Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh quảng trị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.53 KB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MẬU TUẤN

NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
XÂM PHẠM NHÂN THÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MẬU TUẤN

NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
XÂM PHẠM NHÂN THÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành

: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số

: 838.01.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ:“Nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mậu Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NẠN NHÂN CỦA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM NHÂN THÂN ......................................... 7
1.1. Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học .................................... 7
1.2. Nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân........................... 16
1.3. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội xâm phạm nhân thân .................................................................................. 22
1.4. Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân
thân .................................................................................................................. 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM
NHÂN THÂN VÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ....................................................................................... 37
2.1. Thực trạng tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị ........................................................................................................ 37
2.2. Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị .......................................................................................... 48
2.3. Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân
thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................................................................... 54
CHƯƠNG 3. PHỊNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN
CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM NHÂN THÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................. 66
3.1. Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân và nạn nhân của tình
hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ................... 66
3.2. Giải pháp phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm
xâm phạm nhân thân ....................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Thống kê về số vụ phạm tội xâm phạm nhân thân và số bị cáo

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017

2.2

Tỷ lệ tội phạm xâm phạm nhân thân thực hiện trong tình hình
tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017

2.3

Các vụ án xâm phạm nhân thân đã đưa ra xét xử sơ thẩm trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017

2.4

Mức độ phạm tội đối với các tội danh thuộc nhóm các tội xâm
phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ năm
2013 - 2017

2.5

Diễn biến của các tội xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn từ năm 2013 - 2017 trong so sánh định gốc

2.6

Diễn biến của các tội xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn từ năm 2013 - 2017 trong so sánh liên kế

2.7


Cơ cấu xét theo hình phạt ở cấp sơ thẩm áp dụng đối với các tội
xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.8

Cơ cấu của các tội xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn từ năm 2013 - 2017 xét theo giới tính của
người phạm tội

2.9

Cơ cấu của các tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn từ năm 2013 - 2017 xét theo độ tuổi của
người phạm tội

2.10

Cơ cấu của các tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị giai đoạn từ năm 2013 - 2017 xét theo trình độ học
vấn của người phạm tội


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.11

Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân trong 100 vụ án

xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai
đoạn từ năm 2013 - 2017

2.12

Giới tính của nạn nhân trong 100 vụ án xâm phạm nhân thân
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017

2.13

Độ tuổi của nạn nhân trong 100 vụ án xâm phạm nhân thân trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017

Số hiệu
biểu đồ
2.1

Tên biểu đồ
So sánh tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017

2.2

Cơ cấu theo hình phạt trong 100 vụ án phạm tội xâm phạm
nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017

2.3

Cơ cấu nạn nhân trong 100 vụ phạm tội xâm phạm nhân thân
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 - 2017



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội thì tình hình tội phạm
ở nước ta cũng có những diễn biến phức tạp. Số lượng vụ phạm tội ngày càng
gia tăng, hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng. Thực tế cho
thấy, tính chất của tội phạm và hậu quả của tội phạm ngày càng nặng nề mà
ngun nhân có từ nhiều phía, trong đó khơng loại trừ những nguyên nhân từ
phía nạn nhân của tội phạm.
Một cơ chế thực hiện hành vi phạm tội đầy đủ và tồn diện (đối với các
tội phạm có nạn nhân) là sự tác động qua lại giữa người thực hiện hành vi
phạm tội và nạn nhân của tội phạm. Hành vi phạm tội gây thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của nạn nhân. Ngược lại, nạn nhân trong nhiều trường hợp cũng có ảnh hưởng
quyết định tới việc hình thành ý định phạm tội cũng như việc thực hiện tội
phạm của người phạm tội. Nạn nhân có thể làm hạn chế hoặc triệt tiêu ý định
phạm tội. Ngược lại, hành vi của nạn nhân trong nhiều trường hợp có thể
củng cố thêm ý định phạm tội cũng như thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi
phạm tội đến cùng. Nạn nhân có thể hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra nhưng cũng có thể làm tăng mức độ xâm hại cũng
như mức độ nghiêm trọng của hậu quả của hành vi phạm tội. Mặt khác là
người liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, nạn nhân là mắt xích quan
trọng giúp cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội nhanh chóng,
thuận lợi, chính xác.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tình hình tội
phạm diễn ra khá nghiêm trọng và ngày càng phức tạp. Nhất là tình hình các
tội xâm phạm nhân thân. Trong các vụ phạm tội này ngày càng có nhiều nạn
nhân hơn, cũng như đối tượng trở thành nạn nhân trong các vụ phạm tội
1



ngày càng mở rộng. Gây ra ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp phòng ngừa, hạn chế tuy nhiên tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung, tình hình tội phạm xâm
phạm nhân thân nói riêng và nạn nhân của tình hình tội phạm này vẫn chưa có
dấu hiệu cải thiện. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc chưa có
nghiên cứu, đánh giá đúng về tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị và vấn đề nạn nhân của tội phạm, vai trò của nạn nhân
trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Chính vì vậy, việc làm rõ và sâu sắc về vấn đề nạn nhân của tội phạm
có ý nghĩa rất quan trọng cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn để xây
dựng các biện pháp, chính sách phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm xâm
phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, là một trong những vấn đề hết
sức cần thiết.
Bởi các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nạn nhân của tình hình
tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nạn nhân của tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng,
phong phú và phức tạp của tội phạm học nên từ trước đến nay đã được một số
nhà luật học, tội phạm học quan tâm nghiên cứu; nhờ đó, có một số bài viết,
cơng trình nghiên cứu về vấn đề nạn nhân của tội phạm, có thể kể đến đó là:
- Nạn nhân của tội phạm của tác giả Trần Hữu Tráng, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, năm 2011;
- Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Hữu Tráng, Trường
Đại học Luật Hà Nội, năm 2000;


2


- Nạn nhân học trong luật hình sự, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn
Văn Phong bảo vệ tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân của tội phạm, đề
tài nghiên cứu cấp trường của tác giả Trần Hữu Tráng;
- Nạn nhân của các tội xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ luật học
của tác giả Nguyễn Thị Tú Anh, năm 2013;
- Nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân người bị hại phục vụ phòng
ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người của lực lượng Cảnh
sát hình sự, luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Minh Thanh, năm 2016.
- Bàn về khái niệm của nạn nhân của tội phạm của tác giả Trần Hữu
Tráng, Tạp chí Luật học, Số 1/2002;
- Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học của tác giả Dương
Tuyết Miên, Tạp chí Tồ án, Tồ án nhân dân tối cao, Số 20/2005;
- Nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm của tác giả Trần Hữu Tráng,
Tạp chí Luật học, Số 10/2011;
- Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc và liên hệ với thực tế ở
Việt Nam của tác giả Dương Tuyết Miên;
Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến các lý luận chung về
nạn nhân của tội phạm. Tuy nhiên các cơng trình trên chưa có cơng trình nào
đánh giá cụ thể, chi tiết về nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân
thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, do đó đề tài của học viên khơng trùng với
các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn vấn đề nạn
nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân dưới góc độ tội phạm học,

dự báo về tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng
3


Trị, luận văn đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố đóng vai trị là
nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên
địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội
phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vấn đề nạn nhân của
tình hình tội phạm nói chung và nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm
nhân thân nói riêng theo các tiêu chí: khái niệm, đặc điểm và phân loại…
- Phân tích chỉ ra vai trò của nạn nhân trong cơ chế làm phát sinh hành
vi phạm tội của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân.
- Đánh giá tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân và nạn nhân của
tình hình các tội này trên địa bàn tỉnh Quáng Trị trong 5 năm gần đây (từ
2013 - 2017).
- Phân tích những yếu tố đóng vai trị là nguy cơ trở thành nạn nhân của
tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân của con người.
- Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những yếu tố là nguy cơ trở
thành nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân của con người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm xâm
phạm nhân thân của con người cả về lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị dưới góc độ tội phạm học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm

2013 - 2017
- Về không gian: luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
4


- Về đối tượng: Nạn nhân của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người (thuộc chương XII Bộ luật Hình sự năm
1999; chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015).
5. Phương pháp luận vàn phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên hệ thống phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như nghiên cứu điển hình, thống kê, lơgic, phân tích, so sánh, tổng hợp, xã
hội học… Ngồi ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến
chuyên gia liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu có hệ
thống vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị; theo đó những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Về lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp nhất định
vào phát triển khoa học chuyên ngành nạn nhân học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về thực tiễn: kết quả của đề tài có thể được vận dụng trong thực tiễn
phòng ngừa tội phạm cũng như bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội

phạm xâm phạm nhân thân ở Quảng Trị và trong phạm vi cả nước. Với ý
nghĩa như vậy, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong

5


việc nghiên cứu, học tập tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành
luật ở nước ta.
Tính mới và những đóng góp của luận văn
Luận văn “Nạn nhân của tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị” là cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống về các
nội dung liên quan đến vấn đề nạn nhân của tội phạm xâm phạm nhân thân;
do đó, những kết luận rút ra qua nghiên cứu của luận văn có tính mới và có
đóng góp cho khoa học chuyên ngành; cụ thể là:
Đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về nạn nhân; khái niệm,
đặc điểm của nạn nhân nói chung và đặc điểm nạn nhân của tội phạm xâm
phạm nhân thân của con người qua việc phân tích thực trạng vấn đề nạn nhân
của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Đã khái quát được thực trạng về tình hình tội phạm xâm phạm nhân
thân của con người cũng như tình hình nạn nhân của những tội phạm này ở
địa bàn tỉnh Quảng Trị; chỉ ra các nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình
tội phạm đó.
Dự báo được tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân và nạn nhân của
nó trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; qua đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc
phục những yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội
phạm xâm phạm nhân thân.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình tội phạm

xâm phạm nhân thân
Chương 2. Thực trạng tình hình tội phạm xâm phạm nhân thân và nạn
nhân của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Chương 3. Phịng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội
phạm xâm phạm nhân thân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×