Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.31 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THỊ SINH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THỊ SINH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Lê Đình Nghị

HÀ NỘI, Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam, Học viện khoa học xã hội,và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ
Lê Đình Nghị, tôi đã thực hiện đề tài: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.”
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Thầy cô đã giảng dạy, truyền thụ nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
giúp tôi nâng cao sự hiểu biết, thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Đình Nghị đã tận tâm
chỉ bảo hướng dẫn tôi qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về
đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài luận văn này
của tôi đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến thầy.
Gia đình, bạn bè, các anh chị em trong trong lớp cao học Luật kinh tế
khóa 7 đợt 1 năm 2016 đã luôn khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập
Bài luận văn được thực hiện trong 3 tháng. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và
các anh chị em trong lớp để bài luận văn được hoàn thiện hơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

mọi lý luận, thực tiễn dẫn chứng trong luận văn là trung thực và được tìm hiểu
trong tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn

LƯƠNG THỊ SINH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. 6
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ ................................................................................................. 6
1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
......................................................................................................................... 15
1.3. Chủ thể của bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
......................................................................................................................... 21
1.4. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường ................................... 24
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
......................................................................................................................... 31
2.1. Khái quát tình hình tại nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam ................................................................................................................. 31
2.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh ...................................................................... 33
2.3. Hoà giải khi tại nạn giao thông xảy ra ..................................................... 42
2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tại nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................ 42
2.5. Xác định thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ .................. 47

2.6. Xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc bồi thường thiệt
hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ................................................. 56
Chương 3. HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................... 62
3.1. Ban hành thêm những quy định điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ....................................................... 62
3.2. Bổ sung quy định về trách nhiệm của việc giám định và cơ quan bảo
hiểm ................................................................................................................. 63
3.3. Kiến nghị về công tác giám định kỹ thuật hình sự của Cơ quan giám định
trong vụ tai nạn giao thông đường bộ ............................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình tai nạn giao thông đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
qua các năm ..................................................................................................... 31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đã từ lâu, tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã
hội. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2017, toàn
quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương
17.040 người. (1). Đáng báo động là các vụ tai nạn xảy ra ngày càng nghiêm
trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Nguyên nhân gây ra tai nạn
giao thông ở nước ta xuất phát từ nhiều yếu tố. Đó là sự hiểu biết còn hạn
chế về an toàn giao thông, về các hành vi lái xe an toàn, môi trường giao
thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn, việc chấp hành

luật lệ giao thông còn kém. Đồng thời, việc người dân sử đã sử dụng rượu
bia, nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra
những vụ tai nạn không đáng có. Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai
nạn gây ra đang là nỗi lo của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt
hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần.
Thực tiễn xét xử các vụ án tai nạn giao thông đường bộ không phải
trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại nào cũng được giải quyết một cách
thoả đáng, đúng pháp luật; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhiều
trường hợp chưa được bảo vệ. Bồi thường thiệt hại trong các vụ án tai nạn
giao thông có thể đơn thuần là vụ việc dân sự, cũng có thể là phần dân sự
trong vụ án hình sự. Trên nguyên tắc tôn trọng sự tự thỏa thuận của các
đương sự, nếu các bên tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường,
phương thức bồi thường thì pháp luật sẽ ghi nhận. Trường hợp các bên
không thỏa thuận được về mức bồi thường, phương thức bồi thường thì có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Điều đáng nói là trong các vụ việc có hậu
quả giống nhau (người bị hại chết) không phải vụ việc nào cũng được giải
1


quyết giống nhau về mức bồi thường. Hơn nữa qui định của pháp luật về vấn
đề này chủ yếu dừng lại ở các qui định mang tính "định tính" mà không quy
định dưới dạng quy phạm "định lượng", gây khó khăn rất nhiều cho việc áp
dụng pháp luật.
Xuất phát từ tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án tại nạn giao thông đường bộ
nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc.
Vì các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng nói
chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nói
riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau. Tiêu biểu phải kể đến: Nguyễn Thanh Hồng, “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ”, luận án tiến sĩ luận học;
Trần Thị Thu Hiền, "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự
Việt Nam", luận án tiến sĩ luật học; Trần Văn Tâm,“Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ - thực tiễn taị tỉnh Quảng
Ngãi”, luận văn thạc sĩ luật học… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều
đã nêu và phân tích những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng; đưa ra các nội dung cơ bản trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các quy định của pháp luật dân sự
trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và uy tín, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các
hình thức và mức bồi thường, những trường hợp miễn hoặc giảm trách nhiệm

2


bồi thường trong từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu các quy định của Bộ luật dân sự 2005. Hiện nay Bộ luật dân sự 2005 đã
được thay thế bằng Bộ luật dân sự 2015, trong đó có nhiều sửa đổi, bổ sung
liên quan đến chế định trách nhiệm chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoại hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông nói riêng là cần thiết, có ý nghĩa
thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
chung và thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án
tai nạn giao thông đường bộ, gồm: khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng, khái niệm TNGT đường bộ và trách nhiệm BTTH trong các vụ
TNGTĐB, các nguyên tắc BTTH, lịch sử hình thành và phát triển các quy
định pháp luật BTTH trong các vụ TNGT đường bộ. Từ đó, đưa ra những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cũng như đưa ra được những kiến
nghị nhằm góp phần vào thực tiễn giải quyết việc BTTH trong các vụ
TNGTĐB.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả đã đưa ra và giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định BTTH ngoài
hợp đồng nói chung và TNBTTH trong các vụ TNGTĐB trong lịch sử lập
pháp Việt Nam. Từ đó xây dựng khái niệm về TNGT đường bộ, trách nhiệm
BTTH trong vụ TNGTĐB

3


- Tổng kết thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua gắn với lý luận, căn cứ vào các
quy định của BLDS 2015và các quy định khác của pháp luật làm cơ sở cho
việc giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ TNGTĐB và hướng hoàn
thiện pháp luật việc BTTH trong các vụ TNGTĐB.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ nói chung và trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong các vụ án tai nạn giao thông đường bộ nói riêng; căn cứ
pháp lý của TNBTTH và thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB.
Phạm vi nghiên cứu: TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một vấn đề
phức tạp không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn. Luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu, xây dựng khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB,
nguyên nhân điều kiện và tình hình của TNGTĐB, các nguyên tắc cơ bản và
cơ sở pháp lý của việc BTTH trong các vụ TNGTĐB; thực tiễn việc áp dụng
trách nhiệm BTTH trong một vụ tai nạn giao thông. Trên cơ sở đó đưa ra một
số giải nhằm pháp hoàn thiện pháp luật hệ thống pháp luật hiện hành liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
Nhà nước và Pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các khoa
học: triết học, lôgíc học, luật dân sự, tâm lý học... Luận văn được trình bày trên
cơ sở nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật dân sự, các văn bản hướng dẫn
áp dụng pháp luật dân sự, các bản án, quyết định của Tò

4


a án nhân dân các cấp, các tài liệu của Phòng Cảnh sát giao thông đường
bộ tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp hoàn chính các vấn đề lý luận liên quan
đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, và trong lĩnh vực giao thông
đường bộ nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có thể dùng
để tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về chế định BTTH ngoài hợp

đồng cũng như trong việc hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng
nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng. Đặc biệt, những kiến
nghị được đưa ra trong luận văn có giá trị tham khảo cho cơ quan làm công
tác xây dựng pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và các quy định về bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ
Chương 2: Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ án tai nạn giao thông
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại trong các vụ án tai nạn giao thông tại tỉnh Quảng Nam

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội, gây tổn
thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người và xã hội. Một trong những
tai nạn làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống, tính mạng con người đòi hỏi các ngành, cơ quan chức năng luôn

phải có những giải pháp chế ngự, làm giảm tiến tới loại trừ ra khỏi đời sống
xã hội là tai nạn giao thông đường bộ. Vậy tai nạn giao thông đường bộ được
hiểu như thế nào?
Trong lĩnh vực pháp luật, chưa có một định nghĩa chính thức về tai nạn
nói chung. Tuy nhiên, trong một số quy phạm pháp luật của một số ngành luật
và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đã có một số quy định dưới
dạng khái niệm về tai nạn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Theo Điều 5 Thông tư số 58/2009/TTBCA(C11), ngày 28/10/2009 của
Bộ trưởng Bộ Công an qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ
liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ: “TNGT đường bộ là sự việc xảy ra
do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông
đường bộ vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay
gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức
khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Tại tiểu mục 1901 mục 19 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×