Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

“THỰC TRẠNG hệ THỐNG cây TRỒNG tại HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH đắk lắk”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.32 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HOÀNG THẢO MY
LỚP: CH KTNN K11

TÊN ĐỀ TÀI
“ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA,
TỈNH ĐẮK LẮK”

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HOÀNG THẢO MY
LỚP: CH KTNN K11

TÊN ĐỀ TÀI
“ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA,
TỈNH ĐẮK LẮK ”

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Minh


Đắk Lắk, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤ

MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
1, Đặt vấn đề.........................................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................5
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................5
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................5
4. Giới hạn của đề tài............................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................6
1.1. Lý thuyết về hệ thống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây
trồng.....................................................................................................................6
1.2. Những việc cần thực hiện trong đề tài.....................................................11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................11
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................12
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................13
3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.................................13
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................13
3.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................................13
3.1.3. Khí hậu.......................................................................................................13
3.1.4. Thủy văn....................................................................................................14
3.1.5. Các nguồn tài nguyên................................................................................15
3.2. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của huyện................................................20
3.2.1. Thuận lợi...................................................................................................20



3.2.2. Khó khăn....................................................................................................21
3.3. Thực trạng phát triển hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh
Đắk Lắk..............................................................................................................21
3.4. Một số giải pháp nhằm cải thiện hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Krông
Ana, tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................26
3.4.1. Giải pháp về giống, thời vụ.......................................................................26
3.4.2. Giải pháp về khoa học-kỹ thuật.................................................................27
3.4.3. Giải pháp về thuỷ lợi, phòng chống thiên tai.............................................27
3.4.4. Một số giải pháp khác................................................................................28
3.4.5. Một số mô hình xen canh mang lại hiệu quả kinh tế cao...........................29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................32
1. Kết luận..........................................................................................................32
2. Kiến nghị........................................................................................................32

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của huyện Krông
Ana, tỉnh Đắk Lắk năm 2014
Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của huyện Krông
Ana, tỉnh Đắk Lắk


MỞ ĐẦU
1, Đặt vấn đề
Huyện Krông Ana nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố
Buôn Ma Thuột 32 km theo tỉnh lộ 2. Là một huyện nội địa tỉnh, phía Đông tiếp
giáp với huyện Cư Kuin, phía Tây tiếp giáp huyện Krông Nô (Cư Jút, Đắk Nông),
phía Nam tiếp giáp huyện Lắk, và phía Bắc tiếp giáp với thành phố Buôn Ma
Thuột, tạo cho Krông Ana một vị thế tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 35.609 ha với 9 đơn vị hành chính gồm 8
xã và một thị trấn, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 22.000 ha (chiếm 62% tổng
diện tích đất toàn huyện). Dân số tính đên năm 2016 là hơn 87 nghìn người.
Khí hậu huyện Krông Ana mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm,
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô, mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn. Lượng mưa trung
bình thấp hơn các vùng xung quanh. Nhiệt độ trung bình khoảng 23-24 oC, độ ẩm
bình quân 81- 83%. Nhìn chung đặc điểm khí hậu khu vực thuận lợi cho việc phát
triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do thời tiết phân chia 2 mùa rõ
rệt và chế độ lũ của sông Krông Ana, Krông Nô mặc dù đã được xây dựng hệ
thống đê bao nhưng hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng của các đợt lũ lớn, ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân địa phương.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được cải thiện qua từng năm, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông, phát triển sản xuất và trao đổi hàng
hóa, giao lưu kinh tế trong nội bộ huyện và các địa phương khác. Bên cạnh đó,
huyện cũng tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Mạng lưới điện cũng không ngừng phát triển.


Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú
từ cây công nghiệp lâu năm như tiêu, cà phê,… đến cây ăn quả, cây trồng ngắn
ngày như khoai, đậu,..Trong sản xuất nông nghiệp, khó khăn thường gặp là điều
kiện thời tiết, khí hậu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta có tính biến động lớn,
mùa khí hậu thường dao động rất mạnh cả về cường độ và độ dài mùa. Vì thế,
trong cuộc cách mạng về giống, nhiều giống cây trồng mới chưa thích ưng về thời
vụ, điều kiện khí hậu có thể làm cho cơ cấu mùa vụ bị đảo lộn. Hiệu quả của hệ
thống cây trồng bị thay đổi, những năm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì các
công thức luân canh triển khai hợp lý, năng suất cây trồng cao, ngược lại thì năng
suất cây trồng thấp, nhiều khi bị thất thu hoàn toàn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả
hệ thống cây trồng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên khí hậu, cần phải

đánh giá cơ cấu mùa vụ cây trồng, đề ra các biện pháp né tránh thiên tai, hạn chế
đến mức thấp nhất tác hại do thời tiết, khí hậu gây nên.
Để phục vụ cho quá trình phát triển, huyện đề ra phương hướng phát triển hệ
thống nông nghiệp như sau: đẩy mạnh thâm canh năng suất cây trồng chủ lực, khai
thác tiềm năm tăng vụ, khảo nghiệm và áp dụng các giống cây trồng mới cho năng
suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tăng diện tích những loại cây
trồng chât lượng cao, áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, phát triển cơ sở hạ
tầng, công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát
triển.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin chọn đề tài: “ Thực trạng hệ thống cây
trồng tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng trên địa
bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện hệ
thống cây trồng trên địa bàn huyện.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ
thống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cây trồng hàng năm, hiệu quả sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và định hướng hệ thống cây trồng phụ hợp với điều kiện tự nhiên của
huyện Krông Ana.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp các cơ sở dữ liệu khoa học cho ngành nông nghiệp, khuyến nông
huyện …. và các vùng có điều kiện tương tự để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản
xuất hợp lí.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cây dựng được cơ cấu cây trồng
hằng năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu của
huyện. Từ đó đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người

dân địa phương.
4. Giới hạn của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số yếu tố về
điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước và hệ thống cây trồng hàng năm trên địa bàn
huyện.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lý thuyết về hệ thống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống
cây trồng
Khái niệm về hệ thống cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau: Theo Zandstra et al. (1981)
(Dẫn theo Phạm Chí Thành và cs., 1996) cho rằng, hệ thống cây trồng (HTCTr) là
thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của
một HSTNN, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành (2012) người nông dân trồng trọt loại cây gì, kỹ
thuật áp dụng, luân canh cây trồng như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên
(đất đai, khí hậu...), kinh tế (giao thông, thủy lợi, nhu cầu thị trường) và xã hội
(chính sách phát triển, phong tục tập quán…). Các nhóm yếu tố này được xếp
vào nhóm yếu tố bên ngoài chi phối các quyết định của người nông dân. Nông
nghiệp Việt Nam hiện tại còn ở mức sản xuất hàng hóa nhỏ chưa mang tính
chuyên canh do các hộ nông dân chủ động sản xuất trên diện tích canh tác của
mình. Vì vậy, việc lựa chọn HTCTr còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nông


hộ như: đất đai, lao động, vốn, kỹ năng, trình độ sản xuất.
Khí hậu: Nông nghiệp có quan hệ qua lại phức tạp với các điều kiện tự
nhiên, trong đó có yếu tố khí hậu. Diễn biến khí hậu thường được thể hiện bởi
thời tiết, chúng là những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến sản xuất nông

nghiệp, được thể hiện qua năng suất (cao hay thấp) và chất lượng nông sản (tốt
hay xấu). Vì vậy, trong nghiên cứu HTCTr, điều cần quan tâm đầu tiên là các yếu
tố thời tiết cấu thành khí hậu. Nói đến vai trò của khí hậu đối với sản xuất nông
nghiệp, viện sĩ V. I. Vavilop cho rằng: "Biết được các yếu tố khí hậu, chúng ta sẽ
xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh
hơn cả kỹ thuật". Những điều kiện khí hậu được xác định cho nông nghiệp là ánh
sáng, nhiệt độ và nước. Ngoài ra, cũng phải thấy "khí hậu nào, đất nào, cây đó",
cho nên khí hậu là yếu tố quyết định sự phân bố động, thực vật trên trái đất, ngay
cả mạng lưới sông ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là hệ quả của khí hậu.
Ánh sáng: Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu
cơ của cây. Ánh sáng là yếu tố biến động, ảnh hưởng đến năng suất. Cần xác
định yêu cầu của cây trồng về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh
sáng từng thời kỳ trong năm để bố trí cây trồng hợp lý. Mỗi cây trồng có yêu cầu
ánh sáng khác nhau. Theo Lý Nhạc và cs (1987) cho rằng: loại cây quang hợp
theo chu trình C4 và chu trình CAM là những cây ưa sáng, đồng thời cũng là cây
ưa nóng. Các cây quang hợp theo chu trình C3 yêu cầu ánh sáng thấp hơn.
Độ dài ngày: Độ dài ngày dùng để xác định thời gian sinh trưởng của cây,
muốn biết khả năng cung cấp ánh sáng cho cây, cần biết bức xạ và số giờ nắng
hàng tháng hoặc số giờ nắng bình quân ngày. Khi xem xét vai trò của ánh sáng
(độ dài ngày ngắn hay dài) đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa
sinh trưởng của cây trồng. Để bố trí HTCTr phù hợp, đạt năng suất cao và ổn
định cần phải căn cứ vào nhu cầu của cây về nhiệt độ và ánh sáng ở giai đoạn


cuối và tình hình nhiệt độ, ánh sáng từng tháng trong năm.
Nhiệt độ: Theo Nguyễn Văn Viết (2009) diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa
quyết định đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác được bảo đảm.
Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây phát
triển thích hợp và an toàn trong khoảng nhiệt độ nhất định. Tác giả Lý Nhạc và cs
(1987) cho rằng: cây ưa nóng là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ

o
trên 20 C, cây ưa lạnh là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ dưới
o
20 C. Nếu không có nhiệt độ phù hợp với đặc tính ưa nhiệt của cây dẫn đến năng
suất giảm. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa lạnh hay
ngày ngắn để bố trí HTCTr trong năm.
Lượng mưa: Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây
trồng đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng.
Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây
trồng (gọi là hệ số tiêu thụ nước) như ngô: 250-400 đơn vị nước cho 1 đơn vị
chất khô, lúa: 500-800 đơn vị nước cho 1 đơn vị chất khô, bông: 300-600, rau:
300-500, cây gỗ: 400- 500,.... Hầu hết lượng nước được sử dụng cho nông
nghiệp là nước mặt, các nguồn này được cung cấp chủ yếu từ lượng mưa hàng
năm. Tuỳ theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp và khai thác nước đối với
một vùng cụ thể được xem xét để lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp.
Đất đai: Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất.
Bảo vệ, duy trì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn để tiếp tục duy
trì chất lượng cuộc sống trên trái đất Điều kiện đất đai và khí hậu mang tính
chất quyết định để bố trí cây trồng hợp lý. Nó tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình,
độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới đất để bố trí một hoặc một số cây
trồng phù hợp. Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất sẽ dễ dàng xác định
được HTCTr hợp lý ở một vùng cụ thể.


Cây trồng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng, cây trồng là thành phần trung tâm
của hệ. Mỗi loại cây có những yêu cầu về điều kiện sống như đất đai, khí hậu
khác nhau. Các loại cây trồng có tập đoàn vi sinh vật đất, vi sinh vật cộng sinh
và cả các loại sinh vật hại riêng. Hơn nữa, mỗi loại cây trồng lại có biện pháp
canh tác, kỹ thuật chăm sóc cụ thể. Vì vậy, mỗi vườn cây có thể xem là một
HSTNN. Nhiệm vụ của khoa học cây trồng là sử dụng những nguồn lợi đó một

cách tốt nhất. Khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng
thay đổi, còn với cây trồng thì con người có thể thay đổi các yếu tố đầu vào,
chọn lựa, di thực. Với tiến bộ công nghệ sinh học ngày nay, con người có thể
thay đổi bản chất của cây trồng theo ý muốn thông qua các biện pháp như lai tạo,
chọn lọc, gây đột biến, nuôi cấy vô tính.
Hệ sinh thái: HSTNN hiện diện như là một hướng có tính khoa học được sử
dụng trong nghiên cứu, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản lý giảm chi phí
đầu vào của hệ sinh thái. Làm sáng tỏ những vấn đề tính bền vững trong nông
nghiệp là mục tiêu chủ yếu của HSTNN. Xây dựng HTCTr là xây dựng hệ
sinh thái nhân tạo, đó là HSTNN mà trong đó cây trồng là thành phần chủ yếu.
Do đó, cần duy trì yếu tố cần thiết của HTCTr như đất nông nghiệp, đất rừng và
bảo tồn duy trì đa dạng gien. Vì vậy, việc xác định chủng loại và từng giống
cây trồng phù hợp trong hệ sinh thái ở từng nơi là rất quan trọng. Điều kiện để
xác định, quyết định tính phù hợp của chúng tại một địa phương cụ thể là các yếu
tố sinh thái. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái còn có các thành
phần sống khác như cỏ dại, sâu, bệnh, vi sinh vật, những động vật, côn trùng và
những sinh vật có ích khác. Các thành phần sống ấy cùng với cây trồng tạo nên
một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau, tạo nên các mối quan hệ rất
phức tạp, tạo dựng và duy trì cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn
chế các mặt có hại, phát huy mặt có lợi đối với con người là vấn đề cần được quan
tâm trong HSTNN.


Tiến bộ Khoa học công nghệ: Bao gồm các quy trình, công nghệ, biện pháp
kỹ thuật cụ thể và quản lý sử dụng đất, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo vệ các
loại sản phẩm nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là
tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế.
Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống

của con người ngày một tăng. Do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết
phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động kinh tế, do đó
đã xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. Vận dụng vào việc phát triển hệ thống cây
trồng bền vững cho thấy cần phải tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí cơ
cấu cây trồng, chủng loại cây trồng sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích.
Thị trường: Thị trường không phải chỉ do cạnh tranh điều khiển mà còn do
sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Tiếp tục nghiên cứu về thị trường, các nhà xã
hội học và chính trị học cho rằng thị trường còn do các điều kiện xã hội và
chính trị quyết định mà kinh tế học trước đó thường quên không đề cập.
Nông hộ: Tác giả Đặng Kim Sơn (2006)ch o r ằ n g : nước ta trong thời
kỳ đổi mới, các chính sách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế hộ
nông dân ở nông thôn. Trong nông thôn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm hộ sản
xuất hàng hoá (chiếm khoảng 30%); (ii) nhóm hộ bước đầu đi vào sản xuất hàng
hoá nhưng còn ít, quy mô nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) nhóm hộ nghèo (chiếm
dưới 15%).
Chính sách:
Tóm lại, hệ thống cây trồng chịu chi phối bởi cả yếu tố tự nhiên và xã
hội. Các yếu tố này vừa là môi trường, vừa là điều kiện để cải tiến phát triển
HTCTr. Để đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững phải sử
dụng và khai thác một cách hài hòa các lợi thế của môi trường chi phối.


1.2. Những việc cần thực hiện trong đề tài
- Xác định tiến độ thực hiện đề tài.
- Thu thập số liệu, dữ liệu liên quan đến đề tài.
- Phân tích số liệu.
- Giải thích, làm sáng tỏ số liệu.
- Viết báo cáo kết quả, kiến nghị, khuyến nghị.
- Hoàn thiện đề tài.



CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, kinh tế, xã hội của huyện Krông Ana.
- Cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
- Thời gian nghiên cứu: Thông tin và số liệu được lấy trong khoảng thời
gian từ năm 2014 - 2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, đánh giá khó khăn thuận lợi trong phát triển nông
nghiệp của huyện Krông Ana
- Phân tích thực trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện
- Đánh giá hiêu quả kinh tế hệ thống cây trồng, từ đó đề xuất ý kiến cải thiện hệ
thống cây trồng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu điều tra dựa vào nguồn: Thu thập những số liệu thứ cấp thông
qua các phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp &
PTNT, Trạm khí tượng thuỷ...


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Krông Ana nằm phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, có toạ độ địa lý từ
12o23’51” đến 12o35’40” độ vĩ Bắc, từ 107o53’04” đến 108o10’38” độ kinh Đông.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình có dạng đồng bằng được bao quanh bởi các dãy núi cao dọc theo các
tuyến địa giới hành chính với các huyện Lắk, Krông Bông, Cư Kuin và thành phố
Buôn Ma Thuột. Do đây là nơi hội tụ của hai con sông lớn Krông Ana và Krông

Nô để hình thành dòng sông Srêpốk, tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ;
phân bố chủ yếu ở trung tâm, phía Tây và phía Nam của huyện. Giáp ranh với các
huyện khác địa hình cao dần, xuất hiện nhiều đồi bát úp tiếp giáp với vùng cao
nguyên Buôn Ma Thuột. Địa hình của huyện có xu hướng thấp dần từ Đông Nam
xuống Tây Bắc, độ cao trung bình 400 - 500 m so với mặt bước biển, tương đối
bằng phẳng thích hợp xây dựng những cánh đồng canh tác lúa nước, ngô và phát
triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.3. Khí hậu
Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn ĐắkLắk. Huyện Krông
Ana chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, mang tính chất
khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không
gian khá đồng đều và giảm theo độ cao địa hình, ngoài ra khí hậu huyện hình thành
vùng tiểu khí hậu có nét đặc thù của vùng trũng.


Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập
trung trên 94% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau,
lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, lượng mưa trung
bình thấp hơn so với các vùng xung quanh, nguyên nhân do bị che khuất bởi dãy
núi Chư Yang Sin ở phía Đông Nam. Riêng chế độ mưa ở các xã như Bình Hòa,
Quảng Điền, Dur Kmăl có lượng mưa từ 1.900 mm - 2.100 mm, cao hơn so với các
xã khác trên địa bàn.
- Nhiệt độ trung bình năm:

23 - 24oC

- Lượng mưa bình quân hàng năm:

1.740 - 1.780 mm


- Độ ẩm tương đối hàng năm:

81 - 83%

- Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là
Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu như không có bão.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu khu vực thuận lợi cho việc phát triển của nhiều
loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do thời tiết phân chia 2 mùa rõ rệt và chế độ lũ
của sông Krông Ana, Krông Nô mặc dù đã được xây dựng hệ thống đê bao nhưng
hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng của các đợt lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của người dân địa phương.
3.1.4. Thủy văn
Mật độ sông suối trên địa bàn 0,64 - 0,80 km/km2. Huyện Krông Ana nằm trong
lưu vực sông Srêpôk, do 2 nhánh Krông Ana và Krông Knô hợp thành.
- Sông Krông Ana: Chảy suốt theo ranh giới phía Nam, qua các xã Bình Hòa,
Quảng Điền, TT Buôn Trấp, với chiều dài 43 km, dòng chảy bình quân 125 m3/s.
- Sông Krông Knô: Chảy dọc theo ranh giới phía Tây Nam của huyện, chiều dài
dòng chính khoảng 19 km, dòng chảy bình quân 115 m3/s.


- Sông Krông Ana và sông Krông Nô sau khi hợp lưu tại ngã 3 ranh giới (giữa TT
Buôn Trấp, xã Ea Na và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) tạo nên dòng sông
Srêpốk là con sông lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk, chạy trên ranh giới phía Tây huyện
Krông Ana, với chiều dài 16 km, dòng chảy bình quân 195 m3/s.
Do ảnh hưởng nhập lưu của hai sông Krông Knô và Krông Ana, có mùa lũ từ
tháng 8 đến tháng 11 với tổng lượng dòng chảy chiếm 70% lượng dòng chảy năm.
Tổng lượng dòng chảy mùa kiệt (tháng 1-7) chiếm 30% lượng dòng chảy năm. Ba
tháng kiệt nhất (2, 3, 4) chỉ chiếm 6,6%.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông suối, các sình lầy tự nhiên và
hồ đập thủy lợi với diện tích trên 1.000 ha, với nhiều loại động thực vật phong phú,

cảnh quan sinh thái đa dạng, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới cho đồng
ruộng và nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980 được chuyển đổi
sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO - UNESCO năm 1995 và kết quả phân
loại lại theo phương pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện QH &
TKNN phối hợp với trường Đại Học Leuven (Vương Quốc Bỉ) năm 1999. Tài
nguyên đất huyện Krông Ana được chia thành 9 nhóm và 21 đơn vị đất đai.
Bảng 1.1. Thống kê nhóm đất, loại đất huyện Krông Ana.
TT
1
2
3
4
5
6

Tên đất
Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
Nhóm đất Gley (Gleysols)
Nhóm đất đen (Luvisols)
Nhóm đất xám (Acrisols)
Nhóm đất đỏ (Ferralsols)
Nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems)

Ký hiệu
P
GL
R

X
Fd
PH

Diện tích (ha)
45
7.058
352
11.401
11.415
18

Tỷ lệ %
0,1
19,8
1,0
32,0
32,1
0,1


TT Tên đất
Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ %
7
Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols) CM
1.664
4,7
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
8
E

2.475
7,0
(Leptosols)
9
Sông hồ
W
1.162
3,3
Tổng diện tích
35.590
100,0
Nguồn: Tổng hợp từ Bản đồ đất ĐắkLắk - Viện QHTKNN (1999)
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
Diện tích khoảng 45 ha, chiếm 0,1% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình
thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối, phân bố ven sông Krông Ana,
Krông Nô, tính chất của đất phụ thuộc vào sản phẩm phong hóa của các mẫu chất
tạo đất của vùng thượng nguồn từng lưu vực, thời gian, điều kiện và vị trí bồi
lắng...
Đặc điểm cơ bản: đất có tính phân lớp rõ, biểu hiện của sự bồi tụ phù sa sông
theo chu kỳ tới độ sâu 120 - 125 cm, thành phần cơ giới thịt pha sét, xuống sâu hơn
đất có thành phần cơ giới cát hoặc lẫn sỏi sạn, toàn phẫu diện có màu nâu sẫm,
giàu mùn (OC% > 1,5), độ no Bazơ cao (> 80%), phản ứng đất chua (pH KCL: 4,5 5,0). Hàm lượng lân tổng số giàu (P2O5 tổng số: > 0,1%), hàm lượng lân dễ tiêu rất
nghèo (P2O5 dễ tiêu < 1,0 mg/100g đất), dung tích cation trao đổi cao, CEC: > 20
meq/100g đất. Đây là nhóm đất tốt về tính chất hoá, lý và được phân bố ở các địa
hình bằng phẳng.
- Nhóm đất Gley (Gleysols)
Diện tích 7.058 ha, chiếm 19,8% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các vùng
trũng sông Krông Nô, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập nước quanh năm, gồm
có 03 loại đất.
Đất Gley phân bố ở độ dốc thấp dưới 80, trong đó chủ yếu có độ dốc <30, đất có

tầng dày lớn, đất có nguồn gốc thuỷ thành (có sự bồi tụ từ các sườn đồi) nên thành
phần cơ giới trong các tầng đất không thể hiện bất cứ sự phân hoá có quy luật nào;


ở tầng đất 25 - 43 cm, tỷ lệ sét tăng đột ngột (30,4%) sau đó giảm xuống 11,6 tới
độ sâu 92 cm, tỷ lệ sét lại tăng cao (73,8%). Đất có độ bão hoà Bazơ thấp (< 50%),
dung tích cation trao đổi thấp (CEC: < 10 meq/100g đất). Mực nước ngầm nông,
đất bị Gley hoá toàn phẫu diện, quá trình khử trong đất là chủ đạo, do tầng đất dưới
92 cm có tỷ lệ sét cao nên đất có khả năng giữ nước tốt. Đất có độ phì tự nhiên
thấp, tuy nhiên do điều kiện địa hình thấp, giữ nước tốt, thành phần cơ giới khá
mịn phù hợp phát triển cây trồng hệ canh tác nước.
- Nhóm đất đen (Luvisols)
Diện tích là 352 ha, chiếm 1,0% diện tích tự nhiên, phân bố tại xã Dur Kmăl.
Tầng đất canh tác có hàm lượng mùn và đạm tổng số cao (OC > 1%, N%:
0,15%), xuống sâu giảm dần. Hàm lượng lân tổng số nghèo, hàm lượng lân dễ tiêu
rất nghèo (P2O5 tổng số: 0,03 - 0,05 %, P2O5 dễ tiêu: < 1,0 mg/100g đất), độ bão
hoà Bazơ cao (> 50%), dung tích cation trao đổi cao (CEC > 24 meq/100g đất).
Tầng mặt bị úng nước dẫn tới sự phân huỷ hoặc rửa trôi sét xuống tầng sâu hơn.
- Nhóm đất xám (Acrisols)
Nhóm đất xám (Acrisols) hay còn gọi là đất chua mạnh hoạt tính thấp, diện tích
11.401 ha, chiếm 32,0% diện tích tự nhiên, gốm có 6 loại đất, phân bố ở hầu hết
các xã, trên nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc.
Đất xám là nhóm đất đã phát triển, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
ẩm. Về bản chất có độ phì rất thấp, phản ứng đất rất chua, pH KCL < 4,0, độ no Bazơ
thấp (< 20%), hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo (P 2O5 tổng số
0,03 - 0,05%, P2O5 dễ tiêu < 1,0 mg/100g đất).
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols)
Diện tích 11.415 ha, chiếm 32,1% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích
lớn nhất trên địa bàn. Phân bố tập trung tại các khối Bazan. Nhóm đất này có 6 đơn



vị phân loại. Đất được phân bố tập trung ở các xã Ea Na, Ea Bông, Băng Adrênh,
thị trấn Buôn Trấp,... Bề mặt tương đối rất bằng phẳng.
Đất đỏ hình thành và phát triển trên các cao nguyên Bazan phần lớn có độ dốc
thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét > 40%), tơi xốp khi
ẩm, độ xốp trung bình 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt... Rất thích
hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hoá cao: cà phê, tiêu và
những cây ăn quả khác...
- Nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems)
Diện tích 18 ha (chiếm 0,1% diện tích tự nhiên), nhóm đất này thường phân bố
trên loại đất nâu thẫm phát triển trên đá bọt Bazan, ở vùng rìa cao nguyên Bazan, ở
chân gò đồi Bazan, có độ dốc thấp. Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao: giàu mùn
(OC > 1,0% toàn phẫu diện), đạm tổng số giàu (N: > 0,2%), hàm lượng lân tổng số
giàu, lân dễ tiêu rất nghèo (P 2O5 tổng số: > c0,2%, P2O5 dễ tiêu < 1,0 mg/100g đất),
dung tích cation trao đổi cao (CEC > c24 meq/100g đất), phản ứng đất chua
(pHKCL: 5,2 - 5,6), độ bão hoà Bazơ cao (> 80%). Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình. Điểm hạn chế của nhóm đất này là tầng đất mịn không dày, lẫn nhiều
sỏi sạn.
- Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols)
Diện tích 1.664 ha, chiếm 4,7% diện tích tự nhiên của huyện.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)
Diện tích 2.475ha, chiếm 7,0% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Dur Kmăl.
Đất được hình thành do kết quả của quá trình xói mòn đất do dòng nước mặt. Đặc
trưng cơ bản của loại đất này là tầng đất mịn < 25 cm.
Như vậy, nguồn tài nguyên đất của huyện Krông Ana khá đa dạng, hầu hết các
loại đất chính trong tỉnh đều có trên địa bàn huyện, trong đó nhóm đất Bazan là
loại đất phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, cho năng suất cao và


phẩm chất tốt. Nhóm đất gley tạo nên những cánh đồng lúa nước với diện tích trên

6.400 ha cung cấp lương thực cho huyện và các địa phương khác. Ngoài ra, cấu
trúc địa chất đã tạo nên những sản phẩm khoáng sản tự nhiên như sét, cát, than bùn
có chất lượng tốt cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang phát triển
mạnh mẽ trên địa bàn.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt
Krông Ana nằm trong lưu vực sông Srêpốk, hàng năm cung cấp khoảng 9 tỷ
m3nước mặt, đây là điều kiện thuận lợi phát triển thủy điện lớn trên địa bàn (công
trình thủy điện Buôn Kuốp xây dựng trên sông Srêpốk có công suất lắp máy
khoảng 280MW). Ngoài ra hệ thống sông suối nhỏ cũng cung cấp nguồn nước
đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
- Nước ngầm
Theo kết quả lập bản đồ Địa chất thuỷ văn của Liên Đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền
Trung, Krông Ana thuộc phức hệ chứa nước khe nứt - vỉa, các thành tạo trầm tích
Neogen (N3- N2), thành tạo trong diện tích phân bố hẹp, độ sâu từ 30-50 m, nước
phức hệ này rất phong phú trong các lớp hạt thô, lưu lượng 1,01-7,7 l/s, phân bố
dọc theo các sông lớn. Hiện nay có trên 80% dân cư sử dụng nguồn nước ngầm
cho sinh hoạt hàng ngày và hàng ngàn ha cà phê, hoa màu đều sử dụng nguồn nước
ngầm từ các giếng đào, giếng khoan.
3.2. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của huyện
3.2.1. Thuận lợi
Huyện Krông Ana có điều kiện khí hậu, địa hình đất đai khá thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Mật độ sông suối
khá đồng đều, các hồ, đập chứa nước của các hộ đa số là có nước quanh năm nên


có thể phục vụ tốt cho vấn đề nước tưới cho cây trồng. Bên cạnh đó, việc xây dựng
các công trình giao thông cũng góp phần vào việc mua bán hàng hóa dễ dàng hơn,
giúp cho việc đưa sản phẩm làm ra từ người nông dân đến nhà máy chế biến được
thuận tiện hơn, hàng hóa mua bán ít khâu trung gian hơn.

Lực lượng lao động trẻ dồi dào là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát
triển kinh tế đia phương
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện năng động nhiết huyết được bà con nông dân
tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các
chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội.
Huyện Krông Ana còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái như là: Thác
Dray Sáp đây là một trong những hướng đi của huyện trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế địa phương trong tương lai.
Về nông nghiệp, công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ đã được người dân nắm bắt kịp thời và có hiệu quả trong
sản xuất, mô hình kinh doanh trang trại đang được nhân rộng với hiệu quả kinh tế
cao.
Đất đai phù hợp trồng các loại cây lâu năm và hàng năm có giá trị cao như:
cà phê, tiêu, điều, lúa, khoai...
Công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương của Đảng, các chính sách pháp
luật của Nhà nước đã được chính quyền địa phương thực hiện thường xuyên, góp
phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; tình hình an ninh chính
trị luôn được đảm bảo, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng
tăng lên.
Với những đặc điểm thuận lợi nêu trên là điều kiện cho việc áp dụng phát
triển mô hình kinh tế hộ cho địa phương. Đây là yếu tố góp phần quan trọng trong
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương trong thời gian tới.


3.2.2. Khó khăn
Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, do còn phụ thuộc rất lớn vào ngành
nông nghiệp, còn bị ảnh hưởng nhiều về tự nhiên và giá cả thị trường.
Trình độ của người dân chưa cao, năng suất và chất lượng các sản phẩm sản
xuất trên địa bàn chưa cao, cơ giới hóa trong nông nghiệp vẫn còn rất chậm
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên đời sống chưa được cải thiện,

chất lượng cuộc sống còn thua xa so với mặt bằng của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao do sự phân bố
dân cư còn thưa thớt, mặt bằng dân trí còn thấp nên chưa có ý thức trong việc sử
dụng và bảo quản công trình công cộng
Lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên
môn, chưa đủ năng lực trong việc tiếp nhận các ứng dụng KHKT, công nghệ mới
vào phát triển sản xuất.
3.3. Thực trạng phát triển hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Krông Ana,
tỉnh Đắk Lắk
Tổng diện tích canh tác trên địa bàn huyện là 30,122 ha ( chiếm hơn 84%
tổng diện tích đất tự nhiên).. Diện tích đất trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện
là 16.694 ha, chủ yếu là lúa. Những năm gần đây, mô hình trồng cây khoai lang đã
và đang được bà con đưa vào sản xuất, thu được lợi nhuận cao. Diện tích đât cây
trồng lâu năm 13.428 ha, trong đó diện tích cà phê là lớn nhất chiếm khoảng
31,45% tổng diện tích canh tác. Gần đây, do giá cà phê bão hòa cộng thêm giá trị
thu được từ cây tiêu rất lớn nên nông dân đã chuyển sang trồng tiêu hoặc xen canh
tiêu trong vườn cà phê.
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của huyện Krông Ana,
tỉnh Đắk Lắk năm 2014


Stt

Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
35.590
Tổng diện tích canh tác
30.122

100
Cây hàng năm
16.694
55,42
Lúa
9.897
32,85
Ngô
3.259
10,82
Khoai lang
3.213
10,66
Đậu đỗ
145
0,48
Rau xanh
115
0,38
Cây khác
65
0,23
Cây lâu năm
13.428
44,58
Cà phê
9.479
31,45
Điều
1.986

6,56
Hồ tiêu
1.100
3,68
Ca cao
305
1,04
Cây cao su
370
1,23
Cây ăn quả
188
0,62
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng NN huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk )

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6


Bảng dưới đây cho ta thấy năng suất và sản lượng của một số cây trồng
chính trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, sản lượng các loại
cây trồng ổn định và có tăng theo hằng năm. Tuy nhiên, vào năm 2016, điều kiện
thời tiết trong vụ Đông Xuân không thuận lợi do ảnh hưởng của hiện tượng El
Nino đã gây thiệt hại nặng làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ yếu, trong
đó có lúa, cà phê. Ngoài ra, ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp với gió Đông trên
cao gây mưa lớn, diện rộng kéo dài gây ngập lụt hàng trăm ha cà phê, tiêu và hoa
màu.
Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của huyện
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Stt Loại cây trồng

2014
Năng
Sản

2015
Năng
Sản

2016
Năng
Sản

suất

lượng

suất


lượng

suất

lượng

(tấn/ha)

(tấn)

(tấn/ha)

(tấn)

(tấn/ha)

(tấn)


Cây hàng
1
1.

năm

1
1.

Lúa


6,7

9
17.55

6.9

68.165

6.8

65.637

2
1.

Ngô

6

4
29.13

6,1

18.584

6,3


19.784

3
1.

Khoai lang

10

0

12

38.556

20

59.370

4
1.

Đậu đỗ

1,3

182

1,3


196

1.5

210

5
2
2.

Rau xanh
Cây lâu năm

1

1.150

1,1

1.260

1,3

1.420

1
2.

Cà phê


2,5

0

3

28.742

2,9

26.901

2
2.

Cao su

1,9

1.517

1,8

1.425

1,8

1.268

3

2.

Hồ tiêu

3

3.430

3,2

4.749

3,5

5.470

4

Điều

60.30

25.50

2,5
993
2,9
1.540
2,8
2.030

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng NN huyện Krông Ana)

Krông Ana được xem là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh Đắk Lắk.
Hằng năm, cây lúa mang góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp của toàn huyện. Năng suất trung bình 1 ha thu được khoảng 6-7 tấn lúa,
sản lượng năm 2016 đạt 65.637 tấn, tuy cao nhưng vẫn giảm so với cùng kì năm
trước, nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu. Mặc dù là cây trồng chủ lực
nhưng hằng năm vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi thiên nhiên, gây thiệt hại nằng nề cho
nông dân trồng lúa. Bên cạnh đó, bà con còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác
như sâu bệnh hại, kịch bản được mùa mất giá, được giá mất mùa,…Điều này cũng


×