VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG
CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG
CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG
HÀ NỘI, năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã cơ hội được học
hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới và được tạo điều kiện nghiên cứu sâu một
vấn đề mà mình quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Khoa,
Phòng và Quý Thầy Cô giáo trong Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS.Nguyễn Chiến
Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và trách
nhiệm.
Tôi cũng xin được cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn này.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót; kính mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo
và bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn thạc sỹ
chính sách công "Chính sách xuất khẩu lao động từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam" là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Thu Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG .................................................................................................. 7
1.1. Xuất khẩu lao động .............................................................................................. 7
1.2. Chính sách xuất khẩu lao động .......................................................................... 14
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2016 ....... 32
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Nam ................................................................. 32
2.2. Chính sách xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn
2011-2016.................................................................................................................. 33
2.3. Thực trạng XKLĐ của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2016 ................ 42
2.4. Đánh giá chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn
2011-2016.................................................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................................................................ 62
3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hướng hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao động trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020 ....................................................... 62
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao động .................................. 64
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
1
CNH
Công nghiệp hóa
2
HĐH
Hiện đại hóa
3
HĐND
Hội đồng nhân dân
4
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
5
LĐ
Lao động
6
LĐ-TB&XH
Lao động - Thương binh và Xã hội
7
UBND
Ủy ban nhân dân
8
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
9
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1:
Kết quả XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn
2011-2016
Trang
43
2.2:
Mức phụ cấp tu nghiệp sinh Quảng Nam tại Nhật Bản
44
2.3:
Lương cơ bản ở một số ngành nghề tại Hàn Quốc
45
2.4:
Lương cơ bản một số ngành nghề tại Malaisia
45
2.5:
Lương cơ bản ở một số ngành nghề tại Đài Loan
46
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là một tỉnh có dân số đông (gần 1,5 triệu người), LĐ chưa có việc
làm và thiếu việc làm còn nhiều, LĐ nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu LĐ (năm 2016, chiếm 48,12%), tỷ lệ hộ nghèo còn cao (năm 2016 là
11,13%); vì vậy, cho đến nay XKLĐ vẫn là giải pháp quan trọng trong công tác giải
quyết việc làm, giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Với hệ thống chính sách về XKLĐ ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, đồng bộ phù
hợp với điều kiện phát triển KT-XH của đất nước cũng như xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta và thị trường LĐ quốc tế; công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người LĐ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
ngày càng được bảo đảm. Trong giai đoạn 2011-2016, đồng thời với chính sách
XKLĐ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách của địa phương
nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính đặc thù trong đặc điểm nguồn LĐ ở tỉnh
góp phần đẩy mạnh công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện
các chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã góp phần nâng cao
nhận thức của các cấp chính quyền, gia đình và bản thân người LĐ về tầm quan trọng
của XKLĐ; người LĐ ngày càng chủ động, tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp trong
và ngoài nước; nhìn chung, tình hình thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người
LĐ tham gia XKLĐ và gia đình họ đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, số lượng LĐ
của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều; trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức
ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật của người đi XKLĐ còn nhiều hạn chế
chưa tương xứng với tiềm năng về LĐ của tỉnh và nhu cầu, yêu cầu tỉnh Quảng Nam đặt ra
đối với công tác XKLĐ.
Thực tế cho thấy rằng, vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện công tác này ở tỉnh; các chính sách XKLĐ (của Trung ương, của
tỉnh Quảng Nam) vẫn còn có những hạn chế, bất cập khi triển khai vào thực tiễn địa
phương... Tuy đã có những quan điểm, chủ trương chỉ đạo đúng đắn nhưng do việc hoạch
định chính sách XKLĐ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nên một số nội dung trong
1
cơ chế, chính sách chưa phù hợp; một số cơ chế, chính sách cần có nhưng chưa ban
hành hoặc chậm ban hành; các thủ tục hành chính thanh toán các khoản hỗ trợ chi phí
XKLĐ, cho vay nguồn vốn phục vụ việc đi XKLĐ của người LĐ hoặc thanh toán chi
phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp tham gia các chương trình dự án XKLĐ còn rườm
rà, phức tạp... Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở một số địa phương trên
địa bàn tỉnh về XKLĐ chưa đầy đủ do đó chưa tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện
công tác này; năng lực quản lý của cán bộ làm công tác XKLĐ tại các địa phương
chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; việc lồng ghép các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà
nước để khuyến khích người LĐ, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia XKLĐ chưa
được quan tâm thực hiện...
Tình hình trên đòi hỏi cần phải nghiên cứu, hoàn thiện chính sách XKLĐ; đồng
thời, điều chỉnh quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách hợp lý để
công tác XKLĐ của tỉnh đạt kết quả cao hơn, từ đó có những đóng góp tích cực vào
kết quả giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Các chính sách
XKLĐ hiện nay cần phải được rà soát, đánh giá lại một cách toàn diện nhằm hạn chế
sự chồng chéo, dàn trải, thiếu khả thi, kém hiệu quả. Quá trình tổ chức thực hiện cũng
cần xác định lại để phát huy những mặt tích cực; điều chỉnh, sửa đổi những mặt còn
hạn chế. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan và năng lực thực
hiện nhiệm vụ của cán bộ làm công tác XKLĐ cũng cần xem xét, đánh giá một cách
khách quan hơn. Việc đổi mới phương pháp đánh giá chính sách XKLĐ nhằm giúp
các cấp, các ngành liên quan xác định đúng các bất cập của chính sách trong đời sống
KT-XH, nhìn nhận lại năng lực thể chế và năng lực thực thi chính sách từ đó có giải
pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Hoàn thiện chính sách XKLĐ vừa là nhu cầu, vừa
là yêu cầu đặt ra đối với các cấp, các ngành liên quan và các địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện công tác này trong tình hình mới.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề "Chính sách xuất khẩu lao động từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam" làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn củng cố lại
cơ sở lý luận về XKLĐ, làm rõ hơn cơ sở lý luận về chính sách XKLĐ; hệ thống lại
các cơ chế, chính sách đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2011-2016; cung cấp thêm cho các cấp, các ngành chức năng một góc nhìn tương đối
2
tổng hợp về tình hình triển khai thực hiện các chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong
thời gian qua và tham gia đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các khó
khăn, hạn chế, tồn tại trong công tác XKLĐ trong thời gian đến.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đề XKLĐ đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả
với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học.
Một số đề tài, nội dung liên quan đến hoạt động XKLĐ mà bản thân đã được tiếp cận:
- Luận án Tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học "Phát triển xuất khẩu lao động Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" của Nguyễn Tiến Dũng (2010). Luận án này đã
nêu rõ cơ sở lý luận về XKLĐ, phân tích những tác động của XKLĐ đến phát triển
KT-XH của nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu LĐ, đồng thời phân tích các yếu tố
tác động đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng XKLĐ của nước ta trong thời gian từ năm
2010 trở về trước, chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
XKLĐ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- "Báo cáo tình hình thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ
góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020" của Bộ LĐ-TB&XH đã đánh
giá một cách tương đối khách quan, toàn diện những mặt thành công, những hạn chế
tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo trên cả nước
thực hiện công tác XKLĐ; đặc biệt, báo cáo đã nêu được các định hướng điều chỉnh cơ
chế, chính sách XKLĐ đối với các huyện nghèo trong thời gian tới.
- "Đề án XKLĐ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015" của UBND tỉnh Quảng
Nam đã nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, giải pháp tổ chức thực hiện các
chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2011-2015.
- Các báo cáo về XKLĐ trong các năm từ 2011 đến 2016 của các ngành chức
năng ở Bộ LĐ-TB&XH, ở tỉnh Quảng Nam đã khái quát một số nội dung về tình hình
triển khai thực hiện công tác XKLĐ trong các năm qua; các hạn chế, tồn tại và giải
pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đến.
- Các bài viết trên các tạp chí phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả về một số
3
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full