Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bình dương ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.83 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN BẢO CHIÊU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG HƢỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN BẢO CHIÊU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG HƢỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BÌNH DƢƠNG

Chuyên ngành

: Chính sách công

Mã số


:

834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của Quý thầy, cô đang công tác, giảng
dạy tại Học viện Khoa học Xã hội. Từ đó, giúp tôi có điều kiện tiếp cận và
cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về khoa học Chính sách công, phục vụ tốt
hơn cho công tác chuyên môn của bản thân.
Đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp, tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc, Khoa Chính sách công và
tập thể giảng viên đang công tác tại Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến GS. TS. Bùi Thế Cƣờng, người đã dành thời gian và tâm
huyết để truyền đạt cho tôi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu, tận tình
hướng dẫn tôi với tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc và lãnh đạo
HVKHXH đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi

những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý
kiến đóng góp quý báu của Quý thầy, cô và các bạn học viên để luận văn có
giá trị thực tiễn hơn.
Trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc./.
Bình Dương, tháng 2 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Bảo Chiêu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY NGHỀ CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG HƢỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ........................................... 7
1.1 Một số khái niệm......................................................................................... 7
1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về dạy nghề cho người lao
động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................. 12
1.3. Khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách dạy
nghề cho lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp ............................................ 15
1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề cho
người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.................................................. 16
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao

động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................. 23
1.6 Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề cho
người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.................................................. 27
1.7. Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao
động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................. 29
1.8. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao động
hưởng Bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ CHO NGƢỜI
LAO ĐỘNG HƢỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................................................... 32
2.1 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương ....................... 32
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao động
hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Dương .......................................... 34


2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách dạy nghề cho người
lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Dương ........................... 40
2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách dạy
nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Dương. 43
2.5. Kết quả thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao động hưởng Bảo
hiểm thất nghiệp tại Bình Dương .................................................................... 45
2.6 Đánh giá chung tình hình thực hiện chính sách dạy nghề cho người lao
động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................. 48
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DẠY NGHỀ
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG HƢỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................................... 54
3.1 Định hướng phát triển công tác dạy nghề cho người lao động hưởng bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.............................................. 54
3.2. Mục tiêu phát triển chương trình dạy nghề .............................................. 58
3.3 Hệ thống các giải pháp .............................................................................. 61

KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN

:

Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp


CSDN

:

Cơ sở dạy nghề

DN

:

Doanh nghiệp

GTVL

:

Giới thiệu việc làm

HN

:

Học nghề

ILO

:

International Labour Organization

(Tổ chức Lao động Quốc tế)

KTLĐ

:

Kinh tế lao động

LĐ-TB&XH

:

Lao động – Thương binh và Xã hội

NLĐ

:

Người lao động

NSDLĐ

:

Người sử dụng lao động

TCTN

:


Trợ cấp thất nghiệp

TTDVVL

:

Trung tâm Dịch vụ việc làm

TVGTVL

:

Tư vấn giới thiệu việc làm

TTQGDVVL :

Trung tâm quốc gia dịch vụ việc làm

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XKLĐ

:

Xuất khẩu lao động



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hầu hết các nước trên thế
giới phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được biểu lộ một
cách rõ nét, nó là hệ quả tất yếu của phát triển công nghiệp. Giảm thất nghiệp và
bảo vệ người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp không chỉ là nhiệm vụ riêng
của từng quốc gia mà trở thành mục tiêu chung của các tổ chức quốc tế, tổ chức liên
kết kinh tế và các khu vực...
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát
triển, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường
đã đặt ra nhiều thách thức như: Sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn
đến mất việc làm và thất nghiệp. Vấn đề giải quyết việc làm, chống thất nghiệp trở
thành vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các giải pháp
mang tính truyền thống đưa người lao động tìm kiếm việc làm như tư vấn, giới
thiệu việc làm thì một trong những giải pháp hiệu quả đưa người lao động sớm quay
lại thị trường lao động đó chính là đào tạo nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
Đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng để NLĐ thất nghiệp nâng cao
tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó có cơ hội sớm tìm được việc làm. Việc
tư vấn học nghề đóng vai trò quan trọng, có thể giúp người lao động hiểu rõ các
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu
cầu của thị trường,… qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp phù hợp cho người
thất nghiệp.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, tỉnh Bình Dương đang trên con
đường phát triển thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và phấn đấu đến năm
2020 là thành phố trực thuộc Trung ương,; bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục


1


vụ sự nghiệp công nghiệp hóa thì nguồn nhân lực có tay nghề là một vấn đề đang
được đặt ra hàng đầu tại Bình Dương.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN trên địa bàn
tỉnh đã được sự đồng thuận của các cấp, các ngành và người lao động. Chính sách
của Đảng, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để người lao động có thể tham gia học
nghề nhằm tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời
sống an sinh xã hội. Với chính sách trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư, Bình Dương
trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc
làm không những cho lao động trong tỉnh mà còn cho lao động từ các tỉnh khác đến.
Hiện nay, tổng số DN đang hoạt động tại tỉnh là 11.850 DN, tổng số lao động có
việc làm trong các DN đang hoạt động là 920.263 người. Hàng năm, số lao động
đến đăng ký và làm hồ sơ hưởng TCTN, số người lao động hưởng TCTN có nhu
cầu học nghề tăng cao theo từng năm. Chính vì vậy Chính sách dạy nghề cho NLĐ
hưởng BHTN được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh những điểm tích cực, chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN cũng
đã và đang bộc lộ những bất cập, hạn chế.
Xuất phát từ nhận định trên, nghiên cứu vấn đề “Thực hiện chính sách dạy
nghề cho người lao động hưởng BHTN từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” là yêu cầu
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tôi lựa chọn vấn đề này làm luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm qua ở Việt Nam đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu về
chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, chính sách đào tạo nghề; đào tạo nghề cho người
lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp .. theo nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như
những công trình sau đây.
- Tác giả Phan Chính Thức đã có nghiên cứu “Những giải pháp phát triển

đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những
khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải

2


pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta [34].
- Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục
nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận
diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt
Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đến đội ngũ giáo viên, chất lượng
giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề
nghiệp [35].
- Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến đã có nghiên cứu về “Phát
triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”. Trong nghiên cứu này,
các tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Những nội dung về
đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp
với thiết bị, công nghệ của sản xuất, nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật [5].
- Tác giả Trần Khánh Đức đã nghiên cứu, xuất bản “Giáo dục kỹ thuật - nghề
nghiệp và phát triển nguồn nhân lực”, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002. Nội dung
cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và giải pháp giáo dục kỹ thuật - nghề
nghiệp và phát triển nguồn nhân lực [15].
Các công trình nghiên cứu, bài viết trên mới chỉ đề cập riêng lẻ lĩnh vực việc
làm, thất nghiệp, hoặc mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng thể về nâng cao hiệu
qủa công tác đào tạo nghề nói chung mà chưa đi sâu vào đào tạo nghề cho người lao
động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế

thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp
việc khảo sát những vấn đề mới nẩy sinh, nhất là về thực tiễn thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Từ đó, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về chính sách đào
tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN, những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN, luận văn phân tích thực trạng thực hiện
chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN tại Bình Dương, chỉ ra xu hướng phát
triển chính sách đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN tại tỉnh Bình Dương hiện
nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chính sách phù hợp với tình hình
thực tế và chủ trương phát triển KT-XH nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách dạy nghề cho NLĐ
hưởng BHTN.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng
BHTN và các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN
tại tỉnh Bình Dương.
- Nghiên cứu đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách dạy nghề cho NLĐ
hưởng BHTN nói chung và nhằm nâng cao hiệu quả chính sách dạy nghề cho
NLĐ hưởng BHTN tại tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN, cụ thể là nghiên cứu giải
pháp và các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng
BHTN dưới góc độ khoa học chính sách công.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng
BHTN tại tỉnh Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2010 đến tháng 12 năm 2016.

4


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính
sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khai thác thông tin dữ
liệu từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: các văn bản chỉ đạo
của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành ở TW và địa phương; thu thập thông tin trên mạng
internet, một số sách, báo, tạp chí và công trình nghiên cứu khác như các báo cáo,
tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách chính sách đào tạo nghề cho người lao động
hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết hợp với tiếp cận,
cập nhật những vấn đề, những lĩnh vực mới mẻ trong đời sống KT-XH từ thực
tiễn tỉnh Bình Dương, phù hợp với yêu cầu của cấu trúc luận văn.
- Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Tác giả tập trung vào
phương pháp phỏng vấn sâu đối với đối tượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản
lý và phỏng vấn đối với các chủ thể chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN

trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tác giả lựa chọn 6 đối tượng tham gia phỏng vấn sâu các câu hỏi, các nội
dung tập trung vào việc thực tiễn thực hiện chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng
BHTN. Các đối tượng phỏng vấn đại diện cho các nhóm chủ thể trong quá trình
thực thi chính sách dạy nghề cho NLĐ hưởng BHTN, đó là: Lãnh đạo cơ quan
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề ( Sở LĐ-TB&XH); Lãnh đạo cơ
quan BHXH; Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm; Đại diện cơ sở dạy nghề; Đại
diện doanh nghiệp; Đại diện NLĐ hưởng BHTN.

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×