Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục của cán bộ giáo viên trường mầm non văn nho, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN GIÁO DỤC CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG
MẦM NON VĂN NHO HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Trịnh Thị Tân
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Văn Nho
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

Mục lục

1



2

1. Mở đầu

2

3

1.1. Lý do chọn đề tài

2

4

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

5

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3


7

2. Nội dung của SKKN

3

8

2.1. Cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền giáo dục

3

9

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng công tác
tuyên truyền giáo dục ở trường MN văn Nho

6

10

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền giáo dục của cán bộ giáo
viên trường MN văn Nho

8

11


2.4. Kết quả công tác tuyên truyền,giáo dục của cán
bộ giáo viên trường MN Văn Nho

14

12

3. Kết luận, kiến nghị

15

13

3.1. Kết luận

15

14

3.2. Kiến nghị

16

15

Tài liệu tham khảo

17

16


Danh mục SKKN

18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Công tác tuyên truyền, giáo dục ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất trọng,
bởi tuyên truyền, giáo dục là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong các
hoạt động. Ở trường mầm non không thể thiếu hoạt động tuyên truyền đặt biệt ở
vùng nông thôn, miền núi nhận thức việc cho trẻ đến trường mầm non còn hạn chế,
đa số phụ huynh chưa nhận thức được việc đưa trẻ đúng độ tuổi đến trường là cần
thiết, nên tỷ lệ huy động trẻ đến trường so với điều tra phổ cập đạt tỷ lệ chưa cao.
Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tại
điều 22, Luật Giáo dục năm 2005: "Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát
triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ và lớp 1".
Để thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu trên cần nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, giáo dục ở bậc học Mầm Non, qua đó, giúp phụ huynh, học sinh hiểu
được tầm quan trọng của công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
Hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của
trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn. Chúng ta cần hiểu rằng các cháu như những cây non
mới được gieo trồng “ trẻ em như Búp trên cành” nếu không được chăm bón tốt thì
cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Chính vì vậy những cán bộ, giáo viên làm công tác
giáo dục Mầm non cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh những gia đình có con em ở độ tuổi mầm
non. Từ đó góp phần xây dựng nhân cách học sinh toàn diện có đủ "Đức - Trí- Thể

- Mỹ "
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục ở bậc mầm
non; với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục của cán bộ, giáo
viên trường Mầm non Văn Nho huyện Bá Thước” làm báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm năm học 2017-2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục của đội ngũ
cán bộ, giáo viên tại trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước hiện nay; từ đó đề
xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non Văn Nho trong thời gian
tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền, giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên tại trường Mầm non Văn
3


Nho tới các bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể trong công tác huy động trẻ
và tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với trẻ .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận;
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện;
- Phương pháp đọc báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp thống kê số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền giáo dục.
- Theo nghĩa rộng: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giá

trị tinh thần đến đối tượng nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục tạo thành nhận
thức, niềm tin để thúc đẩy đối tượng hành động theo những định hướng và mục tiêu
nhất định.
- Theo nghĩa hẹp: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lý
luận, đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần chúng TGQ, nhân
sinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng hành động phù hợp với TGQ, nhân
sinh quan ấy.
Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Bác Hồ nói:
“Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân làm. Nếu
không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”
Giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con
người để hình thành những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đề ra.
Tuyên truyền giáo dục là hoạt động phổ biến, giải thích, truyền bá những
kiến thức, giá trị tinh thần nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
xây dựng niềm tin, thúc đẩy đối tượng hành động một cách tự giác để thực hiện
nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra.
Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục được xác định là vị trí hàng đầu. Là
một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng; qua đó tạo nên sự nhất trí, đồng
thuận cao cả trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Công tác tuyên truyền giáo dục có vai trò to lớn để hình thành phát triển thế
giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng. Điều chỉnh những nhận thức sai
lệch và đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, lệch lạc trong cuộc sống, thực
hiện định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội. Xây dựng, bồi dưỡng tình cảm, tri
4


thức, đạo đức cách mạng, văn hoá dân tộc cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân. Góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá,hiện đại hoá đất nước.

Các hình thức tuyên truyền giáo dục của cán bộ, giáo viên trường mần non
như :
- Thông qua tuyên truyên miệng (bài giảng, Hội nghị cha mẹ phụ huynh, Hội
nghị cơ quan, các buổi tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, các Hội thi, …).
- Thông qua việc nêu gương .
- Tuyên truyền thông qua hoạt động thư viện, sách báo, tranh ảnh, các hình
ảnh trực quan và hệ thống truyền thanh của địa phương.
- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ
hội truyền thống, …
Nội dung công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên
trường mần non
- Tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
nói chung; những vấn đề liên quan đến giáo dục (giáo dục mần non) nói riêng
- Tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
- Tuyên truyền về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kiến
thức lãnh đạo, quản lý …
- Tuyên truyền về truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của cơ
quan, đơn vị, địa phương
- Tuyên truyền về những tấm gương người tốt, việc tốt
Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền,
giáo dục.Tuyên truyền là một bộ phận, một tác nghiệp của công tác tư tưởng có vị
trí hết sức quan trọng, bởi vậy, Người định nghĩa và xác định rõ mục đích của tuyên
truyền “tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, bởi theo Người “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm” rằng
“Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư
tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” . Công
tác tư tưởng tự bản than nó đã hàm chưa những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đa
chiều, liên quan đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Người

nói: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi
cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư
tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc”. Trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ 6
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II (15-7-1954), trong mười công tác được
5


xác định thì công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Hồ Chí Minh luôn yêu
cầu “Cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ngành, tư tưởng phải thông, phải thật thông.
Phải có quyết tâm khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ”. “ Phải đánh thông tư
tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng của toàn đảng, toàn dân. Mọi người
quyết tâm làm cho được và tin tưởng làm nhất định được.
Tuyên truyền là một bộ phận, một tác nghiệp của công tác tư tưởng có vị trí
hết sức quan trọng, bởi vậy, Người định nghĩa và xác định rõ mục đích của tuyên
truyền “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Người nói “Người
Tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu
không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho
người ta xem”. Do mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nhất là tính chính
xác và sức lay động lan toả đối với dân chúng nên Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ
tuyên truyền “Phải biết cách nói. Nói thì phải đơn giản, rõ rang, thiết thực. Phải có
đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được”, rằng: Người tuyên truyền vận
động đồng bào dân tộc thiểu số, Người lưu ý: Phải nói thiết thực, rõ rang để đồng
bào dễ nghe, dễ hiểu và làm được tốt.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của công tác tư tưởng nên Người luôn
mong muốn “Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm.
Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đồng hồ mà có
kết quả. Đến một địa phương nào cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ
trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình, và để hiểu biết về tình hình địa
phương”. Người còn chỉ giáo “ Thấy dân làm việc gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay

làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết
quả gấp bội’’. Cán bộ tuyên truyền cần phải chủ động học tập nâng cao trình đô,
kiến thức, nếu không sẽ lạc hậu, thoái bộ; luôn nắm vững chủ trương, nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập quán, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng
“Nâng cao trình độ lý luận, gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng: Phải
đi sát thực tế, phải liên hệ mật thiết với quần chúng”.
Trên cơ sở lý luận của Đảng và Bác Hồ về công tác Tuyên Truyền nói chung,
tôi nhận thấy các cơ sở lý luận này rất thiết thực, cần nêu cao những lý luận trên để
áp dụng vào thực tế. Vì vậy đối với công tác tuyên truyền nói chung và công tác
tuyên truyền giáo dục của Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trường Mầm non Văn
Nho nói riêng và với vai trò là Hiệu trưởng trường Mầm non Văn Nho, Tôi nhận
thấy tư tưởng của Người có giá trị xuyên suốt những năm tháng qua, không chỉ
hôm nay và cả mai sau. Trường Mầm non Văn Nho sẽ tiếp bước vận dụng tư tưởng
về công tác Tuyên truyền này vào thực tiễn tại Trường mầm non Văn Nho để làm
hành trang, phương pháp luận quý báu làm cơ sở cho đội ngũ làm công tác tuyên
truyền vững tin hơn, trí tuệ sắc sảo hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền, giáo dục của Đội ngũ Cán bộ lãnh đạo quản lý tại trường mầm
6


non Văn Nho huyện Bá Thước từng bước thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục
cho các cháu mầm non từ thưở ban đầu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng công tác tuyên truyền giáo dục
ở trường mầm non Văn Nho huyện Bá Thước.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường mầm non xã Văn Nho huyện Bá thước là trường thuộc xã miền núi
vùng sâu vùng sa của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 20
km về phía tây. Trường Mầm Non Văn Nho được thành lập từ năm 1986 có tổng số
cán bộ giáo viên, nhân viên là 21 người, tổng số nhóm lớp 12 trong đó nhà trẻ 02,
mẫu giáo 10, nhà trường có 1 trung tâm và 05 điểm lẻ (trường thuộc xã đặc biệt

khó khăn theo chương trình 135) điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao
chiếm tới 45%, trình độ dân trí còn thấp, sự hiểu biết của phụ huynh về việc chăm
sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Tổng số trẻ là 292 trong đó nữ là 156, Nhà trường tổ
chức ăn bán trú tại khu trung tâm là 5 lớp.
2.2.2. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của công
tác tuyên truyền, giáo dục tại trường Mần non Văn Nho
*Kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục ở trường mầm
non xã Văn Nho huyện Bá Thước đã đạt được một số thành tựu trên các phương
diện sau:
- Nhà trường đã tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị Quyết
Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các Nghị quyết, chỉ thị của đảng các cấp, các
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh
việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần chỉ thị
số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn
xã Văn Nho huyện Bá Thước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số
40/CT-TW ngày 15/6/2004 của BCH Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đối với đội ngũ Cán bộ quản lý và nhà
giáo.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường đã tích cực chủ động
tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, chính sách,
7



phong trào của ngành đề ra, tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận
động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở GD và ĐT, phòng GD&ĐT.
- Đã tiến hành xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên
truyền, phổ biến kiến thức giáo dục mầm non đến các bậc phụ huynh, gia đình của
các trẻ và cộng động dân cư tại xã Văn Nho huyện Bá thước. Thực hiện sự chỉ đạo
của PGD&ĐT Bá Thước, với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã từng bước
xây dựng nội dung tuyên truyền được thể hiện trong chương trình năm học, qua
từng thời kỳ, qua kế hoạch hoạt động tháng, phù hợp, linh hoạt với nhu cầu và tình
hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường.
- Tuyên truyền qua các buổi họp chuyên môn, giúp đội ngũ giáo viên nhà
trường nhận thức được công tác tuyên truyền với phụ huynh, tuyên truyền về chất
lượng, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn. Đối tượng tiếp cận gần gũi nhất là
để thực hiện công tác tuyên truyền là phụ huynh, gia đình và cộng đồng dân cư tại
xã Văn Nho huyện Bá thước. Chính vì vậy nên công tác tuyên truyền cần được
chuẩn bị tốt, để kiến thức đến với phụ huynh, gia đình, cộng đồng dân cư xã Văn
Nho huyện Bá thước phải thật sự thiết thực và hiệu quả.
* Một số tồn tại, hạn chế
- Vẫn còn một số trẻ em đến trường chưa đúng độ tuổi quy định; đặc biệt là
trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn từ trẻ 3 - 5 tuổi tỷ lệ ra lớp không cao, tỷ lệ trẻ đi học
chuyên cần thấp.
- Đa số phụ huynh chưa gửi con học bán trú (2 buổi/ngày)
- Một số phụ huynh chưa đồng tình với chủ trương của Nhà trường
- Công tác tuyên truyền giáo dục của nhà trường còn chưa đa dạng về nội
dung và hình thức; chưa tạo được đột phá trong công tác tuyên truyền, giáo dục dẫn
đến có những chỉ tiêu không hoàn thành.
* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Trường mầm non xã Văn Nho là một xã thuộc địa bàn miền núi nằm trên
địa bàn dân cư tương đối đông, 100% là người dân tộc thái, địa hình phức tạp, dân
cư sống dải dác trên các sườn đồi, vách núi, giao thông đi lại khó khăn. Vì vậy dẫn
đến nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước còn một số hạn chế, trong đó có hoạt động giáo dục.
- Đại đa số phụ huynh và nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, làm nương,
làm rẫy, công việc vất vả, diều kiện kinh tế lại khó khăn nên ít quan tâm đến việc
học tập của con cái đặc biệt là trẻ trong độ tuổi học mầm non.
- Do phong tục tập quán của đại đa số người thái mỗi gia đình thường sống
chung ba thế hệ, nên hầu như gia đình nào cũng có ông, bà cùng chung sống trong
một ngôi nhà, vì vậy trẻ trong độ tuổi học mầm non thường không cho trẻ đến
trường mà để trẻ ở nhà cho ông, bà trông coi.
8


- Phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục của cán bộ, giáo viên còn hạn
chế nên chưa giải thích, thuyết phục phụ huynh hiểu đúng định hướng chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường.
- Tính kế hoạch trong công tác tuyên truyền, giáo dục chưa cao; chưa chú
trọng bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tuyên truyền, trong tuyên truyền, giáo dục
còn nặng tính lý thuyết; thiếu thông tin thực tiễn ...
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền giáo dục của cán bộ giáo viên trường mầm non xã Văn Nho.
2.3.1. Tăng cường hình thức tuyên truyền trực tiếp đối với phụ huynh
Cán bộ, giáo viên cần phải tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh hiểu và
chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
là việc làm rất cần thiết mà lâu nay nhiều nhà trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn
đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện
tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn
thành công người quản lý phải suy nghĩ sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung
tuyên truyền sao cho phù hợp để tạo được sự tin tưởng và yên tâm khi phụ huynh
cho trẻ đến trường. Do đó, nội dung tuyên truyền, trao đổi đi sâu vào kiến thức
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học và phải đa dạng các hình thức
tuyên truyền giáo dục. Tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ đi học đúng độ

tuổi và để trẻ ở lại trường ăn bán trú đảm bảo chương trình giáo dục mầm non;
tuyên truyền về khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ; tuyên truyền về cách thức
chăm sóc, dạy dỗ trẻ...
Tổ chức họp phụ huynh tuyên truyền về thực đơn khẩu phần ăn của trẻ, trong
thời gian ở trường trẻ ăn như thế nào, cần ăn bao nhiêu thì đủ chất và đủ năng
lượng, cách chăm sóc trẻ trước, trong, sau, khi ngủ, cũng như cách chăm sóc trẻ ăn
chậm, biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, để phụ huynh nắm bắt được và yên
tâm khi gửi con ăn bán trú tại trường.
Tuyên truyền bằng hình thức thăm quan thực tế, nhà trường tham mưu với
chính quyền địa phương tổ chức cho ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường,
trưởng các thôn bản, đại diện hội phụ nữ, đại diện trạm y tế xã đi thăm quan cách tổ
chức bữa ăn bán trú tại trường ở những trường bạn có uy tín và đã tổ chức thành
công công tác bán trú và huy động trẻ đến trường trong và ngoài huyện. Để phụ
huynh và các ban nghành đoàn thể thấy được sự cần thiết của trẻ khi đến trường và
ăn bán trú, học 2 buổi/ngày, thì mới có thể phát truyển một cách toàn diện cả về thể
lực và trí tuệ.
Thông qua các cuộc họp phụ huynh nhà trường, tuyên truyền thông qua giờ
đón, trả trẻ hàng ngày bằng những việc làm trực tiếp tại các nhóm lớp.

9


Vì Thế nên cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm được kiến thức trong chương
trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục các cháu theo 5 lĩnh vực như: Lĩnh vực
phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ, muốn tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh người cán bộ quản lý, giáo viên cần nắm chắc kiến
thức của từng lĩnh vực để chúng ta tiếp cận để tuyên truyền trong công tác giáo
dục trẻ tới phụ huynh.
Hình thức tuyên truyền thông qua chương trình thao giảng ở trường, ngoài
việc giúp cho đội ngũ nắm bắt thêm kiến thức về chương trình mầm non còn mời

phụ huynh đến dự để phụ huynh nắm bắt được những kiến thức mà cô giáo cung
cấp cho các cháu qua từng môn học, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy, ở mỗi
đề tài nhằm phát triển, giáo dục cho trẻ được những gì, chứ không phải cháu đến
lớp chỉ biết chơi, ăn, ngủ là xong. Chúng ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm
là: Đối với độ tuổi trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” không nên gò ép cháu
phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, vì như thế cháu sẽ tiếp thu kém hiệu quả,
ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ tay do phải viết nhiều, ảnh hưởng đến
xương cột sống nếu phải ngồi nhiều, cháu sẽ không nhớ gì vì chưa tập trung chú ý
tốt. Qua biện pháp này tôi nhận thấy đông đảo các bậc phụ huynh toàn trường có
cách nghĩ và nhìn nhận tích cực hơn, nhìn nhận đúng đắn hơn về nghành học, nên
ngày càng phối kết hợp chặt chẽ hơn với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ, đặc biệt khi mời phụ huynh đến dự thao giảng chuyên đề, lúc đầu chỉ một ít
phụ huynh tham dự nhưng chúng tôi không nản chí mà mời dự tiếp các chuyên đề
khác, mỗi chuyên đề số lượng phụ huynh có tăng lên, đến nay chúng tôi không cần
phải tuyên truyền trên loa phát thanh măng non của trường mà chỉ ghi thông báo ở
cổng trường, hoặc nhắc các cháu mai mời giúp bố, mẹ dự giờ thì gần như 100%
phụ huynh có mặt, họ rất thích thú khi được trực tiếp chứng kiến con em họ học
được những gì, thao tác của các cháu, ngôn ngữ của các cháu ra sao ... và họ cũng
nắm bắt thêm phương pháp, cách đặt câu hỏi mở để trẻ trả lời, hoặc ôn lại một số
kiến thức cũ mà cô giáo yêu cầu trẻ - Trẻ tích cực hoạt động trong các tiết dạy theo
10


trình tự định hướng của giáo viên và đạt kết quả như mong đợi. Chính vì vậy phụ
huynh phấn khởi yên tâm và mong muốn gửi con vào trường để được vui chơi và
học tập.

Bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua giờ đón và trả trẻ tại các
nhóm lớp hàng ngày với phụ huynh về các vấn đề liên quan đến trẻ như: Tình trạng
sức khoẻ, các bệnh thường gặp theo mùa đối với trẻ nhỏ, khả năng phát triển vận

động của trẻ hàng ngày cũng như các nội dung nề nếp, lễ giáo, ... đều được giáo
viên cung cấp thông tin tới phụ huynh hàng ngày, nên sự trao đổi phối kết hợp giữa
giáo viên, nhà trường và phụ huynh cũng như các ban ngành đoàn thể ngày càng
chặt chẽ.

Trưởng tạm y tế xã và bác sỹ tư vấn cách chăm sóc sức khoẻ, phòng dịch bệnh cho trẻ
tại trường MN Văn Nho - Bá Thước
11


Các hoạt động của trẻ trong ngày sẽ được lưu lại một số nội dung cơ bản để
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như sản phẩm tạo hình vẽ theo ý thích, đề tài
hoặc theo mẫu, sản phẩm làm quyen với chữ cái như tập tô, làm tranh theo sự
hướng dẫn của cô. Để phụ huynh được biết những hoạt động ở trường giáo viên đã
hướng dẫn cho con em họ học những gì và khả năng tiếp thu nhận biết của con em
họ đến đâu. Từ đó phụ huynh ngày càng tin tưởng và cho con đến trường nhập học
đúng độ tuổi và đưa trẻ đi học chuyên cần hơn.

Sản phẩm tạo hình của trẻ được lưu lại và được trưng bầy cho phụ huynh xem
trong giờ đón, trả trẻ.

2.3.2. Thông qua hệ thống thông tin đại chúng để tuyên truyền đến phụ
huynh
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường còn tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như qua loa đài truyền thanh của thôn
bản, kết hợp tuyên truyền về chăm sóc nuôi dưỡng qua các cuộc họp phụ nữ thôn,
xã; viết bài nêu gương việc làm tốt nổi bật mỗi ngày của cá nhân giáo viên, học
sinh, tập thể nhà trường. Đây là một mặt trong công tác tuyên truyền của nhà
trường trong năm học qua và đã có sự thành công đáng kể, dưới sự chỉ đạo và phân
công trách nhiệm cho từng thành viên, nên chất lượng bài viết, tin viết về trường

mầm non đã có hiệu quả và ảnh hưởng tích cực với đông đảo quần chúng nhân dân,
các cấp lãnh đạo và đặt biệt đối với phụ huynh, cứ mỗi tuần chọn lọc và đăng tin
một hoặc 2, nội dung bài viết được thống nhất trong ban giám hiệu, phân công cụ
thể cho 3 thành viên trong ban gồm (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng
chuyên môn) mỗi người chịu viết một bài để phát trên đài truyền thanh, thôn, xã,
chương trình phát thanh măng non của trường mỗi tuần một hoặc hai lần vào thứ tư
hoặc thứ sáu tuỳ theo thời điểm và các hoạt động của nhà trường trong tuần, trong
tháng mà có bài viết và số lượng bài cho phù hợp.
Ví dụ:
- Đưa tin ngày tựu trường theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hoá về
việc ban hành kế hoạch thời gian năm học và kế hoạch chiêu sinh đầu năm của nhà
trường.
12


- Đưa tin về ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường (Khai giảng năm học).
- Đưa tin về tổ chức hội thi, những việc làm trọng tâm và những việc làm tốt
của học sinh, giáo viên, nhà trường trong tuần.
- Phối hợp với trạm y tế đưa tin về về cách phòng chống dịch bệnh thường
gặp theo mùa của trẻ nhỏ...
Trong năm học qua ban thu thập thông tin để viết bài của nhà trường đã viết
được rất nhiều bài có ý nghĩa về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các
cháu tới toàn thể nhân dân, phụ huynh trên địa bàn, bên cạnh đó nhà trường còn
phối hợp và tham mưu với chương trình dự án tầm nhìn thế giới đóng trên địa bàn
huyện Bá Thước tổ chức các hội thi có nội dung về việc tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh va toàn thể nhân dân như Hội thi “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”, Hội
thi “Bé khoẻ mầm non”,... Những lần tổ chức như vậy nhà trường mời đài truyền
hình Bá thước về nghi hình để làm phương tiện tuyên truyền phụ huynh và các ban
ngành đoàn thể tại địa phương và có sức lan toả rộng rải đến nhiều tầng lớp xã hội.
Ngoài ra chúng tôi còn phối hợp với các đài phát thanh của xã Văn Nho

huyện Bá Thước để tuyên truyền, thông báo những công việc cần thiết như tiêm
chủng mở rộng (công tác này chúng tôi phối hợp với y tế), thông báo cho học sinh
tựu trường để chuẩn bị cho ngày khai giảng, thông báo về các cuộc họp phụ
huynh,....
Giải pháp này đã đưa thông tin cần thiết để tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh nhanh và hiệu quả, nhiều phụ huynh đã nắm bắt được chủ trương, kế hoạch
của nhà trường mà phối hợp tốt góp phần nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ trong
xuốt năm học.
2.3.3. Tuyên truyền thông qua các hội thi, các phong trào thi đua, ngày
hội ngày lễ.
Như chúng ta đã biết có rất nhiều biện pháp để tuyên trưyền và đây cũng là
một trong những biện pháp tuyên truyền bằng việc làm trực tiếp đem lại hiệu quả
cao và hết sức thiết thực. Để tổ chức được một hội thi hay phát động và thực hiện
một phong trào nào đó,trước tiên buộc người cán bộ quản lý, giáo viên phải chuẩn
bị chu đáo từ việc lập kế hoạch, dự trù kinh phí, phân công nhiệm vụ đến từng
thành viên, việc tổ chức hội thi, ngày hội ngày lễ tốn nhiều công sức đẻ đầu tư và
tập luyện cho trẻ. Nhưng chúng ta biết lựa chọn nội dung phù hợp và phải lôi cuốn
được phụ huynh cùng tham gia với trẻ, để từ đó phụ huynh thấy được vai trò của
nhà trường và trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo
dục các cháu. Thông qua hội thi chúng ta mời nhiều thành phần đến tham dự,
cùng phối hợp với nhiều đơn vị trường đến học tập, tham quan, tham khảo, chia vui
với những thành công mà trường chúng ta thực hiện được. Chính ở hội thi này
chúng ta tập trung nhiều lực lượng để tưyên truyền nhất, qua đó mọi người, mọi
tầng lớp hiểu được việc làm của bậc học mầm non, hiểu được trẻ đến trường mầm
13


non là để học tập, tiếp thu nhiều điều hay, lẽ phải, tổ chức tuyên truyền qua hội thi
này chúng ta nhận được nhiều kết quả hơn bởi vì ai cũng muốn đi xem các cháu
biểu diễn. Hội thi mà các trường mầm non tổ chức dưới hình thức sân khấu hoá

trang ngoài trời gần giống như biểu diễn văn nghệ nên có sức thu rất cao. Ngoài ra
nhà trường còn tổ chức 100% các ngày hội ngày lễ trong năm rất sinh động, bằng
tất cả nghệ thuật của đội ngũ sư phạm đã hoá trang chị Hằng Nga thật đẹp, Chú
Cuội thật sinh động, những bài múa, bài hát được các cô giáo dàn dựng công phu,
tỷ mỹ, thật đẹp, động tác điêu luyện, ... để các cháu ham thích, tạo được niềm vui
cho trẻ em qua tết trung thu, ngày hội của cô, của mẹ, ngày của các chú bộ đội,
ngày hội mùa xuân, trẻ được cung cấp thêm một số kiến thức về phong tục tập quán
của quê mình trong những ngày tết đến, ... nhiều bậc phụ huynh phấn khởi khi thấy
con em họ có niềm vui, có những tiếng cười rộn rã, khi được học tập trong một môi
trường giáo dục chất lương cao luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn về tinh thần và tính
mạng cho con em họ được phát triển một cách toàn diện.

2.3.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao
trình độ, năng lực, nghiệp vụ; đặc biệt nghiệp vụ về công tác tuyên truyền,
giáo dục cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
Hàng năm chúng tôi chọn cử cán bộ giáo viên gửi đi đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để áp dụng vào thực tiễn, Tạo điều kiện cho
CBGV được đi tham quan các đơn vị điển hình về công tác tuyên truyền, giáo dục.
Vào tháng 8 hàng năm chúng tôi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế
hoạch và tập huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác tuyên truyền, giáo dục cho CBGV
nhà trường.
14


Tạo cơ hội cho CBGV được thể hiện mình, được trải nghiệm thông qua các
hoạt động ngày hội ngày lễ, các hoạt động trong ngày như giờ đón trả trẻ, các kỳ
họp phụ huynh, các buổi lao động tại trường, các hội thi…
Chỉ đạo cho CBGV trang trí phòng nhóm lớp theo chủ đề để phụ huynh hiểu
hơn về tầm quan trọng trong việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
Chọn cử CBGV tham gia các lớp chuyên đề do PGD&ĐT tổ chức và triển khai

đến từng CBGV trong nhà trường.
Mở hội thảo về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có mời phụ huynh
tham gia.
Phối hợp với trạm y tế xã mở các lớp truyền thông về kiến thức nuôi con khỏe,
dạy con ngoan tại trường.
2.4. Kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục của cán bộ, giáo viên trường
Mầm non Văn Nho huyện Bá Thước.
Kết quả, sau gần 3 năm thực hiện các biện pháp tuyên truyền trong trường
mầm non thật sự trường tôi đã có nhiều chuyển biến đáng kể, nhận thức của đông
đảo phụ huynh, các ban ngành đoàn thể đặt biệt là lãnh đạo địa phương đã đưa vào
nghị quyết của Hội đồng nhân cấp xã phấn đấu xây dựng trường MN đạt chuẩn
quốc gia trong năm 2018. Từ đầu năm học số lượng học sinh chỉ có 265 cháu với
120 cháu bán trú thì đến cuối năm học số lượng tăng lên 292 cháu với 198 cháu bán
trú, chính là nhờ sự tín nhiệm, yêu thương, thông suốt, hiểu được tầm quan trọng
của trẻ mầm non khi được đến trường, trẻ sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ
của các bậc phụ huynh. Toàn hội đồng vui vẻ hẳn lên, chị em mỗi người một tay
cùng chăm lo cho trường, cho lớp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
Như vậy, bằng nhiều hình thức tuyên truyền trên, nên trong năm học vừa qua
trường mầm non Văn Nho đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc huy động trẻ
trong độ tuổi đến trường cụ thể: Đối với trẻ nhà trẻ đạt tỷ lệ 60%; Trẻ 3 - 4 tuổi đạt
tỷ lệ 98%; trẻ 5 - 6 tuổi đạt tỷ lệ 100%. Số trẻ học hai buổi trên ngày 205/292, đạt
tỷ lệ 70,2%. Số trẻ ăn bán trú tại trường 198/292 đạt tỷ lệ 68%.
Thành công lớn nhất đó là công tác tuyên truyền đã được phụ huynh và đông
đảo nhân dân nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với xã
hội - là cái nôi đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ thơ. Chính vì vậy các ban
nghành đoàn thể ở địa phương mà đặc biệt là phụ huynh đã thấy rõ những công
việc vất vả hàng ngày của giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo
dục con em họ nên các bậc phụ huynh đã chủ động phối hợp vớí giáo viên chủ
nhiệm thu nhặt những đồ dùng phế thải như: Vỏ hộp sữa sau khi trẻ dùng, vỏ thạch
rau câu, bìa cứng từ thùng đựng mì tôm, luồng, tre có từ các gia đình gom góp lại

và tổ chức vào một ngày nghỉ chủ nhật trong tuần tập trung lớp học của trẻ để cùng
15


các cô giáo tạo nên những bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học tập
và vui chơi của trẻ hàng ngày.

Phụ huynh và giáo viên trường mầm non Văn Nho đang làm đồ dùng,đồ chơi cho các cháu

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non xã
Văn Nho huyện Bá Thước đã tích cực chủ động phối hợp với các ban nghành đoàn
thể tại địa phương như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ
xã Văn Nho, các trưởng thôn bản và các cơ quan đóng trên địa bàn xã để đưa công
tác tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là các bậc phụ
huynh cần thấu hiểu và nhận thức đầy đủ về việc chăm sóc giáo dục trẻ thơ bằng
nhiều hình thức, để làm tốt công tác này, với chức vụ hiệu trưởng trường Mầm non
xã Văn Nho, qua một thời gian tìm hiểu, điều tra, nắm bắt thấy số trẻ ra lớp so với
các đơn vị khác chưa cao, tỷ lệ trẻ đến trường ở lại ăn bán trú và học 2 buổi/ngày
còn thấp. Do trường nằm ở vị trí khó khăn của huyện, hơn nữa nhận thức của đa số
phụ huynh về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc chăm sóc giáo dực cho
trẻ trong độ tuổi mầm non còn nhiều hạn chế. Vì vậy bản thân đề ra kế hoạch cần
phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân, phụ huynh, các ban ngành xung
quanh xã nhận thức được việc chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ tại trường mầm
non giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực tương lai cho
đất nước.
Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phối hợp với phụ huynh học sinh, đổi mới các biện pháp thực hiện trong công tác
phối hợp giữa 2 bên để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo

dục toàn diện theo hướng chất lượng và bền vững.
16


3.2. Kiến Nghị.
Từ thực tế tôi nhận thấy rằng việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phối
hợp chặt chẽ với nhà trường cùng giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các ban ngành,
đoàn thể cùng với nhân dân cùng góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường học,
hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non trong xã hội là điều cần thiết cần
thiết như:
Lập kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể phù hợp với chủ đề trọng tâm của
từng tháng trong năm học và người quản lý phải kiên trì thực hiện, biết chọn lọc và
khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp khi trao đổi cùng phụ
huynh.
Tiểu ban viết tin và đưa tin của nhà trường phối hợp với các cơ quan thông
tin đại chúng để đưa nội dung bài viết phù hợp, có sức thuyết phục thì đến tai người
nghe và mới có hiệu quả.
Cần tổ chức nhiều hội thi, hội giảng, ngày hội ngày lễ để tuyên truyền, thông
qua đó chúng ta tăng cường củng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các cháu
một cách hiệu quả để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập,
tiếp thu nhiều điều bổ ích chứ không phải vui chơi, hoài phí hoặc đó chỉ là nơi giữ
trẻ.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 04 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký vầ ghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Tân


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.

2.

Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở.

3.

Kỹ năng thu thập và sử lý thông tin trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Tân,
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Mầm non Văn Nho, Bá Thước, Thanh Hoá,

TT


1.
2.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Một số biện pháp vận động phụ Ngành GD cấp
huyện
huynh HS cho trẻ ăn bán trú
Biện pháp nâng cao chất lượng đội Ngành GD cấp
huyện
ngũ

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2009-2010


A

2014-2015

19



×