Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TIỂU LUẬN Sức khỏe tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.72 KB, 40 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

TIỂU LUẬN HẾT MÔN
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN
Hệ Đại học- Ngành Công tác xã hội khóa Đ14 CT2
Tên chủ đề: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC VỚI TRẺ EM TỰ KỈ TẠI NHÀ
HUYỆN CỦ CHI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hệ Đại học- Ngành Công tác xã hội
Đề tài: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC VỚI TRẺ EM TỰ KỈ TẠI NHÀ
HUYỆN CỦ CHI

GIẢNG VIÊN: BÙI THỊ XUÂN MAI
SINH VIÊN

: PHẠM QUANG TIẾN

LỚP

: Đ14CT2

MSSV


:1457601010271

NGÀNH

: CTXH

HỒ CHÍ MINH NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2017


LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đến các thầy cô khoa CTXH Trường ĐH Lao
Động Xã Hội Cơ Sở II đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập tại Trường.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến CÔ Bùi Thị Xuân Mai đã dạy em môn học chuyên
ngành Công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần đó bổ sung kiến thức giúp em thuân
lợi hơn trong thời gian thực tập sắp tới
Cám ơn cô đã tạo điều kiện để em có thể nghiên cứu, làm bài tiểu luận này, cũng
như hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai xót mong cô giúp em sửa, thông
cảm bỏ qua cho em vì trình độ còn hạn chế.
Chân thành cảm ơn Cô!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu trong bài
tiểu luận là số liệu thực chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác. Nếu không đúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Người cam đoan
Phạm Quang Tiến



MỤC LỤC

Contents
Contents............................................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CUỨ......................................................................................................2
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................2
4.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................3
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về trẻ em tự kỉ.........................................................................3
1.1Khái niệm................................................................................................................................3
1.2Nguyên nhân trẻ em tự kỉ........................................................................................................4
Chương 2..........................................................................................................................................7
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG........................................................................................................7
1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu...................................................................................................7
2. Thực trạng kiến thức chăm sóc giáo dục tại gia trẻ em tự kỉ tại Huyện Củ Chi.......................8
3. Thực trạng luật pháp, chính sách trong phòng ngừa, can thiệp hiện ở Việt Nam hiện nay....16
5.Thực trạng các dịch vụ, mô hình tại Huyện Củ Chi................................................................18
+Cách thức can thiệp phòng ngừa..........................................................................................18
+ĐIỀU TRỊ VẤN ĐỀ TỰ KỈ Ở TRẺ.....................................................................................19
Chương 3 PHÂN TÍCH MỘT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TỰ KỈ............................................28
1.Tình huống bé B.P.M ấp thượng xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.......................................28
2. Phân tích đánh giá tình huống bé B.P.M.................................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................30
1.Kết luận....................................................................................................................................30
2. Khuyến nghị...........................................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................32




PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khi một đất nước phát triển sẽ có nhiều vấn đề tìm tàng cần giải quyết, Việt Nam
cũng không ngoại lệ cùng với xu hướng chung của thế giới, tỷ lệ tự kỷ ở Việt Nam
trong thập kỷ gần đây gia tăng rõ rệt, trở nên một thách thức lớn với nhiều cơ quan
chức năng trong đó có y tế.
Tuy nhiên sự quan tâm tới hội chứng này từ mọi góc độ tại Việt Nam hiện nay mới
chỉ ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy có nhiều việc cấp thiết, mang tính nền tảng, cần
được triển khai thực hiện, nhằm cải thiện hiện trạng liên quan đến người tự kỷ, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng cuôc sống, nâng tầm giá trị của bản thân người tự
kỷ và gia đình có người tự kỷ.
Người mắc chứng tâm thần tự kỉ thường có những bất thường của rối loạn tự kỷ gây
ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức năng cá nhân ở nhiều lĩnh vực như học tập,
các mối quan hệ thích ứng xã hội và khả năng độc lập. Mức độ ảnh hưởng có thể từ
nhẹ đến nặng tùy theo mức độ của rối loạn tự kỷ và các rối loạn đi kèm.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt rõ rệt các chức năng khiến cho người mắc rối loạn tự kỷ trở
thành người khuyết tật trong cộng đồng, suy giảm trầm trọng chất lượng sống, đồng
thời là gánh nặng của gia đình và xã hội, suy giảm nguồn nhân lực lao động và kéo
theo chi phí kinh tế lâu dài.
Chứng tự kỷ được biết đến ở Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Từ
năm 2000 rối loạn này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn về vấn đề can thiệp, điều trị
tại các bệnh viện nhi và trung tâm giáo dục đặc biệt.
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Đại học Y Hà Nội cho hay, mặc dù là
nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển,
nhưng người tự kỷ nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được hỗ trợ của chính quyền và xã
hội phù hợp. Người tự kỷ chưa có các tổ chức thuộc về chính phủ phụ trách cụ thể,
hỗ trợ cho các đối tượng này. Người tự kỷ chưa có chế độ, chính sách riêng, chưa

1



được tạo điều kiện về công việc và duy trì cuộc sống. Người tự kỉ chưa nhận được
sự quan tâm của chính quyền và chưa có tổ chức nào của chính phủ phụ trách nên
tình trạng người tự kỉ hiện nay đang tăng lên rất nhanh do chưa có sự quan tâm đúng
đắng. Một bộ phận người dân mê tín còn cho tự kỉ là do quỷ ám nên đem người tự kỉ
đến các thầy pháp để trừ tà bằng các biện pháp như đánh đập, cho ún bùa,.. khiến
người tự kỉ càng bị tổn thương về thể xác khiến họ ngày một nặng hơn. Đặc biệt là
đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương, những trẻ mắc phải vấn đề này sẽ gặp những vấn
đề phát triển nhận thức, khiếm khuyết trong phát triển trí tuệ, điều này sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng trong học tập , giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt trong
xã hội hiện nay nhiều phụ huynh chưa dành thời gian quan tâm đến con cái nhiều
hầu như họ chỉ đi làm đưa con đi học mà không phát hiện và kịp thời can thiệp cho
đến khi bệnh càng trầm trọng. Bài nghiên cứu sẽ góp phần đóng góp cơ sở lý luận về
nghiên cứu tự kỉ ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp đối với trẻ tự
kỉ.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CUỨ
-Xác định đặc điểm và mức độ nhận thức của trẻ em tự kỉ về một số sự vật hiện
tượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, từ đó đề xuất phương pháp
tác động nhầm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ tự kỉ.
-Giúp các phụ huynh quan tâm đến con trẻ chú ý những thay đổi lâm sàng của trẻ để
nhận biết tự kỉ ở trẻ.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phỏng vấn sâu
- Quan sát
- Phân tích số liệu
- Thống kê số liệu

2



4.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Mở đầu
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tự kỉ ở trẻ em
Chương 2: Thực trạng tự kỉ ở trẻ em
Chương 3: Phân tích một tình huống tự kỉ tại địa phương
Kết luận

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về trẻ em tự kỉ
1.1Khái niệm.
Tự kỷ.
Theo Bleuler năm 1911: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những người bệnh tâm
thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nữa mà sống với thế giới của
riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong,
khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn”.
Theo tác giả Lê Khanh trong thì “Chứng tự tỏa (hay tự kỷ), gọi chung là hiện tượng
tự tỏa theo nguyên nghĩa là Tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của mình với
bên ngoài. Việt Nam còn gọi là Tự kỷ hay Tự bế… Tình trạng này có thể xảy ra cho
bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển
của cha mẹ.”
Phân loại tự kỷ.
Theo phân loại quốc tế DSM - IV và ICD - 10 tự kỷ được chia thành 2 loại:
- Tự kỷ điển hình: Tự kỷ bẩm sinh (phát hiện ngay sau sinh hoặc rất sớm sau sinh)
chậm phát triển và có các triệu chứng xuất hiện ngay sau sinh đến trước 3 tuổi.

3



- Tự kỷ không điển hình: Tiền sử phát triển bình thường tới 12 - 30 tháng tuổi, sau
đó ngừng phát triển đột ngột hoặc thoái triển (mất các kỹ năng đã có) và các triệu
chứng khác của tự kỷ xuất hiện.
Nếu xét ở góc độ mức độ chủ động trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, chúng ta có thể chia
thành ba nhóm trẻ tự kỷ.
- Nhóm không phản ứng: hoàn toàn từ chối giao tiếp, kể cả giao tiếp ngôn ngữ và
giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Nhóm thụ động: chấp nhận giao tiếp nhưng không bao giờ chủ động.
- Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc: có thể chủ động trong giao tiếp nhưng lại giao tiếp
một cách hết sức kỳ quặc, lập dị.
Trẻ em.
Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì.
Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới
là một người chưa tới tuổi trưởng thành
Chăm sóc giáo dục tại gia.
Chăm sóc giáo dục tại gia là các hoạt động có kỹ thuật, định hướng để đạt đến mục
đích rõ rang của cha mẹ, người chăm sóc tác động đến đứa trẻ nhằm giúp cải thiện
hay tăng năng lực về mặt thể chất và tinh thần. Những hoạt động này mang giá trị
lâu dài hơn là những hoạt động trị liệu không thường xuyên.

1.2Nguyên nhân trẻ em tự kỉ.
-Không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra tự kỷ, song nhìn chung người ta chấp
nhận rằng Tự kỷ gây nên bởi bất thường về chức năng của cấu trúc não hoặc bất
thường về chức năng của não. Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy một số bất
thường về hình dáng, cấu trúc của não trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường.
-Giả thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến di truyền: Những nghiên cứu hiện đại đã
tìm thấy một số chỉ báo cho thấy những ảnh hưởng của gen đối với bệnh tự kỷ. Theo
các nhà nghiên cứu thì trong số anh em của các trẻ mắc chứng tự kỷ có gần 3% mắc

4



chứng tự kỷ và gần 3% khác mắc các chứng rối loạn phát triển lan tỏa. Ngoài ra
một cặp sinh đôi đồng hợp tử có nhiều khả năng bị tự kỷ hơn so với cặp sinh đôi
khác trứng.
-Giả thuyết về bệnh lý ở não: Các nghiên cứu cho thấy rằng chất dẫn truyền thần
kinh Serotonin rất quan trọng đối với sự vận hành của não có nhiều ở một số nhóm
tự kỷ hơn người bình thường. Bên cạnh đó, một số trẻ mắc chứng tự kỷ và những
rối loạn liên quan có nhiều vấn đề về hệ miễn dịch và sinh hóa.
-Giả thuyết về rối loạn chức năng tâm lý: Các nghiên cứu đã tiến hành nhiều công
trình khảo sát các dạng rối loạn chức năng tâm lý để xác định các chứng tật gây
hành vi tự kỷ. Các công trình này khảo sát về ngôn ngữ, tập trung, chú ý, trí nhớ và
kỹ năng thị giác - không gian. Có những trẻ bị tự kỷ do cách chăm sóc của cha mẹ,
đặc biệt là do sự thiếu quan tâm của người mẹ.
-Cùng có những bằng chứng cho thấy virus có thể gây ra tự kỷ. Nguy cơ trẻ mắc
chứng tự kỷ sẽ tăng cao nếu người mẹ bị bệnh sởi trong 3 tháng đầu tiên của thời kỳ
mang thai. Virus cytolomegalo cũng có liên quan đến tự kỷ. Ngoài ra hiện nay một
số quan niệm tin rằng virus liên quan đến các loại vaccin như vaccin MMR dành cho
bệnh sởi cũng có thể gây ra chứng tự kỷ.
Sự ô nhiễm và chất độc trong môi trường cũng được coi là nguyên nhân có thể gây
ra tự kỷ. Năm 2001, các nhà nghiên cứu bang Texas - Mỹ phát hiện ra rằng số trẻ
mắc bệnh tự kỷ tỷ lệ thuận với lượng thuỷ ngân được thải ra môi trường. Một ví dụ
khác là thị trấn nhỏ Leomenster, Massachusetts với tỉ lệ tự kỷ cao. Nơi đây đã từng
có một nhà máy sản xuất kính mát. Điều đặc biệt là tỉ lệ tự kỷ cao nhất ở những hộ
nằm dưới hướng gió từ các cột khói của nhà máy.
-Tuy nhiên, hiện nay càng có nhiều bằng chứng cho rằng tự kỷ là do nhiều vấn đề
gây nên. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực tự kỷ ví dụ như tiến sĩ Edward
Ritvo của đại học California, Los Angeles đưa ra giả thuyết rằng tồn tại một tố bẩm
về gen liên quan đến tự kỷ. Tố bẩm này được mã hóa trong một số gen nhất định và
dưới sự tương tác với một số nhân tố về môi trường hiện vẫn chưa xác định và gây

nên sự thay đổi của hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh cảm giác, não và cả cơ

5


quan tiêu hóa. Những sự thay đổi này gây ra những triệu chứng lâm sàng ở cá nhân
đó.
Quá trình mang thai
-Trong quá trình mang thai, người mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh
như cúm, sởi hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ,
đây cũng là nguyen nhan tre tu ky cực kì cao.
- Người mẹ bị bệnh đái tháo đường khi mang thai cũng là nguyen nhan tre tu ky khi
được sinh ra. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng người mẹ bị bệnh đái tháo
đường thì con khi sinh ra có tỉ lệ mắc tự kỉ cao gấp 2 lần người mẹ bình thường.
- Sự thiếu hụt về tyroxin trong tuyến giáp của người mẹ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ
3 trong quá trình mang thai sẽ dẫn sự thay đổi trong não thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ
mắc bệnh tự kỉ hơn.
- Một nguyên nhân trẻ tự kỷ sau khi sinh mắc bệnh tự kỉ là do trong quá trình mang
thai người mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có
sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Người mẹ trong quá trình mang thai phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Bởi bị
strees, mệt mỏi trong quá trình mang thai cũng sẽ làm tăng tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh tự
kỉ.
- Trong hai tháng đầu mang thai mà người mẹ sống trong môi trường sử dụng nhiều
thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tự kỉ ở trẻ.
Sự chăm sóc của cha mẹ
Nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình
chăm sóc, nuôi nấng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Điều này có thể
khiến bé cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài
cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Chính vì vậy hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để

trẻ có thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.

6


Chương 2
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG

1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu
- Khái quát : Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh,
có Sông Sài Gòn chảy qua. Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa
miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng tây bắc,
đông nam và đông bắc, tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m –
10 m.
- Đối tương : Đối tượng khảo sát Để tìm hiểu thực trạng vấn ñề chăm sóc, giáo dục
trẻ tự kỷ tại gia đình của các bậc phụ huynh ở huyện củ chi tôi đã tiến hành điều tra,
phỏng vấn 30 cha mẹ trẻ tự kỷ tại các xã Tân Thông Hôi, Tân An Hội, Tân Phú
Trung. Đó là những quận tiêu biểu cho các vùng kinh tế - xã hội khác nhau của
huyện củ chi và là nơi tập trung trẻ tự kỷ nhiều nhất. Các bậc phụ huynh ở các ñịa
bàn khác nhau, có hoàn cảnh gia đình, trình độ nhận thức khác nhau nhưng đều có
con bị tự kỷ ở lứa tuổi nhỏ (0-6 tuổi) là yếu tố quan trọng để đánh giá khách quan
thực trạng vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ của họ tại gia đình.
- Nội dung khảo sát nội dung điều tra : Hiểu biết của các bậc phụ huynh về dấu hiệu
nhận biết trẻ tự kỷ, nguyên nhân gây ra tự kỷ, thời gian phát hiện tật; hiểu biết của
cha mẹ về năng lực, khó khăn của con mình; hiểu biết của cha mẹ về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức chăm sóc – giáo dục trẻ tại gia đình;
những kỹ năng, kinh nghiệm, khó khăn, cảm xúc, nguyện vọng, của cha mẹ trong
việc chăm sóc – giáo dục trẻ tại gia đình
-Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Huyện Củ Chi

Thời gian: số liệu mới nhất có thể

7


2. Thực trạng kiến thức chăm sóc giáo dục tại gia
trẻ em tự kỉ tại Huyện Củ Chi
Khi được hỏi: “Trẻ tự kỷ thường có những dấu hiệu nào?” Thì 70% cha mẹ trả lời có
hiểu rõ về dạng tật này. Đó là những trẻ có tất cả những dấu hiệu sau: không trả lời,
không có phản ứng khi có người gọi tên mình; có một số hành vi lặp lại; rất ghét sự
tiếp xúc, đụng chạm của người khác đến người mình hoặc ngược lại, quá gắn bó hay
đeo bám; ngôn ngữ chậm trễ và hay lặp lại lời người khác; thường chỉ chơi một
mình; hay có những cơn giận dữ, kích động không kìm chế. Có thể nói hơn ai hết
cha mẹ là những người hiểu trẻ nhất, luôn quan tâm ñến từng sự tiến triển của trẻ.
Khi ở trẻ có những biểu hiện bất thường cha mẹ có thể nhận ra ngay và chủ động
tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Thực sự nếu các bậc cha mẹ nhận biết sớm được
những biểu hiện khác thường nơi trẻ và chủ động tìm hiểu, đưa trẻ đến gặp các nhà
chuyên môn để kiểm tra đánh giá tình trạng của trẻ. Đây sẽ là một điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vẫn còn 30% cha mẹ trả lời chỉ mới biết tên
dạng tật này. Họ chỉ có thể biết về trẻ tự kỷ thông qua những dấu hiệu của con mình
như: trẻ chậm nói hoặc những trẻ chỉ chơi một mình, có những hành vi bất thường...
Cha mẹ vẫn chưa đi sâu tìm hiểu những thông tin chính xác về trẻ tự kỷ, do đó họ
chưa có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về tình trạng này. Nguyên nhân gây ra tự kỷ,
đây là vấn đề còn nan giải đối với các nhà khoa học. Hiện nay chưa có một nguyên
nhân chính xác cụ thể nào gây ra tự kỷ. Vì vậy trong khảo sát phỏng vấn các bậc cha
mẹ về nguyên nhân tự kỷ, hầu hết họ đều hoang mang không biết nguyên nhân nào
gây ra tự kỷ của con mình và đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa số các bậc
cha mẹ ñều cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng tự kỷ là do di truyền, bầu không
khí gia ñình không thuận lợi, thai phụ lo lắng, tác động bất lợi từ môi trường và
những vấn ñề về sức khoẻ..Một số khác thì nguyên nhân gây ra tự kỷ ở con họ là do

xem ti vi quá nhiều, bố mẹ quá nuông chiều, tiêm vaxcin phòng bệnh, tiêm thuốc trụ
sinh, gia đình ít quan tâm chăm sóc.. Khi được hỏi “tình trạng tự kỷ thường ñược
phát hiện trong khoảng thời gian nào?” thì có đến 44% cha mẹ cho rằng trẻ tự kỷ
thường được phát hiện trong khoảng thời gian từ 24 ñến 36 tháng tuổi, từ 12 ñến 24
tháng tuổi (22%), trên 36 tháng tuổi (22%), từ 6 ñến 12 tháng tuổi (4% ). Và ña số
cha mẹ phát hiện tình trạng của con mình trong khoảng thời gian từ 24 ñến 36 tháng

8


tuổi, vì trong giai ñoạn 2-3 tuổi trẻ mới bộc lộ rõ những rối loạn phát triển. Thực
chất những dấu hiệu nguy cơ tự kỷ ñã bắt ñầu xuất hiện lúc trẻ từ 6 ñến 12 tháng
tuổi, nhưng cha mẹ chưa có hiểu biết nhất ñịnh về các dấu hiệu phát hiện sớm. Vì
vậy trẻ thường được phát hiện muộn. Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết cha mẹ
đều có hiểu biết nhất định về các dấu hịệu, nguyên nhân và thời gian xuất hiện tình
tạng tự kỷ. Và chúng tôi nhận thấy hầu hết cha mẹ trẻ tự kỷ là những người có kiến
thức, nghề nghiệp ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi ñể giúp họ trong quá trình tìm
hiểu thông tin về trẻ. Tuy nhiên do ñiều kiện cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ chưa có
sự quan tâm đúng mức đối với trẻ, dẫn đến trẻ được phát hiện muộn.
Hiểu biết của cha mẹ về tình trạng của con mình. Về khả năng 7% cha mẹ nhận
ñịnh trẻ có năng lực đặc biệt như nhận biết con số, và chữ sớm; nhận biết màu sắc và
hình dạng tốt; có kĩ năng tốt về kĩ thuật như vi tính, điện thoại, 11% cha mẹ cho rằng
trẻ có kĩ năng nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc, trẻ có khả năng nhớ nhạc tốt, 15% cha
mẹ cho rằng trẻ có năng lực khác như trẻ linh hoạt nhạy bén, 67% cha mẹ nhận xét
con mình không có khả năng ñặc biệt gì. Về khó khăn Trong qua trình quan sát trẻ,
85% cha mẹ cho rằng trẻ có khó khăn trong giao tiếp như có vẻ không chú ý ñến thứ
gì cả, nhưng lại chú ý quá mức vào vật trẻ thích, 22% cho rằng trẻ hầu như không
biết chơi các trò chơi giả vờ và các hoạt động tưởng tượng một cách giống như các
trẻ khác, 5% thấy trẻ khó khăn trong việc dùng ñại từ nhân xưng; Nhiều khi nói
không liên quan ñến tình huống giao tiếp,đến môi trường xung quanh, 74% nhận

định trẻ rất khó khăn hoà nhập khi đến một môi trường mới hoặc với một sự thay
ñổi mà không ñược báo trước, 63% thấy trẻ khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc và
26% nghĩ rằng trẻ khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Như vậy bằng
cái nhìn thực tế, sự quan tâm, cha mẹ ñều có thể nhận thấy trẻ tự kỷ gặp khó khăn
rất nhiều trong giao tiếp và các khó khăn khác. Mặc dù hiểu rõ về khả năng và khó
khăn của trẻ, tuy nhiên cha mẹ vẫn không biết làm thế nào để phát huy những điểm
mạnh, đồng thời khắc phục những khó khăn đó. Những hiểu biết của các bậc phụ
huynh về khả năng và nhu cầu của trẻ có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn mục
tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
tại gia đình.
Hiểu biết của cha mẹ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các
cơ sở CSGD TTK
Về mục tiêu Đối với bậc phụ huynh thì mục tiêu giúp trẻ hoà nhập với bạn bè cùng

9


lứa tuổi là mục tiêu quan trọng nhất. Có đến 63% cha mẹ cho rằng mục tiêu này là
mục tiêu chính của công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình, tiếp đến là mục
tiêu giúp trẻ thích nghi với môi trường; mục tiêu cuối cùng là trấn an những rối loạn
tâm thần. Xuất phát từ khó khăn của trẻ trong lĩnh vực giao tiếp, nên hầu hết cha mẹ
mong muốn con mình có thể hoà nhập cùng bạn bè mà quên rằng trước khi trẻ hội
nhập cần giúp trẻ thích nghi với môi trường.
Về nội dung 78% cha mẹ chọn nội dung hình thành kĩ năng tự phục vụ, 70% chọn
nội dung dạy các kĩ năng học ñường chức năng, 67% chọn hình thành kĩ năng xã hội
và 26% chọn nội dung phát triển thể chất cho trẻ. Như vậy 3 nội dung mà cha mẹ
cho là quan trọng nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại gia ñình là hình
thành kĩ năng tự phục vụ, phát triển nhận thức và hình thành kĩ năng xã hội. Các bậc
phụ huynh cần chú ý là chăm sóc sức khoẻ và phát triển thể chất. Trong qúa trình
chăm sóc giáo dục cần quan tâm phát triển thể chất. Sự phát triển vận động thô, vận

động tinh và tâm vận động sẽ làm nền tảng kéo theo sự phát triển của các mặt khác.
Về phương pháp Khi tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về phương pháp chăm sóc giáo
dục trẻ tự kỷ tại gia ñình, trên 50% gia ñình trả lời không biết các phương pháp
chúng tôi ñưa ra. Đối với phương pháp “ABA” và phương pháp “trò chơi ñịnh
hướng” thì có 40% cha mẹ cho biết họ hiểu rõ 2 phương pháp này. Mặc dù cha mẹ
hiểu rõ về dấu hiệu trẻ tự kỷ, về tình trạng của con, nhưng cha mẹ lại chưa đi sâu tìm
hiểu các phương pháp chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ. Và thực tế, khó khăn lớn
nhất đối với các cha mẹ là vấn đề phương pháp chăm sóc giáo dục cho trẻ. Về
phương tiện Đối với phương tiện dạy trẻ tự kỷ, 56% gia đình cho rằng để chăm sóc
gia đình tốt cần có: các phương tiện hỗ trợ nhìn, nghe như thẻ số, thẻ chữ, lôtô các
loài vật, mô hình trực quan, các dụng cụ phát ra âm thanh; phương tiện hỗ trợ hoà
nhập cảm giác như dụng cụ mát xa, bóng, gai thảm; phương tiện hình thành kĩ năng
thích ứng như các vật dụng sinh hoạt trong gia đình; các phương tiện hỗ trợ thể chất
như xe đạp, xích đu; 37% gia ñình cho rằng chỉ cần phương tiện hỗ trợ nhìn, nghe;
những gia đình còn lại thì không biết cần những dụng cụ gì. Về các cơ sở chăm sóc
giáo dục trẻ tự kỷ Kết quả khảo sát cho thấy các cơ sở nhận chăm sóc giáo dục cho
trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố mà cha mẹ biết là: trường chuyên biệt (25% ), trung
tâm phục hồi chức năng (48%), khoa nhi bệnh viện tâm thần (40%), bệnh viện C
(30%). 100% gia ñình không biết ñến các trung tâm can thiệp sớm và trường mầm
non. Như vậy số lượng cha mẹ chưa hiểu rõ về mục tiêu, nội dung, phương pháp,

10


phương tiện và các cơ sở CSGD TTK vẫn còn cao. Khi phát hiện con có những dấu
hiệu bất thường, cha mẹ thường tự tìm kiếm thông tin ñể hiểu rõ hơn và khi nghi
ngờ con có tình trạng tự kỷ thì đem con đi chạy chữa khắp nơi. 89% gia đình đã gửi
con tới các cơ sở chăm sóc giáo dục, 11% gia đình tự chăm sóc giáo dục tại nhà. Các
gia đình có con gửi tại các trung tâm thì khoán trắng cho các cơ sở và chỉ giáo dục
tại nhà mang tính tự phát, cha mẹ chưa tự tìm tòi nghiên cứu các phương pháp giáo

dục cho trẻ.
Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của mình trong công tác CSGD Khảo sát về vai trò
của cha mẹ trong công tác CSGD TTK, các cha mẹ ñã ñưa ra nhiều ý kiến khác
nhau. Nhiều ý kiến cho rằng cha mẹ là người “Phát hiện sự khác thường của con và
đưa con đi khám bệnh kịp thời đồng thời là người quyết định chữa trị cho con khi
nào? Theo phương pháp nào?”. Một số ý kiến khác cho rằng cha mẹ đóng vai trò
như là thành viên tích cực trong quá trình chăm sóc giáo dục, họ sẽ cộng tác với các
bác sĩ, trị liệu viên và giáo viên, dành nhiều thời gian cho con và tham gia tích cực
trong việc trị liệu. Có ý kiến cho rằng: “Để giúp cho đứa con tự kỷ bình phục thì cha
mẹ không chỉ cần nuôi cho ăn, lo cho mặc, mà cha mẹ bắt buộc phải là giáo viên, là
nhà trị liệu, bởi lẽ đứa trẻ này rất cần sự chăm sóc đặc biệt, một sự thấu cảm, một sự
can thiệp tích cực, lâu dài.” Như vậy, hầu hết các bậc phụ huynh ñều nhận thức đúng
vai trò của mình trong quá trình chăm sóc giáo dục. Đây là điều kiện thuận lợi cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cha mẹ là người hiểu rõ trẻ nhất, bằng sự quan tâm,
tình yêu thương, cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển.

Thực trạng kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia dình của các bậc phụ
huynh.
Kĩ năng xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục cho trẻ. Trong quá trình xác ñịnh mục
tiêu chăm sóc giáo dục cho con tại nhà, 70% cha mẹ chọn mục tiêu phát triển kĩ
năng giao tiếp cho trẻ; 81% chọn giúp trẻ hình thành các kĩ năng tự phục vụ : ăn
uống, đi vệ sinh; 67% chọn giúp trẻ phát triển kĩ năng nhận thức; 33% chọn giúp trẻ
phát triển thể chất; 70% chọn hình thành kĩ năng xã hội cho trẻ; 7% chọn giúp trẻ
bộc lộ và phát triển khả năng ñặc biệt; 37% cha mẹ chọn phát triển tất cả mục tiêu
trên. Hầu hết cha mẹ đều mong muốn con mình có thể tự phục vụ bản thân, có các kĩ
năng xã hội cần thiết hay phát triển nhận thức để có thể hoà nhập cộng đồng, được

11



xã hội chấp nhận. Tuy nhiên một đứa trẻ tự kỷ cần phát triển toàn diện trên tất cả
lĩnh vực trong ñó phát triển thể chất là nền tảng. Có thể nói cha mẹ vẫn chưa chú
trọng ñến khả năng của trẻ. Trẻ tự kỷ vẫn tiểm ẩn những năng lực ñặc biệt. Vì vậy
cha mẹ phải giúp trẻ bộc lộ những năng lực đặc biệt này. Kĩ năng phát triển thể chất
cho trẻ. Phát triển thể chất là một nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ tự kỷ. Có thể phát triển thể thông qua các hình thức: đi bơi, đi xe đạp, đi bộ,
vui chơi cùng trẻ, gửi trẻ đến trung tâm phục hồi chức năng hoặc mời giáo viên
chuyên môn đến nhà. Trong đó đi bơi, đi bộ, đi xe đạp là những hoạt ñộng bổ ích
cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên chỉ có 4% cha mẹ thường xuyên cho con đi bơi, 22% cha
mẹ thường xuyên đi bộ với con vào buổi tối và 11% cha mẹ thường xuyên cho trẻ đi
xe đạp vào buổi chiểu. Số còn lại thình thoảng hoặc chưa bao giờ tập cho trẻ những
hoặc động này. 70% cha mẹ thường xuyên gửi trẻ đến trung tâm phục hồi chức năng
để luyện tập cho trẻ. Tại đây trẻ sẽ được tham gia vào các trò chơi phát triển vận
ñộng như tập ngồi, tập bò, nhún nhảy.. Vui chơi là một trong những hoạt ñộng không
thể thiếu ñược của trẻ em. Hoạt ñộng vui chơi đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ của các em. Chính vì vậy có
đến 100% gia đình thường xuyên vui chơi cùng trẻ. Một trong những cách mà các
phụ huynh thường sử dụng khi vui chơi với trẻ là: Cho trẻ đi chơi vào cuối tuần,
thăm bà con họ hàng, chơi phố hoặc tham gia các trò chơi ở công viên. Kĩ năng phát
triển giao tiếp cho trẻ.. Qua điều tra,quan sát thực tế tnhận thấy: Phương pháp các
bậc phụ huynh thường xuyên sử dụng để phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại gia
đình là: Nói chuyện thật nhiều với trẻ (81%); Cho trẻ ra ngoài chơi và nói cho trẻ
nghe về các sự vật xung quanh (81%); hoặc sử dụng cách khác như đưa trẻ đến
trung tâm trị liệu ngôn ngữ (70%). Cha mẹ chưa bao giờ sử dụng phương pháp: Tạo
tình huống ñể trẻ tự phải hỏi, phải xin hay phải kể ra những gì nó đã biết, đã nghe,...
(67%), giao tiếp theo cách của trẻ (56%). Trong quá trình giao tiếp với trẻ các bậc
phụ huynh ñã khéo léo kết hợp nhiều hình thức: dùng lời, ra kí hiệu, chỉ tay về các
vật xung quanh,...và động viên, khích lệ trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình giao
tiếp giữa trẻ và phụ huynh chưa cao. Không phải lúc nào trẻ cũng hiểu ngay những
yêu cầu, lời nói của cha mẹ với trẻ. Các bậc phụ huynh thường áp đặt lối suy nghĩ

của mình đối với trẻ, thường bắt trẻ chơi theo ý của mình. Và trẻ thì không hiểu cha
mẹ muốn gì, và tỏ ra thờ ơ đối với mọi thứ xung quanh. . Kĩ năng hướng dẫn các
sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Qua thực tế chúng tôi thấy hầu hết trẻ tự kỷ chưa có
khả năng tự phục vụ. Vì vậy ñể giúp trẻ thực hiện các kĩ năng sinh hoạt hàng ngày là

12


vấn đề khó đối với hầu hết cha mẹ trẻ. Đa số trẻ tự kỷ không nhai mà nuốt chửng,
chúng chỉ ăn những món chúng thích. Vì vậy cha mẹ thường xuyên dùng roi ñể ép
trẻ ăn. Khi hướng dẫn trẻ thực hiện các kĩ năng sinh hoạt hàng ngày 81% cha mẹ
thường xuyên chọn phương pháp: làm mẫu và yêu cầu trẻ làm lại. Đa số cha mẹ
không bao giờ sử dụng hệ thống tranh ảnh miêu tả từng nhiệm vụ nhỏ hoặc dùng
lịch hoạt động để dạy trẻ. Chính vì vậy hiệu qủa đạt ñược không cao. Do khả năng
quan sát, tập trung kém nên trẻ không hình dung ñược thứ tự những việc cần làm. Vì
vậy sự rõ ràng trong nhiệm vụ là ñiều cần thiết ñể dạy trẻ. Kĩ năng khắc phục những
hành vi bất thường ở trẻ. Hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ thực sự là vấn ñề làm đau
đầu không chỉ các nhà giáo dục mà ngay cả các bậc phụ huynh, những người chăm
sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, thường xuyên. Trẻ tự kỷ thường hay có những hành vi
bất thường như xoay tròn người, đi nhón chân, liếm mọi thứ xung quanh, chạy lăng
xăng... Nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp gợi ý giúp cha mẹ khắc phục hành vi
bất thường của trẻ, và mức độ áp dụng của cha me như sau:
Mức độ áp dụng Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ A. Dập tắt
ngay bằng roi hoặc quát mắng 19% 22% 59% B. Dùng phần thưởng ñể thu hút trẻ
26% 26% 48% C. Mát xa và an ủi trẻ 44% 37% 19% D. Cho trẻ tham gia các lớp
học Yoga 0% 0% 100% D. Không làm gì cả, hành vi sẽ tự mất ñi 33% 30% 37% E.
Những cách khác: 7% 0% 56% Cha mẹ sử dụng phương pháp dỗ dành an ủi trẻ. Tuy
nhiên những hành vi đó không mất đi, dẫn ñến nhiều cha mẹ tỏ ra bất lực, không
cách nào kìm hãm, khắc phục được, đành để cho trẻ tự do thích làm gì thì làm Kĩ
năng phát triển nhận thức cho trẻ. Đây là mục tiêu mà cha mẹ nào cũng hi vọng ở trẻ

sau thời gian trị liệu. 26% cha mẹ thường xuyên dạy trẻ thông qua hoạt ñộng vui
chơi, 33% thường xuyên dạy cá nhân cho trẻ, 44% cha mẹ ñể trẻ phát triển tự nhiên
và 76% cha mẹ thường xuyên dạy trẻ theo cách khác. Bằng quan sát thực tế chúng
tôi thấy rằng hầu hết cha mẹ dạy con một cách tự nhiên, dạy mọi lúc mọi nơi, gặp
cái gì là dạy cái đó, chưa có kế hoạch dạy cụ thể. Với cách dạy như vậy đứa trẻ sẽ ít
tiến bộ hoặc cha mẹ sẽ nản khi thấy trẻ không có sự tiến triển nào. Kĩ năng tìm hiểu
thông tin. Như phần trên ñã nói, trẻ tự kỷ ở thành phố phần lớn ñược sinh ra trong
những gia ñình có điều kiện, cha mẹ là những người có kiến thức, học vấn cao. Vì
vậy, khi phát hiện những biểu hiện bất thường của trẻ họ đã chủ động tìm kiếm
thông tin trên internet, báo chí, và qua các khoá tập huấn. ñiều nay phản ánh thực tế
là khi ñược hỏi về cách thức tìm kiếm thông tin thì 85% cha mẹ trả lời qua sách báo,

13


mạng Internet. Qua các phương tiện thông tin đại chúng là 11%; Được tư vấn và tập
huấn của chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật là19%. Đây là điều ñáng mừng, vì thông
tin về trẻ tự kỷ ngày càng phổ biến rộng rãi và bất cứ cha mẹ nào có nhu cầu ñều có
thể tìm thấy dễ dàng. Do đó trẻ có nguy cơ tự kỷ ngày càng ñược phát hiện sớm hơn.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng ñối với 50 trẻ vì khi ñược phát hiện sớm và
can thiệp kịp thời, trẻ sẽ có những tiến bộ rất nhanh và có thể ngăn ngừa ñược những
rối loạn phát triển khác. 2.3.3. Những kinh nghiệm của cha mẹ trong vấn ñề chăm
sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia ñình. Qua trao ñổi các bậc phụ huynh cho biết một số
kinh nghiệm trong vấn ñề chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ như sau: Về dạy trẻ tự phục
vụ: cần hướng dẫn trẻ thực hành, vừa hướng dẫn vừa nói ngắn gọn dễ hiểu, hoặc lặp
ñi lặp lại nhiều lần. Về dạy trẻ giao tiếp: thường xuyên trò chuyện với trẻ về các sự
vật xung quanh, gần gũi với trẻ: hỏi về các bộ phận cơ thể, đồ vật, sự vật để trẻ biết
chỉ, dạy trẻ thông qua hoạt động vui chơi, đặt câu hỏi ñể trẻ trả lời (ai, cái gì, ở
đâu..) Về dạy trẻ học: dạy trẻ những điều đơn giản thực tế trong gia ñình, những gì
gần gũi với trẻ, tác động vào sở thích của trẻ, dạy trẻ qua tranh ảnh, đồ chơi. Về xử

lý các hành vi bât thường của trẻ: cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra hành vi, kết hợp
với cô giáo, chuyển dần những hành vi bất thường sang những hành vi mong muốn
khác. Đôi khi có thể chỉ cần dùng mệnh lệnh đối với hành vi xấu. Các phụ huynh
cũng cho biết những nguyên tắc khi dạy trẻ tự kỷ là: Phải thực sự yêu trẻ, luôn gắn
bó, gần gũi với trẻ; tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho trẻ để trẻ vui chơi theo sở thích.
Chăm sóc hết mình để phát huy hết khả năng mà trẻ có thể. Kiên trì, chịu khó đối
với trẻ, giáo dục từ từ, từng li từng tí và lặp đi lặp lại hàng ngày. Tuy nhiên, có tới
55% cha mẹ cho biết họ không có kinh nghiệm gì trong vấn đề này. Nhiều phụ
huynh cho chúng tôi biết: phần vì không có ñiều kiện, không có thời gian và không
qua trường lớp, không ñược ai tập huấn,... phần vì trẻ là con ñầu, là ñứa bị khuyết tật
duy nhất trong gia ñình. Các phụ huynh này cũng cho biết thương trẻ như thế nào thì
chăm sóc như thế chứ không có kinh nghiệm gì.
Những khó khăn của cha mẹ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia
đình Khi được hỏi:
“Những khó khăn Anh/Chị thường gặp trong vấn ñề chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia
ñình là gì?”. 100% cha mẹ cho biết: họ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chăm
sóc giáo dục trẻ. Các khó khăn họ thường gặp phải trong vấn ñề này là: Khó khăn
chủ quan: Không có điều kiện cả về vật chất và thời gian, mất nhiều thời gian trong

14


việc chăm sóc. Không có tiền ñể chữa trị cho trẻ trong thời gian dài, ñi khám ở các
trung tâm hay thuê bác sĩ chữa trị hay thuê người có trình độ nuôi dạy trẻ. Thiếu
phương pháp giáo dục trẻ, chưa tìm được phương pháp tốt nhất để dạy trẻ, kết quả
chưa cao. Bố mẹ mêt mỏi, bất đồng quan điểm trong dạy và chăm sóc trẻ. Bố mẹ
căng thẳng, lo lắng, mất ngủ vì tình trạng của trẻ, không biết trẻ có thể trở lại bình
thường sau thời gian điều trị không. Anh chị em tỏ ra ghanh ghét trẻ và không quan
tâm trẻ. Khó khăn khách quan: Cha mẹ không hiểu trẻ, thường không biết trẻ muốn
gì, cần gì, ñồng thời cũng không thể xử lý một cách phù hợp những hành vi bất

thường của trẻ. Khả năng tự phục vụ của trẻ kém, trẻ không tự ăn uống, đi vệ sinh,
chưa kiểm soát được việc tiểu tịên của mình. Như vậy, những khó khăn lớn nhất của
các bậc phụ huynh trong vấn ñề chăm sóc – giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình là thời
gian, tiền bạc và đặc biệt là phương pháp giáo dục, cách thức làm việc hiệu quả với
trẻ.
Thái độ của cha mẹ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia ñình.
Khi khảo sát thái độ của cha mẹ, họ đã đưa ra nhiều suy nghĩ khác nhau. Nghiên
cứu đã đưa ra 3 mốc thời gian để đánh giá cảm xúc của cha mẹ trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia ñình : từ khi sinh ra, sau một thời gian tìm cách chạy
chữa và trong thời điểm hiện nay. Hầu như cha mẹ ñều trả lời rằng: sinh ra một ñứa
con kháu khỉnh là niềm tự hào, hạnh phúc của gia đình, gia đình bắt đầu quan tâm,
chăm sóc yêu thương, chú trọng về mặt dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên khi phát hiện
tình trạng của con, đó là khoảng thời gian đau khổ nhất của họ, là “một nỗi buồn
không tả nỗi”- lời của một phụ huynh. Ban ñầu cha mẹ hoàn toàn bị sốc, không tin
đứa con kháu khỉnh của mình lại bị tự kỷ. Sau đó là tức giận, đỗ lỗi cho nhau. Cuối
cùng họ phải chấp nhận tình trạng của con và tìm cách chữa trị. Sau thời gian tìm
cách chữa trị, đa số trẻ vẫn không có kết quả khả quan gì khiến cha mẹ trở nên hơi
bi quan. Nhưng bằng tình thương của người cha, người mẹ, họ vẫn kiên trì chạy
chữa cho con. Và trong thời điểm hiện nay gia đình rất vui vì con đã có những tiến
triển mặc dù rất chậm chạp. Chúng tôi xin trích dẫn một lời tâm sự của 1 phụ huynh
về nỗi niểm của mình “ Bé Rin chào đời cho đến khi bé được 1 tuổi, cháu cũng bình
thương như những trẻ khác, thời gian tiếp ñó cho đến nay có dấu hiệu không bình
thường, gia ñình đã đưa cháu đi chạy chữa khắp nơi và cuối cùng ñược biết cháu bị
bệnh tự kỷ, gia đình thật lo tương lai sau này cho cháu, không biết cháu có được
bình thường như những người bình thường khác ?”

15


Sự lựa chọn mô hình can thiệp sớm cho trẻ của cha mẹ

Khi hỏi “anh chị sẽ chọn mô hình can thiệp sớm nào cho trẻ?” thì 33% cha mẹ chọn
mô hình can thiệp tại gia đình, trung tâm phục hồi chức năng và trường mẫu giáo
hoà nhập. 19% gia ñình chọn mô hình can thiệp tại trung tâm, tại trường chuyên biệt
là 15% và tại khoa nhi bệnh viện tâm thần là 11%. Nhiều bậc cha mẹ mong muốn trẻ
được can thiệp tại 3 nơi: trung tâm can thiệp sớm, gia đình và trường mẫu giáo. Như
vậy cha mẹ trẻ ñều mong muốn có một nơi có thể chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
Mong muốn được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức – kĩ năng chăm sóc
Từ thực tế những khó khăn trên, các bậc phụ huynh mong muốn được bồi dưỡng
thêm những kiến thức trong vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình:
59% cha mẹ mong muốn có nhiều tài liệu, sách báo viết về phương pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ; 33,% mong muốn có một chương trình truyền hình riêng dành cho trẻ
khuyết tật; 44% mong muốn có Hội cha mẹ trẻ khuyết tật ñể giao lưu, trao ñổi. 70%
mong muốn có các khoá tập huấn kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ Theo chúng
tôi, đây là những mong muốn rất chính ñáng và cấp thiết đối với các bậc phụ huynh
có con bị tự kỷ. Chính quyền các cấp, các ngành cần có sự quan tâm, hỗ trợ và giúp
đỡ những gia đình này.

3. Thực trạng luật pháp, chính sách trong phòng
ngừa, can thiệp hiện ở Việt Nam hiện nay
Tại hội thảo quốc tế tự kỉ ở Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Đại
học Y Hà Nội cho hay, mặc dù là nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận tự kỷ là
một dạng khuyết tật phát triển, nhưng người tự kỷ ở Việt Nam vẫn chưa được hỗ trợ
của chính quyền và xã hội phù hợp. Người tự kỷ chưa có các tổ chức thuộc về chính
phủ phụ trách cụ thể, hỗ trợ cho các đối tượng này. Người tự kỷ chưa có chế độ,
chính sách riêng, chưa được tạo điều kiện về công việc và duy trì cuộc sống.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành như giáo dục, y tế, thương binh-xã hội… chưa xác định
được giải pháp phối hợp hoạt động trong công tác chăm sóc và hỗ trợ cho đối tượng
này.
Tiến sỹ Mai cũng nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay, đi cùng với bùng nổ về tỷ lệ
mắc bệnh là sự xuất diện của nhiều trung tâm, nhiều đơn vị, nhiều phương pháp can


16


thiệp khác nhau. Các cơ sở can thiệp không có sự phối hợp giữa các chuyên ngành
và không được kiểm soát và quản lý về mặt chuyên môn và chất lượng, chưa có một
mạng lưới can thiệp được quản lý theo hệ thống đồng thời cũng chưa có bộ, ngành
nào chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý cho hệ thống này.
”Nhiều bài thuốc như thần dược, nhiều phương pháp điều trị lạ lùng, nhiều cá nhân
có khả năng đặc biệt… tuyên bố chữa khỏi rối loạn tự kỷ làm cho cha mẹ hoang
mang, cũng rối loạn theo, mà không được cơ quan chức trách nào kiểm chứng,” tiến
sỹ Mai chỉ rõ.
Vì vậy, tại hội thảo, các đại biểu kiến nghị đưa rối loạn phổ tự kỷ vào danh mục xác
định khuyết tật của các văn bản pháp luật Nhà nước và các bộ ngành có liên quan.
Bên cạnh đó, hội chứng tự kỷ cần được quan tâm trong Chiến lược quốc gia về dân
số, phát triển nguồn nhân lực. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần nhanh
chóng đề xuất Chính phủ có kế hoạch nghiên cứu về chứng tự kỷ và tác động của nó
đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Hội chứng tự kỷ đã được nhiều nước trên thế giới công nhận là một dạng khuyết tật
rối loạn phát triển sẽ làm cơ sở để xây dựng các chính sách trong mọi lĩnh vực liên
quan. Vì vậy, các đại biểu kiến nghị, các cơ quan chức năng tại Việt Nam rất cần bổ
sung đối tượng này vào Điều 9 của Luật Người Khuyết tật để có được sự chỉ đạo
thống nhất mang tính chiến lược thống nhất ở tầm quốc gia.
Người tự kỷ và gia đình cần có một số quy định, hướng dẫn liên quan đến đánh giá
và xác nhận khuyết tật trong Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC sửa đổi
sắp tới, cũng như sớm có quy định về trách nhiệm dân sự cho nhóm đối tượng
khuyết tật này. Bởi vì họ vẫn tồn tại trong xã hội và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
trong khi nhận thức và khả năng tư duy của họ rất khác so với người bình thường.
Hiện nay người tự kỉ chưa có chính sách nào cụ thể để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho họ khi họ gặp phải.

Tại Huyện Củ Chi chính quyền địa phương, người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến
chính sách hỗ trợ dành cho người bị tự kỉ.

17


5.Thực trạng các dịch vụ, mô hình tại Huyện Củ Chi
Các mô hình chăm sóc trẻ em tự kỉ tại huyện củ chi
+Bệnh viên đa khoa khu vực củ chi, xuyên á: Sử dụng các biện pháp hóa sinh can
thiệp vấn đề tâm thần tự kỉ ở trẻ em.
+ Hội phụ huynh trẻ em tự kỉ: Tại mô hình này các ông bố, bà mẹ được dạy các kĩ
năng chăm sóc trẻ em tự kỉ cũng như được bổ sung các kiến thức để điều trị cho các
em tự kỉ.
+Mô hình hối hợp giữa trung tâm, gia đình và các lực lượng trong việc can thiệp,
giáo dục và trị liệu cho trẻ tự kỷ mô hình này giúp nâng cao nhận thức của cộng
đồng, gia đình về các vấn đề trẻ em tự kỉ.
+ Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí: Tại đây các em được điều
trị bằng các biện pháp như : vật lí trị liệu, tâm lý giáo dục, biện pháp bằng các môn
nghệ thuật,.
Hiện nay tại trung tâm sử dụng hai mô hình can thiệp cơ bản:
Giáo dục chuyên biệt là trẻ học bán trú tại trung tâm, hàng ngày trẻ học 1- 2 tiết cá
nhân một cô một trò, mỗi tiết khoảng 30 phút, thời gian còn lại trẻ sẽ được can thiệp
trị liệu theo nhóm. Mỗi nhóm có có khoảng từ 10 đến 15 trẻ được đánh giá có cùng
mức độ phát triển. Các hoạt động trong mỗi buổi thường được chia thành từ 5- 6
hoạt động nhỏ.
Giáo dục hòa nhập là trẻ đi học ở trường mầm non với trẻ em bình thường, sau đó về
trung tâm học từ 1-2 tiết cá nhân. Trung tâm có sự liên kết với một số trường mầm
non, và tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội để đào tạo độ ngũ giáo viên bình
thường có chuyên môn dạy trẻ đặc biệt. Tại đây, trung tâm vẫn theo dõi và hướng
dẫn chuyên môn giáo dục đặc biệt, gửi chương trình can thiệp cho giáo viên trên các

trường bình thường để các cháu có thể học một cách hiệu quả nhất.

+Cách thức can thiệp phòng ngừa.
Trong thời gian trước và trong khi mang thai, các bà bầu nên tuân thủ lịch tiêm
phòng đầy đủ để phòng tránh việc mắc phải các căn bệnh như sởi, cúm...

18


Bà bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe thật tốt trong suốt
thời gian mang thai để con sinh ra được khỏe mạnh.
Bà bầu nên giữ tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ tránh lo âu, suy nghĩ nhiều ảnh
hưởng không tốt tới sự phát triển của bé.
Ngay khi con mới 6 tháng tuổi hãy đặt tên cho con và thường xuyên gọi tên con,
theo dõi khi con có những dấu hiệu không bình thường.
Nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc thật tốt cho trẻ.
Cho trẻ nghe nhạc vui tươi, vui nhộn để trẻ luôn vui vẻ, yêu đời kích thích trí não
phát triển
Chú ý chăm sóc, bảo vệ não bộ của trẻ: Sự bất thường trong não bộ luôn được nhắc
đến là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng tự kỷ. Bởi vậy để có thể phòng tránh
được căn bệnh này bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho
não và bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của gốc tự do cũng như các yếu tố bên
ngoài. Bởi vì trẻ tự kỷ hay bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như taurine, Coenzyme
Q10, vitamin B6, Acid folic, Natri succinate nên bạn cần lưu ý bổ sung những chất
này cho trẻ. Thông thường thực phẩm hàng ngày cũng là nguồn dinh dưỡng bổ
sung những chất này nhưng thường không đủ vì vậy cha mẹ nên tìm thêm các sản
phẩm đã tổng hợp sẵn các thành phần này để bổ sung cho con.

+ĐIỀU TRỊ VẤN ĐỀ TỰ KỈ Ở TRẺ
CÁC PHƯƠNG PHÁP Y – SINH HỌC

1. Sử dụng hóa dược
Điều đầu tiên muốn nói là thuốc không nhằm chữa hết chứng tự kỷ vì chưa có thuốc
đặc trị, thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Hội chứng tự kỷ gồm nhiều triệu chứng
khác nhau và các triệu chứng này thay đổi ở mỗi trẻ. Khi trẻ được cho uống thuốc
thì mục đích là chữa một hay nhiều triệu chứng có liên quan. Trong khi sử dụng
thuốc các bác sĩ nhắm tới trị liệu làm giảm các triệu chứng: tính hiếu động, kém chú
ý, hành vi rập khuôn, hành vi tự hủy hoại, hung hăng, lo lắng quá độ, lầm lì, khó
ngủ.
Haloperidol, thuốc chống loạn thần, với liều 0,5 à 4 mg/ngày. Thuốc có nhiệm vụ
làm giảm tính lầm lì khép kín và hành vi rập khuôn (Campbell, 1983).
Fenfluramine, thuốc kháng serotonin (Levontal 1993).
Naltrexone, thuốc kháng opiate, có tác dụng giảm tăng động, cải thiện quan hệ xã

19


×