Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thế giới trẻ thơ trong trăng non của tagore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.2 KB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của Th.s Trần Thị Mỹ Hồng, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là
trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào
khác.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

Nguyễn Mai Trúc Loan

i


Lêi c¶m ¬n
Thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự giúp đỡ dù ít hay
nhiều, những lời động viên dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và
bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Quảng Bình, Khoa sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Đặc biệt, em xin chân thành biết ơn cô Th.s Trần Thị Mỹ Hồng, cô đã giành thời
gian quý báu tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên
cứu khóa luận, đồng thời cô còn giúp em lĩnh hội được nhiều kiến thức chuyên môn và
rèn luyện tác phong nghiên cứu đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy, cô giáo
cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Mai Trúc Loan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề: ............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
4.1 Phương pháp thống kê - phân loại .............................................................................5
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp............................................................................5
4.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh ..............................................................................5
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5
6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................5
NỘI DUNG......................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TAGORE VÀ TẬP THƠ TRĂNG NON
.........................................................................................................................................6
1.1. Tác giả Tagore ..........................................................................................................6
1.1.1. Tiểu sử, cuộc đời ...................................................................................................6
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................................8

1.2. Tập thơ Trăng non ....................................................................................................9
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................................9
1.2.2. Giá trị của tập thơ Trăng non ...................................................................................9
CHƯƠNG 2: VẺ ĐẸP THẾ GIỚI TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON ....16
2.1. Tình mẫu tử thiêng liêng .........................................................................................16
2.1.1 . Mẹ là thiên đường trần gian của con ..................................................................16
2.1.2. Con là “Chúa Đời” của mẹ ..................................................................................20
2.2. Tình yêu thiên nhiên kỳ diệu ..................................................................................25
iii


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG
NON...............................................................................................................................34
3.1. Nghệ thuật so sánh.................................................................................................34
3.2. Nghệ thuật nhân hoá ...............................................................................................41
KẾT LUẬN ...................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52
PHỤ LỤC ......................................................................................................................56

iv


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Văn học nghệ thuật
miền đất sông Ấn, sông Hằng phát triển rực rỡ từ thời cổ đại và có ảnh hưởng sâu rộng
đến nhiều nền văn học trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nền văn học Việt Nam đã tiếp
thu nhiều thành tựu của nền văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những cái riêng cho dân tộc
mình. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu văn học Ấn Độ là rất cần thiết, góp phần phổ biến

rộng rãi văn học Ấn Độ vào Việt Nam.
Khi nói đến văn học Ấn Độ, ngoài thành tựu nổi bật là sử thi Ramayana và
Mahabharata trong thời cổ đại, chúng ta còn phải khẳng định một đóng góp quan
trọng của nền văn học Ấn Độ thời hiện đại qua những sáng tác có giá trị của các nhà
văn, nhà thơ Ấn Độ. Một trong những đỉnh cao của văn học Phục hưng Ấn Độ là đại
thi hào Rabindranath Tagore. Ông được mệnh danh là “Ngôi sao sáng của Ấn Độ phục
hưng”, “Người lính canh vĩ đại” của đất nước Ấn Độ.
Tagore (1861 - 1941) là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… Năm 1913, với tập thơ Thơ
Dâng (Gitanjali), ông được giải thưởng Nôben - Giải thưởng văn chương. Nhân dân Ấn
Độ vô cùng tự hào về Tagore. Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của
Tagore là “bài ca về tình nhân ái", là “ước mơ về khát vọng, về tự do, hạnh phúc". Ông
để lại hàng nghìn bài thơ tựa như "hoa thơm, trái ngọt đôi bờ sông Hằng" đã làm phong
phú tâm hồn nhân dân Ấn Độ.
Ông được coi là biểu tượng của văn hoá Ấn Độ. Với những thành tựu và đóng góp
cho văn học dân tộc, ông đã tạo dựng nên một thời đại Tagore bên cạnh các khái niệm
thời đại Vê-đa, thời đại sử thi... M.Gandhi tụng xưng ông là Gurudêva - bậc Thánh sư vĩ
đại, người dẫn dắt tinh thần và hướng dẫn tâm linh Ấn Độ.
Ở Việt Nam, bạn đọc biết đến Tagore khá sớm. Từ năm 1984, sau những cố gắng
tâm huyết của nhiều nhà Ấn Độ học Việt Nam mà tiêu biểu là các giáo sư Cao Huy
Đỉnh, Lưu Đức Trung, văn học Ấn đã chính thức được đưa vào giảng dạy trong hệ
thống giáo dục. Riêng ở bậc trung học cơ sở, tác phẩm được giới thiệu giảng dạy là bài
thơ Mây và sóng, trích trong tập Trăng non. Đây là tập thơ viết cho thiếu nhi, thuộc ba
nội dung chính trong sáng tạo thơ ca của Tagore.
1


Là giáo viên tiểu học tương lai, bản thân tôi thực sự rất yêu thích những sáng tác
của Tagore. Những tác phẩm văn học thế giới xuất sắc là di sản tinh thần văn hóa
chung của nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao năng
lực cảm thụ, cách tiếp nhận văn học, giáo dục thế hệ trẻ. Xuất phát từ những lý do

trên, chúng tôi đã chọn “Thế giới trẻ thơ trong Trăng non của Tagore” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề:
Rabindranath Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, đồng thời cũng là
một họa sĩ, một nhạc sĩ nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Nhưng thành tựu lớn nhất của
ông là thơ ca. Ngoài những tập thơ rất tiêu biểu viết cho người lớn như Thơ Dâng, ông
còn có tập thơ Trăng non viết cho trẻ em. Tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên
thế giới, được cả trẻ em và người lớn yêu thích. Và khi Trăng non ra đời, nó đã mở ra
một phương diện khác trong tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tagore khiến cho những
nhà nghiên cứu, những độc giả hâm mộ thơ ông chú ý một cách đặc biệt đến thi phẩm
dành riêng cho trẻ thơ này. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi điểm qua một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu về tập thơ Trăng non:
Trong lời giới thiệu cho bản dịch Thơ Tagore, giáo sư Cao Huy Đỉnh đã nhận
xét khái quát về tập thơ Trăng non: “Đó là những bài thơ hết sức hồn nhiên trong sáng,
những bức tranh mĩ lệ về tâm lí nhi đồng” [17, tr.29]. Theo ông, chính sự trong sáng,
hồn nhiên của trẻ đã giúp Tagore biểu hiện “Những triết lí về cuộc đời” một cách sâu
sắc và tinh tế. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến đặc điểm nghệ thuật “Trí tưởng
tượng phong phú” của Tagore “đã khám phá một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong
tâm hồn em bé” [ 17,tr. 29] .
Nhà nghiên cứu, dịch giả Đào Xuân Quý đã chú ý đến “ngôn ngữ thích hợp và vô
cùng phong phú” trong Trăng non. Ông đã chỉ ra sự khác biệt độc đáo của Tagore và
V.Hugo trong những thi phẩm viết về trẻ thơ:
“Nhà thơ Ấn Độ đi vào thế giới của trẻ con với một tâm trạng hoàn toàn khác
biệt. Thơ về trẻ em của Tagore trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra am hiểu
tâm hồn kì diệu của các em và để mô tả cái thế giới trẻ thơ này, Tagore đã dùng ngôn
ngữ thích hợp vô cùng phong phú. Nhưng mặt khác, nếu đọc kĩ ta sẽ thấy rằng thơ viết
cho trẻ em của Tagore cũng là loại thơ có nhiều suy nghĩ và gắn liền với thực tiễn đau
buồn của đất nước Ấn Độ” [42, tr. 211].
2



Theo cảm nhận của PGS. Lưu Đức Trung, Trăng non là những ấn tượng sâu sắc
về cách sử dụng hình ảnh và những câu chuyện kể phù hợp với các em. Theo ông,
chính những hình ảnh, những câu chuyện mang âm hưởng cổ tích đã bộc lộ rõ sự am
hiểu tâm lí trẻ thơ của Tagore. Viết về Trăng non, ông còn nhấn mạnh đến thủ pháp
đối lập, tương phản được sử dụng trong tập thơ: “Tagore muốn đem tâm hồn trong
sáng, bản chất Chân - Thiện - Mĩ đang tồn tại trong trẻ thơ đối lập với bản chất xấu xa,
đê tiện đáng khinh của xã hội đồng tiền và quyền lực chi phối” [ 59, tr.158].
Trong bài “Chất trí tuệ, điểm sáng thẩm mĩ trong thơ.Tagore”, TS. Nguyễn Thị
Bích Thuý cũng phân chia thơ Tagore thành ba nội dung lớn: thơ triết luận, thơ tình
yêu và thơ viết cho trẻ em. Với mảng thơ trẻ em, tác giả tập trung vào tập thơ Trăng
non và nhận xét: “Với Trăng non, gồm 40 bài viết về trẻ em, Tagore được coi là
V.Hugo của Ấn Độ. Tình thương, tấm lòng trìu mến nâng niu của ông đối với trẻ em
thấm đẫm trong từng chữ, từng câu” [ 50, tr.59]. Đồng thời tác giả cũng dẫn lời của
nhà thơ Ailen, W. B. Yeats nói về Trăng non để khẳng định một lần nữa ý kiến của
mình: “Khi thi sĩ nói đến trẻ thơ, đặc tính này như một phần của chính thi sĩ thì ta
không rõ có phải thi sĩ nói đến thánh nhân hay không?” [50, tr.59].
TS. Đỗ Thu Hà trong quyển “Tagore, văn và đời” cũng tuân thủ cách phân chia
thơ Tagore thành 3 nội dung như trên. Tác giả đã đưa ra những nhận xét khái quát nhất
về nội dung và nghệ thuật của tập Trăng non: “Tagore đã viết những bài thơ để trả lời
và lí giải cho các em với những lời thơ dịu dàng, thơ mộng và tràn đầy tình yêu
thương, trong đó, ông sử dụng một bút pháp đặc biệt. Ông là người đã kết hợp một
cách nhuần nhuyễn giữa hiện thực và huyền ảo: để thể hiện hiện thực Tagore đã dùng
những huyền thoại, những viền giát xung quanh hiện thực của cuộc sống, đem lại cho
nó một chiều sâu có tầm vũ trụ.” [26, tr.73].
Ở các trường Đại học, tập thơ Trăng non được các học viên, sinh viên khai thác
dưới nhiều góc độ khác nhau:
Luận văn thạc sĩ “Thế giới trẻ em trong sáng tác văn chương Tagore” của Nguyễn
Phương Liên [65] đi sâu vào nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật đã được Tagore
sử dụng trong việc xây dựng thế giới trẻ em được thể hiện trong sáng tác văn chương

của Tagore ở cả 3 thể loại: thơ, văn xuôi và kịch. Tác giả khẳng định: “nhiệm vụ của
chúng tôi là phân tích các tác phẩm thơ, văn, kịch của Tagore viết về trẻ em, chỉ ra
những thủ pháp khác nhau mà Tagore vận dụng trong 3 phương thức sáng tác ấy để
thấy được tính đa dạng trong tài năng Tagore” [65, tr.2].
3


Khóa luận tốt nghiệp “Yếu tố huyền ảo trong tập thơ Trăng non của Tagore”
của Trần Kim Dung [11] quan tâm đến tác dụng của thủ pháp huyền ảo, làm cho thế
giới trong Trăng non lung linh, huyền diệu và giàu màu sắc hơn.
Khóa luận tốt nghiệp “Tagore với trẻ thơ qua tập Trăng non” của Nguyễn Thị
Ngọc Diệp [12] chủ yếu đi vào khai thác nội dung tư tưởng, tình cảm của Tagore dành
cho trẻ nhỏ được thể hiện trong cả tập thơ.
Khóa luận tốt nghiệp “Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Trăng non” của Trần
Thị Hoài Phương [38] tập trung tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện trong Trăng non qua
thủ pháp so sánh để làm nổi bật sự sáng tạo độc đáo của Tagore trong việc xây dựng
một thế giới trẻ thơ hồn nhiên và kì diệu.
Như vậy, qua những nhận xét của các dịch giả nhà nghiên cứu về thơ Tagore ở
Việt Nam, chúng ta phần nào có được cái nhìn tổng quát và toàn diện về tập thơ Trăng
non ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Các tác giả đều tập trung đề cao tính
hồn nhiên, tự nhiên, trong sáng của thế giới trẻ thơ và chú ý nhấn mạnh đến những thủ
pháp nghệ thuật cơ bản mà Tagore đã sử dụng trong cả tập thơ như một sự gợi mở,
định hướng cho những nghiên cứu chuyên sâu về tập thơ Trăng non ở bậc Đại học và
sau Đại học. Nhìn chung các công trình, bài viết trên đây đã nghiên cứu các phương
diện khác nhau của tập thơ Trăng non của Tagore. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện và đi sâu vào tìm hiểu thế giới trẻ thơ trong
Trăng non của Tagore ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu
hiện. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn cách tiếp cận này. Các công trình nghiên
cứu, bài viết của những người đi trước là tư liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới trẻ thơ trong tập thơ Trăng non của
Tagore.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi khảo sát Tagore - Tuyển tập tác phẩm (Tập 2) của các dịch giả Cao
Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Lưu Đức Trung và Mảnh trăng non - người dịch Phạm
Hồng Dung, Phạm Bích Thủy.

4


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát văn bản, giúp thống kê phân
loại một cách tỉ mỉ, cụ thể, đầy đủ các hình tượng thơ, những thi pháp đặc trưng mà
nhà thơ dùng để truyền tải ý tưởng của mình trong Trăng non.
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Qua việc phân tích những bài thơ tiêu biểu trong Trăng non để thấy được cái
hay, cái đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong cả tập thơ.
4.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh
Đối chiếu - so sánh cách sử dụng nghệ thuật so sánh và nhân cách hoá trong
Trăng non và một số bài thơ trong các tập thơ khác của Tagore để thấy được nét độc
đáo riêng của tập thơ viết cho thiếu nhi.
Đối chiếu - so sánh thơ thiếu nhi của Tagore với thơ thiếu nhi của các nhà thơ
khác để thấy được những sáng tạo riêng của Tagore.
5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài “Thế giới trẻ thơ trong tác phẩm Trăng non của Tagore”
tìm hiểu phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Trăng non. Từ đó bộc lộ
quan niệm của nhà thơ về vẻ đẹp thế giới tâm hồn trẻ thơ và nghệ thuật biểu hiện thế
giới trẻ trong tác phẩm.

- Về thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu thơ
Tagore nói chung và giảng dạy tác phẩm Trăng non ở trường phổ thông nói riêng, là
tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên quan tâm.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tagore và tập thơ Trăng non
Chương 2: Vẻ đẹp thế giới tâm hồn trẻ thơ trong Trăng non của Tagore
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện thế giới trẻ thơ trong Trăng non của Tagore

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TAGORE VÀ TẬP THƠ TRĂNG NON

1.1. Tác giả Tagore
1.1.1. Tiểu sử, cuộc đời
Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancutta, bang Bengan, Ấn Độ. Ông là
con thứ 14 trong một gia đình thuộc đẳng cấp quý tộc Bàlamôn có 14 anh chị em.
Trong số các anh chị em của Tagore có nhiều người thành đạt và có nhiều sự đóng góp
cho sự phát triển của văn học Ấn độ. Targore chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha Ông Đevendranath Tagore. Ông Đevandranath Tagore là một triết gia và là nhà cải
cách xã hội nổi tiếng. Tagore thường được cha cho đi du lịch và tham dự các cuộc mít
tinh, hội thảo của các nhà cải cách xã hội về chính trị, thời sự và văn học nghệ thuật.
Trong gia đình, Tagore được yêu quý và chiều chuộng nhất. Khi Tagore chào
đời, cha ông đã xem đó là phúc trời nên đặt tên cho ông là Rabindranath, có nghĩa là
mặt trời với mong muốn cậu bé sẽ trở thành nhân tài mang ánh sáng trí tuệ soi rọi sự
tăm tối của đất nước Ấn Độ. Thuở nhỏ, Tagore là một cậu bé thích tự do, thường lang
thang bắt bướm hái hoa ngoài trời và tụ tập với bọn trẻ cùng phố chơi bi, chơi đáo. Vì

thế, mọi người cai quản cậu rất nghiêm ngặt. Những giờ bị phạt trong nhà, cậu thường
nhìn ra ngoài cửa sổ ao ước tự do hoặc tìm đến góc nhà ngồi đọc sách. Ngoài những
quyển truyện cổ Ấn Độ, Tagore thường tìm đọc sách nước ngoài viết cho thiếu nhi đã
được dịch ra tiếng Bengali. Cậu thích sách của Dickens, V.Hugo và nhất là tác phẩm
Rôbinxơn Cruxô của Defoe. Hình ảnh Rôbinxơn chống chọi với bão táp, hòa nhập với
thiên nhiên trên hoang đảo khiến Tagore xúc động và lấy đó làm tấm gương cho cuộc
sống tự lập của mình.
Cha Tagore là một người thầy đắc lực trong việc nâng cao học vấn cho Tagore.
Ông luôn tôn trọng tự do của con cái. Từ năm 11 tuổi, ông đã cho Tagore theo mình
trong những chuyến du lịch dài ngày lên đỉnh Himalaya, dạy cho Tagore bài học đầu
tiên về tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Trong kí ức của Tagore, người
cha luôn là một tấm gương lớn về nhân cách: “Người muốn chúng tôi yêu sự thật bằng
6


cả tấm lòng mình. Cũng như trước kia, Người để tôi tự do leo núi thì bây giờ Người
cũng để tôi tự do chọn con đường đi đến sự thật. Người không hoảng sợ khi thấy tôi
lầm đường, lạc lối, không quá băn khoăn trước việc tôi có thể gặp khó khăn gian khổ
dọc đường. Người cầm trong tay ngọn cờ chỉ đạo chứ không phải một chiếc roi kỉ luật
như ai” [45, tr. 424]. Ông học hỏi và thừa hưởng ở cha mình một tấm lòng nhân đạo và
ái quốc, một tình yêu thương gia đình chung thuỷ, một tâm hồn vĩ đại và một tình yêu
con người cao cả. Phương pháp giáo dục trọng tự do cá nhân của cha đã ảnh hưởng rất
nhiều đến quan điểm giáo dục của Tagore.
Thuở nhỏ, Tagore không chỉ tự trau dồi ngoại ngữ để học trong sách vở mà còn
chú trọng học những người xung quanh, những người lao động bình thường. Có thể
nói rằng, cuộc đời của Tagore phân nửa gắn liền với môi trường sáng tạo của những
thiên tài, phân nửa gắn liền với văn hóa truyền thống: “Bước đầu của tôi đi vào văn
học có nguồn gốc của nó trong những cuốn sách được lớp người tôi tớ yêu thích và
truyền tụng” [60, tr. 443].
Suốt quãng đời thơ ấu, Tagore chủ yếu là tự học. Ngoài sách vở thì mảnh vườn

thân thiết sau nhà là “ngôi trường” lí tưởng. Ở đó, Tagore được tự do mơ mộng. Những
sắc màu kì diệu của thiên nhiên đã đem đến cho Tagore những câu hỏi ngây thơ về cuộc
sống, cậu ao ước khám phá: “Chúng tôi có một khu vườn nhỏ liền tiếp với nhà chúng
tôi, đối với tôi, nó là mảnh đất thần tiên, hàng ngày hiện ra không biết bao nhiêu vẻ đẹp
kì diệu...Bầu trời như đem lại cho tôi tiếng gọi bạn bè và cả trái tim tôi, cả cơ thể tôi nữa
quen uống vào cái nguồn ánh sáng và yên tĩnh tràn trề của những giờ phút lặng lẽ đó.
Tôi lo lắng không bao giờ để quên mất một buổi sáng nào, vì mỗi buổi sáng đều quý cho
tôi, còn quý hơn vàng đối với một kẻ cùng khổ… tôi được trời phú cho tính hay kinh
ngạc, nó giúp cho đứa bé có quyền được vào trong kho tàng huyền bí trong lòng cuộc
sống. Tôi lơ là với những bài học vì chúng muốn lôi tôi ra ngoài thế giới ở quanh
tôi…nó muốn cầm tù tôi trong những bức tường đá của các bài học” [ 45, 449].
Năm 40 tuổi (1901), Tagore thực hiện được ước mơ xây dựng một ngôi trường
do chính mình làm chủ. Khi ngôi trường Santiniketan ra đời, Tagore đã thực hiện một
phương pháp giáo dục chú trọng dạy cho học sinh ý thức được hai mối quan hệ cơ bản
của con người trong cuộc sống. Đó là mối quan hệ hoà đồng giữa con người với con
người và giữa con người với thiên nhiên. Ông muốn học trò của ông phải biết yêu
7


thương, tôn trọng con người và phải biết đề cao, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, tình yêu
cuộc sống. Từ những quan niệm, tư tưởng về việc xây dựng một nền giáo dục mới cho
Ấn Độ, Tagore đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và trách nhiệm của mình đối với
trẻ thơ. Ông muốn các em phải biết yêu thương và trân trọng cuộc sống. Đó chính là lí
tưởng giáo dục cao đẹp của ông, là kinh điển của Tôn giáo - Con người mà ông gửi
gắm và thực hiện ở ngôi trường Santineketan - ngôi trường của sự bình yên.
Đến cuối đời, mặc dù bệnh tật nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật.
Ông mất ngày 7 tháng 8 năm 1941.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của Tagore rất vĩ đại. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà
viết kịch lớn, đồng thời cũng là một họa sĩ, một nhạc sĩ nổi tiếng. Nhưng thành tựu

xuất sắc nhất của ông là thơ. Với nội dung nhân đạo sâu sắc, thơ ông không chỉ đề cập
đến lòng yêu con người và cuộc sống mà còn phản ánh khát vọng hòa bình và tinh
thần chống chiến tranh của nhân dân Ấn Độ. Tagore đã để lại cho nhân loại một di sản
đồ sộ các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú và đa dạng: 52 tập thơ, 42 vở kịch,
12 tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, hơn 2000 ca khúc (có quốc ca Ấn Độ), 63 tập
tiểu luận và gần 3000 nghìn bức tranh. Trong đó có nhiều tập thơ tiêu biểu như: Người
làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918), Thơ ngắn
(1992), Ngày sinh (1941),... đặc biệt là tập thơ Thơ Dâng đã nhận được giải thưởng
Nô-ben năm 1913. Ông là người đầu tiên ở châu Á được vinh dự nhận giải thưởng cao
quý này.
Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn
quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ
một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc
sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu muôn vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất
tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàn bạc trong khắp các tác
phẩm văn chương của ông.
Văn chương và sự nghiệp hoạt động chính trị của Tagore có ảnh hưởng lớn tới sự
nghiệp giải phóng đất nước của Ấn Độ. Ông được coi là “một chiến sĩ thập tự quân
chống phát xít”, một “người thầy học vĩ đại” và “người lính gác vĩ đại” của đất nước
8


này (ý kiến đánh giá của Đảng Cộng sản Ấn Độ và nhà lãnh tụ của phong trào giải
phóng Ấn Độ Găng đi). Theo đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Đại văn hào
Rabinđranat Tagore cả thế giới đều kính trọng” (Báo Nhân dân ngày 19/3/1958).
1.2. Tập thơ Trăng non
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Trăng non là tập thơ chủ yếu viết về trẻ em được nhà thơ Đào Xuân Quý chọn
dịch và giới thiệu, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1979. Tagore bắt đầu viết tập
thơ này trong một hoàn cảnh rất đau buồn: Năm 1902, vợ chết; năm 1904, con gái thứ

hai qua đới; năm 1905, cha và anh lần lượt ra đi; năm 1907, con trai đầu cũng mất.
Quá đau đớn trước những mất mát này, ông đã ghi lại bằng thơ tình cảm tha thiết với
những người ruột thịt, đặc biệt là tình cảm với con cái. Tập thơ được viết bằng tiếng
Bengali, xuất bản năm 1909 với tên gọi Trẻ thơ (Si Su), đến năm 1915 được Tagore
chuyển từ tiếng Bengali sang tiếng Anh và đổi tên là The Cressent Moon (Trăng non)
gồm 40 bài.
Trăng non là tập thơ viết về trẻ thơ, là biểu tượng cho tâm hồn bản nguyên, thuần
khiết của các em. Với Trăng non, Tagore đã tái hiện lại một thiên đường đã mất trong
mỗi chúng ta, đó là thiên đường của tuổi ấu thơ tràn ngập tình yêu thương mẫu tử. Tập
thơ Trăng non có nội dung phong phú và đa dạng. Ông đã phản ánh cuộc sống sinh
động của thế giới trẻ thơ bằng một bút pháp điêu luyện và một trái tim nhân hậu, một
tình yêu trẻ vô bờ bến. Thơ Tagore viết cho trẻ em giàu sức gợi cảm, vừa hiện thực,
vừa bay bổng, lãng mạn, giàu mơ ước.
1.2.2. Giá trị của tập thơ Trăng non
Trăng non đề cập đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ thơ. Đó là tình
cảm mẹ con, ví dụ: Mây và sóng, Người ăn cắp giấc ngủ, Món quà, Phán xử,...; đó là
những kỉ niệm, những trò chơi, những ước mơ của tuổi thơ; ví dụ: Thuyền giấy, Trên
bờ biển, Bản hợp đồng cuối cùng,... Bao trùm lên cả tập thơ là sự bao dung và lòng
nhân ái của tác giả đối với trẻ thơ. Thơ ông viết cho các em giàu sức gợi cảm, vừa hiện
thực vừa lãng mạn, vừa kéo người đọc trở về với những kỉ niệm tuổi thơ, vừa buộc họ
phải suy nghĩ, trân trọng và bảo vệ những ước mơ, những khát vọng của các em.
Trăng non chỉ là một phần rất nhỏ trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Tagore
nhưng cả trong một phần nhỏ ấy cũng bộc lộ rõ tâm hồn và trí tuệ của ông. Nhà nghiên
9


cứu văn học Cao Huy Đỉnh đã có nhận xét về Trăng non: “ Đó là những bài thơ hết
sức hồn nhiên trong sáng, những bức tranh mỹ lệ về tâm lý nhi đồng. Đó là triết lý của
Tagore về cuộc đời, làm thành những bài học tốt cho các bậc cha mẹ. Lòng yêu con
trẻ, yêu thiên nhiên đất nước, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Tagore đã khám

phá cả một thế giới toàn thiện, toàn mĩ, một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong tâm hồn
em bé”.
Trăng non là tập thơ thể hiện sâu sắc tình thương yêu và niềm mong ước của
Tagore về một thế giới tươi đẹp dành riêng cho trẻ. Trong thế giới ấy, trẻ thơ thoát ra mọi
ràng buộc của cuộc sống đời thường và tự do đi về trong tưởng tượng. Trẻ thơ là hiện
thân của nước, của tinh khiết, vô vị và trong thế giới của trẻ mọi quyền uy, toan tính của
con người đều trở nên vô nghĩa. Với Tagore, trẻ thơ là điều kì diệu mà Thượng đế đã ban
tặng con người, là sợi dây nối kết mối giao hoà vĩnh cửu của thế giới thực tại và mộng
tưởng, của mặt đất và bầu trời, của con người và thiên nhiên, của tình yêu giữa cha và
mẹ… Trong vòng tay và trái tim của mọi người, trẻ thơ là thiên thần, là niềm vui, là buổi
ban sơ của một đời người… Và trong trái tim Tagore, trẻ là tất cả những gì ngộ nghĩnh,
hồn nhiên, trong trẻo.
Là một nhà thơ luôn đấu tranh không mệt mỏi vì tự do của con người, trong
Trăng non, Tagore luôn mong muốn mang đến cho trẻ em một thế giới tự do tuyệt
đối: tự do trong tưởng tượng, tự do trong vui chơi, tự do bày tỏ tình cảm, ước vọng của
mình. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan của người lớn, trẻ là sự hiền minh. Sự tự do của
trẻ là mong muốn mãnh liệt của người lớn khi họ vọng tưởng về thời ấu thơ. Đó là sự
tự do tuyệt đối không bị những vật chất tầm thường ràng buộc. Trong bài Bản hợp
đồng cuối cùng, Tagore kể lại một câu chuyện lí thú. Một chàng thanh niên làm thuê
vừa đi vừa rao lớn: “Nào, ai thuê tôi thì đến thuê?”. Một ông vua “Ngồi trên xe đi tới
và bảo: “Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta”. “Nhưng quyền lực của y có gì
đáng kể và y lại ra đi”. Đến trưa “Dưới trời nóng bỏng”, anh ta gặp một tay triệu phú,
hắn nhắc túi vàng lên và bảo: “Ta thuê ngươi bằng tiền bạc của ta”. Nhưng anh vẫn
quay lưng. Khi chiều xuống, anh gặp một cô gái đẹp và hứa sẽ thuê anh bằng một nụ
cười. Nhưng “Nụ cười của cô ta đã nhạt đi và tan thành nước mắt”, “Cô trở về trong
bóng tối một mình”. Anh đã từ chối tất cả từ quyền lực, của cải và sắc đẹp. Cho đến
khi anh gặp cậu bé, mọi việc đã hoàn toàn đổi thay:

10



Ánh mặt trời long lanh trên cát
Và sóng vỗ rì rào
Một cậu bé chơi với dăm vỏ ốc
Cậu ngẩng lên và dường như cậu nhận ra tôi rồi nói:
Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng
Và từ khi bản hợp đồng được kí chơi với cậu bé
Tôi đã trở thành người tự do
(Bản hợp đồng cuối cùng)
Như vậy, sự lựa chọn cuối cùng của anh ta là tự do. Trong Trăng non, sự tự do
của trẻ thơ đồng nghĩa với một tâm hồn thuần khiết và thánh thiện. Tagore ca ngợi bản
chất này ở trẻ và cho rằng chính nó đã đem đến cho trẻ cái nhìn trong trẻo về cuộc
sống và những điều quý giá mà người lớn không thể nào có được: tự do, hạnh phúc,
niềm vui và cao hơn cả là tình yêu trong sáng dành cho mẹ:
Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng
Bé tự do không hề ràng buộc chút nào
Nhưng không phải tự nhiên mà bé không cần đến tự do
Bé biết rằng trong góc nhỏ trái tim của mẹ
Có chứa một niềm vui vô tận vô cùng
Và được ghì, được ôm trong chặt trong cánh tay thân yêu của mẹ
Còn dịu dàng hơn tất thảy tự do
(Cung cách của bé)
Khi sáng tác Trăng non, Tagore đã để tâm hồn tự lan toả thành thơ. Chính tình
yêu và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông đã giúp ông có được những cảm nhận tinh
tế về trẻ nhỏ. Nhập vai vào trẻ, Tagore đã nói lên được ước mơ khát vọng của các em.
Có thể nói, trong thơ ông trẻ thơ thật sự được tự do trong thế giới mộng tưởng của
chính mình, được ban phước lành từ bàn tay tạo hoá:
Ban phước cho trái tim bé nhỏ, cho linh hồn trong trắng
Nhờ nó mà khiến trời hôn đất


11


Nó yêu ánh dương, nó yêu gương mặt mẹ hiền
Nó chưa biết khinh khi cát bụi và chạy theo bạc vàng
…Hãy giữ lòng tin của nó, dẫn nó đi thẳng và cầu chúc cho nó
Có đe dọa tới đâu linh khí từ trên trời cao cũng sẽ tới
Thổi căng buồm đưa nó tới cõi bình yên
(Ban phước)
Bàn tay tạo hóa đã ban cho trẻ sự sống giữa cõi đời này nhưng tâm hồn trẻ lại lớn
lên nhờ tình yêu của mẹ. Cho nên cuộc hành trình từ thiên đường của trẻ đến trần gian
cũng chính là hành trình truy tìm Trái tim tình thương từ Mẹ. Chính mẹ và cõi đời trần
thế này mới là thiên đường thực sự mà trẻ cần tìm đến. Tạo hoá có thể ban tặng trẻ mọi
thứ từ vòng hoa rực rỡ sắc màu đến những phúc lành tràn trề bất tận nhưng điều trẻ
cần lại chính là hương thơm tình yêu từ trái tim của Mẹ: Nếu bé muốn thì ngay bây giờ
bé có thể bay lên tận trên trời. Không phải tự nhiên mà bé không chịu rời bỏ chúng ta.
Bé thích đặt đầu vào trong lòng mẹ. Và mắt bé không chịu rời xa mẹ bao giờ….Cái
điều bé thích nhất là được học những lời của mẹ nói ra. Từ trên đôi môi của mẹ…Bé
có hàng đống vàng đống ngọc. Thế nhưng bé đã đến mặt đất này. Như một kẻ ăn
xin….Để có thể đến xin cả kho báu tình thương của mẹ.(Cung cách của bé).
Là những bài thơ ghi lại bản chất thánh thiện của trẻ thơ, Trăng non thể hiện sâu
sắc tấm lòng nhân đạo Tagore dành cho trẻ nhỏ. Trong cái vô cùng của vũ trụ, ông đã
mang đến cho trẻ khát vọng được hoà nhập vào mây và sóng, được gửi gắm giấc mơ
của mình trên những con thuyền giấy dưới ánh sao khuya, được thể hiện tình yêu dành
cho mẹ…Trong sắc màu hư ảo của mảnh Trăng non, trẻ là hiện thân của muôn vàn vẻ
đẹp, là buổi sớm mai của một đời người mà ai cũng một lần bước qua và không bao
giờ quay trở lại.
Là một tập thơ viết cho thiếu nhi Trăng non hội đủ các yếu tố mang tính đặc
trưng của một tác phẩm văn học thiếu nhi.
Khi viết Trăng non, Tagore đã thực sự sống với đời sống của lứa tuổi thiếu nhi.

Ông cảm nhận sâu sắc, trọn vẹn những đặc trưng tâm lí của các em. Bằng tình cảm
chân thật của một người cha ông đã hồi tưởng và làm sống lại kí ức những năm tháng
tuổi thơ một cách kì diệu và trong trẻo nhất.
12


Đọc Trăng non, độc giả được sống trong một thế giới thần tiên và nghệ sĩ, một
thế giới pha trộn giữa hư và thực, giữa sự tưởng tượng và cuộc sống thực tại phong
phú. Công trình nghiên cứu của Coócnây Trucôpxki (1882- 1969), nhà văn, nhà
nghiên cứu văn học Liên Xô cũ cho chúng ta thấy Trăng non thật sự là một tập thơ viết
cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi.
Trăng non là một tập thơ giàu hình ảnh, màu sắc của hội hoạ. Nhưng những sắc
màu, hình ảnh này khác với những sắc màu, hình ảnh ngoài cuộc sống vì nó được cảm
nhận bằng trí tưởng tượng của trẻ thơ. Chỉ có các em mới nhìn thấy nơi những vật vô
tri vô giác cả một thế giới sống động, diệu kì:
Tường điện bằng bạc trắng, mái điện bằng vàng ròng
Hoàng hậu sống trong cung có bảy sân chầu và đeo một hạt ngọc quý bằng châu
báu của cả bảy nước
… Cô công chúa nằm ngủ trên bờ xa tít cách bảy biển không ai vượt nổi…
… Nàng mang vòng ở cổ tay, tay đeo ngọc trai và tóc dài chấm đất
Nàng sẽ thức giấc khi con khẽ chạm chiếc gậy thần và mỗi khi cười môi nàng
tuôn trào châu báu…
… Nhà bác phó cạo
…Ở góc hè kia ngay chỗ chậu cây cảnh
(Xứ thần tiên)
Bằng sự tưởng tượng, trẻ đã thổi hồn cho sự vật và tạo ra trong thế giới của mình
một không gian kì diệu, không gian huyền thoại của những ước mơ. Nhận xét về vấn
đề này, trong quyển Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ, Xukhômxlinxki, nhà giáo dục
Nga đã viết: “Mỗi đứa trẻ không chỉ tri giác mà còn khắc hoạ, sáng tạo và xây dựng.
Sự nhìn nhận thế giới của trẻ là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Hình ảnh mà trẻ

tri giác đồng thời xây dựng mang trong nó sắc thái tươi sáng của cảm xúc. Trẻ trải
nghiệm một niềm vui dữ dội khi tri giác những hình ảnh của thế giới xung quanh và
bằng trí tưởng tượng bổ sung vào những hình ảnh ấy một điều gì đó” [63, tr.16]. Như
vậy, trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, tưởng tượng là một yếu tố không
thể nào vắng mặt. Bởi vì, trong cái nhìn của trẻ, cuộc sống vốn chứa nhiều bí mật. Trẻ
muốn khám phá nó qua sự tưởng tượng của mình. Vì thế, mỗi câu hỏi của trẻ đều ngộ
13


nghĩnh, hồn nhiên: Em hỏi: “Buổi tối khi trăng tròn, treo lơ lửng giữa lùm cây, có ai
ôm được nó không?”/ Thế là anh cười chế nhạo: “Ngốc ơi, mày là đứa bé, ngốc
nghếch nhất trần gian/ Mặt trăng xa vời vợi/ Làm sao mà với tới…”(Nhà thiên văn)
Là “Nhà lãng mạn sáng tạo” trẻ đã xây dựng nên trong thế giới của mình một xứ
xở thần tiên với “Những cánh đồng lúa chín vàng” bên bờ suối óng ánh hay “Hoa
chàm vàm rụng rơi” trên lối mòn râm mát, còn những giọt sương long lanh trong ánh
bình minh là “Ngọc trai run rẩy trên đồng, ngọc trai rơi trên nội cỏ non” và sóng biển
dạt dào là “Ngọc trai trải xoè trên bờ cát”…
Có thể nói, bằng những dòng thơ lấp lánh sắc màu cổ tích, Tagore đã tạo cho các
em một thế giới diệu kì. Trong thế giới đó các em được tự do vui chơi với sự tưởng
tượng của mình. Đó là thế giới của trăng non, của những giấc mơ tươi đẹp, lạ kì.
Trăng non còn là một tập thơ giàu chất trữ tình (giàu chất thơ, chất nhạc). Với
đặc điểm của thể loại thơ văn xuôi (A prose poem), một hình thức được xem là tự do,
dân chủ nhất trong thể loại trữ tình, là loại “thơ du dương không điệu, không vần, hơi
mềm và hơi cứng, để có thể thích ứng với những chuyển động trữ tình của tâm hồn,
với làn sóng nhấp nhô của mơ mộng, với những cảm xúc bất thường của lương tri”
[22, tr. 578] chất thơ trong Trăng non được “tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức
khơi gợi, bất ngờ, chất triết lí thâm thuý, thơ mộng.” [27, tr.319]. Sức hấp dẫn của một
bài thơ văn xuôi là ở vẻ đẹp của tư tưởng, tình cảm, ở những rung động tinh tế của
cảm xúc, những khám phá mới mẻ, độc đáo của hình ảnh. Thơ văn xuôi giàu tính
nhạc, theo Xuân Diệu, đó là “Cái nhạc bên trong của câu thơ… không thể hiện ra ở

vần mà lỗ tai cảm thấy ngay” [14, tr. 619]. Giả Bình Ao, một nhà văn hiện đại của
Trung Quốc đã dùng thể loại thơ văn xuôi dưới hình thức đối thoại để viết về tình mẫu
tử: “Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn
lên trong lòng đất vì sao mà nó đỏ? Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao
gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng? Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì
làm mẹ thì không bao giờ nói sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ nói sai, vì sau
này con cũng sẽ làm mẹ” [64, tr. 319].
Với hình thức đối thoại của thể thơ văn xuôi (nhưng thực chất chỉ là cuộc độc
thoại vì đối tượng trữ tình ẩn đi, chỉ còn lời nhân vật trữ tình), những bài thơ trong
Trăng non vừa thơ mộng, dịu dàng vừa ngọt ngào, êm ái như lời thì thầm yêu thương
của con và mẹ:
14


Giá như con hoá thành một đoá hoa Chăm-pa
Chỉ để chơi thôi
Và mọc trên một cành cây cao nọ
Và reo cười đung đưa trong gió
Thì mẹ có nhận được con không hở mẹ?
Mẹ sẽ gọi: “Bé ơi, con đâu rồi?”
Và con sẽ cười thầm lặng im không nói
Con sẽ len lén mở cánh rình xem lúc mẹ đang làm
(Hoa Chăm-pa)
Cuộc đối thoại ở bài thơ trên thực ra chỉ là cuộc độc thoại của con. Đối tượng trữ
tình (mẹ) đã bị giấu đi chỉ còn lại lời của nhân vật trữ tình (con) bộc lộ. Con đưa ra câu
hỏi giả thiết, mường tượng ra phản ứng của mẹ và bộc lộ thái độ của mình trước hành
động ấy. Dường như ẩn sau những câu hỏi của con là tiếng cười tinh nghịch, hồn
nhiên. Con sẽ “Bất thình lình thả mình rơi xuống đất. Và một lần nữa lại trở thành bé
yêu của mẹ, và đòi mẹ kể chuyện cho con. “Này thằng quỷ, mày ở đâu thế? “Mẹ ơi,
con chẳng nói đâu. Đấy là điều rồi hai mẹ con ta sẽ nói với nhau”. Sự hoá thân của

con là một trò chơi nghịch ngợm, thông qua trò chơi ấy con đã thể hiện tình thương
yêu chân thành của mình dành cho mẹ.
Không chỉ viết về thế giới trẻ thơ, thế giới tràn ngập tình yêu của mẹ và bé,
Trăng non còn là bài học giáo dục trẻ thơ tinh tế và sâu sắc. Những bài thơ trong
Trăng non không phải là những triết lí, những mệnh đề khô cứng bởi tính chất chất
giáo dục của nó. Bốn mươi bài thơ trong Trăng non là những câu chuyện kể nhẹ nhàng
về lòng can đảm, sự chân thật, và đức hiếu thảo ở mỗi con người … Sau khi đọc tập
thơ, điều đọng lại trong tâm hồn chúng ta là hãy nâng niu và chăm sóc trẻ thơ, hãy
giáo dục trẻ bằng tình yêu thương nhân hậu. Chính sức mạnh tình thương sẽ cải hoá,
hoàn thiện một con người.
Trăng non chính là món quà đặc biệt Tagore dành cho trẻ nhỏ. Bằng trái tim của
một người cha, ông đã viết nên những dòng thơ yêu thương về tình mẫu tử, về ước mơ
và khát vọng trẻ thơ… Trăng non mãi mãi là thiên đường mơ ước của mỗi chúng ta.

15


CHƯƠNG 2:
VẺ ĐẸP THẾ GIỚI TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON

2.1. Tình mẫu tử thiêng liêng
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất. Từ xưa đến nay, tình mẫu
tử vốn là chủ đề, cảm hứng thường trực trong thơ ca, đặc biệt là thơ thiếu nhi. Đến với
Tagore, tình mẫu tử không chỉ đơn thuần là mối quan hệ mẹ - con sâu nặng mà còn là
“Niềm hạnh phúc tràn đầy” [45, tr. 619] và “Sự dịu dàng hơn tất thảy tự do” [45, tr.
619] – nó mang đậm triết lí nhân sinh của ông về con người và cuộc sống.
2.1.1 . Mẹ là thiên đường trần gian của con
Cũng như nhiều tôn giáo khác trên thế giới, tôn giáo Ấn Độ là một cuộc hành
trình không mệt mỏi để con người tìm đến cõi Thiên đường, tìm đến với Chúa trời,
Thượng đế. Dường như mọi người dân Ấn đều hướng về Thiên đường, đều tắm gội

trong dòng nước thiêng của sông Hằng và tự nguyện sống cuộc đời khổ hạnh để mong
đến được miền siêu thoát ấy. Tagore là người Ấn nhưng ông không hoàn toàn tin vào
Thượng đế cũng như không tin có sự giải thoát nào để đến được Thiên đường: “Tôi tin
rằng hình ảnh thiên đường phải nhìn dưới ánh sáng mặt trời và màu xanh của trái
đất, trong vẻ đẹp của bộ mặt người và sự giàu có của cuộc sống con người, cả trong
những vật xem ra không đáng kể và chưa từng có trước kia. Mọi nơi trên quả đất này,
tư tưởng thiên đường đang thức tỉnh, từ đó mà chuyển đi tiếng gọi. Nó đến bên tai ta
mà ta không hề biết, tạo âm sắc cho cây thụ cầm của đời sống, truyền khát vọng đi
bằng âm nhạc vượt qua cái hữu hạn, không những bằn lời cầu nguyện và mong ước
mà bằng những ngôi đền, những ngọn lửa trong đá, trong tranh, là những giấc mơ
được biến thành vĩnh cữu, trong điệu múa, là sự suy ngẫm say mê ở cái trung tâm tĩnh
của chuyển động” [45, tr. 382].
Như vậy, với Tagore, thiên đường là cuộc sống trần thế với tất cả những gì gần
gũi quanh ta, là thiên nhiên tươi đẹp, là nụ cười trong sáng của bé thơ, là vòng tay yêu
thương của mẹ… Vì thế, trong Trăng non, Tagore đã khẳng định lại một lần nữa câu
trả lời thiên đường thực sự ở đâu trong việc thể hiện hài hoà mối quan hệ mẹ con qua
hình ảnh mang tính triết lí và sáng tạo cao. Người mẹ chính là thiên đường trần gian
16


của con. Chúa và Thiên đường không ở đâu xa mà tồn tại ngay trong tình thương của
con và mẹ. Đối với đứa trẻ, nơi nào có mẹ, nơi đó là thiên đường. Bài thơ số 21
(Người thoáng hiện) Tagore đã thể hiện rõ ý tưởng này: Sau khi mẹ mất, đứa con trai
bảy tuổi ngây thơ hỏi cha: “Mẹ đâu rồi, cha ơi?” thì “Người cha chỉ lên trời và đáp: Ở
trên thiên đàng.” Đêm xuống, đứa trẻ giật mình thức giấc và lén ra ngoài vì thương
nhớ mẹ: “Cậu ngước mắt lên trời/ và lặng im nhìn kĩ hồi lâu/ Đầu óc phân vân của
cậu/ đã ném vào trong đêm tối bao la/ cậu hỏi: Thiên đường ở đâu?/ không có tiếng
trả lời./ Và những vì sao/ trông như những dòng lệ chảy/ của đêm đen/ không hay biết
gì đâu.”[45, tr.742].
Bài thơ với hai đoạn thơ văn xuôi kết nối với nhau bằng dòng cảm xúc suy tưởng

tìm lời giải đáp cho câu hỏi thiên đường ở đâu. Mạch cảm xúc bài thơ phát triển một
cách tự nhiên dưới dạng đối thoại, một hình thức thường gặp trong các tác phẩm triết
học, tôn giáo Ấn Độ như Veda, Upanishad… Cái tôi trữ tình của nhà thơ chìm khuất
sau những lời đối thoại. Chính nhà thơ đã mượn lời nhân vật để “ném vào đêm tối bao
la” câu hỏi : “thiên đường ở đâu?” và “không có tiếng trả lời”. Sự im lặng tuyệt đối
đồng nghĩa với câu trả lời: thiên đường là sự hư vô, là thứ chỉ có trong tưởng tượng.
Với đứa bé, chỉ nơi đâu có mẹ, nơi đó mới thực sự có thiên đường:
Thiên đường sinh ra ở trong con
Trong cánh tay của bà mẹ đất bụi này
(Tặng phẩm của người yêu, 49)
Trong Trăng non, Thiên đường của trẻ được hình thành từ tình yêu của mẹ. Đi
với con đến cuối cuộc đời, mẹ là biểu tượng của sự vĩnh hằng. Ở bài Mây và sóng ta sẽ
bắt gặp một ý tưởng gần gũi như trên. Bài thơ là câu chuyện tâm tình giữa bé với mẹ.
Những phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng đã được em
kể lại cho mẹ bằng sự tưởng tượng diệu kì. Mây và sóng đã rủ em vào một tuần du
không hạn định nhưng sợ mẹ buồn em lại quay về không nỡ đi xa:
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?
Thế là họ cười nhảy múa rồi đi xa
Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò chơi ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng
17


Con sẽ lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ cười vang
Và không một ai trên cõi đời biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.
Bài thơ được mở đầu bằng lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng. Đó là những cuộc
vui chơi triền miên từ “Tinh mơ đến hết ngày”. Mây thì: “Chơi với buổi sớm mai vàng”,
“Chơi với vầng trăng bạc”; sóng thì: “Hát từ sớm mai đến tối”… Sự vẫy gọi của thiên
nhiên ở chốn cao xa đầy sức hút vì nó chạm đến đúng niềm mơ ước của trẻ thơ: Nguồn

vui và sự tự do. Bởi thế, trong câu hỏi của bé ẩn chứa một thèm muốn: “Nhưng tôi làm
sao mà lên được với các người?”. Bé khao khát được tự do trong trí tưởng tượng của
mình, được vui đùa thỏa thích nhưng trong tâm hồn bé, bé vẫn băn khoăn: “Làm sao tôi
có thể bỏ mẹ mà đi được?”. Về với mẹ, bé tìm được trò chơi thú vị hơn nhiều trò chơi
mây và sóng: Trò chơi tình mẫu tử. Sợi dây liên kết yêu thương giữa bé và mẹ đã mở ra
giữa cõi đời trần thế này một thiên đường thật sự. Hình tượng mẹ là biểu tượng của cuộc
đời với tư cách là đấng sáng tạo và con (vật tạo) là kết tinh từ tình yêu của mẹ. Vì thế,
khi con hoà nhập vào mẹ (về với mẹ) con sẽ tìm thấy được thiên đường.
Bài thơ Mây và sóng mang một triết lí sâu sắc của Tagore, không chỉ ca ngợi tình
cảm thiêng liêng cao quý của mẹ và con mà ông còn muốn nói "con người không nên
tìm hạnh phúc ở nơi đâu xa vời mà hãy tìm hạnh phúc ngay trong chính cuộc đời thực
của mình". Và hạnh phúc ở đây đơn giản chỉ là vòng tay dịu dàng yêu thương của mẹ
hạnh phúc như thế đã là tràn đầy rồi.
Là thiên đường trần gian của tình mẫu tử, trong Trăng non, ranh giới giữa cái
thiêng liêng và bình dị có thể hoán đổi với nhau. Mẹ có thể tự hào giải thích tại sao bé
có mặt ở cõi đời này như một vị “Chúa đời”: “Con là đứa con cưng của Thượng đế, là
anh em sinh đôi với ánh bình minh” (Buổi sơ khai), thì cũng có thể ôm bé vào lòng
nâng niu, bênh vực: “Anh muốn nói gì về nó tuỳ anh / nhưng tôi hiểu chỗ yếu của con
tôi / Tôi yêu nó không phải vì nó ngoan nó giỏi / mà là vì đứa con nhỏ của tôi”. (Người
phán xử ). Chính tình yêu thương con vô bờ của mẹ và ý thức đáp đền hiếu thảo của
con đã đem đến cho Trăng non một vẻ đẹp dịu dàng. Ở bài Người phu trạm độc ác,
thấy mẹ buồn vì không nhận được thư cha, bé cho rằng người phu trạm đã giấu đi
những lá thư ấy:
18


Chuyện gì đã xảy ra mà trông mẹ khác mọi ngày
Phải chăng hôm nay mẹ nhận được thư cha?
Con thấy bác phu trạm mang túi thư phát cho hầu hết mọi người trong tỉnh
Riêng thư cha bác giữ đọc một mình

Con chắc bác phu trạm này là một người độc ác.
Và bé đã an ủi mẹ bằng cách chính mình sẽ viết thư thay cha. Bé tự tin nghĩ rằng
mình viết sẽ rất hay vì mình yêu mẹ nhất:
Nhưng mẹ đừng buồn vì chuyện đó mẹ ơi
Ngày mai có phiên chợ ở làng bên, mẹ hãy sai chị đi chợ mua giấy bút
Chính con sẽ viết thư cho cha, mẹ sẽ thấy không có lấy một lỗi
… Mẹ không nghĩ rằng con có thể viết hay như cha sao!
Tình cảm của bé dành cho mẹ ngây thơ và chân thật. Nó như dòng nước mát lành
xoa dịu những lo âu, cô đơn về sau của mẹ:
“Cuộc đời của chúng ta rồi sẽ bị tách ra
Và tình ta sẽ rơi vào quên lãng
Nhưng ta không điên rồ đến nỗi
Hy vọng có thể dùng những món quà để mua trái tim con.
Đời của con còn trẻ, Đường của con còn dài.
Và mối tình ta mang đến cho con/ Con uống luôn một ngụm
Rồi con bỏ chúng ta mà quay lưng đi thẳng..”
(Món quà).
Trong dòng sông trần thế, mẹ biết rằng mọi thứ sẽ cuốn đi, con sẽ lớn khôn và rời
bỏ mẹ, thế nhưng tình mẹ dành cho con vẫn không thay đổi, cho đến tận tuổi già con
vẫn là đứa con bé bỏng:
“Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca
Và đập tan hết những thứ gì ngăn cản
Nhưng núi thì ở lại nhớ mong
Với tấm lòng trìu mến”.
(Thư gửi mẹ)
19


Với trẻ thơ, được ở trong vòng tay, trong nụ cười và trong ánh mắt của mẹ thì tất
cả những gì lớn lao to tát của vũ trụ này đều trở nên nhỏ bé hơn. Mẹ hòa vào cuộc vui

đùa của bé để bé thỏa mãn khát vọng của mình. Có lúc bé ẩn mình trong câu chuyện
cổ tích, hóa thành bông hoa Chăm-pa. Nhưng được ở bên mẹ là thiên đường của bé.
2.1.2. Con là “Chúa Đời” của mẹ
Ở Ấn Độ, các tôn giáo đều xem con người là sản phẩm sáng tạo của Thượng đế,
chịu sự quyết định của Thượng đế theo quy luật luân hồi… Đối với con người, đời
sống trần thế chỉ là ảo ảnh (Maya). Kế thừa quan niệm đề cao con người trong quan
niệm truyền thống của văn hoá Ấn, Tagore một mặt thừa nhận sự gắn bó giữa con
người và Thượng Đế, một mặt lại xem con người là hiện thân của Thượng Đế. Đối với
ông, Thượng Đế chỉ là một khái niệm trừu tượng, siêu hình. Đời sống trần thế của con
người và tất cả những sự vật, hiện tượng đang hiện tồn trong vũ trụ bao la này đều là
những hiện thân khác nhau của Thượng đế. Từ nhận thức trên, Tagore đã đưa ra một
khái niệm mới về con người theo quan điểm của riêng ông, đó là khái niệm Con người
- Thượng Đế. Năm 1914, nữ văn sĩ người Đức Andre Karpeles Hoegman viết thư cho
Tagore. Trong thư, bà có đưa ra câu hỏi: “Ông thuộc tôn giáo nào?”. Tagore viết thư
trả lời, trao đổi về quan niệm tôn giáo của mình: “Tôi không thuộc tôn giáo nào cả, mà
chẳng nghiêng về đức tin đặc biệt nào cả. Có điều khi Thượng đế sinh ra tôi thì Người
đã biến Người thành cuộc đời tôi rồi. Ngày ngày, Người triển khai con người tôi trong
cuộc sống và nâng niu con người tôi với nhiều sinh lực và vẻ đẹp khác nhau trong thế
giới này. Chính sự kiện tôi hiện hữu đã mang trong nó lòng yêu thương vĩnh cửu rồi”.
Như vậy, về cơ bản cuộc đối thoại bằng thư năm ấy là một trong những lí do để ông
viết Tôn giáo con người (The religion of man, 1931). Đây là tiểu luận triết học quan
trọng thể hiện cao nhất sự hiện hữu của con người ở Cái tôi (Atman) và đồng thời xác
nhận sự liên thông sâu sắc giữa con người với thế giới tự nhiên.
Với Tagore, Thượng đế có sẵn trong mỗi chúng ta, Thượng đế chính là bản ngã
con người, là chuẩn mực thanh cao mà con người cần vượt lên để đặt nhân cách mình
vào đấy. Trong thơ của ông, Thượng đế với Con người hoà nhập là một. Theo nhận xét
của Ts. Nguyễn Thị Bích Thuý thì “Hình ảnh Chúa xuất hiện trong thơ Tagore với
tần số cao và là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo đã trở thành biểu tương nghệ
thuật. Chúa trời, Thượng đế đã từ một ý niệm tôn giáo về đấng sáng tạo cao siêu đầy
20



quyền uy quyết định số phận con người trên trần thế trở thành vị “Chúa đời”, là chính
cuộc sống đang hiện hữu và biến đổi không ngừng, là ước mơ, là khát vọng để con
người vươn tới” [50, tr. 61].
Như vậy, trong sáng tác thơ, Tagore đã đưa những ý niệm siêu hình về Thượng
đế, Chúa trời vào đời sống thực của con người và nâng lên thành những biểu tượng
đậm chất Tagore. Ở mảng thơ viết cho thiếu nhi, hình ảnh Chúa đời được Tagore sử
dụng như một biểu tượng cho trẻ thơ, cho đứa con của mẹ. Trong bài Buổi sơ khai
(The beginning), ông đã thể hiện rõ quan niệm Con người thần thánh của mình qua
hình ảnh đứa con, vị Chúa của đời mẹ:
Và mỗi buổi sáng khi mẹ lấy đất sét nặn ra
Hình ảnh Chúa đời của mẹ
Thì mẹ đã nặn đi nặn lại con rồi. [66, tr. 15]:
Tagore cho rằng, sự bắt đầu, nguồn gốc của trẻ vô cùng thiêng liêng và huyền bí. Nó
là kết tinh của tình yêu, nỗi mong chờ, niềm hạnh phúc của mẹ, là cái đẹp diệu kì của
tạo hoá, thần tiên:
Con đã được nuôi dưỡng từ đời này sang đời khác
Trong lòng của vị thần linh bất tử ngự trị ở nhà ta
Khi, trong thời con gái trái tim mẹ nở xoè như một đoá hoa
Con đã lượn quanh nó như một mùi hương phảng phất
Vẻ tươi mát của con
Nở trên chân tay non trẻ của mẹ
Như một ánh hồng
Trên trời cao
Trước buổi bình minh
Bằng hình thức đối thoại của thơ văn xuôi, bài thơ trên mang dáng dấp một cuộc
đối thoại triết học, lí giải về nguồn cội con người. Câu trả lời của mẹ là dòng cảm xúc
tuôn trào khi con khơi gợi vào đúng điều bí ẩn và huyền diệu nhất của cuộc đời: Con
từ đâu tới, mẹ nhặt con ở đâu? Con là hoá thân của Thượng đế, là kết tinh tình yêu của

cha và mẹ, và giữa cõi đời này con đã đến để mang lại cho mẹ suối nguồn bất tận
những yêu thương:
Con là đứa con cưng của Thượng đế
21


×