Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN CỦA NHTM
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THANH KHOẢN
1.1.1 Dự trữ thanh tốn
1.1.1.1
Vốn khả dụng
Thanh khoản ln đi kèm với vốn khả dụng. Do đây là lượng tài sản thanh
khoản nhất trong ngân hàng. Do vốn khả dụng bao gồm tiền mặt tại quỹ và số tiền
gửi của các tổ chức tín dụng được gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Vốn khả dụng cần
duy trì của các tổ chức tín dụng là số tiền gửi của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân
hàng Nhà nước để đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc và các nhu cầu thanh toán
khác theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
1.1.1.2
Dự trữ thanh toán
Dự trữ thanh toán bao gồm vốn khả dụng và các tài sản thanh khoản khác. Dự
trữ thanh toán là khoản dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng
với khách hàng. Tỷ lệ này khơng do NHTW quy định
1.1.2 Thanh khoản
Tính thanh khoản của một ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc
đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài
sản và tính thanh khoản của nguồn vốn.
Để được xem là thanh khoản thì ngân hàng phải:
Hoặc là có sẵn trong tay một lượng tài sản thanh khoản cần thiết (tiền mặt
trong ngân quỹ)
Phải có khả năng đi vay hay huy động được tức thời nguồn vốn thanh khoản
hoặc bán được các tài sản thanh khoản với thời gian ngắn và chi phí thấp
Ngày nay trên thị trường tiền tệ phát triển với nhiều công cụ đa dạng phong
phú, tiện dụng và hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng (đặc biệt là ngân hàng
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
lớn) cho rằng có thể đi vay được một khối lượng vốn lớn tại bất cứ thời điểm nào
để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết. Do đó, đã coi nhẹ việc duy trì một
lượng tài sản thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên của
ngân hàng. Nên trong thực tế đã có một số ngân hàng trở tay không kịp nên đã rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Nhà quản lí ngân hàng cần lưu ý rằng ngân
hàng sẽ bị đóng của nếu không tăng đủ và kịp thời nguồn thanh khoản, cho dù khả
năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng là tốt. Điều này hàm ý rằng không thể
thờ ơ với rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng.
1.1.3. Rủi ro thanh khoản
Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, tỷ giá, tín
dụng… nhưng rủi ro thanh khoản là một vấn đề thông thường xảy ra hàng ngày đối
với hoạt động của ngân hàng. Vì vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho
nên một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lí ngân hàng là đảm bảo
khả năng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và đầy đủ.
Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng thanh tốn
hoặc phải huy động nguồn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Rủi ro
thanh khoản có thể phát sinh bên nguồn vốn, bên tài sản hoặc từ các hoạt động
ngoại bảng của ngân hàng thương mại.
1.1.4. Khe hở thanh khoản
Cung thanh khoản chính là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương
mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản
thanh khoản và khả năng huy động mới
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng của ngân hàng mà
ngân hàng đó có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm yêu cầu chi trả và
vay hợp pháp của khách hàng
Khe hở thanh khoản là chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản
tại một thời điểm nhất định trong tương lai
Nếu tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thâm hụt thanh
khoản. Nếu ngân hàng có trạng thái thâm hụt thanh khoản thì nhà quản lí phải
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
quyết định xem khi nào và ở đâu có thể tăng được nguồn cung thanh khoản bổ
sung
Nếu tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thặng dư thanh
khoản, thì nhà quản lí phải quyết định xem khi nào và ở đâu để đầu tư sinh lãi
khoản tiền thặng dư
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN
1.2.1 Xác định cung cầu thanh khoản
1.2.1.1 Xác định cung thanh khoản
a) Cung thanh khoản phát sinh bên tài sản
Ngân quỹ: tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức
tín dụng khác. Một ngân hàng thường đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách
hàng bằng ngân quỹ. Nếu một khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng đến
rút bằng tiền mặt thì ngân hàng sẽ rút quỹ tiền mặt để trả. Nếu khách hàng có số dư
trên tài khoản tiền gửi thanh tốn, kí séc hoặc ủy nhiệm chi để trả cho khách hàng
tại ngân hàng khác, ngân hàng sẽ sử dụng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước hoặc
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác để thanh tốn… các hoạt động này diễn ra
hàng ngày tại ngân hàng giúp cho khách hàng thực hiện hoạt động thanh toán và
đầu tư kịp thời
Ngân quỹ gồm những tài sản thanh khoản nhất của ngân hàng, được bổ sung
thường xuyên từ các dòng tiền vào của ngân hàng như gia tăng các khoản tiền gửi,
vay, thu nợ, chứng khoán do ngân hàng nắm giữ đến hạn thanh toán và cũng được
sử dụng thường xuyên để cho vay, đầu tư…. Gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu
nhập của ngân hàng, do đó, tối thiểu hóa ngân quỹ là mục tiêu mà các ngân hàng
theo đuổi.
Khách hàng hồn trả tín dụng: Đây được xem là nguồn cung thanh khoản
quan trọng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho
ngân hàng, nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn cao, ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Chính vì vậy, nếu mọi khoản tín dụng đều
được hoàn trả đúng hạn và đầy đủ cả gốc cả lãi thì khơng những đảm bảo kinh
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
doanh ngân hàng đảm bảo có lãi mà cịn là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo
nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng
Thanh khoản từ việc đầu tư vào chứng khoán đến hạn: chứng khoán mà ngân
hàng nắm giữ thường có độ an tồn cao như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc
nhà nước, trái phiếu cơng trình… Do vậy, mức thanh khoản cũng tương đối cao
Thu nhập từ bán tài sản: Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có
thể chuyển hóa một phần tài sản thanh khoản thành tiền mặt tức thời. Tài sản thanh
khoản của ngân hàng chủ yếu bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc. Ngồi ra cịn
kể đến các trái phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng, các công ty có hệ số tín nhiệm
cao.
b) Cung thanh khoản phát sinh bên nguồn vốn
Tiền gửi mới của khách hàng: Đây được xem là nguồn cung thanh khoản
quan trọng nhất đối với ngân hàng để duy trì nhu cầu thanh khoản thường xuyên.
Bao gồm tất cả các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn tiền gửi
Đi vay trên thị trường tiền tệ: bao gồm có việc vay chiết khấu, vay cầm cố tại
ngân hàng nhà nước, hoặc các tổ chức tín dụng khác. Nó phán ánh năng lực của
ngân hàng có thể đi vay tức thời trên thị trường tiền tệ. Bao gồm các khoản vay
mới, gia hạn và tuần hồn nợ vay, kí kết hạn mức tín dụng hay bằng các hợp đồng
mua lại. Đây là khoản vay có quy mơ lớn và chi phí thấp, tuy nhiên phụ thuộc
nhiều vào khả năng của đối tác và quan hệ sẵn có giữa ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng này
Phát hành giấy tờ có giá: đây là biện pháp tăng thanh khoản trong dài hạn, các
đợt phát hành giấy tờ có giá thường phục vụ cho những mục tiêu nhất định, trong
thời hạn nhất định và lãi suất thường cao hơn so với lãi suất tiền gửi. Nguồn vốn từ
việc phát hành giấy tờ có giá có thể dùng để tài trợ cho khoản cho vay, giúp ngân
hàng có thêm nguồn thanh khoản
c) Cung thanh khoản phát sinh ngoại bảng
Các thu nhập phát sinh ngoại bảng như: mở và thông báo L/c, bảo lãnh ngân
hàng, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn. Các bộ chứng từ thanh tốn hàng xuất nhập
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
khẩu được ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán cũng tạo ra nguồn cung
thanh khoản đáng kể trong quản lý thanh khoản. Đặc biệt là hối phiếu trong bộ
chứng từ thanh tốn bằng L/c có độ an tồn rất cao.
1.2.1.2. Xác định cầu thanh khoản
a) Cầu thanh khoản phát sinh bên tài sản
Đảm bảo dự trữ bắt buộc: nhu cầu thanh khoản đầu tiên mà các NHTM phải
áp dụng là việc phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo những thông lệ chung đối với
hầu hết hệ thống tài chính quốc gia trên thế giới
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM phải duy trì dưới hình thức tài sản dự trữ
như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ hiện nay thì
dự trữ bắt buộc chỉ gồm tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Số tiền dự trữ
bắt buộc được tính trên số dư tiền gửi huy động bình quân trong kì tại ngân hàng
nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW.
Nhu cầu tín dụng của khách hàng chất lượng: đây là nhu cầu tín dụng mà
ngân hàng muốn duy trì và đáp ứng. Bao gồm nhu cầu tín dụng mới, gia hạn khi
khoản vay đến hạn, sử dụng hạn mức tín dụng hay cam kết tín dụng.
b) Cầu thanh khoản phát sinh bên nguồn vốn
Khách hàng rút tiền gửi: trong đó có nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức kinh
tế và dân cư. Đây là nhu cầu thanh khoản chính có tính thường xun, tức thời và
vơ điều kiện.
Cầu thanh khoản từ việc huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá
đến hạn: tương tự như tiền gửi có kì hạn của dân cư khi đến hạn. Ngân hàng cần
có số liệu lịch sử để lập kế hoạch thanh khoản cho mục này
Hoàn trả nợ vay: Đây là quan hệ tín dụng trên thị trường tiền tệ, bao gồm
hoàn trả tiền vay từ các ngân hàng khác, từ NHTW và các thỏa thuận mua lại.
c) Cầu thanh khoản phát sinh ngoại bảng
Thanh tốn các khoản chi phí hoạt động, nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán cổ tức
và các nghĩa vụ tài chính khác
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Nhu cầu thanh khoản ngoại bảng phát sinh khi phải thực hiện thanh tốn các
chi phí liên quan đến hoạt động như chi tiền lương, tiền thưởng, chi sử dụng các
dịch vụ của các ngân hàng khác, chi trả thuế các loại, chi trả cổ tức cho tất cả các
loại cổ phiếu do ngân hàng phát hành và các nghĩa vụ tài chính khác
1.2.2. Xử lí trạng thái thanh khoản
1.2.2.1. Xử lí khi dư thừa thanh khoản
Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn (ít hơn 6 tháng): Đầu tư tiền gửi liên
ngân hàng; Cho vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng khác; Mua giấy tờ có giá ngắn
hạn; Đầu tư kinh doanh ngoại tệ
Dư thừa thanh khoản trong dài hạn (từ 6 tháng trở lên): Tăng cho vay đối với
các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng; Mua giấy tờ có giá dài hạn
1.2.3.2. Xử lí khi thiếu hụt thanh khoản
Thiếu hụt ở mức thấp: ngân hàng cần có những bước cảnh báo đơn giản về
theo dõi mà chưa cần thiết thực hiện thực hiện can thiệp cụ thể vào dự trữ thanh
khoản như: Theo dõi tiền mặt tồn quỹ, thận trọng khi đầu tư vào giấy tờ có giá,
kinh doanh ngoại tệ
Thiếu hụt ở mức cao: Khi thiếu hụt ở mức cao, việc xử lý không chỉ ở mức
độ theo dõi mà ngân hàng phải có những hành động cụ thể tác động đến trạng thái
thanh khoản theo những bước ưu tiên như sau: Vay ngân hàng trung ương, vay các
ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng, bán chứng khoán hoặc các tài sản
khác với giá thấp, vay bằng cách phát hành giấy nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền
gửi, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với NHTM khác, hạn chế cho
vay mới, ngừng giải ngân tín dụng, tích cực thu hồi nợ
1.3. CÁC CHỈ TIẾU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THANH
KHOẢN TẠI NHTM
1.3.1 Nội dung của các chỉ tiêu
a) Chỉ số trạng thái tiền mặt và chỉ số dự trữ thanh tốn
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Trạng thái tiền mặt =
Nếu chỉ tiêu này càng lớn hàm ý ngân hàng càng có nhiều khả năng xử lý nhu
cầu rút tiền tức thời của khách hàng. Tuy nhiên, nếu nắm giữ quá nhiều vốn khả
dụng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do đây là những tài sản ít sinh lời nhất
hay hầu như khơng sinh lời, theo chuẩn mực quốc tê, các ngân hàng nên giữ chỉ
tiêu này từ 2% đến 3% là hợp lý.
Chỉ số dự trữ thanh toán =
Thực tế hiện nay các ngân hàng đang có xu hướng đầu tư liên ngân hàng và
đầu tư vào giấy tờ có giá. Đây là những khoản mục sinh lời và được đánh giá là rủi
ro thấp. Thông thường các ngân hàng không đặt giới hạn cho chỉ tiêu này
b) Chỉ số cho vay / tổng vốn huy động
Chỉ số này =
Dư nợ cho vay được xem như là những tài sản đem lại sinh lời nhiều nhất
cho ngân hàng tuy nhiên cũng là tài sản ít thanh khoản nhất. Khi chỉ tiêu này
lớn đem lại cho ngân hàng khả năng sinh lời lớn, tuy nhiên khả năng thanh
khoản của ngân hàng sẽ thấp đi. Theo tiêu chuẩn quốc tế, các NHTM chỉ nên
duy trì chỉ tiêu này tối đa 75%, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản
c) Chỉ số tiền gửi cơ sở
Chỉ số tiền gửi cơ sở =
Tiền gửi cơ sở là các khoản tiền gửi thường xuyên của dân cư, các tổ chức
kinh tế có tính chất ổn định cao và là các khoản mà ngân hàng thu được khi phát
hành giấy tờ có giá, chỉ tiêu này càng cao phán ánh khả năng thanh khoản của ngân
hàng càng tốt
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
d) Chỉ số cơ cấu tiền gửi
Cơ cấu tiền gửi =
Nếu chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi của ngân hàng càng thấp thì nhu cầu thanh khoản
của ngân hàng càng thấp
e) Tỷ lệ khả năng chi trả
Tỷ lệ khả năng chi trả=
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương lai gần,
phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng
f) Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chứng khoán thanh khoản =
Các chứng khoán thanh khoản bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc (gọi chung
là chứng khốn chính phủ) là những chứng khốn có độ thanh khoản cao nhất. Nếu
chỉ tiêu thanh khoản chứng khốn càng lớn thì ngân hàng được xem là càng thanh
khoản. Theo chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ này tối thiểu là 4 %
Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng có một phương pháp tổng hợp để đánh
giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Phương pháp này tập trung vào nguyên
lý “kỉ luật của thị trường tài chính”. Vậy ngân hàng thực sự có đầy đủ tài sản dự
trữ thanh khoản? Câu trả lời phụ thuộc vào vị thế của ngân hàng trên thị trường,
hay sự đánh giá của thị trường. Vị thế của ngân hàng được đánh giá qua các tín
hiệu như sau: Sự tin tưởng của dân chúng , sự biến động của thị giá cổ phiếu, áp
dụng mức lãi suất cao hơn thị trường, chịu lỗ khi bán tài sản, đáp ứng đầy đủ các
cam kết tín dụng, vay NHTW.
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.3.2 Điều kiện áp dụng:
Ngân hàng cần có kho dữ liệu tập trung thông tin, số liệu hoạt động của ngân
hàng. Do phương pháp này xác định định mức thanh khoản dựa trên số liệu tĩnh
của bảng cân đối tài sản. Từ đó tính tốn ra các chỉ tiêu thanh khoản, và dựa vào
yêu cầu của NHNN trong việc đảm bảo an tồn trong hoạt động để duy trì các tỷ lệ
thanh khoản phù hợp
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THANH KHOẢN
1.4.1. Nguyên nhân ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản
a) Những nguyên nhân tiền đề: Có 3 ngun nhân chính khiến ngân hàng phải đối
mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:
• Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để
cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không
trùng hợp về thời hạn giữa tài sản và nguồn vốn. Thực tế là ngân hàng có một tỉ lệ
tài sản phải hồn trả tức thời nếu người gửi có nhu cầu như: tiền gửi khơng kì hạn,
tiền gửi có kì hạn có thể rút trước hạn. Do đó, ngân hàng ln ln phải sẵn sàng
thanh khoản.
• Sự nhạy cảm của tài sản đối với những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng
nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền để gửi ở nơi có lãi suất cao hơn. Những người có
nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức với lãi suất thấp đã thỏa
thuận. Như vậy thay đổi về lãi suất sẽ thay đổi đồng thời cả luồng tiền gửi cũng
như luồng tiền vay và ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra lãi suất
thay đổi còn ảnh hưởng đến thị giá của tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng
thanh khoản, và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của
ngân hàng.
• Ngân hàng ln phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản một các hoàn hảo.
Nhưng trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mịn niềm tin của dân chúng vào ngân
hàng.
b) Những nguyên nhân từ hoạt động: rủi ro thanh khoản phát sinh từ những hoạt
động bên nguồn vốn hoặc bên tài sản của ngân hàng:
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
• Nguyên nhân phát sinh bên nguồn vốn: rủi ro thanh khoản phát sinh bất cứ khi
nào người gửi tiền thực hiện rút tiền. Trong tất cả các loại tài sản, tiền mặt có tính
thanh khoản cao nhất do đó ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương tiện thanh toán
đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng tiền mặt không đem
lại thu nhập lãi suất, do đó ngân hàng ln có xu hướng giảm thiểu tài sản ở dạng
tiền mặt. Để thu được lãi suất ngân hàng đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản
hơn. Cho dù cuối cùng các tài sản đều phải chuyển hóa thành tiền mặt, nhưng chi
phí để chuyển hóa ngay lập tức các tài sản khác nhau thì rất khác nhau. Khi bán
một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hơp
có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng giá. Kết quả là một số tài sản
chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức tại mức bán hóa giá rất thấp. Do đó
có thể đe doạ đến khả năng thanh tốn cuối cùng của ngân hàng. Ngồi thanh lí các
tài sản ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thơng qua việc đi vay
trên thị trương tiền tệ.
•
Ngun nhân phát sinh bên tài sản: rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến
các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền
bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi một cam kết tín dụng đựơc người vay
thực hiện thì ngân hàng phải đảm bảo ngay tức thời có đủ tiền đảm bảo nhu cầu
của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.
Tương tự như bên nguồn vốn, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản, ngân
hàng có thể giảm số dư tiền mặt, chuyển hóa các tài sản khác thành tiền hoặc đi
vay nguồn vốn bổ sung trên thị trường tiền tệ
1.4.2. Kì hạn của yêu cầu vốn thanh khoản: tăng cường nguồn vốn dài
hạn với lãi suất cố định
Danh mục nguồn vốn của hầu hết các ngân hàng thường có xu hướng giảm
các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Đó là kết quả của sự khơng ưa thích đầu
tư dài hạn của một bộ phận những nhà đầu tư. Điều này càng thể hiện rõ khi lãi
suất biến động mạnh và tỷ lệ lạm phát không chắc chắn. Kết quả là ngân hàng phải
sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nguồn vốn dài hạn. Điều này đã tạo ra
rủi ro thanh khoản và khó khăn trong quản lí nguồn vốn và phải thường xuyên tìm
các nguồn vốn mới để thay thế các nguồn vốn cũ đến hạn thanh tốn.
SV: Cù Thị Hồn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.4.3. Khả năng tham gia trên thị trường tiền tệ
Ngân hàng tại các trung tâm tiền tệ và các ngân hàng tại các khu vực lớn có
những điều kiện thuận lợi tiếp cận những nguồn vốn khác nhau trên thị trường tài
chính trong nước cũng như quốc tế. Đây là nơi các ngân hàng có thể vay mượn với
số lượng lớn, cấp thiết, thông qua bất kỳ công cụ nào sau đây:
- Các chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có mệnh giá lớn: bản chất là một khoản tiền
gửi có kỳ hạn, có mệnh giá lớn khi phát hành và lãi suất theo thoả thuận giữa
khách hàng và ngân hàng hoặc lãi suất cố định.
- Vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng: Thực chất là các khoản thỏa thuận
cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để đảm bảo mức
dự trữ tiền gửi theo qui định và đáp ứng nhu cầu ngân quỹ bất ngờ.
- Bán lại các thương phiếu: Thương phiếu được hình thành từ quá trình mua bán
chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng với nhau, dựa trên sự tín nhiệm giữa
ngân hàng và người kí tên trên thương phiếu. Thương phiếu có tính thanh khoản
rất cao do có khả năng chuyển nhượng, mua bán giữa các NHTM. Hơn nữa,
NHTM có thể tái chiết khấu tại NHNN.
1.4.4.
Chi phí của các nguồn thanh khoản
Quản lí nguồn vốn và quản lí thanh khoản có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Danh mục tài sản thanh khoản mang lại thu nhập thấp hơn các tài sản khác. Điều
này gợi ý rằng cần phải quản lí các danh mục này sao cho hiệu quả để lợi nhuận
của ngân hàng là lớn nhất có thể. Nếu các nhà đầu tư giảm niềm tin, dẫn đến từ
chối cho vay mới và không cho phép tuần hồn khoản vay cũ. Quản lí nguồn vốn
dựa trên danh tiếng của ngân hàng, sự hoàn hảo của thị trường tiền tệ và trạng thái
thanh khoản chung của hệ thống tài chính nhưng các nhân tố này đều có thể thay
đổi một cách nhanh chóng. Với lí do này, các nhà quản lí ngân hàng cần đảm bảo
hợp lí tài sản thanh khoản và năng lực đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Thật
là lí tưởng đối với các nhà quản lí ngân hàng nếu hình thành được một danh mục
nguồn vốn với chi phí thấp và rủi ro rút tiền thấp.
Như vậy, qua những vấn đề nêu trên cho thấy trong hoạt động kinh doanh NH
thì tính thanh khoản và quản lý tính thanh khoản là vơ cùng quan trọng vì nếu mất
khả năng thanh khoản thì NH đó rất dễ đi đến phá sản
CHƯƠNG 2
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT CHƯƠNG
DƯƠNG HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương Chương Dương được nâng cấp và đi vào
hoạt động theo Quyết định số 05/ QĐ- HĐQT ngày 14/11/1989 của Chủ tịch hội
đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt nam. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc
của NHCT Việt nam. Ngay từ khi mới thành lập NHCT khu vực Chương Dương
đã gặp phải rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, tổ chức bộ máy
cồng kềnh, biên chế lao động q đơng, trình độ cán bộ cịn nhiều yếu kém (trên
80% trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo), phương tiện làm việc thiếu thốn,
phương thức lao động thủ công là chủ yếu… Nhưng trong quá trình hoạt động của
mình, NHCT khu vực Chương Dương đã ln bám sát các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, nắm bắt kịp thời các thông tin của thị trường, kết hợp với
hoàn cảnh thực tế để có chiến lược kinh doanh phù hợp, vừa kinh doanh tín dụng
và dịch vụ trong cơ chế thị trường có hiệu quả an tồn, vừa góp phần tăng trưởng
kinh tế và thực hiện chính sách của Nhà nước. Nhờ đó cho đến nay chi nhánh đã
trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả nhất của NHCT Việt
Nam.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết tâm đổi mới, nhờ đó mà
hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trong 20 năm
qua (1989 - 2009) đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những chi
nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng cho
hệ thống NHCT, nhiều cán bộ lãnh đạo chi nhánh đã trưởng thành đi lên giữ những
vị trí lãnh đạo chủ chốt của NHCT Việt Nam hiện nay. Uy tín của chi nhánh
NHCT khu vực Chương Dương với xã hội, với Ngành và với địa phương luôn
được trân trọng và là địa chỉ đáng tin cậy của mọi khách hàng.
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý và nhiệm vụ các phịng ban của NH Cơng
thương Chương Dương
GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM
ĐỐC
PHỊNG
TÍN
DỤNG
PHỊNG
KINH
DOANH
DỊCH VỤ
PHỊNG
KẾ
TỐN –
NGÂN
QUỸ
PHỊNG
THANH
TỐN
XNK
PHỊNG
HÀNH
CHÍNH –
TỔNG
HỢP
Một số phịng giao dịch:
1-PGD Hà Thành
2-PGD Tràng An
3-PDG Thành Công
4-PGD Long Biên
Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong cơ cấu tổ chức bộ máy của
VietinBank Chương dương, cụ thể được mô tả như sau:
Phịng tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp: cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành; Tổ
chức nghiên cứu và triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du
học, cho vay người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngồi và các sản phẩm
khác…)
Phịng kinh doanh dịch vụ: Huy động vốn tiết kiệm, trái phiếu, kì phiếu, chứng
chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá trị khác; Thu đổi
ngoại tệ tự do chuyển đổi séc du lịch ;Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho
khách hàng cá nhân; Thực hiện chức năng maketing khách hàng về thẻ
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Phịng kế tốn -ngân quỹ :
Bộ phận xử lí nghiệp vụ chuyển tiền: thực hiện các giao dịch chuyển tiền
Bộ phận quản lí tài khoản: quản lí tồn bộ tài khoản của khách hàng và các tài
khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản
Bộ phận kế toán giao dịch: xử lí các giao dịch liên quan đến tài khoản của khách
hàng là tổ chức kinh tế
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu :Thực hiện nghiệp vụ thanh tốn xuất nhập
khẩu, bảo lãnh, chuyển tiền nước ngồi
Phịng hành chính tổng hợp
Thực hiện cơng tác quản lý nguồn nhân lực. Bố trí điều nhiêm, bổ nhiêm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động; Thực hiện chế độ
chính sách đối với cán bộ cơng nhân viên.
Xây dựng quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ Trực tiếp quản li con dấu của cơ
quan, thực hiện công tác văn thư lưu trữ in ấn, telex, fax. Quản lý tài liệu mật và
bảo quản tài liệu dự trữ tại kho.
2.1.3 Hoạt động cơ bản của ngân hàng Công thương Chương Dương
- Huy động vốn với các hình thức đa dạng: gửi tiết kiệm, kì phiếu trái phiếu, chứng
chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các chứng từ có giá khác.
- Đầu tư vốn trung và dài hạn, cho vay vốn lưu động VND và các loại ngoại tệ tự
do chuyển đổi đối với mọi lĩnh vực như: kinh doanh thương mại, sản xuất, giao
thông vận tải, xây dựng…., cho vay nhu cầu tiêu dùng cá nhân mua nhà, ô tô, du
học, cho vay cầm cố thế chấp chứng từ có giá. Phát hành bảo lãnh vay vốn, đặt
cọc, thực hiện hợp đồng trong và ngoài nước.
- Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch… Chi trả kiều hối từ các nước trên
thế giới, chuyển tiền nước ngoài phục vụ các nhu cầu cá nhân. Phát hành bảo lãnh,
chứng nhận đảm bảo du học, lao động nước ngồi.
- Thanh tốn xuất nhập khẩu: Mở thanh tốn L/C nhập khẩu, thơng báo và thanh
tốn L/C xuất khẩu, xác nhận L/C trong và ngoài nước thanh toán chứng từ nhờ
thu, chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh trong nước và quốc tế.
- Phát hành và thanh tốn các loại thẻ tín dụng quốc tế VinaCard, MasterCard,
American ExpressCard, thẻ ATM Conect 24…
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
- Thanh tốn hóa đơn tiền điện nước, điện thoại, bảo hiểm… qua máy rút tiền tự
động ATM
- Thu tiền mặt tại chỗ theo yêu cầu với dịch vụ khách hàng đặc biệt
- Liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần.
2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: B ảng kết quả tổng quát
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
So sánh 08/07
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
1.Tổng tài sản
5535
6725
7963
1238
18,4
2. Huy động vốn
3978
5041
6100
1059
21
3. Tổng dư nợ
1895
2013
2624
611
30,35
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Qua những chỉ tiêu tài chính quan trọng này, thấy được sự phát triển nhanh, bền
vững và không ngừng lớn mạnh của Vietinbank Chương Dương
- Từ năm 2006 đến năm 2008: Hoạt động kinh doanh không ngừng tăng trưởng.
Trước hết biểu hiện ở Tổng tài sản của chi nhánh, tăng không ngừng qua các năm.
Năm 2006 đạt 5535 tỷ, năm 2007 đạt 6725tỷ, năm 2008 đạt 7963 tỷ, tăng 18,4% so
với năm 2007. Huy động vốn: Năm 2006 đạt 3978 tỷ, năm 2007 đạt 5041 tỷ,năm
2008 đat 6100 tỷ, tăng 21% so với năm 2007 . Dư nợ hoạt động tín dụng từ năm
2006 đến năm 2008 có sự tăng trưởng mạnh. Dư nợ năm 2006 đạt 1895 tỷ, năm
2007 đạt 2013 tỷ , năm 2008 đạt 2624 tỷ, tăng 30,35% so với năm 2007.
Qua đó cho thấy sự phát triển nhanh và ổn định của VietinBank Chương Dương,
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Chương Dương
Đơn vị: T ỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
SV: Cù Thị Hoàn
Năm 2006
Số tiền
Năm 2007
Số tiền
Năm 2008
07/06(%) Số tiền
08/07(%)
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.Huy động vốn
3978
5041
26,7
6100
21
- VND
1936
2653
37
3206
20,8
USD
2042
2377
16,4
2894
21,7
- Dân cư
2754
3444
25
3669
6,5
Tổ chức kinh tế
1224
1597
30,1
2431
52,2
2.Dư nợ Tín dụng
1895
2031
7,18
2624
30,35
Tín dụng ngắn hạn
1064
1116
4,9
1562
39,97
Tín dụng Trung&Dài hạn
831
897
7,9
1064
18,6
Nợ quá hạn
25
29
16
16,8
-42
Tỷ trọng nợ quá hạn (%)
1,3
1,4
3.Thanh toán xuất nhập 298
khẩu
354
18,8
347
-1,97
Kim ngạch TT xuất khẩu
264
34,7
233
11,7
90
-11,8
114
26,7
196
Kim ngạch TT nhập khẩu 102
0,64
4.Kinh doanh ngoại tệ
Mua ngoại tệ
294,5
346,6
17,7
305
-12
Bán ngoại tệ
277
325,3
17,4
312,6
-3,9
Lợi nhuận trước thuế
82
95
15,9
127
33,7
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Ba năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy tình hình kinh doanh của VietinBank
Chương Dương liên tục phát triển nhanh và vững chắc, qua những điểm chính như
sau:
VietinBank Chương Dương ln xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Hoạt động huy động
vốn tại VietinBank Chương Dương không ngừng tăng trưởng qua các năm và đạt
được kết quả rất cao. Năm 2006 đạt 3978 tỷ, năm 2007 đạt 5041 tỷ tăng 26,7% so
với năm 2006 và năm 2008 đạt 6100 tỷ, tăng 21% so với năm 2007. Đây là tốc độ
tăng trưởng cao nếu so với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20% của hệ thống
NHTM Việt Nam
Có được những thành quả như trên là do VietinBank Chương Dương đã áp
dụng có hiệu quả chính sách đa dạng hóa các hình thức huy động như tổ chức tốt
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, phát hành và thanh toán qua thẻ ATM,
thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tổ chức tốt các đợt bán chứng chỉ tiềng gửi,
trái phiếu, áp dụng các hình thức gửi tiết kiệm thời gian đa dạng với lãi suất linh
hoạt.
Dư nợ hoạt động tín dụng từ năm 2006 đến năm 2008 có sự tăng trưởng
mạnh. Dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung và
dài hạnqua các năm. Nợ quá hạn năm 2006 là 25 tỷ, chiếm tỷ trọng là 1,3%, đến
năm 2007 tăng lên thành 29 tỷ và chiếm tỷ trọng 1,4%, tăng 16% sovới năm 2006
nhưng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 16,8 tỷ (giảm 42%) chiếm tỷ trọng
0,64% dư nợ tín dụng năm 2008. Hiện tại, có khoảng 562 khách hàng tín dụng là
doanh nghiệp và cá nhân đang giao dịch tại VietinBank Chương Dương
Ngoài hai mảng hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, VietinBank
Chương Dương cũng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh
toán xuất nhập khẩu, thanh toán trong nước, dịch vụ bảo lãnh, kiều hối, dịch vụ
ngân quỹ. Nguồn thu từ hoạt động này cũng chiếm 40% tổng thu nhập của ngân
hàng qua các năm, chứng tỏ sự đầu tư kĩ lưỡng của chi nhánh VietinBnak Chương
Dương trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các
sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám đốc Chi nhánh
VietinBank Chương Dương đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện
ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút
được đông đảo khách hàng thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng Công thương. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những
yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi
nhánh. Không ngừng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng
cao doanh thu từ dịch vụ là mục tiêu được chi nhánh đặt lên hàng đầu.
Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng công thương Chương
Dương, một trong những chi nhánh hàng đầu của ngân hàng công thương Việt
Nam, vươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả tại
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Việt Nam. Thương hiệu và uy tín đã giúp cho ngân hàng cơng thương cung cấp
được các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đạt được thị phần lớn trong các
mảng như kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại
tệ... khơng chỉ cho các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt mà còn hệ thống các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHCT
CHƯƠNG DƯƠNG HÀ NỘI
2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản
a) Chỉ số trạng thái tiền mặt và chỉ số dự trữ thanh toán
Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt và chỉ số dự trữ thanh toán chỉ khả năng thanh toán
tức thời của ngân hàng trong bất cứ nhu cầu nào của khách hàng khi rút tiền mặt.
Cùng với các dịch vụ mới của ngân hàng, cho phép người gửi tiền không chỉ rút
tiền trực tiếp ở quầy giao dịch của ngân hàng trong giờ làm việc mà cịn có thể rút
tiền 24/24h thơng qua các máy rút tiền tự động ATM, và mạng internet thông qua
việc khi đăng kí sử dụng dịch vụ internet banking. Điều này làm tăng nhu cầu chi
tiền mặt đối với ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải xác định nhu cầu rút tiền bình
quân của khách hàng, đồng thời kết hợp với những biến động mang tính chất thời
vụ, chu kì hay xu hướng của khách hàng để đưa ra tỷ lệ tồn quỹ tiền mặt và các
khoản gửi tiền khơng kì hạn tại các tổ chức tín dụng khác cho hợp lý mà không ảnh
hưởng đến yếu tố sinh lời của tài sản.
Bảng 2.3: Tình hình dự trữ thanh tốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/08
1.Vốn khả dụng
514,7
632,15
756,5
19,6%
2.Dự trữ thanh toán
774,9
1008,7
1274
11,63%
3.Tổng tài sản
5535
6725
7963
17,9%
9,4 %
9,5 %
0,1 %
15 %
16 %
1%
4.Chỉ số dự trữ sơ cấp 9,3%
(4=1/3)
5.Chỉ số dự trữ thanh 14%
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
toán (5=2/3)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Lượng tiền mặt quỹ và tiền gửi khơng kì hạn tại các tổ chức tín dụng tăng lên
về số lượng qua các năm. Trong các năm 2006, 2007 và 2008 VietinBank Chương
Dương ln duy trì tỷ lệ dữ trữ sơ cấp từ 9,3% đến 9,5%. So với chuẩn mực thì chỉ
tiêu này ở chi nhánh là tốt. Dự trữ thanh tốn cũng duy trì ở mức14% đến 16% qua
ba năm.Trong thời điểm này rất nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng thiếu hụt
thanh khoản. Chưa năm nào, tốc độ huy động vốn và cho vay của các NHTM tăng
cao như cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Tình trạng thiếu vốn khả dụng tiền đồng
đến sớm hơn quy luật với hầu hết các ngân hàng. Thậm chí, lãi suất trên thị trường
liên ngân hàng tháng 11 năm 2007 đã đạt mức cao kỷ lục chưa từng thấy, lên đến
18 %/năm, thậm chí vượt xa cả lãi suất cho vay của các ngân hàng.
Tuy nhiên, trong tình hình NHTW thực hiện chính sách thặt chặt tiền tệ kiềm
chế lạm phát, nhiều NHTM thiếu hụt thanh khoản, ViettinBank Chương Dương
vẫn đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản.
b) Chỉ số cho vay/ tiền gửi
Bảng 2.4: Chỉ số cho vay/ tiền gửi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07
1.Dư nợ cho vay
1895
2031
2624
29,2%
2.Tiền gửi
3978
5041
6100
21%
3.Cho vay/ tiền gửi (3=1/2)
47,6%
40,3%
43%
2,7%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Khoản dư nợ cho vay có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Cụ thể,
năm 2006 là 1895 tỷ đồng, năm 2007 là 2031 tỷ và năm 2008 là 2624 tỷ. Có được
sự tăng trưởng tín dụng là do những năm qua, chi nhánh đã mở rộng cho vay đối
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
với mọi thành phần kinh tế, miễn là những cơng ty đó có tình hình tài chính ổn
định, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, VietinBank Chương Dương vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc
cho vay. Do khoản tín dụng là tài sản đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và đây
cũng là những khoản kém thanh khoản nhất. Do dó, ngân hàng cần kiểm soát rủi
ro, chỉ cho vay đối với những khách hàng an toàn. Qua tỷ lệ tỷ Dư nợ cho vay/
Tiền huy động của VietinBank Chương Dương đạt khoảng 43% trong năm 2008,
chỉ tăng 2,7% so với năm 2007 nhưng giảm 4,6% so với năm 2006. Điều đó thể
hiện chính sách thận trọng trong việc cho vay của VietinBank Chương Dương.
Chính chính sách thận trọng trong việc cho vay mà ngân hàng ln có tình trạng
thanh khoản an toàn và ổn định.
c) Chỉ số tiền gửi cơ sở
Khoản tiền gửi cơ sở là những khoản tiền ổn định, như tiền gửi của dân cư và
các tổ chức kinh tế. Việc huy động vốn, huy động tiền gửi được VietinBank
Chương Dương xác định là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng phát triển
Bảng 2.5: Chỉ số tiền gửi cơ sở
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 07/06(%) Năm 2008
08/07(%)
1.Tiền gửi
3978
5041
26,7
6100
21
2.Tổng tài sản
5535
6725
21,5
7963
18,4
3.Tỷ lệ tiền gửi 72%
75%
3
76,6%
1,6
cơ sở (3=1/2)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Chi nhánh đã áp dụng chính sách đa dạng hóa các hình thức huy động như tổ
chức tốt cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, phát hành và thanh tốn qua thẻ
ATM, hình thức gửi tiết kiệm với lãi suất linh hoạt. Nên ở VietinBank Chương
Dương tỷ lệ tiền gửi cơ sở ln được duy trì vững mạnh trong những năm qua.
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Như: năm 2006 là 72%, năm 2007 là 75% (tăng 3% so với 2006) và năm 2008 là
76,6% (tăng 1,6% so với 2007).
d) Chỉ số cơ cấu tiền gửi
Bảng 2.6: Chỉ số cơ cầu tiền gửi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07
1.Tiền gửi ko kì hạn
1032
1285
1583
25,6
2.Tiền gửi có kì hạn
2946
3756
4527
19,6
34,2%
34,9%
0,7
3.Tỷ lệ cơ cấu tiền 35%
gửi (3=1/2)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Chất lượng huy động được thể hiện thông qua chỉ tiêu cơ cầu tiền gửi, giữa
tiền gửi khơng kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Nhìn trên bảng ta thấy, chỉ tiêu này
đang có xu hướng giảm từ 35% năm 2006 xuống 34,2% năm 2007 và trong năm
2008 là 34,9%, tăng 0,7% so với năm 2007 nhg vẫn thấp hơn năm 2006 là 0,1%.
Điều này cho thấy ngân hàng đang huy động được nhiều nguồn vốn có kì hạn hơn,
điều này sẽ thuận tiện cho nhà quản lý thanh khoản trong việc dự tính cung cầu
thanh khoản hơn. Tuy nhiên, tiền gửi khơng kì hạn kì có chi phí huy động thấp
hơn, nhưng lại được rút khỏi ngân hàng nhanh chóng khi có biến động về lãi suất.
e)
Tỷ lệ khả năng chi trả
Theo quy định của NHNN thì chỉ tiêu khả năng thanh tốn phải duy trì trong
ngày hơm sau tối thiểu là 1 thì VietinBank Chương Dương đã thực hiện tốt quy
định của NHNN.
Bảng 2.7: Bảng tổng kết tổng TS Có và tổng TS Nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng TS Có có thể TT ngay
Tổng TS Nợ đến hạn TT
SV: Cù Thị Hoàn
Năm
2073
987
Năm
2956
1206
So sánh 08/07
Chênh lệch Tỷ lệ %
3725
769
26
1862,5 656,5
54,4
Năm
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Dựa vào bảng trên ta có thể tính được chi tiết tỷ lệ khả năng chi trả qua các
khoảng thời gian cụ thể dưới đây:
Bảng biểu 2.8: Tỷ lệ khả năng chi trả
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu
31/3/2008 30/6/2008 30/9/200
31/12/2008
8
Ngày làm việc tiếp theo
1,45
2,21
2,15
2,55
Từ 2 đến 7 ngày
2,22
2,1
2,1
2,3
Từ 8 ngày đến 1 tháng
1,51
2,14
2,03
2,1
Từ 1 tháng đến 3 tháng
1,43
1,75
1,08
1,12
Từ 3 tháng đến 6 tháng
2,04
3,04
2,24
2,05
Trên 6 tháng
2.5
4,45
3,14
4,27
Nguồn: Báo cáo Alco của VietinBank Chương Dương năm 2008
Trong tháng 6/2008 dự tính trước được nhu cầu thanh khoản sẽ tăng cao trong
thời điểm cuối năm, nên ban lãnh đạo của VietinBank Chương Dương đã dự tính
tăng nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong giai đoạn tết
âm lịch và dương lịch. Nên trong tháng 6/2008 dự tính khả năng thanh tốn của chi
nhánh lên rất cao, đối với dải kì hạn từ 3 tháng đến 6 tháng là 3,04 và trên 6 tháng
là 4,45. Chính điều này đã làm cho ngân hàng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu thanh
khoản, trong khi vấn đề khan hiếm tiền đồng vẫn còn gay gắt đối với NHTM khác.
Do VietinBank Chương Dương đã có những bước chuẩn bị tốt trong quản lý thanh
khoản, nên khi NHNN yêu cầu mua tín phiếu bắt buộc và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
thì ngân hàng vẫn đáp ứng tốt.
f) Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản
Bảng 2.6: Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Chứng khoán CP
276,75
356,425
414,1
2.Tổng tài sản
5535
6725
7963
3.Tỷ lệ CKCP (3=1/2)
5%
5,3%
5,2%
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008
Chứng khốn chính phủ được VietinBank Chương Dương đầu tư nắm giữ để
làm nguồn dự trữ thanh khoản thứ cấp do chúng có tính thanh khoản cao. Nguồn
dự trữ này càng cao thể hiện khả năng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản
càng lớn, việc dự trữ một khối lượng lớn giấy tờ có giá tạo thuận lợi cho công tác
quản lý thanh khoản của VietinBank Chương Dương, thể hiện sự linh hoạt trong
công tác sử dụng và khai thác nguồn thanh khoản trong việc tham gia nghiệp vụ thị
trường mở. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM nên nắm giữ chứng khốn chính
phủ với tỷ lệ tối thiểu là 4%, VietinBank Chương Dương luôn nắm giữ tỷ lệ này là
trên 5%.Năm 2006 là 5% nhưng đến năm 2007 tăng 0,3% thành 5,3%, năm 2008 là
5,2%( thấp hơn năm 2007 là 0,1%). Như vậy đã đạt u cầu về tỷ lệ nắm giữ
chứng khốn chính phủ trong quản lý thanh khoản.
2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thanh khoản tại ngân hàng
công thương Chương Dương
2.2.2.1 Kết quả đạt được
Những kết quả phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, VietinBank Chương
Dương đã thực hiện cơng tác quản lí thanh khoản khá tốt, thể hiện ở những mặt
sau:
a) Công tác quản lý thanh khoản được chú trọng, hội đồng quản lý tài sản nợ,
tài sản có của ngân hàng đã tập trung hóa quản lý thanh khoản của toàn bộ hệ
thống tại hội sở chính, đồng thời vẫn giao quyền chủ động cho chi nhánh trong
việc đảm bảo an toàn quỹ chi trả theo quy định của hội sở chính, nhằm phát huy
tính tự chủ của chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương.
b) Ngồi ra, VietinBank Chương Dương cịn thực hiện tốt việc trích lập dự
phịng rủi ro và dự trữ bắt buộc cho chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy và
chi nhánh ngân hàng cơng thương Ba Đình.
c)Q trình điều hịa vốn giữa hội sở chính và chi nhánh đã giảm tối thiểu số
vốn tồn đọng đưa vào dự trữ thanh toán, tăng nguồn vốn đưa vào kinh doanh. Điều
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
này đã tạo nên tính an tồn, tăng tính hiệu quả về chi phí trong cơng tác quản lý
thanh khoản
d) Chủ động tạo nguồn thanh khoản ổn định với chi phí thấp bằng cách đa
dạng hóa nguồn vốn huy động, các phương thức huy động, đối tượng huy động…
Đang cố gắng kiểm sốt tín dụng, chú trọng đến chất lượng tín dụng để đảm bảo
khả năng quản lý thanh khoản trong dài hạn.
e) Công tác quản lý cung, cầu thanh khoản được đặc biệt quan tâm. VietinBank
Chương Dương luôn gia tăng thị phần trên thị trường, tốc độ tăng trưởng cao.
Ngân hàng ln duy trì nguồn ngân quỹ ổn định và các tỷ lệ mà ngân hàng nhà
nước yêu cầu để đảm bảo an tồn thanh khoản ln vượt mức như tỷ lệ khả năng
chi trả, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu…
f) Chương trình chuyển tiền quốc tế theo cơ chế tập trung được ứng dụng đồng
bộ trong tồn ngân hàng giúp cắt giảm chi phí hoạt động, nâng cao tính thống nhất
trong quy trình nghiệp vụ và tạo thuận lợi trong cơng tác quản lí thanh khoản
- Các giao dịch trực tiếp với khách hàng được thực hiện ở chi nhánh cịn tồn
bộ quy trình xử lý giao dịch nội bộ và giao dịch quốc tế được thực hiện tập trung
tại một số chi nhánh chính, trong đó có VietinBank Chương Dương. Nhờ đó ngân
hàng đã tăng cường quản trị rủi ro thanh toán, đồng thời tiết kiệm được chi phí và
nhân lực.
2.2.2.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý thanh khoản tại
VietinBank Chương Dương thì hoạt động này tại NH cũng thể hiện những mặt còn
hạn chế như sau:
a) VietinBank Chương Dương đang đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản quá
tốt, quá thận trọng đến mức không cần thiết, điều này làm giảm các khoản mà ngân
hàng dành cho hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu tư hay cấp tín dụng. Điều đó thể
hiện rõ nét thơng qua tỷ số hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh chưa cao. Cụ thể
là tỷ lệ cho vay so với tổng nguồn huy động năm 2007 là 40,3% và năm 2008 là
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45
Luận văn tốt nghiệp
Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
43%. Với nguồn vốn chưa được sử dụng, VietinBank Chương Dương đã điều
chuyển đến và gửi có kì hạn tại ngân hàng công thương VN. Tuy nhiên, do lãi suất
điều chuyển nội bộ chưa hợp lý: do chi nhánh phải huy động với mức lãi suất
tương đương Sở giao dịch ngân hàng công thương VN song điều chuyển đến trung
ương với mức lãi suất lớn hơn, ảnh hưởng đến huy động vốn.
b) Hơn nữa, xem xét đến khả năng thanh khoản của VietinBank Chương
Dương thì phải xét đến cả chất lượng tín dụng ở đây. Chất lượng tín dụng được thể
hiện thông qua tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Chương Dương
thấp nhưng trong số nợ q hạn, nợ q hạn khơng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ
cao, tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính yếu kém. Do
vậy, khả năng thu hồi những món nợ quá hạn này thấp và ln có rủi ro. Rủi ro này
ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý thanh khoản của chi nhánh.
c) Nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý thanh khoản chưa cao: việc quản lý
thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế là một khái niệm khá mới mẻ. Để thực hiện
tốt quản lý thanh khoản theo những chuẩn mực khắt khe này đòi hỏi các nhà quản
lý phải tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu và sàng lọc các tri thức, khoa học, chuẩn mực
và thực tiễn quản lý hiện đại từ các NHTM những nước phát triển để áp dụng vào
thực tiễn Việt Nam.
2.2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn nhân lực tham gia vào cơng tác quản lý thanh khoản cịn một số bất
cập. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ và chun
mơn nghiệp vụ cao, tuy nhiên với sự phát triển nhah chóng của cơng nghệ ngân
hàng và địi hỏi ngày càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị
trường thì đội ngũ cán bộ chưa kịp thời thích nghi với điều kiện mới. Hơn nữa,
việc quản lý thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế là một khái niệm khá mới mẻ với
các NHTM ở Việt Nam. Do đó, các cán bộ làm cơng tác quản lý thanh khoản, các
nhà quản trị thanh khoản hiện nay vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo
những chuẩn mực quốc tế mà vẫn chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm
SV: Cù Thị Hoàn
Lớp: 10.45