Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất ngô của nông hộ tại xã buôn choah huyện krông nô, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.4 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ CỦA NÔNG HỘ
TẠI XÃ BUÔN CHOAH HUYỆN KRÔNG NÔ
TỈNH ĐẮK NÔNG

Sinh viên

: Chu Thị Vân

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoá học

: 2012- 2016

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ CỦA NÔNG HỘ
TẠI XÃ BUÔN CHOAH HUYỆN KRÔNG NÔ


TỈNH ĐẮK NÔNG

Sinh viên

: Chu Thị Vân

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn

: ThS. Y Trung Niê Kđăm


Đắk Lắk, tháng 6 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau ba tháng thực tập tại xã Buôn Choah em đã hoàn thành khóa luận về
“Đánh giá hiệu quả sản xuất ngô của nông hộ tại xã Buôn Choah, huyện
Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin chân thành gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy Y Trung Niê Kđăm đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực hiện.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế đã tận tình truyền
đạt kiến thức cho em. Đó là nền tảng, là cơ sở cho bài khóa luận này. Em xin
gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên đã hỗ trợ, tạo
điều kiện trong quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến Uỷ ban Nhân dân xã Buôn Choah,

huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện thuận tiện cho
công việc nghiên cứu, học tập, đi thực địa. Cảm ơn sự đóng góp
nhiệt tình của nhân dân trong xã Buôn Choah.
Cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên khích lệ, nâng đỡ tinh thần để
em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Chu Thị Vân

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Ký hiệu

Ý nghĩa

BVTV
CS
DTTS
DTBQ
ĐX
ĐVT
EU
GO
KTG
HQKT
HN
HT

HSSĐ
IC
KTG
LĐGĐ
NK
NN&PTNT
PB
UBND
FAO

Bảo vệ thực vật
Chăm sóc
Dân tộc thiểu số
Diện tích bình quân
Đông xuân
Đơn vị tính
Liên minh châu Âu
Tổng giá trị sản xuất
Không tham gia
Hiệu quả kinh tế
Hàng năm
Hè thu
Hệ số sử dụng đất
Chi phí trung gian
Không tham gia
Lao động gia đình
Nhân khẩu
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phân bón
Uỷ ban nhân dân

Tổ chức Lương thực và Nông

VT

nghiệp Liên Hiệp Quốc
Vật tư

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC BIỂU ĐỒ

7


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, trong những năm
gần đây sản lượng sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam không ngừng tăng lên
và đã trở thành nước xuất khẩu lương thực thực phẩm hàng đầu. Ở nước ta, cây ngô
được xác định là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan
trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo
trồng và hệ thống canh tác. Ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi
mà còn là cây trồng xoá đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn.
Bên cạnh việc sản xuất diễn ra thuận lợi việc sản xuất cũng gặp không ít những khó
khăn do đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp tuy nhiên đất đai cũng có giới hạn và ngày càng thoái hóa. Nguồn lực lao

động của nước ta được nhận xét là dồi dào nhưng trình độ lại chưa cao, tâm lý
tiểu nông còn in sâu vào tiềm thức làm cho năng suất lao động thấp. Một thực
trạng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là giá trị các yếu tố đầu vào thì cao mà
đầu ra lại thấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy mà để đầu tư cho
sản xuất đạt hiệu quả cao người nông dân không những cần đất đai, lao động là
chưa đủ mà còn nhiều yếu tố khác, họ cần vốn để mua máy móc trang bị, đầu tư
phân bón, giống cây trồng,…để không ngừng tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các vùng như đồng bằng sông Hồng hay vùng Đông Nam Bộ, điều kiện của
họ phù hợp để phát triển canh tác các cây hàng năm trong đó có cây Ngô, song đối
với vùng Tây Nguyên, đất đỏ Bazalt màu mỡ chỉ thích hợp với cây công nghiệp lâu
năm hơn. Tuy vậy, vẫn có những vùng đất có đủ điều kiện để canh tác tốt cây Ngô,
đem lại hiệu quả kinh tế cao trong vùng mà còn góp phần vào sản lượng xuất khẩu
của quốc gia. Từ lâu cây ngô đã gắn bó với người dân đặc biệt là đồng bào miền
núi. Đây là một trong ba loại cây lương thực quan trọng (lúa, ngô, sắn) đã giúp đồng
bào vùng cao vượt qua khó khăn để đứng vững và tồn tại giữa một vùng thiên nhiên
khắc nghiệt. Đắk Nông nằm trong khu vực Tây Nguyên nhưng nhìn chung đất đai
nơi đây không được tốt như những vùng đất khác, tuy vậy những người nông dân
8


vẫn sản xuất vì nhu cầu cuộc sống, nhờ kinh nghiệm, và cũng vì vậy có những vùng
đất phù hợp cho việc canh tác cây Ngô.
Xã Buôn Choah là một xã vùng sâu, vùng xa, nằm ở phía Đông Bắc thuộc
huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, tuy điều kiện giao thông đi lại không được
thuận tiện như các xã khác nhưng nơi đây lại có những thuận lợi trong phát triển
sản xuất cây hàng năm, trong đó có Ngô. Trong thời gian qua, sản lượng ngô của
xã không ngừng tăng lên, đáp ứng không chỉ trong gia đình cho việc chăn nuôi gia
súc gia cầm mà còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn ngô hàng hoá giúp nâng
cao đời sống kinh tế của các hộ nông dân trong xã. Những năm gần đây, các nông hộ

đã được triển khai các chương trình khuyến nông để góp phần tăng năng suất canh tác
cây Ngô từ đó nâng cao chất lượng Ngô và giá thành trên thị trường. Tuy nhiên sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng của xã Buôn Choah đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề khó khăn trong sản xuất như: Thiếu vốn, sản xuất nhỏ,
lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa thấp. Đến nay
chưa có nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về sản xuất ngô tại địa bàn, nhất là những
thuận lợi và khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngô trên địa bàn
từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương. Đó là
lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất ngô của nông hộ tại xã Buôn
Choah, huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk Nông”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
− Thực trạng sản xuất ngô của nông hộ trên địa bàn xã Buôn Choah.
− Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội sản xuất ngô của nông hộ trên địa bàn xã.
− Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong canh tác ngô trên địa bàn xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

9


PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về sản xuất ngô của nông hộ
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Khái niệm sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn lực vật chất
và tài chính trở thành của cải và dịch vụ.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa

việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm bền vững, hợp lý
(Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2004)
b) Khái niệm nông hộ
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về nông hộ, trong đó có khái
niệm của Giáo sư Frank Ellis (1988) được phát biểu như sau:
“Nông hộ là hộ nông dân có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ
yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng
hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia từng phần vào thị trường
với trình độ hoàn chỉnh không cao”.
Như vậy, hộ nông dân vừa là người tiêu dùng nông sản vừa là đơn vị kinh tế
đặc biệt. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
tự cung tự cấp hoàn toàn đến hộ sản xuất hàng hóa hoàn toàn, trình độ này quyết
định mối quan hệ giữa nông dân và thị trường. Ngoài ra họ cũng tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Kinh tế nông hộ có 6 đặc trưng cơ bản sau:
− Một là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng
− Hai là đơn vị kinh tế ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản
gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu và sinh vật. Bên cạnh đó cũng
có hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
− Ba là tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa
10


trên nguồn lực sản xuất và nhu cầu của gia đình.
− Bốn là kinh tế nông hộ từ tự cấp tự túc đến sản xuất hàng hóa, từ chỗ chỉ có
quan hệ với tự nhiên đến chỗ có quan hệ xã hội.
− Năm là nền tảng của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình với sự bền
vững vốn có.

− Sáu là lao động gia đình, với đất đai được sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ
gia đình, với tài sản và vốn sản xuất gia đình. Quan hệ huyết thống trong kinh tế
hộ không thay đổi về bản chất, không bị biến dạng ngay cả khi có áp dụng khoa
học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, gắn với thị trường để phát triển.
Như vậy, kinh tế nông hộ có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã
hội khác nhau. Do đó kinh tế nông hộ vẫn tồn tại và phát triển ngay trong các nước
tư bản phát triển mà không biến dạng thành doanh nghiệp tư bản và hình thức hợp
tác xã kiểu cũ ra đời trong hợp tác hóa, tập thể hóa lại không thể tồn tại.
2.1.1.2. Vai trò của sản xuất ngô
a) Khái niệm về ngô
− Ngô là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và
sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi
có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
− Sản lượng cây trồng là toàn bộ sản phẩm chính của một loại cây trồng thu được
trên toàn bộ diện tích gieo trồng của cây trồng đó trong một vụ hoặc trong cả năm.
+ Sản lượng ngô: Là sản lượng ngô hạt khô sạch đã thu hoạch trong năm.
+ Năng suất cây ngô là sản lượng chính (hạt ngô) thu được của cây ngô thu
được bình quân trên một diện tích gieo trồng trong một vụ.
b) Vai trò của sản xuất ngô
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Là cây
lương thực, giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp phần nuôi sống gần 1/3 dân
số trên toàn thế giới.
Ngô có nhiều công dụng, tất cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá
đều có thể sử dụng được để làm lương thực, thực phẩm cho người, thức ăn cho
gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rượu ngô, sản xuất ethanol để chế
biến xăng sinh học, thậm chí còn còn chế biến tạo ra một số vật dụng đồ dùng
như điện thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ phận của ngô có chưa một
số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh, làm chất đốt.
11



Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của ngô so với cây lấy hạt khác (%)
Hàm lượng
Lọai hạt
Ngô
Lúa mì
Lúa
Cao lương

Tinh bột Protein
92,2
63,8
62,4
71,7

Xenluloz

Lipit

10,6
16,8
7,9
12,7

a
4,3
2,0
2,2
3,2


2,0
2,0
9,9
1,5

Tro
1,4
1,8
5,7
1,6

Nước
12,5
13,6
11,9
9,9

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng của nước ta và thế
giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao có nơi ngô đã thay thế gạo trong bữa ăn hàng ngày
của người dân.
Sản xuất ngô không những có vai trò cung cấp lương thực cho con người mà
còn cung cấp nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và
công nghệ sinh học nhiều nước đang sử dụng ngô để chế biến ethanol - năng lượng
sạch của tương lai.
Ngoài ra ngô nếp, ngô ngọt còn dùng để ăn tươi hoặc cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến đồ hộp làm thực phẩm xuất khẩu.
Ngoài việc làm nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp
ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cần, tinh bột và dầu, glucoza,

…Tinh bột ngô sử dụng trong công nghiệp chế biến các loại đường trong công
nghiệp chế biến các loại kẹo.
Ngô còn góp phần vào việc tăng thu nhập và tích lũy của nền kinh tế quốc dân
thông qua cung cấp nông sản phẩm, thuế, xuất khẩu nông sản phẩm. Điều này đặc
biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, đi lên từ nông nghiệp như nước ta.
Phát triển sản xuất ngô sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho
ngành chăn nuôi, thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh và phát triển công
nghiệp chế biến thức ăn trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất
tập trung và thâm canh cao.

2.1.1.3. Đặc điểm của sản xuất ngô
Sản xuất ngô mang những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp.
− Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
12


− Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng
nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
− Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.
− Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
− Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính
chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức
tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
Từ những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất ngô nước ta có
những đặc điểm chính sau:
− Đặc điểm lao động trong sản xuất cây ngô cũng mang những đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp nói chung.
− Lao động nông nghiệp có tính thích ứng lớn, lao động nông nghiệp có

thể tham gia nhiều khâu, nhiều quá trình sản xuất khác nhau.
+ Được phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ, có điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, tập quán khác nhau.
+ Lao động nông thôn vẫn là lao động thủ công, năng suất và hiệu quả còn thấp.
+ Trình độ khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường
còn hạn chế.

− Sản xuất ngô vừa gắn liền với cây trồng vừa gắn liền với ruộng đất hoặc
với dung dịch. Trong sản xuất ngô con người tác động vào cây trồng để tạo ra
sản phẩm trồng trọt, đồng thời tác động vào ruộng đất để thông qua ruộng đất
(hoặc dung dịch) tác động lên cây trồng. Do đó trong sản xuất ngô chúng ta phải
có những biện pháp tác động vào cây trồng hợp lý để có thể tao ra được sản
lượng lớn và năng suất cao, giá thành sản phẩm cao để có thể tồn tại và phát
triển trong môi trường cạnh tranh sản xuất hàng hóa như hiện nay. Đồng thời
cũng phải có những biện pháp đầu tư cải tạo ruộng đất để nâng cao độ phì nhiêu
của đất, cũng như đầu tư mua sắm các công nghệ sạch đảm bảo sự phát triển bền
vững của các cơ sở sản xuất kinh doanh ngô.

− Sản xuất ngô mang tính thời vụ rất cao: Tính thời vụ là đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp nhưng trong sản xuất ngô tính thời vụ cao nhất thể hiện rõ nhất.
13


Nó được quy định bởi quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng và các điều
kiện tự nhiên, chủ yếu là các yếu tố về khí hậu và thời tiết. Vì vậy trong sản xuất
ngô phải có những biện pháp tích cực để giảm bớt tính thời vụ. Để giảm bớt tính
thời vụ cần được áp dụng các giống mới mang tính ưu việt hơn và ứng dụng công
nghệ cao. Xây dựng hệ thống luân canh hợp lý với nhiều công thức luân canh hiệu
quả, tăng cường trồng xen, trồng gối, tăng vụ.
− Sản xuất ngô gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế nông hộ và của vùng. Đồng thời nó cũng gắn liền và chịu
ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thủy lợi của cơ sở sản xuất kinh
doanh và của cả vùng. Để tiến hành sản xuất ngô hiệu quả, phải biết khai thác và
lợi dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi của vùng, của cơ sở nhằm đẩy mạnh
quá trình phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời có những biên
pháp hạn chế khắc phục do điều kiện tự nhiên, kinh tế đem lại. Đối với vùng đất
chật, núi đá vùng khí hậu khó khăn có thể áp dụng phương pháp sản xuất bằng
dung dịch không cần đất (trước hết là các loại cây rau thực phẩm).

2.1.2. Khái quát về hiệu quả sản xuất ngô của nông hộ
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sản xuất
a) Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng cho tất cả các hoạt động diễn ra trong đời sống,
nó ở dạng vật chất có thể cân đo đong đếm được, người ta lấy làm thước đo trong
công việc hoặc so sánh hoạt động này với hoạt động khác về hiệu quả mang lại.
b) Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao thì cũng có nghĩa là đạt được
hiệu quả sản xuất cao.
− Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình
sản xuất. Nó được xác định bằng việc so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra.
Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia hiệu quả kinh tế kỹ thuật, hiệu quả phân
phối và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.

14


+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá

đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chí
phí thêm vào đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả sản xuất được nâng cao thì người sản xuất càng thu được nhiều lợi
nhuận tức là đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong kết quả thu được, trước tiên người ta
phải khấu trừ đi chi phí bỏ ra, sản xuất càng hiệu quả thì phần dư đó càng lớn. Phần
dư là kết quả sản xuất chính của người sản xuất.
c) Phương pháp xác định hiệu quả sản xuất
Khi xác định hiệu quả sản xuất ta so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ
ra. Đối với đề tài này tôi xác định hiệu quả sản xuất ngô theo 2 phương pháp:
+ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả thu được
Chi phí bỏ ra
+ HQKT được xác định bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được
HQKT

=

kết quả đó: HQKT = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngô
a) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với mỗi loại đất đai thì lại phù
hợp với những cây trồng nhất định, chất lượng tỷ lệ thuận với năng suất và sản
lượng cây trồng. Đối với những vùng đất bằng, điều kiện tưới tiêu thì phù hợp với
trồng cây ngô, thậm chí có thể trồng được nhiều vụ, nhưng nếu đất đồi thì gặp nhiều
khó khăn hơn trong việc xác định trồng cây gì cho hợp đất. Đất xấu sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Điều kiện khí hậu: Với đặc điểm riêng của cây ngô, thời gian sinh trưởng có
thể không kéo dài nhưng chịu tác động rất lớn của yếu tố thời tiết, khí hậu. Nếu điều
kiện thuận lợi và phù hợp thì sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

15


Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của từng vùng khác nhau nên có sự khác biệt về điều
kiện ánh sáng, nguồn nước, giao thông, khu vực công nghiệp sẽ quyết định đến hiệu
quả sản xuất ngô.
b) Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
Giống cây trồng: Giống là khâu lựa chọn quan trọng hàng đầu trong quá trình
sản xuất, bước đầu tiên nhưng cũng có thể là bước quyết định cho chất lượng sản
xuất, một khi đã có giống tốt và các quá trình sau nếu diễn ra theo đúng trình tự thì
năng suất sẽ đem lại kết quả mong muốn. Những năm trở lại đây, bà con nông dân
đã áp dụng nhiều giống mới vào sản xuất và thể hiện được tính ưu việt của nó trong
thực tiễn sản xuất.
Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của các hộ: Đây là nhân tố quyết định trực
tiếp đến việc tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất của các hộ.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Gần đây hiệu quả từ việc áp dụng khoa học
kỹ thuật mang lại đã không còn xa lạ đối với người nông dân, là nhân tố góp phần
nâng cao năng suất và phát huy hiệu quả của giống cây trồng tốt nhất. Việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa làm giảm lượng lao động phục vụ sản xuất, vừa tiết
kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
c) Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
Thị trường, giá cả: Một trong những nguyên nhân làm thay đổi diện tích
gieo trồng của bà con nông dân là do thị trường. Người nông dân Việt Nam vẫn
theo “tâm lý đám đông”, giả sử vụ sản xuất Chanh dây này có giá cao, vậy là
người nông dân đổ xô trồng chanh dây, mùa sau do cung quá nhiều, giá thấp,
nên bà con phải chịu lỗ, tương tự đối với các mặt hàng khác. Giá cả là do cung

cầu trên thị trường quyết định, do thế mà kéo theo việc sản xuất của người dân
cũng theo biến động của thị trường.
Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cungcầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao
vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu
hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo
cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức
tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn lao động: Là một trong 3 nhân tố của nguồn lực sản xuất, vì thế nó
cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất, vì thế nó cũng có ảnh hưởng lớn đến việc sản
16


xuất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Do đặc điểm thời gian sinh trưởng
không dài và có tính mùa vụ sâu sắc, nên nhu cầu về công nhân cho sản xuất cũng
mang tính thời vụ theo. Bên cạnh đó,trình độ của người sản xuất cũng ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất. Họ sẽ nhanh chóng đúc rút kinh nghiệm và thành công trong
những vụ sau hoặc sẽ có phương an gieo trồng tối ưu, đạt hiệu quả cao hơn trên
cùng một đơn vị diện tích canh tác.
Cơ sở hạ tầng: Gồm giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, các hệ thống trên
mà đáp ứng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất của nông hộ.
Môi trường chính sách của Chính phủ: Bao gồm những chính sách liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nông dân trong quá trình sản xuất như: chính sách
đất đai, chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi, chính sách khuyến nông,.
2.1.2.3. Chủ trương, chính sách của chính phủ trong việc sản xuất ngô
+ Chính sách đất đai: Tháng 7/1993, luật đất đai của quốc hội được thông qua.
Đến ngày 1 tháng 7 năm 2004, Quốc hội chính thức ban hành luật đất đai. Là cơ sở
để đảm bảo quyền lợi và ý nghĩa của người nông dân với đất đai.
+ Chính sách khuyến nông: Nhằm bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường,
kỹ thuật và công nghệ sản xuất, hiểu biết về pháp luật, nhất là luật kinh tế, về phát
triển một nền nông nghiệp sạch, kết hợp sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Chính sách tín dụng: Nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho vụ sản xuất. Vì đặc
diểm sản xuất nông nghiệp không thể chờ như các ngành sản xuất khác, không thể
lịch bón phân hôm nay mà chờ cả tháng sau bón phân hay hôm nay phải tưới như
chưa có tiền mua dầu tưới thì để tuần sau tưới cũng được. Vì thế đáp ứng vốn kịp
thời sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ hơn.
Đến năm 2015, có hơn 120.000/418.000 ha lúa chuyển sang trồng ngô trên cả
nước, chiếm 28,8% tổng diện tích chuyển đổi.
Trong đó, các tỉnh phía Bắc chuyển đổi hơn 75.500 ha đất lúa sang trồng ngô,
với phương thức mở rộng diện tích vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng; tăng diện tích
ngô trên đất một vụ lúa ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; chuyển đổi đất
trồng lúa kém hiệu quả trong vụ Đông Xuân, vụ Mùa và Hè Thu . (Cổng thông tin
điện tử, 2014)
Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngô đạt hiệu quả cao, thực
hiện thủy lợi hóa, sinh học hóa, điện khí hóa trong sản xuất. Áp dụng các giống biến
đổi gen vào sản xuất, hiện nay 3 giống ngô trên mang tên NK66 BT (mang sự kiện
chuyển gen Bt11), NK66 GT (mang sự kiện chuyển gen GA21) và NK66 Bt/GT
17


(mang sự kiện chuyển gen Bt11 và GA21) đưa vào sản xuất đại trà ở Việt Nam, hứa
hẹn sự gia tăng rất lớn về năng suất và chất lượng so với các giống ngô thông
thường đang được canh tác (Khoahoc.tv, 2015).
Ðể nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển cây ngô gắn với chuyển đổi cây
trồng, từng bước giảm nhập khẩu mặt hàng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã phê duyệt Ðề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, trong đó đề ra kế hoạch chuyển đổi 150.000 ha đất trồng
lúa sang trồng ngô, phấn đấu từ nay đến năm 2015 tăng năng suất ngô lên 50
tạ/ha, đạt sản lượng sáu triệu tấn ngô hạt và đến năm 2020 đạt 1,44 triệu ha, sản
lượng ngô đạt 7,5 triệu tấn.


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất cây ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong 50 năm gần đây, ngô là cầy trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất
trong các cây lương thực chủ yếu.
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ đứng
thứ ba về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và sản
lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương
thực chủ yếu.
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh
vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin
học,v.v... vào công tác nghiên cứu và sản xuất. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên
tục tăng trong những năm gần đây.
Xem bảng 2.2 bên dưới đây có thể thấy là năng suất và sản lượng ngô của thế
giới trong nhưng năm gần đây có sự gia tăng khá lớn, cụ thể vào năm 2010 đạt 825
triệu tấn đến 2015 sản lượng là 987 triệu tấn, tăng 162 triệu tấn. Nguyên nhân là
nhu cầu về ngũ cốc của thế giới đang tăng mạnh ở một số nước lớn như: Mỹ, Trung
Quốc, Brazin, EU,..

Bảng 2.2: Sản xuất Ngô thế giới giai đoạn 2010 - 2015
Năm

Diện tích (triệu ha)

2010
2011

159
164


Sản lượng (triệu
tấn)
825
834
18

Năng suất (tấn/ha)
5,2
5,1


2012
2013
2014
2015

171
176
177
178

886
863
967
987

5,2
4,9
5,5
5,5


Nguồn: Số liệu thống kê của FAOST

Về diện tích trồng ngô trên thế giới tăng qua các năm, cụ thể:
− Năm 2010 diện tích ngô thế giới là 159 triệu ha đến năm 2015 tăng 19 triệu
ha, nhờ đó mà năng suất sản lượng ngô cũng tăng lên tương ứng.
− Một số nước trên thế giới sản xuất ngô có năng suất cao nhất phải kể đến Chi
Lê và New Zealand đạt 12 tấn/ha, đứng thứ hai là Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada là 9
tấn/ha, tiếp đó là Ai Cập đạt 8 tấn/ha. EU, Argentina và Đoài Loan đạt 7 tấn/ha.
− Ngô được sản xuất và tiêu thụ nhiều ở Mỹ chiếm 36% sản lượng của thế
giới, Trung Quốc tiêu thụ chiếm 22% và Brazil chiếm 7% chủ yếu làm thức ăn
gia súc và dùng trong công nghiệp. Mỹ và Brazil cũng là hai nước dẫn đầu về
xuất khẩu bắp trên thế giới, trong khi đó dẫn đầu trong các nước nhập khẩu là
Nhật, EU. Sản lượng thế giới tăng nên giá ngô trong năm 2013 giảm dần về cuối
năm, đầu năm 2015 giá bắp có xu hướng tăng nhẹ ở mức 1,07%, nhưng vẫn còn
ở mức thấp (Vũ Trung, 2014).
− Sản lượng ngô thế giới năm 2014 đạt 967 triệu tấn, giảm 4% so với năm
2013. Diện tích gieo trồng ngô của Hoa Kỳ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới,
trong năm 2014 thu hẹp. Năm 2015 cũng tăng về diện tích và sản lượng.
− Ngược lại, Trung Quốc là quốc gia sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, sản
lượng năm 2014 đạt con số kỷ lục 218 triệu tấn nhờ việc mở rộng diện tích gieo
trồng trước bối cảnh nhu cầu đối với các loại ngũ cốc chăn nuôi ngày càng tăng.
Năm 2015 lại giảm về sản lượng tuy nhiên nhu cầu sử dụng lại tăng đạt 220,2 triệu
tấn cao hơn 2014 là 7 triệu tấn.
− Tại EU, tình hình gieo trồng ngô giảm nhẹ, đặc biệt là tại Pháp, Ba Lan và
Rô-ma-ni-a. Tuy nhiên, năng suất được cải thiện, sản lượng ngô tại khu vực này đạt
66,8 triệu tấn, tăng 3,4% so với năm 2013. Năm 2015 giảm lượng nhập khẩu tăng
lượng xuất khẩu hơn một chút nên nhu cầu sử dụng giảm so với 2014.
Qua bảng 2.3 dưới đây thể hiện rõ mức sản lượng, nhập khẩu, xuất khẩu của
một số nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng ngô trong đời sống kinh tế.


19


Bảng 2.3: Sản lượng tiêu thụ ngô của một số quốc gia lớn trên thế giới
Quốc gia
2012/2013
Mỹ
2013/2014
2014/2015
2012/2013
Trung
2013/2014
Quốc
2014/2015
2012/2013
Brazil
2013/2014
2014/2015
2012/2013
EU
2013/2014
2014/2015
2012/2013
Ukraine 2013/2014
2014/2015
2012/2013
Nhật
2013/2014
2014/2015


Sản lượng
273,8
353,7
350,0
205,6
217,7
215,0
73,0
81,3
72,5
56,3
64,5
65,3
20,9
30,9
26,8
0
0
0

Nhập khẩu
4,1
0,9
0,6
2,7
5,0
5,0
0,8
0,6

0,8
11,4
12,5
9,0
0
0
0
14,4
15,3
15,4

Đvt: Triệu tấn
Xuất khẩu
18,5
43,0
42,0
0,1
0,2
0,2
24,3
24,9
19,0
2,1
2,4
2,5
12,6
20,0
18,0
0
0

0

Nguồn: Số liệu thống kê của FAOST

2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt
Nam sau lúa gạo. Tuy nhiên, tại Việt Nam cây ngô lại chỉ được trồng ở những
vùng đất mà những loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn không phát
triển được (như khu vực miền núi đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng) hay
những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới tiêu hoặc trồng xen canh với những
cây trồng giá trị cao khác (như đậu nành ở vùng cao hay lúa gạo ở vùng đất
thấp vào mùa hệ thống tưới tiêu không đủ để cung cấp). Do chỉ được trồng
trong những điều kiện không thuận lợi như vậy mà cây ngô của Việt Nam
thường không đạt được năng suất cao hoặc bị côn trùng và cỏ dại tấn công.
Ngô cùng một trong số loại cây trồng khác như khoai mì và gạo (gạo vỡ,
cám gạo) được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các sản phẩm từ ngô ở trong nước lại
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây. Vì thế,
các nhà chế biến ngô phải chịu áp lực lớn trong việc tăng sản lượng nhằm đáp
ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của thị trường. Tăng năng suất trung bình
20


bằng việc sử dụng các giống cây trồng năng suất cao được xem là phương án
phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của chính phủ trong việc tăng sản lượng ngô
đáp ứng nhu cầu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bảng 2.4: Sản lượng, năng suất ngô của Việt Nam
Diện tích thu hoạch
Sản lượng

Năng suất

Đơn vị
Nghìn ha
Nghìn tấn
Tấn/ha

2012
1.200
4.900
4,1

2013
1.179
5.188
4,4

2014
1.250
5.625
4,5

2015
1.300
5.980
4,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Ngành sản xuất ngô nước ta đứng thứ tư ở khu vực Ðông - Nam Á và xếp thứ

59 trong gần 170 nước trồng ngô trên thế giới, nhưng năng suất lại thấp, chỉ bằng
khoảng 80% năng suất trung bình của thế giới, giá thành sản xuất lại cao. Không chỉ
năm nay, mà thực tế đã rất nhiều năm qua, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn
nuôi vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngô hạt, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 10 tháng đầu năm 2015 lượng ngô nhập
khẩu của Việt Nam là 5,72 triệu tấn, giá trị nhập khẩu là 1,26 tỉ đô la Mỹ, tăng
gần 56% về khối lượng và gần 33% về giá trị so với cùng kỳ. Brazil và Argentina là
hai nhà cung cấp chính, lần lượt chiếm hơn 53% và gần 42%tổng giá trị nhập khẩu
ngô của Việt Nam, trong đó nguồn cung từ Argentina tăng đột biến gấp 10 lần so
với cùng kỳ năm 2014 về khối lượng và gần 9 lần về giá trị.(Tự Phong, 2015)
Nhưng các cơ quan quản lý chưa có một giải pháp cụ thể để hạn chế tình
trạng này, bằng chứng là nhiều địa phương vẫn chưa khai thác hết diện tích đất
có thể trồng ngô.

Bảng 2.5: Diện tích trồng ngô theo khu vực địa lý
Vùng
Toàn quốc
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và vùng núi phía Bắc
BTB và khu vực ven biển miền
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Đvt: Nghìn ha
2014
2015
1.177,5 1.181,9
88,7

88,9
514,7
519,1

2012
1.156,6
86,4
502,0

2013
1.172,5
88,3
505,8

121,4

205,6

207,9

209,5

246,9
79,3
39,7

252,4
80,1
40,3


248,2
80,0
38,0

246,5
80,4
37,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

21


Ở nước ta diện tích trồng ngô tăng dần đều qua các năm, năm 2015 cả nước đạt
1.181,9 nghìn ha, trong đó khu vực Trung du và vùng núi phía Bắc có diện tích trồng
ngô lớn nhất nước ta với diện tích năm 2014 là 519,1 nghìn ha, đứng thứ hai là khu
vực Tây Nguyên với diện tích là 246,5 nghìn ha, thứ ba là khu vực Bắc trung bộ và
khu vực ven biển miền Trung với diện tích là 209,5 nghìn ha. Diện tích thấp nhất là
khu vực Đồng bằng sông Cửa Long chỉ với diện tích 37,5 nghìn ha.
Báo cáo của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) cho biết năm 2015 cả nước chuyển đổi được khoảng 34.600ha trồng
lúa sang các cây hoa màu khác có hiệu quả cao hơn như ngô, rau, đậu phộng, dưa
hấu, khoai mì (sắn),…Vùng chuyển đổi nhiều nhất là các tỉnh miền Bắc với
16.000ha, tiếp đến là các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là 15.000ha
Giá ngô trong những năm qua của Việt Nam biến động khá lớn từ năm 2013 là
6.500 – 6.700 đồng/kg đến năm 2014 giảm 1.500 đồng/kg, năm 2015 giá ngô đã
tăng trở lại là 7.000 đồng/kg và đến 2016 người nông dân vẫn tiếp tục tăng diện tích
canh tác ngô trong nước để đáp ứng nhu cầu ngành chăn nuôi. Cục Chăn nuôi ước
tính mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 27 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy
sản các loại, trong đó có khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, con số 27 triệu tấn thức ăn chăn
nuôi, thủy sản sẽ không dừng lại đó mà sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Hiệp
hội dự báo, do nhu cầu ngày càng nhiều về thịt gia súc, gia cầm nên mỗi năm, thị
trường có nhu cầu cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại để đáp ứng nhu cầu.
Vì thế, sẽ tiếp tục có những doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này hoặc
doanh nghiệp trong ngành tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất ngô. Đi liền với đó
là Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu như ngô, đậu nành để đáp ứng nhu
cầu do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ.
Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa
phương cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tạo điều kiện cho nông
dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô; chủ động xây dựng
quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng sản xuất tập trung ngô hàng hóa lớn phục vụ
việc cơ giới hóa đồng bộ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng
suất, tăng giá thành ngô giúp người nông dân tối đa hóa lợi nhuận.

22


23


PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sản xuất ngô của nông hộ trên địa bàn xã Buôn Choah.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
− Không gian: Xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
− Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/3/2016 đến 10/6/2016.


3.2. Nội dung nghiên cứu
− Thực trạng sản xuất ngô trên địa bàn xã Buôn Choah (diện tích đất canh tác
ngô, chi phí đầu tư, năng suất và sản lượng ngô).
− Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất ngô trên địa bàn xã Buôn
Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
− Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất ngô trên địa bàn xã Buôn Choah.

3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Buôn Choah là một xã vùng sâu, vùng xa, nằm ở phía Đông Bắc thuộc
huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm huyện 24km, là 1 trong 12 đơn vị
cấp xã của huyện Krông Nô có diện tích tự nhiên 5.306,28 ha, ranh giới hành chính
giáp với các xã như:
+ Phía Đông giáp với xã EaNa của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
+ Phía Nam giáp với xã Đắk Drô của huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
+ Phía Tây giáp với xã Nam Đà của huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
+ Phía Bắc giáp với huyện Krông A Na, tỉnh Đắk Lắk.
3.3.1.2. Địa hình
Độ dốc trung bình cấp I, II, độ cao trung bình 400 – 450m so với mặt nước
biển, khu vực đất chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa phù hợp với
các loại cây hàng năm.
24


Địa hình của xã được chia làm phần: Phần thấp trũng tương đối bằng phẳng
chiếm 1/5 diện tích tự nhiên tiếp giáp với huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk ngăn cách
bởi con sông Krông Nô thuận tiện phát triển cây lương thực. Phần trên chiếm 4/5

diện tích tự nhiên thoải chủ yếu là đá bọt tiếp giáp với xã Nam Đà và xã Đắk Drô
huyện Krông Nô do công ty lâm nghiệp Đức Lập quản lý.
3.3.1.3. Đất đai
Buôn Choah là 1 trong 12 đơn vị cấp xã của huyện Krông Nô t ổng diện tích
tự nhiên là 5.306,28 ha.
− Trong đó đất nông nghiệp 1.070ha (chiếm 20,16%)
− Đất lâm nghiệp 3.800 ha (chiếm 71,61%)
− Đất nuôi trồng thủy sản 8,2 ha (chiếm 0.15%)
− Đất phi nông nghiệp 443,18 ha (chiếm 8,35%)
− Đất chưa sử dụng 4,9 ha (chiếm 0,09%)
∗ Các nhóm đất chính:
− Nhóm đất bãi cát, cồn đất
− Nhóm đất phù sa tập trung ở vùng trũng của xã chiếm tỷ lệ lớn.
− Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, tập trung phần lớn diện tích.
Ngành nghề chính chủ yếu ở xã là sản xuất nông nghiệp canh tác cây lúa
và cây ngô.
3.3.1.4. Khí hậu thời tiết
Khí hậu xã Buôn Choah mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu của Buôn Choah
thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày: Lúa, ngô, đậu đỗ và cây lâu năm như
cà phê, cao su, tiêu,v.v…
+ Lượng mưa bình quân hàng năm ở xã Buôn Choah khoảng 2.178 mm;
nhưng phân bố không đều và tập trung 90% vào các tháng mùa mưa. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 8 (388 mm) và thấp nhất là tháng 1 (7,2 mm).
+ Độ ẩm bình quân năm là 81% trong các tháng mùa mưa thường có ẩm độ
cao hơn các tháng mùa khô.
+ Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam và mùa khô là gió
Đông Bắc, tốc độ gió trung bình năm là 1,14 m/s.


Bảng 3.1: Nhiệt độ, khí hậu và lượng mưa trong năm trên địa bàn xã
Tháng

1

2

3

4

5

6
25

7

8

9

10

11

12



×