Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện lực đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 83 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
kinh doanh trong một doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp sẽ thực hiện
quá trình tái sản xuất và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước, có lãi để bổ sung các nguồn vốn. Công tác kế toán tiêu thụ là công
cụ quản lý kế toán tài chính phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp.
Nếu công tác kế toán tiêu thụ được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ kịp
thời sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xem xét năng lực bản thân doanh nghiệp, từ đó sẽ có
hướng tự điều chỉnh để doanh nghiệp có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện
lực Đà Nẵng, kết hợp với những kiến thức đã học và thực tế tại Công ty, cộng với tầm
quan trọng của sản phẩm điện, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiêu
thụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng” để làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần một: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ tại Công ty TNHH MTV Điện lực
Đà Nẵng.
Phần hai: Tình hình kế toán tiêu thụ tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà
Nẵng.
Phần ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ tại Công ty
TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng.
Với nhận thức còn mang tính lý thuyết, kiến thức thực tế chưa sâu rộng,
chuyên đề sẽ không tránh khỏi các khiếm khuyết về nội dung lẫn hình thức, em rất
mong được sự giúp đỡ đóng góp của các thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cám ơn Thầy Ngô Hà Tấn, các thầy cô và các cô chú anh
chị trong Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã
giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành tốt chuyên đề này.
1


Phần một: Cơ sở lý luận về kế toán toán tiêu thụ trong doanh nghiệp


1. Tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của tiêu thụ


Khái niệm: Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và

thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh
nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ tiêu thụ nhanh làm tăng vòng
quay vốn, nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.


Ý nghĩa của tiêu thụ:

+ Tiêu thụ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự cải tiến trong khoa học kỹ thuật
để có thể tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao.
+ Tiêu thụ là khâu giúp các doanh nghiệp chuyển sản phẩm của mình sản xuất
ra đến tay người tiêu dùng tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất và tiêu
dùng.
1.2. Các phương thức tiêu thụ
1.2.1. Đối với bán buôn


Khái niệm: Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các doanh

nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất…để thực hiện gia công, chế biến tiếp
hay để bán cho người tiêu dùng. Đặc điểm của phương thức này là sản phẩm vẫn còn
nằm trong khâu lưu thông hoặc đưa vào lĩnh vực sản xuất nhưng chưa đến tay người
tiêu dùng. Hàng được bán theo lô hoặc theo số lượng lớn.



Các phương thức bán hàng:

+ Bán hàng qua kho
+ Bán hàng không qua kho
+ Bán hàng theo phương thức giao hàng đại lý ký gửi bán đúng giá và hưởng
hoa hồng
1.2.2. Đối với bán lẻ

2




Khái niệm: Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động của

hàng hóa từ nơi sản xuất đến tiêu dùng, là phương thức bán hàng trực tiếp cho người
tiêu dùng.


Các phương thức bán hàng:

+ Bán hàng thu tiền tập trung: theo phương thức này, nhân viên bán hàng phụ
trách việc quản lý hàng, giao hàng, một nhân viên khác thu tiền. Cuối ngày hoặc cuối
ca, nhân viên thu tiền lập phiếu thu tiền, nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng.
Sau đó thực hiện đối chiếu giữa báo cáo bán hàng và phiếu thu tiền rồi chuyển lên
Phòng kế toán để ghi sổ.
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp: theo phương thức này nhân viên bán hàng kiêm
luôn việc thu tiền, thích hợp với quy mô bán nhỏ lẻ. Cuối ngày, cuối ca, định kỳ nhân
viên bán hàng lập báo cáo bán hàng và phiếu thu tiền chuyển lên Phòng kế toán để
ghi sổ.

+ Bán hàng trả góp: khi mua hàng khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp
một phần tiền hàng, số tiền còn lại khách hàng sẽ trả dần và chịu một tỷ lệ lãi suất
nhất định. Số tiền trả dần hàng kỳ bao gồm một phần gốc và lãi trả chậm.
1.3. Các phương thức thanh toán trong tiêu thụ
- Phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: với phương thức này doanh
nghiệp chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và thu tiền ngay của
khách hàng.
- Phương thức thanh toán trả chậm: trường hợp này, doanh nghiệp chuyển
quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và khách hàng chấp nhận thanh toán
nhưng chưa thanh toán. Trong trường hợp này, các khoản phải thu của khách hàng có
những khoản phải thu sẽ không có khả năng thu hồi được gọi là nợ phải thu khó đòi.
Để tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thường bán hàng theo phương
thức trả chậm. Muốn tránh bớt rủi ro do các khoản bán chịu trở thành nợ khó đòi thì
doanh nghiệp phải lập dự phòng phải thu khó đòi.

3


1.4. Vai trò của kế toán tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa bên
mua và bên bán, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kế toán tiêu thụ giúp doanh nghiệp theo dõi được tình hình tiêu thụ của từng
loại sản phẩm trong từng thời kỳ, qua đó đánh giá được khả năng tiêu thụ và có biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận.
Kế toán tiêu thụ cung cấp số liệu về doanh thu và giá vốn hàng bán của từng
loại sản phẩm trong từng thời kỳ cho kế toán quản trị phân tích, đánh giá nhằm đưa ra
những biện pháp thích hợp để nâng cao doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
2. Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1. Định nghĩa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế

doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động cung cấp sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Bán hàng là bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa do
doanh nghiệp mua vào. Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận theo
hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán như: cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ bưu
điện, cho thuê TSCĐ…Lợi ích kinh tế thu được từ các hoạt động này được ghi nhận
là “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Việc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và ảnh hưởng đến chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.
Theo nguyên tắc thận trọng, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Vì vậy, việc ghi nhận doanh thu của doanh
nghiệp trong kỳ phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Theo chuẩn mực kế toán

4


số 14 – doanh thu và thu nhập, doanh thu được ghi nhận trong kỳ khi thỏa mãn đồng
thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

2.2.1. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả các điều kiện
sau:
- Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm, hàng hóa. Với điều kiện này, để ghi nhận doanh thu, doanh nghiệp
phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Thông thường
thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát sản phẩm, hàng hóa cho người

mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát sản phẩm, hàng hóa. Khi đó, sản phẩm, hàng hóa không còn là tài
sản của doanh nghiệp nữa và giá trị của nó được chuyển dịch vào chi phí để xác định
lợi nhuận trong kỳ, đồng thời doanh thu bán hàng được ghi nhận.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn: điều kiện này yêu cầu doanh
thu phải được đo lường dựa trên cơ sở tin cậy. Doanh thu bán hàng được đo lường
dựa trên số lượng sản phẩm, hàng hóa bán cho khách hàng và giá bán trên hoá đơn
bán hàng.
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng: theo
nguyên tắc thận trọng, doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng: theo nguyên tắc phù hợp,
doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải ghi nhận đồng thời. Các

5


chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như: chi phí bảo hành, và
chi phí khác…) thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh
thu được thoả mãn. Theo đó, các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được
ghi nhận mà chỉ được ghi nhạn là một khoản nợ phải trả vì tại thời điểm nhận tiền
trước của khách hàng chi phí liên quan đến việc bán hàng chưa phát sinh.
2.2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
Dịch vụ là sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể vì vậy nguyên tắc ghi
nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có những điểm giống nhau và điểm khác nhau so
với nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi
nhận khi kết quả của việc cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy.
Trường hợp giao dịch về phần công việc hoàn thành cung cấp dịch vụ liên quan đến
nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn

thành vào ngày lập báo cáo kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch
vụ được xác định khi thoả mãn cả 4 điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn: trong trường hợp doanh
nghiệp thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nhiều kỳ thì kế
toán cần phải xác định doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ kế toán tương ứng với
phần công việc đã hoàn thành trong kỳ. Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung
cấp dịch vụ trong kỳ kế toán nhưng phải dựa trên cơ sở ước tính hợp lý. Khi kết quả
của một giao dịch cung cấp dịch vụ trong kỳ không thể xác định được chắc chắn thì
doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận trong kỳ và có thể thu
hồi.
- Có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập báo cáo kế toán.
Điều kiện này là cơ sở để doanh thu được xác định chắc chắn.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.

6


2.3. Đo lường doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu được đo lường trên cơ sở giá gốc. Doanh thu được xác định theo giá
trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong thực tế, đó là giá trị đã thỏa
thuận giữa doanh nghiệp với người mua dưới hình thức giá bán sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ được thể hiện trên hóa đơn. Tại thời điểm ghi nhận, doanh thu được xác định
theo công thức thức sau:
Công thức tính:

Doanh thu = Sản lượng sản phẩm đã tiêu thụ x Đơn giá bán trên HĐ

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và

doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì đơn giá bán trên hóa
đơn trong công thức là đơn giá bán chưa có thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thu ngoại tệ thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỉ giá hối đoái
bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại ngày giao dịch.
Doanh thu thuần là giá trị lợi ích kinh tế cuối cùng doanh nghiệp thu được từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Tuy nhiên một số trường hợp doanh thu không đơn thuần là giá bán ghi trên
hóa đơn. VD như:
7


- Trường hợp bán hàng trả góp: doanh thu bán hàng được ghi nhận tại thời
điểm sản phẩm, hàng hóa được xác định tiêu thụ là giá trị hiện tại của các khoản tiền
trong tương lai. Hay nói cách khác doanh nghiệp bán hàng được xác định trong
trường hợp này là giá bán thông thường không bao gồm lãi trả chậm. Phần lãi trả
chậm được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính tương ứng với số tiền lãi thực
tế phát sinh trong từng kỳ.
- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được trao đổi lấy sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ không tương tự thì việc trao đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh
thu
Doanh thu = Giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang đi trao đổi
Hoặc:
Giá trị hợp lý

Số tiền thu thêm
Doanh thu = của sp, hh, dịch vụ + (-) (số tiền trả thêm)
Nhận về

- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp
vẫn ghi nhận doanh thu nhằm phản ánh đầy đủ giá trị lợi ích kinh tế do doanh nghiệp
tạo ra:

Doanh thu = giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không được ghi nhận khoản lãi, lỗ nội bộ
nhằm ngăn chặn trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng giao dịch này để bóp méo lợi
nhuận của doanh nghiệp theo ý muốn của người quản lý.
3. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

8


3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
3.1.1. Chứng từ sử dụng
Khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản tiền phát sinh theo quy định,
doanh nghiệp phải lập hoá đơn. Việc bán hàng được thực hiện theo 2 phương thức
bán buôn và bán lẻ, do đặc điểm bán buôn và bán lẻ khác nhau nên tổ chức chứng từ
theo 2 phương thức này cũng có điểm khác nhau.
 Đối với phương thức bán buôn: khi hàng hóa, dịch vụ xác định tiêu thụ
Phòng kinh doanh lập hoá đơn GTGT (nếu doanh nghiệp tính và nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ) hoặc hoá đơn thông thường (nếu doanh nghiệp tính và
nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không nộp thuế GTGT). Hoá đơn
được lập từ 3 đến 5 liên tuỳ theo yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp. Hoá đơn là cơ sở
để doanh nghiệp ghi sổ kế toán doanh thu và các sổ kế toán có liên quan.
 Đối với phương thức bán lẻ: trường hợp bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cho

người tiêu dùng có giá trị dưới 100 ngàn mỗi lần thu tiền, nếu khách hàng không yêu
cầu giao hoá đơn thì doanh nghiệp không phải lập hoá đơn, nếu khách hàng yêu cầu
giao hoá đơn thì doanh nghiệp phải lập hoá đơn (hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn thông
thường) theo đúng quy định. Hàng hóa bán lẻ cho người tiêu dùng có giá trị dưới
mức quy định tuy không phải lập hoá đơn nhưng định kỳ nhân viên bán hàng phải lập
bảng kê khai bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo quy định giao cho bộ phân kế toán làm
căn cứ tính doanh thu và thuế GTGT
3.1.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, kế
toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ
- TK 521- chiết khấu thương mại
- TK 531- hàng bán bị trả lại

9


- TK 532- giảm giá hàng bán
 TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này sử dụng
để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong một kỳ hoạt
động kinh doanh. Ngoài ra, tài khoản này còn được dùng để phản ánh các khoản nhận
được từ Nhà nước từ trợ cấp, trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Kết cấu tài khoản này như sau:
TK 511
- Thuế TTĐB, thuế XK, - Doanh thu bán sản phẩm,
thuế GTGT phải nộp theo
hàng hóa, dịch vụ thực hiện
pp trực tiếp.

trong kỳ
- K/c chiết khấu TM, giảm
Giá hàng bán, doanh thu
Bán hàng bị trả lại.
- K/c doanh thu thuần vào
TK xác định KQKD
Các TK cấp 2: TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114- Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117- Doanh thu bất động sản đầu tư

TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ: TK này dùng để phản ánh doanh
thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
Kết cấu tài khoản này như sau:
TK 512
- Thuế TTĐB, thuế XK, - Doanh thu bán hàng và cung
thuế GTGT phải nộp theo cấp dịch vụ nội bộ phát sinh
pp trực tiếp.
trong kỳ.
- K/c chiết khấu TM,
giảmGiá hàng bán,
doanh thu Bán hàng bị trả
lại.
- K/c doanh thu nội bộ
thuần vào TK XĐ KQKD
10


Các TK cấp 2: TK 5121- Doanh thu bán hàng hoá

TK 5122- Doanh thu bán sản phẩm
TK 5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ
 TK 521- Chiết khấu thương mại: TK này dùng để phản ánh khoản chiết
khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua
hàng do việc người mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn.
Kết cấu TK:
TK 521
- Số CKTM
- K/C CKTM
đã chấp nhận
thanh toán cho
KH
 TK 531- Hàng bán bị trả lại: TK này dùng để phản ánh giá trị của số sản
phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do hàng không phù hợp với hợp đồng.
Kết cấu TK:



TK 531
- DT của số hàng - K/C DT hàng bán
bán bị trả lại
bị trả lại
về số sp, hh đã
bán
TK 532- Giảm giá hàng bán: TK này dùng để phản ánh khoản giảm giá

hàng bán thực tế do sản phẩm, hàng hóa sai quy cách, kém phẩm chất…

TK 532
- Khoản giảm giá

- K/C giảm giá
đã chấp nhận thanh
hàng bán
toán cho KH
3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.2.1. Kế toán bán hàng trực tiếp
Khi sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào hoá đơn GTGT
hoặc hoá đơn bán hàng thông thường thì kế toán sẽ ghi nhận doanh thu.
Sơ đồ:

TK 511

TK 111,112,131

11


Doanh thu bán hàng

TK 33311
VAT
(nếu có)
3.2.2. Kế toán bán hàng đại lý
- Bên nhận đại lý hạch toán doanh thu khi nhận được hoá đơn về chi phí hoa
hồng được hưởng do bên giao đại đại lý lập.
- Bên giao đại lý hạch toán doanh thu khi nhận được báo cáo bán hàng của bên
nhận đại lý.
Kế toán ở bên giao đại lý
Sơ đồ:
TK 511


TK 131

DT bán hàng
(1)

TK 641
hoa hồng đại lý

(2)
TK 133

TK 33311
VAT
(nếu có)

VAT
(nếu có)

Kế toán ở bên nhận làm đại lý
Sơ đồ:
TK 003
TK 511
TK 331
(1) nhận (2) xuất
hàng bán hàng bán
hoa hồng
đại lý
đại lý
(4)

TK 3331

TK 111,112,131
(3) số tiền
bán hàng

12


VAT
TK111,112
(5) thanh toán
tiền cho bên
giao đại lỳ
3.2.3. Kế toán bán hàng theo phương thức trả góp
Sơ đồ:
TK 511
TK 131
Giá bán thông
thường

TK 111,112

(2) KH thanh toán
tiền cho DN

TK 33311
VAT (1) tổng
số tiền
KH phải

thanh toán
TK 3387

TK 515

CK xác định
lãi trả góp
số lãi được ghi
nhận vào DT tc
trong kỳ
3.2.4. Kế toán bán hàng nội bộ
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, xuất dùng để trả lương cho người lao động, để
biếu tặng cho các cá nhân, đơn vị bên ngoài doanh nghiệp được trang trải bằng quỹ
phúc lợi.
Sơ đồ:
TK 512

TK 334,4311

Doanh thu bán hàng
nội bộ
13


TK 33311
VAT
(nếu có)
- Đối với sản phẩm, hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi, quảng cáo
Sơ đồ:
TK 512

TK 627,641,642
Doanh thu bán hàng
nội bộ
TK 33311
VAT
(nếu có)
- Đối với sản phẩm, hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ
Trường hợp 1: Đơn vị bán hàng sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Sơ đồ:
TK 155,156
TK 157
Khi xuất hàng
cho đơn vị mua
Định kỳ khi nhận Bảng kê hoá đơn hàng hóa bán ra do các đơn vị nội bộ mua
chuyển đến, đơn vị lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn thông thường về số hàng đã bán
gửi cho các đơn vị nội bộ mua.
TK 512
TK 111,112,136
DT nội bộ

TK 157

TK 632

(2) GV của hàng
đã bán
(1)
TK 33311
14



VAT
Trường hợp 2: Đơn vị bán hàng sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán
hàng thông thường
Sơ đồ:
TK 512
TK 111,112,136
Ghi DT nội bộ
ngay khi
giao hàng
(1)
TK 33311

TK 155,156

TK 632

(2)GV của số hàng
xuất bán

3.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Kế toán chiết khấu thương mại
Sơ đồ:
TK 111,112,131

TK 521

CKTM
TK 3331
VAT

(nếu có)
- Kế toán giảm giá hàng bán
Sơ đồ:
TK 111,112,131
TK 532
giảm giá
hàng bán
TK 3331
VAT
15


(nếu có)
- Kế toán hàng bán bị trả lại
Sơ đồ:
TK 111,112,131
TK 531
Hàng bán
bị trả lại
TK 3331
VAT
(nếu có)
4. Kế toán giá vốn hàng bán và xác định lợi nhuận gộp
4.1. Kế toán giá vốn hàng bán
4.1.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo hệ thống kê khai thường xuyên
TK sử dụng: TK 632- giá vốn hàng bán. TK này được sử dụng để phản ánh giá
vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu của TK:
TK 632
- Giá vốn của sp, hh, dv, đã tiêu thụ - Giá vốn hàng bán bị trả lại

trong kỳ
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá
- Cp NVL TT, NC TT vượt mức bình HTK cuối năm tài chính.
thường
- Kết chuyển giá vốn của sp,
- Cp SXC cố định không tính vào
hh, dv đã tiêu thụ trong kỳ.
gthành do DN sx thấp công suất bình
thường.
- Giá trị HTK hao hụt mất mát sau
khi trừ bồi thường.
- Lập dự phòng giảm giá HTK
- Thuế GTGT đầu vào không được
khầu trừ
Sơ đồ kế toán:
TK 632

TK 155,156
16


TK 154
TP SX ra tiêu thụ ngay không NK TP, HH bị trả lại NK
TK 157
TP SX ra gửi đi
bán không NK
khi hàng gửi đi
TK 155,156
bán được xác định
TK 911

TP, HH xuất gửi
tiêu thụ
CK, K/C GVHB
đi bán
của TP, hh, dv
đã tiêu thụ trong kỳ
XK thành phẩm, hàng hóa để bán
TK 159
TK 154
hoàn nhập dự phòng
CK, K/C giá thành dịch vụ hoàn
giảm giá HTK
thành tiêu thụ trong kỳ
trích lập dự phòng giảm giá HTK
4.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán theo hệ thống kiêm kê định kỳ
- TK sử dụng: TK 632- Giá vốn hàng bán. TK này dùng để phản ánh giá thực
tế của thành phẩm nhập xuất trong kỳ.
Kết cấu tài khoản:

TK 632

- Kết chuyển giá thành thực tế - Kết chuyển giá thành thực tế
của thành phẩm tồn ĐK
của thành phẩm tồn CK
- Giá thành thực tế
- Giá thành thực tế
của thành phẩm sx hoàn thành của thành phẩm tiêu thụ
trong kỳ
trong kỳ
- Sơ đồ kế toán:

TK 155
TK 632
TK 155
ĐK, K/C trị giá vốn của CK, K/C trị giá vốn
thành phẩm tồn ĐK
của TP tồn kho CK
TK 157
TK 157
ĐK, K/C trị giá vốn của CK, K/C trị giá vốn
TP đã gửi đi bán chưa của TP đã gửi đi bán
xác định là tiêu thụ
nhưng chưa XĐ là tiêu
TK 611
thụ
17


TK 911
CK, XĐ và K/C trị giá
vốn của hh đã xuất bán
được xác định là tiêu thụ
TK 631

CK, K/C GV hàng
bán của TP, hh, dv

CK, XĐ và K/C giá thành
của TP hoàn thành NK
giá thành dv đã hoàn thành
4.2. Xác định lợi nhuận gộp

Công thức:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
Trong đó: Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu

18


Phần hai: Tình hình kế toán tiêu thụ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Điện lực Đà Nẵng
1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà
Nẵng
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Điện lực Quảng Nam Đà Nẵng, là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty
Điện lực 3, được thành lập sau ngày Miền Nam giải phóng, trên cơ sở tiếp quản nhà
máy Diezel, hệ thống lưới điện của Công ty Sipea để lại. Tên gọi đầu tiên khi thành
lập là sở quản lý phân phối quản lý điện QNĐN được thành lập theo quyết định số
515/ĐMT.3 của Công ty Điện lực Miền Trung do Giám đốc công ty Cao Thành Tài
ký ngày 11/01/1977, trụ sở đặt tại 35 Phan Đình Phùng với chức năng sản xuất, quản
lý và kinh doanh điện.
Đến năm 1986 đổi tên sở quản lý và phân phối điện QNĐN thành sở Điện lực
QNĐN. Sau đó năm 1996 khi ngành điện chuyển sang hạch toán kinh doanh bàn
giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho các sở công nghiệp, ngày 08/03/1996
theo quyết định số 257/ĐVN của Tổng giám đốc công ty Điện lực Việt Nam đổi tên
sở Điện lực QNĐN thành Điện lực QNĐN.
Năm 1997 sau khi có quyết định tách tỉnh QN và thành phố Đà Nẵng trực
thuộc trung ương. Ngày 14/03/1997 theo quyết định số 255 ĐVN/TCCB-LĐ của
Tổng giám đốc tổng công ty Điện lực Việt Nam, điện lực QNĐN được tách thành
điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng .
Ngày 01/7/2006, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (viết tắt là Công ty
Điện lực Đà Nẵng hay DNP) chính thức được thành lập theo quyết định số


19


140/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính Phủ, là đơn vị thành viên
trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, lưới điện của Công ty Điện lực Đà
Nẵng đã trở thành một bộ phận thống nhất của lưới điện quốc gia, phù hợp với yêu
cầu phát triển phụ tải và chỉnh trang của Thành phố. Công ty Điện lực Đà nẵng tiếp
tục phấn đấu từng bước quy hoạch, mở rộng hệ thống nguồn - lưới điện để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai và phấn đấu nâng
cao chất lượng điện năng ngày càng cao đáp ứng với nhu cầu sử dụng điện của nhân
dân và khách hàng dùng điện (nhất là các khu công nghiệp, nhà cao tầng...).
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp điện


Đặc điểm của quá trình sản xuất và phân phối điện

- Khác với những sản phẩm khác, quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy
ra đồng thời nhau.
- Điện năng có thể truyền tải đi rất xa, để đảm bảo hiệu quả kinh tế các nhà
máy điện thường được xây dựng gần những vùng có mỏ than hay nguồn thủy điện
dồi dào hoặc khu đông dân cư là nơi tiêu thụ nhiều điện.
- Việc sản xuất, truyền tải và cung cấp điện năng luôn luôn được thực hiện theo
một kế hoạch chung trong khuôn khổ hệ thống điện (phát điện – truyền tải – phân
phối)


Đặc điểm về mạng lưới điện


Điện năng sau khi được sản xuất từ các nguồn phát được truyền tải, phân phối
đến các hộ tiêu thụ nhờ mạng lưới truyền tải. Mạng lưới điện bao gồm: đường dây tải
điện, trạm biến áp và hộ tiêu thụ điện.
- Đường dây tải điện là bộ phận truyền tải điện năng từ các nguồn phát đến hộ
tiêu dùng.

20


- Trạm biến áp: dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp
khác.
- Hộ tiêu dùng là khâu cuối cùng của hệ thống cung cấp điện, biến điện thành
các dạng năng lượng khác sử dụng trong sản xuất hoặc ánh sáng tận dụng.
Nguồn lực của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng


Cơ sỏ vật chất kỹ thuật của Công ty

- Mặt bằng nhà xưởng:
Tổng diện tích đất đai và nhà xưởng của Công ty Điện lực Đà Nẵng như sau:
TT

Tên công trình (đơn vị)

Địa điểm

1
2
3

4
5
6
7
8

Trụ sở văn phòng Công ty
Trụ sở Chi nhánh điện KV 1
Trụ sở Chi nhánh điện KV 2
Trụ sở Chi nhánh điện KV 3
Trụ sở Chi nhánh điện KV 4
Nhà máy phát điện dự phòng Cầu
Đỏ
Đội Thí nghiệm và Phân Xưởng
điện
Chi nhánh Thanh Khê

35
Phan
Đình
Phùng
391 Trưng
Nữ
vương
Tôn Đức Thắng
Ngô Quyền
Cách Mạng T.Tám
Hoà Thọ
391 Trưng
Nữ

Vương
Phú Lộc
Tổng cộng

Diện tích
(m2)
2.920
5.157
4.446
3.948
2.500
39.900
5.253
3000

67.124

Ngoài diện tích đất sử dụng để bố trí văn phòng làm việc và nhà xưởng, thì tại
mỗi đơn vị vẫn còn một số diện tích đất để bố trí vườn hoa, cây cảnh, non bộ và sân
chơi thể thao…nhằm tạo cho môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, văn minh cho
CBCNV cũng như khách hàng đến liên hệ công tác.
- Máy móc thiết bị:
Hiện nay Công ty Điện lực Đà nẵng đang quản lý khối lượng tài sản máy móc,
vật tư thiết bị khá lớn: bên cạnh nguồn Diezel tại Nhà máy phát điện Cầu Đỏ, Công
ty quản lý 05 trạm biến áp 110KV, với tổng công suất 365MVA; Hệ thống điện
truyền tải và phân phối với 707km đường dây trung áp , 857km đường dây hạ áp và

21



1768 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 662.200 KVA. Hệ thống thiết bị máy
móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực
Đà nẵng nhìn chung đáp ứng với yêu cầu sản xuất thực tế. Hàng năm, Công ty đều
lập kế hoạch sửa chữa lớn, duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ, bên cạnh đó
còn tổ chức sắp xếp, phân loại máy móc thiết bị cũ để tổ chức bán thanh lý và thay
thế vào đó các một số trang thiết bị mới, hiện đại để phục vụ tốt hơn và đáp ứng yêu
cầu công việc của Công ty.
Trong tương lai, Công ty sẽ chủ động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
đa ngành nghề như: Thành lập Công ty cổ phần truyền hình cáp – internet, công ty cổ
phần thuỷ điện, đại lý bảo hiểm… chắc chắn sẽ trang bị thêm nhiều thiết bị mới, hiện
đại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.
 Nguồn vốn của Công ty

2005
Chỉ tiêu
I/Tổng tài sản
lưu động
1/ Tiền
2/ Các khoản phải
thu
3/ Hàng tồn kho
4/ Tài sản lưu
động
5/ Chi phí sự
nghiệp
II/ Tài sản cố
định và đầu tư
dài hạn
1/ Tài sản cố định
2/ các khoản đầu

tư tài chính DH
3/ Các khoản ký
cược,

2006

2007

Tt
Tt
Tt
SL
%
SL
%
SL
%
64.843.734.529 13 166.628.295.91 27 197.809.385.63 28
,6
1 ,7
8
8.335.421.977
93.938.967.107
125.229.076.07
0
21.052.241.384
31.834.105.457
27.343.590.197
33.906.863.331
1.549.207.837


32.654.071.524
8.201.151.823

38.780.840.584
6.455.878.787

412.045.096.300 86 433.917.974.92 72 506.762.952.41
,4
4 ,3
9
374.558.515.838

427.877.652.93
0

479.953.352.01
8
11.200.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

72

22



4/ CP trả trước dài
hạn

TỔNG TÀI SẢN
III/ Nợ phải trả
1/ Nợ ngắn hạn
2/ Nợ dài hạn
3/ Nợ khác
IV/ Nguồn vốn
chủ sở hữu
1/ Nguồn vốn kinh
doanh
2/ Nguồn kinh phí
TỔNG NGUỒN
VỐN

11.106.064.669

6.034.312.994

10 600.546.270.83 10
476.888.830.829 0
5 0
352.397.495.795 73 468.378.961.48 78
,9
1
344.929.503.064
326.637.704.04
4

5.096.521.507
140.410.540.91
3
2.371.471.224
1.330.716.524
124.491.335.034 26 132.167.309.35 22
,1
4
120.270.994.958
131.130.120.78
2
4.220.340.076
1.037.188.572
10 600.546.270.83 10
476.888.830.829 0
5 0

15.603.600.401

704.572.338.05
7
380.334.951.69
2
248.203.769.21
6
130.434.197.51
2
1.696.984.964
324.237.386.36
5

319.235.085.08
5
5.002.301.280
704.572.338.05
7

10
0
54

46

10
0

 Nguồn nhân lực của Công ty
2006
2007
2005
Số
Tăng
Số
Tăng
Số
Tăng so
lượn so với lượn so với lượng với năm
Danh mục
g
năm
g

năm
trước
trước
trước
Tổng số cán bộ công
721 2,85%
771
6,93
868
12,6%
nhân viên
%
1. Tính chất công việc
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
- Lao động trực tiếp
539 74,7%
582 75,5%
789
90,9%
- Lao động gián tiếp
182 25,2%
189 24,5%
79
9,1%
2. Giới tính
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ

- Nam
586 81,3%
634 82,2%
682
78,6%
23


- Nữ
3. Trình độ học vấn
- Sau đại học (thạc sĩ)
- Đại học
- Trung cấp
- Lao động phổ thông
- Công nhân kỹ thuật

135
6
149
39
5
522

18,7%
Tỉ lệ
0,83%
20,7%
5,40%
0,69%
72,4%


137 17,8%
Tỉ lệ
8 1,04%
156 20,2%
51 6,61%
5 0,65%
551 71,5%

186
Tỉ lệ
8
205
63
21
571

21,4%
0.92%
23,6%
7,25%
2,4%
65,83%

Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

GIÁM ĐỐC

PGĐ VIỄN

THÔNG
CNTT
PGĐ
KINHVÀ
DOANH

PGĐ SẢN XUẤT

Phòng Phòng
kỹ thuật kỹ thuật
an toàn

Đội thí
nghiệm
- đo
lường

Đội
quản lý
vận
hành
110 KV

PX
phát
điện
cầu đỏ

Phân
xưởng

điện

Phòng
quản lý
xây
dựng

Phòng
điều độ

Phòng
kinh
doanh

TT viễn
Phòng
thông
vật tưvà

24 CNTT


Văn
phòng

Phòng
kế
hoạch

Phòng

tổ chức
lao
động

Phòng
tài
chính
kế toán

Phòng
thanh tra
BV và
pháp chế

Chi
nhánh
điện
KV1

Chi
Chi
nhánh
nhánh
điện
điện
thanh
KV3
KV4
khê


Chi
nhánh
điện
KV2

25


×