Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HIỆU QUẢ CỦA CHÍCH HISTOACRYL TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ DÃN TĨNH MẠCH TÂMPHÌNH VỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.49 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ CỦA CHÍCH HISTOACRYL TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT
TIÊU HÓA DO VỠ DÃN TĨNH MẠCH TÂM-PHÌNH VỊ
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phạm Hữu Tùng*, Trần Đình Trí*, Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Quốc Vĩnh*, Ngô Phương Minh Thuận*,
Trần Công Trực*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nội soi chích Histoacryl là môt kỹ thuật mới, ít xâm lấn trong điều trị xuất huyết
tiêu hóa (XHTH) do vỡ dãn tĩnh mạch tâm-phình vị (TMTPV). Chúng tôi hồi cứu để đánh giá hiệu quả và độ an
toàn của phương pháp này tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân và phương pháp: Tất cả bệnh nhân (BN) XHTH do vỡ dãn TMTPV có chỉ định chích
Histoacryl qua nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/2005-3/2009. Các BN được theo dõi sau 3 tháng.
Kết quả: Có 162 BN gồm 110 nam và 52 nữ. Tuổi trung bình: 55 tuổi (30-81). Thủ thuật chích Histoacryl
thành công là 162/162 trường hợp (TH) (100%). Cầm máu cấp cứu: 15/15 BN (100%). Tác dụng phụ và biến
chứng sau chích Histoacryl: sốt 19/162 TH (12%), đau thượng vị 56/162 TH (34,6%), nhiễm trùng huyết 4/162
TH (2,5%). Tỷ lệ xuất huyết tái phát: sau 1 tuần 2/162 TH (1,2%), sau 1 tháng 15/165 TH (9,3%), sau 3 tháng
12 TH (7,4%). Không có trường hợp nào tử vong. Tỷ lệ tiệt trừ búi dãn TM sau 3 tháng: 150/162 TH (92,6%).
Kết luận: Nội soi chích Histoacryl là kỹ thuật an toàn và hiệu quả, chúng tôi hy vọng trong tương lai kỹ
thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Từ khoá: histoacryl, xuất huyết tiêu hoá, vỡ dãn tĩnh mạch tâm phình vị.

ABSTRACTS
EFFICACY OF HISTOACRYL ENDOSCOPIC INJECTION IN MANAGEMENT OF GASTRIC
VARICEAL BLEEDING IN CHO RAY HOSPITAL
Pham Huu Tung, Tran Dinh Tri, Ho Dang Quy Dung, Tran Quoc Vinh, Ngo Phuong Minh Thuan,
Tran Cong Truc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 179 - 183
Background and study aims: Histoacryl endoscopic injection is a new less invasive treatment. We


retrospectively reviewed the efficacy and the safety of Histoacryl endoscopic injection in management of gastric
variceal bleeding in Cho Ray Hospital.
Patients and method: All selective patients with gastric variceal bleeding who underwent Histoacryl
endoscopic injection in Cho Ray hospital from 06-2005 to 03-2009 were included in the study. Patients were
followed up during three month after Histoacryl injection.
Results: Of 162 patients included 110 men and 52 women with median age of 55 (30-81) years. The
technical success rate was 100%. Haemostasis in emergency was 15/15 patients(100%). Complications: fever rate
was 12%; epigastric pain rate was 34,6%; septicemia rate was 2.5%; haemorrhage recurrent rate was 1.2% after
1 week, 9.3% after one month, 4% after three months Histoacryl injection. Disappearance of gastric varices after
Histoacryl injection within three months was 92.6%.
Conclusions: Histoacryl endoscopic injection is an effective and safe measure in the treatment of gastric
*Khoa Nội Soi, BV Chợ Rẫy
Địa chỉ liên hệ: BS Phạm Hữu Tùng

Nội Tổng Quát

ĐT: 0983121105

Email:

179


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010

variceal bleeding. We hope this technique should be widely used in Vietnam.
Keywords: histoacryl, gastric variceal bleeding, varice.


MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Dãn tĩnh mạch (TM), hậu quả của tăng áp
lực TM cửa, là một trong những biến chứng
nguy hiểm ở BN xơ gan. Mặc dù dãn TM có
thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đường tiêu hóa
nhưng vị trí thường gặp nhất là ở thực quản
(TQ), một phần không nhỏ là dãn TMTPV.
Dãn TMTPV có thể liên tục với dãn TMTQ
hoặc đơn độc ở vùng phình vị. XHTH do vỡ
dãn TMTPV chiếm từ 10-15% các trường hợp
XHTH do vỡ dãn TM(2). Dãn TMTPV dù ít xuất
huyết hơn dãn TMTQ nhưng một khi xuất
huyết thường nặng nề hơn, tỉ lệ tái phát và tử
vong cao hơn(5,9,6,1).

Đối tượng

Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị
XHTH do vỡ dãn TMTQ như dùng thuốc, chích
xơ, thắt búi dãn TM qua nội soi, dùng sonde
Blackemore, tạo thông nối cửa-chủ trong gan
qua đường TM cảnh (TIPS) và phẫu thuật tạo
shunt… Trong khi đó, điều trị XHTH do vỡ dãn
TMTPV vẫn còn là một thách thức lớn(17,6). Các
phương pháp điều trị dành cho dãn TMTQ đã
nêu trên khi áp dụng vào điều trị dãn TMTPV
đều có một số hạn chế nhất định và vẫn chưa

phải là chọn lựa điều trị đầu tiên.
Năm 1984, Zimmerman, Ramond và cs. lần
đầu tiên đã đưa ra phương pháp tiêm chất keo
sinh học N-butyl-2-cyanoacrylate (Histoacryl)
qua nội soi để điều trị XHTH do vỡ dãn
TMTPV. Cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu chứng minh hiệu quả của phương pháp
điều trị này trong việc làm ngưng xuất huyết
tiến triển và làm giảm nguy cơ xuất huyết tái
phát từ búi TMTPV dãn. Ở Việt Nam, phương
pháp điều trị này vẫn chưa được áp dụng phổ
biến, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đánh giá hiệu quả và các tai biến- biến chứng
của phương pháp điều trị XHTH do vỡ dãn
TMTPV bằng cách tiêm keo sinh học
Histoacryl qua nội soi.

180

BN XHTH do vỡ dãn TMTPV có chỉ định
chích Histoacryl qua nội soi tại Bệnh viện Chợ
Rẫy từ 6/2005 đến 3/2009.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN XHTH do vỡ dãn TMTPV có hoặc
không kèm dãn TMTQ. * Tiêu chuẩn loại trừ:
Dãn TMTPV chưa XHTH, hoặc có XHTH
nhưng có một trong các yếu tố sau: vàng da
nặng (bilirubin toàn phần ≥ 10mg/dl), bệnh
não do gan, hội chứng gan-thận, ung thư gan

tiến triển (Okuda III), tăng urê huyết, tai biến
mạch máu não mới xảy ra, có phẫu thuật tạo
shunt trước đây, mang thai.

Thiết kế:
Nghiên cứu hồi cứu. Ghi nhận tỷ lệ thành
công của thủ thuật, tỷ lệ tai biến-biến chứng.
Đánh giá hiệu quả làm xẹp búi dãn TM sau 3
tháng.

Dụng cụ
Kim chích 6mm, máy nội soi dạ dày V-70,
Exera-160

Quy trình
* Chuẩn bị: Histoacryl 0,5ml: 3 ống, Lipiodol
5ml: 1 ống, Nước cất 100ml, Kim chích xơ 23G6mm, Kính bảo vệ: 2 cái
* Pha thuốc: Chuẩn bị 2-3 mũi tiêm pha sẵn
trước khi làm thủ thuật
0,5 ml Histoacryl + 0,8 ml Lipiodol
* Chuẩn bị máy soi: giống như nội soi dạ dày
* Kỹ thuật: Mũi 1: BN nằm nghiêng trái, an
thần nhẹ với Midazolam. Soi kiểm tra vị trí định
chích xơ (tâm vị, phình vị). Cho kim vào để định
vị tổn thương, đuổi hơi với nước cất sau khi
đuổi bằng Lipiodol. Nạp thuốc vào (0,5 ml).
Đâm kim vào trong mạch, bơm hết 1,3 ml
Histoacryl đã pha. Đuổi thuốc với 1 ml nước cất.

Chuyên Đề Nội Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010
Bơm 5ml nước cất để làm sạch kim. Thực hiện
tương tự cho mũi tiêm thứ 2, 3…
*Rút máy: Rút đầu mũi kim vào trong vỏ.
Rút kim ra ngoài. Hút hết hơi trong dạ dày sau
đó rút máy soi ra ngoài. Rửa máy như thường lệ

KẾT QUẢ
Đặc điểm BN nghiên cứu
Có 162 BN gồm 110 nam và 52 nữ. Tuổi
trung bình: 55 tuổi (30-81). Phần lớn BN dãn
TMTPV không kèm dãn TMTQ (98 BN:60,5%),
có kèm dãn TMTQ (63 BN: 38,9%), có kèm dãn
TM thân vị(1 BN: 0,6%). TM dãn dạng 1 polyp(8
BN: 5%), dạng nhiều polyp (130 BN:80%), dạng
nếp nhăn ngoằn ngoèo (24 BN: 15%). Có 15 BN
đang xuất huyết.

Kết quả
Thủ thuật chích Histoacryl thành công:
162/162 trường hợp (TH) (100%).
Cầm máu cấp cứu 15/15 BN (100%), trung
bình 2,5 mũi chích/ 1 BN (1-4 mũi chích).
Tai biến kỹ thuật: tắc kim 10 TH (6,2%).
Tác dụng phụ và biến chứng sau chích
Histoacryl: sốt 19/162 TH (12%), đau thượng vị
56/162 TH (34,6%), nhiễm trùng huyết 4/162 TH
(2,5%).

Tỷ lệ xuất huyết tái phát: sau 1 tuần 2/162
TH (1,2%), sau 1 tháng 15/165 TH (9,3%), sau 3
tháng 12 TH (7,4%).
Không có trường hợp nào tử vong.
Tỷ lệ tiệt trừ búi dãn TM sau 3 tháng:
150/162 TH (92,6%).

BÀN LUẬN
Hiệu quả cầm máu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 15 BN
nhập viện trong tình trạng đang xuất huyết. Số
BN này đã được tiến hành chích Histoacryl cấp
cứu và tỉ lệ cầm máu đạt được là 15/15 BN
(100%). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Gin-Ho Lo và cs. (87%)(11), và tương đương
với kết quả của những nghiên cứu được thực
hiện bởi F. Maluf-Filho(13) và Hiroaki Iwase

Nội Tổng Quát

Nghiên cứu Y học

(100%)(8), cũng như tương đương với ghi nhận
tổng quát của Trung tâm Y khoa Châu Á-Thái
Bình Dương(2). Như vậy, Histoacryl đã chứng tỏ
khả năng làm cầm máu lập tức rất hiệu quả.
Nhờ khả năng cầm máu cấp cứu này, những
trường hợp xuất huyết ồ ạt đe dọa tính mạng
nhanh chóng được can thiệp thì BN sẽ sớm ổn
định huyết động, rút ngắn thời gian nằm viện,

chi phí điều trị giảm đi và tiên lượng BN tốt hơn
rất nhiều.
Bảng 1. Hiệu quả cầm máu cấp cứu của Histoacryl
trong một số nghiên cứu
Nghiên cứu
Chúng tôi
Gin-Ho Lo và cộng sự (11)
F. Maluf-Filho và cộng sự (13)
Hiroaki Iwase và cộng sự (8)

Hiệu quả cầm máu
cấp cứu
15/15 (100%)
13/15 (87%)
10/10 (100%)
13/13 (100%)

Hiệu quả tiệt trừ búi TM dãn
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số BN đạt
được triệt tiêu búi TM dãn sau ba tháng theo dõi
là 150/162 TH (92,6%), Tỷ lệ xuất huyết tái phát
sau 1 tuần 2/162 TH (1,2%), sau 1 tháng 15/165
TH (9,3%), sau 3 tháng 12ca (7,4%). Như vậy, kết
quả trong nghiên cứu này gần tương đương với
kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Radha
K.Dhiman (2001) (3), và cao hơn so với kết quả
của Hiroaki Iwase (8), D’Imperio (1996) (4) cũng
như của Akahoshi (2002) (1), Yuk Tong Lee
(2000) (10).
Bảng 2. Tỉ lệ triệt tiêu búi TM dãn sau chích

Histoacryl trong một số nghiên cứu
n
Chúng tôi
Hiroaki Iwase(8)
Radha K.Dhiman (3)
D’Imperio(4)
Yuk Tong Lee(10)
Akahosh (1)

162
37
29
54
54
52

Tỉ lệ triệt tiêu búi TM
dãn
92,6%
57%
93,1%
87%
79,6%
84,6%

Bảng 3. Tỉ tệ xuất huyết tái phát sau chích
Histoacryl trong một số nghiên cứu
Chúng tôi
(n=162)
Kenji Ogawa(15)

(n=17)

Sau 7 ngày Sau 1 tháng Sau 3 tháng
2 (1,2%)
15 (9,3%)
12 (7,4%)
0 (0%)

0 (0%)

1 (5,9%))

181


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010

Nghiên cứu Y học

S. Mahadeva(12)
(n=23)
F. Maluf-Filho(13)
(n=18)
T. Akahoshi(1)
(n=50)

Sau 7 ngày Sau 1 tháng Sau 3 tháng
0 (0%)
7 (30%)
8 (35%)

2 (11,1%)
2 (4%)

2 (11,1%)

10 (20%)

Tác dụng phụ và biến chứng của chích
Histoacryl
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau chích
Histoacryl có 19 BN (12%) có triệu chứng sốt, 56
BN (34,6%) than phiền về cảm giác đau hoặc khó
chịu ở vùng thượng vị, 1 BN (0,6%) có triệu
chứng đau ngực kiểu màng phổi. Các triệu
chứng này chỉ thoáng qua và tự hết trong vòng
vài giờ mà không cần một xử trí chuyên biệt
nào. Biến chứng nhiễm trùng huyết xuất hiện ở
4 BN (2,5%), các BN này đều phân lập được vi

trùng qua xét nghiệm cấy máu, đáp ứng rất tốt
với điều trị kháng sinh theo kết quả kháng sinh
đồ và không có trường hợp nào tử vong. Biến
chứng này có lẽ liên quan đến vấn đề vô trùng
trong quá trình làm thủ thuật. Do đó, việc sử
dụng kháng sinh phòng ngừa là cần thiết khi
làm thủ thuật này.
Biến chứng nguy hiểm nhất của thủ thuật
chích Histoacryl là biến chứng thuyên tắc bao
gồm tắc mạch não, thuyên tắc phổi, nhồi máu
lách. Tuy nhiên,biến chứng này rất hiếm xảy ra.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào có biến chứng này. Biến chứng
này thường liên quan đến thể tích Histoacryl
được chích vào búi TM cũng như tỉ lệ hỗn hợp
Histoacryl: Lipiodol.

Bảng 4. Tác dụng phụ và biến chứng của chích Histoacryl trong các nghiên cứu
Nghiên cứu
Sốt
Đau thượng vị
Đau ngực kiểu màng phổi
Nhiễm trùng huyết
Thuyên tắc xa

Chúng tôi
(n=162)
19 (12%)
56 (34,6%)
1 (0,6%)
4 (2,5%)
0

Kenji Ogawa(15)
(n=17)

Hiroaki Iwase(8)
(n=37)

Yi-Hsiu Huang(7)
(n=90)


Radha K.
Dhiman(3) (n=29)

3 (17,6%)
0
0
0
0

4 (11%)
0
0
1 (2,7%)
0

0
30%
0
0
0

0
0
0
0
1 (3,4%)

Một vài nhận xét về kỹ thuật
Tắc kim

Histoacryl với khả năng polymer hóa nhanh
chóng rất lý tưởng trong việc gây thuyên tắc
mạch máu và cầm máu. Tuy nhiên, sự đông lại
quá nhanh này gây nên những khó khăn trong
kỹ thuật thực hiện. Vì ống nội soi quá dài làm
tăng nguy cơ polymer hóa ngay trong lòng ống.
Để Histoacryl không đặc lại quá nhanh, người ta
pha Histoacryl với Lipiodol. Tuy nhiên, cần nhớ
rằng nếu pha quá loãng sẽ kéo dài thời gian
polymer hóa và làm tăng nguy cơ thuyên tắc ở
các cơ quan (14,16). Tình trạng tắc kim xảy ra
trong nghiên cứu của chúng tôi là 10 trường hợp
(6,8%), Yi-Hsiu Huang thực hiện trên 90 BN có 5
lần bị tắc kim (5,5%) (7). Yếu tố kinh nghiệm khi
lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật này có lẽ là
nguyên nhân. Bên cạnh đó, kỹ năng của người
phụ tá cho bác sỹ cũng cần được chú trọng, vì
các thao tác của người này trong lúc thực hiện

182

như tốc độ bơm thuốc, bơm rửa kim bằng nước
kịp thời…góp phần không nhỏ vào việc hạn chế
những tai biến có thể xảy ra cho BN cũng như
hạn chế những tổn thất về dụng cụ.
Dính đầu kim vào búi TM dãn
Việc này xảy ra khi đầu kim bị sút khỏi
catheter hoặc khi người soi không rút kim ra kịp
thời sau khi tiêm Histoacryl vào búi TM dãn.
Khi keo đông đặc lại sẽ giữ đầu kim ở búi TM

dãn. Trong trường hợp này, nên bình tĩnh đợi
vài phút đến khi keo đông đặc hoàn toàn, khi đó
ta có thể dùng một kẹp sinh thiết để rút kim ra.
Chúng tôi không xảy ra tai biến này.
Dính keo vào máy soi
Chúng tôi không xảy ra tai biến này. Để
tránh việc này xảy ra, đầu ống soi cần được giữ
ở một khoảng cách an toàn với vị trí chích, và
không được hút ngay sau chích. Nếu Histoacryl
dính vào kính cần đưa ống soi ra và rửa ngay
với Ethanol(16).

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 1 * 2010

Nghiên cứu Y học

Bảng 5. Tai biến về kỹ thuật chích Histoacryl trong các nghiên cứu
Nghiên cứu của

Chúng tôi
(n=56)

Tắc kim
Dính đầu kim vào búi TM
Dính keo vào máy soi

10 (6,2%)

0
0

Kenji Ogawa (15) Hiroaki Iwase Yi-Hsiu Huang (1) Radha K. Dhiman(3)
(8)
(n=37)
(n=90)
(n=29)
(n=17)
0
0
5 (5,5%)
0
0
0
0
1 (3,4%)
0
0
1 (1,1%)
0

KẾT LUẬN
Với mục tiêu đánh giá hiệu quả, tai biến và
biến chứng của thủ thuật tiêm Histoacryl qua
nội soi trong điều trị XHTH do vỡ dãn TMTPV.
Qua nghiên cứu trên 162 BN, tỷ lệ thủ thuật
chích Histoacryl thành công: 162/162 TH (100%),
cầm máu cấp cứu 15/15 TH (100%).Tai biến kỹ
thuật: tắc kim 10 TH (6,2%). Tác dụng phụ và

biến chứng sau chích Histoacryl: sốt 19/162 TH
(12%), đau thượng vị 56/162 TH (34,6%), nhiễm
trùng huyết 4/162 TH (2,5%). Tỷ lệ tiệt trừ búi
dãn TM sau 3 tháng: 150/162 TH (92,6%). Không
có trường hợp nào tử vong. Trên cơ sở các
nghiên cứu đã công bố và qua một loạt trường
hợp dãn TMTPV được điều trị thành công,
chúng tôi xin giới thiệu một hướng điều trị mới
về dãn TMTPV, hy vọng trong tương lai kỹ
thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.
3.

4.

5.

Akahoshi T, Hashizume M (2002), “Long-term results of
endoscopic Histoacryl injection sclerotherapy for gastric
variceal bleeding: A ten year experience”, Surgery, 131, pp.
176-181.
Binmoeller KE(2003), “Cyanoacrylate treatment of gastric
varices”, California Pacific Medical Center.
Dhiman RK, Chawla Y (2000), “Endoscopic Sclerotherapy of
Gastric Variceal Bleeding with N-Butyl-2-Cyanoacrylate”, J
Clin Gastroenterol, 35, pp. 222-227.
D'Imperio N, Piemontese A, Baroncini D, Billi P, Borioni D,
Dal Monte PP, Borrello P (1996), “Evaluation of andiluted nbutyl-2-cyanoacrylate in the endoscopic treatment of upper
gastrointestinal tract varices”, Endoscopy, 28, pp.239-43.
Greenwald BD (2003), “N-2-butyl-cyanoacrylate for bleeding
gastric varices: A United States pilot study and cost analysis”,
The American journal of gastroenterology, 98, pp. 1982-1988.

Nội Tổng Quát

14.

15.

16.

17.

Hashizune M (2004), “Formation, hemodynamics, and new
management options for gastric varices”, Journal of
gastroenterology and hepatology, 19, pp. 165-167.
Huang YH, Yeh HZ(2000), “Endoscopic treatment of bleeding
gastric varices by n-butyl-2-cyanoacrylate (Histoacryl)
injectio: Long term efficacy and safety”, Gastrointestinal
endoscopy, 52, pp. 160-167.
Iwase H, Maeda O (2001), “Endoscopic ablation with
cyanoacrylate glue for isolated gastric variceal bleeding”,
Gastrointestinal endoscopy, 53, pp. 585-592.
Kiyosue H, Matsumoto S (2004), “Transportal Intravariceal
Sclerotherapy with N-Butyl-2-Cyanoacrylate for Gastric
Varices”, J Vasc Interv Radiol,15, pp. 505-509.
Lee YT, Chan FKL (2000), “EUS-guided injection of
cyanoacrylate for bleeding gastric varices”, Gastrointestinal
endoscopy, 52, pp. 168-174.
Lo GH, Lai KH, Cheng JS, Chen MH, Chiang HT (2001), “A
prospective, randomized trial of butyl cyanoacrylate injection
versus band ligation in the management of bleeding gastric
varices”, Hepatology, 33, pp. 1060-1064.
Mahadeva S (2003), “Cost-effectiveness of N-butyl-2cyanoacrylate (Histoacryl) glue injections versus transjugular
intrahepatic portosystemic shunt in the management of acute
gastric variceal bleeding”, The American journal of
gastroenterology, 98, pp. 2688-2693.
Maluf-Filho F, Sakai P (2001), “Endoscopic Sclerosis versus
Cyanoacrylate Endoscopic Injection for the First Episode of
Variceal: A prospective, controlled, and randomized study in
Child Pugh class C patients”, Endoscopy, 33, pp. 421-427.

Matsumoto A, Takimoto K (2004), “Limitations of
Cyanoacrylate Injection in the Treatment of Gastric Fundal
Varices”, Endoscopy, 36, pp. 925.
Ogawa K, Ishikawa S, Naritaka Y (1999), “Clinical evaluation
of endoscopic injection sclerotherapy using n-butyl-2cyanoacrylate for gastric variceal bleeding”, Journal of
gastroenterology and hepatology, 14, pp. 245-250.
Seewald S, Sriram P, Naga M (2002), “Cyanoacrylate Glue in
Gastric Variceal Bleeding”, Endoscopy, 34, pp. 926-932.
Sharara A, Rockey DC (2001), “Gastroesophageal variceas
hemorrhage”, N Engl J Med, 345, pp. 669-681.

183



×