Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

“ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.86 KB, 70 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân loại chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI - Thế kỷ
có những thay đổi sâu sắc về hình thái kinh tế chính trị - Thế kỷ của sự bùng nổ về
khoa học, công nghệ mà đỉnh cao là kỹ thuật năng lượng, nguyên tử, điện tử, tin
học… Đặc biệt là thời gian sau khi các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ - xu thế đối
đầu giữa các quốc gia giảm dần, nhường chỗ cho xu hướng đối thoại hợp tác kinh
tế. Đó chính là nhân tố tích cực thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế trên toàn thế giới
nhất là các quốc gia chậm phát triển.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn nhân loại, dân tộc ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đang từng ngày từng giờ khắc phục
mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước, nhằm nhanh
chóng phát triển nền kinh tế Việt nam sớm hoà nhập cùng nền kinh tế các quốc gia
trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.
Thực tế, sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay, bộ mặt của nền
kinh tế Việt nam có nhiều sự thay đổi to lớn và trở thành một nước có nền kinh tế
phát triển ở tốc độ cao.
Công tác bán hàng và xác định kêt quả là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp. Ngồi việc liên quan tới cơng tác quản trị doanh nghiệp nó cịn ảnh
hưởng tới nguồn tài chính quốc gia: thuế, các khoản phải nộp ngân sách…
Kế toán là một môn khoa học quản lý, là kỹ thuật ghi chép, phân loại, tập
hợp cung cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính của
doanh nghiệp nhằm giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định thích hợp. Hạch tốn kế
hoạch là một hệ thống thông tin và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá
trình quan sát và ghi nhận, hệ thống hoá và xử lý các hiện tượng kinh tế phát sinh
trên góc độ tiền tệ, hạch tốn kế toán trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp chỉ



Phạm Việt Hằng – KTK38

1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

thực hiện tốt khi cơng tác kế tốn được tổ chức khoa học và hợp lý. Để quản lý
được tốt nghiệp vụ bán hàng thì kế tốn với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế
cũng phải được thay đổi và hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Trong thời
gian học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á, qua tìm hiểu
thực tế cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác bán hàng, em chọn đề tài: “ Kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á”.
Đề tài này được chia làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á.
Phần II: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Châu á.
Phần III: Nhânk xét và giải pháp hồn thiện kế tốn bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Đầu tư Châu á.

Phạm Việt Hằng – KTK38

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Mục Lục
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần đầu tư châu á.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Mặt hàng kinh doanh.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á.
Phần II: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CPĐT
Châu á.
2.1. Phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành.
2.2. Đánh giá hàng hoá.
2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
2.3.1. Các phương thức bán hàng.
2.3.2. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng.
2.3.4. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.4. Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty
CPĐT Châu á.
2.4.1. Tình hình tổ chức hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Cơng ty CPĐT
Châu á.
2.5. Các phương thức thanh tốn tiền hàng.
2.6. Kế toán doanh thu tiêu thụ hàng hoá tại Cơng ty CPĐT Châu á.
2.7. Kế tốn giảm giá hàng bán.
2.8. Xác định kết quả kinh doanh.
2.8.1. Kế toán chi phí bán hàng.
2.8.2. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.8.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.


Phạm Việt Hằng – KTK38

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Phần I

Phạm Việt Hằng – KTK38

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty Cổ phần Đầu tư Châu á
Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á (AIJSC) tiền thân là công ty TNHH Thương
mại và Công nghệ điện tử Thăng Long. Nhận thấy nhu cầu ngun liệu trong nước
cịn thiếu và chưa có nhiều Cơng ty Xuất nhập khẩu có thể hỗ trợ nguồn nguyên liệu
trong nước, Ban giám đốc quyết định thành lập Cơng ty Cổ phần Đầu tư Châu á với
mục đích nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả hợp lý nhất để
đáp ứng và cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước.
Công ty Cổ phần Đầu tư Châu á (AIJSC) tập trung vào thị trường nguyên

liệu ngành giấy. Với khối lượng tiêu thụ hàng tháng lớn và phong cách làm việc
chuyên nghiệp, AIJSC được lựa chọn là Đại diện chính thức của nhiều Cơng ty sản
xuất Bột giấy, giấy và các nhà phân phối nguyên liệu ngành giấy có uy tín lâu năm.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.Ngành nghề sản xuất kinh doanh
AISC đặt mục tiêu ngay từ khi bắt đầu thành lập là sẽ trở thành nhà cung cấp
nguyên liệu số 1 của các làng nghề, cơ sở sản xuất giấy trong nước trong vòng 2
năm. Và tiến tới mở rộng thị trường ra các nước lân cận trong vòng 3 năm tới. Đến
nay, AIJSC đã từng bước thực hiện mục tiêu của mình ở thị trường Miền bắc Việt
nam và đang ngày càng được biết nhiều hơn ở thị trường Miền nam Việt nam.
Chính từ mục tiêu đặt ra là kinh doanh thương mại, kinh doanh thương mại là ngành
nghề chính của Công ty đã đi vào ổn định và gặt hái được nhiều hiệu quả về kinh tế
có thể nhìn thấy rõ qua bản số liệu sau:

Phạm Việt Hằng – KTK38

5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Biểu số 1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 và 2008 của Công ty Cổ phần
Đầu tư Châu á.
Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008

1. Doanh thu
17.361.250.000
32.762.042.709
2. Giá vốn hàng bán
17.052.288.857
32.115.510.929
3. Lãi gộp
308.961.125
646.531.780
4. Nộp ngân sách
156.521.200
340.896.600
5. Chi phí kinh doanh
104.380.000
236.350.000
6. Lãi ròng
48.329.925
104.546.600
- Nhận xét về kết quả kinh doanh năm 2007 so với 2008:
Cứ 01 đồng chi phí bỏ ra năm 2007 thì thu được 17 tỉ đồng, nhưng sang
năm 2008, cứ 01 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 32 tỉ đồng. Như vậy, chênh lệch
Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15 tỉ đồng, dẫn đến Lãi gộp năm 2008
tăng 337,570655 triệu đồng so với năm 2007. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh
năm 2008 tốt hơn 2007.
1.2.2. Mặt hàng kinh doanh
Công ty tập trung cung cấp mặt hàng nguyên liệu cho thị trường đó là
nguyên liệu giấy. Trong nguyên liệu giấy thì được chia ra làm hai mảng:
a.Nguyên liệu giấy phục vụ ngành bao bì:
- Ngun liệu chính phẩm, tồn kho: Bột giấy sợi ngắn đã tẩy và chưa tẩy, Bột
giấy sợi dài đã tẩy và chưa tẩy, Bột tre đã tẩy, Bột bã mía,…

- Thành phẩm tồn kho: Giấy Duplex dạng tấm, dạng cuộn, giấy Kraft làm
sóng, bề mặt, giấy in, giấy viết,…
- Phế liệu: OCC, HWS, SOP, BBC, NDLKC, MWL, SWL,…
b. Nguyên liệu giấy phục vụ ngành vệ sinh:
- Ngun liệu chính phẩm: Bột bơng đã xử lý và chưa xử lý, Hạt siêu thấm,
Vải không dệt,…
- Nguyên liệu tồn kho: Bột bông đã xử lý và chưa xử lý dạng tấm, dạng
cuộn, Bột bông tái chế,…

Phạm Việt Hằng – KTK38

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

- Phế liệu: Tã giấy đã cắt và chưa cắt với tỉ lệ lõi bông thu được từ 10% trở
lên, giấy Airlaid phế liệu có và khơng có Sap.
Việc phân loại mặt hàng giúp cho việc phân đoạn thị trường và phân đoạn
khách hàng được thuận lợi hơn.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Hiện tại, nhằm giảm bớt áp lực về chi phí nguồn nhân lực, thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh giữa các bộ phận. Công ty đã xây dựng Bộ máy quản lý qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1.1: Tổ chức bộ máy quản lý
Chủ tịc HĐQT

Ban giám đốc


Phịng kinh
doanh

Phịng kế tốn

Phịng hành
chính nhân
sự

Bộ máy quản lý của Công ty rất đơn giản, gọn nhẹ. Việc duy trì bộ máy quản
lý theo sơ đồ trên ngay từ đầu, cho đến thời điểm hiện tại rất hợp lý. Khi bộ máy
cồng kềnh sẽ làm cho việc quản lý nhân lực, thị trường kinh doanh trở nên khó khăn
hơn và mất nhiều chi phí mà hiệu quả cơng việc không cao.
Bộ máy gọn nhẹ sẽ làm cho việc phối hợp giữa các phòng ban trở nên rõ nét.
Lý do là, mỗi phịng ban chỉ duy trì một đến hai nhân lực. Nếu phòng kinh doanh đi
khai thác thị trường, khai thác khách hàng tiềm năng, khi ký kết Hợp đồng xong

Phạm Việt Hằng – KTK38

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

nhân viên Kinh doanh phải tiến hành giao hàng và thu hồi công nợ. Nhân viên Kinh
doanh phải đốc thúc khách hàng để thu hồi nợ. Thực chất công việc thu hồi nợ phải
do phịng Kế tốn quản lý, nhưng vì nhân viên kinh doanh đang hợp tác làm ăn với
khách hàng nên việc theo dõi công nợ diễn ra dễ dàng hơn. Vì thế mà phịng kinh

doanh hỗ trợ phịng kế tốn thu hồi cơng nợ và nghiệm thu thanh tốn với khách
hàng. Bên cạnh đó phịng Hành chính nhân sự hỗ trợ phòng kinh doanh về nhân lực
nếu phòng kinh doanh cần thay đổi cách tiếp cận khách hàng, cụ thể là phòng kinh
doanh muốn thêm người hỗ trợ trong việc đàm phán với khách hàng
( “ Bình mới rượu cũ”).
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
hàng hoá

Kế toán
tiền mặt,
TGNH

Kế toán
tiền
lương

Thủ quỹ

Phần II
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á.


Phạm Việt Hằng – KTK38

8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

2.1. Phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các đơn vị mua bán hàng hoá
trong nước phải bám sát thị trường, tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá theo cơ
chế tự hạch toán kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, các đơn vị phải thường
xuyên tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để có tác động tới phát triển
sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá.
Hàng hoá của doanh nghiệp gồm nhiều loại, nhiều thứ phẩm cấp nhiều thứ
hàng cho nên yêu cầu quản lý chúng về mặt kế tốn là khơng giống nhau. Vậy
nhiệm vụ chủ yếu của kế toán hàng hoá là:
Phản ánh giám đốc tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng
hố, tình hình nhập xuất vật tư hàng hố. Tính giá thực tế mua vào của hàng hố đã
thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế koạch thu mua, dự trữ và bán
hàng nhằm thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hoá.
- Tổ chức tốt kế toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng loại từng
thứ theo đúng số lượng và chất lượng hàng hoá.
- Kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với hạch toán nghiệp vụ ở
kho.
- Xác định đúng đắn doanh thu bán hàng, thu đầy đủ kịp thời tiền
bán hàng, phản ánh kịp thời kết qua rmua bán hàng hoá. Kiểm kê và đánh giá đúng
vật tư hàng hoá.
2.2. Đánh giá hàng hoá:

Đánh giá hàng hoá là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc
và phương pháp nhất định, đảm bảo tính trung thực, thống nhất.
Kế tốn có thể sử dụng cách đánh giá hàng hoá theo giá thực tế.
a.Đánh giá theo giá thực tế:
Trị giá hàng mua vào bao gồm:
-

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo

Phạm Việt Hằng – KTK38

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

phương pháp khấu trừ thuế, giá trị hàng hoá mua vào là giá trị thực tế khơng có thuế
GTGT đầu vào + chi phí thu mua thực tế.
-

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, giá trị hàng hoá mua vào là tổng giá thanh toán( bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào) + chi phí thu mua thực tế.
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá về bán nhưng cần phải
qua sơ chế phân loại, chọn lọc thì giá mua của hàng hố bao gồm giá mua + chi phí
gia cơng sơ chế.

Đối với hàng hố xuất kho cũng được tính theo giá vồn thực tế. tuỳ theo
đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng các phương pháp sau:
* Giá thực tế bình qn gia quyền:
Cơng thức tính:
Trị giá thực tế hàng

+

Trị giá thực tế

hàng
hoá tồn đầu kỳ

Đơn giá bình qn =

Số lượng hàng
hố tồn đầu kỳ

Trị giá vốn thực tế,
hàng hoá xuất kho

hoá nhập trong kỳ
+

hoá nhập trong kỳ

Số lượng hàng hoá, hàng hoá,
= thực tế,

Số lượng hàng


*

Đơn giá
xuất kho

bình quân

Theo phương pháp này trong tháng giá thành thực tế của hàng hoá xuất kho
chưa được ghi sổ mà cuối tháng kế tốn tính theo cơng thức rồi tiến hành ghi sổ.

Phạm Việt Hằng – KTK38

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

*Phương pháp nhập trước, xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu, dụng cụ, sản
phẩm hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số
nhập sau ( phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu
hướng giảm):
Trị giá vốn của hàng

Giá mua thực tế đơn vị Số lượng hàng hoá
= hàng hoá nhập kho theo * xuất kho trong kỳ


hoá xuất kho trong kỳ

từng lần nhập kho trước

thuộc số lượng từng

lần nhập kho
Theo phương pháp này thì kế tốn phải ghi sổ kế tốn chi tiết mở cho từng
thứ hàng cả về số lượng và số tiền của từng lần nhập, xuất kho.
* Phương pháp nhập sau xuất trước:
Theo phương pháp này giả định những vật liệu,dụng cụ, hàng hoá,
sản phẩm nhập kho sau cùng sẽ được nhập trước tiên (phương pháp này thích hợp
trong trường hợp lạm phát):
Trị giá vốn của hàng

Giá mua thực tế đơn vị Số lượng hàng hoá
= hàng hoá nhập kho theo * xuất kho trong kỳ

hoá xuất kho trong kỳ

từng lần nhập kho

thuộc số lượng từng
lần nhập kho

Theo phương pháp này kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết mở cho từng thứ
hàng cả về số lượng, đơn giá và số tiền của từng lần nhập, xuất kho hàng hố.
*Phương pháp tính giá thực tế đích danh:
Khi ta nhận biết giá thực tế của từng thứ hoặc loại hàng hố theo
từng lần nhập kho thì có thể định giá cho nó theo giá thực tế đích danh.

*Phương pháp giá thực tế tồn đầu kỳ:
Căn cứ vào giá trị thực tế hàng hố tồn đầu kỳ để tính giá thực tế

Phạm Việt Hằng – KTK38

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

bình qn, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá bình qn đầu kỳ để tính
ra giá thực tế xuất kho.
Giá thực tế hàng

=

xuất kho

Đơn giá thực tế
hàng hoá tồn đầu kỳ

* Số lượng hàng hoá sản
xuất trong kỳ

2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả:
2.3.1. Các phương thức bán hàng:
Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp bán hàng: Bán
hàng theo phương thức gửi hàng và bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp.

a..Bán hàng theo phương thức gửi hàng:
Theo phương pháp này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng
trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và địa điểm giao hàng
đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh tốn thì khi
đó hàng mới thuộc quyền sở hữu và được ghi nhậndoanh thu bán hàng.
* Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi hàng đi bán hoặc gửi cho các đại
lý nhờ bán hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 157: hàng gửi đi bán
Có TK 157: hàng hố
Trường hợp mua hàng gửi đi bán ngay khơng nhập kho, kế tốn
ghi:
Nợ TK 157: hàng gửi đi bán
Có TK 331: phải trả cho người bán
Căn cứ vào giấy thông báo chấp nhận thanh toán hoặc các chứng
từ thanh toán tiền của khách hàng, của cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh
toán khác, kế toán kết chuyển trị giá vốn của số hàng đã bán sang bên Nợ TK 632.
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157: hàng gửi đi bán

Phạm Việt Hằng – KTK38

12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa


Hàng hoá đã gửi đi hoặc dịch vụ đã thực hiện, khách hàng khơng
chấp nhận, kế tốn phản ánh nghiệp vụ nhập tại kho.
Nợ TK 156: hàng hố
Có TK 157: hàng gửi đi bán
*Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ.
Đầu kỳ kết chuyển trị giá thành phẩm hàng gửi đi bán cuối kỳ
trước nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, kế tốn ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157: hàng gửi đi bán
Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm gửi đi bán nhưng
chưa được xác định là bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157: hàng gửi đi bán
b. Bán hàng và kế toán bán hàng theo phương pháp giao hàng trực tiếp:
Theo phương pháp này bên khách hàng uỷ quyền cho nhân viên đến nhận
hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận tay ba. Người nhận hàng sau khi
ký vào chứng tù bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán
hàng( hàng đã chuyển quyền sở hữu).
Để phản ánh tình hình bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp, kế toán
sử dụng TK 632:
Đối với đơn vị bán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, giao hàng trực tiếp cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 156: hàng hố
Trường hợp doanh nghiệp thương mại giao bán hàng tay ba, kế tốn ghi: Nợ
TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 331 phải trả cho người bán


Phạm Việt Hằng – KTK38

13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn thành nhưng khơng nhập
kho mà bán ngay, kế tốn ghi:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang
Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng xuất kho đã bán vào bên Nợ TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK632: giá vốn hàng bán
Ngồi ra, các trường hợp bán lẻ hàng hoá, bán hàng trả góp cũng sử dụng TK
632 ( giá vốn hàng bán) để phản ánh tình hình giá vốn của hàng xuất kho đã bán.
2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu:
a. Nội dung doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu:
- Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. Ở các doanh nghiệp
áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng khơng bao
gồm thuế GTGT, còn ở các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp tính thuế trực
tiếp thì doanh thu bán hàng là trị giá thanh toán của số hàng đã bán. Ngồi ra doanh
thu bán hàng cịn bao gồm các khoản phụ thu.
- Nếu khách hàng mua với số lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh nghiệp
giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được doanh nghiệp chiết
khấu, nếu hàng hố của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách có thể khơng chấp

nhận thanh tốn hoặc u cầu doanh nghiệp giảm giá. Các khoản trên phải được ghi
vào chi phí hoạt động tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hoá
đơn.
b. Chứng từ, các tài khoản kế toán và nghiệp vụ chủ yếu:
* chứng từ kế toán:
Các chứng từ thường dùng là:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho.
Hoá đơn GTGT.

Phạm Việt Hằng – KTK38

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng.
* Tài khoản sử dụng:
TK 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911, 111, 112, 131, 333.1, 711,…
* Phương pháp hạch tốn:
Căn cứ vào giấy báo có, phiếu thu hoặc thơng báo chấp nhận thanh tốn của
khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112: tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 111: tiền mặt
Nợ TK 131: phải thu của khách hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước
(3331): thuế GTGT phải nộp

Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ kế toán phải quy đổi ra tiền đồng
Việt nam theo tỉ giá Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền. Nếu doanh
nghiệp ghi theo tỉ giá hạch tốn thì khoản chện lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá
hạch toán được ghi ở TK 413 ( chện lệch tỷ giá)
Khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh
trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 521: chiết khấu bán hàng
Nợ TK 532: giảm giá hàng bán
Nợ TK 531: hàng bán bị trả lại
Có TK 131: phải thu khách hàng
hoặc Có TK 111, 112
Đối với trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ, doanh nghiệp phải nhập kho lại
số hàng đó theo trị giá vốn, đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra.
- Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho:
Nợ TK 156: hàng hóa
Có TK 632: giá vốn hàng bán
- Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng với số

Phạm Việt Hằng – KTK38

15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

hàng trả lại:

Nợ TK 3331: thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Có TK 131: phải thu của khách hàng
Có TK 111: tiền mặt
Có TK 112: tiên gửi Ngân hàng
Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch tốn su trịn năm, ký
trước đã ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kế toán phản ánh:
- Phản ánh hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: hàng bị trả lại
Nợ TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước(3331)
Có TK 131, 111, 112
- Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo giá vốn:
Nợ TK 156: hàng hố
Có TK 911: xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại
được kết chuyển sang bên Nợ TK 511 hoặc TK 512 để giảm doanh thu bán hàng đã
ghi theo hoá đơn ở bên Có của TK này.
Nợ TK 511: doanh thu bán hàng
( hoặc TK 512)
Có TK 531: hàng bán bị trả lại
Có TK 531: giảm giá hàng bán
Trường hợp bán hàng đại lý, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng và khơng
phải kê khai tính thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng.
Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên Nợ TK 003 – hàng hoá
vật tư nhận bán hộ - ký gửi khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chấp
nhận thanh toán, kế toán ghi:

Phạm Việt Hằng – KTK38

16



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511: doanh thu bán hàng( số tiền hoa hồng)
Có TK 331: Phải trả cho người bán(số tiền bán hàng trừ hoa hồng)
Đồng thời ghi có TK 003 – hàng hố nhận bán hộ, ký gửi
Bán hàng trả góp, kế tốn ghi doanh số bán hàng thông thường ở TK 511, số
tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán hàng thông thường, khoản chênh
lệch đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính.
Nợ TK 111, 112( số tiên thu ngay)
Nợ TK 131( số tiền phải thu)
CóTK 511(ghi giá bán thơng thường theo giá chưa có thuếGTGT)
Có TK 333( thuế GTGT tính trên giá bán thơng thường)
Có TK 711( ghi phần chênh lệch cao hơn giá thông thường)
Bán hàng theo phương thức đổi hàng, khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi
với khách hàng, kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGt đầu ra. Khi
nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho và tình thuế GTGT đầu vào.
- Khi xuất hàng trao đổi, ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 131: phải thu của khách hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 333( 3331) thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Khi nhận hàng của khách, ghi:
Nợ TK 152, 156
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131: phải thu của khách hàng
( hoặc TK 331: phải trả cho người bán)
Nếu ghi vào TK 331, cuối kỳ phải đối chiếu để bù trừ, ghi:
Nợ TK 331: phải trả cho người bán

Có TK 131: phải thu của khách hàng
Trường hợp doanh nghiệp hàng hoá sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh

Phạm Việt Hằng – KTK38

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán xác định doanh thu của số hàng này
tương ứng với chi phí sản xuất hoặc giá vồn hàng hoá đểt ghi vào chi phí sản xuất
kinh doanh
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ
Đồng thời ghi thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGTb được khấu trừ
Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Hàng hoá dùng để biếu tặng được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi.
kế toán ghi:
Nợ TK 431: quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Đối với hàng hố có tính chất đặc thù dùng các chứng từ đặc thù như tem
bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số , trong giá thanh tốn đã có thuế GTGT kế tốn
phải tính doanh thu chưa có thuế:

Giá chưa có thuế GTGT


=

Giá có thuế
1 + thuế suất

Thuế GTGT được tính bằng cách lấy trị giá thanh tốn trừ đi trị giá chưa có
thuế GTGT
Hàng hố bán ra thuộc diện tính thuế xuất nhậpkhẩu và thuế TTĐB, kế tốn
xác định số thuế XNK và thuế TTĐB phải nộp, ghi:
Nợ TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
Trong quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp bán lẻ so sánh với doanh thu
bán hàng và số tiền thực nộp, nếu số tiền thực nộp nhỏ hơn doanh thu bán hàng, kế
toán ghi:

Phạm Việt Hằng – KTK38

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Nợ TK 111: tiền mặt( số tiền thực nộp)
Nợ TK 138: phải thu khác( số tiền thiếu)
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Nếu số tiền thực nộp lớn hơn doanh thu bán hàng, kế

toán ghi:
Nợ TK 111: tiền mặt( số tiền thực nộp)
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 338: phải trả,phải nộp khác( số tiền thừa)
Các doanh nghiệp bán lẻ phải lập bảng kê doanh số bán hàng cuối tháng tổng
hợp số liên doanh số bán hàng theo từng loại hàng có cùng thuế suất GTGT để xác
định thuế GTGT phải nộp ở khâu bán
Cuối kỳ xác định doanh thu bán thuần bằng cách lấy doanh thu theo hố đơn
trừ đi thuế xuất khẩu, thuế TTĐB( nếu có) và các khoản giảm giá, hàng bị trả lại kế
toán ghi:
Nợ TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 911: xác định kết quả kinh doanh
2.3.3.Kế tốn chi phí bán hàng:
a. nội dung:
- Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh ở q trình tiêu thụ hàng
hóa( phát sinh trong quá trình bảo quản, giao dịch, vận tải…)
- Chi phí bán hàng bao gồm:
Chi phí nhân viên: tiền lương, tiền cơng phải trả cho nhân viên
bán hàng
Chi phí Vật liệu: chi phí đóng gói bảo quản, vận chuyển hàng hố
trong q trình tiêu thụ.
Chi phí dụng cụ đồ dùng trong q trình tiêu thụ hàng hố
Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng như: kho
tàng, nhà cửa, bến bãi…

Phạm Việt Hằng – KTK38

19



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng,
quảng cáo, hội nghị khách hàng,…
Các chi phí phát sinh trong khâu bán hàng cần thiết được phân
loại và tổng hợp theo đúng nội dung quy định. Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển chi phí
bán hàng để xác định kết quả kinh doanh.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 641: chi phí bán hàng
Có 7 TK cấp 2:
-

TK 6411: chi phí nhân viên

-

TK 6412: chi phí vật liệu bao bì

-

TK 6413: chi phí dụng cụ đồ dùng

-

TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ

-


TK 6415: chi phí bảo hành

-

TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngồi

-

TK 6418: chi phí bằng tiền khác

c. Phương pháp hạch toán:

Phạm Việt Hằng – KTK38

20



×