Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Gía trị của hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài trên biển đông của việt nam thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC KIÊN

GIÁ TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ TÀU THUYỀN
NƯỚC NGOÀI TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM THẾ KỶ XIX

Ngành :

Việt Nam học

Mã số :

8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

HÀ NỘI - 2018


Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Việt
Nam học đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyện tại Học viện Khoa học xã hội.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy
trách nhiệm của giáo viên hướng dân - TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Cô đã định


hướng, chỉ bảo về nội dung, phương pháp nghiên cứu cho em trong suốt quá
trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, song do buổi đầu tập dượt với hướng
nghiên cứu mới, cũng như còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên
em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô để Luận văn được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Học viên thực hiện


1.1..............................................................................................................
1.2.

Đối với tàu thuyền của các nước Đông Nam Á và các nước khác

gặp nạn Chương 3: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - PHÁP LÝ CỦA HOẠT
ĐỘNG CỨU TRỢ TÀU THUYỀN NƯỚC NGOÀI TRÊN BIỂN
ĐÔNG CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI VIỆC KHẲNG ĐỊNH
CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NXB

Nhà xuất bản

PGS. TS


Phó giáo sư - Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

Th.s

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

Tp

Thành phố

1. Lí do chọn đề tài:
Biển Đông là một trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn
nhất trên thế giới, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương có diện tích khoảng 3,5 triệu
km2 trải dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan, từ vĩ độ 3” đến 26 Bắc và từ
kinh độ 100” đến 121” Đông. Theo ước tính có hơn 90% thương mại quốc tế
được vận chuyển bằng đường biển, thì trong đó 45% đi qua biển Đông. Có
khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 60% của Nhật Bản và
66% của Hàn Quốc đi qua biển Đông; có tới 42% hàng xuất khẩu của Nhật
Bản, 55% hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, 26% hàng xuất khẩu của
các nước công nghiệp mới và 40% hàng của Australia cũng đi qua vùng biển
này. Đối với Việt Nam, hơn 95% hàng xuất khẩu thông qua đường biển [45].

Có thể nói, biển Đông nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng đã trở thành
tuyến giao thông đường biển quốc tế quan trọng, điều tiết dòng chảy thương
mại quốc tế, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa giữa các nước Trung Đông và châu
Phi và các nền kinh tế ở Đông Á, nối liên các nước Đông Bắc Á với Đông Nam
Á, Thái Bình Dương với Ân Độ Dương. Với vị trí quan trọng đó, từ lâu trong
lịch sử, nhất là dưới triều Nguyễn, Biển Đông, trong đó có vùng biển Hoàng Sa,
Trường Sa, đã được Việt Nam chú ý khai thác và bảo vệ, thực thi chủ quyền,
xem như là một phần thiêng liêng của lãnh thổ quốc gia. Ý thức ấy một mặt
được thể hiện qua các hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích của chính quốc gia
dân tộc, mặt khác được chứng thực rõ nét trong lối hành xử thể hiện tinh thần


nhân đạo, trách nhiệm quốc tế cao độ của vương triều này. Vì thế, nghiên cứu
hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài thời kì này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu
sắc thêm ý thức, trách nhiệm quốc tế của dân tộc trong vấn đề biển Đông từ xa
xưa.
Hơn nữa, nếu dựa trên những nguyên tắc chiếm hữu lãnh thổ trong
luật pháp quốc tế, việc chiếm hữu lãnh thổ thực sự phải: 1. Do Nhà
nước tiến


hành; 2. Phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius) hoặc là
trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó
(derelicto); 3. phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu
thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó; 4. Phải thực thi
chủ quyền phải liên tục, hòa bình [21];và nếu căn cứ theo phương pháp “củng cố chủ
quyền bằng danh nghĩa lịch sử” (nếu quốc gia đã sử dụng lâu đời một lãnh thổ khác
mà không có phản đối của một quốc gia nào khác [22, tr.25]) thì những hoạt động
cứu trợ tàu thuyền nước ngoài rõ ràng đã góp thêm những luận cứ sinh động, góp
tiếng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy,

nghiên cứu hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài bị nạn trên biển Đông của Việt
Nam thời Nguyễn còn giúp chúng ta hiểu thêm về giá trị pháp lý, giá trị lịch sử của
chúng.
Trong bối cảnh hiện nay, khi an ninh, an toàn biển Đông vẫn đang tồn tại
nhiều vấn đề nan giải chưa được tháo gỡ, tranh chấp biển Đông vẫn chưa có hồi
kết, ...thì việc “ôn cố tri tân”, nhìn lại quá khứ để rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện
tại và tương lai trong cách thức ứng xử với các nước trên thế giới trong vấn đề biển
Đông, càng trở nên cầp thiết hơn bao giờ hết.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi quyết định chọn: “Gía trị của hoạt động
cứu trợ tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông của Việt Nam thế kỷ XIX” làm đề tài
Luận văn của mình. Đề tài thực hiện thành công cũng là nguồn tài liệu tham khảo có
giá trị, phục vụ đắc lực cho việc học tập, giảng dạy và giáo dục chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
2.1. Những tài liệu trong nước có liên quan đến đề tài Các bộ biên niên sử,
các bộ hội điển, châu bản trong thời kì phong kiến được xem như là nguồn tư liệu
gốc phục vụ cho đề tài này, tiêu biểu là các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn như: Đại Nam thực lục, Khâm


định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản,
Minh Mệnh chính yếu.. .Qua những bộ sử này, chúng ta được biết những sự kiện lịch
sử liên quan đến triều Nguyễn, trong đó có những chính sách của triều Nguyễn đối
với vấn đề biển Đông. Ví dụ, bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và bộ Đại Nam
thực lục ghi chép tương đối đầy đủ về những sự việc liên quan đến mối quan hệ
ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh, triều Nguyễn với các nước Đông Nam
Á hay với các nước phương Tây như Anh, Pháp.. .trong một số vấn đề cứu trợ, cứu
nạn trên vùng biển Đông. Hay, Châu bản triều Nguyễn không chỉ gồm các bản tấu sớ
đã được nhà vua xem và phê duyệt, mà còn bao gồm cả những sắc, dụ, chiếu, chỉ,

những công văn, tờ trình (thân), những bản kê khai (kê), những văn bản ngoại giao.
cho phép bổ sung nhiều điều chi tiết và cụ thể mà các công trình trên chưa khai thác
và sử dụng hết. Đặc biệt trong số đó, chúng ta phải nhắc đến những bản tấu, phúc tấu
của đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ, hay những chỉ dụ của các vua Nguyễn về
việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Có thể nói, Châu bản
là tư liệu gốc mang giá trị đặc biệt mà các công trình khác không thể sánh được. Tuy
những ghi chép trong các bộ sử nói trên rất tản mạn nhưng chúng hàm chứa nhiều
thông tin trực tiếp và có độ tin cậy cao.
Ngoài ra, nhiều công trình có giá trị khác như: Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử
ký tục biên, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, Lịch triều hiến chương
loại chí, Việt sử cương giám khảo lược. đều là những nguồn tư liệu khảo cứu quan
trọng khi nghiên cứu đề tài này.
Tuy nhiên, phải từ sau sự kiện năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa do chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý thì vấn đề chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mới thực sự được các học
giả quan tâm nghiên cứu .
Ngay trong năm 1974, tác phẩm Les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa
selon les anciens ouvrages Vietnamiens d'histoire et de ge'ographie của tác giả Võ
Long Tê đã được xuất bản. Cũng năm này, Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và


Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ra đời. Một năm sau đó (1975),
nhóm nghiên cứu Sử Địa (Sài Gòn), số 29 đã công bố Đặc khảo về Hoàng Sa và
Trường Sa với nhiều các bài viết hay của các tác giả Hoàng Xuân Hãn, Trần Thế
Đức, Nguyễn Nhã... Tiếp đó, năm 1981, Nxb Sự Thật cho ra đời tác phẩm Hoàng Sa
- quần đảo Việt Nam của tác giả Văn Trọng. Liền sau đó, vào năm 1982, Bộ Ngoại
giao Việt Nam xuất bản cuốn Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ
Việt Nam. Một năm sau (1983), Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang và Nguyễn Mạnh
Hùng đã công bố tác phẩm Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, trong đó có
bàn qua về sự hình thành, phát triển của Thủy quân Việt Nam và những đóng góp

của nó trong công cuộc bảo vệ vùng biển Hoàng Sa. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ
dừng lại đến thời Tây Sơn, chưa có điều kiện nghiên cứu về thủy quân triều Nguyễn
- vương triều cuối cùng trong lịch sử dân tộc.
Đặc biệt, từ sau sự kiện Gạc Ma năm 1988, hàng loạt những tác phẩm về
Hoàng Sa, Trường Sa đã nối tiếp nhau ra đời, như : Hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa- lãnh thổ Việt Nam của tác giả Vũ Phi Hoàng, Nxb Quân đội Nhân dân,
1988; Huyện đảo Trường Sa của Nxb Tổng hợp Phú Khánh, 1988; Hoàng Sa,
Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế của Nguyễn Quang Thắng,
xuất bản năm 1988; hay Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Lưu Văn Lợi, Nxb Công an Nhân dân, năm 1995;. Trong những tác
phẩm này, tuy các hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài của triều Nguyễn trên
Biển Đông chỉ được đề cập đến rải rác, song đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu
quý báu để có cái nhìn tổng quan về những hành xử chủ quyền trên biển đảo của Việt
Nam thời kì này.
Đến năm 1996, Nxb Quân đội nhân dân cho công bố cuốn sách Lịch sử ngoại
giao các thời trước của tác giả Nguyễn Lương Bích. Ông đã điểm qua tất cả mối
quan hệ ngoại giao giữa các triều đại quân chủ Việt Nam với Trung Quốc, với nhiều
nước khác nhau ở Đông Nam Á cũng như với các nước phương Tây (Anh, Pháp...).
Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới giới thiệu vài nét sơ lược về việc giải quyết những


xung đột biên giới trên bộ, còn những chính sách của các vương triều phong kiến,
trong đó có triều Nguyễn, trong vấn đề Biển Đông ra sao thì chưa được bàn luận tới.
6 năm sau (2002), tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Nhã đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ lịch sử về Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Luận án của Nguyễn Nhã đã tái hiện lại những cuộc tranh chấp trên biển
giữa hai nước Việt - Trung trong lịch sử, bao gồm cả khoảng thời gian từ đầu thế kỷ
XVII cho đến hết thế kỷ XIX. Đồng thời, luận án cũng cho chúng ta biết thêm những
hoạt động nhằm xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn, triều Nguyễn trên hai quần

đảo Hoàng Sa, Trường Sa - nơi thường xuyên xảy ra những va chạm, tranh chấp với
nước Trung Hoa láng giềng, như: thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải; đo đạc thủy
trình, vẽ bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa; cắm mốc, bia chủ quyền; xây dựng chùa
miếu và trồng cây tại hai quần đảo này... Tuy nhiên, vì luận án chú trọng tìm hiểu
quá trình thực thi chủ quyền liên tục của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo
này xuyên suốt chiều dài lịch sử nên việc giải quyết những mối tranh chấp với Trung
Hoa để khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ
XIX cũng như việc thực thi các hoạt động xác lập chủ quyền trên biển Đông nói
chung của Việt Nam trong những thế kỷ này chỉ chiếm một phần không đáng kể,
nằm rải rác trong tổng thể. Trong đó, hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài bị nạn
cũng chưa được đề cập tới. Dù vậy, luận án vẫn được coi là tài liệu nghiên cứu quan
trọng, rất hữu ích cho chúng tôi khi triển khai đề tài này.
Năm 2008, các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ
Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt tiếp tục cho công bố tác phẩm Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, vào năm 2014, Trần
Đức Anh Sơn công bố 3 cuốn sách về Tàu thuyền và ngành đóng thuyền ở Việt Nam
thời Nguyễn (Nxb Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh), Tư liệu về chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, thành
phố Hồ Chí Minh), Hoàng Sa - Trường Sa, tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế


(Nxb. Hội Nhà văn). Ngoài ra, phải kể đến sự góp mặt của những công trình nghiên
cứu khác, như: Người Việt với biển của Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Nxb Thế giới,
2011; Hoàng Sa - Trường Sa, luận cứ và sự kiện của Đinh Kim Phúc, Nxb Thời Đại,
năm 2012;. Dấu ấn Việt trên Biển Đông của Trần Công Trục, Nxb Thông tin và
truyền thông, năm 2012; Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa,Trường Sa của Vũ Hữu
San, Nxb Trẻ, năm 2013; Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Ủy ban Biên giới
quốc gia tuyển chọn và in năm 2013; Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và
Hoàng Sa, Trường Sa của Nguyễn Đình Đầu, Nxb. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

in năm 2014; Về vấn đề Biển Đông của Nguyễn Ngọc Trường, Nxb Chính trị Quốc
gia, năm 2014; Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông của Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, năm 2014; Triều Nguyễn với công
cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX, Nxb Đà Nẵng do Đỗ Bang chủ biên đã ra
đời năm 2014... Các công trình trên đã góp phần nêu bật cơ sở pháp lý, đặc biệt là cơ
sở lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong
đó, những chính sách đối với hai quần đảo này của triều Nguyễn cũng nêu lên. Tuy
nhiên, tất cả những tác phẩm nêu đều chưa đi sâu trình bày có hệ thống về hoạt động
cứu nạn tàu thuyền nước ngoài trên biển của nhà Nguyễn trong thế kỷ XIX.
Đặc biệt, vào tháng 3 năm 2017, cuốn sách Chủ quyền của Việt Nam ở
Hoàng Sa, Trường Sa: Tư liệu và sự thật lịch sử của Nguyễn Quang Ngọc do Nxb.
Đại học Quốc gia, Hà Nội ra đời sau nhiều năm tác giả dày công nghiên cứu. Với
những nguồn tư liệu phong phú ở cả trong và ngoài nước, cuốn sách đã cung cấp
những chứng cứ khoa học đầy sức thuyết phục, trong đó có những chứng cứ lịch sử
và những chứng cứ lịch sử - pháp lý, nhằm khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, hoạt động cứu nạn tàu
thuyền nước ngoài trên biển của nhà Nguyễn cũng không được chú trọng tìm hiểu.


Đếm tháng 5 năm 2017, cuốn sách Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ
vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885 của tác giả Lê Tiến
Công được công bố. Cuốn sách bàn về hoạt động tổ chức phòng thủ và bảo vệ vùng
biển đảo miền Trung Việt Nam dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885. Trong cuốn
sách này, hoạt động cứu nạn tàu thuyền trên biển cũng được tác giả đề cập đến như
một trong những hành động thể hiện ý thức khẳng định chủ quyền của nhà Nguyễn
trên Hoàng Sa, Trường Sa. Song, vấn đề này mới chỉ được tác giả đề cập rải rác
trong các chương, mục, chưa được tái hiện lại một cách hoàn chỉnh thành chuỗi các
sự kiện liên hoàn theo trình tự thời gian.
2.2. Những tài liệu nước ngoài có liên quan đến đề tài:

Đầu tiên phải nhắc đến những ghi chép, báo cáo của các giáo sĩ, thương nhân
ngoại quốc đã từng qua lại trên vùng Biển Đông của Việt Nam như: Adolphe
Delvaux (1916), "Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên", BAVH, tập 3,
bản dịch năm 1997, Nxb Thuận Hóa, Huế: 29-89; H. Cosserat (1921), "Lũy phòng
thủ trên đèo Hải Vân", BAVH, Tập 8, bản dịch năm 2001, Nxb Thuận Hóa, Huế: 104
- 133; C. Borri (1931), “Bản tường trình về xứ Đàng Trong”, (L. Cadière viết lời
tựa), bản dịch năm 2003, BAVH, Tập 18: 330 - 552; Thích Đại Sán (1963), Hải
ngoại kỷ sự, bản dịch, Đại học
Huế; C. Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
và Nguyễn Nghị dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; John Barrow (2008), Một
chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 -1793), Nguyễn Thừa Hỷ dịch, Nxb. Thế
giới... Tuy nhiên, những ghi chép, báo cáo trên mới bước đầu thể hiện cách nhìn của
người nước ngoài về xứ đàng Trong, bao gồm những hiểu biết ban đầu của họ về
vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, đặc biệt, họ có nói đến sự nguy hiểm của vùng biển
này này, chứ chưa đề cập đến hoạt động cứu trợ, tàu thuyền bị nạn trên biển Đông
Tiếp đó, đến những năm 70, 80 của thế kỷ XX, một số công trình mới liên
quan đến chính sách của Việt Nam với Trung Quốc trên biên giới đất liền và trên
biển đã được công bố, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Fujiwara, Riichiro


(1970) với nhan đề Chính sách của các triều đại Việt Nam đối với dân nhập cư
Trung Quốc (“Vietnamese Dynasties Policies toward Chinese Immigrants”, Acta
Asiatica (Tokyo) 18/1970); hay cuốn Lịch sử quan hệ Trung Hoa và An Nam - Việt
Nam từ thế kỉ XVI đến XIX (Histoire des relations de la Chine avec I'Annam-Vietnam
du XVI - XIX siecles, Paris) của Deveria năm 1980; cuốn Biên giới Trung Hoa - An
Nam: mô tả địa lí và dân tộc học theo các sử liệu chính thức của Trung Hoa (La
frontière sino- annamite, description géographique et ethnographique/d'apres des
documents officiels chinois, Paris) của Deveria năm 1986. .. .Song, những cuốn sách
này mới chỉ nói đến chính sách của Việt Nam với dân nhập cư Trung Quốc, mô tả
địa lí và dân tộc học biên giới Việt Nam - Trung Hoa hay bàn về các hoạt động cầu

phong, triều cống, lễ sính giữa hai nước cùng một số tranh chấp trên biên giới giữa
đôi bên, còn chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó có tảu
thuyền Trung Quốc bị nạn trên Biển Đông thì chưa được đề cập đến.
Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhiều cuốn sách có giá trị của các các
học giả phương Tây tiếp tục ra đời, ví dụ: cuốn Những yêu sách và đối kháng của
Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển
Đông của Braice M. Claget, bản dịch của Nxb Chính trị Quốc gia năm 1996; hay
cuốn La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys (Chủ quyền trên quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa) của Monique Chemilier-Gendreau, bản dịch của Nxb
Chính trị Quốc gia năm 1998. Ngoài ra, còn phải kể đến Philippe Devillers với cuốn
sách có nhan đề Nước Pháp và người An Nam, bạn hay thù? của Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, do Ngô Văn Qũy dịch, ... Dù không bàn trực
tiếp đến nội dung của đề tài này, song đây cũng là những tư liệu tham khảo bổ ích bổ
trợ cho tác giả trong quá trình triển khai đề tài.
Bên cạnh đó, trong mấy năm trở lại đây, có rất nhiều hội thảo bàn về an ninh
Biển Đông đã được tổ chức, như Hội thảo khoa học quốc tế Những vấn đề thực tiễn
của an ninh khu vực Đông Á và an ninh Biển Đông diễn ra vào tháng 4 năm 2012 tại
Nga; Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Đại học New South Wales, Australia


vào tháng 11 năm 2013; Hội thảo quốc tế về Biển Đông và biển Hoa Đông tổ chức
tại Đại học Công nghiệp Kyoto, Nhật Bản vào tháng 2 năm 2014; Hội thảo Thách
thức an ninh hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông
được tổ chức tại Myanmar vào tháng 4 năm 2014. Dù không đi vào những vấn đề
liên quan trực tiếp đến đề tài, song những bài tham luận từ các hội thảo này cũng đã
giúp tác giả hiểu hơn về Biển Đông và những giá trị của các hoạt động thực thi chủ
quyền trên biển đảo của ông cha trong quá khứ.
Như vậy, đến nay, có không ít những công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về bàn về biển Đông.Từ những công trình nghiên cứu này, chính sách của các
triều đại quân chủ Việt Nam, đặc biệt của triều Nguyễn đã tìm hiểu trên nhiều

phương diện khác nhau, từ chính sách bảo vệ, phòng thủ vùng biển, đến chính sách
khai thác, thực thi quyền chiếm hữu trên Biển Đông...Song, đến thời điểm này, đa
phần các công trình chỉ nghiên cứu về chính sách của Việt Nam trong việc thực thi
và bảo vệ chủ quyền, lợi ích của quốc gia trên biển Đông, còn việc các triều đại quân
chủ (bao gồm cả triều Nguyễn) thực hiện trách nhiệm quốc tế ra sao, hành xử như
thế nào đối với tàu thuyền nước ngoài bị nạn và rút ra những giá trị quan trọng của
cách hành xử ấy, thì vẫn chưa có công trình nào đề cập đến. Nếu có thì cũng mới chỉ
điểm qua sơ lược hay nêu lên một vài sự kiện cứu trợ, cứu nạn đơn lẻ như tác phẩm
Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn
giai đoạn 1802-1885 của Lê Tiến Công....
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có, với nỗ lực lấp đầy
những khuyết thiếu của các công trình vừa nêu, tôi hy vọng sẽ tái hiện lại một cách
hệ thống, tương đối đầy đủ những hoạt động cứu nạn tàu thuyền nước ngoài của triều
Nguyễn trên biển Đông suốt từ 1802 đến 1885 và chỉ ra được những giá trị quan
trọng của các hoạt động ấy đối với dân tộc và đối với khu vực cũng như trên thế giới.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài có những mục tiêu sau:


• Nghiên cứu đầy đủ, khách quan và hệ thống về công cuộc cứu trợ tàu
thuyền nước ngoài ở biển Đông của Việt Nam trong thế kỷ XIX.
• Chỉ ra được những giá trị của các hoạt động đó đối với Việt Nam và khu
vực, quốc tế
• Đánh giá những thành công và những hạn chế trong công cuộc bảo vệ an
ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông của ông cha ta, rút ra những kinh nghiệm lịch
sử góp phần làm cơ sở tham khảo cho công cuộc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải
hiện nay trên biển Đông của nước ta
- Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
• Nêu và phân tích bối cảnh lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thế kỷ

XIX có tác động đến chính sách cứu trợ, cứu nạn tàu thuyền nước ngoài trên biển
Đông của triều Nguyễn.
• Nghiên cứu, đánh giá thành công cũng như hạn chế của hệ thống chính
sách cứu trợ, cứu nạn tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông của nhà Nguyễn trong
thế kỷ XIX.
• Rút ra những giá trị cốt lõi của những hoạt động trợ, cứu nạn ấy của vương
triều Nguyễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là nghiên cứu toàn bộ công cuộc cứu trợ, cứu nạn tàu
thuyền nước ngoài (từ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á cho đến các nước
phương Tây) của Việt Nam trên vùng biển Đông
- Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian vùng biển Đông của Việt Nam và
trong phạm vi thời gian từ 1802 (năm triều Nguyễn chính thức thành lập) đến năm
1884 (năm triều Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt chính thức đầu hàng thực dân Pháp.
Từ đây, mọi hoạt động đối nội, đối ngoại của Việt Nam nằm dưới sự quản lí của thực
dân Pháp)


5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
khoa học cơ bản sau đây:
- Phương pháp lịch sử
Luận văn nghiên cứu những giá trị của hoạt động cứu trợ tàu thuyền gặp nạn
trên biển Đông của triều Nguyễn thế kỷ XIX, cách chúng ta ngày nay nhiều thế kỷ,
nên phương pháp nghiên cứu trước hết phải là phương pháp lịch sử cụ thể.
- Phương pháp liên ngành
- Với đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp liên ngành để có thể nhìn
nhận, lí giải, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, đa chiều nhằm rút ra những giá trị
cốt lõi mà hoạt động cứu trợ, cứu nạn này mang lại.

- Phương pháp thống kê định lượng
Phương pháp này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình triển
khai Luận văn này, giúp tác giả thống kê, định lượng thông tin, số liệu về hệ thống
các công trình phòng thủ, các tàu thuyền nước ngoài bị nạn trên biển Đông, số lần
cứu trợ, cứu hộ, số lượng thủy quân làm công tác bảo vệ vùng biển....Từ những con
số cụ thể ấy, tác giả mới có thể rút ra nhận xét, đánh giá một cách xác thực nhất.

6. Đóng góp của Khóa luận
- Luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống của tác
giả. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và toàn diện những giá trị của
công cuộc cứu trợ,cứu nạn trên biển Đông của Việt Nam trong thế kỷ XIX
- Luận văn đã góp tiếng nói trong việc khẳng định vững chắc thêm chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam thông qua cách thức ứng xử đầy tinh thần
trách nhiệm của một quốc gia đang thực thi chủ quyền của chính mình trên biển
Đông .

7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luân văn được chia làm 3 chương sau:


Chương 1: Hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông của Việt
Nam (1802 - 1884)
Chương 2: Tinh thần nhân đạo và ý thức trách nhiệm quốc tế của triều
Nguyễn trong hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài gặp nạn trên biển Đông
Chương 3: Gía trị lịch sử và pháp lý của hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước
ngoài trên biển Đông của triều Nguyễn đối với việc khẳng định chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.

Chương 1

HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ TÀU THUYỀN NƯỚC NGOÀI TRÊN BIỂN
ĐÔNG CỦA VIỆT NAM (1802-1884)
1.1. Vị trí chiến lược của biển Đông và bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX
1.1.1. Vị trí chiến lược của biển Đông
1.11.1. Đôi nét khái quát về biển Đông
Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương và có diện
tích khoảng 3,5 triệu km2 kéo dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan. Biển Đông
được bao bọc bởi Việt Nam, Trung Quốc lục địa, Đài Loan, Philippines, Indonesia,
Brunei, Malaysia, Singaporre, Thái Lan và Campuchia. Biển Đông được nối thông
với biển Hoa Đông của Trung Quốc và biển Nhật Bản qua eo biển Đài Loan, thông
với Thái Bình Dương qua các biển đảo của Philippines và thông với Ân Độ Dương
qua eo biển Malacca. Ngoài ra, xung quanh biển Đông có rất nhiều vịnh quan trọng,
tiêu biểu như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vịnh Subic, vịnh Manila với nhiều cảng
nước sâu... Vì vậy, biển Đông trở thành nơi xuyên qua của các luồng thương mại
hàng hải và hàng không quốc tế, nối liên các nước Đông Bắc Á với Đông Nam Á và
là đường hàng hải ngắn nhất nối Thái Bình Dương với Ân Độ Dương. Ước tính,
trong 10 tuyến đường hàng hải chính trên thế giới thì đã có 5 tuyến đi qua khu vực
Biển Đông. Nếu hơn 90% thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, thì
trong đó đã có 45% đi qua biển Đông. Có khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của


Trung Quốc, 60% của Nhật Bản và 66% của Hàn Quốc đi qua biển Đông; Có tới
42% hàng xuất khẩu của Nhật Bản, 55% hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á,
26% hàng xuất khẩu của các nước công nghiệp mới và 40% hàng của Australia cũng
đi qua vùng biển này [1; tr.4] [2; tr.3] [44; tr.14-15]. Đối với Việt Nam, hơn 95%
hàng xuất khẩu thông qua đường biển. Những con số trên đã phản ánh sinh động
những lợi thế của biển Đông, lí giải vì sao nó thường được ví như “Địa Trung Hải
châu Á”.
Không những thế, biển Đông còn là là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhất là dầu khí và sinh vật biển. Người ta ước tính khu vực này chứa

khoảng 130 tỷ thùng dầu mỏ và 900 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, trong đó đã có
khoảng 7 tỷ thùng dầu đã được kiểm chứng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng
/ngày.Mặt khác, vùng biển này còn có một lượng khí đóng băng lớn, tương đương
với lượng dự trữ dầu khí trên. Đó là chưa kể, dưới đáy biển còn có khá nhiều kim
loại quý hiếm như Coban, Mangan. Ngoài ra, ở nơi đây còn có trên 100 loài cá có
giá trị kinh tế cao và có khả năng khai thác với số lượng lớn, chiếm khoảng 7-8%
sản lượng hải sản đánh bắt của cả thế giới. [47]
Đáng lưu ý là, trong khu vực biển Đông thì quần đảo Trường Sa có diện tích
lớn nhất (trên 1,3 triệu km2, chiếm 38% tổng diện tích biển Đông), chứa đựng nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất, đặc biệt là dầu khí. Ngoài ra, đây còn là nơi có vị
trí chiến lược về giao thông hàng hải và phòng thủ chiến lược. Nếu quần đảo này có
căn cứ quân sự hiện đại thì có thể kiểm soát được một địa bàn rộng, gần như toàn bộ
Đông Nam Á và Đông Nam của Trung Quốc. Điều này lí giải vì sao nơi đây trở
thành địa bàn tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực xưa nay.
Tầm quan trọng của biển Đông với Việt Nam và các nước trên
thế giới
* Đối với các nước trên thế giới:
Trước hết là với Trung Quốc: Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với Trung Quốc, nhất là khi nước này đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, đang


trên đà phát triển mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà các học giả Trung Quốc luôn
nhấn mạnh rằng, biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển,
là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung
Quốc”[46]. Trong lịch sử, người Trung Quốc từng cho rằng, Đông Nam Á, trong đó
có biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận,
làm ăn phát đạt. Nơi đây là kho dầu khí dồi dào phục vụ đắc lực cho sự phát triển
kinh tế của đất nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền
của Trung Quốc hiện nay ở biển Đông.
Với Mỹ, biển Đông có tầm quan trọng khá đặc biệt với Mỹ, cả về địa kinh tế,

quân sự chiến lược. Ba trong mười tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất của
Mỹ đi qua Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Các nước đồng minh thân cận
của Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc sâu sắc vào tuyến
thương mại này, nhất là trong việc nhập khẩu dầu mỏ và các nguyện liệu khác cho sự
phát triển công nghiệp. Trong chiến lược an ninh quân sự, biển Đông là một mắt xích
trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, chạy dài từ Vịnh Pecxích, qua biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì
“vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông. Hơn thế nữa, các nước xung
quanh biển Đông cũng là đối tác thương mại và nhận đầu tư lớn của Mỹ. Đặc biệt,
trong bối cảnh ngày càng khan hiếm về dầu mỏ thì việc tăng cường hợp tác khai thác
dầu khí ở biển Đông cũng đang thôi thúc người Mỹ.
Đối với Ân Độ: Mối quan tâm của Ân Độ đối với biển Đông có từ hàng ngàn
năm trước do nhu cầu mở rộng không gian hợp tác kinh tế và an ninh với các nước ở
khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Biển Đông là một không gian biển mở, nơi có
gần 50% hoạt động thương mại của Ân Độ đi qua. Nguồn dầu khí dự trữ nơi đây khá
phong phú. Hơn nữa, sự gia tăng vai trò của Ân Độ ở biển Đông không chỉ để thắt
chặt quan hệ với nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những đối tác
được ưu tiên, mà qua đó còn tăng cường quan hệ với Australia, các nước Đông Bắc
Á, và xa hơn là Mỹ, mà còn giúp Ân Độ giảm Áp lực cạnh tranh với Trung Quốc ở


Ân Độ Dương và Nam Á. Hơn nữa, Ân Độ cũng đang cố gắng trở thành cường quốc
biển, và trên thực tế đã có thực lực khá mạnh về hải quân. Điều này cho phép Ân Độ
có khả năng trở thành đối tác tin cậy trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh
trên biển với nhiều nước khác.. Có thể nói, đây là một trong bước đi của chiến lược
“hướng Đông” của Ân Độ nhằm khẳng định vị thế cường quốc của mình ở châu Á
trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước Trung Quốc láng giềng. [48]
Đối với Nga : Vì nước Nga cũng là một cường quốc nằm ở khu vực châu ÁThái Bình Dương, nên lợi ích của Nga là không nhỏ tại vùng biển Đông. Ngoài lợi
ích thông thương hàng hải như mọi nước khác, nước Nga còn có quan hệ hữu nghị
truyền thống và lợi ích hợp tác với Việt Nam. Hơn nữa, với tư cách là một nước lớn,
đang trên đường phục hồi vị thế vốn có của họ, nước Nga khó có thể bỏ qua những

lợi ích chiến lược mang tính toàn cầu cả hiện tại cũng như lâu dài. Biển Đông cũng
nằm trong lợi ích chiến lược của họ.
Đối với Nhật Bản: Với Nhật Bản, sự an toàn và thông suốt trong vận chuyển
qua biển Đông, nhất là qua eo biển Malacca còn quan trong hơn cả Mỹ. Hơn nữa,
khu vực này còn là nơi có khả năng cung cấp một nguồn tài nguyên bổ sung lớn cho
sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Thêm vào đó, sự gia tăng nhanh sức mạnh
kinh tế và quân sự cùng với những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển
Đông và biển Hoa Đông cũng làm tăng thêm sức ép địa chính trị, kinh tế đối với
Nhật Bản, nước đã bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ ba trong trật tự kinh tế thế
giới. Trong bối cảnh nhiều nước ASEAN, nhất là Việt Nam và Philippines đang nỗ
lực tìm kiếm các đối tác khác để củng cố yêu sách đòi chủ quyền của mình và nhất là
khi Mỹ công khai “trở lại châu Á”, Nhật Bản muốn sử dụng cơ hội này để duy trì
ảnh hưởng vốn có của họ tại khu vực cũng như tạo thế tốt hơn trong tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.
Đối với các nước trong khối ASEAN: Đối với ASEAN, thì tranh chấp biển
Đông không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của mỗi thành
viên, mà còn là phạm vi địa chính trị của tổ chức này - với tư cách là Cộng đồng khu


vực, trung tâm kết nối, kiến tạo một cấu trúc an ninh mới ở châu Á-Thái Bình
Dương. Điều này được chế định bởi nhiều quốc gia thành viên ASEAN nằm bao
quanh vùng biển này, có yêu sách đòi chủ quyền và tất cả đều chia sẻ lợi ích cả kinh
tế và chiến lược, nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng và là nơi đan
xen lợi ích chiến lược của nhau và của các nước lớn.
*Đối với Việt Nam:
Biển Việt Nam được gọi là Biển Đông với hàm ý đơn giản là để chỉ biển bao
lấy toàn bộ mặt Đông của đất nước. Đó là sự hợp nhất các vùng biển của 3 vương
quốc cổ đại đầu tiên là là nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, nước Lâm Âp Chămpa ở miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam [24]. Thời xa xưa, Biển Đông
( ^ M ) trong quan niệm của người Việt chỉ là khu vực rộng hơn một chút so với vịnh
Bắc Bộ hiện nay. Phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và

thành phố Hải Phòng có các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long được dân gian giải thích là
Rồng Mẹ (Hạ Long) cùng với đàn Rồng Con (Bái Tử Long) kết lại làm bức tường
thành ngăn chặn các cuộc tấn công vào vương quốc từ phía biển. Khu vực này suốt
trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam, lúc nào cũng là cửa ngõ quan trọng
nhất, là đầu mối của các luồng giao lưu, tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, giữa
phương Nam và phương Bắc. Trên vùng biển đảo Đông Bắc này đã sớm hình thành
và phát triển một nền văn hóa nổi tiếng của cư dân khai thác biển - Văn hóa Hạ Long
thuộc Hậu kỳ thời đại Đồ Đá mới (giai đoạn muộn) cách ngày nay khoảng 4000 đến
3000 năm. Văn hóa Hạ Long đã góp phần tô đậm thêm yếu tố biển của nền văn minh
đầu tiên của người Việt [24]. Về sau, cùng với sự mở rộng lãnh thổ theo thời gian,
biển Đông của Việt Nam cũng được nới dài ra theo chiều dài của lãnh thổ đất nước.
Khi lãnh thổ đã được định hình như ngày nay thì quan niệm về Biển Đông ở Việt
Nam được hiểu là vùng biển chạy dọc toàn bộ mặt Đông của đất nước, kéo dài từ
Móng Cái (ở cực Bắc) cho đến mũi Cà Mau (ở cực Nam), mở rộng ra không chỉ toàn


bộ các dải đảo ven bờ, mà cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là quan
niệm phổ biến cho đến ngày nay.
Với Việt Nam, Biển Đông có vai trò to lớn trên nhiều phương diện, cả về
kinh tế, giao thông biển cho đến an ninh - quốc phòng.
Về kinh tế: Đây là vùng biển đảo chưa nhiều tài nguyên quý gía, đặc biệt là
dầu khí và các khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy
tinh và đất hiếm. Bên cạnh đó, vùng biển này còn có các loại động vật quý khác như
đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm... Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm,
phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm
cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam. hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi
nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD. Ngoài ra, nước biển Việt Nam không chỉ có
muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều
biển. Đó là chưa kể tiềm năng cho sự phát triển của du lịch biển và du lịch sinh thái.
[49]

Về giao thông đường biển và an ninh quốc phòng: Biển Đông là nhịp cầu nối
liền Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm của các nền văn
hóa, văn minh lớn của Thế giới. Biển Đông Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc
tế từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc nên giữ một vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế
và địa - văn hóa hết sức đặc biệt. Đây có thể xem như là là cánh cửa đưa Việt Nam ra
với thế giới bên ngoài. Hiện nay, dọc bờ biển nước ta có hệ thống các cảng biển.
Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải
Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và
hệ thống sông Cửu Long., đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt
Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
Hơn nữa, xét về phương diện an ninh - quốc phòng, do đặc điểm địa hình của
Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài dọc theo Biển Đông, nên biển Đông
luôn là hướng tấn công quan trọng mà kẻ địch thường lợi dung. Do vậy, bảo vệ Biển
Đông chính là tạo ra tấm “lá chắn sườn”[49] để bảo vệ đất nước trước những mối đe


dọa từ bên ngoài. Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã nhận xét về vai trò vô
cùng quan trọng của biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc như sau: “...Do Việt Nam
có vị trí quan trọng, lại có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xưa đến nay kẻ địch
bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược Việt Nam. Và cũng ở trên biển,
trên sông, trong từng giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền
thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm...” [49]
Từ sự nghiên cứu trên, có thể thấy: Biển Đông là một biển lớn trên thế giới.
Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển Đông còn
là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn nguyên
liệu và thực phẩm quan trọng , là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển, đồng thời
cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ xát về lợi ích của các quốc gia ven biển.
1.1.2.

Bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX


Bối cảnh lịch sử Việt Nam:
Nhà Nguyễn ra đời đã được thừa hưởng nhiều thành quả của phong trào Tây
Sơn và của cả vương triều Tây Sơn, nhất là thành quả thống nhất đất nước và hoàn
chỉnh sự nghiệp thống nhất đất nước ấy. Từ đây, quan niệm về Biển Đông ở Việt
Nam đã được hiểu là vùng biển chạy dọc toàn bộ mặt Đông của lãnh thổ, kéo dài từ
Móng Cái (ở cực Bắc) cho đến mũi Cà Mau (ở cực Nam). Có thể nói, trước khi Gia
Long lên ngôi, chưa có một vương triều nào quản lý được một đất nước rộng lớn như
vậy. Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là thách thức đặt ra đối với vương triều
Nguyễn.
Hơn thế, ở giai đoạn này, Việt Nam luôn phải đương đầu với sự xâm lược,
thôn tính của thực dân Pháp. Cho đến ngày 6/6/1884 với điều ước Pa-tơ-nốt kí giữa
Pháp và nhà Nguyễn thì quyền đô hộ lâu dài của thực dân Pháp tại Việt Nam đã được
xác lập. Từ đây, bất cứ hoạt động nào (kể cả hoạt động cứu trợ, cứu nạn tàu thuyền
nước ngoài trên biển) của Việt Nam đều không thể ra khỏi "tầm nhìn", sự "quan sát"
và “kiểm soát” của thực dân Pháp. Cũng từ sự kiện này, mọi hoạt động đối nội, đối
ngoại của Việt Nam không còn tùy theo ý muốn và sự quyết định của nhà Nguyễn


nữa mà dần dần đi vào con đường do quy luật chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc địa
vạch ra. Vì thế, có thể nói rằng, Hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài bị nạn trên
biển Đông của triều Nguyễn (trong tư cách là một nhà nước độc lập) chính thức
chấm dứt vào năm 1884..
11.2.2. Bối cảnh lịch sử khu vực và thế giới
Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp tư bản ngày càng mạnh mẽ,
các nước tư bản Âu, Mỹ đã và đang đua tranh quyết liệt trong công cuộc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, nguyên liệu và nhân lực sản xuất. Từ đó, thôi thúc các nước đế quốc
Âu - Mĩ ráo riết xâm chiếm thuộc địa và châu Á - nơi tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nguồn nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại đang trong tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, suy thoái về chính trị, đã trở thành miếng mồi béo bở,

hấp dẫn đối với các nước tư bản phương Tây thời bấy giờ. Vì thế, trong giai đoạn
này, bên cạnh tàu thuyền phương Tây đến biển Đông vì mục đích thương mại thuần
túy thì cũng ngày càng nhiều tàu thuyền đặt chân đến vì biển Đông vì những mục
đích an ninh - chính trị.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khi các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu
Á, châu Phi và Mỹ la tinh, trong đó có Việt Nam thì việc triều đình nhà Nguyễn thắt
chặt giao thương hơn với các nước phương Tây là điều dễ hiểu.Chính vì lẽ đó mà
hoạt động giao thương,đặc biệt là giao thương trên biển với các nước phương tây bị
hạn chế đi nhiều.Tàu thuyền của phương tây đến neo đậu,buôn bán ở Việt Nam cũng
có phần giảm đi đáng kể.
Hơn thế, ở giai đoạn này, trước Hòa ước Thiên Tân năm 1885 kí giữa Pháp và
Trung Quốc,Việt Nam và Trung Quốc xét về hình thức vẫn là mối quan hệ giữa
thượng quốc ( Trung Quốc ) và chư hầu ( Việt Nam ). Theo đó, Việt Nam trong chính
sách ngoại thương của mình có phần ưu ái cho tàu thuyền Trung Quốc hơn so với tàu
thuyền nước phương Tây cùng thời, số lượng tàu thuyền Trung Quốc đến trao đổi,
buôn bán ở biển Đông nhiều hơn so với các nước. Kết quả là, tần suất các lần cứu


trợ, giúp đỡ tàu thuyền Trung Quốc bị nạn trên biển Đông cũng nhiều hơn như một
lẽ tất yếu.
Tất cả những đặc điểm này sẽ tác động không nhỏ đến diễn tiến, đặc điểm
của hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài gặp nạn của triều Nguyễn lúc bấy giờ.

1.2. Diễn biến của hoạt động cứu trợ tàu thuyền nước ngoài trên
biển Đông của Việt Nam (1802 - 1884)
1.2.1. Những hoạt động trấn áp, ngăn ngừa lực lượng cướp biển nhằm bảo
vệ an toàn cho tàu thuyền nước ngoài qua lại biển Đông
Lúc này dưới triều đại nhà Nguyễn thì đã có rất nhiều những hoạt động Trấn
áp, ngăn ngừa lực lượng cướp biển nhằm bảo vệ an toàn cho tàu thuyền nước ngoài
qua lại biển Đông cứu trợ tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông. Tiêu biểu như các

hoạt động : Ban bố các quy chế tuần dương, xây dựng lực lượng hải quân, khuyến
khích đóng tàu thuyền bền chắc để phục vụ công tác chống nạn cướp biển; Tuần tra
và kiểm soát vùng biển; Bước đầu hợp tác quốc tế để chống lại giặc biển; Ban bố các
quy chế tuần dương, xây dựng lực lượng hải quân, khuyến khích đóng tàu thuyền
bền chắc để phục vụ công tác chống nạn cướp biển.
• Xây dựng, phát triển thủy quân:
Trước hết, nhà Nguyễn rất được chú trọng xây dựng, phát triển thủy quân.
Không có lực lượng thủy quân mạnh, nhà Nguyễn không thể thực thi thành công mọi
hoạt động trên biển.
Thủy quân dưới thời nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ, được trang bị
nhiều vũ khí hiện đại của phương Tây, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia, đặc biệt bảo vệ chủ quyền tại các đảo.Trong thời kì trị vì của vua
Minh Mệnh (1820-1840), thủy quân được tổ chức tương đối quy củ, chặt chẽ. Thủy
quân thời vua Minh Mệnh được chia làm hai cấp là cấp trung ương (Kinh thành) và
cấp địa phương (tỉnh). Trang bị của thủy quân dưới thời vua Minh Mệnh ngoài
thuyền bè và các loại vũ khí thông thường, còn được trang bị cả những vũ khí,
phương tiện hiện đại của phương Tây.


Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng rất chú trọng xây dựng, phát triển thuyền
bè đi lại trên biển. Ví dụ: Trong thời kì trị vì của mình, vua Minh Mệnh đã cho đóng
mới khoảng 649 thuyền, trung bình mỗi năm đóng mới khoảng 30 chiếc. Trong đó có
157 thuyền nhanh hạng nhẹ, 100 chiến thuyền, 348 thuyền không bọc đồng chủ yếu
dùng trong công việc vận tải, 42 chiếc thuyền bọc đồng theo kiểu phương Tây . Chỉ
tính riêng năm 1821, nhà Nguyễn đã cho đóng mới 150 thuyền. Hay năm 1826, nhà
Nguyễn cho đóng thêm 106 thuyền. Đến năm 1827, nhà Nguyễn đóng thêm 50
thuyền và đến năm 1837, triều Nguyễn tiếp tục cho đóng thêm 85 thuyền...Đặc biệt,
thời vua Minh Mệnh, Việt Nam đã đóng được 2 chiếc thuyền máy chạy bằng hơi
nước vào năm 1838 và 1839. [43; tr.45-56]
Ông còn đề xướng và ủng hộ sự nghiệp hàng hải ở hải ngoại. Bởi thế, dưới

thời Minh Mệnh, hầu hết năm nào đội thuyền của triều đình cũng được cử đến các
nước Đông Nam Á hải đảo ở vùng “Hạ Châu”. Theo phản ánh của Đại Nam thực lục
và Minh Mệnh chính yếu, chúng ta được biết rằng, từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822)
đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), vua Minh Mệnh ít nhất đã cử 30 đợt các quan
văn võ đến vùng Hạ Châu và Tiễn Tây Dương học tập chiến thuật đánh thủy của các
nước phương Tây “để lấy làm biện pháp tập luyện của hải quân” và cũng là tham
khảo kĩ thuật đóng tàu của họ bởi theo ông: “nước Xích Mao và Ma Li Căn giỏi thủy
chiến, cách cho thuyền chạy, hoặc chiến trên chiều gió, hoặc chiến dưới chiều gió,
khoảng cách nào là không tiện lợi nhanh chóng, tùy cơ ứng biến, phóng ra không
cừng, thực nên bắt chước” [37; tr.76].
Trong khi đó, ở Trung Quốc lúc này, Trung Quốc vẫn đang chủ trương phòng
thủ thụ động trên bờ, không lưu tâm đến việc bảo toàn an ninh biển Đông. Điều này
được phản ảnh sinh động khi viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang ngày
30/12/1807 tâu xin chế tạo nhiều thuyền để ra biển bắt cướp “Thuyền cướp qua lại
đợi chờ mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo
tung tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế,
nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt” thì đã bị vua Gia Khánh phản bác ngay


×