- Phát triển rất nhanh và nhu cầu năng lượng
Cho trẻ từ 3- 4 tuổi là 1300- 1400 kcalo/ ngày
Cho trẻ từ 4- 5 tuổi là 1400- 1500 kcalo/ ngày
Thời điểm này, trẻ đã mọc đủ răng hàm, tò mò, hoạt động nhiều,
thích tự làm, dã có những hoạt động giao tiếp. Nên chúng ta cần cho
trẻ ăn ít nhất 5 bữa/ngày đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: ăn 3 bữa ăn
chính cùng với gia đình ưu tiên các thức ăn giàu năng lượng, giàu chất
dinh dưỡng có thịt, cá, trứng, tép, rau xanh, rau củ; 2- 3 bữa phụ như
sữa, chè, chuối, khoai Hạn chế cho ăn bámh ngọt trước giờ ăn, cho
trẻ tự xúc ăn dưới sự hỗ trợ của cha mẹ hay những người thân trong
gia đình
Tiếp tục cho trẻ uống thêm 200- 300 ml sữa / ngày để bổ sung canxi
4.5. Biên pháp 5: Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ
qua các giờ học và giờ hoạt động:
Muốn giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt , phát triển hài
hòa chiều cao và cân nặng, cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
14
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
Vì thế chúng ta nên cho trẻ hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các nhóm

thực phẩm theo sự chỉ dẫn ngắn gọn và cụ thể thông qua từng bộ môn
học, từng hoạt động trong ngày của trẻ mà chúng ta lồng ghép vào như
hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ, làm quen môi trường xung
quanh, dạo chơi ngoài trời…nhằm giúp các cháu nắm được công dụng
và lợi ích của từng nhóm thực phẩm khác nhau.
Trên cơ sở hướng dẫn giúp trẻ có những hiểu biết tối thiểu về
dinh dưỡng và sức khỏe, biết ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa ăn,
nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống hợp vệ sinh để trẻ khỏe mạnh,
thông minh và góp phần phòng chống suy dinh dưỡng.
4.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc trẻ theo khoa
học
Mỗi cán bộ giáo viên trong trường là một tuyên truyền viên.
Thường xuyên tuyên truyền phổ biến,m tư vấn cho phụ huynh học
sinh. Đây là một trong những khâu hết sức quan trọng trong việc
phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ. Việc xây dựng và triển khai
kế hoạch về dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại
trường được duy trì đều đặn, việc theo dõi, giám sát cũng được thường
xuyên và liên tục, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành
cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, tuyên truyền tư vấn cho phụ
huynh học sinh, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường về
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được nhà trường hết sức quan
tâm bên cạnh đó cũng được các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
15
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
Trong năm học qua, ngoài việc giáo viên tập huấn về vấn đề
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế huyện triển
khai. Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng 2 lần/1 năm học về kiến
thức và kỹ năng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Đồng thời thường xuyên phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho

giáo viên nuôi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp về công
tác chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ qua sách báo, tài liệu
sưu tầm được. Đồng thời ở mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền về nội
dung trên để phụ huynh các cháu xem khi đưa đón trẻ hàng ngày.
4.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ
bằng cách cho trẻ được bú sữa mẹ, được tham gia chương trình tiêm
chủng mở rộng
- Chúng tôi luôn quan tâm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu, đặc biệt là chương trình chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Tính ưu việt của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ được công nhận
trên toàn thế giới, để bảo đảm sức khỏe cho trẻ em cần đảm bảo cho trẻ
được bú sữa mẹ. Tổ chức Sức khỏe Thế giới kêu gọi các bà mẹ nên
nuôi con thuần túy bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu sau khi
sinh, cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 5 và tiếp tục bú mẹ cho đến 2 tuổi.
Chúng tôi
đã giúp các bậc phụ huynh nhận thấy rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn
hảo và
16
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
dễ hấp thu nhất. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
ở tỷ lệ
cân đối và hợp lý đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ em bú sữa mẹ tỷ
lệ mắc
các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn nhiều so với trẻ được nuôi nhân
tạo.
- Cơ thể trẻ phát triển rất nhanh nhu cầu dinh dưỡng rất cao
nhưng khả năng phòng chống các bệnh tật lại kém nên công tác chăm
sóc trẻ cần chú ý đặc biệt đến khâu vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
để phòng tránh các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp… Bởi vì các

bệnh này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển thể lực của trẻ. Bên
cạnh đó chúng tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ tham gia
đầy đủ, đúng thời hạn 10 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng
như: bệnh sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, bệnh lao, viên gan B,
viêm não nhật bản, tả, thương hàn để giúp trẻ tránh được những khiếm
khuyết đáng tiếc sau này.
IV. KẾT LUẬN.
1. Kết quả đạt được:
- Nhờ hiểu được tất cả các nguyên nhân trên, luôn tích cực và
đồng bộ các biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường Mầm non
Điền Trung đã đạt được kết quả tích cực như sau:
17
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
Độ tuổi Tổng
số trẻ
Kết quả giai đoạn I Kết quả giai đoạn III
Kên
h BT
% Kênh
thấp
còi
% Kênh
BT
% Kên
h
thấp
còi
%
5- 6 tuổi 91 76 83 15 17 77 85 14 15

4- 5 tuổi 60 52 87 8 13 54 90 6 10
3- 4 tuổi 59 49 83 10 17 51 86 8 14
25-36
tháng
32 28 87 4 13 30 94 2 6
Cộng 242 205 85 37 15 212 88 30 12
- Trẻ tăng cân đều trong từng quý, cuối năm học giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thấp còi xuống 3% so với đầu năm học.
- Đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh của trường được bồi
dưỡng và nâng cao về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ.Tham gia
nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động, các phong trào có nội dung về chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm; các cháu khoẻ
mạnh, vui vẻ, vận
động tốt và tích cực tham gia các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Thực hiện tốt các kế hoạch kiểm tra về công tác phòng chống
suy dinh dưỡng & VSATTP trong năm học.
2. Bài học kinh nghiệm.
18
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
a. Phải coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền, tạo nhận thức
đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng , tập huấn, tuyên
truyền để phổ cập kịp thời và không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ
năng về vấn đề dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho
đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, kể cả phụ huynh học sinh để
từ đó mọi người nâng cao trách nhiệm và biết cách phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ cho tốt.
b. Phải thực hiện tốt các khâu bảo đảm dinh dưỡng trong các bữa

ăn của trẻ, lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp, đa dạng và thường xuyên
thay đổi, vừa bảo đảm dinh dưỡng vừa tạo sự thích thú, hấp dẫn cho trẻ
khi ăn. Có biện pháp và chế độ chăm sóc cụ thể đối với từng trẻ suy
dinh dưỡng.
c. Phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục đối với tất
cả các khâu liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm như lựa chọn thực đơn, khẩu phần ăn, kỹ thuật nấu ăn, cách tổ chức
phục vụ bữa ăn, ngủ và việc vệ sinh của trẻ … Đồng thời hết sức lưu ý
kiểm tra bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.
d. Phải tạo sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm một cách tốt nhất
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em, nhất là phát huy đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ học
sinh và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ thường xuyên và kịp thời của các
19
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
ban ngành, đoàn thể liên quan mà trước hết là cơ quan y tế ở địa
phương.
3. Kết luận.
Tỷ lệ SDD thấp còi chiếm 15% ngay ở tháng đầu tiên, gấp đôi so
với SDD nhẹ cân và bắt đầu tăng nhanh sau 5 tháng tuổi. Trong giai
đoạn 2 năm tuổi đầu tiên, nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối
với SDD thấp còi. Điều này có liên quan tới chất lượng khẩu phần ăn
bổ sung; thiếu protid (giúp xây dựng các tế bào, tạo hình), lipit (giúp
phát triển xương dài và hấp thụ các vi chất dinh dưỡng) và còi xương
sớm do thiếu vitamin D, canxi Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn những tháng đầu
thấp, ăn bổ sung sớm, thức ăn bổ sung nghèo protid, lipid sẽ dẫn đến
trẻ có nguy cơ cao bị thấp còi, tình trạng học vấn của người mẹ, điều
kiện sống, tình trạng vệ sinh môi trường cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa
đến thấp còi ở trẻ em.Tại trường mầm non Điền Trung đã xây dựng

thực đơn theo mùa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, tỷ lệ cân đối các
chất L, G, P được tính toán cân đối và tỷ lệ ca lo trong ngày đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, với sự chăm sóc khoa học nhiệt tình của
các cô giáo tỷ lệ trẻ SDD thấp còi năm học 2012 - 2013 giảm 3 % đạt
kế hoạch đề ra.
4. Đề xuất.
*Đối với nhà trường: Cần phối kết hợp với các ban ngành đoàn
thể trong toàn xã để tuyên truyền kiến thức về nuôi con theo khoa học.
20
Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
* Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức các lớp chuyên đề, các hội
thi: Giáo viên dinh dưỡng giỏi, Bé tập làm nội trợ, gia đình và dinh
dưỡng trẻ thơ để CBGV và phụ huynh cùng tham gia.
Trên đây là những việc làm thực tế của bản thân
tôi tại trường Mầm non Điền Trung, do trình độ và năng lực còn hạn
chế, bản thân đã mạnh dạn lựa chọn một số biện pháp tốt nhất để có
thể áp dụng tại trường kết quả chưa đạt được như mong muốn rất
mong HĐKH các cấp góp ý để những kinh nghiệm của bản thân tôi
hoàn thiện hơn./.
Xác nhận của HĐKH trường Điền trung, ngày 25 tháng 03
năm 2013
Tôi xin cam đoan SKKN này
là của tôi
không sao chép nội dung của
ai.
Người viết
Lê Thị
Hương
21

Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường
Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
01
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
02
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 02
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 04
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non
Điền Trung, Bá Thứơc, Thanh Hoá.
04
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá
Thước.
05
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 07
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất
các biện pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo
viên.
07
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt
động sư phạm của giáo viên.
08
3.3. Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên.
10
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên

môn.
12
3.5 .Giải pháp 5: Những công việc mà trường Mầm non Điền
Trung đã làm khi tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên.
12
IV. KIỂM NGHIỆM 14
C. KẾT LUẬN 16
22

×