Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tham quan nhà máy AJINOMOTO mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.1 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THAM QUAN NHÀ MÁY
CÔNG TY AJINOMOTO BIÊN HÒA
Giảng viên hướng dẫn: X
Sinh viên thực hiện:

X

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2016


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế hòa nhập với xu
hướng phát triển chung của các nước trong khu vực và đã đạt được
những thành quả to lớn. Ngành công nghiệp thưc phẩm đóng vai
trò rất quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta. Ý thức được tầm
quan trọng và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này,
vừa qua nhà trường và bộ môn cùng các quý thầy cô đã tạo điều
kiện cho chúng em được tham quan Công ty Ajinomoto Biên Hòa
Với việc trải qua những chuyến tham quan thực tế đến các công
ty liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành, chúng em hi vọng sẽ đạt
được những cái nhìn sơ khởi về công việc, vai trò của một người kỹ
sư, hiểu được phần nào về các quy trinh được ứng dụng trong việc
sản xuất thực tế. Từ đó cũng cố thêm các kiến thức đã được học ở
trường, dần thích ứng với công việc tương lai mình sẽ làm.
Trong chuyến đi tìm hiểu hoạt động thực tế của Công ty


Ajinomoto chúng em đã có cơ hội trau dồi kiến thức các môn học
chuyên ngành cũng như bước đầu làm quen với môi trường công
nghiệp thực. Đến công ty chúng em đã được nghe các hướng dẫn
viên cung cấp các thông tin về công ty, các sản phẩm, quy trình
sản xuất, đóng gói sản phẩm và xủ lý nước thải. Có thể nói, đây là
một chuyến tham quan rất bổ ích.
Chuyến tham quan là một khoảng thời gian ngắn đối với môt
sinh viên để có thể nắm bắt tất cả các nội dung tổng hợp và
chuyên sâu. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của Công ty và các quý
thầy cô em đã thực hiện tốt nhiệm vụ của đợt thưc tập và hoàn
thành “Bài báo cáo tham quan nhà máy”.


NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1.
Lịch sử hình thành nhà máy và quá trình phát triển
1.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Ajinomoto

Tập đoàn Ajinomoto được thành lập từ năm 1909 tại Tokyo Nhật
Bản với sản phẩm gia vị umami đầu tiên trên thế giới mang thương
hiệu AJI-NO-MOTO. Với tôn chỉ “góp phần xây dựng cuộc sống tốt
đẹp hơn cho mọi người trên trái đất bằng cách đóng góp những
tiến bộ quan trọng trong các lĩnhvực. Thực phẩm và Sức khỏe và
bằng những hoạt động vì Sinh mệnh con người”. Tập đoàn
Ajinomoto đã và đang đóng góp cho sự phát triển của các nền kinh
tế bằng cách tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của người dân trên toàn thế giới.

Hình 1.1. Trụ sở chính Tập đoàn Ajinomoto ở Nhật Bản
Tập đoàn Ajinomoto hiện có 136 công ty con và 20 công ty
thành viên trên khắp thế giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là


Thực phẩm, Axit amin và Dược phẩm & Sức khỏe. Nhà máy sản
xuất của Tập đoàn có mặt tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Với mạng lưới phân phối rộng khắp và làm việc hiệu quả,
các sản phẩm của Tập đoàn được phân phối tới 130 quốc gia và
vùng lãnh thổtrên thế giới. Ajinomoto đã trở thành một tập đoàn
toàn cầu lớn mạnh với đội ngũ nhân viên 27.000 người.
1.1.2. Công ty Ajinomoto Việt Nam

Công ty Ajinomoto Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh
Đồng Nai được thành lập theo giấy phép đầu tư 165/CP do Ủy Ban
Nhà Nước hợp tác và đầu tư ban hành vào ngày 22/02/1991. Là
một công ty liên doanh giữa công ty AJINOMOTO Co.Inc – Nhật Bản
và công ty VIFON, là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
sản xuất mì ăn liền, bột canh và xuất nhập. Công ty Ajinomoto
Co.Inc – Nhật Bản là một tập đoàn lớn tại Nhật Bản, chuyên sản
xuất gia vị và thực phẩm chế biến, đây cũng là công ty tiên phong
và lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất bột ngọt.

Hình 1.2. Công ty Ajinomoto Việt Nam
Công ty Ajinomoto Việt Nam nằm trong khu công nghiệp Biên
Hòa I, được xây dựng từ năm 1963. Hiện nay khu công nghiệp Biên
Hòa 1 giữ vai trò quan trọng đối với khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam, nằm trong tam giác phát triển TP. Hồ Chí Minh-Đồng
Nai-Bà Rịa Vũng Tàu, có vị trí thuận lợi cả về đường hàng không,
đường sắt, đường bộ và đường thủy. Đồng thời đây cũng là khu vực

thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, lao động, dịch vụ.


Hiện nay công ty có hơn 1400 cán bộ công nhân viên làm việc
với diện tích khỏang 10ha. Công ty có vị trí khá thuận lợi đó là tiếp
giáp sông Đồng Nai. Đầu năm 2001 công ty có chủ trương xây
dựng cầu cảng với mục đích nhập nguyên liệu cho công ty.
1.1.3.

Quá trình phát triển và hoạt động xã hội

Quá trình đầu tư của công ty Ajinomoto VN chia làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn I: Đầu tư với vốn pháp định là 8.333.000USD, trong
đó bên VIFON đóng 40% tổng số vốn dưới hình thức quyền sử dụng
đất là 60% tổng số vốn còn lại là bên đối tác, dưới hình thức máy
móc thiết bị, công nghệ và tiền mặt. Sản phẩm của công ty là Bột
ngọt mang nhãn hiệu AJINOMOTO với công suất thiết kế ban đầu là
5.000 tấn/năm và chỉ thực hiện trên thị trường nội địa.
• Giai đoạn II: Được tiến hành vào năm 1996, với số vốn đầu tư
là 38.533.000USD, trong đó phía VIFON đóng góp 32% tổng số vốn
còn bên đối tác là 68%. Công ty nâng cấp trang thiết bị mới, công
suất được nâng lên 20.000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty còn cho ra
thị trường thêm sản phẩm mới đó là hạt nêm Aji_Ngon (Masaka),
Aji_Plus và phân bón lỏng Ami_Ami.
• Giai đoạn III: Tháng 04 năm 2004 công ty VIFON nhượng toàn
bộ cho tập đoàn AJICO – Nhật Bản chuyển thành công ty với 100%
vốn nước ngoài và đổi tên thành công ty Ajinomoto Việt Nam – là
một công ty con của tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản. Tổng số vốn
đầu tư là 50.000.000USD và công suất được nâng lên 45.000
tấn/năm và sản xuất thêm 2 sản phẩm mới là Giấm Lisa, sốt

Mayonaise và nâng cấp hạt nêm Aji_Ngon.
Trong quá trình sản xuất, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được
đặt lên hàng đầu. Hệ thống xử lý nước thải của công ty được lắp
đặt theo công nghệ và tiêu chuẩn của Nhật Bản. Bằng phương
pháp xử lý vi sinh và lắng lọc, nước thải của công ty đảm bảo đạt
các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của nhà nước. Công ty
Ajinomoto tự hào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu
tiên trong ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam đạt chứng chỉ
ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường. Công ty cũng đang áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000
nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ


sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng công
ty có đầy đủ các tổ chức đảng bộ (với 59 đảng viên), công đoàn,
đoàn thanh niên và lực lượng dân quân tự vệ (42 người). Lãnh đạo
công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức này hoạt động
theo đúng vai trò và chức năng của mình. Hàng tháng, công ty hỗ
trợ đảng bộ, công đoàn và đoàn thanh niên 7 triệu đồng làm kinh
phí để hoạt động. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức này đóng
góp rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển đường lối, chính
sách chung.
Tổng số CB-CNV Công ty hiện nay đã lên đến hơn 2.000 người.
Đời sống của CB-CNV công ty cũng ngày càng được nâng cao và
cải thiện. Hàng năm, công ty tổ chức “ngày hội gia đình
Ajinomoto” dành cho CB-CNV và người thân trong gia đình; mỗi
nhân viên đều được đi nghỉ mát 1 lần trong năm.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn quan

tâm đến các hoạt động đóng góp xã hội như xây dựng nhà tình
nghĩa, nhà tình thương, tổ chức đi thăm và tặng quà cho các trung
tâm nuôi dạy trẻ mồi côi, khuyết tật, hội người mù,… trong các dịp
lễ tết. Đặc biệt, trong năm 2004, công ty thành lập Quỹ học bổng
mang tên “Ajinomoto - cho em đến trường” trị giá 100 triệu đồng
mỗi năm dành cho học sinh nghèo hiếu học của tỉnh Đồng Nai. Bên
cạnh đó, công ty còn có quỹ học bổng dành cho sinh viên các
trường đại học các ngành công nghệ thực phẩm và sinh học tại
TP.HCM, hỗ trợ học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học các tỉnh.
Với những kết quả đã đạt được, Công ty Ajinomoto Việt Nam 5
năm liền nhận được bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng
Nai, vinh hạnh nhận được bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của
Chính phủ, Huân chương Lao Động hạng III do Chủ Tịch nước trao
tặng,…
Ngoài các hoạt động liên quan đến đầu tư, công ty còn cùng với
Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp tỉnh Đồng Nai tham gia hỗ trợ
Trường đào tạo dạy nghề số 2, đào tạo công nhân kỹ thuật cung
cấp nguồn nhân lực cho các công ty trong khu công nghiệp, góp
phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.
Theo đó, công ty hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, phối hợp đào


tạo và tổ chức tham quan nhà máy công ty cho các học viên trong
quá trình học tập.
Thời gian qua, công ty đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của
Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp tỉnh Đồng Nai trong nhiều lĩnh
vực. Với phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp”, những ý
kiến đóng góp của Ban Quản lý liên quan đến quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty luôn giúp ích cho công ty trong
việc định hướng và thực hiện các dự án đầu tư.

Ngược lại, công ty cũng luôn nỗ lực đưa ra những ý kiến đóng
góp về chính sách đầu tư, giúp Ban Quản lý tập hợp các ý kiến của
các công ty trong các khu công nghiệp, phản ảnh lên các cấp cao
hơn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn
và qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư, góp phần xây dựng và
phát triển nền kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai
nói riêng.
1.1.4. Văn hóa công ty và định hướng phát triển
1.1.4.1.
Văn hóa công ty

Công ty mang đậm văn hóa Việt-Nhật, do đó có nhiều tình cảm
trong mối quan hệ giữa người và người.
Triết lý kinh doanh là “Mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi
người thông qua những sản phẩm an toàn, chất lượng cao và ổn
định”
Logo và phương châm của công ty:

Hình 1.3. Logo của Ajinomoto
“Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọingười trên
trái đất bằng cách đóng góp những tiến bộ quan trọng trong các
lĩnh vực Thực phẩm và Sức khỏe và bằng những hoạt động vì Sinh
mệnh con người”


“Cam kết cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn,
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tạo ra những bữa ăn ngon cho
từng gia đình, góp phần mang đến cuộc sống hạnh phúc cho mọi
người cũng như góp phần phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt
Nam.”

1.1.4.2.

Định hướng phát triển

Hoạt động sản xuất:
• Đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm tăng công
suất sản xuất, nâng vốn đầu tư.
• Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm
truyền thống như bột ngọt, bột nêm.
Hoạt động kinh doanh:
• Tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản
phẩm của công ty.
• Không ngừng cải tiến hình thức đóng góp sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của người tiêu dùng.


Tăng cường chống hàng giả trong gian lận thương mại.

1.2.
Các sản phẩm chính và sản lượng nhà máy
1.2.1. Danh mục sản phẩm của nhà máy

Với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh
vực thực phẩm, Ajinomoto Biên Hòa đã đưa ra thị trường nhiều
dòng sản phẩm gia vị phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam,
giúp tạo ra những bữa ăn ngon góp phần mang đến niềm hạnh
phúc cho mọi người. Các sản phẩm thực phẩm của Công ty
Ajinomoto Việt Nam với những hương vị mới đã góp phần làm
phong phú thêm bữa ăn cho người tiêu dùng,đồng thời mang đến
sự tiện dụng, phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Ngoài ra, Ajinomoto Việt Nam cũng đã nhập khẩu một số sản
phẩm thực phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Công ty đã sản xuất thành công chế phẩm phân bón hữu cơ sinh
học Ami Ami chủ yếu gồm hai thành phần: hàm lượng nitơ tổng với
mức 4% và hàm lượng chất hữu cơ với mức 23%; trong phân


không có hoạt chất sinh học, hàm lượng các kim loại nặng và các
vi sinh vật gây hại như E.coli, Salmonella, coliform...
Bột ngọt: đây là sản phẩm chủ lực của công ty. Được chia
làm 2 loại:
- Ajinomoto thường: có mặt trên thị trường từ năm 1992 cho đến
nay.
- Ajinomoto Plus: dòng sản phẩm bột ngọt cao cấp xuất hiện từ
năm 1997, chủ yếu dành cho các nhà hàng, khách sạn. Điểm khác
biệt chính là độ tinh khiết của dòng này cao hơn gấp 3 lần so với
sản phẩm bột ngọt thường, nhưng giá cả thì chỉ mắc hơn 2 lần.
1.2.1.2.
Gia vị dạng lỏng:
1.2.1.1.

- Giấm gạo LISA (2004)
Giấm gạo LISA được ủ và lên men tự nhiên 100% từ gạo theo
quy trình kiểm soát chất lượng của Nhật Bản, đảm bảo an toàn và
tốt cho sức khỏe người sử dụng. Giấm gạo LISA với vị chua dịu nhẹ
và mùi thơm đặc trưng, rất thích hợp để chế biến nước chấm, trộn
gỏi, làm rau trộn hoặc chế biến đồ chua.
- Ajimayo (2005)
Xốt trứng gà tươi, được làm từ trứng gà tươi, dầu hạt cải và giấm
lên men tự nhiên, có vị chua béo hài hòa phù hợp với khẩu vị người

Việt, mang đến vị ngon tuyệt vời cho nhiều món ăn như rau trộn,
bánh mì, hải sản và thịt chiên (rán) hoặc nướng…
- Nước tương LISA (2008)
Nước tương đậu nành LISA được làm từ nguyên liệu đậu nành
chọn lọc bằng phương pháp lên men tự nhiên, đáp ứng các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho người
tiêu dung. Nước tương đậu nành LISA mang đến một hương vị tinh
tế, đậm đà cho món ăn. Nước tương đậu nành LISA đặc biệt thích
hợp dùng để làm nước chấm, làm gia vị ướp thức ăn hay nêm nếm
trong các món xào, kho …
1.2.1.3.

Hạt nêm Aji-ngon (2000)

Hạt nêm Aji-ngon được làm từ nước dùng của xương hầm và thịt
cùng với một lượng cân đối các gia vị khác như muối, đường,
mononatri glutamate,… làm tăng hương vị thơm ngon cho các


món ăn. Với tinh chất xương hầm và thịt, Hạt nêm Aji-ngon mang
đến hương thơm, vị ngon ngọt và đậm đà cho món ăn.
1.2.1.4.

Gia vị tiện dụng:

- Bột tẩm chiên giòn Aji Quick
Là sự kết hợp giữa gia vị nêm sẵn và bột chiên khô. Aji Quick
giúp các món chiên ngon hơn với vị hài hoà, hương thơm đặc trưng
và có độ giòn tự nhiên, không làm khô cứng mà vẫn giữ được vị
ngọt, dinh dưỡng của nguyên liệu.

Aji Quick, tiện lợi sử dụng vì không cần phải tẩm ướp nguyên liệu
hay pha bột với nước.
- Bột cà ri tiện dụng Aji Quick.
Bột cà ri tiện dụng Aji Quick là sự kết hợp giữa bột cà ri tự nhiên
và gia vị nêm sẵn. Aji Quick tiện dụng cho việc nấu nướng vì không
mất thời gian tẩm ướp cũng như nêm nếm và có thể áp dụng đa
dạng cho các món kho, xào, xốt … với hương vị cà ri mới.
1.2.1.5.

Café lon Birdy (2010)

Là sản phẩm của tập đoàn Calpis, một tập đoàn lớn của Nhật
chuyên sản xuất nước uống, phân phối thông qua hệ thống bán
hàng của Ajinomoto.
Là café đóng lon đầu tiên tại Việt Nam. Sản xuất theo công nghệ
tiên tiến tại Nhật Bản giúp giữ nguyên hương vị của những hạt
café Robusta
1.2.1.6.

Phân bón sinh học Ami-Ami

Phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI được sản xuất bằng công
nghệ lên men vi sinh hiện đại của Nhật Bản, hình thành từ qui trình
lên men sản xuất axít amin với nguyên liệu chính là rỉ đường và
tinh bột khoai mì. Sau khi ủ lên men rồi ly tâm, dịch lên men được
tách ra thành 2 phần: axít amin dùng để phục vụ cho sản xuất
thực phẩm và dược phẩm, axít glutamic để sản xuất bột ngọt và
phần khác là nước cái. Nước cái chứa rất nhiều đạm vi sinh và
thành phần khoáng vi lượng được trung hòa, sau khi được điều
chỉnh độ đạm, độ pH,… cho ra thành phẩm phân bón hữu cơ sinh

học AMI-AMI dạng lỏng.


1.2.2. Hình ảnh một số sản phẩm

Hình 1.4. Bảng danh mục sản phẩm của công ty AJINOMOTO
Biên Hòa
1.2.3. VỊ UMAMI- GIA VỊ CỦA CUỘC SỐNG.
1.2.3.1.
Sự phát hiện ra vị Umami

Khi nếm thức ăn, chúng ta cảm nhận được cảm giác ngon thông
qua việc sử dụng tất cả năm giác quan như khứu giác, thị giác và
xúc giác. Tất nhiên trong đó vị giác là giác quan quyết định. Những
yếu tố quan trọng của khả năng chấp nhận thực phẩm chính là các
vị: “ngọt”, “chua”, “mặn”, “đắng” và “umami” – được biết đến như
các vị cơ bản. Một vị cơ bản là một vị độc lập và không thể được
tạo thành ngay cả khi tổng hợp từ các vị khác. Trong các vị cơ bản,
umami được giáo sư Kikunae Ikeda khám phá vào năm 1 908. Ông
tập trung vào vị của kombu dashi (nước dùng nấu từ tảo bẹ), và
khám phá ra rằng thành phần của vị chính là glutamate. Ông đã
đặt tên cho vị này là “umami”.


1.2.3.2.

Glutamate- thành phần chính của vị Umami

Glutamate (chất tạo vị umami) là một thành phần chính của
protein thực phẩm (rau củ quả và thịt). Thêm vào đó, glutamate tự

do tồn tại tự nhiên trong phần lớn thực phẩm như thịt gia súc gia
cầm, hải sản và rau củ quả. Cà chua đặc biệt giàu glutamate, và
đây là một trong những lý do cà chua là loại quả được sử dụng
rộng rãi trên thế giới giúp mang lại vị umami cho rất nhiều món ăn
khác nhau.
Trong cơ thể chúng ta, gần 70% thể trọng là nước, 20% là
protein và khoảng 2% là glutamate. Glutamate có thể tìm thấy
trong cơ, não, thận, gan; một số cơ quan và mô khác.
Một người trung bình hấp thụ khoảng 10 – 20 gam glutamate
liên kết và 1 gam glutamate tự do từ thực phẩm mỗi ngày. Bên
cạnh đó, hàng ngày cơ thể người cũng tổng hợp khoảng 50 gam
glutamate tự do.
Trong số 20 axit amin tự do trong sữa mẹ, glutamate có hàm
lượng cao nhất. Nó chiếm tới hơn 50% tổng số axit amin tự do. Sự
có mặt của glutamate có thể ảnh hưởng tới sự chấp nhận vị đối với
trẻ nhỏ. Cụ thể, hàm lượng glutamate trong sữa mẹ cao gấp gần
10 lần lượng glutamate trong sữa bò.
1.2.3.3.

Các sản phẩm chứa nhiều vị Umami


Hình 1.5. Rau củ quả - phomat - sửa bò

Hình 1.6. Thịt gia súc gia cầm - Hải sản
1.2.4. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy

Các sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt, thông qua chứng
nhận ISO 9001:2008, tiêu chuẩn HACCP, toàn bộ quy trình sản
xuất được thông qua các khâu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

Tùy theo mỗi chủng loại sản phẩm riêng biệt cùa nhà máy mà có
từng chỉ tiêu cụ thể hơn theo TCVN về an toàn vệ sinh thực
phẩm,...
Đối với Sản phẩm bột ngọt Ajinomoto có độ tinh khiết của sản
phẩm trên 99%, có ngoại quan là hạt tinh thể không màu hoặc
màu trắng, tất cả các chỉ tiêu an toàn vệ sinh đều phù hợp với tiêu
chuẩn quốc gia. Kích cỡ hạt bột ngọt của công ty chúng tôi có thể
phân chia theo loại hạt lớn, loại hạt trung bình, loại hạt nhỏ với 6
loại quy cách, có nhiều cách thức đóng gói khác nhau phù hợp với
sự lựa chọn của khách hàng và người tiêu dùng.


CHƯƠNG II. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.1.
Quy trình sản xuất bột ngọt Ajonomoto
1.1.1. Sơ đồ quy trình

Quá trình sản xuất bột ngọt của công ty có thể được tóm tắt
theo quy trình sau:

Hình 2.1.Sơ đồ quy trình sản xuất bột ngọt Ajonomoto
1.1.2. Thuyết minh quy trình
1.1.2.1.
Nguyên liệu:


Nguồn nguyên liệu mà công ty Ajinomoto sử dụng để sản xuất
bột ngọt ở các nước không giống nhau. Việc chọn nguồn nguyên
liệu sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
- Nguồn nguyên liệu phải dồi dào, đảm bảo cung cấp cho quá

trình sản xuất
- Họ sẽ ưu tiên chọn nguồn nguyên liệu tính cạnh tranh về mặt
kinh tế (chi phí thấp), nhưng phải đảm một số yêu cầu về hàm
lượng để có thể trích ly được nhiều dung dịch rỉ đường nhất.
VD: ở Trung Quốc, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ
ngô (bắp). Còn ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan
hay Malaysia thì họ ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu là mía
đường hoặc khoai mì…
Riêng ở Việt Nam, họ sử dụng nguyên liệu cho quá trình sản
xuất từ hai nguồn chủ yếu sau:
- Thu mua mật rỉ đường từ các nhà máy sản xuất đường. Tuy
nhiên, họ sẽ tiến hành xử lí để tách lượng Ca trong mật rỉ đường
tạo thành dung dịch đường đơn giản, hóa chất thường được sử
dụng cho công đoạn này thường là H2SO4 đậm đặc
- Thu mua tinh bột (từ mía đường, khoai mì) . Sau đó, nguyên
liệu thô sẽ được tạo thành dung dịch đường đơn giản nhờ sự phân
cắt của các enzyme thủy phân.
Mật rĩ thu được ở giai đoạn này phải đạt được hơn 48% (lượng
đường) thì mới đạt chuẩn cho quá trình sản xuất. Quá trình kiểm
tra được tiến hành một cách nghiêm ngặt
Một điều đáng chú ý ở đây, về vị trí của công ty thì sự vận
chuyển nguồn nguyên liệu cũng được tính toán nhằm giảm chi phí
thấp nhất cho việc vận chuyển. Họ sẽ có hai hướng vận chuyển,
một là vận chuyển bằng đường thủy thông qua các ghe tàu, sà
lang, hai là vận chuyển bằng đường bộ
1.1.2.2.

Quá trình lên men:

Điểm khác biệt về chất lượng của các sản phẩm bột ngọt chính

là ở giai đoạn này. Đây là “bí mật công nghệ” của mỗi công ty bên
cạnh quy trình xử lí nước thải. Quá trình lên men dung dịch đường
rĩ được thực hiện một cách rất nghiêm ngặt. Việc sử dụng enzyme


(men) để thực hiện quá trình này cũng được bảo đảm sự an toàn vì
lợi ích của công ty. Các con men được mang về từ Hokaido (Nhật
Bản) trong 1 ống nghiệm nhỏ, được bảo quản trong điều kiện là
-85oC, các nhà máy sản xuất ở các quốc gia sẽ tiến hành nhân
bản, phục vụ cho công việc sản xuất trong suốt một năm. Mỗi công
ty thành viên sẽ có một phòng nghiên cứu chuyên trách về mảng
này. Một số thông tin về quy trình lên men cũng được hạn chế đến
mức tối thiểu.
Sau quá trình lên men, họ sẽ thu hồi được acid glutamic là 1
trong 20 loại acid amine quan trọng trong cở thể. Ngoài ra, sản
phẩm thu hồi còn có một số chất phụ của quá trình lên men. Các
sản phẩm này sẽ được tách riêng ra và họ sẽ tận dụng nguồn này
cho việc sản xuất phân bón Ami Ami cũng là 1 sản phẩm của công
ty.
1.1.2.3.

Trung hòa:

Acid glutamic sau khi được thu hồi sẽ đi vào giai đoạn trung hòa.
Hóa chất được sử dụng cho quá trình này là soda dưới dạng bột để
tạo thành công thức chính của bột ngọt là natri glutamate.
1.1.2.4.

Lọc màu:


Do chỉ số màu của sản phẩm lúc này rất cao do màu nâu đỏ của
mật rỉ đường, chính vì thế phải trải qua thêm công đoạn lọc màu.
Việc lọc màu sẽ được tiến hành nhờ lớp than hoạt tính (3 lớp) để
khử màu, tạo thành dung dịch bột ngọt trắng trong.
1.1.2.5.

Kết tinh:

Quá trình kết tinh được thực hiện trong bồn khuấy, cho mầm kết
tinh bột ngọt vào và tiến hành khuấy liên tục, sau đó tinh thể bột
ngọt sẽ được sàn lọc.
Tùy vào kích cở của bột ngọt, công ty sẽ phân loại riêng ra và
mỗi loại như vậy sẽ được bán với giá khác nhau, tùy vào mục đích
sử dụng của người tiêu dùng.
Thường bột ngọt khi sàn lọc có 5 kích cỡ khác nhau: quá bé, bé,
vừa, lớn, quá lớn. Đối với loại quá bé và quá lớn, sẽ tiến hành pha
loãng và kết tinh lại hoặc sẽ chuyển qua quy trình sản xuất bột
nêm Ajingon,… . Ba loại còn lại sẽ được bán ra thi trường cho người
tiêu dùng.


1.1.2.6.

Đóng gói:

Giai đoạn rất quan trọng được tiến hành rất nghiêm ngặt nhằm
đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm trước khi
đến tay người tiêu dùng.
Khu vực đóng gói sẽ được chia làm 3 vùng với chức năng riêng
nhằm kiểm soát chặt chẻ tính an toàn vệ sinh cho sản phẩm. Bên

cạnh đó, ngoài việc kiểm tra bằng cảm quan của sản phẩm, còn
trải qua các giai đoạn kiểm tra như dò kim loại, trọng lượng của
từng gói bột ngọt, QA, QC,… . Các nhân viên, công nhân trong khu
vực này trước khi vào công đoạn làm việc phải trải qua những
kiểm tra nghiêm ngặt về sức khỏe và vệ sinh.


1.2.
Các quy trình sản xuất khác trong nhà máy
1.2.1. Quy trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus


1.2.2. Quy trình sản xuất giấm tạo Lisa

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất giấm gạo Lisa


1.2.3.

Quy trình sản xuất Sốt Mayonnaise

Hình 2.4. Sơ đồ quy trình sản xuất Sốt Mayonnaise


1.2.4. Quy trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon



1.2.5. Quy trình sản xuất Ami_Ami

Hình 2.6. Sơ đồ quy trình sản xuất hạt nêm Ami_Ami


1.3.
1.3.1.

Vấn đề môi trường và an toàn lao đông tại nhà máy
Vấn đề môi trường tại nhà máy AJINOMOTO

Nhà máy hoạt động dựa trên phương châm " Ajinomoto Việt
Nam: Phát triển dựa trên môi trường bền vững".
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, một số doanh
nghiệp chỉ tập trung chạy theo lợi nhuận mà “quên” mất những
trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tín
hiệu đáng mừng là bên cạnh đó vẫn còn có nhiều doanh nghiệp đã
có tầm nhìn chiến lược trong việc đầu tư đúng đắn cho bảo vệ môi
trường. Ajinomoto Biên hoà là một doanh nghiệp điển hình trong
công tác bảo vệ và cải tiến môi trường.
Công ty Ajinomoto Việt Nam tọa lạc tại Khu Công nghiệp Biên
Hòa I, Đồng Nai, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một
khuôn viên trong lành; với cây cối xanh mát xen kẽ giữa những
nhà xưởng, máy móc hiện đại.
Dựa theo phương châm “Phát triển dựa trên môi trường bền
vững” được Tập đoàn Ajinomoto áp dụng tại tất cả các công ty
thành viên của mình trên toàn thế giới, Ajinomoto Việt Nam luôn
gắn kết các hoạt động của mình với xã hội và môi trường. Cụ thể,
hai định hướng mà Ajinomoto Việt Nam luôn hướng tới là B2S

(Business to Society) - Hoạt động kinh doanh hướng tới xã hội và
B2N (Business to Nature) - Hoạt động kinh doanh hướng tới môi
trường tự nhiên. Trong đó, định hướng hoạt động kinh doanh hướng
tới môi trường tự nhiên giúp hạn chế tối đa những tác động của
hoạt động kinh doanh đối với môi trường.
1.3.2.

Quy trình xử lí nước thải

Vì là công ty chuyên sản xuất thực phẩm, nên lượng chất thải là
một vấn đề cần phải được coi trọng. Chính vì thế, từ năm 1997,
công ty đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải nhằm đảm bảo cam kết
bảo vệ môi trường. Hệ thống xử lý nước thải của công công ty
được đầu tư khá hiện đại, và đạt chất lượng nước thải ra sông là A.
Đây cũng là một trong những chiến lược của cọng ty nhằm tạo ra
sự thân thiện và an tâm nơi người tiêu dùng.
Quy trình xử lý nước thải của công ty có thể được tóm tắt thông
qua sơ đồ dưới đây:
1. Đầu tiên, nước thải từ các phân xưởng sản xuất, từ khối văn
phòng sẽ được vận chuyển vào bồn chứa nước thải ban đầu, gồm
11 bể. 11 bể này sẽ chia làm 2 loại:


- Từ 1-4: bể chứa dung dịch đặc, chất thải ở dạng này sẽ được xử
lí nhỏ giọt nhằm hạn chế sự tạo muối
- Từ 5-11: bể chứa dung dịch lỏng
2. Sau đó, toàn bộ chất thải sẽ được đưa vào bồn ổn định, thêm
một số hóa chất như H2SO4 hay NAOH để trung hòa và tạo tủa
một số chất.
3. Xử lý vi sinh ban đầu và tiến hành lọc.

4. Chất thải sau khi được lọc sơ bộ sẽ được tiến hành xử lý vi
sinh thông qua các bể yếm khí và sục khí:
- Khử nitrate (YKI): do tính chất của nước thải của nhà máy chứa
nhiều N, nên cần phải tiến hành xử lí khử nitrate từ NO3 -  NO2- 
NH4+  N2O  N2
- Nitrate hóa (SKI, SKII, SKIII) : việc nitrate hóa này sẽ giúp cho
sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, bên cạnh đó,
do lượng NH4 được tạo ra trong bể YKI nhiều, mặc dù cần thiết cho
việc cung cấp dinh dưỡng tham gia vào quá trình khử nitrate, tuy
nhiên khi lượng này quá nhiều sẽ gây ra sự ức chế ngược. Chính vì
thế, cần phải tiến hành nitrate hóa lại một phần lượng NH4+ để
đảm bào sự hoạt động tốt của các vi sinh vật này.
5. Đến đây, toàn bộ lượng chất thải sẽ được hoàn lưu lại đến bể
YKII và thực hiện quy trình như YKI, sau đó đến bể SKI  SKII SKIII
SKIV. Ngoài việc thiết lập lại quá trình hoàn lưu như lần I, lượng
glucose sẽ được bổ sung ở giai đoạn này nhằm cung cấp dinh
dưỡng cho vi sinh vật.
6. Lượng chất thải sẽ được đưa vào bể chứa lớn. Tại đây, cặn
polymer sẽ được tách riêng ra và đưa đến máy ép bùn để tham gia
vào một quy trình khác tạo ra phân bón Ami Ami, lượng lỏng còn
lại sẽ tiếp tục được hoàn lưu lại thêm một lần nữa.
7. Sau khi được hoàn lưu, nước thải sẽ kết thúc quá trình xử lý vi
sinh sẽ chuyển sang giai đoạn xử lý hóa lý. Lượng chất thải sẽ theo
đường ống đến bể tẩy màu. Bể này sẽ được chia làm 3 bể nhỏ, quy
trình xử lý là liên tục lần lượt qua từng bể:
- Bể 1: Được cho thêm các hóa chất như H2SO4, alume, nhằm
đông tụ các chất vô cơ pH ở bể này thường thấp khoảng 4-5
- Bể 2: Thêm vào polymer, NaOH nhằm nâng pH lên trung tính,
tạo bông



- Bể 3: Thêm vào polymer và Chlorine nhằm khử trùng trước khi
được thải ra sông.
8. Sau khi qua bể tẩy màu, nước thải sẽ được chuyển đến buồng
lắng cuối. Tại đây, sẽ có các cánh khuấy, nhằm lọc ra các cặn
bông đưa đến máy ép bùn xử lý, tham gia vào quá trình tạo phân
bón Ami Ami. Đến đây, lượng nước về mặt cảm quan đã có màu
trong xanh. Tuy nhiên, trước khi chính thức ra sông, thì lượng nước
sẽ lại được kiểm tra tại thông qua các máy đo các chỉ số như DRC,
PU, COD bằng phương pháp Bùn hoạt tính. Nếu được đảm bảo, sẽ
được thải ra sông, nếu không sẽ có tín hiệu báo và các công nhân
trong hệ thống sẽ tiến hành sữa chữa hệ thống nhằm đảm bảo tính
an toàn của nước thải.

Hình 2.7. Quy trình xử lí nước thải
1.3.3.

An toàn lao động của nhà máy

Toàn bộ cán bộ và công nhân ở nhà máy được trang bị mũ, áo
bảo hộ, giày mũi sắt, bao tay đầy đủ theo quy định về bảo hộ .
Chế độ bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị được
thực hiện chặt chẽ theo quy định của nhà sản xuất.


×