Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.42 KB, 79 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ mới, Việt Nam hòa nhập vào ASEAN, AFTA, APEC, WTO đi
theo đó là thách thức của các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài đặc biệt là
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc đứng vững và thích nghi trong nền kinh tế
thị trường là một vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp
sẽ phải tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm và cung cấp dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường với mục tiêu lợi nhuận. Để làm được điều này
doanh nhiệp phải thực hiện được giá trị sản phầm, hàng hóa thông qua hoạt động tiêu
thụ. Nếu đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản
xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình về sự
biến động của thành phẩm, hàng hoá, quá trình tiêu thụ và xác định kết quả rất cần
thiết cho việc ra quyết định.
Là một doanh nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế của một
doanh nghiệp đồ uống hàng đầu Việt Nam - Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước
giải khát Hà Nội luôn nỗ lực hoàn thiện công tác kế toán nói chung và đặc biệt là kế
toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Ý thức được tầm quan trọng
vấn đề này, với sự hướng dẫn của cô Lê Thị Thanh Hương và sau thời gian tìm hiểu
thực trạng hoạt động cũng như bộ máy quản lý của Tổng công ty, tôi đã tiến hành đi
sâu nghiên cứu đề tài "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại
Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội".
Chuyên đề thực tập của tôi gồm các phần:
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà
Nội.
Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phầm và xác định kết quả tiêu thụ
tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.


Báo cáo chuyên đề



GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI
KHÁT HÀ NỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
1.1.1. Thông tin chung về Tổng công ty
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Tên giao dịch tiếng Anh: Ha Noi Alcohol Beverage Company
Tên viết tắt: HABECO
Trụ sở chính: 183 Đường Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: (043) 8453 843; (043) 8463 378
Fax: (84.4) 3847 1789
Logo:

Slogan của Tổng công ty: “Bí quyết duy nhất, truyền thống trăm năm”
Website:
Email:
Kiểu công ty: Cổ phần
Vốn điều lệ tại công ty tại thời điểm thành lập: 2,318 tỷ VNĐ
Số đăng ký kinh doanh: 113641 – DNNN. Số tài khoản: 1500 201 055 412 tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hà Nội).
Với bí quyết công nghệ duy nhất – truyền thống trăm năm, cùng với hệ thống
thiết bị hiện đại, đội ngũ CBCNV lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của
Tổng công ty đã nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong nước
cũng như quốc tế. Thương hiệu Bia Hà Nội ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ
nhiều thế hệ, là niềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào thương hiệu Việt.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu Nước giải khát Hà Nội

Tổng công ty được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2003 theo Quyết định số
75/2003/QĐ – BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) trên cơ
sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và các đơn vị thành viên; chính thức chuyển sang tổ
chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Quyết định số
36/2004/QĐ - BCN ngày 11/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tiền thân của

2

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Tổng công ty Habeco là Nhà máy Bia Hommel có quy mô 30 nhân công, do một
người Pháp tên là Hommel thành lập năm 1890 với mục đích phục vụ quân viễn chinh
Pháp. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân Pháp rút lui, tháo dỡ toàn bộ
máy móc để lại nhà máy bia Hommel ở trong tình trạng hoang phế. Năm 1957, nhà
máy bia Hommel được khôi phục theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ và
đổi tên thành Nhà máy bia Hà Nội. Sau một thời gian khôi phục, ngày 15/08/1958,
chai bia Hà Nội lần đầu tiên được đưa ra thị trường. Công suất ban đầu của nhà máy
chỉ khoảng 6 triệu lít/năm.
Với truyền thống trên 100 năm xây dựng và phát triển cho đến nay Tổng công
ty trải qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1 (1958 - 1981)
Hoạt động theo hình thức hoạch toán độc lập với mô hình nhà máy trực thuộc
Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản lượng bia tăng từ 3 triệu lít/năm (1958) lên tới 20 triệu
lít/năm (1981).


Giai đoạn 2 (1981 - 1989)
Hoạt động theo hình thức hoạch toán phụ thuộc với mô hình xí nghiệp liên
hiệp Rượu Bia Nước giải khát (I). Trong thời gian này, nhờ sự giúp đỡ của Cộng hòa
dân chủ Đức, nhà máy đã đầu tư xong bước 1 đưa công suất lên 40 triệu lít/năm.

Giai đoạn 3 (1989 - 1993)
Nhà máy hoạt động hạch toán độc lập theo mô hình Nhà máy. Trong giai đoạn
này, nhà máy hoàn thành bước 2 trong việc đầu tư mua một số máy móc thiết bị có
công suất và có giá trị lớn nhờ sự giúp đỡ của Cộng hòa liên bang Đức. Do đó, sản
lượng ngày càng được nâng cao.

Giai đoạn 4 (1993 - 2007)
Ngày 14/09/1993 nhà máy Bia Hà Nội được đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội
để phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bắt đầu
quá trình nâng công suất lên 50 triệu lít/năm.
Từ năm 2001 cho đến 2003, công ty Bia Hà Nội thuộc Tổng công ty Bia –
Rượu – Nước giải khát Việt Nam. Đến ngày 01/07/2003, thì Tổng công ty Bia – Rượu
– Nước giải khát Việt Nam chấm dứt hoạt động theo Quyết định số 102/2003/QĐBCN, do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải ký ngày 24/06/2003 và thành
lập riêng Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia –
Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (thực hiện Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày
28/01/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức lại Tổng công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Việt Nam thành hai Tổng công ty là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước
giải khát Sài Gòn và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội). Từ đó, Công
ty Bia Hà Nội chính thức trở thành Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.

3

Trang



Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Năm 2004, dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất
bia Hà Nội lên 100 triệu lít/năm đã hoàn tất và đưa vào sử dụng, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là việc
Tổng công ty ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn bia Carlberg vào năm 2007.

Giai đoạn 5 (2008 - hiện nay):
Năm 2008, theo Quyết định số 1863/QĐ-TTG ngày 28/12/2007 và Quyết định
số 575/QĐ-TTG ngày 16/06/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt phương
án và chuyển Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội thành Tổng Công ty
cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội như hiện nay.
Năm 2010, với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất
200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất
Đông nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco trở
thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam. Hiện tại, Tổng
công ty có 25 công ty thành viên với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm
gần đây bình quân là 20%. Doanh thu bình quân tăng mỗi năm 30%. Nộp ngân sách
cho nhà nước bình quân tăng hơn 20%. Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm 12%.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đến năm 2010- 2015, Tổng công
ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội sẽ được xây dựng thành một trong những Tổng
công ty vững mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất Bia, Rượu,
Nước giải khát, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước.
Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, Tổng công ty được
Chính Phủ và các cơ quan ban nghành khen tặng nhiều huân chương, cờ thi đua,… về

hoạt động kinh doanh và nhiều hoạt động khác:

Huân chương Lao động hạng Ba (1960 – 1962)

Huân chương Lao động hạng nhì (1960 – 1962)

Huân chương chiến công hạng Ba (1997)

Huân chương Lao động hạng Nhất (2000)

Huân chương Độc lập hạng Ba (2006)

V.v…
Ngoài ra, Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội còn đón
nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp cho các mặt công tác sản
xuất, kinh doanh, xã hội, quốc phòng, đời sống....
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động, qui trình sản xuất sản phẩm của Tổng công ty cổ
phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
1.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty:

4

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương



Chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các loại: bia, rượu, cồn, nước giải khát; vật tư,
nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến nghành bia, rượu, nước giải khát, các
loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại bao bì, nhãn
hiệu cho nghành bia, rượu, nước giải khát;

Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo,
xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên nghành bia, rượu, nước giải khát;

Kinh doanh bất động sản: trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, nhà ở
cho thuê;

Kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, dịch vụ ăn uống (không bao gồm kinh doanh
quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
1.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình sản xuất ở công ty được sản xuất theo quy trình phức tạp, được
chia làm 4 giai đoạn chính sau: Giai đoạn xử lý nguyên liệu, Giai đoạn nấu, Giai đoạn
lên men, Giai đoạn lọc và chiết bia. Qua sơ đồ ta thấy mỗi loại bia đều có quy trình sản
xuất riêng tạo nên đặc trưng của từng loại. Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản
xuất bia được áp dụng tại Tổng công ty

5

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương


Sơ đồ 1.1 - Quy trình sản xuất bia tại HABECO (Nguồn Phòng kỹ thuật)
Gạo

Malt

Làm sạch

Làm sạch

Xay

Ngâm

Hồ hóa

Xay

Lắng trong
ở t0 lạnh
Lên men

Khí sạch
Lọc bão
hòa CO2
Tăng áp
lực chứa

Dịch hóa
Đạm hóa


Men

Chai

Lon

Keg

Rửa chai

Rửa lon

Rửa

Chiết lon

Chiết

Đun sôi
Đường
Đường
Bã bia

Chiết chai

Lọc
Đóng nút

Ghép mí


Thanh trùng

Thanh trùng

Xuất

Hoa
Đun hoa
Đường
Bã bia

trungtrùng
Tách bã

Dán nhãn

Kiểm tra đầy

vơi
Lắng

Đóng két

Đóng hộp

Nhập kho

Nhập kho

Xuất


Xuất

Hạ nhiệt
Khí sạch
Men giống
Thu hồi

Lên men
sơ bộ

6
Lên men
Lên
chínhmen

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

1.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty cổ
phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Tổng công ty hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần
Trong Sơ đồ 1.2 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty mẹ thì:
Mối quan hệ tham mưu giúp việc
Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ kiểm tra giám sát

Hội đồng quản trị: Là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước
Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát do HĐQT lập ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT
phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, tính chính xác và trung thực
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, quyết định của Chủ
tịch HĐQT đối với các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
Ban Tổng giám đốc gồm có: Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc chịu trách
nhiệm tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo nguyên tắc tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của
Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch, Điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết
định của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
Bốn Phó Tổng giám đốc: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các
lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất, đầu tư, tài chính, pháp chế. Thay mặt Tổng giám đốc khi
Tổng giám đốc ủy quyền.
Các phòng ban:
 Văn phòng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực văn
phòng: công tác hành chính, tổng hợp; công tác quản trị; công tác thi đua khen thưởng;
công tác y tế; công tác an ninh và quân sự…

7

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

 Phòng Tổ chức - Lao động: Đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực tổ chứclao động: công tác tổ chức, cán bộ; quản lý lao động…

 Phòng Thị trường: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực
quảng cáo và mở rộng thị trường sản phẩm của Tổng công ty
 Phòng Kế hoạch - Đầu tư: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về
lĩnh vực lập kế hoạch kinh doanh và lĩnh vực đầu tư
 Phòng Tài chính kế toán: Đảm nhận chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh
vực tài chính - kế toán tại Công ty mẹ và giám sát phần vốn kinh doanh của công ty
mẹ tại các công ty con.
 Phòng Vật tư - Nguyên liệu: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về
lĩnh vực cung cấp vật tư, nguyên liệu, kho tàng, vận chuyển, đáp ứng yêu cầu kinh
doanh của Tổng công ty.
 Ban Quản lý dự án Mê Linh: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về
lĩnh vực quản lý dự án nhà máy bia Hà Nội tại Mê Linh .
 Phòng kỹ thuật: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực
quản lý kỹ thuật công nghệ, cơ điện trong Tổng công ty.
 Phòng quản lý chất lượng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về
lĩnh vực quản lý các hệ thống chất lượng và môi trường.
 Phòng Marketing: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về lĩnh vực
Marketing của Tổng công ty mẹ.
 Viện kĩ thuật Bia - Rượu - Nước giải khát : Là phòng chịu trách nhiệm quản lý
toàn bộ công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm mới trong Tổng công ty.

8

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương


9

Trang


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương
Sơ đồ 1.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty mẹ

( Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động )

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ
CHỨC
LAO
ĐỘNG

PHềNG
PHÒNG
MARK
MARK

ETING
ETING

PHÓ TGĐ

PHÓ TGĐ

PHÓ TGĐ

PHÓ TGĐ

KỸ THUẬT & SX

ĐẦU TƯ

TÀI CHÍNH

HCPC

VĂN
PHÒNG

PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG

NHÀ MÁY
BIA HÀ
NỘI – MÊ
LINH


PHÒNG
KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN


NGHIỆP
CHẾ BIẾN

PHÒNG
VẬT TƯ
NGUYÊN
LIỆU


NGHIỆP
THÀNH
PHẨM

BAN QL
DA MÊ
LINH


PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
QUẢN LÍ
CHẤT
LƯỢNG

VIỆN KỸ
THUẬT
BIARƯỢUNGK


NGHIỆP
CƠ ĐIỆN

Trang

10


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

1.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội
Bộ máy kế toán của Tổng công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra

toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn Tổng công ty giúp Tổng giám đốc tổ chức
công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm
tra các bộ phận của Tổng công ty thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, chế độ
hạch toán và chế độ quản lý tài chính. Bộ máy kế toán của Tổng công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế
toán được tập trung tại phòng tài chính - kế toán của Tổng công ty, ở các tổ, đội sản
xuất không tổ chức bộ phận kế toán mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ
thu thập, phân loại, kiểm tra các chứng từ, sau đó vào sổ chi tiết vật tư, lao động, máy
móc và tập hợp chứng từ gốc lên phòng kế toán.
Bộ máy kế toán của Tổng công ty bao gồm 12 người, gồm:
o
Kế toán trưởng: là người điều hành phòng kế toán với nhiệm vụ là phụ trách
chung toàn bộ các khâu trong công việc của phòng kế toán.
o
Phó phòng kế toán: là người giúp đỡ kế toán trưởng trong việc điều hành hoạt
động của phòng kế toán, đồng thời phụ trách công tác tiêu thụ, quảng cáo.
o
Các phần hành kế toán.

11


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Sơ đồ 1.3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại HABECO
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán


Thủ
quỹ

Kế
toán
vật tư

Kế toán
nợ phải
thu và
xác
định
KQKD

Kế
toán
tài sản
cố
định

Kế toán
tiền
lương,
BHXH

Kế
toán
thuế


Kế toán
đầu tư
tài
chính
và công
cụ dụng
cụ

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
giá
thành

Kế toán
theo dõi
cổ
đông,
cổ tức,
BCTC

1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội
Tổng công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/03/2006
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N tính theo năm

dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng
- Đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Gía
trị hàng tồn kho xuất, nhập được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Đơn vị tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

12


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ - BTC về việc ban hành chế độ kế toán
doanh nghiệp, Tổng công ty đã sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính
ban hành như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu,
phiếu chi....
Hệ thống tài khoản kế toán, Tài khoản kế toán của Tổng công ty được xây dựng
đúng với chế độ kế toán, áp dụng quyết định 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày
20/3/2006. Đồng thời dựa trên thực tế hoạt động, Tổng công ty còn mở một số các tài
khoản chi tiết.
Hệ thống bác cáo tài chính: Hệ thống BCTC của Tổng công ty bao gồm hệ
thống báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của Bộ Tài Chính. Ngoài những báo
cáo theo quy định của Bộ Tài Chính, Tổng công ty còn sử dụng hệ thống báo cáo quản
trị theo quy định của Tổng Công ty. Ví dụ : Báo cáo sản lượng tiêu thụ theo các tháng,
quý, năm, báo cáo doanh thu…
1.2.3. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại Tổng công ty cổ phần Bia
- Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay Tổng công ty đang sử

dụng máy vi tính trong kế toán với phần mềm kế toán Fast business. Đây là một phần
mềm khá thông dụng và có nhiều ưu điểm nên một mặt đã giảm bớt được khối lượng
công việc cho kế toán, mặt khác đảm bảo chế độ chính xác cao trong hạch toán của
Tổng công ty.
Chu trình sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán tại Tổng công ty được khái
quát như sau: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được xử lý theo từng chuyên môn và nhiệm
vụ của từng kế toán viên. Kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và căn
cứ vào các chứng từ nhập, xuất, chứng từ thanh toán, công nợ, phiếu thu, chi…để nhập
vào phần mềm kế toán. Các thông tin này sau khi nhập sẽ được máy tính tự động
chuyển vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết. Trên cơ sở đó, vào cuối kỳ, kế toán
thực hiện bút toán kết chuyển, lập báo cáo tài chính và có thể in ra các loại sổ ( sau khi
có sự kiểm tra, đối chiếu) như: nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản….
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, Tổng công ty áp dụng hình thức nhật
ký chung: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán nhập dữ liệu vào máy theo
chứng từ phù hợp sau đó máy sử lý tự động theo chương trình rồi in ra các sổ và báo
cáo theo qui định. Đây là hình thức sổ kế toán rất phù hợp với phần mềm kế toán máy
của Tổng công ty.

13


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Sơ đồ 1.4 - Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp chứng từ gốc)

Nhật ký chuyên dùng


* Ghi chú:

Sổ (thẻ) chi tiết

Nhật ký chung
Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối tài
khoản

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Tất cả các định khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu
trình sau:
Sơ đồ 1.5 - Quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy
Nghiệp vụ phát sinh

Xử lý nghiệp vụ
Nhập chứng từ
Máy thực hiện in các sổ sách liên quan:
Sổ nhật kí chung
Sổ cái, sổ chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính, thuế

In tài liệu và lưu giữ
Khoá sổ kết chuyển kỳ sau

14


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản
(xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán được xử lý tự
động trên máy: vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản, sổ tổng
hợp tài khoản, các bảng kê và các báo cáo kế toán.

15


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI
KHÁT HÀ NỘI
2.1. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán:

phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho,
hóa đơn GTGT,
hóa đơn bán hàng
, phiếu thu, phiếu
chi

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Phần
mềm kế
toán

- Sổ chi tiết: Sổ,thẻ KT chi tiết TK
155,157, 641,642, 632, 511..., sổ chi
tiết bán hàng theo khách hàng, sổ chi
tiết công nợ phải thu....
- Sổ nhật ký chung, Sổ cái các TK
liên quan (TK 155, 632,641,642,511,
911, 421...), sổ tổng hợp công nợ phải
thu....
- Báo cáo tài chính
( in báo cáo hàng
tháng, quý, năm)
- Báo cáo quản trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối kỳ:
Đối chiếu, kiểm tra:
Hàng này kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứng từ
có liên quan hoặc bảng tổng hơp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được
dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, tài khoản Có để nhập dữ liệu vào máy
tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Nếu muốn nhập dữ
liệu dựa vào phiếu xuất kho, kế toán vào phân hệ “Kế toán bán hàng và công nợ phải
thu” rồi vào “ Cập nhật số liệu ” và “ Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho” sau đó
dựa trên các thông tin được ghi trên chứng từ rồi điền đầy đủ những thông tin. Đến
cuối tháng, để tính được giá vốn của thành phẩm xuất bán, kế toán vào phân hệ “ Hàng
tồn kho” rồi vào " cập nhập số liệu " và “ tính giá trung bình”, điền đầy đủ các thông
tin, máy tính sẽ tự động tính ra giá vốn hàng bán đơn vị bình quân. Sau đó máy sẽ tự

16


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

động chuyển sang sổ chi tiết TK 632 và sổ cái TK632. Hàng ngày nhân viên bán hàng
viết phiếu nộp tiền cho thu ngân. Từ báo cáo kiểm tra và phiếu nộp tiền, thu ngân lập
bảng báo cáo doanh thu. Thu ngân nộp tiền, phiếu nộp tiền và báo cáo doanh thu cho
thủ quỹ. Thủ quỹ chuyển hết các chứng từ có liên quan cho kế toán tiền mặt, kế toán
tiền mặt lập phiếu thu tiền mặt. Sau đó, kế toán tiền mặt chuyển chứng từ cho kế toán
doanh thu tiến hành nhập số liệu vào máy.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp( sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Để xem sổ cái
TK632 – Giá vốn hàng bán, ta vào“ Kế toán tổng hợp”, Sau đó vào" Sổ kế toán theo
hình thức nhật ký chung” và vào “ Sổ chi tiết của một tài khoản”. Từ đó ta điền đầy đủ

thông tin cần thiết và có thể xem loại sổ nào muốn.
Cuối tháng hoặc cuối quý kế toán khai báo các bút toán kết chuyển. Từ “ Kế
toán tổng hợp” vào “ cập nhật số liệu” sau đó vào “ khai báo các bút toán kết chuyển
tự động. Sau ấn nhận máy tính sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển. Từ đây kế
toán có thể xem sổ cái TK911. Kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài
chính. Để xem kết quả hoạt động kinh doanh, từ " kế toán tổng hợp" ta vào “ Báo cáo
tài chính” sau đó vào “ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh”. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,
trung thực thoe thông tin đã được nhập trong kỳ. Nhân viên kế toán có thể kiểm tra đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các
thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng
hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyền và thực hiện các thủ tục
pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
2.2. Đặc điểm chung về thành phẩm
2.2.1. Các dòng sản phẩm
Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội hiện đang cho tiêu
thụ ra thị trường ba dòng sản phẩm chủ lực: bia chai, bia hơi, bia lon.
 Bia chai Hà Nội: là dòng sản phẩm chính của Tổng công ty trong những năm
gần đây. Hiện nay, Tổng công ty sản xuất và tiêu thụ ba loại bia chai:
 Bia chai có dung tích 450ml: chất lượng ổn định, hương vị đậm đà, giá
cả phải chăng, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
 Bia chai có dung tích 330ml: thiết kế nhỏ gọn, hương vị đậm đà, chất
lượng cao, được hướng vào phân khúc thị trường cao cấp.
 Bia chai mang nhãn hiệu Trúc Bạch: là sản phẩm mới đưa ra tiêu thụ của
Tổng công ty từ đầu năm 2010.
 Bia lon Hà Nội: dung tích 330ml, đóng lon nhôm, bảo quản chắc chắn, thời hạn
sử dụng lâu, vận chuyển được xa.
 Bia hơi Hà Nội: là sản phẩm truyền thống của Tổng công ty.

17



Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

2.2.2. Tính giá thành phẩm xuất kho

Hiện tại ở Tổng công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền tháng
để tính giá vốn thành phẩm xuất bán.
Đơn giá thành
phẩm xuất kho =
bình quân

Trị giá thực tế thành phẩm
+
tồn kho đầu kỳ
Số lượng thành phẩm tồn
+
đầu kỳ

Trị giá thực tế thành phẩm
nhập kho trong kỳ
Số lượng thành phẩm nhập
trong kỳ

X
Tri giá vốn thành = Số lượng thành
Đơn giá thành phẩm
phẩm xuất kho

phẩm xuất kho
xuất kho bình quân
Máy tự động làm trên cơ sở kế toán thủ công như sau:
- Trị giá thực tế thành phẩm tồn đầu tháng: Dựa vào giá thành thực tế thành
phẩm tồn kho cuối tháng trước (sổ chi tiết thành phẩm tháng trước)
- Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong tháng: Căn cứ vào số liệu kế toán
giá thành chuyển sang (kết quả bảng tính giá thành). Bộ phận kế toán chi phí và giá
thành sẽ căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất: chi phí nguyện vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ để tiến hành tập
hợp và tính ra giá thành sản xuất của từng loại thành phẩm hoàn thành. Giá thực tế
thành phẩm nhập kho chính là giá thành sản xuất thực tế.
- Số lượng thành phẩm xuất kho trong tháng: Căn cứ vào số liệu của dòng tổng
cộng cuối tháng tại bảng kê bán hàng.

Ví dụ: Tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm Bia Hà Nội trong tháng 12 năm 2011
tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội như sau (đơn vị 1000 đ):
Tồn kho thành phẩm đầu tháng tại Tổng công ty :
+ Bia lon là 97.680 hộp (1 hộp gồm 24 lon), thành tiền là 19.537.367.520 đồng
+ Bia chai 450 ml là 186.230 keg (1 keg gồm 20 chai), thành tiền 30.122.702.500 đồng
+ Bia chai 330 ml là 170.600 keg (1 keg gồm 24 chai), thành tiền 26.653.691.000 đồng
Nhập kho thành phẩm trong tháng
+ Bia lon là 147.560 hộp thành tiền 15.899.737.560 đồng
+ Bia chai 450 ml là 435.620 keg thành tiền 42.167.144.760đồng
+ Bia chai 330 ml là 305.670 keg thành tiền 26.926.775.970 đồng
Như vậy:
Đơn giá bia lon xuất kho là
(19.537.367.520+15.899.737.560) : (97.680+147.560) = 144.500 đồng
Đơn giá bia chai 450ml xuất kho là
(30.122.702.500+42.167.144.760) : (186.230+435.620) = 116.250 đồng
Đơn giá bia chai 330ml xuất kho là


18


Bỏo cỏo chuyờn

GVHD : Ths.Lờ Th Thanh Hng

(26.653.691.000+26.926.775.970) : (170.600+305.670) = 112.500 ng

*

Tuỳ từng mục đích xuất kho mà Tng công ty sử dụng
chứng từ xuất kho cho phù hợp.
- Trng hp 1: Xut kho gi bỏn i lý: c s dng khi Tng cụng ty
xut hng gi bỏn cho i lý. Khi cú yờu cu xut kho, k toỏn tin hnh lp phiu
xut kho gi bỏn i lý gm 3 liờn: Liờn 1: Phũng th trng lu, Liờn 2: n v nhn
lu, Liờn 3: Phũng k toỏn lu. Cn c vo s lng, n giỏ xut kho v cỏc thụng tin
liờn quan khỏc nhp s liu vo phn mm mỏy tớnh. n giỏ ghi trờn phiu l giỏ
vn thnh phm ch khụng nh n giỏ ghi trờn Húa n gia tr gia tng.
n v: Tng Cụng ty CP Bia - Ru - NGK H Ni
a ch: 183 Hong Hoa Thỏm - Ba ỡnh - H Ni
Mó s thu: 0101376672

Mu s: 04HL-3LL
(Ban hnh theo Q s15/2006/Q-BTC
ngy 20/03/2006 ca B trng BTC)
Ký hiu: AA/2011T
S: 260


PHIU XUT KHO HNG GI BN I Lí
Liờn 1: Lu
Ngy 10 thỏng 12 nm 2011
Cn c hp ng kinh t s:
Ngy..thỏngnm
ca Tng cụng ty c phn Bia - Ru - Nc gii khỏt H Ni vi (t chc, cỏ nhõn)
i lý Bia H Ni - Thỏi Quang Mó s thu: 0101686221
H tờn ngi vn chuyn: Trn Thỏi Huy
Hp ng s:
Phng tin vn chuyn: xe ti
Xut ti kho: Tng cụng ty c phn Bia - Ru - Nc gii khỏt H Ni

STT

Tờn nhón hiu,
quy cỏch, phm
cht vt t (sn
phm, hng húa)

01
02
03

Bia lon H Ni
Bia chai 450ml
Bia chai 330ml

Mó s

n v

tớnh

80041
hp
88042
keg
88043
keg
Tng cng

S
lng

n giỏ

Thnh tin

120.800
203.500
150.000

144.500
116.250
112.500

17.455.600.000
23.656.875.000
16.875.000.000
57.987.475.000


Ngy 10 thỏng 12 nm 2011
Ngi nhn hng
(ký, h tờn)

Ngi lp
(ký, h tờn)

Th kho xut
(ký, h tờn)

Ngi vn chuyn
(ký, h tờn)

Th trng n v
(ký, h tờn)

Biu 1: Phiu xut kho hng gi bỏn i lý s 260

19


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

- Trường hợp 2: Xuất kho tiêu thụ trực tiếp: Được sử dụng khi Tổng công ty
xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng đến trực tiếp mua. Khi có yêu cầu xuất kho,
kế toán cũng lập phiếu xuất kho gồm 3 liên như Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
đồng thời nhập số liệu vào phần mềm máy tính. Kế toán nhập số liệu vào máy theo chỉ
tiêu số lượng và đến cuối tháng sau khi tính được giá thành phẩm xuất kho, máy tính

sẽ tự động cập nhật chỉ tiêu giá trị.

Đơn vị: Tổng Công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội
Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Mã số thuế: 0101376672

Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số: 346

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 12 năm 2011
Nợ TK 632
Có TK 155
Họ tên người mua hàng: Cửa hàng Sơn Thủy
Địa chỉ: 34 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lý do xuất kho: Xuất bán
Xuất tại kho: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

STT

01
02
03

Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất
vật tư (sản phẩm,
hàng hóa)


Bia lon Hà Nội
Bia chai 450ml
Bia chai 330ml

Phụ trách bộ phận sử
dụng
(ký, họ tên)

Mã số

Đơn
vị tính

80041
hộp
88042 keg
88043 keg
Tổng cộng

Số lượng
Yêu
Thực
cầu
xuất

Đơn giá

Thành
tiền


12.7
12.7
40
40
20.500 20.500
51.200 51.200
Ngày 12 tháng 12 năm 2011

Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)

Người nhận
(ký, họ tên)

Thủ kho
(ký, họ tên)

Biểu 2: Phiếu xuất kho số 346
2.3. Kế toán doanh thu bán hàng
2.3.1. Đặc điểm của việc bán hàng
Phương thức bán hàng chủ yếu áp dụng tại Tổng công ty hiện nay chủ yếu là
phương thức giao hàng trực tiếp bằng cách bán buôn.
Hiện nay ở thị trường phía Bắc và Bắc Trung Bộ thị phần của bia Hà Nội là 70 - 80%.
các sản phẩm mới tung ra thị trường trong nước và nước ngoài đều được người tiêu

20


Báo cáo chuyên đề


GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

dùng tin yêu và đón nhận. Tổng công ty đã có 475 đại lý phân phối trên cả nước và
được sự chỉ đạo của Tổng công ty cùng 2 công ty thương mại: Habeco Tranding, công
ty TNHH MTV TM Habeco. Tổng công ty và 2 công ty con đã có những bước chuyển
biến rõ rệt so với khi Tổng công ty chịu trách nhiệm toàn bộ, đó là việc liên tục tổ
chức các chương trình khuyến mại, quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đưa các nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các thị trường như Thanh
Hóa, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, . . . có chính sách khuyến khích các đại lý tiêu
thụ bia với sản lượng lớn nên doanh thu tiêu thụ rất khả quan.
Trong năm 2007 - 2008 thì bia hơi qua Habeco Tranding nhưng đến năm 2009 thì
tất cả được phân phối qua 2 công ty con: Bia chai và bia lon do công ty THHH MTV
TM Habeco phân phối còn bia hơi và bia tươi do Habeco Tranding phân phối. Habeco
và 2 công ty con luôn phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng
chủ lực, tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường, duy trì việc bình ổn giá, nâng cao
chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì để
đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Năm 2009 đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong
công tác phát triển, mở rộng thị trường và khách hàng với việc ký kết nhiều hợp đồng
mới với nhiều khách hàng tăng tới 18.5% so với năm 2008. Những thị trường hiện có
lượng khách hàng mới nhiều nhất là: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc
ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An.
Sơ đồ 2.2 - Hệ thống phân phối của Habeco

Tổng
công ty
CP Bia Rượu NGK Hà
Nội

Habeco

Trading

Công ty
THHH MTV
TM Habeco

Đại

Đại

Người





tiêu

cấp

cấp

dùng

1

2

Các đại lý cấp 1 chịu sự quản lý trực tiếp của 2 công ty con và tổng công ty. Đại lý cấp
2 là các trung gian thương mại bao gồm: Nhà bán buôn, đại lý, người môi giới,


21


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

siêu thị, cửa hàng bách hóa. . . Các đại lý cấp 2 này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm và
khai thông thị trường, kết nối những người có nhu cầu với sản phẩm của Tổng công ty
hưởng chênh lệch trên kết quả bán hàng. Trong hệ thống 475 đại lý rải khắp 45 tỉnh
thành phố của hệ thống phân phối thì có 79 đại lý cấp 1 còn lại là đại lý cấp 2 (Biểu
2.1).
Bảng 2.1 - Các đại lý trong hệ thống tiêu thụ của Habeco
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23

Thị trường
Hà Nội
Hải Dương
Hải Phòng
Quảng Ninh
Bắc Giang
Hà Tây
Phù Thọ
Thái Nguyên
Tuyên Quang
Yên Bái
Nam Định
Ninh Bình
Thái Bình
Thanh Hoá
Nghệ An
Hoà Bình
Hà Giang
Lạng Sơn
Quảng Ngãi
Bình Định

Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận

Số
lượng
đại lý
170
22
24
1
11
31
20
8
5
4
11
9
6
13
28
6
3
3
1
1
1
1
1


TT
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45

Thị trường
Cao Bằng
Sơn La
Lào Cai
Hưng Yên

Bắc Ninh
Vĩnh Phúc
Bắc Kạn
Hà Nam
Điện Biên
TP. Hồ Chí Minh
Hà Tĩnh
Đà Nẵng
Quảng Bình
Quảng Trị
Huế
Quảng Nam
Vũng Tàu
Khánh Hoà
Kon Tum
Gia Lai
Đắc Nông
Lâm Đồng
Tổng

Số
lượng
đại lý
5
4
5
16
20
8
3

6
5
2
9
1
1
2
1
1
1
1
1
1
1
1
475

(Nguồn Phòng Thị trường)
Các đại lý cấp 2 do các đại lý cấp 1 lựa chọn và không được hưởng chiết khấu
như đại lý cấp 1 nên Habeco không kiểm soát được giá bán của đại lý cấp 2.

22


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

Phương thức thanh toán: Hiện nay, theo quy định của công ty là không có hình thức
bán chịu mà chỉ có hình thức trả chậm. Với hình thức trả chậm, thành phẩm giao cho

bên mua được xác định là đã tiêu thụ. Doanh thu bán hàng được tính theo giá bán tại
thời điểm thu tiền một lần nhưng khách hàng chỉ thanh toán một phần giá trị của thành
phẩm, phần còn lại trả dần trong thời gian sau và chịu một khoản lãi tương ứng với số
tiền trả sau đó. Hình thức này sẽ giúp Tổng công ty hạn chế về các khoản thu khó đòi
khi áp dụng hình thức bán chịu. Khi khách hàng thanh toán dù là trả ngay hay trả chậm
kế toán đều theo dõi trên TK131 – Phải thu khách hàng.
Vì sử dụng các trung gian bán hàng, Tổng công ty áp dụng nhiều hình thức
thanh toán khác nhau: bằng Séc, ngân phiếu, chuyển khoản, tiền mặt,… và sử dụng
chính sách bán trả tiền ngay từng ngày mua hàng. Trường hợp các đại lý mua hàng
trực tiếp từ Tổng công ty theo sản lượng được xác định trong hợp đồng đại lý thì thực
hiện thanh toán tiền trước khi nhận hàng, nhưng số lượng đại lý mua hàng theo hợp
đồng là không đáng kể. Tổng công ty cũng có một số linh động đối với các đại lý,
nhưng tối đa phải thanh toán hoàn toàn vào đợt hàng sau và số tiền hàng nợ không quá
30 triệu đồng. Các đại lý bán hàng theo giá của Tổng công ty sẽ được hưởng mức thù
lao theo số lượng hàng bán như sau:
Bia chai 450 ml : thù lao 3.000 đồng/keg.
Bia chai 330 ml: thù lao 2.500 đồng/keg.
Bia lon: thù lao 5.000 đồng/hộp
Các nhà bán buôn theo hợp đồng mua bán với sản lượng tiêu thụ không đáng kể
mua hàng trực tiếp từ Tổng công ty theo sản lượng đã được xác định trong hợp đồng
mua bán. Các nhà bán buôn thường là các cơ quan, đoàn thể, các hộ kinh doanh cá thể
nhỏ lẻ,…thực hiện mua đứt bán đoạn theo hợp đồng mua bán, không được hưởng hoa
hồng cũng như thù lao hỗ trợ như các đại lý.
2.3.2. Chứng từ, tài khoản, sổ sách sử dụng
 Chứng từ sử dụng : Hoá đơn giá trị gia tăng, tờ khai thuế GTGT, giấy báo có
của ngân hàng, phiếu thu, phiếu chi, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ
mua vào bán ra, các chứng từ khác có liên quan...
 Tài khoản sử dụng
TK 511: Doanh thu bán hàng
TK 5112 : Doanh thu bán thành phẩm và các tài khoản chi tiết trên TK 5112 :

TK 51121: Doanh thu bia lon
TK 51122: Doanh thu 450ml nhãn đỏ
TK 51123: Doanh thu bia chai 330ml
TK 51124: Doanh thu bia hơi Hà Nội
TK 51125: Doanh thu bia tươi
TK 51126: Doanh thu Bia Lager 450ml nhãn xanh
TK 51127: Doanh thu bia Trúc Bạch

23


Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

 Sổ sách sử dụng : Sổ chi tiết bán hàng, Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng, Sổ
cái tài khoản 511
2.3.3. Kế toán doanh thu bán hàng
- Tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi: Sau khi Tổng công ty lập phiếu xuất
kho thành phẩm giao cho đại lý để bán thì số thành phẩm đó vẫn thuộc quyền sở hữu
của Tổng công ty. Khi nhận được Bảng thanh toán hàng đại lý do đại lý chuyển sang
như mẫu sau:
Biểu 3:

Đơn vị: Đại lý Bia Hà Nội - Thái Quang
Bộ phận:

Mẫu số: 01 - BH
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)

(TRÍCH) BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI

Số: 193
I- Thanh, quyết toán số hàng đại lý từ ngày 10/12/2011 đến ngày 20/ 12/2011 như
sau:
Ngày 20 tháng 12 năm 2011

Số
T
T
1
2
3

Tên, quy
cách, phẩm
chất sản
phẩm( hàn
g hóa)
Bia lon Hà
Nội
Bia chai
450 ml
Bia chai
330 ml

Đơn
vị
tính


Số
lượng
tồn
đầu
kỳ

Số
lượng
nhận
trong
kỳ

Tổng
số

Hộp

15.200

120.800

Keg

22.500

Keg

22.500

4


Số hàng đã bán
trong kỳ

Số
lượng
tồn
cuối
kỳ

Số
lượng

Đơn
giá

Thành tiền

136.000

117.060

193.000

22.592.580.000

18.940

203.000


225.500

199.550

155.000

30.930.250.000

25.950

150.000

172.500

131.250

150.000

19.687.500.000

41.250

Cộng

73.210.330.000

II- Số tiền còn nợ của các kỳ trước:

24



Báo cáo chuyên đề

GVHD : Ths.Lê Thị Thanh Hương

III- Số tiền phải thanh toán đến kỳ này: 73.210.330.000
Thuế GTGT 10% : 7.321.033.000

IV- Số tiền được nhận lại:
+ Hoa hồng: 1.512.075.000
V- Số tiền thanh toán kỳ này:

VI- Số tiền nợ còn lại
Giám đốc đơn vị gửi
hàng đại lý
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng đơn vị gửi
hàng đại lý(ký gửi)
(Ký, họ tên)

Người lập bảng
thanh toán
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng đơn vị nhận
bán hàng đại lý
(Ký, họ tên)

Khi đó kế toán xem xét và lập hóa đơn giá trị gia tăng. Kế toán lập thành 3 liên:
Liên 1: Phòng thị trường lưu, Liên 2: Đơn vị nhận lưu, Liên 3: Phòng kế toán lưu. Căn
cứ vào các thông tin liên quan để nhập số liệu vào phần mềm máy tính.

Biểu 4: Hóa đơn GTGT số 0003892
Mẫu số: 01(GTGT-3LL)
Ký hiệu AE/2011T
Số: 0003892
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 1 ( Lưu)
Ngày 20 tháng 12 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội
Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Số điện thoại
Họ tên người mua hàng: Đại lý Bia Hà Nội - Thái Quang
Địa chỉ: Long Biên, Hà Nội
Hình thức thanh toán: Trả chậm

STT

Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất vật tư (sản
phẩm, hàng hóa)

Đơn vị
tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền


01
02
03

Bia lon Hà Nội
hộp
117.060
193.000
22.592.580.000
Bia chai 450ml
keg
199.550
155.000
30.930.250.000
Bia chai 330ml
keg
131.250
150.000
19.687.500.000
Cộng tiền hàng
73.210.330.000
Chiết khấu thương mại 2%
1.476.451.600
Tiền hàng sau chiết khấu
71.733.878.400
Thuế xuất thuế GTGT 10%
Tiền thuế GTGT
7.173.387.840
Tổng cộng tiền thanh toán:
78.907.266.240

Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi tám tỷ, chín trăm linh bảy triệu, hai trăm sáu mươi
sáu nghìn, hai trăm bốn mươi đồng chẵn.

25


×