Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lỗi chính tả của học sinh lớp 4 trường tiểu học chiềng sinh – sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC
CHIỀNG SINH – SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sơn La, tháng 04 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC
CHIỀNG SINH – SƠN LA

Chuyên ngành: Khoa học giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng

Sơn La, tháng 04 năm 2018


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ
Tiến Dũng, Trƣởng khoa Tiểu học – Mầm non, Trƣờng Đại học Tây Bắc, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Tiểu học – Mầm non
những ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong
thời gian học tập. Và em xin cảm ơn thầy cô và các em học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu
học Chiềng Sinh – Sơn La, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình khảo sát lỗi
chính tả tại trƣờng.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể K55 – ĐHGD Tiểu học B, cũng
nhƣ gia đình, bạn bè những ngƣời luôn quan tâm, động viên nhiệt tình, giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày……tháng……năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK


: Sách giáo khoa

M

: Mẫu

TP

: Thành phố


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3
3.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................4
7. Cấu trúc đề tài ...............................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................6
1.1 Cơ sở lí luận ................................................................................................................6
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu ............................................6
1.1.1.1 Chính tả và những vấn đề chính tả tiếng Việt ....................................................6
1.1.1.2 Đặc điểm chính tả tiếng Việt ..............................................................................7
1.1.1.3 Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt ................................................................9

1.1.1.4 Quan hệ giữa âm và chữ....................................................................................10
1.1.1.5 Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ .................................................................12
1.1.1.6 Quy tắc chính tả tiếng Việt ..................................................................................12
1.1.1.7 Bất hợp lí trong chữ quốc ngữ ............................................................................16
1.1.2 Tầm quan trọng của phân môn Chính tả ở Tiểu học .............................................17
1.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả ở Tiểu học ....................................17
1.1.2.2 Vị trí, tính chất của dạy học chính tả ở trƣờng Tiểu học ...................................18
1.1.3 Cơ sở khoa học của việc dạy học tiếng Việt .........................................................18
1.1.3.1 Con đƣờng “có ý thức” và “không có ý thức” trong dạy học chính tả ..............18
1.2 Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................20
1.2.1 Thực trạng dạy và học chính tả .............................................................................20
1.2.1.1 Thực trạng dạy chính tả trong nhà trƣờng..........................................................20


1.2.1.2 Thực trạng học chính tả trong nhà trƣờng..........................................................23
1.2.2 Chƣơng trình và sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học .......................................25
1.2.2.1 Mục tiêu phân môn Chính tả ở Tiểu học ............................................................25
1.2.2.2 Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa ..............................................................25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................................27
CHƢƠNG 2: LỖI CHÍNH TẢ VÀ NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI CỦA HỌC SINH
LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH – SƠN LA ......................................28
2.1 Khảo sát thu thập tƣ liệu ...........................................................................................28
2.1.1 Mục đích khảo sát ..................................................................................................28
2.1.2 Đối tƣợng khảo sát .................................................................................................28
2.1.3 Nội dung và cách thức khảo sát .............................................................................28
2.1.4 Kết quả khảo sát .....................................................................................................28
2.1.4.1 Ngữ liệu và phƣơng pháp ...................................................................................28
2.1.4.2 Một số loại lỗi thƣờng gặp về chính tả của học sinh .........................................28
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CHỮA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC
SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH - SƠN LA ...........................37

3.1 Luyện phát âm và giải mã từ ....................................................................................37
3.2 Khả năng kết hợp của các nguyên âm và phụ âm với nhau .....................................39
3.3 Mẹo luật chính tả ......................................................................................................39
3.3.1 Phân biệt l/n ...........................................................................................................40
3.3.2 Phân biệt tr/ch ........................................................................................................42
3.3.3 Phân biệt x/s ...........................................................................................................44
3.3.4 Phân biệt d/gi và r ..................................................................................................45
3.3.5 Một số biện pháp khắc phục ...................................................................................47
3.3.5.1 Lỗi nhầm lẫn l/đ...................................................................................................47
3.3.5.2 Lỗi nhầm lẫn b/v..................................................................................................48
3.4 Làm các bài tập chính tả ............................................................................................49
3.4.1. Bài tập điền khuyết ...............................................................................................49
3.4.2. Bài tập chọn lựa ....................................................................................................50
3.4.3 Bài tập tìm từ .........................................................................................................51
3.4.4 Bài tập phát hiện ....................................................................................................51
3.4.5 Bài tập phân biệt ....................................................................................................51


3.4.6 Bài tập giải câu đố .................................................................................................51
3.4.7 Bài tập hình thành các quy tắc ...............................................................................52
3.5 Thực hành thƣờng xuyên và ghi nhớ........................................................................53
3.6 Sửa lỗi chính tả qua chấm, chữa bài cho học sinh ...................................................55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................58
1. Kết luận .......................................................................................................................58
2. Khuyến nghị ................................................................................................................59
2.1. Đối với phụ huynh học sinh ....................................................................................59
2.2. Đối với nhà trƣờng...................................................................................................59
2.3. Đối với giáo viên .....................................................................................................60
2.4. Đối với Phòng giáo dục ...........................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc ta đang trong thời kì hội nhập, đây là cơ hội cũng là thách thức, từ kinh tế
chính trị xã hội đến giáo dục, làm sao để có thể hòa nhập mà không bị hòa tan là yêu
cầu đặt ra cho thế hệ trẻ. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong đó ngôn ngữ
có vị thế vô cùng quan trọng. Nhƣ chúng ta đã biết: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt” là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Tiếng nói là của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân
tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó ngày càng phổ biến rộng khắp”
(Dẫn theo [15]). Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếng Việt và chữ Quốc ngữ đã
đƣợc Đảng và nhà nƣớc chọn làm ngôn ngữ và chữ viết chính của dân tộc.
Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc
dân”. Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định
tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Đây là tiền đề để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những
con ngƣời xã hội chủ nghĩa có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức trong giai đoạn
mới. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã khẳng định: “Chữ viết xuất hiện là một
bƣớc ngoặt trong lịch sử văn minh của loài ngƣời”.
Cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên báo Tiền Phong số 1760 nhƣ sau:
“Chữ viết cũng là một loại biểu hiện của nết ngƣời”. Chữ viết là một công cụ vô cùng
quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hóa, văn minh của từng dân tộc và chữ
viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức, tƣ
duy của con ngƣời. Với học sinh tiểu học, chữ viết phản ánh chất lƣợng học tập, rèn
luyện kĩ năng viết chữ của các em và cũng là hành trang để các em bƣớc lên các bậc
học cao hơn. Mùa thu độc lập đầu tiên Bác gửi thƣ cho các em thiếu nhi, Bác đã căn
dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh
vai với các cƣờng quốc năm châu hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học

học tập của các em”.
Ở Tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục
tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho
học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần hình thành
nhân cách con ngƣời mới. Chính tả là hình thức chữ viết đúng, đƣợc toàn thể cộng
đồng ngôn ngữ chấp nhận. Dạy tốt chính tả cho học sinh Tiểu học là góp phần rèn

1


luyện một trong bốn kỹ năng cơ bản mà các em cần đặt tới. Phân môn Chính tả trong
môn Tiếng Việt nhƣ ta biết đây là phân môn đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành kĩ năng chính tả ở bậc Tiểu học.
Thực tế hiện nay, trong các trƣờng Tiểu học, việc viết sai chính tả của các em học
sinh ở miền núi Tây Bắc trong đó có trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La là một
điển hình. Các em mắc lỗi chính tả nhiều, kĩ năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế.
Tiếng Việt là phƣơng tiện để phục vụ cho các em học tập các môn học khác. Việc các
em nắm bắt kĩ năng sử dụng tiếng Việt kém cũng nhƣ viết sai chính tả sẽ khiến các em
gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các kiến thức và kĩ năng trong học tập và giao
tiếp. Điều này cũng gây khó khăn cho việc bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhƣ chúng ta đã biết, lớp 4 là một giai đoạn hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học.
Giai đoạn này có những bƣớc phát triển về trí não, tƣ duy, tâm tƣ, tình cảm. Vì vậy,
việc rèn luyện kĩ năng chính tả cho các em là vô cùng quan trọng đáp ứng đƣợc sự
phát triển của xã hội. Nhƣ chúng ta đã nói ở trên hiện tƣợng viết sai chính tả của học
sinh Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La nói chung và của học sinh lớp 4 nói riêng,
từng bƣớc khắc phục đƣợc các lỗi về chính tả, giúp học sinh diễn đạt chính xác ý định
mà mình muốn giao tiếp.
Trên đây là lí do để tôi lựa chọn đề tài: “Lỗi chính tả của học sinh lớp 4 trƣờng
Tiểu học Chiềng Sinh- Sơn La”.

2. Lịch sử vấn đề
Thực hiện khóa luận này, tôi quan tâm nghiên cứu các công trình sau: “Phƣơng
pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học” - Lê Phƣơng Nga (2002), Nhà xuất bản Đại học Sƣ
Phạm. Cung cấp thông tin về những vấn đề chung của phƣơng pháp dạy học tiếng Việt
và các phân môn dạy học tiếng Việt ở Tiểu học. Bên cạnh đó, các tác giả còn đƣa ra
nhiều phƣơng pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học phát huy tích cực của
học sinh trong từng phân môn cụ thể.
Cuốn “Dạy học chính tả ở Tiểu học” (Nhà xuất bản Giáo Dục - 2002) đã cung cấp
những thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt liên quan
đến tả cũng nhƣ những quy tắc chính tả. Đây là tài liệu thực sự cần thiết cho các giáo
viên Tiểu học đang giảng dạy chính tả ở những vùng phƣơng ngữ.

2


Trong “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chƣơng trình mới” (Nhà xuất
bản giáo dục - 2007) đã cung cấp những thông tin tổng quát về chƣơng trình dạy học
tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học của một số nƣớc trên thế giới. Tác giả cho rằng: Việc dạy
chính tả phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ (công cụ tƣ duy và công cụ
giao tiếp). Phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải hƣớng tới việc
giao tiếp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra vấn đề cần tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu
dạy tiếng mẹ đẻ trên thế giới cũng nhƣ đặc điểm cần khắc phục của các loại môn học
và thực tiễn của việc xây dựng chƣơng trình trƣớc. Đó chính là cơ sở khoa học môn
Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng.
Cuốn “Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” - tài liệu đào tạo giáo viên 2007 của bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên Tiểu học đã biên soạn các
modun đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ,
cập nhật những đổi mới về nội dung, phƣơng pháp dạy học và khả năng đánh giá kết
quả giáo dục Tiểu học theo chƣơng trình sách giáo khoa Tiểu học mới. Điểm mới của
tài liệu này là đƣa ra nhiều phƣơng pháp dạy học mới nhƣ sử dụng băng hình, phƣơng

pháp giao tiếp,… nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học học sinh.
Trong cuốn “Vui học Tiếng Việt” - Trần Mạnh Hƣởng, tập 1 (2002), Nhà xuất
bản Giáo dục, tác giả nhấn mạnh những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp học sinh
luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc,
diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ đƣợc tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
Cuốn “Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học” - Lê A (1982), Nhà xuất bản Đại học Sƣ
phạm, đã đề cập tới vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn chính tả ở Tiểu học, cơ sở
khoa học của việc dạy học chính tả, chƣơng trình sách giáo khoa dạy chính tả.
Các công trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quý báu để giúp chúng tôi
thực hiện đề tài: “Lỗi chính tả của học sinh lớp 4 trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận hƣớng tới việc xác định chính xác lỗi về chính tả của học sinh lớp 4
Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La một cách có căn cứ khoa học dựa trên lý
thuyết của ngôn ngữ học hiện đại và đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - TP Sơn La.

3


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ mục đích đã đƣợc xác định nhƣ trên, khóa luận đƣợc triển khai hƣớng tới
các nhiệm vụ nhƣ sau:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc học chính tả ở trƣờng Tiểu
học nói chung.
+ Khảo sát, thống kê, phân loại lỗi, chỉ ra thực trạng mắc lỗi, nguyên nhân mắc
lỗi của học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La.
+ Đề xuất một số biện pháp để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 Trƣờng
Tiểu học Chiềng Sinh - TP Sơn La.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Khóa luận nghiên cứu tìm hiểu về lỗi chính tả của học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu
học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - TP Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau :
- Nhóm phƣơng pháp lí luận:
+ Phƣơng pháp đọc: Nhằm hình thành lý thuyết để làm cơ sở căn cứ cho việc
nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp phân tích: Để làm rõ các vấn đề khi nghiên cứu
+ Phƣơng pháp tổng hợp hóa và khái quát hóa các tài liệu có liên quan làm cơ sở
lý luận cho đề tài.
- Nhóm phƣơng pháp thực tiễn
+ Phƣơng pháp quan sát: Để thu thập tƣ liệu cho đề tài một cách khách quan
+ Phƣơng pháp trò chuyện: Từ đó phát hiện lỗi chính tả của các em.
+ Phƣơng pháp tổng kết.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm
+ Phƣơng pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
6. Đóng góp của khóa luận
- Nếu đề tài có tính khả chấp sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên
chuyên ngành giáo dục Tiểu học, giáo viên Tiểu học, nhất là các giáo viên dạy tại các

4


trƣờng có nhiều học sinh mắc lỗi chính tả trong quá trình rèn luyện cho các em ở phân
môn chính tả.
- Các biện pháp đề xuất trong khóa luận sẽ một phần nào góp phần nâng cao hiệu
quả trong dạy học chính tả cho học sinh lớp 4 Trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh - TP Sơn

La.
7. Cấu trúc khóa luận
- Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu thâm khảo, mẫu phiếu điều tra, cấu
trúc của khóa luận gồm ba chƣơng cụ thể:
+ Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn
+ Chƣơng 2 : Lỗi chính tả và nguyên nhân mắc lỗi của học sinh lớp 4 Trƣờng
Tiểu học Chiềng Sinh – Sơn La
+ Chƣơng 3 : Một số biện pháp để chữa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 Trƣờng
Tiểu học Chiềng Sinh - TP Sơn La.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1.1 Chính tả và những vấn đề chính tả tiếng Việt
Chính tả là một trong những phân môn thuộc môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nó là
phân môn xuyên suốt cả bậc học tiểu học. Chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và
những quy tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng viết. Hay nói cách khác, chính tả
là những quy định về cách viết đúng đối với từ ngữ nhƣ tên ngƣời, tên địa lý, tên các
tổ chức cơ quan đoàn thể, các từ ngữ phiên âm tiếng nƣớc ngoài các dấu câu… Chính
tả chủ yếu là cách viết, nó giúp cho ngƣời viết biết lựa chọn cách viết đúng chuẩn theo
những quy tắc đã đƣợc thừa nhận chung.
Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) đƣợc xây dựng theo hệ thống chữ cái
La-tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái sau:
a) Dùng ghi 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i(y), o, ô, ơ, u, ƣ và 3 nguyên âm
đôi iê/yê, ia/ya, ƣơ/ƣa, uô/ua.
b) Dùng để ghi 23 phụ âm : b, c(k,q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n, nh,

ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu (ngôn ngữ đa thanh),
Chữ viết tiếng Việt còn sử dụng 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: dấu ` (ghi thanh huyền),
dấu ͂ (ghi thanh ngã), dấu ͘ (ghi thanh nặng), dấu ˀ (ghi thanh hỏi), dấu ˊ (ghi thanh sắc),
không dung dấu để ghi thanh không (thanh ngang).
Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp
với chuẩn”. Nói cách khác, chính tả là việc chuẩn chữ viết của một ngôn ngữ, yêu cầu
cơ bản chính tả là việc thống nhất cách viết cho từng từ cụ thể trên phạm vi toàn quốc
và trên tất cả các loại hình văn bản viết.
Một “ngôn ngữ văn hóa” không thể không có chính tả thống nhất, chính tả có
thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa các địa
phƣơng trong cả nƣớc cũng nhƣ giữa các thế hệ với nhau.
Dạy chính tả là rèn luyện cho HS kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt theo
chính tả Tiếng Việt và làm bài tập. Qua đó dạy chính tả còn rèn các kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời

6


sống. Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm, đọc nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế ấy. Muốn HS
viết đúng chính tả thì cần giúp HS hiểu đúng nghĩa của từ. Có thể dạy chính tả theo 2
cách: có ý thức và không có ý thức
+ Cách có ý thức: (phƣơng pháp dạy học có tính tự giác). Bắt đầu từ việc nhận
thức quy tắc mẹo luật chính tả. Trên cơ sở đó luyện tập và từng bƣớc đạt tới các kĩ xảo
chính tả bằng con đƣờng có ý thức sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức. Đó là con
đƣờng ngắn nhất và hiệu quả cao.
+ Cách không có ý thức: (phƣơng pháp máy móc). Dạy chính tả không cần biết
đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật
của hành động. Phƣơng pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy
sự phát triển của tƣ duy.

Nhƣ vậy, phân môn chính tả là phân môn khoa học, một lĩnh vực có ảnh hƣởng
trực tiếp đến các môn học, các lĩnh vực khác trong đời sống. Chính tả mang tính logic
chặt chẽ từ thấp đến cao, từ tƣ duy đơn giản đến phức tạp, chính tả có tính liên tục nên
khi học cần chú ý không để hổng kiến thức. Chính tả chủ yếu là cách viết, nó giúp con
ngƣời biết lụa chọn cách viết đúng chuẩn theo những quy tắc đã đƣợc thừa nhận
chung.
1.1.1.2 Đặc điểm chính tả tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích tính, tức là các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng
trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời. Ví dụ, trong
bốn câu thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta dễ
dàng nhận diện số lƣợng các âm tiết trong mỗi câu thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ (7 âm tiết)
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên (7 âm tiết)
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (7 âm tiết)
Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (7 âm tiết)
Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định (tiếng Việt có 6 thanh).
Khi viết chữ, phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với
âm chính có nguyên âm đôi) của âm tiết. Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và
ổn định. Hiện nay, vẫn có khuynh hƣớng khác nhau khi nhìn nhận cấu tạo âm tiết tiếng
Việt. Chúng ta có thể tán thành khuynh hƣớng cho rằng ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng
Việt có cấu tạo nhƣ sau:

7


Thanh điệu
Vần

Phụ âm đầu


Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trong đó, âm chính và thanh điệu là 2 bộ phận không thể thiếu đƣợc trong cấu
tạo của bất kì âm tiết nào của tiếng Việt.
Muốn xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ chúng ta đặt chữ vào khuôn âm
tiết. Chẳng hạn:
Vần
Cả chữ

Phụ âm đầu

Âm đệm

Âm
chính

Âm cuối

Thanh điệu

Á

A

án


A

N

Sắc

O

A

N

Huyền

oàn

Sắc

hoàn

H

O

A

N

Huyền


quân

Q

U

Â

N

Ngang

quyền

Q

U



N

Huyền

thuế

TH

U


Ê

Sắc

Khi xác định đƣợc kí hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh lên trên (hoặc
dƣới) kí hiệu đó: thượng, ngõ, hải, thái, chỗ… Trong trƣờng hợp có hai kí hiệu biểu
thị âm chính (âm chính là nguyên âm đôi).
- Ghi dấu thanh điệu trên kí hiệu có dấu phụ: chuyển, huyền, ngửa, suốt, chửa,
nằm,…
- Ghi dấu thanh điệu trên kí hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu
không có dấu phụ: phía, chìa,…
- Ghi dấu thanh điệu trên kí hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu
đều có dấu phụ: nước, bưởi,…

8


Để tiện ghi nhớ, có một mẹo nhỏ giúp chúng ta ghi dấu thanh điệu đúng :
- Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên nguyên âm
đó : ý, á, ế,..
- Khi phần vần có từ hai kí hiệu ghi âm (âm đệm và nguyên âm hoặc nguyên âm
đôi) trở lên nếu :
+ Vần đang xét, về nguyên tắc, có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một trong
các phụ âm (m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dƣới)
kí hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hòa(ng), quắ(t), quyê(n), nằ(m), bá(c),
mậ(n),…
+ Vần đang xét, về nguyên tắc không thể kết hợp đƣợc với một trong các phụ
âm kể trên làm âm cuối, đã đặt dấu ghi thanh điệu lên trên (dƣới) kí hiệu nguyên âm
ngay bên trái kí hiệu nguyên âm cuối cùng : này, mùi, hẹn, hứa,..
1.1.1.3 Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt

 Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm kí hiệu ghi phần đầu của âm tiết.
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của âm tiết.
- Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị trí rõ ràng)
- Các kí hiệu : p, t, m, n, ng(nh), i(y),u(o) biểu thị các âm cuối.
 Sự phân bổ vị trí giữa các kí hiệu cùng biểu thị một âm
- Mặc dù có những điểm chƣa hợp lí, song chữ quốc ngữ đã thiết lập đƣợc một
bộ quy tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện, nƣớc
đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đƣợc xã hội hóa và trở thành thói quen chính tả
của ngƣời Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục tính phức tạp, rắc rối
phát nguyên từ những trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy
tắc bổ sung đó
+ K, C, Q
K viết trƣớc các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): e, ê, i (kể, kế,
kia,…)
C viết trƣớc các kí hiệu ghi nguyên ân (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â, o, ô, ơ,
u, ƣ (cá, câu, căn, cứ,..)
Q viết trƣớc âm đệm: u (quá, quả, quần,…)
+ G, GH-NG, NGH

9


G viết trƣớc kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â, o, ô, ơ, u,
ƣ (gà, gở, gừng, gù,…)
GH viết trƣớc các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): ê, i ( ghê,
ghi,..)
NG, NGH viết trƣớc các kí hiệu ghi nguyên âm ( bộ phận nguyên âm đôi): ơ, ê,
i (nghe, ngờ, nghi,..)
+ IÊ, YÊ, IA, YA

IÊ viết sau âm đầu, trƣớc âm cuối: chiếu, tiền,..
YÊ viết sau âm đệm, trƣớc âm cuối: tuyền, quyển,…hoặc khi mở đầu âm tiết :
yến, yết,…
IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: kia, bia,….
YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya,…
+ UA, UÔ
UA viết khi không có âm cuối: quả, của, sủa,…
UÔ viết trƣớc âm cuối: muối, chuối, cuối,…
+ ƢA, ƢƠ
ƢA viết khi không có âm cuối: dƣa, xƣa, trƣa, mƣa,..
ƢƠ viết trƣớc âm cuối: nƣớc, trƣớc, mƣơng,…
+ O, U làm âm đệm
Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quá, quả, quí, quần,..
Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
Viết O trƣớc các nguyên âm: a, ă, e (khóa, khoăn, xoe,…)
Viết U trƣớc các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (huấn, khủy, khuya , huệ…)
+ I, Y làm âm chính
I viết sau âm đầu: kĩ, bí, bính, minh…
Y viết sau âm đệm: quý, quỳnh, quýt…
Khi đứng một mình viết I ngắn đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới… Viết
Y đối với các từ gốc Hán: y tá, ý kiến…
1.1.1.4 Quan hệ giữa âm và chữ
Đặc trƣng loại hình của tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn
lập. Đặc trƣng này thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp nhƣng thể
hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm. Xét từ góc độ ngữ âm, tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có nhiều

10


thanh điệu độc lập mang nghĩa. Vì thế, trong chuỗi lời nói ranh giới các âm tiết đƣợc

thể hiện rõ ràng, các âm tiết không bị nối dính với nhau nhƣ trong các ngôn ngữ biến
hình. Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ. Các
yếu tố cấu tạo ấm tiết kết hợp với nhau ở mức độ lỏng, chặt khác nhau. Phụ âm đầu,
vần và thanh kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Vần có vài trò quan trọng trong tiếng Việt.
Âm tiết có thể không có phụ âm đầu nhƣng không thể thiếu phần vần.
Chữ viết tiếng Việt thƣờng đƣợc gọi là chữ Quốc ngữ, đƣợc xây dựng trên cơ
sở bộ chữ cái La - tinh. Gọi là chữ Quốc ngữ có tác dụng phân biệt với chữ Hán và chữ
viết tiếng Hán (Trung Quốc) và với chữ Nôm, thứ chữ tiếng Việt đƣợc tạo ra trên cơ
sở chữ Hán. Chữ Quốc ngữ ghi lại âm thanh tiếng Việt bằng đƣờng nét và hình dáng.
Các âm trong tiếng Việt đƣợc ghi lại bằng chữ cái hoặc tập hợp các chữ cái. Nhƣ vậy,
chữ viết cần phải ghi lại và phân biệt giữa các âm thanh của tiếng Việt. Chữ viết của
tiếng Việt của chữ ghi âm nên nguyên tắc chính tả cơ bản của kiểu chữ này là nguyên
tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị đƣợc thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết,
mỗi từ có một cách viết nhất định. Nói cách khác , giữa cách đọc và cách viết thống
nhất với nhau. Đọc nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế ấy. Do đó, việc viết đúng phải dựa trên
đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính
tả có mối quan hệ mật thiết với nhau nhƣng lại có quy trình hoạt động trái ngƣợc nhau.
Nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển
hóa văn bản dƣới dạng âm thanh thành văn bản viết.
Trong thực tế, sự biểu hiện các mỗi quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú và
đa dạng. Cụ thể, chính tả tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào cách phát âm thực tế của
mỗi phƣơng ngữ nhất định nào. Ở mỗi địa phƣơng, ngƣời dân có thói quen phát âm
riêng đều có những sai lệch so với chính âm, cho nên không thể thực hiện phƣơng
châm “Nói nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế ấy” đƣợc. Chẳng hạn, ngữ văn => ngử văn, chủ
nghĩa => chủ nghỉa nhƣ cách phát âm của phƣơng ngữ Thanh Hóa…Vì thế, để phát
huy một cách có ý thức, đặc biệt là những vùng phƣơng ngữ, việc dạy Chính tả phải
theo sát nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là tôn trọng việc phát âm, lấy âm để điều chỉnh
chữ viết. Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhƣng trong thực tế muốn viết
đúng chính tả việc nắm đúng nghĩa của từ là rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một
trong những cơ sở giúp ngƣời học viết đúng chính tả.


11


1.1.1.5 Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ
Chữ quốc ngữ so với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới có phần hợp lí
hơn và chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của điều
này là ở chỗ chữ quốc ngữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc âm vị học (hay nhƣ vẫn
quen gọi là nguyên tắc ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa
âm và chữ phải có quan hệ tƣơng ứng “1-1”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc
ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:
- Mỗi âm chỉ do một kí hiệu biểu thị.
Ví dụ nhƣ: Âm a chỉ có một kí hiệu biểu thị là /a/. Hoặc âm bờ chỉ có một kí
hiệu biểu thị là /b/. Tƣơng tự âm mờ chỉ có một kí hiệu biểu thị là /m/…
Mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở
mọi vị trí trong từ.
Ví dụ: Kí hiệu là /m/ trong từ “mũm mĩn”, /m/ đứng đầu từ hoặc cuối luôn luôn
chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất là mờ.
Về căn bản, chữ quốc ngữ đƣợc tạo ra thỏa mãn khá đầy đủ các điều kiện đó.
1.1.1.6 Quy tắc chính tả tiếng Việt
a) Quy tắc viết hoa cơ bản
- Đầu câu, danh từ riêng.
Ví dụ: Bác Hồ, Tổ quốc, Mặt Trời,…
- Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp.
Ví dụ: Thanh gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi!
- Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa.
Ví dụ: Xoài có nhiều loại: xoài tƣợng, xoài cát, xoài thanh ca,…
- Viết hoa tên ngƣời, tên địa danh nƣớc ngoài: phiên âm, dịch ra tiếng Việt.
+ Trƣờng hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết tên ngƣời, tên
địa lí Việt Nam.

Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Khổng Tử, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào
Nha, Triều Tiên …
+ Trƣờng hợp phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát
theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có
gạch nối giữa các âm tiết.

12


Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va,
I-ta-li-a, An-giê-ri, …
b) Quy tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết (Trƣờng hợp i/y)
- Có 3 trƣờng hợp viết y:
+ Bắt buộc viết y đứng sau âm đệm nhƣ: huy, tuy, thúy,…
+ Đứng sau nguyên âm ngắn a nhƣ ây
+ Đứng trƣớc ê khi chữ đó không có âm đầu nhƣ: yêu, yết, yếm
- Trƣờng hợp bắt buộc viết i:
+ Sau các nguyên âm dài, trong đó các vần kết thúc bằng phụ âm mà không có
âm đệm.
Ví dụ : kim tim, tin, …
+ Trƣớc a khi chữ đó không có âm đệm nhƣ: lía, kia, chia,…
- Trƣờng hợp viết i/y đều đúng trong trƣờng hợp có âm tiết mở (Khuyến khích
học sinh viết i: Châu Mĩ/Châu Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ,…)
- Phải viết i hoặc y bắt buộc do phân biệt nghĩa.
Ví dụ: bàn tay - lỗ tai; ngày mai - may mắn; khoái chí - cái khoáy âm dƣơng.
c) Quy tắc sử dụng âm đầu l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; c/k/q:
* Trƣờng hợp l/n
- Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm
tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết, không
chọn n.

Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng
quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn,
lƣu luyến, luyên thuyên, tuý luý, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả l và n đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể
chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n.
Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì,
lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...
+ Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ
cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc
khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do

13


đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhầt
có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu
khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trƣờng hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).
Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, ... gian nan,
gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn, ... cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt,
khoác lác, ...
- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.
Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh,
nhố nhăng - lố lăng, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.
Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích - ních, cạy - nạy, ...
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thƣờng viết bằng n.
Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, ...
* Trƣờng hợp ch/tr
- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu

gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt choắt, chích choè,
chí chéo, chuệch choạc, chuếnh choáng, ...
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thƣờng có âm đầu tr. Do
đó nếu gặp các dạng này ta chọn tr để viết, không chọn ch.
Ví dụ: trọng, trƣờng, trạng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lƣu, trù bị, ...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên
các hoạt động, chỉ quan hệ giữa những ngƣời trong gia đình và những từ mang
ý nghĩa phủ định thƣờng có âm đầu ch.
Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo, ... chuối, chanh, chôm
chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ, ... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chẳng,
chƣa, chớ, chả, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.
Ví dụ: trồng - giồng, trầu - giầu, trời - giời, trăng - giăng, ...
- Trong cầu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn
cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.

14


Ví dụ: chông chênh, chen chúc, chăm chỉ, chân chất, chập chững, ... tròn trĩnh, trùng
trục, trăn trở, tròng trành, trơ tráo, trập trùng, ...
+ Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng có âm đầu ch (trừ một số trƣờng hợp đặc
biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi)
Ví dụ: chơi vơi, lừng chừng, chàng màng, chênh vênh, chán ngán, chót vót...
* Trƣờng hợp s/x
- Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các
trƣờng hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các tiềng dạng này thì ta
chọn x để viết không chọn s.

Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, xoăn, xoe, xuân,...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn
cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x.
Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sờ soạng, sục sạo, sung sƣớng, sỗ sành, ... xao xuyến, xôn
xao, xàm xỡ, xì xào, xí xoá, xấp xỉ, xoèn xoẹt, ...
+ Láy vần: Tiếng có x thƣờng láy với tiềng có l, trừ một số trƣờng hợp: lụp sụp, đồ sộ,
sáng láng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x.
Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lộn xộn, lao xao, xoi mói, xích mích, xa lạ, ...
- Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x:
Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xổ số, soi xét, ...
* Trƣờng hợp r/d/gi
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do
đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.
Ví dụ: kinh doanh, doạ nạt, doãn ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
- Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thƣờng viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu, ...
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thƣờng viết gi.
Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, ...
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thƣờng viết với âm đầu gi khi vần có âm
đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dƣơng, do thám, dƣơng

15


liễu, dƣ dật, ung dung, ...
- Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng

cùng có âm đầu gi, r hoặc d.
Ví dụ: giành giật, giãy giụa, giục giã, già giặn, giấm giúi, ... dai dẳng, dào dạt, dằng
dặc, dập dìu, dãi dầu, ... ríu rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run rẩy, rung ring, rƣng rức, rùng
rợn, rón rén, rừng rực, rạng rỡ, rực rỡ, ...
+ Láy vần: Tiếng có d thƣờng láy với tiếng có l, tiếng có r thƣờng láy với tiếng
có b hoặc c, tiếng có gi thƣờng láy với tiếng có n.
Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai, ... bứt rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò rò, bủn rủn, ... gian
nan, gieo neo, giãy nảy.
- Một số từ láy có các biến thể khác nhau: rào rạt - dào dạt, rập rờn - giập giờn,
dân dấn - rân rấn, dun dủi - giun giủi, dấm dứt - rấm rứt, dở dói - giở giói, gióng giả dóng dả, réo rắt - giéo giắt. rậm rật - giậm giật, ...
- Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và
tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và
âm đầu gi.
Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy, giận dữ, gian
dối, giận dỗi, giao duyên, ...
* Trƣờng hợp c/k/q
- Giúp cho học sinh nắm đƣợc các qui luật:
+ q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu
+ c luôn đứng trƣớc các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ƣ.
+ k luôn đứng trƣớc các nguyên âm: i, e, ê.
1.1.1.7 Bất hợp lí trong chữ quốc ngữ
Nguyên tắc chính tả cơ bản của tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra,
chính tả tiếng Việt còn đƣợc xấy dựng trên những nguyên tắc nhƣ: Nguyên tắc truyền
thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt và liên kết… Những nguyên tắc này không đồng
nhất với ngữ âm học, do vậy chính tả tiếng Việt còn tồn tại những bất hợp lí. Chính tả
tiếng Việt vừa thừa, vừa thiếu, vừa đơn giản lại phức tạp. Đơn giản vì chữ quốc ngữ là
chữ viết ghi âm ở dạng ổn định, phát âm thế nào thì viết nhƣ thế ấy, ít lệ thuộc vào ngữ
pháp nhƣ chính tả ở các ngôn ngữ biến hình từ (tiếng Anh). Phức tạp ở chỗ tiếng Việt

16



tuy là ngôn ngữ thống nhất chung trong cả nƣớc nhƣng có nhiều phƣơng ngữ khác
nhau (phƣơng ngữ Bắc Bộ, phƣơng ngữ Trung Bộ và phƣơng ngữ Nam Bộ). Tuy
nhiên, nó chỉ đƣợc chấp nhận ở dạng lời nói trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn
của tiếng Việt chƣa đƣợc xác định một cách chính thức nên khó có thể phổ biến hệ
thống đó một cách rộng rãi đƣợc. Bên cạnh việc phát âm không phù hợp với tiêu
chuẩn có trƣờng hợp một từ đồng thời mang hai biến thể phát âm, khó có thể xác định
biến âm nào là chuẩn nhƣ trai- giai, trầu - giầu… Hay cũng có khi cùng một cách phát
âm lại có hai cách viết nhƣ :

/z/

Da bò
Gia vị
Địa lí

/i/
Lý Thái Tổ
Trong hệ thống âm vị tiếng Việt còn một số âm vị không ghi thống nhất, một âm
có ghi thành nhiều con chữ khác nhƣ:
c (cái cuốc)
/k/

k (cái kim)
q (cái quạt)

1.1.2 Tầm quan trọng của phân môn Chính tả ở Tiểu học
1.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả ở Tiểu học
Mục tiêu của phân môn Chính tả là sự cụ thể hóa mục tiêu của bộ môn Tiếng

Việt ở Tiểu học (đặc biệt là kĩ năng viết) góp phần rèn luyện cho học sinh những thao
tác cơ bản, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội để góp
phần giáo dục và hình thành phát triển nhân cách cho học sinh.
Cùng với phân môn Tập viết, phân môn Chính tả có nhiệm vụ là giúp học sinh
nắm vững quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng chính tả. Nói cách khác phân môn
Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, củng cố và
hoàn thiện các tri thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và chữ viết tiếng Việt, trang bị cho
học sinh công cụ để học tập những môn học và giao tiếp ngoài xã hội. Ngoài ra phân
môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số kĩ năng, phẩm chất tốt nhƣ: tính cẩn thận,

17


chính xác, bồi dƣỡng tình yêu của học sinh đối với tiếng Việt cũng nhƣ chữ viết của
tiếng Việt.
1.1.2.2 Vị trí, tính chất của dạy học chính tả ở trường Tiểu học
Trong hoạt động ngôn ngữ của con ngƣời có bốn hoạt động vô cùng quan trọng
là nghe, nói, đọc, viết. Bốn hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện
hoạt động này là tiền đề để thực hiện ba hoạt động kia và ngƣợc lại. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt
động lại có một đặc điểm riêng, giữ vị trí riêng trong hoạt động chung của mỗi con ngƣời,
trong đó viết là một kĩ năng vô cùng quan trọng phải rèn luyện cho học sinh.
Trong thực tiễn, dạy học chính tả giúp hình thành và phát triển ở học sinh năng
lực sử dụng tiếng Việt (đặc biệt là kĩ năng viết) góp phần rèn luyện cho học sinh thao
tác tƣ duy cơ bản, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội để
góp phần giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, thông qua việc học chính tả
học sinh chiếm lĩnh đƣợc tiếng Việt, công cụ để giao tiếp tƣ duy trong học tập.
Tính thực hành là đặc trƣng nổi bật của dạy học chính tả, qua việc luyện viết
ngƣời ta giáo dục cho các em tính cẩn thận, tỉ mỉ, giúp cho các em biết trình bản một
văn bản có khoa học,..
Qua đó rèn luyện khả năng tƣ duy và bồi dƣỡng tình yêu với cái đẹp của học

sinh, các em dễ dàng tiếp thu các kiến thức khoa học, đặc biệt là các em tự trình bày
bài viết của mình đúng chính tả, viết sạch đẹp hơn.
1.1.3 Cơ sở khoa học của việc dạy học tiếng Việt
1.1.3.1 Con đường “có ý thức” và “không có ý thức” trong dạy học chính tả
Mọi hoạt động học tập đều là hoạt động phải có ý thức. Khái niệm “có ý
thức” và “không có ý thức” ở đây đƣợc hiểu là học các “quy tắc, quy luật” chính tả đối
lập với học thuộc các trƣờng hợp chính tả “bất quy tắc”.
Loại hình chính tả có ý thức là loại chính tả nhằm phát hiện ra các quy tắc chính
tả trên cơ sở của phép viết đúng chính tả. Về cơ bản đây là một con đƣờng đƣợc triển
khai từ việc nhận thức các quy tắc và các mẹo luật chính tả để làm cơ sở cho việc thực
hành luyện tập tiến tới hình thành kĩ xảo chính tả.
Loại chính tả không có ý thức là loại chính tả “bất quy tắc”, cần học thuộc và
nhớ các trƣờng hợp cụ thể. Con đƣờng này đƣợc hiểu là việc hình thành kĩ xảo một
cách tự nhiên. Đặc trƣng của nó có thể là lĩnh hội một hành động nào đó thì việc dạy
chính tả không cần chú ý đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối

18


×