Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo luật đất đai 2013 từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ MINH NGUYỆT

THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO LUẬT
ĐẤT ĐAI 2013 TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ MINH NGUYỆT

THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO LUẬT
ĐẤT ĐAI 2013 TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 838.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI, năm 2018

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Nga đã giúp
đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều về mặt khoa học, về tình cảm và sự tận tâm chỉ bảo rất
chu đáo để hoàn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo là lãnh đạo, những giảng viên tận
tâm, những nhà khoa học, những nhà quản lý của Học viện Khoa học xã hội đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ 02 năm qua để tôi có được kết quả học tập như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và CBCC cơ quan Thanh tra Thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi để có được những kết quả
về thực trạng sinh động, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành luận văn.
Cảm ơn những người thân, bạn bè đồng nghiệp, anh chị em học viên cùng
khóa, cùng lớp đã giúp đỡ, chia sẽ, động viên tôi những lúc khó khăn để hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS, TS Nguyễn Thị Nga. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước

đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Hồ Thị Minh Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG
CỘNG THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 ...........................................................9
1.1. Lý luận về thu hồi đất để triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
theo Luật Đất đai 2013 ................................................................................................9
1.2. Lợi ích trong quan hệ thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng ...........................................................................................................23
1.3. Lý luận pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng ..................................................................................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM
2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN NAY ............................................................................33
2.1. Thực trạng pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng ...................................................................................33
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi

ích quốc gia, công cộng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .................................43
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG
CỘNG .......................................................................................................................59
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng ...................................................................................59
3.2. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng .............................................................................................61
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ..........................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

: Bất động sản

BTTH GPMB

: Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng

CBCC

: Cán bộ công chức

HĐND


: Hội đồng nhân dân

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NSDĐ

: Người sử dụng đất

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất

TĐC

: Tái định cư


TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TTPTQĐ

:Trung tâm phát triển quỹ đất

UBND

: Ủy ban nhân dân

VPĐKĐĐ

: Văn phòng đăng ký đất đai

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiêt của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là
nguồn lực cơ bản để phát triển an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế. Đặc biệt là
đối với Việt Nam, quốc gia đất chật người đông, với trên 70% dân số sinh sống
bằng nghề sản xuất nông nghiệp thì đất đai càng trở nên quan trọng, nhạy cảm. Bên
cạnh đó, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được
những kết quả vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tốc

độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương, quy mô sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch... tăng trưởng rất nhanh, do đó đất đai ngày
càng trở nên có giá trị và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có mặt bằng cho các dự án. Muốn tạo ra quỹ
đất, Nhà nước phải thực hiện công tác thu hồi đất.
Trên thực tế, thời gian qua công tác thu hồi đất đã đạt được nhiều kết quả to
lớn, đã tạo ra quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nhưng đồng thời đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như
an ninh lương thực, đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội, sự đồng thuận trong
nhân dân. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất cũng để lại những hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một số phần tử cơ
hội chính trị đã lợi dụng vấn đề khiếu kiện đất đai để kích động chống đối với mục
đích chính trị; việc thu hồi đất có lúc, có nơi không chỉ thiếu công bằng mà còn
thiếu hiệu quả. Nhiều địa phương xảy ra tình trạng lãng phí hàng trăm ha đất được
giải phóng mặt bằng cho các dự án rồi bị bỏ hoang. Hàng năm, số vụ khiếu kiện về
đất đai ngày càng gia tăng, theo thống kê số liệu của ngành thanh tra cho thấy, tình
hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm trên 70% các loại khiếu
kiện, tố cáo. Trong số đó, đa phần là khiếu kiện về giá bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất; hầu hết tại các dự án có thu hồi đất đều nảy sinh khiếu kiện.

1


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế bất cập nêu trên, ngoài
trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cán bộ có thẩm quyền còn có nguyên nhân
từ sự bất cập trong các quy định pháp luật đất đai hiện hành. Trong thu hồi đất,
người dân luôn ở vào vị trí yếu thế, trong nhiều trường hợp không tự bảo vệ được
quyền lợi của mình. Cơ chế thu hồi đất nói chung và thu hồi đất vì mục đích phát
triển kinh tế - xã hội nói riêng tuy đã được sửa đổi, hoàn thiện nhưng thực tiễn áp
dụng vẫn cho thấy thiếu đồng bộ, bất cập và vẫn đang chứa đựng mâu thuẫn dẫn

đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người bị thu hồi đất chưa được bảo
đảm. Bên cạnh đó đất đai được thu hồi chưa được đưa vào sử dụng một cách hiệu
quả, trái lại còn bị lạm dụng quy định của pháp luật để biến thành các dự án kinh tế
đơn thuần để mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hoặc lợi ích nhóm.
Đối với thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, địa phương có diện tích tự nhiên
chỉ vào khoảng 215Km2 nhưng có số dân xấp xỉ 230.000 người, với khu công
nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc và 20 cụm công nghiệp được quy hoạch.
Cùng với đó, trên địa bàn thị xã đã hình thành khu đô thị mới Điện Nam - Điện
Ngọc và hàng trăm dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, đường giao thông đã,
đang được triển khai và theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn
2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần
XXII, những năm tới Điện Bàn sẽ tiếp tục thực hiện nhiều dự án phát triển đô thị,
khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, khu du lịch, thiết chế văn hóa, hệ thống cơ sở hạ
tầng.... Đứng trước yêu cầu đó, trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền của
tỉnh Quảng Nam và thị xã Điện Bàn đã thực hiện nhiều dự án thu hồi đất trên địa
bàn thị xã. Nhìn chung, công tác thu hồi đất cơ bản đáp ứng cho việc phát triển của
địa phương.
Tuy nhiên, giống như các địa phương khác, trong quá trình triển khai việc
thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn cũng gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc như: Sự
chống đối của người bị thu hồi đất; đơn thư khiếu kiện đông người, vượt cấp liên
quan đến công tác thu hồi đất ngày càng tăng; đất được thu hồi giao cho nhà đầu tư
nhưng chậm triển khai thực hiện gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân... Mặc dù

2


đã đề ra nhiều biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác
thu hồi đất, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều vấn đề vướng mắc trong công
tác thu hồi đất trên địa bàn thị xã trong thời gian qua. Bên cạnh đó, theo dự báo mức
độ phức tạp của nó sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do quỹ đất ngày càng bị

thu hẹp, giá trị kinh tế do đất đai mang lại ngày càng cao.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém
trong công tác thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng nói riêng trong thời gian tới, đồng thời góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng trên sở đánh giá một cách toàn diện, khách quan cả về lý
luận và thực tiễn, tác giả chọn nghiên cứu đề tài "Thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Luật Đất đai 2013 từ thực tiễn thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với thị xã Điện Bàn
nói riêng và cả nước nói chung, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc thu hồi đất trực tiếp đụng chạm đến lợi ích người bị thu hồi đất, lợi ích
của nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư … nên thời gian qua đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều tác giả. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy thời gian vừa qua đã
có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật này dưới
khía cạnh lý luận và thực tiễn về các nội dung có liên quan đến luận văn; tiêu biểu
là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Đinh Thị Huê, “Thực hiện pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ năm 2011; Đỗ Quang Dương, “Thực hiện pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng ở quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội” Luận văn thạc sĩ (năm 2013); Nguyễn Thị Phương Thảo,
“Pháp luật về bồi thường về đất khi thực hiện các dự án kinh tế và thực tiễn áp dụng

3


tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ (2012); Nguyễn Văn Diện,
“Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất”, Luận văn thạc sĩ (năm

2006); Hoàng Thị Nga, “Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
ở Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sĩ (năm 2011); Nguyễn Minh Tuấn, “Thu hồi
đất vì mục đích kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ (năm 2013); Ts.
Nguyễn Thị Nga, “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng ”; Phạm Thu Thùy
"Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam" Luận
văn tiến sỹ (năm 2014); "Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự
nguyện tại Việt Nam", Báo cáo nghiên cứu Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (năm
2011); TS. Nguyễn Thị Nga (2010), “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi
thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp
dụng”, Tạp chí Luật học; TS. Nguyễn Thị Nga (2011) “Những tồn tại, vướng mắc
phát sinh trong quá trình áp dụng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật
học; TS. Nguyễn Thị Nga (2013), “Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất - thực trạng và hướng hoàn thiện”- Đề tài khoa học cấp Trường Trường Đại học Luật Hà Nội; "Bản chất và nguyên tắc của việc thu hồi đất và bồi
thường trong thu hồi đất"- Bài viết của TS. Đinh Văn Minh Viện trưởng Viện Khoa
học Thanh tra (năm 2016)...
Với phạm vi truy cập và nghiên cứu còn hạn hẹp của em, song với các công
trình nêu trên cho thấy, đây là vấn đề được nhiều tác giả, các nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung ở thời điểm
trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực. Các vấn đề nghiên cứu thường tập trung ở
nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp
năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) và Luật Đất đai 2013 (có hiệu lực từ
ngày 01/7/2014), vấn đề thu hồi đất đã được hiến định trong Hiến pháp, đây là một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, bởi đây là cơ sở hiến
định đầu tiên ghi nhận việc thu hồi đất có bồi thường, vì lý do quốc phòng, an ninh,
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc ghi nhận quy

4



định này là một bước tiến lớn, thật sự cần thiết; đòi hỏi phải được tổ chức triển khai
một cách nghiêm túc, có hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế triển khai trong những năm vừa qua thì chính quyền các
cấp vẫn gặp nhiều vướng mắc, pháp luật thực định dường như vẫn chưa định ra
nguyên tắc nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác thu hồi đất mà các chủ
thể thực thi pháp luật phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay. Ranh giới giữa đất phát
triển kinh tế, xã hội với đất cho các mục đích kinh doanh khác chưa thực sự có tiêu
chí rõ ràng. Quy trình, thủ tục còn nhiều sai phạm, quá trình tổ chức việc thu hồi đất
còn chưa đảm tính khách quan, dân chủ và công khai, còn gặp nhiều sự bất bình của
người dân có đất bị thu hồi. Nhiều ý kiến trái chiều và hồ nghi về tính công bằng,
bình đẳng về điều tiết lợi ích Nhà nước - nhà đầu tư - người bị thu hồi đất... Với
những vấn đề đặt ra trên đây cho thấy, thu hồi đất nói chung và thu hồi đất cho mục
đích phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng vẫn đang được tiếp tục
tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau cần được đào sâu nghiên cứu về vấn đề
này. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: "Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng". Qua sự nghiên cứu này, tác giả khẳng định rằng, đề tài do
học viên lựa chọn là một vấn đề có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá thực trạng về công tác thu hồi đất, những bất cập và
nguyên nhân, làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn và lý luận đang đặt ra, đề xuất giải
pháp để hoàn thiện pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích
quốc gia, công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai 2013 trong thời gian tới một cách
hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa làm rõ cơ sở pháp lý của thu hồi đất theo Điều 62 Luật Đất đai
2013; yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với công tác này.
- Phân tích, đánh giá và luận giải thực trạng pháp luật về thu hồi đất để phát


5


triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng từ khi Luật Đất đai năm 2013
có hiệu lực đến nay; chỉ ra những yếu kém, khó khăn, bất cập, yêu cầu và đòi hỏi từ
thực tiễn.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng
- Các văn bản quy phạm pháp luật thực định về thu hồi đất để phát triển kinh
tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng, trong đó tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng về pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; nêu những vấn đề
mới phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế ở nước ta
thời gian qua.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
vì mục đích quốc gia, công cộng tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật có liên quan về
thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng. Thời gian
nghiên cứu từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay, trên phạm vi thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước và pháp
luật trong thời kỳ đổi mới; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của bộ máy Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×