Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.28 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 60 38 01 07



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Bản thân Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn nay là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác
trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KÊ BIÊN TÀI
SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ..............6
1.1. Lý luận về kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự ..........6
1.2. Lý luận pháp luật về kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án
dân sự ............................................................................................................... 18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI .........................................31

2.1. Thực trạng pháp luật về kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án
dân sự ........................................................................................................................31
2.2. Kết quả thực hiện biện pháp kê biên tài sản là QSDĐ trong thi hành án dân sự
trên đại bàn tỉnh Quảng .............................................................................................41
2.3. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cấp, hạn chế trong việc
thực hiện kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................45
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI ..................62
3.1. Các yêu c u c n đạt được về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về kê
biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng
Ngãi ...........................................................................................................................62
3.2. Các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật về kê biên tài sản là quyền sử dụng
đất trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi .......................................65
K T LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT

BA

: Bản án

CHV

: Chấp hành viên




: Quyết định

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

THADS

: Thi hành án dân sự

THA

: Thi hành án


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Kết quả áp dụng biện pháp kê biên tài sản là QSDĐ về việc

42

bảng
2.1.


trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi t năm
2012-2016
2.2 .

Kết quả áp dụng biện pháp kê biên tài sản là QSDĐ về tiền
trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi t năm
2012-2016

43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì ổn định, trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân, đồng thời bảo đảm nguyên tắc người phải thi hành án, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định
của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực, cưỡng chế thi hành án nói chung
và kê biên tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng là một trong những biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà Chấp hành viên áp dụng khi tổ chức thi hành án.
Kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất là một trong những biên pháp
cưỡng chế được quy định tại khoản 3 Điều 71 của Luật Thi hành án dân sự năm
2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Nhìn chung, Luật Thi hành án dân sự cũng
như các Nghị định, Thông tư, các văn bản dưới luật liên quan đến công tác Thi hành
án cũng đã quy định chặt chẽ, đ y đủ, hướng dẫn rõ ràng về trình tự, thủ tục áp
dụng kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất. Vì vậy, trong những năm g n đây,
nhiều vụ việc có liên quan đến lĩnh vực đất đai với số tiền lớn được giải quyết dứt
điểm góp ph n làm cho công tác thi hành án dân sự đã đạt và vượt chỉ tiêu được

giao. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là
quyền sử dụng đất t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại một số bất cập c n
phải tháo gỡ như nhiều Bản án, Quyết định của Tòa tuyên tháo dọn tài sản gắn liền
trên đất để giao đất, tuy nhiên trên thực tế không thể tiến hành giao đất được cho
người được thi hành án, hoặc là khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử
dụng đất thì phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp và nhiều nguyên nhân còn bất cập t
các văn bản hướng dẫn dưới luật liên quan đến lĩnh vực đất đai chưa được cụ thể.
Mặc khác, công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực đất đai
chưa được sâu, chưa chặt chẽ. Vì vậy dẫn đến nhiều bản án, quyết định chưa được

1


thực thi dẫn đến quyền, lợi ích của người được thi hành án chưa được bảo vệ một
cách nghiêm minh.
Nhận thức được tính cấp thiết trên, tôi chọn tên đề tài là “Kê biên tài sản là
quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ luật kinh tế của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất
cập, khó khăn, vướng mắc t thực ti n để đưa ra một số giải pháp khắc phục bất cập
và nâng cao hiệu quả công tác kê biên tài sản là quyền sử dụng đất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự là một hoạt động hết sức phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy,
cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, cụ thể như: Luận văn thạc sĩ luật
học, Học viện khoa học xã hội “Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự t thực ti n
tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Hoàng Minh Huệ năm 2016; Vấn đề xử lý quyền sử
dụng đất khi người sử dụng đất không trả được nợ cho các tổ chức tín dụng - kinh
nghiệm qua một số vụ án lớn: Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu
khoa học”, 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội; Bài viết: "Một số tồn tại, bất cập và
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất tại các Ngân hàng thương mại hiện nay", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4

năm 2008 của tác giả Nguy n Thị Nga; Bài viết: "Công chứng hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"; Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật số 6 năm 2008; Bài viết: "Những bất cập cần khắc phục trong pháp luật về
đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất"; Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 năm
2008; "Thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại - một số vướng mắc pháp lí và đề xuất hoàn thiện", Phạm
Thị Giang Thu, Nguy n Ngọc Lương, Tạp chí Luật học Số 10/2011; Nguy n Thị
Nga với cuốn sách " Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các Tổ chức tín
dụng ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện", Sách chuyên khảo, Nhà xuất
bản tư pháp, tháng 4 năm 2015.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm
thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Viện

2


Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011. Đề tài luận án tiến sĩ luật học
"Pháp luật về đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt Nam" của tác giả Nguy n
Mạnh Cường tại Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2012 cũng đã phân tích
những quy định chung nhất của pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản trong lĩnh
vực thương mại. Đề tài luận văn thạc sỹ luật học "Bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam" của tác giả Bùi Thị Thu Hiền (Khoa Luật
- Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014) đã phân tích tương đối đ y đủ các vấn đề liên
quan đến BĐGTS để THA t đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Những công trình nghiên cứu khoa học trên đã có nội dung nghiên cứu ở
nhiều góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau về Thi hành án dân sự nói chung và
kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực ti n về áp dụng biện pháp kê biên tài sản là
quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy
dựa trên những kiến thức của các đề tài nêu trên, việc nghiên cứu chuyên sâu về áp

dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự t thực
ti n tỉnh Quảng Ngãi là c n thiết, không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài làm rõ những cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá đúng,
toàn diện việc áp dụng kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự
t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
Làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó để đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng
đất trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề kê biên tài sản là quyền sử dụng đất
trong thi hành án dân sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với vụ việc mà Chấp hành viên
phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân
sự t thực ti n tỉnh Quảng Ngãi.

3


Thời gian nghiên cứu trong phạm vi t 2012 -2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật
của nhà nước, vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và luận văn triệt để vận
dụng phương pháp nghiên cứu kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành
án dân sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu luận văn tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu,
tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã đặt ra và luận giải một số quan điểm cơ
bản về khái niệm kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, tìm
hiểu đặc điểm, bản chất của kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án
dân sự, góp ph n bổ sung làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học
về pháp luật thi hành án dân sự t tỉnh Quảng Ngãi.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: T việc đánh giá thực trạng pháp luật kê biên tài sản
là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, tác giả đã đưa ra được những bất cập
c n sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự.
T việc đánh giá thực ti n kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành
án dân sự, tác giả đã phân tích nguyên nhân những điểm bất cập và đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thi
hành án dân sự t tỉnh Quảng Ngãi.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài ph n mở đ u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ
cấu thành ba chương:

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×