Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người cơtu từ thực tiễn tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.07 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ DUY THẮNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠTU
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ DUY THẮNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠTU
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

:

838.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Lê Duy Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠTU ...6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển
văn hóa tộc người Cơtu ...................................................................................................6
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu .......14
1.3. Phương thức quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu .16
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa
tộc người Cơtu ...............................................................................................................20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠTU TỪ THỰC TIỄN TỈNH
QUẢNG NAM ..............................................................................................................25
2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử của tộc người Cơtu tại tỉnh Quảng Nam .................25
2.2. Khái quát về văn hóa tộc người Cơtu .....................................................................28
2.3. Tình hình quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam .............................................................................................39
2.4. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát
triển văn hoá tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ..........................................58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC
NGƯỜI CƠTU TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM ........................................64
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa
tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ................................................................64
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển
văn hóa tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ..................................................65
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa
tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ................................................................68
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là nền tảng sinh hoạt tinh thần của con người trong xã hội, phản ánh
trình độ phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Đất nước ta đang trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cao. Bên cạnh
những thay đổi, chuyển biến về mặt kinh tế nói chung, xã hội đã đặt ra cho lĩnh vực
văn hóa nhiều vấn đề mới. Đặc biệt là những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi của cơ
cấu kinh tế, kết cấu xã hội và sự biến đổi của cơ chế quản lý. Bên cạnh đó còn có

những vấn đề văn hóa nảy sinh từ quá trình đô thị hóa gắn liền với tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, trình độ dân trí được nâng cao cũng làm cho nhu
cầu hưởng thụ văn hóa gia tăng về quy mô và chất lượng. Sự chuyển tiếp thế hệ còn
đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống sao cho đảm bảo được
sự phát triển bền vững của đất nước.
Bản sắc văn hoá của một dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng
trường tồn cùng dân tộc đó. Một mặt nó phản ánh sinh động đời sống kinh tế - xã hội
của dân tộc, mặt khác nó cũng là dấu hiệu đặc trưng để chúng ta phân biệt và nhận biết
dân tộc này với dân tộc khác.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống có ý nghĩa sống còn đối
mới mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đặc biệt trong xu thế hội nhập với cơ chế thị trường
hiện nay thì vấn đề này càng được chú trọng và quan tâm hơn bao giờ hết.
Lịch sử văn hóa dân tộc Cơtu là một bộ phận, góp phần làm phong phú thêm
kho tàng văn hóa Việt Nam. Với số dân đứng thứ hai sau dân tộc Kinh ở Quảng Nam,
cộng đồng dân tộc Cơtu có từ lâu đời với đời sống tâm linh phong phú đã hình thành
nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Song những giá trị truyền
thống của dân tộc này có nguy cơ mai một do chịu sự tác động bởi những mặt trái của
nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện chính sách định cư, quy
hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa tộc người
Cơtu là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giai
đoạn hiện nay.
1


Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài "Quản lý Nhà nước về bảo tồn
và phát triển văn hóa tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam" làm luận
văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đề tài được thực
hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước đối với quá trình bảo tồn và
phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc Cơtu ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và nền văn
hoá dân tộc Việt Nam nói chung, làm cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng một nền văn

hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh
khác nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như:
"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994; "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001; "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học,
2002; "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên); "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb
Văn hóa Thông tin, 2003.
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
“Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 1997; "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Ngô Văn Lệ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1998; Đề tài: "Văn hóa truyền thống của các dân tộc Jrai và Bahnar
ở tỉnh Gia Lai hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Triết học của Lê
Thị Mỹ Vân, 1999, Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội; "Văn hóa truyền thống các
dân tộc thiểu số trong cuộc sống hôm nay", Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, số 7/2000; Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu
số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa...
Nghiên cứu về văn hóa dân tộc Cơtu, cũng có nhiều công trình với nhiều tác
phẩm, dẫn liệu mà chủ yếu là điều tra, truy tìm và giới thiệu những giá trị văn hóa ở
dạng vật thể, phi vật thể, trong đó tiêu biểu có:
Trong cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về văn hóa dân tộc Cơtu là “Tìm hiểu
2


văn hóa Ka Tu”, Nxb Thuận Hóa, năm 2002, tác giả Tạ Đức đã nêu những vấn đề và
cách lý giải những khía cạnh đời sống văn hóa của dân tộc Cơtu, qua đó người đọc có
thể tiếp cận những giá trị và các tập tục của người Cơtu ở Quảng Nam.

Trong cuốn “Nhà Gươl của người Cơtu”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, năm
2006, tác giả Đinh Hồng Hải bằng việc mô tả kiến trúc Gươl và các lễ hội văn hóa của
người Cơtu, đã chỉ ra những khía cạnh đời sống tinh thần của người Cơtu ở Quảng Nam.
Tác giả Lưu Hùng trong cuốn “Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơtu”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, năm 2006, đã giới thiệu những nét chính của văn hóa dân tộc
Cơtu, những giá trị tín ngưỡng và tập tục diễn ra trong đời sống của người Cơtu ở
Quảng Nam.
Viết về chính bản thân mình cùng với những nét đặc trưng của dân tộc mình,
tác giả Bh’riu Liếc trong cuốn “Văn hóa người Cơtu”, Nxb Đà Nẵng, năm 2009, đã
trình bày một cách sinh động về tộc danh, phạm vi cư trú, tính cách con người cùng
với những phong tục, tập quán và các lễ hội cổ truyền của người Cơtu ở Quảng Nam.
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, cuốn “Ka Tu- kẻ
sống đầu ngọn nước”, Nxb Thuận Hóa, năm 2005, đã lý giải về nguồn gốc hình thành
tộc người, phạm vi cư trú và tộc danh của người Cơtu, đồng thời tác giả cũng nêu một
số phong tục, tập quán, lễ hội của dân tộc này.
Cuốn tư liệu “Người Cơtu ở Việt Nam”, Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2009 của
Trần Tấn Vịnh đã ghi lại bằng hình ảnh, miêu tả văn hóa người Cơtu ở Quảng Nam
trong cuộc sống hằng ngày và các sinh hoạt lễ hội.
Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ mang tính chất khái quát chung về
bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong
tục tập quán của người Cơtu, những nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc
Cơtu chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ Quản lý nhà nước
về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Chính
vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tổng quát là xây dựng luận cứ khoa học cho các giải
3



pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc
người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và các dân tộc khác trên cả nước
nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận và pháp luật liên quan đến
quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa ở Việt Nam.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển
văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó, chỉ rõ những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó trong quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát triển văn tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu tại tỉnh Quảng Nam
nói riêng, trên địa bàn cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát
triển văn hóa, thực trạng bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và tìm ra phương hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là một vấn đề có nội dung rất rộng, trong khuôn khổ của một
luận văn cao học, học viên chỉ đề cập và nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề
cơ bản của quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh đó, học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để giải

4


quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về quản lý nhà nước về bảo tồn và
phát triển văn hóa góp phần nâng cao lý luận, nhận thức về bảo tồn và phát triển văn
hóa dân tộc.
Những kết luận rút ra từ bảo tồn và phát triển văn hóa và thực tiễn bảo tồn và
phát triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn là cơ sở để hình
thành phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước về bảo tồn và phát
triển văn hóa tộc người Cơtu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và các dân tộc
khác trên cả nước nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp tích cực cho việc hoàn
thiện pháp luật về quản lý nhà nước. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
học tập, nghiên cứu cho sinh viên và các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý trong quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát triển văn hóa tộc người Cơtu.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc
người Cơtu tại tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơtu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

5



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠTU
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo tồn và
phát triển văn hóa tộc người Cơtu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn
hóa tộc người Cơtu
Để đưa ra được khái niệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa
tộc người Cơtu thì cần phải tìm hiểu một số thuật ngữ sau:
Văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật
như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các "Trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi
chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: Văn hóa là cách sống bao
gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người, trong quá trình phát
triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí
thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính
con người không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con
người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có
con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của mình.
Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã
hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó, đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội
mà các cá thể là thành viên.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và

văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
6


giá trị, những tập trung và tín ngưỡng.
Văn hóa tộc người Cơtu: Văn hóa tộc người Cơtu là toàn bộ giá trị vật chất và
tinh thần được sáng tạo trong quá trình đấu tranh sinh tồn tạo dựng cuộc sống cộng
đồng của tộc người Cơtu. Nền văn hóa Cơtu được hình thành và gắn bó với núi rừng
tự nhiên của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Văn hóa của tộc người Cơtu gồm những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể rất độc đáo, phong phú, đa dạng và tinh tế đã cùng với
giá trị văn hóa của các dân tộc anh em khác tạo nên nền văn hóa của dân tộc Việt
Nam.
Tuy có những nét tương đồng với một số dân tộc anh em khác nhưng văn hóa
tộc người Cơtu có những nét đặc trưng riêng rất phong phú, đa dạng và tinh tế. Nét
độc đáo đậm đà bản sắc văn hóa của tộc người Cơtu được biểu hiện rõ với những giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Văn hóa vật thể tộc người Cơtu: Văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa tồn tại
một cách hữu linh, con người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các
giác quan (hiện vật…) có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được cộng đồng dân tộc,
nhân loại thừa nhận. Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hoá nhân loại, thể hiện
đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động
sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử
dụng và thẩm mỹ nhằm phục vụ cuộc sống con người.
Văn hóa vật thể của tộc người Cơtu được biểu hiện rất rõ với những giá trị văn
hóa vật thể như: Gươl; kiểu dáng nhà sàn truyền thống; các đồ dùng trang sức; dụng
cụ sản xuất, tự vệ; các phương tiện để săn bắn thú rừng; nhạc cụ cồng, chiêng, tù và;
nhà mồ…
Văn hóa phi vật thể tộc người Cơtu: Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh
thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được
lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền

khác. Bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn,
truyền miệng diễn xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ
công, truyền thống tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục
truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác.
7


Văn hóa phi vật thể của tộc người Cơtu gồm những tri thức về mối quan hệ của
người Cơtu với môi trường tự nhiên và cuộc sống như kinh nghiệm về mùa vụ, sức
khỏe, ẩm thực; những sáng tạo trong văn học truyền khẩu dân gian như truyện cổ tích,
ca dao, dân ca, dân vũ; nghệ thuật tạo hình như kiến trúc nhà sàn, điêu khắc, chạm trổ
hoa văn; trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực; tiếng nói, chữ viết Cơtu, lễ hội…
Tóm lại, văn hóa của tộc người Cơtu gồm những giá trị văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể rất độc đáo, phong phú, đa dạng và tinh tế đã cùng với giá trị văn hóa
của các dân tộc anh em khác tạo nên nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tộc người được hiểu như thế nào? Hiện nay, khái niệm dân tộc được sử dụng
trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại
chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc
là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn
hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch
sử. Ví dụ: Dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm, dân tộc Cơtu...
Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc
(tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư
và có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi
dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về
nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân
tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. Ví dụ: dân tộc
Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao
quần chẹt, Dao Thanh phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng.

Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: Dân tộc
Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Lào... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm
dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác
nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được
hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống
nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân
cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch.
8


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×