Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích tình hình xuất nhập khẩu cá basa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.11 KB, 25 trang )

Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA
VÀ CÁ BASA VIỆT NAM
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn
cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước.
Do đó nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi; còn
các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất thế
giới. Để tiếp tục theo đuổi mục đích hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam không
ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước
như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, tôm, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí…, trong
đó không thể không kể đến sản phẩm con cá tra và basa Việt Nam. Từ khi chúng ta mở
rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá basa bước sang một trang mới và trở thành một
đối tựợng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng trên
100 quốc gia và vùng lãnh thỗ. Đặc biệt do chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng
cao, có thời điểm xuất khẩu cá tra và cá basa sang thị trường EU đã tăng 214% về khối
lượng và giá trị.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra và basa vẫn
chưa thật ổn định và bền vững. Năm 2008 là một năm có quá nhiều biến động đối với sản
phẩm của con cá tra và basa Việt Nam. Khi cuộc khủng hoảng thừa cá tra và basa vừa
được tháo gỡ thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khởi nguồn từ “Cơn địa chấn phố
Wall” đã khiến số phận con cá tra và basa một lần nữa lao đao. Nguời nuôi cá tra và basa
vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dự đoán tình hình kinh tế thế giới
năm 2009 rất ảm đạm, suy thoái kinh tế kéo theo đời sống người dân gặp nhiều khó khăn,
xu hướng tiết kiệm chi tiêu là lựa chọn tối ưu của người dân các nước. Khủng hoảng kinh
tế thế giới khiến các nhà nhập khẩu cá tra và basa trên thế giớ cũng rơi vào tình trạng

Trang 1



Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
khó khăn về năng lực tài chính. Tất cả những điều này ành hưởng đến việc xuất khẩu sản
phẩm cá tra và basa Việt Nam.
Từ những lí do trên, đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa Việt Nam”
được thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam, qua
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc sản xuất và xuất khẩu cá tra và cá basa
của Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1. MỤC TIÊU CHUNG:
Chuyên đề tập trung phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa Việt Nam. Qua đó nêu
lên những thuận lợi và khó khăn,đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
- Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam từ năm 2006-2008 về sản lượng
và giá trị.
- Nhận xét những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn đối với tình hình xuất khẩu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
Số liệu thứ cấp: đây là các số liệu về diện tích sản xuất, sản lượng thu hoạch được và sản
lượng xuất khẩu trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Số liệu dự kiến được thu thập từ :
- Niên giám thống kê
- Tổng cục thống kê
- Tổng cục hải quan
- Bộ thủy sản
- Thông tin thu thập từ báo đài và internet
-Các báo cáo liên quan tới kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa trong 3 năm 2006,
2007, 2008.

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:

Trang 2


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải
pháp xuất khẩu để nâng cao hiệu quả tình hình xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1. PHẠM VI VỀ THỜI GIAN:
Chuyên đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu cá tra và basa trong 3 năm: từ 2006-2008.
4.2. PHẠM VI VỀ NỘI DUNG
Những vấn đề có liên quan đến xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam như diện tích sản xuất,
sản lượng thu hoạch được và sản lượng, giá trị xuất khẩu cũng như những khó khăn và
thuận lợi đối với tình hình xuất khẩu.

Trang 3


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA
VÀ CÁ BASA VIỆT NAM
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ BASA
CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA:
1.1.1. Tình hình sản xuất cá tra và basa Việt Nam từ năm 2006-2008
a). Diện tích thả nuôi cá tra và basa trên cả nước:

Bảng 1.1 DIỆN TÍCH THẢ NUÔI CÁ TRA VÀ BASA CỦA VIỆT NAM TỪ
2006-2008
ĐVT:ha
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
Mức tăng so với

2006
5635
x

2007

2008
5900
4,7

6160
4,4

năm trước (%)
Nguồn: Bộ Thủy Sản 2008
Đồ thị 1.1 Diện tích thả nuôi cá tra và basa của Việt Nam từ 2006-2008
Trang 4


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Diện tích thả nuôi cá tra và basa ngày một tăng. Năm 2006 tổng diện tích nuôi cá tra
và basa là 5635 ha,năm 2007 là 5900 ha, tăng 4.7%. Đến năm 2008 con số này đã là 6160

ha, tăng 4,4%.
Nguyên nhân của việc gia tăng diện tích nuôi cá tra và basa là do giá cá tra và basa
liên tục tăng trong thời gian qua cùng với việc sản phẩm của con cá tra và basa ngày càng
được người dân trong nước và thế giới ưa chuộng đã thu hút người dân đổ xô vào việc
nuôi cá. Tuy nhiên tốc độ tăng này nhìn chung vẫn chưa đáng kể.
Theo thống kê của Bộ Thủy Sản hiện nay thì khu vực có diện tích thả nuôi cá tra và
basa lớn nhất của cả nước là Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến cuối tháng 10-2008, đồng
bằng sông Cửu Long có 5102ha diện tích ao nuôi (tăng 11% so năm 2007).Các nơi có
diện tích thả nuôi lớn nhất là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh…Nguyên nhân là
do Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tra và basa,
trong đó quan trọng nhất là có diện tích mặt nước ngọt lớn và mạng lưới ao hồ, kênh rạch
dày đặc.
b). Sản lượng thu hoạch được:
Bảng 1.2 SẢN LƯỢNG CÁ TRA VÀ BASA CỦA CẢ NƯỚC TỪ 2006-2008
ĐVT: tấn
Năm

2006

2007

Chỉ tiêu
Sản lượng
Mức tăng so với năm trước (%)

2008
Nguồn:

825000
x


1000000
21.2

1100000 Niên
10
giám

thống kê năm 2008

Trang 5


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

Đồ thị 1.2 Sản lượng cá tra và basa của cả nước từ 2006-2008
Song song với việc diện tích thả nuôi cá tra và basa tăng thì sản lượng cũng tăng nhanh
chóng.Chỉ tính từ năm 2000 đến 2006, sản lượng tăng 36,2 lần từ 22790 tấn lên 825000
tấn. Năm 2007, sản lượng cá tra và basa thu hoạch được là 1 triệu tấn tăng 21,1% so với
năm 2006. Đến năm 2008, mức tăng so với năm trước có giảm còn 10% với sản lượng 1,1
triệu tấn. Có thể cho thấy việc nuôi cá tra và basa đã có bước phát triển vượt bậc. Nguyên
nhân của việc sản lượng sản xuất cá tra và basa tăng nhanh như vậy bên cạnh nhờ diện
tích thả nuôi tăng còn là nhờ vò trình độ kĩ thuật của người nuôi cá càng ngày càng tiến
bộ hơn.
Trong cơ cấu tổng sản lượng thì Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn là nơi có sản lượng cao
nhất trong tất cả các vùng miền, trong đó 2 tỉnh đứng đầu là An Giangj và Cần thơ.
1.1.2. Tình hình xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam từ năm 2006-2008
a). Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu:
Trong những năm qua, nghề nuôi cá tra và basa đóng vai trò rât lớn vào sự phát triển kinh
tế đất nước. Sản phẩm của con cá tra và basa không những có thể đáp ứng nhu cầu trong

nước mà còn có giá trị xuất khẩu lớn, mang lại nguồn ngoại tệ cao.
Bảng 1.3 SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ BASA
VIỆT NAM TỪ NĂM 2006-2008
Trang 6


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Năm

Sản lượng xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Phần trăm trong tổng

(nghìn tấn)

(Triệu USD)

kim ngạch xuất khẩu
thủy sản
(%)

2006
292,50
2007
383,2
2008
640,829
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều tác giả


736,8
974,12
1453,098

40
29
32,2

Năm 2006 tổng sản lượng xuất khẩu cá tra và basa của nước ta là 292,5 nghìn tấn
với giá trị xuất khẩu là 736,8 triệu USD (tăng gần 40% so với năm 2000) và chiếm 40%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Năm 2007, tổng sản lượng xuất khẩu là 383,2 nghìn tấn với giá trị kim ngạch xuất
khẩu là 974,12 triệu USD chiếm 29% trong tổng kim ngạch xuất khảu thủy sản.Con số này
có giảm đôi chút so với năm 2006 song so về sản lượng và giá trị xuất khẩu thì đã tăng vượt
bậc.
Trong năm 2008, cá tra và cá basa là sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng của Việt
Nam khi chiếm tới 32,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với 640,829 nghìn tấn trị giá
1453,098 triệu USD. Điều này cho thấy tinh hình xuất khẩu cá tra và basa của nước ta ngày
càng tiến triển hết sức khả quan.
Bảng 1.4 SO SÁNH SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TỪ 2006Giai đoạn
Mức tăng (%)

2007 so với 2006
Về sản lượng Về giá trị

2008

2008 so với 2007
Về sản lượng

Về giá trị xuất

xuất khẩu
xuất khẩu
xuất khẩu
khẩu
31,00
26,07
67,23

49,16

Qua bảng trên ta nhận thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu đã tăng nhanh qua từng
năm. Trong năm 2007 đã tăng 31,00% về sản lượng và 26,07% về giá trị xuất khẩu so với
năm trước.
Những con số này còn khả quan hơn trong năm 2008. Sản lượng xuất khẩu đã tăng
đến 67,23% và giá trị xuất khẩu tăng đến 49,16%.

Trang 7


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Sở dĩ có được những bước phát triển vượt bậc về sản lượng và giá trị xuất khẩu là do
nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng là nhờ việc sản xuất trong nước có
nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó sản phẩm con cá tra và basa Việt Nam ngày càng được người
dân thế giới ưa chuộng,uy tính thương hiệu ngày càng được nâng cao. Một số nguyên nhân
khác sẽ được đề cập ở phần sau.
b). Các thị trường xuất khẩu cá tra và basa chủ yếu của Việt Nam
- Năm 2007:
Bảng 1.5 CƠ CẤU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ BASA CHỦ

YẾU CỦA VIỆT NAM NĂM 2007
ĐVT: %
Thị trường

Về sản lượng

EU
Nga
ASEAN
Ucraina
Hoa kì
Hồng Kong
UAE
Canada
Các thị trường còn lại
Nguồn: Hải Quan Việt Nam, 2007

Vê kim ngạch
42,20
11,17
8,69
6,1
3,55
3,26
2,39
1,93
20,71

40,13
8,28

7,85
4,1
3,93
4,14
2,43
2,44
26,7

Năm 2007, Cá tra và basa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 98 quốc gia trên
thế giới, có mặt tại 69 khu vực thị trường, tăng thêm 15 thị trường so với thị trường của
năm 2006. Trong đó, xâm nhập tới 27 thị trường mới và chưa xuất khẩu trở lại 12 thị
trường cũ.
EU là khu vực xuất khẩu cá tra, ba sa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42,20% về
lượng và 40,13% về kim ngạch (Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan, Đức , Bỉ…là những nhà
nhập khẩu chính mặt hàng này tại khu vực EU).
- Sau EU là Nga chiếm 11,17% về lượng và 8,28% về kim ngạch (là thị trường không đạt
được tốc độ tăng trưởng như dự báo, giảm 25,9% về kim ngạch so với cùng kì 2006).

Trang 8


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Đứng thứ 3 là ASEAN chiếm 8,69% về lượng và 7,85% về kim ngạch (đây là khu
vực thị trường xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam ít rủi ro nhất).
Đứng thứ 4 là Ucraina chiếm 6,1% về lượng và 4,1% về kim ngạch (Đây là thị
trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tốp 10 thị trường xuất khẩu).
-Đứng thứ năm và sáu là Hoa Kỳ và Hồng Kông lần lượt chiếm 3,55% và 3,26%
về lượng và 3,93% và 4,14% về kim ngạch.
UAE và Canađa là hai thị trường cuối cùng trong tốp 10 thị trường xuất khẩu cá
tra, basa lớn nhất Việt Nam. UAE chiếm 2,39% về lượng và 2,43% về kim ngạch. Canađa

chiếm 1,93% về lượng và 2,44% về kim ngạch.
Các thị trường còn lại chiếm 20,71% về lượng và 26,70% về kim ngạch.
Năm 2008:
Năm 2008, xuất khẩu cá tra basa đã có mặt trên 100 quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt trong năm 2008, một số thị trường tiềm năng đã được khai thác như Ai
Cập, Nam Phi, Mexicô, Nhật Bản….Năm 2008, mặt hàng thủy sản nước ta xuất khẩu vào
thị trường nước CH Ai Cập tăng đột biến, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Trong đó cá tra
và basa chiếm 87% kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất vào Ai Cập.
Bảng 1.6 NHỮNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ BASA CHỦ YẾU
CỦA VIỆT NAM NĂM 2008
Thị trường

EU
Nga
Ucraina
ASEAN
Ai cập
Mỹ
Mêhico
Hồng kông
Các nước

Khối lượng

Giá trị

(ngàn tấn)

(triệu


224,311
118,155
74,359
33,953
26,630
24,179
23,154
16,647
97,658

USD)
581,15
188,454
137,256
75,751
54,918
78,559
59,685
32,972
241,002

%về

% về giá Mức tăng, giảm so với

khối

trị

năm 2007 (%)

Khối
Giá trị

lượng
35
18,4
11,6
5,3
4,2
3,8
3,6
2,6
15,2

40
13,0
9,4
5,2
3,8
5,4
4,1
2,3
16,6

lượng
29,8
142,5
223,4
0,6
324,6

14,1
61,6
-2,9
101,0

23,8
109,0
249,0
-2,4
224,3
16,2
49,1
-9,9
73,4

khác
Trang 9


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Tổng

640,829

1453,098

100

100


65,6

48,4

Nguồn: Hải Quan Việt Nam, 2008
EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá tra và basa chính của Việt Nam khi chiếm
35% về khối lượng và 40% về kim ngạch. Khối lượng cá tra, basa xuất khẩu sang EU đạt
224,311 ngàn tấn, tăng 29,8 % so với năm 2007, giá trị kim ngạch 581,15 triệu USD, tăng
23,8%. (Đứng đầu trong khối này là các nước Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan,Ba Lan).
Đứng thứ 2 vẫn là thị trường Nga, chiếm 18,4% về khối lượng và 13% về giá trị
kim ngạch. Năm 2008, xuất khẩu sang thị trường Nga tăng mạnh 142,5% và 109,0% về
lượng và giá trị.
Ucraina là thị trường tăng trưởng cao trong tốp 10 thị trường dẫn đầu, đã vươn lên
vị trí thứ 3 trong năm nay khi chiếm 11,6% về lượng và 9,4% về giá trị, khối lượng xuất
khẩu tăng 223,4% và giá trị kim ngạch tăng 249,0% so với 2007.
Tiếp theo là thị trường các nước ASEAN, chiếm 5,3% về khối lượng và 5,2% về
kim ngạch. Trong năm 2008, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN giảm 2,4% so với
năm trước. Singapo và Thái Lan tiếp tục là các bạn hàng lớn của ta trong khối ASEAN.
Ai Cập đã trở thành thị trường đầy tiềm năng khi đã vươn lên vị trí thứ 5, chiếm
4,2% về giá trị và 3,8% về kim ngạch. Trong năm 2008, xuất khẩu cá tra và basa sang thị
trường Ai Cập đã đạt mức tăng trưởng cao nhất với 26,630 ngàn tấn, tăng 324,6% và kim
ngạch 54,918 triệu USD, tăng 224,3% so với năm 2007.
Đứng thứ 6 và 7 là thị trường Mỹ và Mehico lần lượt chiếm 3,8% và 3,16% về
lượng và 5,4% và 4,1% về kim ngạch.
Hồng Kông là thị trường duy nhất trong tốp 10 thị trường dẫn đầu có mức giảm về
cả khối lượng và giá trị kim ngạch so với năm 2007(giảm 2,9% về khối lượng và 9,9% về
kim ngạch)
Các thị trường còn lại chiếm 15,2% về khối lượng và 16,6% về giá trị kim ngạch.
1.2. SỰ BIỀN ĐỘNG GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG:
a) Giá trong nước:

Năm 2006: Theo Trung tâm thông tin thương mại, trong tháng 12, giá cá tra,basa
nguyên liệu đã đạt mức cao nhất từ đầu năm đến lúc này. Mức giá cá tra nuôi hầm thịt
Trang 10


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
trắng được doanh nghiệp mua vào từ 13.800 - 14.500 đồng/kg, cá tra thịt vàng từ 12.500 13.000 đồng/kg so với mức thấp nhất trong năm là 10.200 đồng/kg hồi đầu năm. Giá cá
cao và đầu ra tốt đã khuyến khích nhân dân tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển nuôi loại
cá này.
Năm 2007: Theo thông tin của trung tâm giá cả thị trường, ngày 23/12, giá cá từ
15.500 đến 16.000 đồng/kg, thậm chí có lúc giá tăng kỉ lục lên đến 17.000 đồng/kg, so
với mức thấp nhất từ đầu năm là từ 14.300 - 14.500 đồng/kg, cao hơn gần 1200 - 2500
đồng/kg, và cao hơn mức giá cao nhất năm 2006 từ 700 - 2500 đồng/kg. Giá cá tra
nguyên liệu tăng mạnh khiến người dân đổ xô đào ao để nuôi cá, gây nên nguy cơ mất cân
đối cung cầu.
Năm 2008 : ngày 24/6, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg so với mức
cao nhất từ đầu năm do nhu cầu thu mua tăng đột biến, đạt 15.500 đồng/kg. Dự báo tình
hình xuất khẩu cá tra năm 2008 sẽ rất khả quan nên nhiều DN đã có kế hoạch tăng lương,
tăng thưởng cho công nhân. Và thực như vậy, tình hình trở nên vô cùng khả quan khi
tháng 12/2008, giá cá tra đã đạt mức kỉ lục khi lên đến 18.000 đồng/kg. Với đà tăng này
nếu nhà nước thực hiện tôt các biện pháp quản lí thì tình hình sẽ còn khả quan hơn nữa
trong năm 2009.
b) Giá xuất khẩu:
Năm 2006: Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan trong tháng 12, giá trung bình
của cá tra, basa xuất khẩu đạt 2,61 USD/kg giảm so với 2,65 USD/kg của tháng 11 và
tăng so với 2,27 USD/kg của cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8 và tháng 9 giá xuất khẩu trung bình sang Ôxtrâylia, Thái Lan đạt
cao nhất trên 3 USD/kg, nhưng sang đến tháng 10, tháng 11 lại là thị trường Mỹ.
Riêng tháng cuối năm, giá cá tra, basa cao nhất lại ở thị trường Ôxtrâylia đạt 3,22
USD/kg. Giá trung bình của cá tra, basa xuất sang Mỹ đạt 2,93 USD/kg giảm so với 3,34

USD/kg của tháng 11, nhưng lại tăng so với 2,57 USD/kg của cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 12, giá cá tra, basa xuất khẩu sang thị trường EU thấp hơn so với thị
trường Mỹ, đạt 2,82 USD/kg giảm so với 2,85 USD/kg của tháng 11
Năm 2007: Trong năm 2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cá tra đông lạnh
của Việt Nam đạt 2,58 USD/kg, giảm 0,017 USD so với năm 2006 và tăng 0,2 USD/kg so
Trang 11


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
với năm 2005. Tháng 6/2007 là tháng có giá xuất khẩu trung bình cao nhất trong năm đạt
2,82 USD/kg. Tháng 12/2007 là tháng có giá xuất khẩu trung bình thấp nhất trong năm
đạt 2,356 USD/kg. Theo quy luật, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này thường tăng cao
vào 6 tháng đầu năm và giảm nhẹ vào 6 tháng cuối năm.
Năm 2008: Giá xuất khẩu trung bình cá tra phi lê của Việt Nam trong quý
I/2008 đạt 2,3 USD/kg giảm 0,27 USD/kg so với quý I/2007. Như vậy trong quý I/2008
giá xuất khẩu trung bình cá tra, ba sa là tương đối ổn định trong khi giá cá tra, ba sa
nguyên liệu lại biến động mạnh từng tuần trong quý I/2008. Nguyên nhân chính là do các
lô hàng xuất khẩu cá tra, ba sa trong quý I/2008 đều được ký kết từ trước đó.
Tính toán sơ bộ cho thấy giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh của Việt Nam
trong tháng 10/2008 đạt 2,44 USD/kg, giảm 0,52 USD/kg so với cùng kỳ năm trước và
tăng nhẹ so với tháng 3/2008.
Giá xuất khẩu cao nhất trong năm đạt từ 3,1 đến 3,2 USD/kg cao hơn giá cao nhất
nam 2007 từ 0,28 – 0,38 USD/kg.

Trang 12


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

CHƯƠNG 2.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU CÁ
TRA VÀ BASA VIỆT NAM
2.1. THUẬN LỢI:
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hết sức thuận lợi cho việc nuôi cá tra và basa,
Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi cá tra và cá ba sa,
bởi những điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái... Mỗi năm diện tích nuôi cá
tra, ba sa đều tăng.
Thời tiết ấm áp, nước ngọt quanh năm, lúc nào cũng có thể thả nuôi được, là một
lợi thế riêng của Việt Nam mà những quốc gia chung dòng Mê Công như Thái Lan,
Campuchia... không có được. Ngoài ra cũng cần phải kể đến yếu tố thuận lợi về nguồn
thức ăn và nguồn giống tự nhiên. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, vùng ven sông
Tiền, sông Hậu của nước ta thừa sức tăng diện tích nuôi gấp đôi, gấp 3 lần diện tích nuôi
Trang 13


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
hiện tại nếu quản lý và xử lý tốt nước thải từ vùng nuôi. Theo quy hoạch của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020 diện tích nuôi cá tra đạt 13.000ha (gấp đôi
hiện nay), sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỉ USD là hoàn toàn
khả thi.
Bên cạnh đó người dân địa phương còn có kinh nghiệm nuôi cá tra và basa được
tích lũy qua nhiều năm.
Điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp cho việc vận chuyển sản
phẩm cá tra và basa từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến cũng như từ nơi chế biến tới khu
vực tiêu thụ.
Số lượng các doanh nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu cá tra và basa của nước ta
là khá nhiều. Một số doanh nghiệp đứng đầu về giá trị xuất khẩu cá tra, basa là Công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico),công ty cổ phần Hùng Vương…
Việc hạch toán chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu năm 2009 có nhiều thuận lợi: Ðó
là giá nguyên liệu đầu vào nuôi cá hiện nay giảm mạnh như thức ăn, thuốc trị bệnh và

những chi phí khác... nhất là lãi suất ngân hàng giảm nên giá thành nuôi hiện nay chỉ từ
12.400 đến 12.600 đồng/kg cá tra nguyên liệu, giảm từ 3.400 đến 3.600 đồng/kg so với
năm 2008.
Trên thế giới chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong một thời gian ngắn mà
được nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc độ phát triển nhanh như sản phẩm
cá tra Việt Nam. Hiện nay, cả nước xuất khẩu sản phẩm cá tra sang 120 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Ðầu năm 2009, có thêm nhiều thị trường mới và tiềm năng cho cá tra, cá ba sa
Việt Nam như thị trường Ðông Âu, Nam Mỹ và một số thị trường châu Á…. Thêm vào đó
là nhiều tín hiệu vui từ các thị trường Anh, Cô-lôm-bi-a, sau khi Bộ Y tế Tây Ban Nha
khẳng định, sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh
thực phẩm của EU, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam tại EU tăng
nhanh. Tây Ban Nha được đánh giá là thị trường có sức tiêu thụ cá tra rất lớn. Hiện Ai
Cập cũng được xem là thị trường bán lẻ mới đầy tiềm năng cho mặt hàng cá tra Việt Nam.
Cho nên, các chuyên gia FAO gọi 2009 là "năm của cơ hội" cho mặt hàng cá tra Việt
Nam.
2.2. KHÓ KHĂN:
Trang 14


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Diện tích nuôi phát triển quá nhanh, ngành chức năng không kịp quy hoạch vùng
nuôi, vùng nguyên liệu chế biến thức ăn phục vụ cho vùng nuôi, do vậy từ trước đến nay
việc quản lý nghề nuôi và chế biến cá tra gần như “bỏ ngỏ”. Diện tích ao nuôi được mở
rộng đến đâu thì nhà máy chế biến lại mọc lên đến đó. Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã có nhiều đề xuất tập hợp doanh nghiệp chế biến lại,
tuy nhiên cho đến nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến vẫn còn khá lỏng lẻo.
Chính kiểu “mạnh ai nấy làm” đã phát sinh tình trạng doanh nghiệp tự phá giá lẫn nhau
gây thiệt hại và làm giảm uy tín thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam. Mối liên kết trong
chuỗi giá trị sản xuất từ khâu sản xuất con giống, nuôi trồng, cung ứng thức ăn chăn nuôi,
chế biến, tiêu thụ rất rời rạc, lợi nhuận sản xuất phân bố không hợp lý tạo nên sự bất ổn

trong sản xuất ngành hàng này.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2009 rất ảm đạm, suy thoái kinh tế kéo theo
đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, xu hướng tiết kiệm chi tiêu đang là lựa chọn tối
ưu của người dân các nước. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc xuất khẩu cá
tra và basa Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế tài chính khiến các nhà nhập khẩu cá tra, cá ba sa trên thế
giới cũng rơi vào tình trạng khó khăn về năng lực tài chính. Vấn đề đặt ra là người nuôi cá
tra phải tự cứu mình bằng cách hạch toán chặt chẽ chi phí sản xuất, nhằm hạ giá thành
con cá tra nguyên liệu đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm để hạn chế
những rủi ro về giá và khả năng tiêu thụ.
Cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu hết khủng hoảng thừa đến
khủng hoảng thiếu. Tình trạng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm nay, nguyên nhân
là do mối liên kết giữa người nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi với doanh nghiệp chế biến,
năng lực chế biến chưa chặt chẽ. Do phát triển tự phát không theo quy hoạch, khi giá cá
tăng, người dân đổ xô nuôi cá ồ ạt, bất chấp cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thừa, đến
cuối vụ phải bán đổ bán tháo. Nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng, do thiếu nguyên liệu,
phải cho công nhân nghỉ làm việc không thời hạn vì không có việc làm.
Trong khi đó người nuôi cá thường chạy theo lợi nhuận mà chưa thật quan tâm tới
chất lượng sản phẩm, việc phát hiện dư lượng kháng sinh cao trong sản phẩm cá tra và
basa đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với thương hiệu. Một điều đáng quan tâm nữa là
Trang 15


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
tác động từ việc nuôi cá tra và cá ba sa đến môi trường nước và hệ sinh thái đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ môi trường nước, thì
sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá sẽ bị đe dọa.
Nhiều bạn hàng tiêu thụ cá tra và basa liên tục gây ra những vấn đề gây khó khăn
cho việc xuất khẩu của nước ta như việc Mỹ tuyên bố vẫn duy trì áp thuế chống bán phá
giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam.

Tất cả những vấn đề trên đều gây khó khăn cho việc sản xuất và xuất khẩu cá tra
và basa Việt Nam.

CHƯƠNG 3.
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC XUẤT KHẨU CÁ TRA
VÀ BASA CỦA VIỆT NAM
3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SẢN XUẤT:
Hiện nay, sản lượng cá tra và basa của nước ta đã là khá cao. Tuy nhiên cũng cần
phải chú ý rằng, tiềm năng nuôi cá tra và basa của nước ta vẫn chưa được khai hác một
cách thật hiệu quả. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có diện tích nuôi cá lớn nhất cả
nước. Hiện nay, diện tích nuôi của cả nước khoãng hơn 6000ha thì riêng Đồng bằng Sông
Cửu Long đã chiếm gần hơn 5000ha, trong khi khu vực miền Trung và miền Bắc như ở
một số tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tây, Thanh Hóa… có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn
chưa dược khai thác. Bên cạnh đó cần phải áp dụng thêm nhiều hình thức nuôi như nuôi

Trang 16


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
bè, nuôi cá kết hợp với lúa, nuôi kết hợp nhiều loại cá nhằm tận dụng nguồn thức ăn thừa
đồng thời bảo vệ dược môi trường nước…
Tăng sản lượng sản xuất là điều cần thiết, nhưng song song với vấn đề đó là phải
đảm bảo tránh ô nhiễm môi trường. Lựa chọn địa điểm nuôi và xử lý ao nuôi cẩn thận,
chọn lựa con giống khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận sạch bệnh, thả nuôi với
mật độ vừa phải, nguồn nước phải hợp vệ sinh cho cá cũng như cho môi trường xung
quanh. Định kỳ phân loại cá và không nên nuôi cá có nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng
một ao, dùng thức ăn viên đã qua thử nghiệm, tránh tự chế biến thức ăn, giám sát việc cho
ăn, loại bỏ cá chết hoặc sắp chết hoặc cá bệnh mỗi ngày một lần, tránh việc ném cá chết ra
dòng nước. Có trách nhiệm trong việc sử dụng hoá chất và thuốc thú y thuỷ sản, dùng
thuốc đúng liều lượng để phòng trị bệnh cho cá sau khi đã được chẩn đoán kỹ lưỡng .

Khoa thủy sản cũng đang thử nghiệm xử lý nước thải cá tra, ba sa trên địa bàn Tp.Cần
Thơ. Trong đó đặc biệt sử dụng hệ thống lọc nước, đưa nước thải cá tra, ba sa lên đồng
ruộng thích hợp với nhu cầu phát triển của cây lúa, nhằm hạn chế sử dụng phân hóa học
trong sản xuất lúa.
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế ở các vùng nuôi cá hầm, các nhà
khoa học và cán bộ kỹ thuật Đại học Cần Thơ đã đưa ra giải pháp hạn chế khẩu phần ăn
cho cá nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước.
Cụ thể: cá tra, ba sa có trọng lượng từ 12g đến 200g phân bổ thức ăn trong ngày từ
8 đến 10%/trọng lượng đàn cá, từ 200-300g phân bổ từ 6-7%, từ 300- 700g phân bổ 45%, từ 800-1,1kg phân bổ từ 1,5-3%/trọng lượng đàn cá. Với công thức này, vừa giảm
lượng thức ăn cho cá, giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mà cá vẫn phát
triển bình thường, đảm bảo trọng lượng khi thu hoạch.
Khoa thủy sản cũng đang nghiên cứu một số loài thủy sản nuôi chung với cá tra, cá
ba sa nhằm ăn những thức ăn dư thừa, chất thải từ con cá tra, ba sa. Hiện nay, nhóm
chuyên ngành này đã nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thành công 2 loại cá leo và cá kết
trong lồng bè, thay thế cá tra, cá ba sa. Vì cá tra, cá ba sa nuôi lồng bè chi phí rất cao. Cá
leo, cá kết nuôi thích ứng trong lồng bè, chi phí nuôi thấp, cho sản lượng cao và được thị
trường ưa chuộng.
3.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CON CÁ TRA VÀ BASA VIỆT NAM:
Trang 17


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Sản xuất thủy sản sạch là hướng đi mà ngành thủy sản cả nước nói chung và
ĐBSCL nói riêng phải vươn tới. Để có được một sản phẩm cá sạch đáp ứng được tiêu
chuẩn Quốc tế, người sản xuất phải thực hiện tốt nhiều khâu từ con giống, thức ăn,
phương pháp phòng, trị bệnh cho cá đến công nghệ chế biến…... Một điều dễ thấy là
trong chuỗi các yếu tố cấu thành sản phẩm thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 10% cơ cấu trong giá
thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt
là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro trong quá trình nuôi, là điều kiện bắt buộc

để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Sau vụ phát hiện dư lượng kháng sinh cao trong sản phẩm cá tra và basa Việt Nam
đã làm cho việc xuất khẩu cá tra và basa gặp không ít lao đao. Do đó, nhà nước cần phải
quan tâm sâu sát hơn nữa việc nuôi cá tra và basa, nhằm bảo đảm sản phẩm phải đáp ứng
yêu cầu bên phía nhập khẩu, cũng là để nâng cao uy tín thương hiệu cá tra và basa Việt
Nam.
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng cá tra nguyên liệu, các nhà chăn nuôi phải vận
hành việc chăn nuôi theo đúng quy trình nuôi cá sạch, nguyên nhân gây chất lượng cá
nguyên liệu kém là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua hàng trôi nổi, nhất
là thuốc thủy sản. Yếu tố môi trường nước chăn nuôi bị ô nhiễm cũng làm cho cá nguyên
liệu kém chất lượng, người chăn nuôi phải cẩn trọng nguồn nước nuôi cá tra xuất khẩu.
Nguồn con giống bố mẹ thiếu chọn lọc và ý thức kém về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
ảnh hưởng lớn làm cho cá nguyên liệu chất lượng kém. Thường xuyên mở các lớp tập
huấn kĩ thuật nuôi cá. Từ năm 2008, Hiệp hội nuôi và chế biến xuất khẩu thủy sản An
Giang đã mở 36 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi theo quy trình SQF 1000 CM và SQF 2000
CM cho người nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, cán bộ kỹ thuật chế
biến cá tra xuất khẩu và cán bộ kỹ thuật các trại chăn nuôi và sản xuất con giống. Ðầu
năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang phối hợp Trung tâm giống
thủy sản triển khai nhân rộng mô hình sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm theo
hướng GLOBAL GAT đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
3.3. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ BASA VIỆT
NAM:
Trang 18


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
Trong năm 2008, cá tra và basa là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của
Việt Nam khi chiếm tới 32,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, với 640.829 tấn (trị
giá 1,423 tỷ USD). Hiện cá tra và basa của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường của 128
nước. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn lại rằng, một số thị trường tiềm năng vẫn chưa dược

chúng ta khai thác hết như thị trường Mỹ Latin, Cộng hòa Czech, Braxin, Chi lê, Úc, các
nước khối Ả Rập... Trong bước đi đầu tiên nhằm tiếp cận thị trường Mỹ Latinh, một số
doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã
thăm Braxin và Chilê trong năm 2008. Các doanh nghiệp Việt Nam coi Chilê là thị trường
hấp dẫn vì có kinh nghiệm nuôi cá hồi xuất khẩu.
Song song với mở rộng thị trường phải đi đôi với việc giữ những thị trường
cũ vì sản phẩm cá tra và basa Việt Nam đang bị cạnh tranh hết sức dữ dội. Nhất là ở thị
trường Mỹ, Nhật và EU vì đây là những thị trường nổi tiếng là “khó tính”.
3.4. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VỮNG MẠNH:
Xây dựng thương hiệu là một việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo uy tín cho sản
phẩm và giữ thế cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng thương hiệu cho cá tra, basa Việt
Nam với uy tín dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm, đáp ứng
yêu cầu nhập khẩu. Điều cần thiết là phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và
quản lý chất lượng trong các công đoạn sản xuất cá tra, basa.
Ngoài ra xây dựng thương hiệu phải bao gồm việc xây dựng tên gọi, nguồn gốc
xuất xứ hàng hóa cho cá ba sa và xây dựng tên gọi, chỉ dẫn địa lý cho cá tra.
Dành ưu tiên cho việc quảng bá thương hiệu Pangasius (cá tra), vì sản phẩm này
đang chiếm ưu thế tại các thị trường; nhưng từng bước phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, phát
triển thị trường cho cá ba sa.
3.5. CHÍNH SÁCH GẮNG KẾT CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ
TRA VÀ BASA VỚI NGƯỜI NUÔI CÁ:
Cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu hết khủng hoảng thừa đến
khủng hoảng thiếu. Tình trạng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm nay, mấu chốt
của vấn đề là mối liên kết giữa người nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi với doanh nghiệp
chế biến, năng lực chế biến chua chặt chẽ. Thời gian qua, việc liên kết giữa người nuôi và
doanh nghiệp chế biến có nhưng còn lỏng lẻo, hình thức. Hơn bao giờ hết, để bảo đảm
Trang 19


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

con cá tra phát triển nhanh và bền vững, thì người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu cần "liên kết" bằng các hợp đồng kinh tế chặt chẽ trên cơ sở pháp lý, ràng buộc trách
nhiệm đôi bên, bảo đảm người nuôi luôn bán được sản phẩm, doanh nghiệp không còn
đối diện với nỗi lo thiếu cá nguyên liệu. Ðiều này đòi hỏi các cấp quản lý, doanh nghiệp
giải bài toán hợp đồng trách nhiệm. Tình trạng bất cập đó đã gây ảnh hưởng xấu cho xuất
khẩu, ngay lúc này, người nuôi cá cần những hợp đồng đầu tư ký kết thu mua cá nguyên
liệu và doanh nghiệp nhận về những cam kết về chất lượng nguyên liệu.
Thực tế đã có một số mô hình liên kết đem lại hiệu quả thiết thực, điển hình như mô hình
liên kết của Hợp tác xã Thới An (Ô Môn - Cần Thơ) với Công ty Hùng Vương theo
nguyên tắc: Nông dân lo con giống và nuôi cá, doanh nghiệp cung cấp thức ăn cho cá tận
ao nuôi và thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, mỗi kg cá thu hoạch nông dân được hưởng
2.500 đồng, ngay trong vụ đầu đã đem lại kết quả tốt, giữa lúc khó khăn với con cá tra thì
hợp tác xã vẫn thu lợi nhuận ổn định 1,5 tỷ đồng/1.000 tấn cá. Nuôi cá theo hợp đồng, cả
người nuôi và doanh nghiệp chế biến không phải đối diện với nỗi lo thừa thiếu, mô hình
hiệu quả này cần nhân rộng. Tại An Giang, từ năm 2005, Công ty Agifish chủ động thành
lập liên hợp sản xuất cá sạch APPU, các hộ nuôi cam kết cung cấp cho công ty cá "sạch"
thông qua hợp đồng, có 32 "đại gia" nuôi cá tham gia, đáp ứng 70% sản lượng cá nguyên
liệu chế biến xuất khẩu.
Mô hình liên kết 5 Nhà ( Nhà sản xuất giống – Nhà cung cấp thức ăn – Nhà cung
cấp thuốc thú y thủy sản – Nhà doanh nghiệp và ngư dân) của các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản ở ĐBSCL như Navico, Agifish, Afiex, Cataco với tên gọi "Liên hợp sản xuất cá
sạch" lần lượt ra đời là một mô hình hiệu quả và bền vững đáp ứng được yêu cầu cấp thiết
của thị trường về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tính cạnh tranh lành
mạnh. Các Liên hợp muốn phát triển bền vững đòi hỏi từng thành viên trong liên hợp phải
giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, để cùng tạo nên một
sản phẩm chất lượng hoàn toàn có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
3.6. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI NUÔI CÁ TRA VÀ BASA:
Cần sự liên kết giữa hộ nuôi cá, DN và ngân hàng, để phát triển mạnh mô hình
nuôi cá gắn kết với nhau để phát triển nuôi cá ngay từ “đầu vào” và đảm bảo “đầu ra” tạo
cơ sở cho ngân hàng mạnh tay đầu tư vốn. Thay vì trước đây cho nông dân vay vốn nuôi

Trang 20


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
cá, ngân hàng sẽ chuyển vốn cho doanh nghiệp vay để doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi cá
bằng cách cung ứng con giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi... theo hợp đồng bao tiêu
sản phẩm. Thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người nuôi cá có ký hợp đồng
bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, các bên mới có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau,
tránh tình trạng thua lỗ như trong đợt thừa cá vừa qua hoặc nuôi tự phát thiếu quy hoạch
cung vượt cầu, đã dẫn đến rớt giá.
Mặc dù hiện nay chưa có quy hoạch vùng nuôi cá hoàn chỉnh, nhưng vẫn có thể áp
dụng quy định về điều kiện nuôi do Bộ NN và PTNT ban hành, với điều kiện chính quyền
sở tại quyết liệt thực hiện quy định vận động nông dân chấp hành thì cơ sở vẫn có thể
ngăn chặn được tình trạng nuôi cá tự phát tràn lan gây thua thiệt. Mặt khác cần phải quy
định điều kiện thành lập các nhà máy chế biến tránh tình trạng có quá nhiều nhà máy phá
vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Mới đây VASEP đã
kiểm tra các điều kiện chế biến của một số nhà máy để công nhận đủ điều kiện chế biến
xuất khẩu. Tới đây VASEP sẽ điều hành xuất khẩu bằng cách phân công mỗi doanh
nghiệp giữ vai trò trưởng nhóm thị trường mà họ có thế mạnh. Trưởng nhóm có trách
nhiệm cung cấp thông tin chính xác về giá xuất khẩu để các doanh nghiệp tham khảo ký
hợp đồng, hạn chế tình trạng bán phá giá cá tra gây thiệt hại cho hộ nuôi cá. Mặt khác các
doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và ký hợp đồng với người nuôi trong vùng quy hoạch
đáp ứng điều kiện nuôi của Bộ NN-PTNT quy định, có như vậy người nuôi cá theo hợp
đồng sẽ được đảm bảo ổn định đầu ra và chắc chắn sẽ có lãi, doanh nghiệp có nguồn
nguyên liệu đáp ứng xuất khẩu và ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả.

Trang 21


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau hơn 10 năm phát triển, sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam đã vươn đến thị
trường 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng góp đến 32% kim ngạch xuất khẩu của toàn
ngành thủy sản
Trên thế giới chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong một thời gian ngắn mà được
nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc độ phát triển nhanh như sản phẩm cá tra
Việt Nam
Diện tích nuôi cá tra và basa ngày càng được mở rộng, sản lượng ngày càng được nâng
cao, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn… đã không không ngừng
kích thích người dân đổ xô vào nghề nuôi cá tra và basa. Điều đó đã giúp ngành nghề này

Trang 22


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam
ngày càng phát triển, góp phân không nhỏ vào sự phát triển chung cho nền kinh tế đất
nước.
Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại rằng, nghề nuôi cá tra và basa của Việt Nam
vẫn còn quá nhiều vướng mắc phải tháo gỡ, mà trước hết đó là việc nuôi cá thiếu tính toán
quy hoạch, tình trạng mất cân đối cung cầu vẫn thường xuyên xảy ra, người nuôi cá và
các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vẫn chưa thật sự gắng kết với nhau. Đây là những
nghịch lí xuất phát từ trong nước mà chúng ta cần phải giải quyết để đảm bảo tính bền
vững của nghề nuôi cá tra và basa. Bên cạnh những khó khăn xuất phá từ bên trong thì
còn phải kể đến những khó khăn từ ngoài nước ảnh hưởng đến việc nuôi cá tra và basa.
Mà ảnh hưởng lớn nhất là do sự khủng hoảng kinh tế thế giới liên tục nổ ra trong mấy
năm gần đây dã làm việc nuôi cá càng trở nên bấp bênh.
Từ những tình hình trên, chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục những
mặc yếu kém trong hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm con cá tra và basa.
Phải xác định cá tra, ba sa là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên thị

trường quốc tế. Pát huy tối đa lợi thế này để mang lại lợi nhuận cao nhất cho tất cả các
khâu trong chuỗi sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần nêu rõ quy hoạch vùng
nuôi, diện tích nuôi bao nhiêu là vừa, nơi sản xuất con giống, thức ăn thủy sản, chế biến
sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm; hướng ngành sản xuất tiêu thụ cá tra theo quy mô
sản xuất công nghiệp, là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của đất nước. Có định hướng quy
hoạch, quy chế điều hành, quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển vùng nuôi bền
vững, xây dựng thương hiệu nâng cao uy tín sản phẩm cá tra, ba sa Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Ngoài ra, nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu khoa học- chủ yếu là
khâu sản xuất con giống, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đầu tư hạ tầng thủy
lợi cho vùng nuôi thủy sản. Dần dần nên đưa sản phẩm phi lê cá tra đông lạnh xuất khẩu
vào quản lý theo cơ chế thị trường tập trung.
Có như vậy, sản phẩm con cá tra và basa mới thực sự bền vững và từng bước đưa
nó trở thành mặt hang xuất khẩu chủ lực ủa Việt Nam.

Trang 23


Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khương Ninh (2008), Kinh tế vi mô, NXB Giáo Dục, TP Cần Thơ.
2. Nguyễn Hữu Tâm (2008), Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, Trường
Đại Học Cần Thơ Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
3. Báo cáo xuất khẩu cá tra basa Việt Nam (2008)
4. Nguyễn Xuân Thành (2003), Cuộc chiến Catfish:Xuất khẩu cá tra và cá basa của
Việt Nam sang thị trường Mỹ
5. Trang web Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn

Trang 24



Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra và cá basa ở Việt Nam

Trang 25


×