Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển du lịch bền vững cồn Tứ Linh ở tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHUNG LÊ KHANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỒN TỨ LINH
Ở TỈNH TIỀN GIANG VÀ TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHUNG LÊ KHANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỒN TỨ LINH
Ở TỈNH TIỀN GIANG VÀ TỈNH BẾN TRE

Ngành :

Việt Nam học

Mã số :

8310630


LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐÌNH TÂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững cồn Tứ Linh ở tỉnh Tiền Giang và Bến
Tre là việc làm mang tính thiết thực, nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng và tìm ra
những định hướng, giải pháp giúp phát triển du lịch tại cồn Tứ Linh theo hướng bền
vững. Là một người làm du lịch tác giả rất mong muốn thực hiện đề tài này để phục vụ
cho công việc cũng như phát triển ngành du lịch tại quê hương mình.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS. Lê Đình Tân
Trưởng phòng Khoa học – Công nghệ và đào tạo, Viện Việt Nam học và Khoa học
phát triển đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Tác giả cũng xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Lê Văn
Tấn - trưởng khoa Việt Nam Học – Học viện Khoa học Xã hội cùng quý Thầy/ Cô
đã chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả rất
nhiều trong quá trình học tập tại Hà Nội, Đà Nẵng và cả quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài ra, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre. Sở
Tài nguyên và môi trường Bến Tre. Ban quản lý KDL cồn Phụng, Ban quản lý KDL
cồn Thới Sơn, Uỷ ban nhân dân xã Thới Sơn, Uỷ ban nhân nhân phường Tân Long,
Công ty TNHH Du Lịch Việt Nhật, Công ty CP Du lịch miền Tây, Công ty Du lịch
Hành Trình Vàng, CLB HDV 3V,...đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp những thông tin
quý giá để tác giả thực hiện đề tài của mình.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc thu thập thông tin, khảo sát thực tế và
sử dụng các phương pháp đúng chuyên ngành, thích hợp để trình bày luận văn,
nhưng chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận
được sự góp ý của quý Thầy/ Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018.

Chung Lê Khang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TỔNG QUAN
CỒN TỨ LINH ................................................................................................ 8
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 8
1.2 Tổng quát về cồn Tứ Linh ......................................................................... 10
Chƣơng 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỒN TỨ LINH ...... 24
2.1. Du lịch cồn Tứ Linh trong phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang và tỉnh
Bến Tre ............................................................................................................ 24
2.2. Hiện trạng quy hoạch du lịch cồn Tứ Linh .............................................. 25
2.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................... 27
2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................... 31
2.5. Tiềm năng về nguồn lực........................................................................... 48
Chƣơng 3: KHAI THÁC CỒN TỨ LINH VÀO MỤC ĐÍCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH .......................................................................................... 54
3.1 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững........................................... 54
3.2 Đề xuất xây dựng các hạng mục và tuyến du lịch mới ............................. 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

HDV

:

Hướng dẫn viên

IUOTO

:

International Union of Oficial Travel Oragnization
(Tổ chức các cơ quan lữ hành)

KT-XH

:

Kinh Tế Xã Hội

MICE

:


M: Meeting (Hội nghị), I: Incentives (Khen thưởng), C:
Conventions ( Hội thảo), E: Exhibitions/Event (Triển lãm/
sự kiện).
(Là loại hình du lịch đặc biệt có kết hợp với các hoạt động
khác cụ thể)

TP

:

Thành phố

UNESCO

:

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
( Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê các địa phương theo loại hình du lịch tại Tiền Giang
và Bến Tre ............................................................................................. 24
Bảng 2.2: Số lượng cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch ....................................... 25
Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú tại cồn Tứ Linh .......................................... 50
Bảng 2.4: Một số nhà hàng lớn trên cồn Tứ Linh ........................................... 51
Bảng 2.5: Thống kê phương tiện phục vụ du lịch tại cồn Tứ Linh ................. 51
Bảng 2.6: Thống kê số lượng cơ sở y tế giáo dục ........................................... 52

Bảng 3.1: Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho các thị trường quốc tế
chính ở cồn Tứ Linh .............................................................................. 57
Bảng 3.2: Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho thị trường khách nội địa ở
cồn Tứ Linh ........................................................................................... 58
Bảng 3.3: Nguồn tiếp cận thông tin của du khách về du lịch cồn Tứ Linh. ... 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, du lịch Việt
Nam có vị trí đặc biệt quan trọng. Du lịch đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết và quảng bá nền văn
hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Cùng với cả nước, du lịch ĐBSCL đang ngày càng được chú trọng. Tuy
nhiên so với các vùng khác trên cả nước, ĐBSCL không đa dạng về tài nguyên du
lịch kể cả về tự nhiên lẫn yếu tố nhân văn. Chính vì thế mà sản phẩm du lịch rất hạn
chế. ĐBSCL với mạng lưới sông ngòi chằng chịt vừa là điều kiện khó khăn nhưng
đồng thời cũng là yếu tố đặc thù trong phát triển kinh tế vùng. Nắm được yếu tố đặc
thù đó một số địa phương đã khai thác và biến thành sản phẩm du lịch đặc trưng
vùng, đó chính là du lịch sinh thái sông nước.
Thực hiện theo quan điểm tại Đại hội XII năm 2016 của Đảng, ngành du lịch
đã được xác định ưu tiên phát triển. Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo nhiều
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng với ngành du lịch như: xây dựng Luật du lịch (sửa
đổi) trình quốc hội khoá IX cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, tổ chức hội nghị toàn quốc
về phát triển du lịch. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo ngành
du lịch hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã tận dụng địa thế cửa ngõ miền Tây Nam
bộ, phối hợp triển khai thực hiện để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế
quan trọng của địa phương từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trong những năm qua, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã sử dụng khu vực ranh
giới tự nhiên giữa hai tỉnh trên dòng sông Tiền đó chính là bốn cồn, gồm hai cồn

Long, cồn Lân thuộc tỉnh Tiền Giang và hai cồn Quy, cồn Phụng thuộc tỉnh Bến Tre
để tạo thành một tuyến du lịch đặc trưng vùng sông nước với tên gọi chương trình
du lịch cồn Tứ Linh. Tuyến du lịch cồn Tứ Linh này đã được đưa vào khai thác và
trở thành một sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy
nhiên qua thời gian hoạt động lâu dài chương trình trở nên nhàm chán vì không có

1


nhiều thay đổi, bổ sung tạo điểm nhấn. Cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện nhằm thu
hút khách, khiến khách du lịch không muốn quay trở lại vào những lần sau.
Với mục đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng năng lực khai thác của chương trình
du lịch cồn Tứ Linh, cũng như tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, đa
dạng hoá các chương trình du lịch, thu hút được lượng lớn khách du lịch đến với vùng
đất sông nước này, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển du lịch bền vững cồn Tứ Linh ở
tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế, du lịch từ một ngành kinh
tế non trẻ đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong tiến trình hội
nhập. Chính vì thế du lịch đã trở thành một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn được các
nhà nghiên cứu quan tâm.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa.
Du lịch sinh thái đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ những
thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.
Xu thế ngày nay, du lịch sinh thái kết hợp nông thôn đang được các nhà đầu
tư du lịch quan tâm rất nhiều. Khu vực cồn Tứ Linh có các tài nguyên để có thể
triển khai thực hiện hoạt động du lịch sinh thái một cách bền vững.
Cồn Tứ Linh là một vùng đất còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn
sông nước và môi trường sinh thái trong lành với những vườn dừa, vườn trái cây bạt
ngàn, đã từng được nhắc đến qua một số tác phẩm, công trình nghiên cứu như:

GS.Trần Ngọc Thêm, “Văn hoá người Việt vùng Tây Nam bộ”, NXB văn
hoá – văn nghệ Tp.HCM đã cho chúng ta thấy được văn hoá đặc trưng của vùng đất
mới, vùng đất sông nước miệt vườn, trên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hoá của cư
dân khu vực cồn Tứ Linh.
Thạnh Phương – Đoàn Tứ, “Địa chí Bến Tre” và Trần Hoàng Diệu chủ biên,
Nguyễn Anh Tuấn (2005), “Địa chí Tiền Giang” cung cấp rất rõ ràng những hiểu
biết chính xác về đặc điểm tự nhiên, cư dân, lịch sử, kinh tế của người dân Tiền
Giang và Bến Tre.
Trong cuốn “ Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa và văn minh
miệt vườn” của nhà văn Sơn Nam đã lần lượt trình bày những nét lịch sử, văn hoá,

2


văn minh miệt vườn miền Tây Nam bộ. Trước hết bằng cái nhìn bao quát, đại thể
sau xoáy sâu vào từng mốc lịch sử quan trọng, xen vào đó nêu bậc lên các đặc điểm
văn hoá gắn liền với từng bối cảnh, từng giai đoạn lịch sử nhất định qua cái nhìn
văn hoá.
Nguyễn Thanh Long, “ Miệt vườn sông nước Cửu Long”, tác giả chủ yếu sưu
tầm những hình ảnh, thông tin về nét văn hoá và cảnh quan miệt vườn, sông nước
Cửu Long qua hình ảnh.
Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Bến Tre” diễn ra 26/09/2015 do đồng
chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ chính trị, chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam
cùng đồng chí Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre, đồng
chí Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đồng chí Vương Duy Biên, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL chủ trì. Hội thảo đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của
Bến Tre nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung là rất lớn, song việc xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù chưa được quan tâm nên thực hiện còn khá giống
nhau, đầu tư ban đầu cho phát triển du lịch và công tác quảng bá xúc tiến du lịch
còn nhiều bất cập.

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, năm 1996 đã nghiên cứu một số mô hình nhà
vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, tác giả phân tích đặc điểm kinh tế và điều kiện
tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý và phương hướng phát triển
mô hình sinh kế nhà vườn thích hợp. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới các yếu tố
của nhà vườn ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc các loại đất, động vật, thực vật chỉ ra
vai trò làm vườn trong văn hoá, kinh tế, xã hội theo góc nhìn của một nhà xã hội
học. Nhìn chung tác giả có quan tâm đến nhà vườn sông nước Cửu Long nhưng
chưa đào sâu vào nghiên cứu du lịch sinh thái miệt vườn.
Sách du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đã viết về Bến Tre: “Một thời
lúc nào cũng chỉ là một bến phà bên tuyến du lịch đi Mỹ Tho, nên cái tỉnh nhỏ xinh
đẹp Bến Tre phát triển rất chậm rãi, dù những cây cầu mới nổi Bến Tre với Mỹ Tho
và Trà Vinh đã đưa thêm khách du lịch đến vùng đất này,...” bài viết về sự thay đổi
bộ mặt của tỉnh Bến Tre nói chung, du lịch Bến Tre nói riêng khi giao thông trở trên
thuận tiện hơn nhờ việc xây dựng các cây cầu thế kỷ. Bài viết đã khẳng định vị trí

3


địa lý cồn Tứ Linh nói riêng và Bến Tre nói chung đang ngày càng thuận lợi.
Nhưng bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu ra những thuận lợi về mặt giao thông, thu hút
đầu tư kinh tế nói chung, chưa đào sâu vào việc đầu tư du lịch sinh thái sông nước.
Đề tài luận văn “Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn – tỉnh
Tiền Giang để phát triển du lịch sinh thái bền vững”, của tác giả Võ Thị Ánh Vân
chủ yếu nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn cồn Thới Sơn theo góc độ sinh học.
Bên cạnh đó có các luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tác giả Trần Quốc Thái: “Nghiên cứu phát
triển du lịch văn hoá Bến Tre” (11/2013) và “Tiềm năng định hướng phát triển du
lịch tỉnh Bến Tre” của tác giả Trần Thị Thạy trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM
(07/2011). Qua hai đề tài, tác giả Trần Quốc Thái đã nghiên cứu về tiềm năng tài
nguyên du lịch Bến Tre dưới góc độ của ngành du lịch học nhưng lại đi sâu nghiên cứu

phát triển du lịch văn hoá ở Bến Tre. Tác giả Trần Thị Thạy đã nghiên cứu về tiềm
năng và định hướng phát triển chung của Bến Tre dưới góc nhìn của ngành địa lý học.
Qua các tác phẩm các đề tài nghiên cứu nói trên, có thể thấy rằng đã có nhiều tác
giả, các nhà nghiên cứu quan tâm đến khu vực ĐBSCL nói chung và cồn Tứ Linh
nói riêng. Tuy nhiên ở từng công trình đều đào sâu một khía cạnh chuyên môn như
văn hoá, giao thông, sinh học, xã hội học. Vẫn chưa có một luận văn, một công
trình nào trình bày theo góc nhìn liên ngành Việt Nam học, để từ đó có cái nhìn
tổng quan về nhiều phương diện tại khu vực cồn Tứ Linh hay ĐBCSL.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác
chương trình du lịch cồn Tứ Linh.
+ Đánh giá tiềm lực về tài nguyên du lịch vốn có tại khu vực cồn Tứ Linh
vẫn chưa được khai thác và khai thác chưa hiệu quả.
+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, giá trị khai thác chương
trình du lịch cồn Tứ Linh truyền thống, đa dạng hoá sự lựa chọn về chương trình du
lịch tại khu vực.

4


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Trong quá trình nghiên cứu đánh giá nguồn lực, làm nổi bật lên những tài
nguyên cả về tự nhiên lẫn nhân văn đang hiện hữu nhưng chưa được khai thác đúng
với tiềm năng vốn có.
+ Đánh giá thực trạng du lịch ở cồn Tứ Linh để phục vụ phát triển du lịch
bền vững.
+ Tìm ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững, phân tích về khả năng
xây dựng những chương trình du lịch khác mới hơn, chất lượng hơn trên cơ sở tận
dụng những tài nguyên vốn có, nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ đồng

thời kết hợp công tác bảo tồn, nâng cao ý thức trong việc phát triển bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, nguồn lực phục vụ phát triển du lịch bền vững
ở cồn Tứ Linh.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tác giả lựa chọn khách thể nghiên cứu
trực tiếp đó chính là khách du lịch tham quan cồn Tứ Linh thông qua bản hỏi, bên
cạnh đó những người dân địa phương và lực lượng lao động ngành du lịch tại địa
bàn nghiên cứu thông qua phỏng vấn.
4.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung tìm hiểu và đánh giá năng lực khai thác du lịch tại khu vực cồn
Tứ Linh đến năm 2017. Bên cạnh đó đánh giá tiềm lực địa phương và đưa ra những giải
pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng chương trình du lịch bền vững tại khu vực này.
4.4 Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Khu vực giáp ranh giữa tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, cụ thể là khu vực
cồn Tứ Linh (Long- Lân- Quy- Phụng) và các khu vực tiệm cận.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành, khu vực học: Giúp cho tác giả có cái
nhìn tổng hợp, đa phương diện về không gian văn hoá xã hội của khu vực cồn Tứ
Linh ở tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.

5


Phương pháp hệ thống - cấu trúc: phương pháp này giúp ta có cái nhìn hệ
thống và sự liên hệ tương tác giữa các yếu tố về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực,..
Phương pháp điền dã: Việc đi thực tế sẽ cho tác giả có cái nhìn khách quan
và đánh giá đúng nhất về thực trạng khai thác du lịch cũng như đưa ra các giải pháp

thực tế hơn tại cồn Tứ Linh.
Tác giả còn sử dụng thao tác tổng quan tài liệu: đây là thao tác căn bản nhất
trong nghiên cứu khoa học, cần đọc qua và tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, giúp hiểu rõ hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề. Ngoài ra tác giả còn
sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững cồn Tứ Linh ở tỉnh Tiền Giang và
tỉnh Bến Tre, phân tích, đánh giá và đề ra phướng hướng phát triển bền vững cồn
Tứ Linh, góp phần đẩy mạnh và đa dạng hoá các chương trình du lịch tại cồn Tứ
Linh, qua đó góp phần quảng bá du lịch địa phương.
Xây dựng cồn Tứ Linh là một điểm đến thân thiện và có vai trò, vị trí quan
trọng trong bản đồ du lịch vùng và cả nước. Liên kết cồn Tứ Linh với các điểm du
lịch khác tạo ra các tuyến du lịch hấp dẫn du khách.
Luận văn quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển bền vững. Vừa khai thác
vừa gìn giữ và cải tạo môi trường, cũng như đưa ra một số biện pháp, kiến nghị
nhằm gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá tại cồn Tứ Linh.
Luận văn hoàn thành sẽ trở thành một tài liệu tham khảo, có cái nhìn đa
chiều mang đậm tính Việt Nam học về vấn đề phát triển du lịch cồn Tứ Linh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao giá trị điểm đến bằng
việc đi sâu nghiên cứu tạo các tuyến du lịch mới hấp dẫn.
7. Cơ cấu của luận văn
Tên đề tài: Phát triển du lịch bền vững cồn Tứ Linh ở tỉnh Tiền Giang và tỉnh
Bến Tre.
Đề tài gồm có 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận – Phần nội dung gồm có
3 chương.

6


Chương 1: Cở sở lý luận về du lịch và tổng quan cồn Tứ Linh.

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch cồn Tứ Linh.
Chương 3: Khai thác cồn Tứ Linh vào mục đích phát triển du lịch.
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TỔNG QUAN CỒN TỨ LINH
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Du lịch
Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con
người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch cho đến nay vẫn còn có
sự khác nhau trong quan niệm giữa những nhà nghiên cứu và những người hoạt
động trong lĩnh vực này.
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hoá.[24,tr.15]
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [24,tr.6]
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa
mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội.
1.1.2 Sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở

khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”. [22,tr.7]
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở
vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.

8


Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và vô
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hoá, các dịch vụ và tiện
nghi phục vụ khách du lịch.
1.1.3 Tài nguyên du lịch
Theo giáo trình Địa lý du lịch:
“ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá- lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người,
khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [22,tr.33].
Theo Luật du lịch Việt Nam:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị
văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch văn hoá”. [22,tr.6]
“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể
được sử dụng cho mục đích du lịch”. [22,tr.17].
“Tài nguyên du lịch văn hoá bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hoá khác, công trình lao động sáng tạo của con
người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.[20,tr.17].
1.1.4 Du lịch sinh thái
Theo TS. Trần Văn Thông: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào

thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương” [21,tr.29].
GS. TSKH Lê Huy Bá: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ
sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu
thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan, nghiên cứu các hệ sinh thái.
Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với
giới thiệu những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ,
phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. [l,tr. 19-20].

9


1.1.5 Du lịch bền vững
“Du lịch bền vững là quá trình điều hành, quản lý các hoạt động du lịch với
mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các
quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luốn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước
mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”. [21,tr.231].
Phát triển du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc và chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Phát triển du
lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường cho
các loài động thực vật và cả con người. Việc phát triển bền vững giúp cho chính
quyền địa phương, các đơn vị hoạt động du lịch, người tổ chức du lịch và cả người
dân địa phương đều được hưởng lợi. Ngoài ra nó còn đảm bảo các vấn đề xã hội
như giảm bớt tệ nạn xã hội bằng cách ổn định việc làm cho người dân trong vùng.
Du lịch bền vungwxgiups khai thác nguông tài nguyên một cách có ý thức và khoa
học, đảm bảo cho nguồn tài nguyên này sinh sôi nảy nở và phát triển cho thế hệ con
em chúng ta cùng được hưởng lơi.
1.2 Tổng quát về cồn Tứ Linh
1.2.1 Khái quát cồn Tứ Linh

“Sông quê bên lở bên bồi
Hai bên cùng lở cồn bồi giữa sông”

Nguồn: Tác giả định vị Google maps

10


Theo quy luật của tự nhiên bất kỳ con sông nào theo dòng chảy của nó thì bờ
sông lúc nào cũng một bên được bồi đắp và một bên sẽ bị sạt lở và chu trình này sẽ
đổi ngược lại theo dòng nước. Tuy nhiên nếu hai bên bờ cùng lở thì chắc chắn
không sớm thì muộn sẽ có sự xuất hiện của các bãi đất giữa sông, dân gian gọi là
cồn hay cù lao.
Cồn Tứ Linh là hệ thống gồm 4 cồn nằm trên dòng sông Tiền - một trong
chín nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long - là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tiền
Giang và tỉnh Bến Tre. Cồn Tứ Linh gồm cồn Long (cù lao Tân Long), cồn Lân (cù
lao Thới Sơn) thuộc tỉnh Tiền Giang và Cồn Quy (cồn Biện Quy), cồn Phụng (cồn
Tân Vinh) thuộc tỉnh Bến Tre.
1.2.1.1 Cồn Long
Cồn Long hay còn được gọi là cù lao Tân Long, cồn Rồng, nằm trên sông
Mỹ Tho ( một đoạn của sông Tiền), thuộc phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho.
Cồn trước đây là một bãi đất nổi lên giữa sông, sau nhờ dòng nước bồi đắp nên đã
hình thành nên gò đất đồi, người ta còn gọi là cù lao. Từ đó người dân bắt đầu ra
cồn Long để sinh sống bằng nghề đánh bắt thuỷ, hải sản và trồng nhiều loại cây ăn
trái như ổi không hạt, cam, xoài, nhãn, thanh long và dừa. Vì đất cồn được bồi đắp
chủ yếu từ phù sa nên đất rất tốt để trồng cây ăn trái. Xung quanh cồn Tân Long là
sông nước mênh mông, cồn Long là cồn lở duy nhất trong hệ thống cồn Tứ Linh,
chính vì thế xung quanh 2 đầu cồn và nhiều nơi phải xây dựng hệ thống đê bao kiên
cố. Người dân trên cồn muốn qua thành phố Mỹ Tho chỉ có một cách duy nhất là đi
bằng đò và phà. Trên cồn đã có nhà máy xử lý nước chính vì thế người dân có nước

sạch để sinh hoạt, trên cồn chưa có đường nhựa nhưng đã được bê tông hoá các
tuyến đường trong cồn. Hiện tại nghề chính của cư dân trên cồn là trồng cây ăn trái,
đánh bắt hải sản (cách cửa biển khoảng 50km), đóng sửa ghe tàu và biến nơi đây trở
thành cồn sầm uất nhất trong hệ thống cồn Tứ Linh.
1.2.1.2 Cồn Lân
Cồn Lân còn gọi là Cù Lao Thới Sơn hay cồn Thới Sơn, thuộc xã Thới Sơn,
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là cồn lớn nhất trong hệ thống Cồn Tứ
Linh nằm trên sông Mỹ Tho, có nhiều mương rạch chằng chịt. Trước đây, người

11


dân cồn Thới Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, cùng
với trồng cây ăn trái luân canh, với nhiều loại trái cây ngon ngọt như nhãn, sapoche,
cam, quýt, bưởi, sầu riêng, chuối, mít, xoài,..Về sau, người dân trên cồn đã phát
triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, làm bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, mứt, các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.
Từ năm 1988 khi cồn Thới Sơn bắt đầu được khai thác du lịch cho đến nay,
cồn Thới Sơn đã khẳng định được vị trí của mình khi trở thành một điểm du lịch nổi
tiếng trong hệ thống cồn Tứ Linh. Trên cồn ngày nay cơ sở hạ tầng rất phát triển, có
đường nhựa rộng 4m chạy dọc theo cồn dài hơn 7km. Người dân trong cồn đã có
thể dễ dàng di chuyển sang đất liền sau khi cầu Rạch Miễu được xây dựng và có
ngã rẽ chính thức xuống cồn, có thể phục vụ được xe 29 chỗ trở lại.
1.2.1.3 Cồn Quy
Cồn Quy hay còn gọi là cồn Biện Quy, cồn Cát cách trung tâm thành phố
Bến Tre 22km đường sông thuộc địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Quy xưa chỉ là mỏm đất hoang vu, cỏ cây rậm rạp,
không ai sinh sống, dần con người lập đất, khai phá và chuyển đến xây cất nhà cửa.
Sau đó, cồn được cơ chế bồi đắp tự nhiên, đất đai khá rộng và thu hút nhiều nhà dân
đến ở, trồng hoa màu và các loại cây ăn trái như nhãn sa-pô-chê, xoài, mận, mít.

Khi có người dân sinh sống, làm ăn, Chính quyền đã cho xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống đê bao bằng đất khép kín, nhờ vậy mỗi năm đến mùa nước lớn (mùa lũ trong
miền tây) các vườn trái cây không còn bị ngập nước, chết cây hay mất mùa. Khác
với cồn Long là cồn lở thì cồn Quy là cồn bồi và hiện nay tốc độ bồi tụ rất nhanh,
rất nhiều bãi bồi rộng lớn đang được hình thành.
Cho đến nay cồn Quy vẫn không có đường giao thông trên cồn và khi muốn
qua cồn người dân phải gửi xe lại trên đất liền sau đó di chuyển bằng đò để đến cồn.
Dù vừa có điện gần đây nhưng người dân vẫn chưa có nước sạch để sinh hoạt, nước
uống được chuyển từ đất liền sang còn nước sinh hoạt được xử lý từ nước sông.
1.2.1.4 Cồn Phụng
Cồn Phụng hay còn gọi là cù lao Tân Vinh thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành, Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre 12km đường bộ và 25 km

12


đường sông. Có người gọi là cù lao đạo Dừa, nguyên do là vì ông Nguyễn Thành
Nam đã đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là đạo
Dừa vào thế kỷ 20. Trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt
được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng
và trở thành tên phổ biến cho đến ngày nay.
Ban đầu, Cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nằm giữa sông Mỹ Tho, sau này do
lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm nên diện tích cồn hiện tại khá rộng. Nơi đây
người dân sinh sống với các nghề truyền thống được chế tác từ dừa như kẹo dừa, đồ
lưu niệm bằng dừa,...
Trên cồn Phụng người dân vẫn chưa có nước sạch sinh hoạt, mỗi gia đình
người dân hiện nay đều có những bể nước lớn để xử lý nước sông dùng sinh hoạt.
Cồn Phụng vẫn chưa có đường đi thông thoáng dọc theo chiều dài cồn, đường đi
quanh cồn chính là đê đất do người dân đắp nên. Sau khi cầu Rạch Miễu được xây
dựng thì cồn có đường di chuyển đến đất liền, tuy nhiên chỉ phục vụ được xe máy.

Bốn Cù lao: Long – Lân – Quy – Phụng được người dân miền Tây xưng tụng
và ví như bộ tứ linh mang ý nghĩa đây là vùng đất linh thiêng, luôn mang lại cuộc
sống hạnh phúc, may mắn cho cư dân ở vùng đất này.
1.2.2 Vị trí địa lý
1.2.2.1 Vị trí địa lý tự nhiên
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long còn gọi miền Tây Nam bộ hay ngắn gọn
hơn với hai từ Miền Tây. Miền Tây là vùng đất non trẻ nhất , nằm tận cùng dãy đất
hình chữ S, miền Tây gồm 13 tỉnh thành gồm: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nổi tiếng với hai nền văn minh là nền văn
minh miệt vườn và nền văn minh sông nước. Chúng không tách rời nhau mà hoà lẫn
vào nhau, chịu chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống sông Cửu Long. Sông Cửu Long là
tên gọi chung cho các phân lưu của sông MeKong chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Bắt
đầu từ Phnom Penh, sông Mekong chia thành hai nhánh chảy theo hướng Bắc –
Nam: bên hữu ngạn gọi là sông Hậu hay Hậu Giang và bên tả ngạn gọi là sông Tiền
hay Tiền Giang cả hai chảy vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

13


Sông Mỹ Tho là một phân lưu của sông Tiền, bắt đầu từ cù lao Minh đoạn
ngang tỉnh Vĩnh Long, cho đến của Đại, sông chảy suốt theo chiều dài của tỉnh Tiền
Giang dài khoảng 90km, là ranh giới tự nhiên giữ 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Trên sông có nhiều cù lao như cù lao Thới Sơn, cù lao Tân Long, cồn Phụng, cồn
Quy, cồn Tàu, cồn Ốc... Trong đó có 4 cồn gồm cồn Long, cồn Lân thuộc thành phố
Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang, cồn Phụng, cồn Quy thuộc huyện Châu Thành của
tỉnh Bến Tre nằm gần cạnh nhau tạo thành hệ thống cồn Tứ Linh: Long – Lân –
Quy – Phụng rất nổi tiếng tại đồng bằng Sông Cửu Long.
Cồn Tứ Linh là hệ thống gồm 4 cồn nằm trên sông Mỹ Tho, một phân lưu
của sông Tiền thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thuộc đoạn sông ranh giới giữa tỉnh

Tiền Giang và tỉnh Bến Tre. Diện tích Cồn Tứ Linh thuộc phần diện tích đất cồn
của thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và mang
trên mình nền văn minh sông nước cù lao đặc trưng.
1.2.2.2 Giao thông
Trước đây khi nhắc đến miền Tây rất nhiều người sẽ nghĩ đến ngay một vùng
đất nhiều sông ngòi, kênh rạch đi lại vô cùng khó khăn. Phương tiện di chuyển chủ
yếu là ở dưới nước như ghe xuồng, phà bến. Giao thông gần như bị chia cắt hoàn
toàn về đường bộ. Đó là những điều rất đặc trưng khi nhắc đến vùng đất này. Có
thể nói chính vì yếu tố sông nước này mà người dân địa phương nơi đây rất ngại di
chuyển quá xa khỏi nơi cư trú của mình, điều này vô tình tạo thành một bức rèm
bảo vệ các giá trị văn hoá bản địa. Danh xưng “ Tỉnh lẻ”, một vùng đất biệt lập với
bên ngoài cũng xuất hiện từ đó.
Trước những năm 2000, các trục đường chính để đến được với miền Tây
cũng chỉ có 2 con đường là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh trên biển. Nhưng
đến nay theo quy hoạch các dự án đã, đang và sẽ xây dựng thì xuyên suốt theo trục
xương sống Bắc – Nam thì đã có 5 tuyến đường bộ giao thông về miền Tây như
quốc lộ 1A ở phía Đông, Tuyến quốc lộ N1 ở phía Tây, tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn qua miền Tây còn gọi là quốc lộ N2, cao tốc Sài Gòn – Trung Lương cao tốc
đầu tiên của Việt nam nằm trong dự án cao tốc Bắc – Nam khánh thành năm 2010.
Bên cạnh đó quốc lộ 50 cùng với quốc lộ 60 tạo thành tuyến đường duyên hải song

14


hành với quốc lộ 1A. Hệ thống giao thông này kết hợp với các cây “cầu thế kỷ” ở
miền Tây như Cầu Mỹ Thuận khánh thành năm 2000, Cầu Cần Thơ khánh thành
năm 2010 nằm trên quốc lộ 1A, giúp thông thoáng các tuyến đường trục trung tâm
và phía tây. Cầu Mỹ Lợi khánh thành năm 2014 trên quốc lộ 50 cùng với cầu Rạch
Miễu khánh thành năm 2009, Cầu Cổ Chiên khánh thành năm 2015 nằm trên quốc
lộ 60 giúp giao thông xuyên suốt cánh hành lang ven biển ở phía Đông. Cuối năm

2017, đầu năm 2018 các cây cầu lớn khác sẽ được khánh thành như cầu Vàm Cống,
Cầu Cao Lãnh, hay các dự án cầu Mỹ Thuận 2, Cầu Rạch Miễu 2 sẽ được đưa vào
thực hiện giúp miền Tây xoá bỏ đi hình ảnh “ngăn sông, cách chợ” của mình.
Những chuyến phà ở miền Tây đã dần đi vào quên lãng như phà Mỹ Thuận
nối tỉnh Tiền Giang với tỉnh Vĩnh Long, phà Cần Thơ nối tỉnh Vĩnh Long với thành
phố Cần Thơ, phà Mỹ Lợi nối Long An với Tiền Giang hay phà Rạch Miễu nối
Tiền Giang với Bến Tre,..đã dần được thay thế bằng những chiếc cầu. Có thể nói
theo chiều dọc của các tỉnh miền Tây tuyến đường thuỷ gần như giảm bớt vai trò
huyết mạch của mình, nhưng hành lang Đông - Tây với các tuyến đường quốc tế,
nội địa khác, đường thuỷ vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng gắn với quy hoạch
đặc trưng của vùng. Hiện nay nhà nước đã hệ thống có 17 tuyến đường giao thông
đường thuỷ chính của vùng. Có thể thấy việc quy hoạch các tuyến đường sông
huyết mạch này một lần nữa khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vùng trong bản
đồ quy hoạch giao thông quốc gia.
Bên cạnh các tuyến đường sông thì các tuyến đường biển nội địa và quốc tế
cũng đã được chú trọng chẳng hạn như tuyến tàu cao tốc Cawaco Cần Thơ – Phnom
Penh, thời gian hành trình khoảng 7 giờ, tuyến tàu cao tốc Châu Đốc – Phnom Penh
do hai công ty Hàng Châu và Cawaco khai thác nối các tỉnh miền tây và thủ đô
Phnom Penh với thời gian di chuyển khoảng 4 giờ. Bên cạnh đó có các tuyến Hà
Tiên, Rạch Giá nối với huyện đảo Phú Quốc và các đảo Nam Du, Hải Tặc, Bà
Lụa,...Gần đây nhất, tuyến hàng hải được xem là đột phá nhất đó là tuyến tàu cao
tốc Sóc Trăng – Côn Đảo. Thời gian di chuyển chỉ còn 2 giờ 30 phút rút ngắn rất
nhiều so với việc xuất phát từ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mất hết 13 giờ đi tàu. Góp
phần rất lớn vào phát triển du lịch cả 2 địa phương. Dự án tàu cao tốc Bến Tre -

15


thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu cũng đã được đưa vào khai thác từ ngày
6/1/2018. Khởi hành tại bến phà Rạch Miễu cũ, tần suất 4 chuyến mỗi ngày mang

tên GreenlinesDP.
Trong vùng có sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Rạch Giá, sân bay Cà Mau,
sân bay Phú Quốc,... đang được chú trọng đầu tư, nâng cấp.
Trước đây miền Tây là nơi có tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam với lộ
trình dài 70km nối Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt đông hơn 70 năm (1885-1958), nay dự
án đầu tư tuyến đường sắt về vùng ĐBSCL có quy mô vốn đầu tư lên đến 3.6 tỷ đô
với lộ trình Sài Gòn – Cần Thơ, vừa được đề xuất. Nếu như dự án này được thông
qua và đưa vào hoạt động thì có thể khẳng định rằng giao thông miền Tây đã phát
triển rất vượt bậc góp phần mở rộng giao thương, mua bán, hoạt động du lịch ngày
càng phát triển.
Có thể thấy rằng hệ thống cồn Tứ Linh có một vị trí vô cùng thuận lợi về
giao thông trong việc thu hút sự đầu tư, kết nối phát triển du lịch. Hệ thống cồn này
chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Thành phố Hồ Chí Minh – đô thị
đặc biệt, là trung tâm kinh tế, hành chính và nơi trung chuyển, chi phối hoạt động
du lịch của các đơn vị vệ tinh. Có sân bay quốc tế lớn thứ 2 Việt Nam là sân bay
Tân Sơn Nhất, đón hàng chục triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Thành
phố Hồ Chí Minh lại là điểm đầu của cao tốc Sài Gòn- Trung Lương với thời gian
di chuyển khoảng 1 giờ bằng xe ô tô là đã đến được thành phố Mỹ Tho – nơi có bến
tàu du lịch đến với hệ thống cồn, ngoài ra còn có quốc lộ 50, một cung đường mới
hấp dẫn khách du lịch đi qua Cần Giuộc - Long An đến Gò Công rồi Mỹ Tho của
Tiền Giang.
Cồn Tứ Linh nằm cách thành phố Cần Thơ được xem là Tây đô khoảng
90km, nơi có sân bay quốc tế Cần Thơ kết nối với nhau bởi quốc lộ 1A, tuyến
đường này đi qua tỉnh Vĩnh Long và qua 2 cây cầu thế kỷ của miền Tây là Mỹ
Thuận và Cần Thơ, không còn phải qua phà như trước nữa.
Hệ thống cồn nằm ngay trên ngã ba giao lộ giữa quốc lộ 60 và quốc lộ 1A - cửa
ngõ đến thành phố Hồ Chí Minh của hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trước đây cồn
Tứ Linh nằm trên thuỷ trình di chuyển của phà Rạch Miễu nhưng nay khi đến với hệ

16



thống cồn chúng ta sẽ thấy được cây cầu Rạch Miễu phá thế “tam đảo” của tỉnh Bến Tre
và giúp thông suốt tuyến quốc lộ 60. Từ đây ngày càng nhiều lượt khách du lịch từ các
tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đi theo tuyến đường này đến với Cồn Tứ Linh.
Từ cồn Tứ Linh nếu đi về phía Đông khoảng 50km là đã đến được cửa biển
vô cùng thuận lợi trong giao thông đường biển. Nằm ngay bến xuất phát tuyến
đường biển GreenlinesDP Bến Tre – Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu. Nằm
trên tuyến đường mới trong lộ trình di chuyển từ các tỉnh thành đến với tuyến du
lịch đặc sắc Sóc Trăng – Côn Đảo, cồn Tứ Linh còn nằm trên tuyến du lịch đường
thuỷ Mỹ Tho - Cái Bè - Vĩnh Long. Dễ dàng di chuyển theo hướng Tây để đi đến
Phnom - Penh, giúp thu hút khách du lịch, phát triển điểm đến ở cả hai nơi Cồn Tứ
Linh và Phnom Penh.
Theo như quy hoạch tuyến đường sắt Sài Gòn – Cần Thơ thì hệ thống cồn Tứ
Linh nằm ngay Ga Trung Lương một trong những Ga chính trên lộ trình.
Để đến được cồn Tứ Linh thì hiện nay có hai bến tàu chính xuất phát từ cảng
30/4 của thành phố Mỹ Tho, bến tàu công ty du lịch miền Tây tại chân cầu Rạch
Miễu phía bên Bến Tre và rất nhiều các bến nhỏ khác xuất phát từ các điểm du lịch
lân cận như Resort Forever Green, nhà hàng Việt Nhật, KDL Làng Bè...
Có thể khẳng định một lần nữa, nhờ sự đầu tư, quy hoạch và đưa vào xây
dựng các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông của nhà nước, khu vực cồn Tứ Linh trở
thành một trung tâm, một trạm dừng phải ghé lại của du khách khi khám phá miền
Tây sông nước.
1.2.3 Điều kiện tự nhiên
1.2.3.1 Diện tích
Sông Mỹ Tho là ranh giới giữa tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre. Đoạn chảy
qua thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là một
đoạn sông lớn nước chảy siết, nơi đây từ bao đời đã từng “mọc lên” hay “biến mất”
các cồn, các cù lao. Cồn hay cù lao là diện tích đất đặc biệt nhất của địa phương vì
hàng năm có thể được bồi đắp rộng lớn ra thêm hay thậm chí có thể bị xói mòn đến

biến mất. Có tài liệu cho rằng, khi gò đất ở giữa sông ngày càng được bồi lấp và đạt
được chiều dài hơn 7km thì người ta gọi là cù lao, còn nhỏ hơn sẽ gọi là cồn. Tuy

17


nhiên từ xưa nay, ông bà ta vẫn thường gọi cồn hay cù lao đều nhằm mục đích chỉ
các gò đất mọc lên giữa sông và thường không phân biệt chúng.
Mặc dù diện tích tự nhiên liên tục thay đổi theo dòng chảy và thời gian, tuy
nhiên chính quyền đã đo đạc và ghi chép được diện tích hiện nay một cách tương đối.
Cù lao Tân Long hay còn gọi là cồn Long, cồn Rồng có diện tích 273 hecta,
đang có nguy cơ sạt lở. Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân đây là cồn lớn nhất
trong số 4 cồn trong hệ thống Cồn Tứ Linh. Có diện tích khoảng 1.200 hecta. Cồn
Quy hay còn gọi là cồn Cát, cồn Biện Quy là cồn có diện tích thay đổi lớn nhất, ban
đầu theo ghi chép thì cồn có diện tích khoảng 60 đến 70 hecta, nhưng đến nay do
hiện tượng bồi đắp tự nhiên diện tích cồn đã lên đến 170 hecta, hằng năm nhờ bồi
đắp mà cồn Quy ngày càng được mở rộng. Cồn Phụng là cồn nhỏ nhất trong hệ
thống, ban đầu cũng như cồn Quy cồn Phụng rất nhỏ chỉ khoảng 28 hecta vào
những năm 1930, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mà đến nay diện tích cồn
đã hơn 50 hecta.
Hiện nay trên dòng chảy sông Mekong, các nước Trung Quốc, Lào,
Campuchia,.. đã và đang xây dựng rất nhiều hệ thống đập thuỷ điện khiến cho dòng
chảy, lượng phù sa sông Mekong nói chung và dòng chảy sông Cửu Long nói riêng
đã bị thay đổi rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế bồi đắp tự
nhiên và việc hình thành diện tích đất cù lao.
Hai cửa sông trong hệ thống 9 cửa sông Cửu Long đổ ra biển bị ngăn dòng.
Trong đó cửa sông Ba Lai tại sông Tiền đã được xây hệ thống cống chống sự xâm
nhập mặn vào sâu trong đất liền. Cửa sông Ba Thắc hay Bassac đã bị phù sa bồi đắp
khiến dòng chảy bị tắt đi. Điều này làm cho “Cửu Long” chỉ còn lại “Thất Long”.
Trong khi đó lưu lượng nước sông Mekong rất lớn, nước bị dồn đổ ra bảy cửa sông

còn lại, dẫn đến hiện tượng xói mòn một cách nghiêm trọng. Đặc biệt vào đầu năm
2017 trên hệ thống sông Hậu tại khu vực huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang là nơi diễn
ra sự xói mòn nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Sự xói mòn do dòng chảy tự nhiên
kết hợp với nạn ăn trộm cát sông sẽ khiến cho miền Tây trở thành một thảm hoạ của
nạn xói mòn. Đây là một bài toán rất khó cho các nhà chức trách trong vấn đề ngoại
giao về môi trường sông Mekong, và ngăn chặn nạn trộm cát trên dòng Cửu Long.

18


1.2.3.2 Khí hậu
Tây Nam bộ nói chung hay khu vực cồn Tứ Linh nói riêng nằm trong vùng
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nên có nền nhiệt độ cao,
ổn định trung bình là 28 độ C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ
2.226 – 2.790 giờ. Biên độ nhiệt thấp. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80-82%.
Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu là mùa mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp nhiệt đới
xuất hiện trên lục địa Châu Á. Mùa nắng gió Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự xuất
hiện của các trung tâm áp cao từ vùng Siberi – Mông Cổ di chuyển xuống, tuy
nhiên ít bị ảnh hưởng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm dao động 966-1325mm và góp trên 70-82%
tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông. Gió có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa), tốc
độ trung bình 2.5-6m/s, trong năm ít có bão, ít xảy ra thiên tai.
Nhìn chung khí hậu tại khu vực cồn Tứ Linh tương đối ổn định, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trồng trọt cố định, an cư và phát triển du lịch quanh năm.
1.2.3.3 Sông ngòi
Cồn Tứ Linh là hệ thống bốn cồn nằm giữa sông Mỹ Tho do vậy chịu sự chi
phối sâu sắc của dòng chảy sông Mekong, chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính chất khí
hậu gió mùa của khu vực. Dòng chảy gây lũ xuất hiện vào mùa mưa và dòng chảy

kiệt xuất hiện vào mùa khô. Quanh năm không có hiện tượng tắt dòng, hàng năm có
mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng
của vùng. Bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch.
Sông Mỹ Tho thuộc sông Tiền chảy ra biển Đông nên chịu ảnh hưởng của
chế độ bán nhật triều của biển Đông. Trong một ngày có 2 đỉnh và 2 chân triều (1
thấp, 1 cao). Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6 giờ, và thời gian triều xuống
khoảng 6 giờ 45 phút đến 7 giờ. Trong tháng có 2 tháng nước rong hay còn gọi là
nước lớn vào ngày rằm ( 15 âm lịch) và ngày mồng một âm lịch, 2 lần nước kém rơi
vào khoảng giữa của 2 ngày trên. Tại khu vực sông Mỹ Tho cách biển khoảng 50km
có biên độ triều lớn nhất vào kỳ triều cao là 3.5m và vào kỳ triều kém là 1.5m. Tất

19


×