Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.65 KB, 95 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
TỈNH BẮC KẠN

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

1


HÀ NỘI - 2005

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

3

Chương 1. Mức độ điều tra địa chất và hoạt động khoáng sản

4

1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản

4

1.2. Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

4


Chương 2. Khái quát về cấu trúc địa chất

5

Chương 3. Tài nguyên khoáng sản

11

3.1. Khoáng sản nhiên liệu

13

3.2. Khoáng sản kim loại

13

3.3. Khoáng chất công nghiệp

16

3.4. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng

17

Chương 4. Định hướng công tác điều tra, thăm dò, khai thác

18

Kết luận


20

Phụ lục 1: Danh mục các báo cáo địa chất có các thông tin về tài
nguyên khoáng tỉnh Bắc Kạn hiện lưu trữ tại Lưu trữ Địa chất

21

Phụ lục 2: Sổ mỏ và điểm khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

23

Bản vẽ: Bản đồ khoáng sản tỉnh Bắc Kạn, tỉ lệ 1:200000.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

2


LỜI NÓI ĐẦU
Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng của quốc gia để phát
triển kinh tế xã hội nhưng là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên chúng
cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi
lớn cho xã hội nhưng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh
thái. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều tra,
thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ điều
tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng chúng.
Cho đến nay, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức điều tra địa
chất khu vực trên phần lớn diện tích ở tỉ lệ 1:50.000, tìm kiếm, thăm dò một số
điểm khoáng sản. Đối với tỉnh Bắc Kạn các kết quả điều tra khoáng sản phân bố rải
rác trong 32 báo cáo địa chất hiện đang được lưu trữ tại Lưu trữ Địa chất nên không

thuận tiện trong việc tra cứu, sử dụng. Để khắc phục tồn tại đó Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam thành lập báo cáo tổng hợp này nhằm mục đích cung cấp các
thông tin chủ yếu về tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở để định
hướng công tác điều tra, bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý.
Báo cáo được thành lập trên cơ sở:
- Các kết quả điều tra địa chất, khoáng sản hiện có tại Lưu trữ Địa chất
đến tháng 12 năm 2004;
- Các tài liệu về hoạt động khoáng sản;
- Cơ sở địa hình và ranh giới hành chính theo tài liệu của Cục Đo đạc
bản đồ và tập Bản đồ hành chính do Nhà xuất bản Bản đồ xuất bản tháng
7/2004.
Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh phí
hạn hẹp báo cáo không tránh khỏi các thiếu sót. Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam rất mong nhận được các ý kiến góp ý, cập nhật thông tin, các đề
nghị của các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương để có cơ sở cho
thành lập báo cáo đầy đủ, thiết thực hơn. Các ý kiến xin gửi về Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam, số 6 Phạm Ngũ Lão Hà Nội, FAX: (84-4) 8254734.
E-mail:

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

3


Chương 1
MỨC ĐỘ ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản
Trước đây các nhà địa chất Pháp đã thành lập một số bản đồ, sơ đồ địa
chất khu vực có tỷ lệ khác nhau. Trong đó đã thể hiện các cấu trúc địa chất
chủ yếu của tỉnh Bắc Kạn.

Sau năm 1954 toàn bộ diện tích tỉnh Bắc Kạn đã được điều tra, lập bản
đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 (1965), Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/200.000
tờ Bắc Kạn, Bảo Lạc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Long Tân - Chinh Si. Hiện
nay phần lớn diện tích tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000. Các kết quả điều tra đó đã làm rõ được cấu trúc địa
chất của vùng, đã khoanh định được nhiều diện tích có triển vọng khoáng sản,
đã khẳng định Bắc Kạn là tỉnh tương đối giàu có về khoáng sản.
Một số vùng quặng, điểm quặng, mỏ khoáng sản đã điều tra, đánh giá,
thăm dò và đang khai thác (chì kẽm, quặng sắt,…). Nhìn chung, mức độ điều
tra địa chất khu vực và công tác tìm kiếm - thăm dò các khoáng sản trọng tâm
ở phần trên mặt là khá tốt. Danh mục các báo cáo địa chất có các thông tin về
tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn được trình bày trong phụ lục 1.
1.2. Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
Các mỏ chì kẽm Chợ Điền, Chợ Đồn đã được người Pháp khai thác từ
xưa. Ngay sau năm 1954, Chính phủ đã đầu tư để điều tra, thăm dò và khai
thác quặng ở vùng này. Do vậy 11 mỏ chì kẽm ở vùng Chợ Điền và 5 điểm
quặng sắt đã được điều tra, thăm dò khá chi tiết, xác định tin cậy trữ lượng và
chất lượng quặng.
Các mỏ quặng sắt như Bản Phắng, Sỹ Bình đã được thăm dò sơ bộ vào
những năm 60, chủ yếu bằng các công trình trên mặt có độ tin cậy không cao,
chưa thông qua Hội đồng xét duyệt trữ lượng.
Trong các năm gần đây khai thác khoáng sản khá sôi động đối với
quặng chì kẽm, quặng vàng và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, ngoại trừ một số
mỏ ở Chợ Điền, mỏ Nà Bốp ở Chợ Đồn đang khai thác quy mô công nghiệp,
tại hầu hết các điểm khai thác còn lại đều có tính chất thủ công, bán cơ giới,
rất nhiều điểm quặng chì kẽm đang được khai thác tận thu. Trong khi đó công
tác thăm dò chưa được đầu tư đúng mức, các cơ sở làm giàu chế biến quặng
còn quá yếu kém. Lượng quặng xuất khẩu ngày càng tăng. Hình thức khai
thác tận thu còn khá phổ biến.


Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

4


Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
Trên diện tích tỉnh Bắc Kạn (4857,21km2) phân bố các thành tạo địa
chất của 17 hệ tầng, 6 phức hệ magma, trên 4 đới cấu trúc địa chất:
- Đới nâng Lô Gâm
- Đới Tòng Bá - Phú Ngữ
- Khối Bắc Thái - Bắc Sơn
- Đới Sông Hiến
Ranh giới giữa các đới cấu trúc địa chất là hệ thống các đứt gãy sâu
dạng vòng cung lồi về phía đông.
1. Địa tầng
1.1. Hệ tầng Mỏ Đồng (2 mđ)
- Phân bố ở phần nhân nếp lồi Khau Âu (xã Liêm Thuỷ phía đông nam
bản đồ) với diện tích khoảng 9km2. Thành phần chủ yếu là cát bột kết màu đỏ
xen các lớp đá phiến sét chứa vôi. Quan hệ dưới chưa rõ, quan hệ trên chuyển
tiếp lên hệ tầng Thần Sa.
- Bề dày hệ tầng 300-400m.
1.2. Hệ tầng Thần Sa (3 ts)
- Phân bố ở xã Liêm Thuỷ, Yên Cư thuộc phần cánh của nếp lồi Khau
Âu. Mặt cắt hệ tầng Thần Sa gồm 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: chủ yếu là đá phiến sét màu xám xen bột kết, sét
vôi phân lớp mỏng. Bề dày 400-500m.
+ Phân hệ tầng trên: gồm chủ yếu là bột kết, cát kết màu xám, sét vôi
phân lớp mỏng, thấu kính đá vôi màu xám. Các mạch thạch anh sulfur chứa
vàng của điểm quặng vàng Khau Âu phân bố trong phân hệ tầng này. Bề dày

500-600m.
- Hệ tầng Thần Sa chuyển tiếp trên hệ tầng Mỏ Đồng, quan hệ trên bị
các trầm tích trẻ phủ bất chỉnh hợp.
1.3. Hệ tầng Phú Ngữ (O-Spn)
- Đá của hệ tầng Phú Ngữ tạo nên phức nếp lõm khá hoàn chỉnh kéo dài
từ Chợ Rã đến Chợ Mới và kéo dài sang tỉnh Thái Nguyên. Đặc điểm của hệ
tầng là tập hợp các đá lục nguyên dạng flis được khống chế bởi hai đứt gãy
sâu (đứt gãy đường quốc lộ 3 và đứt gãy sườn tây núi Phia Bioc). Dựa vào
thành phần trầm tích chia hệ tầng Phú Ngữ thành 3 phân hệ tầng:

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

5


+ Phân hệ tầng dưới: chủ yếu là đá phiến sét, cát bột kết, xen lớp mỏng
sét silic, cát bột kết chứa vôi, một số nơi có sét vôi, đá vôi tái kết tinh. Bề dày
1125m.
+ Phân hệ tầng giữa: đá phiến sét màu đen, sét silic, cát bột kết tufogen,
thấu kính sét vôi. Gần đới xâm nhập đá bị sừng hoá mạnh tạo đới sừng,
cordierit, granat, andaluzit, silimanit. Dày 300m.
+ Phân hệ tầng trên: cát kết thạch anh, cát kết dạng quarzit, đá phiến sét
bị sừng hoá. Dày khoảng 1000m.
Quan hệ dưới của hệ tầng chưa rõ, quan hệ trên là quan hệ kiến tạo
1.4. Hệ tầng Tòng Bá (D1tb)
- Phân bố thành dải rộng khoảng 1,5km dọc bờ trái sông Năng từ Bành
Trạch đến Bằng Thành gồm 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: đá vôi, đá phiến silic, đá phiến sericit. Dày từ 230500m.
+ Phân hệ tầng trên: đá vôi, porphya thạch anh, dày khoảng 1200m.
- Liên quan đến hệ tầng này có các thân quặng sắt magnetit (Thom

Ong, Lũng Páng) và chì-kẽm (Lũng Páng, Khuổi Nạn).
1.5. Hệ tầng Pia Phương ( D1pp )
- Đá trầm tích hệ tầng Pia Phương lộ ra trong cấu trúc nếp lồi Phia
Khao (khu Chợ Đồn - Chợ Điền) gồm 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: phân bố ở phần nhân nếp lồi Phia Khao, thành
phần thạch học theo mặt cắt từ dưới lên gồm đá phiến sét sericit, đá phiến sét
vôi màu đen, đá vôi màu xám đen có mùi bitum, đá vôi dolomit hoá, đá hoa
màu trắng xen đá cát kết. Bề dày 840m
+ Phân hệ tầng trên: phân bố ở phần cánh nếp lồi Phia Khao, thành
phần thạch học gồm đá phiến sét sericit, cát bột kết, đá vôi phân dải mỏng, sét
silic vôi xen cát kết dạng quarzit. Bề dày 1000 - 1500m.
- Khoáng sản liên quan với hệ tầng này rất phong phú gồm chì-kẽm, sắt
magnetit, đá vôi xây dựng, đá hoa
- Quan hệ dưới của hệ tầng Pia Phương chưa rõ, quan hệ trên là quan hệ
chuyển tiếp sang hệ tầng Mia Lé.
1.6. Hệ tầng Sông Cầu (D1 sc)
- Phân bố thành dải hẹp kéo dài phương đông bắc-tây nam ở khu vực
các xã Quang Phong, Hảo Nghĩa (phía đông nam bản đồ). Mặt cắt hệ tầng
Sông Cầu chủ yếu là đá trầm tích lục nguyên gồm: cuội kết cơ sở, cát kết, đá
phiến sét vôi, cát kết xen đá phiến sericit và lớp mỏng đá vôi. Bề dày khoảng
370m

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

6


- Quan hệ dưới phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Thần Sa, quan
hệ trên là quan hệ chuyển tiếp lên hệ tầng Mia Lé.
1.7. Hệ tầng Mia Lé ( D1ml)

- Phân bố rộng rãi ở rìa đông nếp lồi Phia Khao, nhân nếp lồi Ngân
Sơn, phần cánh của nếp lồi Khau Âu và nếp lõm bắc Ba Bể. Gồm 2 phân hệ
tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: đặc trưng chủ yếu là trầm tích lục nguyên gồm đá
phiến sét sericit, đá phiến thạnh anh - sericit xen bột kết, cát kết, đá phiến vôi,
đá vôi màu xám. Bề dày 230m.
+ Phân hệ tầng trên: chủ yếu là trầm tích carbonat gồm đá vôi màu xám
sáng bị tái kết tinh, đá hoa, đá vôi dolomit, đá phiến sét sericit, cát kết. Bề dày
500m. Khoáng sản liên quan gồm chì - kẽm, sắt, pyrit, đá vôi xây dựng, đá
vôi trắng phân bố ở Bản Lồm, xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn).
1.8. Hệ tầng Khao Lộc ( D1-2 kl)
Phân bố ở núi Tam Tao và bắc thị trấn Ba Bể, thành phần là đá phiến
sét sericit, cát kết dạng quarzit xen lớp mỏng đá vôi. Bề dày 350m.
1.9. Hệ tầng Nà Quản ( D1-2 np)
Phân bố chủ yếu ở đới sinh khoáng Bắc Thái-Bắc Sơn gồm phần cánh
ở nếp lồi Ngân Sơn và các chỏm ở Na Rỳ, Chợ Mới. Thành phần đặc trưng
của hệ tầng là đá sét vôi, đá vôi, đá phiến sét, đá vôi đen, đá hoa gồm 2 phân
hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: đá sét vôi, đá phiến sét xen đá vôi. Bề dày 340m.
+ Phân hệ tầng trên: đá phiến sét, đá vôi đen, đá hoa. Bề dày 400m.
1.10. Hệ tầng Tam Hoa ( D2-3 th )
- Phân bố ở cánh nam nếp lồi Ngân Sơn ( xã Thuần Mang) mặt cắt từ
dưới lên trên gồm cuội, sạn kết cơ sở, cát bột kết, đá phiến sét, đá vôi.
- Quan hệ dưới phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Nà Quản, quan
hệ trên bị các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn phủ bất chỉnh hợp lên trên.
1.11. Hệ tầng Bắc Sơn ( C-Pbs )
- Đặc trưng của hệ tầng Bắc Sơn là đá carbonat cấu tạo phân lớp dày
hoặc khối phân bố ở núi Kim Hỷ, Vũ Muộn gồm đá vôi màu xám đen, đá vôi
màu xám sáng, đá vôi dạng trứng cá.
- Quan hệ dưới của hệ tầng phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ

Devon và bị trầm tích hệ tầng Đồng Đăng và Sông Hiến phủ bất chỉnh hợp
lên trên.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

7


1.12. Hệ tầng Đồng Đăng ( P2 dd )
- Phân bố dạng những chỏm nhỏ ở Lương Thượng. Đặc trưng của hệ
tầng là quặng bauxit và alit nằm trên mặt bào mòn của hệ tầng Bắc Sơn, trên
quặng là đá vôi silic, đá phiến vôi, đá vôi phân lớp dày, đá vôi trứng cá. Bề
dày 245m.
- Đá hệ tầng Đồng Đăng phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Bắc Sơn và bị
trầm tích hệ tầng Sông Hiến phủ bất chỉnh hợp lên trên.
1.13. Hệ tầng Sông Hiến ( T1 sh )
- Phân bố ở rìa phía đông bắc của tỉnh Bắc Kạn (phần giáp với Cao
Bằng) Thành phần đặc trưng của hệ tầng gồm cuội kết, sạn kết tufogen, ryolit,
tuf xen cát bột kết, đá phiến sét. Dựa vào thành phần và đặc điểm trầm tích
chia thành 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: gồm các trầm tích phun trào axit xen cát bột kết,
cát kết tuf xen đá phiến sét, bột kết xen đá phiến, tuf ryolit. Bề dày 600-620m.
+ Phân hệ tầng trên: gồm cát kết, bột kết xen cuội kết, đá phiến sét, bột
kết xen cát kết, sạn kết, cát kết tuf xen ít bột kết và đá phiến. Bề dày 450500m.
- Khoáng sản liên quan chủ yếu là vàng
1.14. Hệ tầng Lân Páng ( T2 lp )
Phân bố ở khu vực xã Thượng Ân, đặc trưng bởi các trầm tích vụn thô
gồm cuội kết hỗn tạp, đá phiến sét xen bột kết, cát kết hạt vừa đến hạt lớn. Bề
dày 200m.
1.15. Hệ tầng Văn Lãng ( T3 n-r vl )

Phân bố hẹp ở Nghĩa Tá. Dựa vào thành phần mặt cắt có thể chia hệ
tầng Văn Lãng ra hai phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: gồm cát kết, bột kết xen đá sét than, sét vôi và vỉa
than mỏng. Bề dày 230m.
+ Phân hệ tầng trên: gồm cuội sạn thạch anh, silic, quarzit xen đá phiến
sét, bột kết, cát kết màu đỏ gụ. Bề dày 220m.
1.16. Hệ tầng Hà Cối( J1-2 hc )
- Phấn bố ở địa phận xã Thanh Bình với đặc điểm là trầm tích lục địa
màu đỏ gồm 2 phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới: chủ yếu cuội kết xen cát kết, đá phiến sét. Bề dày
300-400m.
+ Phân hệ tầng trên: đá phiến sét, cát kết xen cuội kết, sạn kết và vài
thấu kính cuội kết. Bề dày 200-1000m.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

8


1.17. Hệ Đệ tứ không phân chia ( Q )
Phân bố trong các thung lũng. Thành phần trầm tích gồm cuội, sỏi, cát,
sét và đá tảng hỗn hợp. Bề dày 2-3m, đôi nơi dày 6,9m. Liên quan đến trầm
tích Đệ tứ là các mỏ vàng sa khoáng như mỏ Lương Thượng, mỏ Pắc Nậm...
2. Magma
Trên diện tích tỉnh Bắc Kạn có 6 phức hệ magma xâm nhập là Pia Ma,
Ngân Sơn, Cao Bằng, Núi Chúa, Phia Bioc, Chợ Đồn và các thể gabro diabas,
diabas không rõ tuổi. Chúng đều phân bố dọc các đứt gãy sâu phân đới kiến
tạo (đứt gãy sườn núi Phia Bioc, đứt gãy dọc quốc lộ 3).
2.1. Phức hệ Pia Ma ( PZ2 pm )
Phân bố dọc hai cánh của đứt gãy sâu (thuộc địa phận xã Công Bằng và

xã Xuân Lạc). Đặc trưng cho phức hệ là đá syenit gồm 2 loại là syenit kiềm
và syenit nephelin, quan hệ giữa hai loại không rõ. Đá xâm nhập xuyên gần
như chỉnh hợp với đá vây quanh là các trầm tích lục nguyên carbonat thuộc hệ
tầng Phia Phương và hệ tầng Tòng Bá. Theo thành phần chia ra 2 loại sau:
- Syenit kiềm: có thành phần khoáng vật chủ yếu là microlin, albit,
hetingxit, khoáng vật phụ gồm fluorit, apatit, orthit, ziricon, monazit. Đá có
kiến trúc hạt nhỏ đến vừa, cấu tạo phân dải.
- Syenit nephelin: khác với syenit kiềm là thành phần có thêm nephelin
tỷ lệ 2-20%.
2.2. Phức hệ Ngân Sơn ( D3 ns )
Đá granit phức hệ Ngân Sơn phân bố ở nhân nếp lồi Ngân Sơn với
diện tích 15-20km2 và các khối vệ tinh nhỏ. Đá granit xuyên lên gần như
chỉnh hợp với đá trầm tích lục nguyên-carbonat của hệ tầng Mia Lé với góc
dốc 5-150 về các phía. Đá granit thuộc loại sáng màu, cấu tạo phân dải. Thành
phần khoáng vật gồm plagioclas 35-50%, thạch anh 35-40%, còn lại là felspat
và muscovit. Đá granit ở Ngân Sơn bị nhiều mạch thạch anh xuyên cắt, đi
cùng thạch anh có acsenopyrit, pyrit, sphalerit, galenit.
2.3. Phức hệ Cao Bằng (T1 cb )
Đá gabro phức hệ Cao Bằng lộ ra với diện tích nhỏ ở địa phận xã Nhạn
Môn, huyện Pắc Nậm gồm gabro olivin, gabro diabas, conga diabas.
2.4. Phức hệ Núi Chúa ( aT3 nc )
Gồm khối Khao Quế và những chỏm nhỏ bị xuyên cắt bởi đá granit
phức hệ Phia Bioc ở Tam Tao. Thành phần chính là gabro olivin, gabro norit,
gabro diorit.
Đá gabro Khao Quế xẫm màu hạt vừa đến lớn. Thành phần khoáng vật
gồm plagioclas, pyroxen, olivin và amphibol. Khoáng vật phụ đặc trưng là

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

9



apatit, xfen, ziricon, ilmenit, pyrotin, pyrit. Quặng hoá liên quan là ilmenit và
grafit.
2.5. Phức hệ Phia Bioc ( aT3 pb)
- Đá granit giàu nhôm phát triển rộng rãi ở núi Phia Bioc (diện tích
140km ), và núi Tam Tao (diện tích 17km 2) và các khối nhỏ ở huyện Ba Bể,
Pắc Nậm. Đá granit thuộc phức hệ này xuyên cắt các đá của hệ tầng Phú Ngữ,
các đá trầm tích hệ Devon. Đá granit phức hệ Phia Bioc được thành tạo theo 3
pha:
2

+ Pha 1: gồm các khối Phia Bioc, Tam Tao.
+ Pha 2: gồm các khối nhỏ dạng vệ tinh
+ Pha 3: là các đai mạch granit aplit.
2.6. Phức hệ Chợ Đồn (Ácđ )
Gồm các vỉa nhỏ, đai mạch syenit pyroxen, grano syenit phân bố ở
Chợ Đồn với diện tích rất nhỏ. Đá có màu xám phớt hồng, xám xẫm. Các thể
này xuyên cắt các đá hệ Devon. Khoáng vật phụ có pyrit, ziricon, granat
3. Đứt gãy
3.1. Hệ thống đứt gãy dạng vòng cung (đứt gãy sâu phân đới)
Thuộc nhóm này gồm đứt gãy sâu dọc quốc lộ 3, đứt gãy tây núi Phia
Bioc (đứt gãy suối Đáy - Chợ Đồn - Ba Bể) dọc các đứt gãy có hàng loạt các
khối xâm nhập. Đây là 2 đứt gãy sâu cắm dốc 70-80 0 kéo dài tạo đới cà nát
rộng. Vai trò sinh khoáng của chúng thể hiện với sự phân bố tập trung các mỏ
và điểm quặng đa kim chì-kẽm, sắt rất đặc trưng ở Chợ Điền - Chợ Đồn và
Ngân Sơn.
3.2. Hệ thống đứt gãy phương đông bắc-tây nam
Phát triển mạnh mẽ ở đới Lô Gâm, và đới Sông Hiến, chúng chủ yếu
thuộc các đứt gãy ngang, đứt gãy nghịch, cự ly dịch chuyển lớn. Hệ thống đứt

gãy này thường bị các đứt gãy phương tây bắc-đông nam cắt qua.
3.3. Hệ thống đứt gãy phương tây bắc-đông nam
Phát triển mạnh trong đới kiến tạo Sông Hiến, đới Lô Gâm, dài vài
chục km, cắt qua các đứt gãy phương đông bắc-tây nam.
3.4. Hệ thống đứt gãy phương vĩ tuyến-á vĩ tuyến
Thường là các đứt gãy trẻ cắt qua các cấu trúc địa chất. Thuộc loại này
có thể kể ra như đứt gãy Chợ Rã (dọc sông Năng), Đứt gãy Nà Bản-Nà Mổ
(Chợ Mới).

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

10


Chương 3
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Trên diện tích tỉnh Bắc Kạn đã ghi nhận 146 mỏ, điểm khoáng sản
thuộc16 loại khoáng sản. Cụ thể là:
Khoáng sản nhiên liệu có: than đá
Khoáng sản kim loại gồm có: sắt, sắt - mangan, titan, đồng, chì kẽm,
nhôm, thuỷ ngân, đa kim chứa thiếc, antimon, vàng.
Khoáng chất công nghiệp gồm có: pyrit, barit, thạch anh.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm có: đá vôi xây dựng, đá vôi xi
măng, đá hoa, sét gạch ngói, sét xi măng, cát cuội sỏi.
Trong báo cáo này sẽ giới thiệu các khoáng sản và trình bày các nhận
định theo tài liệu địa chất hiện có. Khi mức độ điều tra chi tiết hơn, các nhận
định này sẽ có các thay đổi nhất định.
Theo quy mô tích tụ khoáng sản đã phân chia các mỏ khoáng, điểm
khoáng sản và biểu hiện khoáng hoá. Trong báo cáo này các thuật ngữ đó
được hiểu như sau:

Mỏ khoáng là tập hợp tự nhiên các khoáng sản, có trữ lượng, chất
lượng khoáng sản và điều kiện khai thác, chế biến đáp ứng yêu cầu tối thiểu
khai thác quy mô công nghiệp trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại.
Điểm khoáng sản là tích tụ khoáng sản có chất lượng đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hiện nay, nhưng chưa được điều tra đánh giá triển vọng hoặc
thăm dò làm rõ trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác.
Biểu hiện khoáng sản là các tích tụ khoáng chất có ích nhưng chưa đạt
chất lượng để có thể khai thác sử dụng. Chúng có ý nghĩa định hướng cho
công tác điều tra, phát hiện mỏ khoáng.
Về mức độ điều tra địa chất, khoáng sản được hiểu như sau:
Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:200.000: là công tác điều tra
cơ bản địa chất, khoáng sản bằng hệ phương pháp lộ trình địa chất, lấy mẫu
trọng sa, địa hóa theo mạng lưới thưa. Công tác điều tra khoáng sản chủ yếu
nhằm phát hiện và khoanh định các diện tích có triển vọng, không có triển
vọng được thực hiện chủ yếu bằng lộ trình, lấy mẫu địa hóa, trọng sa có thi
công một khối lượng hạn chế công trình hào, hố. Công tác điều tra giai đoạn
này được tiến hành theo tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000. Hiện nay công tác
này đã hoàn thành trên lãnh thổ cả nước.
Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000: là một giai
đoạn điều tra cơ bản địa chất khoáng sản, thường được thực hiện theo tờ bản
đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (hoặc một số tờ kế cận gọi là nhóm tờ). Hệ phương
pháp điều tra tương tự lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, song
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

11


mạng lưới đo vẽ dày hơn. Công tác điều tra khoáng sản ở các diện tích có
triển vọng được chi tiết hóa bằng đo địa vật lý, lấy mẫu địa hóa, trọng sa và
thi công công trình hào, hố, giếng; đánh giá được tài nguyên dự báo (TNDB)

cho khoáng sản ở cấp P2, với một số khoáng sản đơn giản đến P1. Hiện nay
trên diện tích tỉnh Bắc Kạn, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc đang điều
tra lập Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bắc Kạn.
Điều tra đánh giá khoáng sản: được tiến hành trên diện tích có triển
vọng khoáng sản nhằm xác định trữ lượng cấp C2, đánh giá TNDB cấp P1;
bước đầu nghiên cứu chất lượng khoáng sản, điều kiện khai thác và khả năng
trở thành mỏ khoáng.
Thăm dò khoáng sản: có nhiệm vụ xác định trữ lượng đến cấp có thể
lập dự án nghiên cứu khả thi và thiết kế khai thác (A, B, C1) và nghiên cứu
đầy đủ chất lượng, tính chất công nghệ và điều kiện khai thác khoáng sản.
Các cấp trữ lượng và tài nguyên dự báo (TNDB) được hiểu như sau:
TNDB cấp P1 là khối luợng khoáng sản có thể có trong lòng đất trên
diện tích xác định, được dự tính theo kết quả thi công công trình, lấy mẫu trên
một số mặt cắt nghiên cứu. Chất lượng khoáng sản được xác định theo một số
kết quả phân tích mẫu hạn chế hoặc suy luận từ diện tích đã tính trữ lượng.
Trữ lượng cấp C2: là khối lượng khoáng sản có trong lòng đất của một
loại khoáng sản xác định, được nghiên cứu một cách hệ thống theo mạng lưới.
Chất lượng khoáng sản và điều kiện khai thác được nghiên cứu sơ bộ.
Trữ lượng cấp C1: là khối lượng khoáng sản được tính toán, xác định
theo hệ thống công trình thăm dò, đảm bảo phản ánh tương đối chính xác hình
thái, kích thước thân khoáng theo không gian 3 chiều; chất lượng khoáng sản
và điều kiện khai thác được nghiên cứu đến mức xác định được lĩnh vực sử
dụng và khả năng làm giàu và chế biến.
Trữ lượng cấp B: là khối lượng khoáng sản được thăm dò đầy đủ, tính
toán chặt chẽ. Chất lượng và công nghệ chế biến khoáng sản, điều kiện khai
thác được nghiên cứu đầy đủ đến mức xác định được giá trị, lĩnh vực sử dụng,
công nghệ chế biến cho từng loại quặng.
Vị trí, quy mô, chất lượng, đặc điểm phân bố, mức độ điều tra, hiện
trạng khai thác của các tích tụ khoáng sản được thể hiện trên bản đồ và trong
sổ mỏ, điểm khoáng sản kèm theo báo cáo này. Trên bản đồ, các mỏ, điểm

khoáng sản, điểm khoáng hoá có số thứ tự theo chiều từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Trong sổ mỏ, chúng được sắp xếp theo loại khoáng sản; có mục
lục để thuận lợi cho tra cứu.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

12


3.1. Khoáng sản nhiên liệu
Than đá: trong diện tích tỉnh Bắc Kạn mới chỉ phát hiện 1 điểm với
quy mô nhỏ tại xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn. Vỉa than dày 0,2-0,4m nằm
trong trầm tích phân hệ tầng dưới của hệ tầng Văn Lãng. Không có ý nhĩa để
thăm dò và khai thác công nghiệp.
3.2. Khoáng sản kim loại
3.2.1. Quặng sắt:
- Hiện tại đã phát hiện 2 mỏ và 18 điểm quặng sắt, sắt-mangan. Chúng
phân bố ở 3 vùng chính
* Vùng Ngân Sơn: gồm có 2 mỏ và 4 điểm quặng sắt limonit, magnetit
phân bố từ Hà Hiệu đến Sỹ Bình.
* Vùng Chợ Điền-Chợ Đồn: có 3 điểm quặng sắt và 6 điểm quặng sắt
mangan, trong đó 2 điểm sắt magnetit là Pù Ổ, Bản Quân và điểm quặng sắt
limonit Kéo Lếch phân bố ở rìa nếp lồi Phia Khao.
* Vùng Bộc Bố - Bằng Thành (Pắc Nậm): với 4 điểm quặng sắt
magnetit là bắc Khuổi Nùng, Lũng Páng, Thom Ong và Nà Pa.
- Mức độ điều tra:
+ Đối với quặng sắt ở Chợ Điền-Chợ Đồn mới được phát hiện và đánh
giá sơ bộ trong quá trình tìm kiếm - thăm dò quặng chì - kẽm trong những
năm 1993 - 1996 của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc:
Điểm quặng Pù Ổ: thân quặng dạng thấu kính kéo dài 1000 - 1400m

phương gần bắc - nam, bề dày quặng nơi mỏng nhất là 1,5m, nơi dày nhất
>10m. Quặng đặc xít, thành phần khoáng vật chủ yếu là magnetit, ít pyrit,
hàm lượng Fe thấp nhất là 25,10%, cao nhất là 63%.
Điểm khoáng sản Bản Quân: mới phát hiện 3 điểm lộ quặng gốc, bề
dày 1,5 - 5m và diện phân bố quặng lăn với mật độ khá dày trên đoạn suối có
chiều dài 250m, rộng khoảng 50m. Thành phần khoáng vật chủ yếu là
magnetit, limonit, pyrit, silic. Hàm lượng Fe: 40,46-59,59%
Diện tích giữa Pù Ổ và Bản Quân đã phát hiện được một số điểm lộ
quặng magnetit như ở suối Bản Lác và dải đồi tây Bản Lác.
Điểm quặng sắt limonit Kéo Lếch: phân bố ở phần cao của dải đồi khá
bằng phẳng, quặng eluvi lộ ra trên mặt với diện tích 250 x 50m. Liên đoàn
Địa chất Đông Bắc đã đào 1 hào dài 10m, sâu 5m xác định thân quặng gốc
dày > 10m. Thành phần khoáng vật chủ yếu là limonit ít pyrit.
Trữ lượng và tài nguyên dự báo ở Chợ Đồn là 4 triệu tấn.
+ Quặng sắt vùng Ngân Sơn phần lớn các mỏ đã được thăm dò đến
cấp trữ lượng C1+C2 đó là các mỏ Sỹ Bình, Bản Phắng và các điểm quặng
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

13


Lùm Lếch, Lũng Viền, Nà Nọi thành phần quặng chủ yếu là limonit, hematit
(Lũng Viền có magnetit).
+ Các điểm quặng sắt vùng Bộc Bố - Bằng Thành: mới được điều tra
trong đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và Liên đoàn Địa
chất Đông Bắc khảo sát bổ sung (chưa có công trình khống chế). Đã phát hiện
quặng sắt ở bắc Khuổi Nùng, Lũng Páng và Thom Ong thuộc loại quặng
magnetit với 6 thân quặng và 2 đới khoáng hóa (bắc Khuổi Nùng 1 thân và 2
đới khoáng hóa, Lũng Páng 4 thân quặng, Thom Ong 1 thân quặng) Bề dày
các thân quặng từ 0,5 - 4,5m, chiều dài quan sát được từ vài mét đến 15m.

Ngoài quặng gốc đã xác định được 4 thung lũng suối chứa quặng deluvi với
tổng chiều dài 11,5km, rộng 7 - 15m. Hàm lượng quặng sắt khá cao. Trên cơ
sở đặc điểm phân bố quặng gốc và quặng deluvi từ Bộc Bố đến Bằng Thành
thì có thể đây là vùng có triển vọng về quặng sắt. Tài nguyên dự báo quặng
sắt vùng Bộc Bố - Bằng Thành khoảng 4 triệu tấn.
Như vậy quặng sắt tỉnh Bắc Kạn quy mô không lớn, trong đó 2 mỏ và
3 điểm quặng đã được thăm dò hoặc tìm kiếm với trữ lượng C 1+C2 là 13,5
triệu tấn. Còn lại là các điểm quặng mới được khảo sát sơ bộ, tài nguyên dự
báo khoảng 9 triệu tấn.
Quặng sắt-mangan: chỉ phân bố ở vùng Chợ Điền-Chợ Đồn như Đèo
An, Bản Thi, Than Tàu, Lũng Cháy vv...phân bố trong tập đá phiến sericit,
phiến silic, xen đá vôi của hệ tầng Pia Phương. Quặng thường có dạng giả
tầng, dạng thấu kính, phân bố gần các thân quặng chì-kẽm.
Thành phần khoáng vật quặng sắt-mangan gồm: pyroluzit, psilomelan,
limonit, hàm lượng Fe và Mn biến đổi rất lớn (Mn= 5,72-22,41%, Fe= 24,2040,88), Pb= 0,02-1,17%, Zn= 0,10-2,62%, đặc biệt có hàm lượng SiO 2 rất cao
( 4,33-30,93%) khó tuyển. Do vậy, hiện nay loại quặng này chưa được chú ý.
3.2.2. Titan
Đến nay ở tỉnh Bắc Kạn mới phát hiện 1 điểm titan duy nhất ở Khao
Quế, xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn liên quan đến thể xâm nhập gabro phức hệ
Núi Chúa. Quặng titan dạng sa khoáng mới được tìm kiếm sơ bộ bằng trọng
sa suối, kết quả xác định được thũng lũng chứa sa khoáng dài 3,5km, rộng
150-300m, hàm lượng ilmenit 10-13kg/m3.
3.2.3. Đồng
Có 2 điểm quặng và khoáng hoá đồng là: Khao Sớm, Pò Phi đều phân
bố trong hoặc gần các thể xâm nhập gabro, gabroit (phức hệ Núi Chúa và
phức hệ Cao Bằng). Quặng hoá đồng trong các mạch thạch anh dạng chuỗi
hoặc thấu kính. Thành phần khoáng vật gồm calcopyrit, azurit, malachit,
arsenopyrrit, pyrit, tại Pò Phi có thêm galenit và sphalerit. Kết quả phân tích ở
Pò Phi Cu= 3,25-32,67% (trung bình 14,5%). Tuy nhiên do điểm quặng chưa
được khảo sát đầy đủ nên vẫn chưa xác định được quy mô và giá trị của nó.

3.2.4. Chì- kẽm
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

14


Đã ghi nhận 66 điểm mỏ và điểm quặng chì-kẽm ở Bắc Kạn gồm 21
mỏ và 45 điểm quặng. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Chợ Điền-Chợ Đồn
(đới sinh khoáng Lô Gâm) vùng Ngân Sơn (khối sinh khoáng Bắc Thái-Bắc
Sơn) và một số điểm quặng ở huyện Pắc Nậm.
* Vùng quặng Chợ Điền-Chợ Đồn:
- Là diện tích đã được nhà nước tập trung điều tra ở mức độ chi tiết
hơn so với các vùng khác. Kết quả điều tra đã ghi nhận có 21 mỏ và 18 điểm
quặng chì-kẽm phân bố tập trung ở nếp lồi Phia Khao và phần rìa phía đông
và đông nam. Trong số đó đã thăm dò 11 mỏ (Suối Teo, Khuổi Khem, Bình
Chai, Lũng Hoài, Phia Khao, Muoflon, Po Pen, Po Luông, La Poanh, Đèo An,
Bản Thi), 9 mỏ đã tìm kiếm chi tiết (Keo Nàng, Lũng Cháy, Cao Bình, Đầm
Vạn, Than Tàu, Ba Bồ, Nà Tùm, Bằng Lũng, Nà Bốp) các điểm còn lại hầu
hết đã được tìm kiếm sơ bộ (lộ trình địa chất, lấy mẫu địa hoá, đo địa vật lý.
- Như vậy quặng chì - kẽm vùng Chợ Điền - Chợ Đồn có trữ lượng
cấp B= 109 858 tấn (Pb+Zn), cấp C 1= 784 309 tấn (Pb+Zn), cấp C 2= 964 036
tấn (Pb+Zn) và tài nguyên dự báo là 3 869 955 tấn (Pb+Zn). Trong đó 23 mỏ
và điểm quặng đã được cấp phép khai thác (Công ty luyện kim màu 14 mỏ,
các doanh nghiệp khác là 9 mỏ).
* Chì kẽm vùng Ngân Sơn-Sỹ Bình-Côn Minh:
- Các điểm quặng phân bố ở cánh đông nếp lồi Ngân Sơn. Quặng
chì-kẽm dạng mạch, dạng lấp đầy các đới dập vỡ. Hàm lượng quặng thấp và
thay đổi với biên độ lớn, quy mô các thân quặng thường nhỏ. Các điểm quặng
này đã được tìm kiếm. Kết quả điều tra cho thấy ở phần trên mặt quặng
chì-kẽm ít có triển vọng, riêng đới chì - kẽm Sỹ Bình - Đèo Giàng Liên đoàn

Địa chất Đông Bắc đang điều tra đánh giá.
Ngoài hai vùng mỏ trên còn một số điểm quặng chì-kẽm ở huyện Pắc
Nậm như chì-kẽm Khuôn Túng, Khuổi Nạn, Lũng Páng, Nà Mun, Cao Kỳ,
Bó Lục chưa được nghiên cứu.
3.2.5. Nhôm
- Đã phát hiện và đăng ký 2 điểm quặng bauxit ở sườn bắc và đông
bắc núi Kim Hỷ đó là bauxit Bản Than, alit Nà Thoàn. Các điểm này đều là
quặng eluvi-deluvi nằm trên mặt bào mòn của đá vôi hệ tầng Bắc Sơn. Quặng
bauxit màu nâu đỏ, cấu tạo hạt đậu, mật độ quặng lăn thưa, kích thước 7-8cm
đôi khi đến 30-40cm.
- Thành phần khoáng vật quặng gồm: diaspo, bơmit. Thành phần hoá
học Al2O3= 10-33%, SiO2= 6-60%, Fe2O3= 5-38,9%, TiO2= 0,5-2,15%.
Quặng bauxit hoặc alit chất lượng kém (chỉ tiêu công nghiệp của
nhôm Al2O3 thấp nhất là 28%, SiO2 cao nhất là 15%) quy mô mỏ không lớn.
3.2.6. Antimon
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

15


Trong địa phận tỉnh Bắc Kạn đã xác định và đăng ký được 3 điểm
quặng anitmon ở huyện Na Rì gồm điểm antimon Khuổi Màng, Khuổi Ít,
Khuổi Luông, các điểm quặng đã được Đoàn 202 điều tra trong quá trình lập
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:50.000, trong đó đã thi công một số hào kiểm tra với
khoảng cách thưa, tại một số điểm lộ dân đã đào một số hố, lò nông để khai
thác các thân quặng lộ trên mặt. Qua quan sát các công trình cũ và tài liệu
Đoàn 202 thấy các thân antimon chúng đều xuyên lên trong các đới dăm của
đá silic, cát kết. Quặng xâm tán trong các mạch thạch anh, bề dày mỗi mạch
2-5cm trong đới silic bị dập vỡ, hoặc dạng ổ thấu kính trong đới dập vỡ. Kích
thước đới dăm khá lớn dài đến 1700m, rộng 5-15m. Thành phần khoáng vật

gồm antimonit, pyrit, malachit, limonit. Hàm lượng Sb = 6,39-9,64%, quặng
giàu Sb = 25,51%. Hiện nay đang khai thác tận thu.
3.2.7. Vàng
- Trong 13 mỏ và điểm vàng đã biết, có 6 điểm là vàng gốc (Vàng Bó
Va, Bản Đăm, Pắc Lạng, Bản Giang, Khau Âu, Khuổi Mạn) và 7 điểm vàng
sa khoáng (Pắc Nậm, Vàn Phài, Hà Hiệu, Bằng Khẩu, Vũ Muộn, Lương
Thượng, Tân An).
- Đa số các mỏ và điểm quặng vàng phân bố tập trung ở rìa đông bắc
của tỉnh Bắc Kạn (đới sinh khoáng Sông Hiến). Quặng gốc có hàm lượng thay
đổi từ 0,1-25g/tấn, quặng sa khoáng có hàm lượng 0,1-4g/m3.
- Kết quả điều tra địa chất - khoáng sản cho thấy tỉnh Bắc Kạn có tiềm
năng khá lớn về khoáng sản vàng, đặc biệt là các vùng Bó Va - Pắc Lạng và
Khau Âu, các điểm, mỏ này cần có kế hoạch thăm dò để khai thác.
3.3. Khoáng chất công nghiệp
3.3.1. Pyrit
Trên địa phận tỉnh có 4 điểm pyrit là pyrit Pù Có, Đèo Gió, Tòng Mụ
và Bản Lắc.Trong đó điểm pyrit Tòng Mụ đã được tìm kiếm chi tiết trong lập
bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:50.000 gồm 5 thân quặng dạng vỉa phân bố trong trầm
tích carbonat hệ tầng Mia Lé, bề dày từ 0,3-4m, chiều dài đã khống chế được
từ 400-1200m, thành phần khoáng vật chủ yếu là pyrit, pyrotin, ít galenit,
sphalerit (galenit và sphalerit chỉ gặp ở phần sâu trong các lỗ khoan), hàm
lượng S= 9,33-25,78% trung bình là 20%.
3.3.2. Barit
Duy nhất ở Bắc Kạn có điểm barit dạng deluvi ở Lãng Ngâm trên
diện tích rộng 600x30-50m. Kích thước quặng 0,5-2m, hàm lượng BaSO 4 đạt
90-98%.
3.3.3. Thạch anh
Thạch anh tinh thể gồm có 3 điểm phân bố ở vùng Ngân Sơn gồm các
điểm Pù Có, Pia Sảo, Bản Giang chúng là các mạch thạch anh có các hốc
chứa thạch anh tinh thể. Kích thước mạch dày 0,3-1m có khi 2-3m. Nhìn


Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

16


chung các tinh thể ở đây là tinh thể chóp 1 đỉnh chỉ trong suốt ở 1/3 tinh thể ở
phần chóp, còn phần bám mạch thạch anh có màu trắng đục.
3.4. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng
3.4.1. Đá vôi
Đá vôi xây dựng: là khoáng sản phân bố rộng rãi trong tỉnh Bắc Kạn,
đây là vật liệu dùng cho xây dựng, rải đường, đặc biệt là đường nông thôn
trong những năm qua (tỉnh đã cấp 28 điểm để khai thác đá xây dựng). Đá vôi
phân bố trong 4 vùng chủ yếu:
- Từ thị trấn Chợ Mới - xã Hoà Mục - xã Xuất Hoá: qua thăm dò đá
vôi xi măng ở Chợ Mới và điều tra đá vôi Suối Viền (Xuất Hoá) cho thấy chất
lượng đá vôi đảm bảo cho sản xuất xi măng.
- Đá hoa: phân bố thành dải kéo dài từ Chợ Đồn-đến nam Hồ Ba Bể
gồm các điểm Bản Cám, Phia Lương, Phiêng Liền, Bản Kát dài khoảng
22km, rộng 150-300m. Đá hoa có màu trắng, trắng phớt hồng.
- Đá vôi Chợ Rã: phân bố dọc đường từ Chợ Rã-Hồ Ba Bể dài khoảng
10km, rộng 500-1000m, đá có màu xám, xám sáng. Kết quả phân tích mẫu
cho thấy đá vôi Chợ Rã có thể dùng sản xuất xi măng.
- Đá vôi Kim Hỷ, huyện Na Rì: đá có màu xám đen, xám sáng, đá vôi
dạng trứng cá.
3.4.2. Sét
- Tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện tổng số là 10 mỏ và điểm sét, chúng gồm
2 kiểu nguồn gốc.
+ Nguồn gốc trầm tích: gồm mỏ sét Bằng Khẩu, Yến Lạc, Bản Diệc
chúng phân bố trong địa hình thung lũng. Sét có màu vàng, vàng nhạt, hạt mịn

lẫn ít cát, đáp ứng cho sản xuất gạch tuy nen, ngói. Bề dày 1,5-8m.
+ Sét nguồn gốc phong hoá: chúng đều là sản phẩm phong hoá tại chỗ
của lớp đá phiến sét, bột kết của hệ tầng Phú Ngữ. Sét có màu vàng nhạt,
xám trắng, bề dày lớp sét 1-2m, rất ít khi dày > 5m, độ dẻo kém hơn sét thung
lũng, kết quả phân tích hoá và độ hạt đều đủ điều kiện làm gạch ngói, nhưng
chất lượng thấp hoặc trung bình. Trữ lượng cấp C 1+C2= 1,68 triệu m3 và
TNDB là 5,97 triệu m3.
3.4.3. Cát, cuội sỏi xây dựng
Gồm các điểm: Nà Pao, thị xã Bắc Kạn, Quang Thuận, Chợ Mới, chúng
đều là sản phẩm của các bãi bồi (doi cát) dọc sông Cầu. Thành phần của cát
chủ yếu là thạch anh, lẫn mảnh vụn đá phiến sét, độ mài mòn kém. Cát cuội
sỏi hầu hết phân bố lẫn lộn chưa có độ sàng tuyển chọn lọc tự nhiên do vậy
khi khai thác phải sàng để phân loại, riêng ở Chợ Mới cát có độ chọn lọc tốt
hơn (83% < 1mm). Như vậy việc điều tra cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn mới ở mức rất khiêm tốn (4 mỏ) với trữ lượng và tài nguyên dự báo là
423 190m3.
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

17


Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA,
THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú về khoáng sản, có mức độ điều tra
địa chất khá tốt, việc khai thác khoáng sản đã được đẩy mạnh trong những
năm qua. Để công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững, trong báo cáo này
đề xuất các công tác điều tra, thăm dò, khai thác sau đây:
1- Điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản
- Điều tra lập bản đồ địa chất:

+ Hoàn thành điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ Bắc
Kạn, trong đó chú ý đến các điểm quặng chì kẽm, vàng, đồng.
+ Điều tra địa chất đô thị Bắc Kạn nhằm thành lập hệ thống bản đồ địa
chất, khoáng sản, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình tạo cơ sở tài liệu để
quản lý và phát triển đô thị.
+ Kiểm tra dị thường từ vùng bắc Chợ Đồn để phát hiện các thân quặng
sắt và chì kẽm.
- Điều tra đánh giá tiềm năng khoáng sản:
+ Quặng sắt: cần điều tra đánh giá quặng sắt magnetit Pù Ổ - Bản Quân
(huyện Chợ Đồn), Bộc Bố - Bằng Thành (huyện Pắc Nậm) làm cơ sở để thăm
dò tiếp theo.
+ Quặng chì-kẽm: cần điều tra đánh giá quặng chì - kẽm khu Côn Minh
(huyện Na Rì), khu Phiêng Đăm - Bản Lìm (huyện Pắc Nậm) và mở rộng điều
tra phần phía tây nếp lồi Phia Khao.
+ Quặng titan: cần điều tra đánh giá sa khoáng và titan gốc liên quan tới
khối gabro Khao Quế xã Yên Mỹ huyện Chợ Đồn.
+ Quặng vàng: cần điều tra đánh giá vàng Bó Va (phần kéo dài và phần
phía bắc của mỏ Pắc Lạng).
+ Vật liệu xây dựng: cần đánh giá đá vôi xi măng dải Chợ Mới-Hoà
Mục-Xuất Hoá, sớm điều tra sét xi măng, sét gạch ngói (tập trung vào sét đồi)
phục vụ quy hoạch khai thác và sử dụng đất của tỉnh.
2- Thăm dò, khai thác khoáng sản
- Thăm dò:
+ Quặng sắt: cần thăm dò bổ sung các mỏ Bản Phắng, Sỹ Bình và các
điểm quặng sắt Lũng Viền, Nà Nọi, Mỏ Xát nhằm đảm bảo lâu dài quặng sắt
cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

18



+ Quặng chì-kẽm: cần thăm dò dải chì-kẽm Pù Xáp-Ba Bồ-Nà Bưa,
Khuổi Giang và thăm dò phần sâu các mỏ đang khai thác.
+ Quặng vàng: cần thăm dò mỏ Pắc Lạng.
- Khai thác khoáng sản:
Hiện nay đang khai thác quặng chì kẽm ở Chợ Điền và Chợ Đồn, bước
đầu đã tạo thành 2 khu công nghiệp khai thác-chế biến khoáng sản là khu Bản
Thi và khu nam Bằng Lũng trên cơ sở trữ lượng cấp B+C 1 là 893 nghìn tấn,
cấp C2 là 964 nghìn tấn và tài nguyên dự báo là 3870 nghìn tấn.
Cần đầu tư sâu vào chế biến khoáng sản để tăng giá trị kinh tế và tạo
việc làm cho người lao động. Không xuất khẩu các loại quặng sắt và chì kẽm.
Vật liệu xây dựng cần quy hoạch khai thác hợp lý, giảm thiểu tác động
tiêu cực đến quỹ đất và môi trường.
3- Quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản
- Điều tra, bổ sung và xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp khai
thác-chế biến khoáng sản của tỉnh.
- Tăng cường sự quản lý hoạt động khoáng sản, kiểm tra, kiểm soát
việc khai thác khoáng sản, xử lý kiên quyết đối với các doanh nghiệp, cá nhân
vi phạm luật khoáng sản.
- Dừng khai thác tận thu các điểm quặng chì kẽm, đầu tư thăm dò và
thiết kế khai thác theo quy định nhằm giảm thiểu thất thoát tài nguyên, đảm
bảo an toàn trong khai thác, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường và
xã hội.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

19



KẾT LUẬN
Bắc Kạn là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó trữ lượng và tài
nguyên quặng chì - kẽm đứng đầu trong cả nước.
Về mức độ điều tra: diện tích tỉnh Bắc Kạn được điều tra khá tốt như
lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, lập bản đồ địa chất khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 sẽ được hoàn thành trên diện tích toàn tỉnh vào năm 2006.
Công tác điều tra đánh giá, thăm dò đã được tiến hành đối với quặng
chì-kẽm, quặng sắt với tổng số 34 mỏ và điểm quặng (27 mỏ, điểm quặng
chì-kẽm, 7 mỏ và điểm quặng sắt).
Về tài nguyên khoáng sản: Bắc Kạn là tỉnh rất phong phú như quặng
sắt, chì - kẽm, titan, vàng, antimon, nhôm, wolfram, vật liệu xây dựng,...
Trong đó khoáng sản có tiềm năng lớn và có giá trị kinh tế hiện nay là
chì-kẽm, vàng, sắt, vật liệu xây dựng.
- Chì - kẽm: phân bố ở 3 vùng chính là Chợ Điền, Chợ Đồn và Ngân
Sơn trong đó quặng chì - kẽm ở Chợ Điền và Chợ Đồn có trữ lượng lớn, một
số mỏ đã được điều tra đánh giá, thăm dò đến trữ lượng cấp B+C 1 và hiện nay
đang khai thác.
- Vàng: tập trung chủ yếu ở phần đông bắc của tỉnh, hầu hết các mỏ đều
chưa được thăm dò, tuy nhiên hiện tại đang được khai thác (khai thác tận thu)
nên gặp rất nhiều rủi ro.
- Quặng sắt của tỉnh có quy mô không lớn, nhưng được tập trung tại 3
vùng (Chợ Đồn, Ngân Sơn, Bộc Bố-Bằng Thành) nên rất có ý nghĩa, cần tiếp
tục điều tra, thăm dò trữ lượng để sản xuất gang thép.
- Vật liệu xây dựng: phần lớn các mỏ chưa được điều tra và thăm dò, do
vậy cần từng bước điều tra đánh giá và thăm dò đối với sét (sét gạch ngói và
sét xi măng), chú trọng đến sét phong hoá (sét đồi) để giảm thiểu đến diện
tích đất trồng lúa của tỉnh. Đối với đá vôi chú trọng đá vôi xi măng Chợ Mới
và đá hoa trắng Chợ Đồn.
Diện tích tỉnh Bắc Kạn có cấu trúc địa chất rất phức tạp, chắc chắn còn
tiềm ẩn các loại khoáng sản, các mỏ khác chưa được phát hiện đặc biệt là

phần sâu, do vậy công tác tìm kiếm - thăm dò cần được tiếp tục đầu tư.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

20


Phụ lục 1
DANH MỤC CÁC BÁO CÁO ĐỊA CHẤT CÓ CÁC THÔNG TIN VỀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN TỈNH BẮC KẠN HIỆN LƯU TRỮ TẠI LƯU TRỮ ĐỊA

CHẤT
Số
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18

Đơn vị

Tên báo cáo

thành lập

Bản đồ địa chất miền bắc Việt Nam
tỷ lệ 1/500.000
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/200.000 tờ
Bắc Kạn
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/200.000 tờ
Bảo Lạc
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/200.000 tờ
Tuyên Quang
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/200.000 tờ
Lạng Sơn
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/200.000 tờ
Long Tân - Chinh Si
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 nhóm
tờ Đại Thị - Phia Khao
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 tờ
Bảo Lạc
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 nhóm
tờ Na Hang - Ba Bể
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 tờ
Ngân Sơn - Phủ Thông

Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 tờ
Bằng Khẩu - Yến Lạc

Đoàn ĐC
500
Đoàn ĐC
205
Đoàn ĐC
205
Đoàn ĐC
20A
Đoàn ĐC
20G
Đoàn ĐC
20A
Đoàn ĐC
202
Liên đoàn
Integeo
Đoàn ĐC
202
Đoàn ĐC
202
Đoàn ĐC
202
Liên đoàn
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 nhóm
BĐĐC
tờ Định Hoá - Chợ Chu
miền Bắc

Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 nhóm Đoàn ĐC
tờ Chiêm Hoá
202
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 tờ
Đoàn ĐC
Nguyên Bình (Cao Bằng), tây Ngân
202
Sơn - Phủ Thông (Bắc Kạn)
Bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1/50.000 tờ
Liên đoàn
Chợ Mới
ĐC Đ.Bắc
Báo cáo thăm dò tỉ mỉ chì kẽm
Đoàn ĐC 43
vùng Chợ Điền
Báo cáo kết quả TKĐG chì kẽm Đoàn ĐC
vùng Nà Tùm - Quảng Bạch
118
Báo cáo kết quả TK quặng chì kẽm Đoàn ĐC
vùng nam Chợ Đồn, Bắc Thái
118

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

21

Chủ biên

Năm
hoàn

thành

A.E. Dovjicop

1965

Nguyễn Kinh Quốc

1974

Hoàng Xuân Tình

1976

Phạm Đình Long

1968

Đoàn Kỳ Thuỵ

1976

Phạm Đình Long

1974

Đỗ Văn Doanh

1981


Mai Thế Truyền

1997

Nguyễn Văn Quý

1992

XOLODOVNICOV.B.A

1974

Hoàng Văn Quang

1977

Lê Văn Giang

2000

Đinh Thế Tân

1987

Phạm Văn Hoàn

1981

Dương Công
Khiêm

Dương Công
Khiêm
Nguyễn Xuân
Trường
Nguyễn Xuân
Trường

1997
1984
1994
1995


Số
TT

19
20

Đơn vị

Tên báo cáo

thành lập

Báo cáo TKTM chì kẽm ngoại vi
Chợ Điền
Báo cáo kết quả TKTM quặng chì
kẽm vùng Chợ Đồn, Bắc Thái


Đoàn ĐC
107
Đoàn ĐC
107
Liên đoàn
Địa chất
Đông Bắc
Liên đoàn
ĐC I
Đoàn
ĐC130Liên đoàn
ĐC I
Liên đoàn
Địa
chất
Đông Bắc

Chủ biên

Ngô Đức Lộc

1984

Nguyễn Xuân
Trường

1996

Mai Song Toàn


1984

Nguyễn Đức Vân

1992

Dương Công
Khiêm

1997

Báo cáo kết quả TKĐG chì kẽm
khu Nà Bốp, Chợ Đồn, Bắc Kạn

22

Báo có tìm kiếm vàng Bản Đăm Bằng Khẩu

23

Báo cáo TKĐG vàng sa khoáng
Lương Thượng, Na Rì, Bắc Thái

24

Báo cáo địa chất tìm kiếm vàng và
các khoáng sản khác vùng Khau Âu
- La Hiên

25


Báo cáo thăm dò đá vôi, sét Yên
Đoàn ĐC 39 Nguyễn Viết Thắm
Minh, Chợ Mới, Bắc Thái

27
28
29
30
31
32

Báo cáo thăm dò cát Chợ Mới, Bắc
Thái
Báo cáo thăm dò sắt Bản Phắng,
Bắc Kạn
Báo cáo kết quả TKSB Fe, Pb, Zn
vùng bắc Chợ Đồn
Báo cáo tính lại trữ lượng thân
quặng IV mỏ Nà Tùm, huyện Chợ
Đồn, Bắc Kạn
Báo cáo tìm kiếm đánh giá chì kẽm
và khoáng sản đi kèm ở Đèo Gió Nậm Sa, Ngân Sơn, Cao Bằng
Đề tài: Nghiên cứu cấu trúc, tìm
kiếm quặng chì kẽm vùng Phia Dạ,
tỉnh Cao Bằng-Bắc Kạn

22

1967


Đoàn ĐC 39 Phan Nguyên Vược

1967

Đoàn ĐC 8

Ngô Thế Thái

1962

Đoàn ĐC 43

Nguyễn Quang
Mẫn

1976

Liên đoàn
ĐC I

Hoàng Văn Khoa

2000

Liên đoàn
ĐC I

Đào Thái Bắc


1995

Viện ĐC KS Đỗ Quốc Bình

2004

Liên đoàn
Đề tài Vật liệu xây dựng tỉnh Bắc
Địa chất
Kạn
Đông Bắc

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

1984

Nông Văn Bằng

21

26

Năm
hoàn
thành

Nguyễn Văn Đoan

2001



Phụ lục 2: SỔ MỎ VÀ ĐIỂM KHOÁNG SẢN

MỤC LỤC
I. Khoáng sản nhiên liệu

Trang
24

1. Than đá

24
24

II. Khoáng sản kim loại
2. Quặng sắt

24

3. Quặng titan

34

4. Quặng đồng

35

5. Quặng chì- kẽm

36


6. Quặng nhôm

65

7. Quặng antimon

65

8. Wolfram

67

9. Quặng vàng

67

III. Khoáng chất công nghiệp

82

10. Pyrit

82

11. Barit

83

12. Thạch anh


83

13. Dolomit

85

IV. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng

85

14. Đá vôi

85

15. Sét

90

16. Cát, cuội, sỏi

94

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

23


TT


Tên mỏ,
điểm
khoáng sản

Số
hiệu

Vị trí
Toạ độ địa lý

Đặc điểm địa chất, khoáng sản

Mức độ
điều tra

Trữ lượng và
TNDB

Hiện trạng
khai thác và
định hướng
sử dụng

Điểm khoáng
sản không có
triển vọng
công nghiệp

Không nên
điều tra, đánh

giá, khai thác

I. KHOÁNG SẢN NHIÊN LIỆU
1. Than đá

1

Than đá
Nghĩa Tá

139

Xã Nghĩa Tá,
huyện Chợ
Đồn
22o01'30"
105o30'37"

Điều tra trong
Trầm tích chứa than gồm cát kết, bột kết, sét kết thuộc hệ
lập bản đồ
tầng Văn Lãng. Có 1 vỉa than dày 0,2-0,4m, chất lượng (%)
ĐCKS tỷ lệ
Cch=10,60; Ak=14,70; Wpt=2,4; Qch=6802 cal/kg.
1:50.000

II. KHOÁNG SẢN KIM LOẠI

2


2 Sắt Lũng
Páng

2. Quặng sắt
4
Xã Bằng
Thành, huyện
Pắc Nậm
22o40'30"
105o40'40"

Đã phát hiện được 4 thân quặng sắt gốc magnetit. Các thân
quặng 1, 2,3 nằm trong đá vôi phân phiến thuộc hệ tầng
Tòng Bá (D1tb). Thân quặng 4 nằm trong đá phiến silic
thuộc hệ tầng Mia Lé (D1ml):
- TQ 1 dày 1,5m, dài quan sát được 6m. Thành phần
khoáng vật theo mẫu khoáng tướng gồm: titanomagnetit
40%; ilmenit 3%; leucoxen10%; galenit; sphalerit 2%;
anglezit 5%; calcopyrit; thạch anh. Quặng cấu tạo dạng dải.
Kiến trúc tha hình. Hàm lượng TFe=38,09%; Mn=0,14%.
Thế nằm 22060.
- TQ 2 cách TQ 1 khoảng 700m (ngược dòng suối) dày
4,5m, dài quan sát được 35m. Thành phần khoáng vật theo
mẫu khoáng tướng gồm: titanomagnetit 50%; gơtit 30%;
hematit; thạch anh 20%. Cấu tạo dạng khối. Kiến trúc hạt.

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn

24


Điều tra trong Điểm khoáng
lập bản đồ
sản có triển
ĐCKS tỷ lệ
vọng
1:50.000, mỗi
thân quặng
mới lấy, phân
tích 1 mẫu hoá.
Liên đoàn Địa
chất Đông Bắc
khảo sát phổ
tra năm 2002

Nên điều tra
đánh giá
tiềm năng


TT

Tên mỏ,
điểm
khoáng sản

Số
hiệu

Vị trí
Toạ độ địa lý


Đặc điểm địa chất, khoáng sản

Mức độ
điều tra

Trữ lượng và
TNDB

Hiện trạng
khai thác và
định hướng
sử dụng

Điểm khoáng
sản có triển
vọng

Nên điều tra
đánh giá tiềm
năng

Hàm lượng TFe=50,56%; Mn=0,11%. Thế nằm 160 2530.
- TQ 3 phân bố cách TQ 2 khoảng 50m về phía tây (tại
thác) thân quặng quan sát được 50m, cao 15m cắm vào núi.
Thành phần khoáng vật theo mẫu khoáng tướng:
titanomagnetit 10%; pyrit 30%; thạch anh 60%. Cấu tạo
dạng dải. Hàm lượng TFe=23,62%; Mn = 0,11%. Thế nằm
320 80.
- TQ 4 lộ ở thượng nguồn suối Khuổi Nùng cách TQ 3

khoảng 1,2km về phía nam. Thân quặng hình nêm (mở
rộng ở phía dưới), dày 0,5m tại vách bờ phải của suối.
Thành phần khoáng vật gồm: magnetit 95%; gơtit; ilmenit
3%; thạch anh. Cấu tạo khối đặc sít. Kiến trúc hạt nửa tự
hình. Hàm lượng TFe= 49,56%; Mn = 0,09%. Thế nằm
260 60.
4 dải quặng lăn deluvi phân bố dọc thung lũng suối với
tổng chiều dài khoảng 10 km, chiều rộng 5-10m. Quặng
sắt thuộc loại magnetit. Thành phần khoáng vật gồm
magnetit, ilmenit, gơtit, thạch anh.
Hàm lượng T.Fe=60,54%; Mn = 0,11%.
3

Sắt Thom
Ong

6

Xã Bằng
Thành,
huyện Pắc
Nậm

Quặng lăn phân bố trên sườn đồi dọc theo vách đá vôi theo
phương TB-ĐN, chiều dài quan sát được khoảng 1,0km,
chiều rộng chưa quan sát được. Quặng lăn sắt magnetit
màu nâu đen phân bố trên các đá trầm tích lục nguyên xen

Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn


25

Điều tra trong
lập bản đồ
ĐCKS tỷ lệ
1:50.000.


×