Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Trình tự đặc điểm thông tin cảu báo cáo tài chính tổng hợp đôi với công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.59 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn liền với
hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ trao đổi
tồn tại giữa các đơn vị kinh tế. Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu
phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật. Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách
hàng.v.v. Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở
các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các
dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối
đa.v.v.. Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng
hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn
định và tăng cường tình hình tài chính. Vậy báo cáo tài chính là gì và những
thông tin trong nó có ảnh hưởng thế nào đến chiến lược của nhà doanh nghiệp và
nhà đầu tư?
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của báo cáo tài chính. Trong thời
gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Hà
Xuân Thạch, nhóm chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài
“TRÌNH

TỰ ĐẶC ĐIỂM THÔNG TIN CỦA BÁO CÁO TÀI

CHÍNH TỔNG HỢP” đối với công ty có các đơn vị trực thuộc hạch
toán độc lập nhằm có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính và nâng cao
hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
1




1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tính hình tài chính, tình
hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản
lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp
những thông tin của doanh nghiệp về:
- Tài sản
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
- Các luồng tiền.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cung cấp thông tin khác trong Bảng thuyết
minh báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo
cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
1.2 Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp
Theo quy định tất cả các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc,
hoặc Tổng Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con đều
phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp.
Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán tổng hợp
Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp
Mẫu số B 03 – DN

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp
Mẫu số B 09 – DN
1.3 Quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong hệ thống báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là hai
báo cáo quan trọng nhất của một doanh nghiệp, có ý nghĩa bổ sung cho
nhau, cung cấp thông tin một cách tổng quát toàn bộ tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, làm cho tài sản
và nguồn vốn của doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có
sự thay đổi tương ứng. Số liệu của hai báo cáo này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong việc phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
2


-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin một cách tổng quát
luồng tiền lưu chuyển trong từng loại hoạt động của doanh nghiệp, từ
đó minh họa rõ sự biến động của chỉ tiêu tiền và các khoản tương

-

đương tiền trong Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính tổng hợp nên Bảng
thuyết minh báo cáo tài chính sẽ thuyết minh rõ hơn, chi tiết hơn các
chỉ tiêu cần thiết để giúp cho người đọc hiểu được và nắm được tình
hình của doanh nghiệp qua hệ thống báo cáo tài chính.

1.4 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các yêu cầu quy

định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính, gồm:
- Trung thực và hợp lý
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của
từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đáng tin cậy
và thích hợp với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện
+ Trình bày khách quan, không thiên vị
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
1.5 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định
tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính:
1.5.1 Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng
đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh
nghiệp.
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong
tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt
động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.
3


Khi có sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh
nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài
chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu
rõ.
Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc

(hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể
dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế
toán.
1.5.2 Cơ sở dồn tích
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích,
ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.
Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận
vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và
được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
1.5.3 Nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất
quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
- Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc
khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải
thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự
-

kiện.
Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi
mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày
báo cáo tài chính.
1.5.4 Trọng yếu và tập hợp
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo

cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ
mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.


4


Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp
với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài
chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân
thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể
nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu.
1.5.5 Bù trừ
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính
không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép
bù trừ.
Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ
khi; được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc Các khoản lãi, lỗ và
các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc
tương tự và không có tính trọng yếu.
Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng
yếu phải được báo cáo riêng biệt.
Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện
những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các
hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Hoạt động này sẽ được bù trừ, chẳng
hạn như:
- Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài
hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các
-

khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản.
Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba
(ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị

thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng.
1.5.6 Có thể so sánh được
Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh

giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu
trong báo cáo tài chính của kỳ trước.
Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong
báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này
5


không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và
phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại.
2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP
2.1 Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo quan trọng trong hệ thống báo cáo tài
chính, cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
2.2 Mục đích
Bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu của tài sản và cơ cấu của nguồn vốn
hình thành nên tài sản tại thời điểm báo cáo, từ đó có cơ sở đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp như tình hình trang bị tài sản, tình hình bố trí vốn, khả
năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
2.3 Kết cấu
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn, được trình
bày theo một trong hai dạng sau:
Dạng báo cáo: Bảng cân đối kế toán trình bày theo trình tự từ trên xuống:
phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn
Dạng tài khoản: Bảng cân đối kế toán trình bày theo dạng chia làm hai bên:
phần bên trái phản ánh tài sản, phần bên phải phản ánh nguồn vốn.

2.4 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc
chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả
phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời gian của
chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12
tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều
kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới
kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

6


+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
b/ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng,
thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ
kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn
một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
c/ Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ
kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả
được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

2.5 Cơ sở và phương pháp lập
Bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp được lập trên cơ sở
tổng hợp Bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc

trong doanh nghiệp theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục
tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chỉ sở hữu theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh
thì được cộng trực tiếp để xác định các khoản mục tương đương của Bảng
-

cân đối kế toán tổng hợp.
Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán phải điều chỉnh thì được
điều chỉnh theo phương pháp điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để
tổng hợp khoản mục này và trình bày trên Bảng cân đối kế toán tổng hợp.

2.6 Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh
a) Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị trên cho đơn vị cấp dưới
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Giá trị ghi sổ của khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên trong từng đơn vị cấp
dưới và phần vốn của đơn vị cấp trên trong vốn chủ sở hữu của đơn vị cấp dưới
phải được loại trừ hoàn toàn trên báo cáo tài chính tổng hợp.
- Bút toán điều chỉnh:

7


Điều chỉnh giảm khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” của
công ty và điều chỉnh giảm “Nguồn vốn kinh doanh” ở đơn vị trực thuộc chi tiết
phần vốn cấp trên cấp.
Nợ khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”
Có khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc”
b) Điều chỉnh số dư các khoản phải thu phải trả nội bộ trong cùng một
doanh nghiệp
- Nguyên tắc điều chỉnh:

Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong một doanh
nghiệp phải được loại trừ hoàn toàn.
- Bút toán điều chỉnh:
Điều chỉnh giảm khoản mục “Phải thu nội bộ” và điều chỉnh giảm khoản
mục “Phải trả nội bộ”.
Nợ khoản mục “Phải trả nội bộ”
Giảm khoản mục “Phải thu nội bộ”
c) Điều chỉnh lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Các giao dịch trong nội bộ công ty và các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện từ
các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản như hàng tồn kho,
TSCĐ… phải được loại trừ hoàn toàn, cho nên ngoài bút toán điều chỉnh loại trừ
doanh thu nội bộ (xem 3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh), kế toán còn phải
điều chỉnh loại trừ các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện còn thể hiện trong giá
chuyển giao.
2.7 Ví dụ
Tại một công ty thương mại X có 2 đơn vị trực thuộc M và N có hạch toán
kế toán riêng và có xác định kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán riêng của
công ty X, đơn vị trực thuộc M và N vào ngày 31/12/N như sau:
Đơn vị: 1.000đ
Tài sản

Công ty X

A- Tài sản ngắn hạn
1- Tiền
2- Phải thu của khách hàng
8


ĐVTT M

ĐVTT N

1.000.00

400.

520.0

0
200.00

000
50.

00
40.

0
250.0

000
100.

000
160.


00

50.0

000
100.

00
500.0

000
150.

320.

00
2.000.00

000
600.

000
680.0

0
1.000.0

000

00

00

1.200.00

700.

800.

0
(200.00

000
(100.

000
(120.0

0)
3.000.00

000)
1.000.

00)
1.200.0

0

000

00


1.380.00

200.

300.0

0
1.000.00

000
100.0

00
150.

1- Vay ngắn hạn

0
300.0

00
80.

000
100.

2- Phải trả người bán

00
80.00


000
20.

000
50.

3- Phải trả nội bộ ngắn hạn

0
1.620.00

000
800.

000
900.0

B- Vốn chủ sở hữu

0
1.500.00

000
710.

00
820.

1- Vốn đầu tư của chủ sở hữu


0
120.00

000
90.

000
80.

2- Lợi nhuận chưa phân phối

0
3.000.00

000
1.000.

000
1.200.0

0

000

00

3- Phải thu nội bộ ngắn hạn
4- Hàng tồn kho
B- Tài sản dài hạn

1- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
2- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
3- Hao mòn tài sản cố định hữu hình
Tổng cộng

000

Nguồn vốn
A- Nợ phải trả

Tổng cộng

- Chi tiết công ty X:
+ Phải thu nội bộ ngắn hạn: 50.000 gồm ĐVTT M: 20.000 và ĐVTT N:
30.000
+ Phải trả nội bộ ngắn hạn: Chi tiết ĐVTT M: 80.000
+ Vốn kinh doanh ở ĐVTT: 1.000.000 gồm ĐVTT M: 400.000 và ĐVTT N:
600.000
- Chi tiết ĐVTT M:
+ Phải thu nội bộ ngắn hạn: 100.000 gồm công ty X: 80.000 và ĐVTT N:
20.000
9


+ Phải trả nội bộ ngắn hạn 20.000 chi tiết công ty X: 20.000
+ Nguồn vốn kinh doanh 710.000 trong đó vốn công ty cấp 400.000
- Chi tiết ĐVTT N:
+ Phải trả nội bộ ngắn hạn 50.000, chi tiết công ty X: 30.000 và ĐVTT M:
20.000
+ Nguồn vốn kinh doanh 820.000 trong đó vốn công ty cấp 600.000

Yêu cầu: Hãy lập Bảng cân đối kế toán toàn công ty X vào thời điểm 31/12/N
a) Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị trên cho đơn vị cấp dưới
Nợ khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” (M) 400.000
Nợ khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” (N) 600.000
Có khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” 1.00.000
b) Điều chỉnh số dư các khoản phải thu phải trả nội bộ trong cùng một
doanh nghiệp
Nợ khoản mục “Phải trả nội bộ” 150.000
Giảm khoản mục “Phải thu nội bộ”

150.000

Bảng cân đối kế toán tổng hợp công ty X
Ngày 31/12/N
Đơn vị: 1.000đ
Tài sản

Công ty X

ĐVTT
M

Số cuối

Điều chỉnh

1.00

4


ĐVTT N
5

A- Tài sản ngắn hạn

0.000
2

00.000

20.000

000
290

1- Tiền
2- Phải thu của khách

00.000
2

50.000

40.000
1

.000
510

hàng

3- Phải thu nội bộ ngắn

50.000

100.000

60.000

hạn

50.000
5

100.000

4- Hàng tồn kho

00.000
2.00

150.000
6

320.000
6

0.000
1.0

00.000


80.000

B- Tài sản dài hạn
1- Vốn kinh doanh ở



năm
1.770.

.000
(b)

đơn vị trực thuộc
2- Nguyên giá tài sản cố

00.000
1.2

định hữu hình
3- Hao mòn tài sản cố

00.000
(2

định hữu hình
Tổng cộng

Nợ


150.000

970
.000
2.280.
000

(a)1.000.0
8

00

2.700

700.000
(

00.000
(

.000
(420

00.000)
3.00

100.000)
1.0


120.000)
1.2

.000)
4.050.

0.000

00.000

00.000

000

10


Nguồn vốn
1.38

2

3

1.730.

A- Nợ phải trả

0.000
1.0


00.000

00.000
1

000
1.250

1- Vay ngắn hạn

00.000
3

100.000

50.000
1

.000
480

2- Phải trả người bán
3- Phải trả nội bộ ngắn

00.000

80.000

00.000


hạn

80.000
1.62

20.000
8

50.000
9

150.000

2.320.

B- Vốn chủ sở hữu
1- Vốn đầu tư của chủ

0.000
1.5

00.000

00.000
8 (a)400.000

000
2.030


sở hữu
2- Lợi nhuận chưa phân

00.000
1

710.000

20.000

.000
290

phối

20.000
3.00

90.000
1.0

80.000
1.2

.000
4.050.

0.000

00.000


00.000

000

Tổng cộng

.000
(b)

(a)600.000

3. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP
3.1 Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và và hoạt động kinh
doanh khác) trong một kỳ nhất định.
3.2 Mục đích
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin một cách
đầy đủ cho người sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác
của doanh nghiệp.
3.3 Kết cấu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu
sau:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
11


6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.4 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khi lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán phải
tuân thủ 6 nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, trong đó cần
đặc biệt chú trọng nguyên tắc cơ sở dồn tích.
3.5 Cơ sở và phương pháp lập
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp được lập trên cơ sở tổng
hợp các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cấp trên và các đơn
vị trực thuộc có lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng khoản
mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của doanh thu, thu nhập
khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp vầ bán hàng và cung cấp dịch vụ…
theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không

phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định các khoản mục tương
-

đương của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
Đối với các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải
điều chỉnh thì được điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để tổng hợp
khoản mục này và trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
tổng hợp.

3.6 Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh
Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến tổng hợp báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh gồm:
- Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ
- Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh
12


- Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện
trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ được loại trừ hoàn
toàn trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác
định như sau:
Lãi hoặc lỗ chưa thực
hiện trong hàng tồn
kho cuối kỳ

Giá trị hàng tồn kho

=

cuối kỳ tính theo giá
bán nội bộ

Giá trị của hàng tồn kho
-

cuối kỳ tính theo giá vốn
của bên bán hàng

Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ phải
được loại trừ hoàn toàn, trừ chi phí tạo nên khoản lỗ đó nhưng không thể thu hồi
được.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại
trừ khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong
giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong
kỳ.
Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ
cũng phải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi
được. Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào,
kế toán phải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với
giá cao hơn giá gốc của toàn công ty. Trường hợp xét thấy bên mua hàng không
thể bán được hàng với giá cao hơn giá gốc của công ty chính thì việc phản ánh
khoản lỗ chưa thực hiện là phù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp
hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của Tập đoàn do đó
không cần phải thực hiện việc loại trừ.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao
dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện


13


toàn công ty đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
của chúng.
- Bút toán điều chỉnh:
Kế toán phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ và ghi:
Trường hợp có lãi:
Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (doanh thu bán hàng nội
bộ)
Có “Giá vốn hàng bán” (doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực
hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có “Hàng tồn kho” (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Trường hợp lỗ:
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá
gốc của số hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán không
thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn
hàng bán như sau:
Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (doanh thu bán hàng nội
bộ)
Có “Giá vốn hàng bán” (doanh thu bán hàng nội bộ)
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh
từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong
nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện.
Trường hợp này kế toán ghi:
Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (doanh thu bán hàng nội
bộ)
14



Nợ “Hàng tồn kho” (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có “Giá vốn hàng bán” (doanh thu bán hàng nội bộ + lỗ
chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
c) Loại trừ giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu
kỳ do ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho
đầu kỳ khi bán hàng ở kỳ sau.
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ sẽ được chuyển
vào giá vốn hàng bán trong kỳ khi bên mua hàng bán hàng tồn kho được mua từ
các đơn vị trong nội bộ ra ngoài toàn công ty làm tăng chỉ tiêu giá vốn hàng bán
của toàn công ty. Do đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp kế
toán phải loại trừ ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn
kho đầu kỳ đã được ghi nhận vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán của kỳ này bằng cách
ghi giảm giá vốn hàng bán, đồng thời ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (đầu
kỳ).
- Bút toán điều chỉnh:
+ Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn
kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn
kho đầu kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu
kỳ).
+ Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn
kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)

15



Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lỗ chưa thực hiện trong
hàng tồn kho đầu kỳ).
d) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ
lãi (lỗ) chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ.
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Việc loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ
giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ công ty sẽ làm cho giá trị ghi sổ của
hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp nhỏ hơn (lớn hơn) cơ sở tính
thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản
chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại
(chi phí thuế TNDN hoãn lại), đồng thời làm giảm (tăng) chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại trong kỳ của cả công ty. Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu
nhập hoãn lại (chi phí thuế TNDN hoãn lại) trong Bảng cân đối kế toán tổng hợp và
phải ghi giảm (tăng) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh tổng hợp.

- Bút toán điều chỉnh:
+ Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong
Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán
phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong
Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, kế toán
phải xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả )
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải
trả).


e) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ
lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ.
Sang kỳ sau khi bên mua đã bán hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ ra
ngoài công ty, cùng với việc loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ, kế
16


toán phải tính toán ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận như
sau:
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán
phải tính toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối .
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán
phải tính toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Nguyên tắc xử lý ảnh hưởng của các chỉ tiêu điều chỉnh như sau: Nếu tổng giá
trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp làm
giảm kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnh giảm này
sang chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Bảng cân đối kế toán tổng hợp
bằng cách ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Có vào chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty. Và ngược lại, nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các
chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp làm tăng kết quả hoạt
động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnh tăng này sang chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối trong Bảng cân đối kế toán tổng hợp bằng cách ghi Có
chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế
TNDN của công ty.
Các bút toán điều chỉnh phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán theo đó
tổng phát sinh Nợ phải bằng với tổng phát sinh Có trong một bút toán.


3.7 Ví dụ
Công ty T có một đơn vị trực thuộc M, trong kỳ công ty T bán cho ĐVTT
M mặt hàng X có giá vốn là 100.000.000, giá bán chưa thuế là 110.000.000 đ,
thuế suất thuế GTGT 10%, thuế suất thuế TNDN 25%. ĐVTT M đã bán toàn bộ
số hàng trên ra ngoài.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Bút toán điều chỉnh
Công ty
ĐVTT
Chỉ tiêu
Số cuối năm
T
M
Nợ

- Doanh thu thuần
1.500
1.000
110
2.39
17


- Giá vốn hàng bán
….
- Tổng lợi nhuận kế toán

1.300


920

0
2.110

110

28

trước thuế

200

80

0
7

- CP thuế TNDN hiện hành
- Lợi nhuận sau thuế
TNDN



50

20

0

21

150

60

0

Nếu ĐVTT M chỉ bán được 60% lô hàng trên và giả sử ĐVTT M vẫn có báo
cáo kết quả kinh doanh cuối năm như trên (chưa có bút toán điều chỉnh) :
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như
sau:
40% * 110trđ – 40% * 100trđ = 4 trđ
Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

110trđ

Có “Giá vốn hàng bán”

106 trđ

Có “Hàng tồn kho”

4

trđ
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

(4trđ*25%)


1trđ

Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại

1trđ

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi nhuận sau thuế TNDN

3trđ
3trđ

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1.000.000đ

Chỉ tiêu
- Doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán
….
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- CP thuế TNDN hiện hành
- CP thuế TNDN hoãn lại
- Lợi nhuận sau thuế TNDN

Công ty T ĐVTT M
1.500
1.000
1.300
920
200

50
150
18

80
20
60

Bút toán điều
chỉnh
Nợ

110
106
4
1
3

Số cuối năm
2.390
2.114
276
70
(1)
207


4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỔNG HỢP
4.1 Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính,

phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động
khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
4.2 Mục đích
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá
được các vấn đề sau:
- Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển
-

đổi tài sản thành tiền
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự
đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền
trong tương lai.

4.3 Kết cấu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo 3 loại hoạt động: hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
* Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không
phải hoạt động đầu tư hay tài chính. Bao gồm:
- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác,
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, Tiền chi trả cho
người lao động, chi trả lãi vay, chi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp, ...
* Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh có liên quan đến
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp: mua sắm, xây dựng tài
sản cố định,
- Đầu tư vào các đơn vị khác: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán
* Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động

tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp. Bao gồm:

19


- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu, chi trả vốn
góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành, vay
ngắn hạn, dài hạn nhận được
- Tiền chi trả nợ gốc vay, Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu...
4.4 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh nghiệp trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo từng hoạt động và
từng nội dung xảy ra trong doanh nghiệp theo cách thức phù hợp nhất với đặc
điểm hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp có các khoản đầu tư ngắn hạn mà thời gian thu hồi hoặc
đáo hạn không quá 3 tháng thì được xem là các khoản tương đương tiền. Các
khoản đầu tư đó có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định
và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu
tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng
chỉ tiền gửi,... có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày
mua.
Các khoản tiền sau được phản ánh trên cơ sở thuần:
- Tiền thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản
- Thu tiển và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo
hạn ngắn, mua bán ngoại tệ, mua bán các khoản đầu tư, các khoản đi vay hoặc
cho vay ngắn hạn khác có thời gian thanh toán không quá 3 tháng.
Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng
tiền chính thức trong ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi tỷ giá quy

đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán của các khoản mục tiền đầu kỳ và cuối kỳ
không phải là luồng tiền. Tuy nhiên chúng phải được trình bày trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ thành một chỉ tiêu nhằm đối chiếu tiền và các khoản tương đương
tiền tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán.
Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương
đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không sử dụng
do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải
thực hiện.

20


Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các
khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ví dụ: Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc
thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính, hoặc việc mua một doanh nghiệp thông
qua phát hành cổ phiếu.
4.5 Cơ sở và phương pháp lập
Tương tự như hai báo cáo Bảng cân đối kế toán tổng hợp và Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh tổng hợp, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp
được lập trên cơ sở tổng hợp các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị cấp
trên và các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục của Báo cáo không phải điều chỉnh thì được cộng
trực tiếp để xác định các khoản mục tương đương của Báo cáo lưu chuyển
-

tiền tệ tổng hợp.
Đối với các khoản mục của Báo cáo phải điều chỉnh thì được điều chỉnh
thích hợp sau đó mới cộng để tổng hợp khoản mục này và trình bày trên
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp.


4.6 Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh
a) Điều chỉnh các khoản cấp trên cấp vốn bằng tiền cho các đơn vị trực
thuộc
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Khoản chi cấp vốn của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới và khoản thu từ
nhận vốn góp của đơn vị cấp trên ở đơn vị cấp dưới phải được loại trừ hoàn toàn
trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp.
- Bút toán điều chỉnh:
Giảm chỉ tiêu “Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh ” (Ở đơn vị cấp
trên thuộc Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh)
Giảm chỉ tiêu “Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu” (Ở đơn vị cấp dưới thuộc Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính)
b) Điều chỉnh khoản tiền cấp trên thu phí quản lý ở các đơn vị trực thuộc
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Giảm chỉ tiêu Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thuộc Lưu chuyển
tiền từ hoạt động kinh doanh và Giảm chỉ tiêu Tiền chi khác cho hoạt động kinh
doanh thuộc Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
21


- Bút toán điều chỉnh:
Giảm chỉ tiêu “Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Giảm chỉ tiêu Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
...
Quan hệ giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới làm phát sinh các
khoản thanh toán nội bộ, nghiệp vụ thu ở đơn vị này tất yếu phát sinh nghiệp vụ
chi ở đơn vị kia, tổng hợp các khoản thu, chi thì lượng tiền thuần không đổi.
Nhưng nếu phân tích chính xác từng dòng thu, chi thì khi tổng hợp cần điều
chỉnh.

4.7 Ví dụ
Công ty A có 1 đơn vị trực thuộc B. Trong kỳ công ty A chi tiền cho công
ty trực thuộc B mượn 100, đơn vị B nộp phí quản lý cấp trên cho công ty A 150
bằng tiền mặt. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của từng đơn vị năm N như sau (đơn vị
tính: triệu đồng):
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo pp trực tiếp)
Năm N
Công ty
Chỉ tiêu
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

A

ĐVTT B
90

Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ

0
(40

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ


0)

600
(200)

30

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

0
(10

200

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

0)
70

(400)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

0

22

30

200


0


-

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1.10
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

0
2.10

-

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

0
50

200

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại

0

100

tệ

2.60


Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

0

300

Yêu cầu: Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo pp trực tiếp)
Năm N
Công ty
Điều
Chỉ tiêu
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh

A

ĐVTT B

Tổng

chỉnh

hợp

doanh
90
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng

0

(40

hóa và dịch vụ


0)

(
600

150)

0)

30
0
(10

200

doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

0)
70

(400)

kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu


0



Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

200

30

đầu tư

0
23

0
(60

(200)

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Tiền chi khác cho hoạt động kinh

1.35

(

40


100)
100

0
(25

150

0)
90
0

30
-

0


III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

1.10

1.10

tài chính

0

2.10

-

0
2.30

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

0
50

200

0
60

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái

0

100

0

quy đổi ngoại tệ

2.60


Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

0

-

2.90

300

5. BÀI TẬP TỔNG HỢP
5.1 Đặc điểm công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Giống cây trồng An Bình
Địa chỉ: Bạc Liêu
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất - chế biến, dịch vụ, thương mại.
Công ty có 1 chi nhánh ở Cần Thơ hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính riêng và nộp
thuế riêng.
5.2 Báo cáo tài chính trước khi điều chỉnh của công ty và chi nhánh
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
NĂM 2011
CHỈ TIÊU
A . TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
24

CÔNG TY

26.990.155.45
2
4.807.804.43
5
4.807.804.43
5

CHI
NHÁNH
3.006.533.1
79
114.173.8
73
114.173.873

0


III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng XD
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)

11.828.732.87
6
8.059.870.450
176.800.000
2.860.617.38
1

2.678.963.2
16
2.602.099.204


2.632.532.977
(1.901.087.93
2)
8.454.457.96
5
8.454.457.96
5

76.864.012

143.770.809

1.899.160.17
6

69.625.2
81

38.239.625
1.860.920.55
1
6.986.475.98
6

69.625.281

3.950.772.56
8
3.950.772.56
8

20.221.664.79
8
(16.270.892.23
0)
3.003.000.00
0

33.976.631.43
8

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

25

-

-

2.803.000.00
0
200.000.00
0
32.703.41
8
32.703.418

V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác


143.770.8
09

-

3.006.533.1
79


×