Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chính sách BHXH tự nguyện và tổ chức triển khai thực hiện về BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.29 KB, 24 trang )

Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
PHẦN I................................................................................................................5
TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN. 5
I. Lý luận chung về BHXH tự nguyện.................................................................5
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH tự nguyện..............................................5
2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện..........................................................................5
3. Đối tượng tham gia..........................................................................................6
4. Phương thức đóng...........................................................................................6
5. Mức đóng.........................................................................................................7
6. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện...................10
7. Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.....................................................11
7.1. Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế...............................................11
7.2. Được điều chỉnh lương hưu.....................................................................12
7.3. Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu..............................................................12
7.4. Được trợ cấp BHXH 1 lần.......................................................................12
7.5. Chế độ mai táng phí.................................................................................13
7.6. Được trợ cấp tuất một lần........................................................................13
PHẦN II.............................................................................................................15
NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KON TUM.....................................................................................15
1. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum...............15
Bảng 1. Số người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng dân số trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015...............................................................15
2. Tình hình tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh...........16
Bảng 2. Số thu BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015....16
3. Tình hình tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách BHXH tự
nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum...................................................................18



Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 1


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Bảng 3. Số chi trả BHXH tự nguyện từ Quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.................................................................................................................18
PHẦN III...........................................................................................................20
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM..................20
1. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................20
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường triển khai BHXH tự nguyện tại Kon Tum
...........................................................................................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................23
Tài liệu tham khảo.............................................................................................24

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 2


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm coi trọng là 1 trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, trong đó có Bảo hiểm
xã hội tự nguyện. Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định trong Luật
Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2008. Đây là chính sách với nhiều nội dung và có tác động trực tiếp đến người
tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, chính
sách này nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia khi
không may gặp rủi ro tử tuất hoặc sức khỏe không thể tiếp lục lao động khi hết
tuổi lao động thì sẽ được quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo hưởng chế độ.
Có thể nói chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời và áp dụng thưc hiện
từ ngày 01/01/2007 là một chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự
do làm việc ở khu vực phi chính thức được tham gia và đem đến cơ hội hưởng chế
độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Kon Tum là một tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên - vùng được đánh giá có
tiềm năng phát triển nông nghiệp của cả nước, nhưng Kon Tum lại có tổng thu nhập
nông nghiệp bình quân thấp nhất vùng do gặp phải rất nhiều khó khăn (bao gồm cả
chủ quan và khách quan) như địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, dễ bị mất đất do xói
mòn, rửa trôi, đất có khả ngăng nông nghiệp chỉ bằng 10% của toàn vùng, hơn ¼
diện tích đất bị thoái hóa cần được cải tạo, nguy cơ thiếu nước đe dọa, công tác
nghiên cứu, đánh giá các giống cây trồng, vật nuôi bản địa chưa được tiến hành một
cách đầy đủ, sản xuất nông nghiệp vùng sâu, vùng xa còn quảng canh, du canh; tình
trạng bóc lột tài nguyên đất và trong lòng đất, rừng và động, thực vật rừng đã và
đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được,… Tuy nhiên,
nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của tỉnh, trong những năm
qua đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển, góp phần
giải quyết việc làm cho khoảng 72% lao động, đóng góp cho tổng thu ngân sách của
địa phương khoảng 45 %, giá trị xuất khẩu 70 - 75%; Đáp ứng cơ bản về lương
thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và cung cấp nguồn nguyên liệu

cho công nghiệp địa phương phát triển. Trên 66 % lực lượng lao động của tỉnh vẫn
thuộc khu vực nông thôn, đời sống thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng
vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, thực hiện BHXH cho mọi người được xem vừa là
mục tiêu vừa là giải pháp tích cực góp phần thực hiện công bằng xã hội trong hệ
thống các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cho mọi người dân, không phân biệt
thành phần kinh tế, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính...
đều được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Vì vậy
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 3


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

em chọn đề tài “Chính sách BHXH tự nguyện và tổ chức triển khai thực hiện về
BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Nội dung đề tài tiểu luận của em
gồm 3 vấn đề chính:
PHẦN I: Tính cấp thiết của chính sách BHXH tự nguyện
PHẦN II: Nội trung và triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện
trên địa bàn tỉnh Kon Tum
PHẦN III: Một số kiến nghị tăng cường công tác triển khai thực hiện
chính sách BHXH tự nguyện
Do trình độ nhận thức và lý luận thực tiễn của em còn nhiều hạn chế, nên bài
viết của em còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận
được sự góp ý từ phía các thầy (cô). Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Lê Bảo đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Kon Tum, ngày 18 tháng 6 năm 2016

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31


Trang 4


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

PHẦN I
TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
I. Lý luận chung về BHXH tự nguyện
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH tự nguyện
Tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã thông
qua Luật bảo hiểm xã hội đầu tiên của nước ta trong đó nêu rõ “Bảo hiểm xã hội
là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm
xã hội”. Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hai loại hình tham gia là bảo hiểm xã hội bắt
buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là loại hình bảo hiểm xã hội
mà người lao động có quyền tự quyết định tự nguyện tham gia hay không tham gia,
được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù họp với thu nhập của mình để
hưởng bảo hiểm xã hội. BHXH tự nguyện đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm
hoặc mất khả năng lao động bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập
trung do sự tự nguyện đóng góp một phần thu nhập của người lao động, nhằm đảm
bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ,gúp phần bảo đảm an
toàn xã hội.
Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện được thể hiện ngay trong mục tiêu của
nó. BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này được thể hiện thông

qua việc chi trả chế độ BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất khả lao động. Do có sự
chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHXH tự nguyện nên mặc dù chỉ đóng
một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho Quỹ BHXH tự nguyện, nhưng có thể
được bồi hoàn một khoản thu nhập đủ lớn để giúp họ trang trải rủi ro. Ở đây, Quỹ
BHXH tự nguyện đó thực hiện nguyên tắc "lấy của số đông, bù cho số ít" và BHXH
tự nguyện được hiểu như một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người
lao động khi thu nhập của họ bị giảm, bị mất. Trên góc độ vĩ mô, BHXH tự nguyện
gúp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gúp phần xóa đói giảm
nghèo. BHXH được coi là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của một quốc
gia.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 5


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện
- Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
- Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối
thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH
tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã

đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh
bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
- Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp
thời và đầy đủ.
3. Đối tượng tham gia
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên,
không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
4. Phương thức đóng
4.1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức
đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
4.1.1. Đóng hằng tháng;
4.1.2. Đóng 3 tháng một lần;
4.1.3. Đóng 6 tháng một lần;
4.1.4. Đóng 12 tháng một lần;
4.1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần;
4.1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH
đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng
BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để
hưởng lương hưu.
4.2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo
quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng
thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các
mục 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4 và 4.1.5 cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 6



Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương
hưu theo quy định tại mục 4.1.6.
4.3. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc
mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong
phương thức đóng đã chọn trước đó.
5. Mức đóng
5.1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng
(đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
5.2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp
nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
5.3. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định
bằng mức đóng hằng tháng theo phương thức đóng: nhân với 3 đối với phương thức
đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với
phương thức đóng 12 tháng một lần.
5.4. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm theo
quy định tại mục 4.1.5 được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng

trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã
hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Công thức:

Trong đó:
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 7


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời
điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam
công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các
giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).
Ví dụ 1: Ông S đăng ký tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức
thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2
năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã
hội Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện
cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông S sẽ là:

5.5. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại mục 4.1.6
được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi

suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của
năm trước liền kề với năm đóng.
Công thức:

Trong đó:
- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời
điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam
công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 8


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Ví dụ 2: Bà Q đến tháng 10/2017, đủ 55 tuổi và có thời gian tham gia BHXH
là 16 năm 3 tháng lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm 9 tháng còn thiếu
với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư
quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là
0,826%/tháng và mức thu nhập tháng bà Q lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo
khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 10/2017.
Mức đóng BHXH tự nguyện cho 3 năm 9 tháng (45 tháng) còn thiếu của bà Q sẽ là:

5.6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức

đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm
về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch
số tiền đã đóng.
5.7. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3
tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau
nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau
đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
5.7.1. Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
5.7.2. Hưởng BHXH một lần;
5.7.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Công thức:

Trong đó:
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời
điểm đóng (đồng/tháng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam
công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 9


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo


- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong
các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự
nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).
Ví dụ 3: Ông S tại thời điểm tháng 9/2016 đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm
về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông S
tham gia BHXH bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông S được xác định bằng tổng số
tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ
trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:

6. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Thực hiện theo Điều 14 và 15 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm
xã hội tự nguyện, áp dụng từ 01/01/2018.
6.1. Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Công thức:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người
tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k =
10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức
hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng
(đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ
nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng
đối với các đối tượng khác.
6.2. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương

thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều
năm về sau được tính bằng công thức sau:
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 10


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Công thức:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
- n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một
lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người
tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k=
10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức
hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng
(đồng/tháng).
6.3. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương
thức một lần cho những năm còn thiếu:
Công thức:

Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức
hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng

(đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam
công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương
thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào
quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
7. Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
7.1. Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế
a. Điều kiện

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 11


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở
lên.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã
có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ
15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15
năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu
theo quy định.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có
tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả

năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức
lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên
hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
* Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã
hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có
từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội
một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến
khi đủ 20 năm.
b. Mức hưởng
- Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân
đóng BHXH
+ 15 năm đầu = 45% ;
+ Cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
* Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%
7.2. Được điều chỉnh lương hưu
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo
công bố của Nhà nước.
7.3. Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu
Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần. Mức
trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được
hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH.
7.4. Được trợ cấp BHXH 1 lần
a. Điều kiện
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 12



Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo
hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
- Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã
hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Ra nước ngoài để định cư.
b. Mức hưởng
Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập
tháng đóng BHXH tự nguyện TN.
* Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì
được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6
tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một
năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng;
mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
7.5. Chế độ mai táng phí
Đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu
không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai
táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).
7.6. Được trợ cấp tuất một lần
a. Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian
đóng BHXH chết
- Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm
(đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng

BHXH.
- Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính;
từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng
tính tròn là một năm.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã
đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã
hội.
b. Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 13


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2
tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết
vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5
tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
c. Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ
đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
+ Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.
+ Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp
không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).

+ Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người
chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này
được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.
+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền
sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.
- Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà
trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc
thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất
hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng
bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu
nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ
thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công
và thu nhập tháng đóng BHXH.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 14


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

PHẦN II
NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KON TUM
1. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Trong những năm qua, công tác triển khai BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon
Tum đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả khả quan, góp
phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, dù mới

đi vào thực hiện nhưng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng,
diện bao phủ nhanh chóng được mở rộng.
Bảng 1. Số người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng dân số trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015
ĐVT: Người
Chỉ
tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm

2015

Các chỉ tiêu về dân số địa phương [1]
Dân số

420.500

431.80
0

442.100

453.20
0

462.700 473.300

484.20
0

496.680

Tổng số người tham gia BHXH [2]
BHXN
bắt
buộc

26.944

28.225


30.715

32.753

34.336

35.575

36.399

36.513

BHXH
tự
nguyệ
n

20

78

126

165

258

338


397

585

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 15


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Nguồn: [1] Số liệu do Cục thống kê tỉnh Kon Tum công bố
[2] Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Bảng 1 cho thấy số người tham gia loại hình bảo hiểm này trên địa bàn đã
tăng khoảng 29 lần sau 7 năm triển khai. Tại thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện
BHXH tự nguyện vẫn còn là chính sách mới, công tác giới thiệu chưa được chú
trọng nên rất ít người biết đến loại hình bảo hiểm này, bằng chứng là năm 2008,
toàn tỉnh chỉ có 20 người tham gia. Nhưng chỉ sau một năm, với việc tích cực đẩy
mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH nói chung và đặc biệt là BHXH tự
nguyện đã đưa đến những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người lao động
và nhân dân về BHXH tự nguyện, điều này thể hiện ở số lượng người đăng ký tham
gia BHXH tự nguyện năm 2009 đã tăng 58 người so với năm 2008, tương ứng tăng
khoảng 290%. Số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng nhanh trong các
năm sau đó, với tốc độ tăng bình quân năm đạt 176%, đưa tổng lượng người đăng
ký BHXH tự nguyện lên 585 người vào năm 2015. Trong đó, số người tham gia
BHXH tự nguyện năm 2015 tăng vọt lên đến con số 585 người, tăng 188 người so
với năm 2014, tương ứng tăng 147%%.

Mặc dù vậy, số lượng người tham gia vẫn còn rất thấp so với tổng số đối
tượng thuộc diện tham gia, hiện nay số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa
bàn tỉnh chủ yếu là các đối tượng đã đóng BHXH bắt buộc nghỉ việc đóng tiếp để
đủ điều kiện nghỉ hưu. Tính bình quân năm giai đoạn 2008 - 2015, số người tham
gia BHXH tự nguyện chỉ chiếm khoảng 0,707% tổng số người tham gia BHXH và
0,052% tổng dân số tỉnh Kon Tum (Bảng 1).
Điều này về lâu về dài sẽ gây nên gánh nặng lớn cho các chính sách an sinh
xã hội bởi hàng trăm nghìn người lao động đến tuổi về hưu mà không có lương hưu.
Do đó việc hoàn thiện công tác triển khai BHXH tự nguyện, khuyến khích người
lao động tham gia chế độ này có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống
an sinh xã hội nước ta, là nhiệm vụ cấp bách của ngành BHXH nói chung và Bảo
hiểm xã hội tỉnh Kon Tum nói riêng.
2. Tình hình tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Phân tích tổng thu BHXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2015 cho thấy,
cùng với sự gia tăng về số lượng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì tổng thu
từ loại hình bảo hiểm này cũng tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng tổng thu
bình quân năm là 137%.
Bảng 2. Số thu BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010


Năm
2011

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Trang 16


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Tổng
thu
BHXH

109.10

1

111.114

151.21
6

185.863

BHXH
bắt
buộc

109.065 110.956

150.87
1

185.400 267.200 321.715 385.479 396.624

BHXH
tự
nguyện

36

158

345


267.97
6

463

323.002 387.350 399.056

776

1.287

1.871

2.432

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Bảng 2 cho thấy, số thu BHXH tự nguyện đã tăng 24 lần trong 7 năm, vào
thời điểm mới bắt đầu triển khai số thu BHXH tự nguyện trong toàn tỉnh là 36 triệu
đồng, nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng 2.432 triệu đồng.
Tuy vậy, số thu BHXH tự nguyện vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu
BHXH. Năm 2015, tỷ trọng số thu BHXH tự nguyện trong tổng thu BHXH đạt lớn
nhất trong các năm vẫn chỉ ở mức 0,609%, với tổng số thu BHXH toàn tỉnh Kon
Tum là 399.056 triệu đồng, trong khi đó số thu từ BHXH tự nguyện chỉ đạt 2.432
triệu đồng.
Hình 1. So sánh giữa kế hoạch và thực hiện thu BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon
Tum
ĐVT: Triệu đồng
2500.000
2000.000

1500.000
Kế hoạch giao
Thực hiện

1000.000
500.000
-

N

ăm

08
20
N

ăm

09
20
N

ăm

10
20
N

ăm


11
0
2
N

ăm

12
20
N

ăm

13
20
N

ăm

14
20
N

ăm

15
20

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015


Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 17


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Bên canh đó, có thể thấy số thu BHXH tự nguyện qua các năm luôn đạt và
vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
Năm 2008 là năm đầu tiên bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện nên BHXH
Việt Nam chưa giao kế hoạch thu BHXH tự nguyện cho BHXH các tỉnh, thành
phố. Sang năm 2009, kế hoạch thu được giao là 100 triệu, nhưng số thu BHXH tự
nguyện thực tế đạt đến 158 triệu đồng, vượt kế hoạch 58%, và tăng 58 triệu đồng so
với năm 2008.
Giai đoạn 2010 - 2015, nhìn chung kết quả thu BHXH tự nguyện của tỉnh
năm sau luôn cao hơn năm trước và đều vượt mức kế hoạch với mức thu BHXH tự
nguyện bình quân năm luôn đạt 154% kế hoạch. Riêng năm 2014 số thu BHXH tự
nguyện toàn tỉnh chỉ đạt được 89% so với kế hoạch giao, với số thu đạt 1.871 triệu
đồng (Hình 1).
3. Tình hình tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách BHXH tự
nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Trong giai đoạn 2008 - 2014 có nhiều chế độ BHXH mới phát sinh nhưng
toàn hệ thống BHXH tỉnh Kon Tum đã giải quyết kịp thời, đúng quy định, đồng
thời thực hiện chi trả theo nhiều hình thức khác nhau như: chi trả trực tiếp bằng tiền
mặt, qua hệ thống bưu điện, qua tài khoản thẻ ATM đảm bảo kịp thời, an toàn, thuận
tiện cho người hưởng chế độ. Nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH
được trích từ hai nguồn chính là Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH, riêng các
khoản chi trả BHXH tự nguyện thì luôn được trích từ Quỹ BHXH.

Bảng 3. Số chi trả BHXH tự nguyện từ Quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Số tiền (triệu đồng)

82.297

108.232

154.673

183.081

219.617


267.313

Người được chi trả
(người)

9.010

10.234

11.765

12.268

13.371

15.249

Chỉ tiêu
Tổng chi từ Quỹ BHXH

Chi BHXH tự nguyện từ Quỹ BHXH
Số tiền (triệu đồng)

81

58

228


178

458

729

Người được chi trả
(người)

5

5

11

15

26

58

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 18


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo


Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Bảng 3 cho thấy, mặc dù đã được triển khai từ năm 2008 nhưng đến 2010
mới phát sinh các khoản chi trả cho BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
với tổng số tiền gần 80 triệu đồng được chi cho 05 đối tượng được hưởng chế độ.
Năm 2012 số người được hưởng chế độ từ BHXH tự nguyện vẫn không đổi nhưng
mức chi tăng là do thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức tăng lương hưu, trợ
cấp BHXH theo Nghị định số 31 và 35/2012/NĐ-CP. Có thể thấy, mặc dù đối tượng
và mức chi trả BHXH tự nguyện tăng qua các năm nhưng tỷ lệ chi BHXH tự
nguyện vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi từ Quỹ BHXH. Cụ thể, năm 2015
có 267.313 triệu đồng từ Quỹ BHXH đã được sử dụng để chi cho 15.249 đối tượng
được hưởng chế độ, trong đó chỉ có 58 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện với
tổng mức chi khoảng 729 triệu đồng (tương ứng chiếm 27%).

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 19


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
1. Hạn chế và nguyên nhân
Được thực hiện từ năm 2008 đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được như
số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng được mở rộng, diện bao phủ
đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này tăng nhanh với tốc độ tăng cao thì công

tác triển khai loại hình bảo hiểm này trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể
như:
Một là, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên toàn tỉnh vẫn còn
quá ít, chưa xứng với tiềm năng, tỷ trọng số thu từ loại hình bảo hiểm này vẫn
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thu BHXH của tỉnh.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự
nguyện trên địa bàn chưa được sâu rộng.
Ba là, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ý thức phục vụ đối tượng
chưa cao; tính năng động, sáng tạo, hiệu quả công việc còn thấp.
Bốn là, công tác quản lý đối tượng BHXH tự nguyện qua hệ thống bưu điện
do phối hợp chưa chặt chẽ, vẫn còn một số trường hợp nhận thay lương hưu không
có giấy ủy quyền hoặc giấy ủy quyền ghi không đảm bảo tính pháp lý; công tác
triển khai chi trả trợ cấp BHXH tự nguyện qua thẻ ATM còn hạn chế.
Những hạn chế trong triển khai BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, BHXH tự nguyện vẫn chưa thu hút người dân tự nguyện tham gia,
vẫn còn phần lớn người lao động và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, ý
nghĩa, tầm quan trọng của các chính sách BHXH cũng như quy trình, thủ tục đăng
ký khi tham gia BHXH tự nguyện. Với việc chỉ cho phép BHXH tự nguyện tham
gia 2 chế độ dài hạn (tử tuất và hưu trí), đa số người dân Việt Nam không được
tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, đặc biệt là thai sản, ốm đau và tai
nạn lao động là những chính sách cơ bản đối với mọi người lao động và phụ nữ.
Thứ hai, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn không đủ điều kiện để tham
gia BHXH tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện tuy có thay đổi theo khả năng
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 20


Bài tiểu luận môn: Chính sách công


GVHD: TS Lê Bảo

của người đóng nhưng mức đóng thấp nhất hiện nay bằng 22% (tức người tham gia
phải đóng ít nhất là 253.000 đồng/tháng), đây không phải là số tiền nhỏ đối với
người lao động tự do và lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Số lao
động có mức thu nhập ổn định, nhưng chưa hiểu rõ chính sách BHXH tự nguyện
cũng như quyền lợi khi tham gia loại hình bảo hiểm này. Do đó, nhiều người thay vì
đóng BHXH tự nguyện, thì lại chọn phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay
tham gia bảo hiểm nhân thọ...
Thứ ba, quyền lợi được hưởng của đối tượng khi tham gia BHXH tự nguyện
còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến người dân còn băn khoăn. Cụ thể, đối với
người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng năm chế độ gồm ốm đau, hưu trí, tử
tuất, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhưng người tham gia BHXH
tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.
Thứ tư, công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục người lao động và
nhân dân tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế. Cán bộ phụ trách công tác tuyên
truyền tại BHXH tỉnh chỉ có 01 người và phải kiêm nhiệm.
Thứ năm, công tác ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, một số phần
mềm quá trình nâng cấp đưa vào sử dụng thường gặp một số lỗi; các trang thiết bị
đầu tư chưa đồng bộ; trình độ, năng lực một số cán bộ, công chức, viên chức ở cấp
huyện về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu,
ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc.
Thứ sáu, một số trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện làm công
việc, ngành nghề nặng nhọc, hoặc độc hại nhưng trong hồ sơ BHXH không ghi cụ
thể nên khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hưu trí gặp khó khăn phải xử
lý từng trường hợp, gây chậm trễ trong công tác giải quyết chế độ bảo hiểm cho đối
tượng được hưởng chế độ.
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường triển khai BHXH tự nguyện tại Kon Tum
Trong thời gian tới để thu hút nhiều người dân và lao động tham gia BHXH

tự nguyện, BHXH tỉnh Kon Tum cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến chính sách BHXH tự
nguyện, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể,
đặc biệt là vai trò các hội, đoàn thể như: Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã, Đoàn
thanh niên, Hội phụ nữ…. Đặc biệt đối với những địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng
xa càng phải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết được chính sách BHXH tự
nguyện, qua đó thấy được tính ưu việt của BHXH tự nguyện, chủ động tham gia,
nâng cao ý thức tự an sinh khi còn khả năng lao động để đảm bảo cuộc sống khi về
già, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng người nghèo, cận nghèo.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 21


Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Hai là, đổi mới mạnh mẽ chất lượng công tác phục vụ, nâng cao chất lượng
tổ chức thực hiện chế độ BHXH tự nguyện, tăng cường phục vụ đối tượng tham gia.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành
chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ; đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý thức phục
vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện, nhất là thực hiện tốt cơ chế
một cửa trong tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy BHXH từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành
phố, đảm bảo hoạt động hiệu quả; tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp
vụ chuyên môn, năng lực công tác cho đội ngũ các bộ công chức trong ngành
BHXH, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, có
tinh thần, thái độ phục vụ tốt, có chuyên môn nắm vững được chủ trương, chính

sách về BHXH tự nguyện, có tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm
vụ được giao.
Ba là, cải cách thủ tục thanh toán BHXH nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
người lao động trong khu vực phi chính thức dễ dàng tiếp cận và tham gia BHXH
tự nguyện thông qua các biện pháp như: Chỉ sử dụng một giấy tờ duy nhất là
CMND (theo mẫu mới) hoặc hộ chiếu (cấp dài hạn) đối với những người tham gia
BHXH tự nguyện lần đầu, bỏ qua công đoạn thẩm tra nguồn thu nhập với những
người tham gia, đồng thời tiến tới sử dụng thẻ điện tử để có thể sử dụng linh hoạt,
cơ động trong quá trình di chuyển lao động.
Bên cạnh những giải pháp vừa nêu trên, nhằm tăng cường triển khai BHXH
tự nguyện trong thời gian tới BHXH tỉnh Kon Tum cần thực hiện một số giải pháp
bổ trợ khác như: Phối hợp chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục
tiêu khác như chương trình việc làm, chương trình giảm nghèo, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi.
Ngoài ra, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chủ động
thông qua việc hỗ trợ tín dụng, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, gắn
giảm nghèo với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cải thiện thu nhập cho người
nghèo, cận nghèo. Thực hiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu
nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người lao động nói riêng,
sao cho có hiệu quả và thiết thực. Người nông dân chỉ khi nào đảm bảo được mức
sống của mình và gia đình mình từ trung bình và khá trở lên, có tích luỹ mới có thể
có phần dư ra để tham gia BHXH tự nguyện.
Bốn là, tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu tham gia, đánh giá khả năng
tham gia của người dân nói chung và người nghèo nói riêng trên địa bàn tỉnh để góp
phần hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH tự nguyện ngày một phù hợp hơn, và
hấp dẫn người nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 22



Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước Việt
Nam. Triển khai thực hiện chính sách BHXH để đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần
cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ở mọi thành phần, khu vực
kinh tế. BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của
một quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhất là những quốc gia
đang phát triển, ở đó, lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức
đang chiếm một tỷ lệ lớn. Một quốc gia đang phát triển trong điều kiện hiện nay,
muốn tồn tại và phát triển nhanh, vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, không thể
không quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội, trong đó BHXH tự nguyện được
xem là một trong những vấn đề trọng tâm.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đang trở thành một lưới bảo vệ quan trọng cho
những lao động đã từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nay không còn tham gia
nữa nhưng lại chưa đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng để được hưởng chế độ
hưu trí, thể hiện tính nhân văn đối với lao động tự do khi họ được tham gia và
hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng
chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
ta trong thời kỳ mới.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 23



Bài tiểu luận môn: Chính sách công

GVHD: TS Lê Bảo

Tài liệu tham khảo
- Luật BHXH sửa đổi năm 2014.
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
- Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam về việc Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum, Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, 2009,
2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
- Cục thống kê tỉnh Kon Tum, Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum, năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK.K31

Trang 24



×