Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoạt động mưu sinh hiện nay của người tày ở xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 105 trang )

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HOẠT ĐỘNG MƢU SINH HIỆN NAY CỦA NGƢỜI TÀY Ở
XÃ PHÚ ĐÌNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

KHÓA VII
HÀ NỘI- 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

HOẠT ĐỘNG MƢU SINH HIỆN NAY CỦA NGƢỜI TÀY Ở
XÃ PHÚ ĐÌNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 8 31 03 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ MAI PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Các thông tin,
tài liệu trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Hoạt động mưu sinh hiện nay của người Tày
ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, ngoài những nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan tập thể và cá
nhân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Võ Thị
Mai Phương đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn đến Khoa Dân tộc học và Nhân
học, Học viện Khoa học xã hội, Ban lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Phòng Giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Ngoài ra, tôi còn nhận sự tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các thông tin
liên quan của Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa, Ủy ban nhân dân xã Phú
Đình, đặc biệt là đồng bào người Tày trên địa bàn. Tôi xin trân trọng cảm ơn
các quý vị vì sự giúp đỡ quý báu này.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………….................................................................

1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU…………………………………………………………..

10

1.1. Cơ sở lý luận…………………………………….…………………..

10

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………..


10

1.1.2. Một số lý thuyết ……………………………………………………

12

1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu…………………….…………….

15

1.2.1. Một vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên…

15

1.2.3. Khái quát về xã Phú Đình…………………………………………

17

Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………..

22

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MƢU SINH CỦA
NGƢỜI TÀY Ở XÃ PHÚ ĐÌNH………………………………………

23

2.1. Trồng trọt…………………………………………………………...


23

2.1.1. Canh tác nương rẫy……………………………………………….

23

2.1.2. Canh tác ruộng nước……………………………………………..

25

2.1.3. Các hình thức trồng trọt khác…………………...…...…………...

32

2.2. Chăn nuôi…………………………………………………………...

38

2.2.1. Chăn nuôi gia súc…………………………………………………

38

2.2.2. Chăn nuôi gia cầm, thủy sản……………………………………..

39

2.3. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên………………………………….

40


2.3.1. Săn bắt…………………………………………………………….

40

2.3.2. Đánh bắt thủy sản……………………………….………………..

41

2.3.3. Hái lượm…………………………………………………………..

41

2.4. Nghề thủ công ……………………………………………………...

42

2.4.1. Đan lát……………………………………………………………..

42

2.4.2. Dệt vải……………………………………………………………..

44


2.5. Trao đổi….…………………………………………………………...

46

2.6. Một số hình thức mƣu sinh mới xuất hiện………………………..


47

2.6.1. Trao đổi mua bán tại khu du lịch…………………………………...

47

2.6.2. Làm thuê…………………………………………………………..

49

2.6.3. Gia trại…………………………………………………………….

51

2.6.4. Nghề thuốc nam…………………………………………………..

52

Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………….

54

Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MƢU
SINH VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT
TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG………………………………………….

56

3.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động mƣu sinh của ngƣời Tày ở xã

Phú Đình…………………………………………………………………

56

3.1.1. Các chính sách của nhà nước………………………………………

56

3.1.2. Tác động của du lịch………………………………………………...

58

3.1.3. Sự biến đổi của các nguồn lực …………………………………..

59

3.2. Tác động của sinh kế tới phát triển bền vững…………………...

66

3.2.1. Sinh kế và sự phát triển bền vững kinh tế…….…………………….

66

3.2.2. Sinh kế và sự phát triển bền vững xã hội…….……………………..

67

3.2.3. Sinh kế và sự phát triển bền vững về môi trường…………………..


68

3.2.4. Sinh kế và sự phát triển bền vững văn hóa……….………………...

70

3.3. Khuyến nghị một số giải pháp để phát triển bền vững….……….

72

Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………….

74

Kết luận………………………………………………………………….

76


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Số bảng

Tên bảng

Trang

1

2.1


Lịch làm nương của người Tày ở Phú Đình

24

2

2.2

Diện tích trồng sản lượng hoa màu 2016 của xã Phú Đình

25

3

2.3

4

2.4

Các giống lúa nước hiện nay của người Tày ở Phú Đình

27

5

2.5

Diện tích trồng chè của xã Phú Đình


32

6

2.6

Giá thành các loại chè ở Phú Đình hiện nay

34

7

2.7

8

2.8

Tình hình chăn nuôi hiện nay của xã Phú Đình

39

9

2.9

Một số sản phẩm trong đan lát của người Tày ở Phú Đình

43


10

2.10

11

2.11

12

3.1

13

3.2

14

3.3

Các giống lúa nước truyền thống của người Tày ở Phú
Đình

Diện tích đất rừng của một số hộ người Tày ở xã Phú
Đình

Mô hình gia trại của ông Ma Đình Thế, thôn Đông
Hoàng, xã Phú Đình
Một số cây thuốc nam chữa bệnh
Số lượng trang thiết bị hiện đại trong gia đình của thôn

Đồng Hoàng và thôn Phú Ninh 3 hiện nay
Tình hình vay vốn phục vụ sản xuất và đời sống của xã
Phú Đình từ NHCSXH tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Tình hình đói nghèo của xã Phú Đình

26

37

51

52

64

65

68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết thƣờng

1

ATK


An toàn khu
Department for International Development

2

DFID
(Bộ phát triển quốc tế Anh)

3

ĐH KHXH & NV

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

4

Ha

Hecta

5

NXB

Nhà xuất bản

6

NHCSXH


Ngân hàng chính sách xã hội

7



Quyết định

8

Tr

Trang

9

TTg

Thủ tướng Chính phủ

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

VietGAP


Vietnammese Good Agricultural Practices/ Thực hành
nông sản tốt ở Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước kia, nền kinh tế của các dân tộc thiểu số nước ta phần lớn mang tính tự
nhiên, tự cấp và tự túc. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra, khởi
xướng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đánh dấu bước chuyển đổi quan
trọng về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta từ quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Kể từ sau mốc thời gian lịch sử này, đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của tất cả các dân tộc trên đất nước ta, trong đó có người Tày
đã có những thay đổi chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, có không ít những thách thức
đặt ra với họ trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động mưu sinh
cũng như biến đổi của nó trước và sau Đổi mới để thấy được sự thích ứng cũng như
xu hướng phát triển của các hoạt động này dưới tác động của những điều kiện kinh tế
- xã hội trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Người Tày là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày trong cả nước có
1.626.392 nhân khẩu. Họ cư trú tại tất các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung
ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Đông Bắc, Tây Bắc ở nước ta như: Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái... Sau năm 1975, một số người Tày
đã di cư vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên để làm ăn kinh tế mới.
Ở Thái Nguyên, người Tày tập trung ở một số huyện như Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ, Võ Nhai… Trong đó, Định Hóa là huyện gồm nhiều xã có người
Tày cư trú (24/24 xã) . Phú Đình là một xã trung du miền núi nằm ở phía Nam của
huyện lị huyện Định Hóa, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên khoảng 70km với dân
số người Tày chiếm khoảng 70% cùng cộng cư với các dân tộc khác như Kinh, Sán
Chay, Dao.
Phú Đình là một trong những địa bàn của ATK, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh

cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam
đã đặt đại bản doanh để lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trong suốt thời gian 1948
- 1954. Năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký công nhận ATK là Di

1


tích Quốc gia đặc biệt. Hiện nay, ATK đã trở thành một quần thể du lịch với nhiều
điểm tham quan như: Lán ở và làm việc của Bác Hồ, thắng cảnh thác Khuôn Tát,
nhà tưởng niệm Bác Hồ,…
Đi cùng với sự phát triển và thay đổi của xã hội, bên cạnh phương thức mưu
sinh truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi,… đã xuất hiện các hình thức sinh kế
mới như dịch vụ du lịch, làm thuê, gia trại,… trở thành hoạt động mưu sinh mới của
người dân của huyện Định Hóa, trong đó có người Tày ở xã Phú Đình, phần nào tạo
nên sự biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Chính vì thế, tôi đã
chọn đề tài “Hoạt động mưu sinh hiện nay của người Tày ở xã Phú Đình, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
2.1. Nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài
Sinh kế theo nghĩa chung là những cách thức mà con người kiếm sống để đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của mình như: ăn, ở, mặc, sinh hoạt tinh thần... Cho đến
nay đã có không ít các công trình nghiên cứu về các loại hình sinh kế truyền thống
cũng như đương đại của nhiều cộng đồng tộc người trên thế giới. Qua đó chúng ta có
thể nhìn thấy một bức tranh đầy màu sắc về những hoạt động mưu sinh của các cư
dân từ các nước Châu Á tới Châu Âu và Châu Phi, trong đó các vấn đề về nông
nghiệp, nông thôn và đất đai được đề cập nhiều hơn cả.
Tác phẩm Do fences make good Neighbours? The influence of territoriality
in state - Sasmi relations (Các hàng rào tạo nên hàng xóm tốt? Sự ảnh hưởng của
lãnh thổ trong quan hệ nhà nước của người Sasmi) của tác giả Scott M.Forrest
(1996) đã chỉ ra rằng khu vực các nước Bắc Âu trước đây vốn là địa bàn sinh sống

và chăn nuôi tuần lộc của người Sami. Khi các nhà nước tại khu vực này được hình
thành đã làm Sami mất hầu hết các quyền đối với đất đai và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên mảnh đất của họ. Chính quyền của các quốc gia Bắc Âu cho rằng
người Sami là dân du canh du cư, do đó họ không có quyền sở hữu đất đai. Các hoạt
động mưu sinh truyền thống, đặc biệt là chăn nuôi tuần lộc được cho là bất hợp
pháp, không phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Đồng thời chính quyền ép buộc

2


người Sami từ bỏ phương thức mưu sinh truyền thống của mình và định cư. Những
chính sách này không những làm mất đi kế sinh nhai của người Sami mà còn phá vỡ
bản sắc văn hóa đặc trưng, đa dạng của họ [33, 5].
Khi nói về dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á, trong tác phẩm “Một số
vấn đề dân tộc học Đông Nam Á” [41], tác giả N.N.Tsebocsarop và IA.V. Tsesnop
cho rằng những đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á được
quyết định bởi sự phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên, trở thành đặc
điểm riêng biệt của tộc người đó. Song, các đặc trưng truyền thống này có thể dần
mất đi cùng với sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp cơ giới hóa hiện đại.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nóng của
toàn cầu. Với chủ đề này, năm 2003, tác giả Koos Neefjes đã xuất bản cuốn “Môi
trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững”. Trong tác phẩm, tác giả đã
tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và môi trường mà trong đó môi trường được
hiểu theo nghĩa bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội của họ. Từ đó, tác giả
đã đưa ra chính sách và chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, chống
đói nghèo trên toàn thế giới.
Trong tác phẩm “Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh” (2001),
hai tác giả Emily A. Schultz và H. Lavenda đã đưa ra các khái niệm“phương thức
mưu sinh” và “phương cách sinh tồn” khi nghiên cứu về kinh tế. Theo các tác giả,
con người tự tạo ra các phương thức để sử dụng các mối quan hệ giữa con người với

nhau và với môi trường tự nhiên để mưu sinh. Sinh tồn thường được dùng để chỉ sự
thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để con người tồn tại, phần lớn là
nhu cầu về ăn uống, chỗ ở và quần áo. Các tác giả đưa ra một sơ đồ các thành tố tạo
thành “phương cách sinh tồn”. Theo đó, mỗi “phương cách sinh tồn” gồm hai
thành tố ở hai cấp độ khác nhau trong đó cấp độ một là thu lượm lương thực và cấp
độ hai là sản xuất lương thực. Sau đó, ở cấp độ hai, sản xuất lương thực lại bao gồm
hai thành tố là trồng trọt và chăn nuôi. Tiếp đến, bộ phận trồng trọt lại tách và phát
triển lên cấp độ ba, gồm ba thành tố đó là nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp
thâm canh và công nghiệp cơ giới hóa mang tính chất công nghiệp [33, 10].

3


2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của các dân tộc ở Việt Nam
Các tộc người thiểu số ở Việt Nam có các hoạt động mưu sinh chủ yếu như:
trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi mua bán, khai thác các nguồn lợi từ tự
nhiên. Vai trò của từng loại hình mưu sinh có sự khác nhau, mức độ và tỉ lệ đảm
bảo cuộc sống cũng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dân tộc, địa lý, văn
hóa, sinh thái của các vùng miền…
Ở nước ta, từ những năm 1975, có một số bài viết, sách, tạp chí về hoạt động
mưu sinh của người dân miền núi như “Một số vấn đề kinh tế gia đình hiện nay ở
miền núi” [22] của Nguyễn Văn Huy, “Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các
dân tộc phía Bắc” [13] của Lê Sỹ Giáo, “Vai trò giới trong cải thiện sinh kế của
người Xơ Đăng” [16] của Bùi Thị Thanh Hà, “Sinh kế của người Cơ Tu: Khả năng
tiếp cận và cơ hội - Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế” [1] của Trần Thị Mai An… Đây cũng là đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu ngày
càng quan tâm hơn.
Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo trong báo cáo của dự án “Giám sát xu hướng
phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam” (2001) đã khẳng định Chính phủ luôn ưu

tiên cho việc phát triển khu vực vùng núi phía Bắc. Các chính sách khác nhau nhằm
phát triển kinh tế xã hội đối với các tộc người khác nhau đưa lại các hiệu quả khác
nhau. Các tác giả cũng chỉ ra nền kinh tế của các tộc người nơi đây mang tính thuần
nông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, dân số tăng
nhanh nhưng dân trí thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra thường xuyên và đặc biệt văn
hóa đang ở trong tình trạng hụt hẫng khi cái cũ bị phá vỡ mà cái mới chưa hình
thành. Đây chính là trở ngại đáng kể trong việc phát triển kinh tế của khu vực này.
Trong tác phẩm“Một số vấn đề giảm nghèo của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam” (2003), tác giả Bùi Văn Đạo đã làm rõ tình hình đói nghèo của các dân tộc thiểu
số bao gồm các vấn đề như thực trạng đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo và đặc điểm
đói nghèo. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến một số chính sách của Đảng và Nhà
nước trong việc xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, dự án được triển khai đã đạt

4


được những kết quả đáng mừng. Theo tác giả, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia của người dân (PRA) kết hợp cùng những kỹ thuật đặc thù áp dụng cho
từng vùng được coi là những phương pháp hiệu quả khi thực hiện các dự án giảm
nghèo tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số [32, 11].
Tác giả Trương Thúy Hằng trong luận văn thạc sĩ Xã hội học của mình với
tiêu đề: “Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở
Bắc Ninh” (2009) đã nêu ra các hoạt động mưu sinh của các hộ gia đình ở Bắc Ninh
và những ảnh hưởng của các hoạt động này đến môi trường và văn hóa. Tác giả cho
rằng nông thôn Việt Nam có bản chất hỗn hợp biểu hiện là sự mâu thuẫn và thống
nhất giữa phi nông nghiệp và nông nghiệp. Thực chất đó là sự chuyển đổi từ nền
nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa.Tác giả đã khẳng định
đối với các hộ gia đình ở đây, nông nghiệp không còn được coi là nguồn sinh kế
chủ yếu, họ coi hoạt động sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động mưu sinh chính,
đảm bảo cuộc sống hàng ngày của mình [17, 12].

Luận án tiến sĩ “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôn,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” (2013) của Bùi Thị Bích Lan đã đi sâu tìm hiểu
cách thức kiếm sống trong trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công,… của người Kháng
nơi đây trước kia và làm rõ những biến đổi trong sinh kế của họ từ Đổi mới tới nay
cũng như tìm hiểu nguyên nhân của sự biến đổi đó. Bên cạnh đó, luận án phân tích
một cách có hệ thống tác động của hoạt động mưu sinh tới phát triển bền vững cũng
như đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững trong các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường và văn hóa của người Kháng nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ “Phương thức mưu sinh của cư dân ở xã Nghi Sơn,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” của Vũ Văn Tuyến (2017) làm rõ các hình thức
đánh bắt hải sản cũng như những hình thức mưu sinh khác gắn với đánh bắt hải sản
của cư dân xã Nghi Sơn, một xã đảo, phía Đông nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa. Tác giả phân tích, đánh giá các yếu tố xã hội như quan hệ gia đình, dòng họ,
quan hệ chủ thuyền, bạn thuyền,…và các yếu tố văn hóa như các tri thức dân gian

5


về môi trường biển, các kiêng kị, nghi lễ trong đánh bắt,… để thấy được mối quan
hệ và tác động của các yếu tố này tới hoạt động mưu sinh của cư dân vùng biển.
Gắn với lý thuyết, bài viết “Khung sinh kế bền vững: một cách phân tích
toàn diện về phát triển và giảm nghèo” [31], Nguyễn Văn Sửu đã phân tích và đánh
giá về khung sinh kế bền vững mà DFID đã nêu ra. Đây là khung sinh kế được sử
dụng nhiều nhất hiện nay và trở thành một công cụ phổ biến trong các nghiên cứu
phát triển, cũng như các chính sách và kế hoạch phát triển.
2.2.2. Nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của dân tộc Tày
Năm 1999, tác giả Trần Văn Hà cho ra mắt cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng với
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp”. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về quá
trình phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như những biểu
hiện của sắc thái văn hóa sản xuất trong giai đoạn Đổi mới (1989  1995). Xuất phát

từ quan niệm coi tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp như là một quá trình kéo theo
những biến đổi kinh tế - xã hội, với thời gian 15 năm (1981  1995) từ khi bắt đầu
thay đổi cơ chế trong quản lý nông nghiệp diễn ra đến thời điểm nghiên cứu. Từ đó,
tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả tác động của chính sách Đổi mới
với phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi, những nỗ lực của nhân dân lao
động Tày, Nùng trong phát triển kinh tế hộ gia đình [17, 9].
Năm 2005, tác giả Trần Bình với cuốn “Tập quán mưu sinh của các dân tộc
thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam” đã khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng
Đông Bắc. Tiếp đến, tác giả tìm hiểu về các hoạt động kinh tế như trồng trọt, chăn
nuôi,… của người Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì, Cờ Lao trong truyền thống và hiện
tại với sự tham gia một phần của kỹ thuật khoa học. Thông qua các hoạt động mưu
sinh tộc người, tác giả đã khẳng định hoạt động kinh tế là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống các giá trị văn hóa tộc người và vai trò của tộc người với sự phát triển
kinh tế xã hội cũng như việc giữ gìn các bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường.
Năm 2010, tác giả La Công Ý, một người con của dân tộc Tày, đã giới thiệu
cuốn sách “Đến với người Tày và văn hóa Tày” tới công chúng. Tác phẩm dày 413
trang, là một công trình công phu, đề cập chuyên sâu về các mặt trong đời sống của

6


người Tày trong đó có hoạt động mưu sinh của người Tày nói chung và người Tày
ở Thái Nguyên nói riêng. Nhưng ở đây, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở những miêu
tả về hoạt động mưu sinh của người Tày trong truyền thống.
Vấn đề sinh kế của người Tày cũng được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của
Phạm Thị Thu Hà (2012) với tiêu đề “Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh
Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay”. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả
đã tìm hiểu cách thức mưu sinh của người Tày ở vùng biên giới Việt - Trung trước và
từ Đổi mới đến nay. Đồng thời, tác giả đã phân tích những yếu tố tác động đến biến
đổi sinh kế của người Tày nơi đây như: mở cửa biên giới, bình thường hóa quan hệ

Việt - Trung, thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, chương trình phát triển
vùng biên của Trung Quốc - chiến lược “Hưng biên phú dân”,… để thấy rõ sự thay
đổi trong hoạt động mưu sinh của họ.
Trên đây là các nguồn tư liệu phong phú, nó gợi mở cho tác giả luận văn có
cái nhìn khái quát về sinh kế nói chung của các tộc người và đặc biệt là người Tày.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
mưu sinh của người Tày tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Vì
vậy, đây là lý do chính để tôi lựa chọn đề tài luận văn của mình: “Hoạt động mưu
sinh hiện nay của người Tày ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nêu lên các hoạt động mưu sinh của người Tày ở xã Phú Đình, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ Đổi mới đến nay.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động mưu sinh của người Tày ở địa
phương. Đồng thời phân tích tác động của hoạt động mưu sinh tới phát triển bền
vững và khuyến nghị một số giải pháp để phát triển sinh kế bền vững của người Tày
ở Phú Đình trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các hoạt động mưu sinh hiện nay
của người Tày ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi không gian: Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn là tập
trung làm rõ các hình thức hoạt động mưu sinh hiện nay của người Tày ở xã Phú
Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về các hoạt động mưu sinh của người Tày
xã Phú Đình từ sau Đổi mới đến nay.

4.3. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn này là ở xã Phú Đình, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên nơi có nhiều người Tày cư trú và cũng là địa bàn gắn với
khu di tích ATK.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện luận văn này tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
- Tư liệu điền dã Dân tộc học của tác giả về hoạt động mưu sinh của người
Tày tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 7 đến tháng 11
năm 2017.
- Nguồn tài liệu thứ cấp: Kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan đến
sinh kế của các dân tộc nói chung và của người Tày nói riêng. Bên cạnh đó là các
nguồn tài liệu thứ cấp về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế, xã hội và những
số liệu về dân số, dân tộc của UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hóa và
UBND xã Phú Đình.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng quan tài liệu: Với phương pháp này tác giả đã thu thập,
đọc và tổng hợp các thông tin và tài liệu liên quan như sách, báo, tạp chí, luận văn,
luận án; các công trình nghiên cứu về sinh kế của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
Phương pháp điền dã Dân tộc học được sử dụng chính để thu thập nguồn tài
liệu liên quan đến đề tài. Trong đó, các công cụ và phương pháp chính được sử dụng
gồm: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… Chúng

8


tôi đã thực hiện ba chuyến điền dã vào tháng 7, tháng 9 và tháng 10/2017, cùng sống
và trải nghiệm tại một số gia đình người dân địa phương để có thể quan sát tham dự
được các hoạt động mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong quá trình đó,

chúng tôi kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với những
thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu và có uy tín như cán bộ địa
phương, người già, chủ hộ… Các đối tượng được lựa chọn đảm bảo nguyên tắc về
tính đại diện cho lứa tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế và đặc biệt là nghề nghiệp. Bên
cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng các công cụ bổ trợ như ghi âm,
chụp ảnh các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi thực hiện các cuộc trao đổi với các
chuyên gia như cán bộ khuyến nông, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiệp của
huyện, xã, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về sinh kế các tộc người ở Việt Nam…
từ đó thu thập những ý kiến, đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm của họ về
vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống chuyên sâu về hoạt động
mưu sinh từ sau Đổi mới đến nay của người Tày ở một địa phương cụ thể.
- Luận văn chỉ ra sự thích ứng, năng động của tộc người trong sự vươn lên
tìm kiếm sinh kế mới của người Tày tại địa bàn ATK.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý, hoạch định chính sách có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định sinh kế
bền vững đối với người Tày ở xã Phú Đình.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng mưu sinh của người Tày ở xã Phú Đình.
Chương 3: Các yếu tố tác động đến hoạt động mưu sinh và khuyến nghị một
số giải pháp để phát triển sinh kế bền vững.

9


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nghiên cứu hoạt động mưu sinh của người Tày ở xã Phú Đình, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên là vấn đề tổng hợp. Do đó, để phục vụ cho việc nghiên cứu,
trước hết tôi tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề tài như: hoạt động mưu
sinh, sinh kế, biến đổi sinh kế và phát triển bền vững.
- Hoạt động mưu sinh là một thành tố quan trọng trong đời sống tộc người,
có mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác như xã hội, văn hóa, chính trị... Mưu
là cách thức, phương cách, còn sinh là sinh sống, tồn tại. Hiểu theo nghĩa chung
nhất, “hoạt động mưu sinh” là những cách thức, những phương cách kiếm sống
nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người, của
cộng đồng và của các tộc người [25, 15].
Trong từ điển tiếng Việt định nghĩa “Phương thức có nghĩa là phương pháp,
cách thức; mưu sinh là làm ăn, làm việc để sống” [52]. Như vậy phương thức mưu
sinh là cách thức làm ăn, làm việc để sinh sống của con người.
- Sinh kế (livelihood) là cụm từ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới.
Theo DFID (Bộ phát triển quốc tế Anh) thì “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài
sản bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội và các hoạt động cần thiết để kiếm
sống” [31]. Wallman trong khi tiến hành nghiên cứu về sinh kế ở London vào
những năm đầu thập niên 80 đã tiếp cận “sinh kế không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm
và xây dựng nơi ở, chuyển tiền và chuẩn bị thức ăn để đặt lên bàn hay trao đổi trên
thị trường. Đó còn là vấn đề quyền sở hữu, sự lưu chuyển thông tin, quản lý các mối
quan hệ xã hội, sự xác nhận bản sắc của nhóm và đặc trưng cá nhân. Tất cả những
nhiệm vụ mang tính sản xuất đó cùng nhau hợp thành một sinh kế” [17, 15].
Ở Việt Nam, thuật ngữ sinh kế mới xuất hiện trong thời gian gần đây, được
hiểu theo cách thông thường nhất: “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”
[52]. Theo Bùi Đình Toái (2004) thì “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là tập hợp

10



các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ sẽ thực hiện để hững kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn.
Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là
kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó” [17, 15].
Mặc dù các thuật ngữ sinh kế và hoạt động mưu sinh có phần nào khác biệt
về sắc thái, tuy nhiên về cơ bản chúng có sự tương đồng thể hiện ở điểm chung
cùng nghiên cứu cách thức kiếm sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu về
vật chất: ăn, ở, mặc và sinh hoạt tinh thần. Đây cũng là những thuật ngữ tương
đương của chuyên ngành nghiên cứu dân tộc học/nhân học kinh tế. Cũng giống với
các nhà nghiên cứu nước ngoài, các tác giả trong nước cũng cho rằng “hoạt động
mưu sinh” hợp thành từ nhiều thành tố như trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi và khai
thác các nguồn lợi từ tự nhiên và đồng thời chia thành những cấp độ khác nhau [25,
17]. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng hai thuật ngữ nói trên với nghĩa
tương đương.
- Biến đổi sinh kế (livelihood transition): Biến đổi là quy luật tất yếu của mọi
hiện tượng, sự vật trong đó có hoạt động mưu sinh của con người. Trong quá trình
đổi mới và hội nhập của đất nước, dưới tác động của nhiều yếu tố như các chính
sách của nhà nước, cơ sở hạ tầng, cơ chế thị trường… sự biến đổi của sinh kế của
các tộc người trong đó có người Tày ngày càng trở nên sâu sắc và rộng khắp. Chính
vì thế trong khuôn khổ của luận văn, ngoài đề cập đến những hoạt động mưu sinh
của người Tày trước kia như thế nào, chúng tôi luôn xem xét đến sự biến đổi của nó
và bối cảnh dẫn đến sự biến đổi đó.
- Phát triển bền vững: Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987
đã định nghĩa về phát triển bền vững (sustainable development) “Là sự phát triển
mà thỏa mãn được những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả
năng của thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ…”. Tổ chức này
lo ngại với sự phát triển kinh tế nhanh, vội, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu sẽ
để lại hậu quả lâu dài trong tương lai. Theo hai nhà nhân học Chambers và Conway

“Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được hết tiềm năng của

11


con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có
khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như những thay đổi bất ngờ. Sinh kế
bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc các sinh kế
khác ở hiện tại và tương lai” [17, 16]. Phát triển bền vững trong truyền thống gồm
ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Gần đây, tính bền vững về văn hóa là
một thuật ngữ mới được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm đề cao vai trò của
văn hóa như một yếu tố thứ tư trong phát triển bền vững [25, 22]. Bốn yếu tố kinh
tế, xã hội, môi trường và văn hóa luôn có tác động qua lại trong phát triển bền vững,
cần được nhìn nhận một cách tổng hòa, có hệ thống trong mối quan hệ biện chứng
giữa chúng.
1.1.2. Một số lý thuyết
- Lý thuyết về sinh thái văn hóa
Lý thuyết về sinh thái văn hóa được ra đời những năm 40 của thế kỉ XX. Cha
đẻ của lý thuyết sinh thái văn hóa là J.H. Stewward, một nhà văn hóa học người
Mỹ. Tiếp sau đó, lý thuyết này được M. Beits, Andrew Vayda… hoàn thiện và phát
triển.
Lý thuyết về sinh thái văn hóa giải thích sự ảnh hưởng qua lại giữa môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và văn hóa. Điều cốt lõi của lý thuyết này là sự
tồn tại và phát triển của mỗi tộc người, mỗi vùng miền hay mỗi quốc gia đều là kết
quả của quá trình thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hóa; trong đó mỗi cá thể ứng
xử theo cách khác nhau sẽ có những mức độ thành công khác nhau trong việc sinh
tồn và tái sản xuất [33, 23].
Hoạt động mưu sinh là một phần của văn hóa. Như vậy, môi trường có ảnh
hưởng đến văn hóa, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến phương thức kiếm sống của

con người. Vì thế, trong luận văn này việc nghiên cứu hoạt động mưu sinh của
người Tày ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sẽ được đặt trong bối
cảnh của văn hóa truyền thống và hiện đại để xem xét.

12


- Lý thuyết biến đổi văn hóa
Lý thuyết biến đổi văn hóa (Culture change) xuất hiện vào những năm 50
của thế kỷ XX cũng do J.H. Stewward, nhà văn hóa học người Mỹ khởi xướng.
Lý thuyết này cho rằng, trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa không
đứng im mà luôn biến động, thay đổi. Vận động, biến đổi của văn hóa là tất yếu, là
trạng thái tuyệt đối còn đứng yên chỉ là tương đối. Quá trình biến đổi này chịu sự
tác động của nhiều yếu tố nội tại và cả những yếu tố ngoại sinh bên ngoài [33, 24]
Về những yếu tố tác động nội tại: Văn hóa luôn có những biến đổi cho phù
hợp với sự thay đổi của các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Sự biến đổi của
văn hóa do tác động bởi những yếu tố nội tại sẽ giúp quá trình tiếp biến của văn hóa
bản địa được hiệu quả hơn [33, 24].
Về những yếu tố tác động ngoại sinh: Sự giao lưu tiếp biến văn hóa bản địa
với các nền văn hóa bên ngoài là tất yếu, nó có thể mang tính tự nguyện, nhưng đôi
khi sự giao lưu được thực hiện một cách cưỡng bức thông qua sự xâm lược, đồng
hóa giữa các quốc gia, các tộc người với nhau [33, 24].
Lý thuyết biến đổi văn hóa được tác giả vận dụng trong nghiên cứu của
mình, tìm hiểu nền văn hóa bản địa vốn có để từ đó thấy được tác động, du nhập của
văn hóa từ bên ngoài vào, làm rõ tiếp biến và biến đổi văn hóa trong hoạt động mưu
sinh của người Tày tại địa bàn nghiên cứu.
- Khung sinh kế bền vững
Luận văn sử dụng khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods) do Bộ
Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra năm 1999 [31]. Hiện nay, lý thuyết về khung
sinh kế bền vững của DFID đang được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Có thể

nói, khi tiếp cận vấn đề sinh kế, sinh kế bền vững thì khung sinh kế trở thành một
công cụ phổ biến và hữu hiệu được các quốc gia trên thế giới sử dụng trong các
nghiên cứu phát triển, cũng như chính sách và kế hoạch phát triển. Khung sinh kế
này được đánh giá cao nhờ tính toàn diện, rõ ràng trong việc xem xét đánh giá các
loại nguồn vốn nhằm đảm bảo sinh kế bền vững. Đây cũng chính là lý thuyết được

13


rất nhiều tổ chức và các quốc gia ứng dụng trong nghiên cứu về sinh kế hộ gia đình,
cộng đồng, tộc người, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo [33, 21].
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về sinh kế thì khung sinh kế bền vững đã được
đưa ra thảo luận, áp dụng trong nhiều nghiên cứu về nông thôn, xóa đói giảm nghèo
ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Theo DFID, khung sinh kế bền vững có 5 nguồn vồn sinh kế chính. Trong
luận văn này, chúng tôi đồng nhất các nguồn lực mưu sinh với các vốn sinh kế.
- Nguồn lực con người (vốn con người): Đây là nhân tố rất quan trọng.
Nguồn lực này đóng vai trò trung tâm, điều tiết các nguồn lực khác trong sinh kế
bền vững. Nguồn lực con người thể hiện ở các yếu tố kinh nghiệm, kỹ năng, tri
thức, sức khỏe,…là điều kiện để con người có thể đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở
mức hộ gia đình, số lượng, chất lượng lao động của mỗi con người, mỗi hộ gia đình
là những yếu tố làm nên nguồn lực này. Nguồn lực về con người ở mỗi hộ gia đình
khác nhau, bởi mỗi gia đình có số người, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe và
kỹ năng nghề nghiệp khác nhau.
- Nguồn lực xã hội (vốn xã hội): Nguồn lực này bao gồm các mối quan hệ xã
hội, các nhóm, các tổ chức mà con người tham gia. Ngoài ra, đó là sự tác động qua
lại với các thiết chế chính trị, văn hóa. Từ các mối quan hệ này, con người có được
những cơ hội, lợi ích trong việc theo đuổi mục tiêu sinh kế của mình [25, 18].
- Nguồn lực vật chất (vốn vật chất): Nguồn lực này bao gồm các công trình
hạ tầng và xã hội cơ bản, các tài sản của hộ gia đình để hỗ trợ cho hộ mưu sinh.

Trong đó, cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, điều kiện nhà ở, hệ thống cấp
nước và năng lượng,… Các tài sản mà hộ gia đình sử dụng bao gồm nhà ở, các loại
máy móc, phương tiện đi lại, dụng cụ gia đình [25,18]… Nguồn lực tài chính đóng
vai trò là trung gian, có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn
lực khác.
- Nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên): Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên mà con người tận dụng để tiến hành các hoạt động mưu sinh như tài nguyên
rừng, đất đai, khí hậu, sông suối,… [25, 18]. Trong nguồn lực tự nhiên, đất đai đóng

14


vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định đối với người dân trong việc đảm bảo
cuộc sống.
- Nguồn lực tài chính (vốn tài chính): Được hiểu là những nguồn tài chính để
con người triển khai các hoạt động mưu sinh. Vốn tài chính thông thường bao gồm
hai nguồn cơ bản: nguồn vốn sẵn có (tiết kiệm, gửi ngân hàng, vay tín dụng,…) và
nguồn vốn vào thường xuyên (lương hưu, trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ
Nhà nước,…). Nguồn vốn này đóng vai trò huyết mạch, đảm bảo sự kết nối các loại
nguồn lực với nhau một cách nhanh chóng và thuận lợi [33, 21]

Các nguồn vốn (nguồn lực mưu sinh) cần được nhìn nhận một cách linh hoạt,
phù hợp với điều kiện môi trường sống của từng tộc người ở từng giai đoạn lịch sử
khác nhau [33, 22]. Luận văn đã sử dụng lý thuyết này để phân tích và làm rõ thực
trạng các nguồn lực mưu sinh hiện nay của người Tày ở địa bàn nghiên cứu cũng
như xem xét tác động các nguồn lực này tới phát triển sinh kế bền vững của họ.
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Một vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Theo các nhà nghiên cứu, người Tày là một cộng đồng tộc người thuộc khối
Bách Việt xưa. Tộc danh Tày (hay Táy) đã xuất hiện từ rất lâu đời và đây cũng là

tên gọi chung của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái cư trú ở vùng
Đông Nam Á lục địa [53, 22].
Khoảng từ cuối thiên niên kỷ I trước Công Nguyên, người Tày - Thái cổ đã
có mặt ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, họ dần phân

15


hóa, trở thành những bộ phận cư dân khác nhau dưới những ảnh hưởng nhất định
đến từ các tộc người khác. Bộ phận sinh sống ở vùng trung du trở thành một bộ
phận của dân tộc Kinh, mang các đặc trưng riêng. Bộ phận còn lại cư trú ở miền núi
trở thành tổ tiên của người Tày hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt với
các lý do khác nhau từ các tỉnh đồng bằng đi đến làm ăn sinh sống ở miền núi lâu
đời đã bị đồng hóa và dần dần trở thành người Tày theo lối “Kinh già hóa Thổ”
(Keo ké piến Tày) [53, 23].
Ở Việt Nam, tộc người Tày là sự tập hợp của nhiều thành phần: người Tày
bản địa, người Tày gốc Kinh, người Tày gốc Tày, Thái, Nùng từ Trung Quốc di cư
sang. Người Tày hiện nay có 4 nhóm địa phương: Pa Dí, Thu Lao, Ngạn và Phén,
mỗi nhóm mang những nét đặc trưng riêng, khác biệt so với cộng đồng người Tày
nói chung.
Trong lịch sử, tộc người Tày có mối quan hệ gần gũi, tương đồng về nhiều
mặt với các dân tộc khác của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái cùng cư trú ở phía Đông
Bắc Việt Nam như người Giáy, nhóm Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), người Bố
Y, và đặc biệt là người Nùng. Hai dân tộc Tày, Nùng cư trú đan xen với nhau ở khu
vực miền núi phía Đông Bắc, có nhiều nét tương đồng trong hoạt động mưu sinh,
trong tổ chức xã hội cũng như trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần [53, 22]
Trong phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Thái Nguyên, người Tày là tộc
người có dân số đông thứ hai sau người Kinh. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009, người Tày ở Thái Nguyên có 123.197 nhân khẩu, chiếm 11% dân số
toàn tỉnh. Người Tày cư trú chủ yếu ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong

tỉnh, tập trung đông nhất ở huyện Định Hóa. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên, năm 2009, trong số các dân tộc sinh sống tại huyện Định Hóa, người Tày
chiếm số lượng đông nhất (46.004 người) sau đó là người Kinh (26.212 người), Sán
Chay (8.339 người), Nùng (3.437 người) [8, 19].
Người Tày là tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Định Hóa, Thái
Nguyên. Hiện nay, người Tày trên địa bàn cùng cộng cư với nhiều dân tộc anh em

16


khác như người Kinh, người Dao, người Nùng… Các dân tộc cùng nhau đoàn kết
để phát triển kinh tế và giữ gìn các nét đẹp văn hóa đặc trưng của tộc người
1.2.2. Khái quát về xã Phú Đình
1.2.2.1.Về điều kiện tự nhiên
Phú Đình là một xã thuộc phía Tây nam huyện Định Hóa, cách trung tâm
huyện 22km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60km, có đường tỉnh lộ 264B
đi qua.
Phía Đông giáp với xã Sơn Phú và xã Bình Thanh, huyện Định Hóa. Phía
Tây tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang. Phía Nam giáp với xã Minh Tiến, huyện Đại
Từ. Phía Bắc giáp với xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa.
Xã Phú Đình thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi, chiếm
khoảng 69,64% đất tự nhiên, nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, xen kẽ là
những cánh đồng nhỏ tạo thành địa hình nhấp nhô đồi bát úp. Điều kiện địa hình, tự
nhiên nơi đây thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi. Đặc biệt xã có
đường liên tỉnh đi qua nên tạo đà cho việc phát triển trung tâm công nghiệp và dịch
vụ thương mại [6, 3].
Mạng lưới thủy văn của xã đa dạng bao gồm hệ thống sông, suối, khe đập khá
dày đặc đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất, tuy nhiên mùa mưa dễ xảy ra lũ
lụt cục bộ. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ suối Khuôn Tát, Nà Mòn.
Nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú bởi vị trí của

xã được thiên nhiên ưu đãi có nhiều ao hồ và suối chảy qua. Diện tích mặt nước
chiếm gần 73,9 ha. Toàn xã hiện nay có 93,85% người dân dùng nước giếng khoan.
Mực nước ngầm có độ sâu khoảng 20 - 30m là nguồn nước sạch đảm bảo chất
lượng phục vụ cho sinh hoạt của người dân [6, 8].
Địa bàn xã có các loại hình đất chính như: Đất thung lũng là loại đất tích tụ
của các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, loại đất này phân bố rải rác khắp
trên địa bàn toàn xã, đang được sử dụng để trồng lúa nước.

17


×