Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phát triển hệ thống luật pháp của Việt Nam trong lĩnh vực Nhượng quyền kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.28 KB, 46 trang )

Lời mở đầu.
Nhượng quyền kinh doanh - phương thức kinh doanh được đánh giá là
một trong những thành tựu lớn nhất của các nước phương Tây trong lĩnh
vực thương mại, đang thâm nhập vào Việt Nam trong quá trình Việt Nam
mở cửa thị trường và hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới. Franchising là
bước đánh dấu quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam thành một
thương trường đầy thách thức và tham vọng. Do vậy có thể khẳng định
nhượng quyền kinh doanh đang thực sự là một xu hướng. Tuy nhiên cũng
như tất cả các phương thức kinh doanh khác đang hiện hữu trong nền kinh
tế, nhượng quyền kinh doanh cũng có thể phát sinh những tác động tiêu cực
tới mơi trường kinh doanh nếu như nó được phát triển một cách tự do, thiếu
kiểm soát và nhất là thiếu sự giám sát, quản lý từ phía Nhà nước.
Thực trạng nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam và các vấn liên
quan đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp Việt
Nam. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này. Do trình độ và thời gian
còn hạn chế, đề án còn nhiều điểm cần điều chỉnh, em mong nhận được sự
chỉ dẫn, đóng góp của thầy cơ và các bạn.

1


Phần I
Lý thuyết về Nhượng quyền kinh doanh – Franchise
(Franchising).
1. Khái quát lịch sử hình thành và qúa trình phát triển của Franchise:

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh
nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy
nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền kinh
doanh) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào
giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp


đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình.
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi
Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng,
khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự
đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để
nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những
năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành
cơng khơng chỉ tại Hoa Kỳ mà cịn ở những nước phát triển khác như Anh,
Pháp... Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận
thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan
trọng và là xu thế tất yếu của tồn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải
pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng
dụng và khuyến khích phát triển.
2.

Khái niệm Nhượng quyền kinh doanh:
Có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh

doanh. Nhượng quyền kinh doanh liên quan đến ít nhất hai chủ thể: người
phân phối biểu tượng hoặc thương hiệu và hệ thống doanh nghiệp gọi là
chủ thương hiệu (franchisor), và người nhận quyền (franchisee), phải trả

2


một khoản phí và thường là phí ban đầu cho cái quyền được kinh doanh
dưới tên tuổi và hệ thống của chủ thương hiệu. Hợp đồng kết hợp hai chủ
thể gọi là “hợp đồng nhượng quyền kinh doanh” .
Theo Luật Thương mại Việt Nam thì: “Nhượng quyền kinh doanh là
hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên

nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện dưới đây:
* Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với
nhãn hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
* Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) thì định nghĩa như
sau: “Franchise là một hợp đồng hay thỏa thuận ít nhất là hai người hay hai
đối tác, trong đó người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối
sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch, chương trình của chủ thương
hiệu. Hoạt đồng kinh doanh của người mua quyền phải triệt để tuân theo kế
hoạch tiếp thị, gắn liền mới mục tiêu của chủ thương hiệu. Bên mua (dùng
từ ‘th’ thì chính xác hơn) phải trả cho chủ thương hiệu một khoản phí
trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí franchise” . Hợp đồng cấp franchise này có
thời hạn xác định, thơng thường từ 5-10 năm. Định nghĩa này được xem là
khá chuẩn và phù hợp với bản chất của từ franchise và hình thức kinh
doanh này hơn.
Tóm lại, có nhiều cách diễn giải về Franchise, nhưng chung quy lại
thì Franchise là hình thức mà đối với chủ thương hiệu là mở rộng được quy
mơ của doanh nghiệp, cịn với người nhận quyền kinh doanh thì được làm
chủ một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường, có đầy đủ sự giúp đỡ của
chủ thương hiệu.
3


3. Thành phần cơ bản hình thành nên một hệ thồng Franchise:

Nhà nhượng quyền ( Franchisor) là một cá nhân hay một tổ chức sở

hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mơ hình kinh
doanh tối ưu… và tiến hành phương thức kinh doanh bằng cách nhượng
quyền cho một hay nhiều đối tác qua việc thực hiện các hợp đồng nhượng
quyền kinh doanh.
Nhà nhận quyền ( Franchisee) là cá nhân hay tổ chức kinh doanh
được bên nhượng quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử
dụng thương hiệu, mơ hình kinh doanh, hệ thống các quy trình.. để kinh
doanh.
Phí nhượng quyền là khoản phí khơng hoàn lại mà nhà nhận quyền
phải trả cho nhà nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền được
hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tuỳ vào chiến lược kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của nhà
nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đơi khi mứa phí này
cũng thay đổi tuỳ theo vùng miền địa lý.
Phí hoạt động hay phí vận hành là khoản phí mà nhận quyền phải
trả hàng tháng hoặc quý hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên
doanh thu tại địa điểm hoạt động của mình. Mức phí này tỷ lệ phần trăm
doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí
cố định. Tuỳ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhượng quyền mà mức
phí này cao thấp khác nhau.
Cẩm nang nhượng quyền là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn,
trong đó bao gồm tồn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định
hướng các tôn chỉ hoạt động cũng như các chuẩn mực tạo tiền đề để các
yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển.
4. Các hình thức của Nhượng quyền kinh doanh:

Trong thực tiễn, mơ hình nhượng quyền là một mơ hình kinh doanh
có rất nhiều cách thức. Song, nếu chỉ căn cứ vào tính chất, mối quan hệ
4



giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, xét về cơ bản , có các hình
thức sau đây:
+Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (Unit
franchising).
+ Nhượng quyền mở rộng (Franchise developer agreement).
+ Nhượng quyền khởi phát (Nhượng quyền phụ - Master franchise).
Nếu căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền
kinh doanh bao gồm:
+ Nhượng quyền sản xuất (Processing franchise).
+ Nhượng quyền dịch vụ (Service franchise).
+ Nhượng quyền phân phối (Distribution franchise).
Sau đây em xin đi vào trình bày hai hình thức chủ yếu: hình thức
nhượng quyền kinh doanh sản phẩm – nhãn hiệu hay cịn gọi là hình thức
nhượng quyền phân phối và hình thức nhượng quyền mơ hình hoạt động
kinh doanh hay là hình thức nhượng quyền của niềm tin và của sự cam kết.


Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm – nhãn hiệu là hình thức

nhượng quyền trong đó các nhà cung ứng, nhà sản xuất sẽ nhượng quyền
bán sản phẩm của họ cho bên nhận quyền là các nhà phân phối, đại lý trong
một khu vực và một thời gian nhất định. Hình thức nhượng quyền này là
một hình thức phân phối cơ bản từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, từ đó
hàng hố sẽ được bán lại cho khách hàng cuối cùng. Mơ hình này được áp
dụng rộng rãi trong ngành kinh doanh xe hơi, nước giải khát đóng chai,
kinh doanh xăng dầu…Điểm đặc biệt lưu ý là nhà nhận quyền chỉ kinh
doanh hàng hoá và dịch vụ tại cửa hàng hay cơ sở của mình cho một nhà
nhượng quyền mà không đồng thời kinh doanh sản phẩm của nhiều nhà
khác. ( Cần phân biệt nó với hoạt động đại lý ).



Nhượng quyền mơ hình hoạt động kinh doanh là một hình thức cho

phép bên nhận quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, nhãn hiệu
và đặc biệt là mơ hình kinh doanh của nhà nhượng quyền. Nhà nhượng
5


quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền, chuyển giao hệ thống quy trình
hoạt động, kỹ thuật chun mơn, kế hoạch marketing, phương pháp quản
lý, đào tạo và tất cả các thông tin liên quan cần thiết…cho nhà nhận quyền.
Đồng thời nhà nhượng quền phải huấn luyện trên toàn bộ mọi mặt cũng
như tiếp tục đào tạo, hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh
của họ. Bản chất của hình thức này là nhượng quyền kinh doanh bằng hiệu
quả của hệ thống hay còn gọi là kinh doanh tập hợp các yếu tố vơ hình mà
khơng tập trung vào hiệu quả của một sản phẩm cụ thể nào đó do nhà
nhượng quyền cung cấp. Tuy nhiên sản phẩm chủ lực đó ln là một thành
phần khơng thể thiếu của hệ thống mà nhà nhượng quyền triển khai. Do
vậy hình thức này thường được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhà
hàng, thức ăn nhanh, khách sạn hay các cửa hàng thực phẩm…
5. Cơ sở pháp lý của hoạt động Nhượng quyền kinh doanh:
a. Căn cứ pháp lý:

Luật hoá hoạt động “ Nhượng quyền kinh doanh”:
* Quy định về nhượng quyền kinh doanh trong Luật Thương mại
2005. Điều 284 có nêu ra định nghĩa về Nhượng quyền kinh doanh. (Đã
nêu ở phần I.2)
* Luật chuyển giao công nghệ 2006 ( có hiệu lực từ ngày 01/07/2007).
* Luật Dân sự 2005: ( Tại Điều 755 ) Nhượng quyền kinh doanh được

hiểu là “ cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của chuyển giao
công nghệ.
Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại 2005 đối
với hoạt động nhượng quyền kinh doanh:
* Nghị định 35/2006/NĐ – CP: Quy định các vấn đề liên quan đến
điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng
quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này.

6


* Thông tư 09/2006/TT – BTM: quy định cụ thể thủ tục tiến hành
đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng
quyền.
b.

Áp dụng thực hiện:
Hoạt động nhượng quyền kinh doanh vẫn được xem là một dạng của

hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng chịu sự điều chỉnh chính thức của
Luật Thương mại, văn bản pháp quy chuyên ngành. Trong trường hợp việc
nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ
thì phần chuyển giao đó phải lập thành một phần riêng trong hợp đồng
nhượng quyền và phải áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ có
liên quan. Để thực hiện nhượng quyền, thương nhân phải tiến hành đăng ký
hoạt động nhượng quyền với Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại.
c. Thủ tục pháp lý về đăng ký Franchise:


• Điều kiện hoạt động Franchise:
+ Đối với bên nhượng quyền:
- Có tư cách pháp lý phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
- Hệ thống kinh doanh dự kiến nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 1
năm.
- Có thơng báo chấp thuận được nhượng quyền kinh doanh tại Việt
Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hàng hố, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng nhượng quyền kinh
doanh phải hợp pháp, được phép kinh doanh theo giấy ĐKKD và các quy
định pháp luật liên quan.
+ Đối với bên nhận quyền:
- Có tư cách pháp lý phù hợp với quy định của pháp luật.- Có đăng ký
kinh doanh ngành nghề phù hợp với nội dung nhượng quyền kinh doanh.

7


• Cơ quan tiếp nhận đăng kí hoạt động Franchise:
Theo Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ – CP, phân cấp thực hiện đăng
ký như sau:
* Sở Thương mại nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền có trụ
sở chính: Thực hiện tiếp nhận đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền
trong nước (trừ hoạt động nhượng quyền vượt qua ranh giới Khu chế xuất,
Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định pháp
luật).
* Bộ Thương mại:Thực hiện tiếp nhận đăng ký đối với các trường
hợp sau:
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực

hải quan riêng (theo quyđịnh pháp luật Việt Nam) vào lãnh thổ Việt Nam và
ngược lại.


Hồ sơ đăng ký Franchise:

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh thương
mại bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh theo mẫu
MĐ-2 tại phụ lục II Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản giới thiệu về nhượng quyền kinh doanh ( tài liệu UFOCUniform Franchise Offering Circular) theo mẫu phụ lục III Thơng tư
09/2006/TT-BTM.
- Bản sao có chứng thực đối với các văn bản xác lập:
+ Tư cách pháp lý kinh doanh của bên dự kiến nhượng quyền kinh
doanh (Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ tương
đương).

8


+ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngồi
trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp đã đựoc cấp văn bằng bảo hộ.
• Thực hiện hoạt động Franchise:
_ Sau khi có được Thơng báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng
quyền kinh doanh, thương nhân có thể tiến hành nhượng quyền kinh doanh
cho đối tác. Trước khi kí kết hợp đồng nhượng quyền ít nhất 15 ngày làm
việc, Bên dự kiến nhượng quyền phải cung cấp cho bên dự kiến nhận
quyền Bản giới thiệu nhượng quyền UFCO đã được đăng ký tại cơ quan có
thẩm quyền.

_ Hợp đồng nhượng quyền phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu luật định,
các bên có quyền lựa chọn cơ quan để giải quyết khi có tranh chấp.
_ Trường hợp có sự chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng
nghiệp liên quan đến quyền thương mại thì có thể lập riêng một phần trong
hợp đồng nhượng quyền và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí
tuệ ( NĐ35. Điều 10. Khoản 2).


Thay đổi, xố đăng ký hoạt động Franchise:

_ Thông báo thay đổi: Bên nhượng quyền có trách nhiệm thơng báo
bằng văn bản cho cơ quan đăng ký hoạt động Nhương quyền trong thời hạn
30 ngày kể từ thời điểm phát sinh một trong các trường hợp sau:
+ Điều chỉnh, sửa đổi nội dung Bản Giới thiệu NQTM (UFOC);
+ Điều chỉnh, thay đổi liên quan đến Giấy phép đăng ký kinh doanh,
Giấy phép đầu tư hoặc các vấn đề khác liên quan đến tư cách pháp lý kinh
doanh của Bên nhượng quyền;
+ Có sự thay đổi về vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp của đối tượng
sở hữu công nghiệp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền.
_ Xóa đăng ký hoạt động NQTM: Đăng ký hoạt động NQTM của Bên
nhượng quyền sẽ bị xóa nếu phát sinh một trong các trường hợp sau:

9


+ Bên nhượng quyền ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi sang ngành
nghề kinh doanh khác;
+ Bên nhượng quyền bị thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
_ Đăng ký lại hoạt động NQTM: Trường hợp thương nhân đăng ký

hoạt động NQTM trong nước chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác,
thương nhân đó phải có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động NQTM tại cơ
quan đăng ký nới mình chuyển đến.
6. Sơ qua về hợp đồng Nhượng quyền kinh doanh:
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là thoả thuận về nội dung và các
Yêu cầu pháp lý: Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình
thức khác được pháp luật cơng nhận. Ngơn ngữ bằng tiếng Việt, trừ trường
hợp nhượng quyền ngồi phạm vi quốc gia có thể do các bên tự chọn.
Nội dung cơ bản của hợp đồng: ( Trích Bản giới thiệu về nhượng
quyền thương mại – Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT – BTM
ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công thương)
1.Tên các điều khoản của hợp đồng.
2.Thời hạn của hợp đồng.
3.Điều kiện gia hạn hợp đồng.
4.Điều kiện để bên nhận quyền huỷ bỏ hợp đồng.
5.Điều kiện để bên nhượng quyền huỷ bỏ hợp đồng.
6.Nghĩa vụ của bên nhận quyền/bên nhượng quyền phát sinh từ việc
huỷ bỏ

hợp đồng.

7.Sửa đổi hợp đồng theo yêu cầu của bên nhận quyền/bên nhượng
quyền.
8.Quy định về điều kiện chuyển giao hợp đồng nhượng quyền thương
mại của bên nhận quyền cho thương nhân khác.
9.Trong trường hợp tử vong, tuyên bố không đủ điều kiện về bên
nhượng quyền/ bên nhận quyền.
10



Phần II
Thực trạng nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam trong
những năm gần đây.
1.

Khái quát về thực trạng Nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam

những năm gần đây:
Việt Nam trong năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình qn trên 8%/ năm, một
quốc gia có dân số trên 84 triệu ngưồi, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước
khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên
thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam đã chính thức trở thành viên thứ 150 của
WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh
doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về việc sử
dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm
soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói với thị trường là điều rất được
quan tâm. Có thể thấy hình thức Nhượng quyền kinh doanh sẽ là một trong
những lựa chọn và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt
Nam trong những năm tới.
Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đang phát triển rất nhanh tại Việt
Nam. Khởi đầu từ những năm 1990, với sự tham gia của các doanh nghiệp
trong và ngồi nước, các hoạt động đó đã có doanh số 1,5 triệu USD vào
năm 1996, trên 4 triệu USD vào năm 1998, và từ đó đến nay liên tục phát
triển với tốc độ tăng trưởng dự báo 15-20%/năm.Các hệ thống nhượng
quyền kinh doanh toàn cầu như: Kentucky, Burger Khan, Five Star
Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried
Chicken, Hard Rock Cafộ, Chili's, đã đầu tư vào Việt Nam sau khi thành
công tại các thị trường lân cận như: Nhật Bản, Indonexia, Đài loan, Trung

quốc, Thái lan, Philippin. Các hệ thống khác như Dunkin Donuts and

11


McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường. Cùng với sự
đầu tư vào Việt Nam của các hệ thống toàn cầu, các hệ thống nhượng
quyền kinh doanh của Việt nam cũng đã được hình thành và phát triển như:
Cà phê Trung nguyên, Qualitea,... Đặc biệt, Cà phê Trung Nguyên đã xây
dựng được một hệ thống kinh doanh trên toàn bộ Việt Nam và đang mở
rộng ra nước ngoà
Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền kinh doanh thế giới năm
2004 Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong
đó phần lớn là của các thương hiệu nước ngồi. Đến năm 2006, có khoảng
530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác
nhau ( Nguồn: Văn phòng Luật DC Law). Theo dự đoán hoạt động nhượng
quyền kinh doanh sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ 25-30% trong 2-3 năm
tới. Theo lịch sử phát triển nhượng quyền, như một quy luật tất yếu, các
ngành hàng bán lẻ, thực phẩm thức uống là những hệ thống nhượng quyền
tiên phong đối với những vùng đất mới và Việt Nam sẽ không phải là một
ngoại lệ.
Cịn theo tin từ Cục sở hữu trí tuệ VN, số lượng nhãn hiệu thực hiện
chuyển nhượng quyền thương hiệu trong năm 2005 tăng rất mạnh. Số
liệu thống kê cho thấy, 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng đã có quyền sử
dụng và 811 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu. Số nhãn hiệu
hàng hóa đăng ký bảo hộ cũng tiếp tục gia tăng trong năm 2005 với 21.000
nhãn hiệu nộp đơn xin bảo hộ độc quyền. Tính đến thời điểm này, Cục Sở
hữu trí tuệ đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho 120.000 nhãn hiệu hàng hóa.
Trong đó có 30.000 nhãn hiệu thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN. Số
giải pháp hữu ích được bảo hộ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp VN

chỉ chiếm 5% tổng số bằng đã cấp.
Sau đây là phần khái quát thực trạng nhượng quyền kinh doanh trong
một số lĩnh vực điển hình tại Việt Nam:

12


a. Nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm:
Nếu như lĩnh vực thức ăn nhanh dường như là sân chơi độc quyền
của các thương hiệu nước ngoài như KFC, Loterria, Pizza one,… thì các
doanh nghiệp Việt Nam lại phát triển hệ thống nhượng quyền thông qua
các lĩnh vực khác như thực phẩm chế biến, thực phẩm truyền thống, quán
cà phê… Đây có thể xem là những sản phẩm đặc thù và có cơ hội phát triển
tốt thơng qua hình thức nhượng quyền kinh doanh tại quốc gia đang phát
triển như Việt Nam. Chuỗi cửa hàng nhượng quyền của bánh Kinh Đô, Phở
24, Cà phê Trung Nguyên… là đại diện cho các thương hiệu Việt Nam
trong lĩnh vực này. Cà phê Trung Nguyên và Phở 24 đã tiến hành nhượng
quyền ở một số nước trong khu vực. Ở một mặt n đó, kết quả này là đáng
khích lệ tuy vẫn chưa thật sự thành công như mong muốn. Một điều đáng
lưu ý là là lợi thế dường như chỉ đến đối với các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực thực phẩm truyền thống như phở, hủ tíu…cịn các loại thực
phẩm khác thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn do sự cạnh tranh đến từ các
doanh nghiệp nước ngoài.
Một số thương hiệu nước ngoài đã nhượng quyền cho đối tác Việt
Nam trong thời gian qua như Cà phê Gloria Jean’s Coffee – thương hiệu cà
phê nổi tiếng thứ hai thế giới sau Starbucks - nhượng quyền cho công ty
Phong cách sống Việt kinh doanh thương hiệu tại Việt Nam; chuỗi nhà
hàng lẩu Thái Coca Suki Group nhượng quyền cho công ty Nhật Thái…
Trong khi đó các nhà nhượng quyền Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
này dường như có dấu hiệu chựng lại. Trước đây, Trung Nguyên là một thế

mạnh hay Phở 24 là chú ngựa ơ có sứ mạnh đáng kể thì ngày nay các hệ
thống này dường như đang bị yếu thế.
Gloria Jean là tập đồn tồn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập
đồn có hệ thống franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận
franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore...
Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà
13


Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà
Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của Gloria tại
Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại
TPHCM.Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm
nay, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Cửa hàng cà phê Gloria
thứ hai tại thủ đô sẽ được khai trương vào tháng 6 tới. Ngoài ra, Gloria Việt
Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm
nay.
KFC đang đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng tại Việt Nam - 13-15 cửa
hàng/năm. Hiện đã có 38 cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, và 3
năm nữa sẽ là 100 cửa hàng.
Cùng với thương hiệu Mỹ này, tốc độ mở rộng mạng lưới của
Lotteria - một thương hiệu thức ăn nhanh khác của Hàn Quốc - cũng đang
chiếm những vị trí “chiến lược” ở TP.HCM. Cho đến nay, Lotteria đã có 35
cửa hàng trên cả nước. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do
Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần lượt
chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM…
Công ty Cổ phần Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp rất
thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên
30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp kinh
doanh thực phẩm tại TP.HCM đang có kế hoạch mở cửa hàng fast food,

sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên phong sẽ là Kinh Đô và
Vissan.
b. Nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ và phân phối:
Theo nghiên cứu thị trường cho thấy lĩnh vực bán lẻ sẽ là mảnh đất
hấp dẫn tiếp theo để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quyết định kinh
doanh, đặc biệt là theo hình thức nhượng quyền kinh doanh. Ở Việt Nam
tuy chưa có một hệ thống kênh chính thức nào về việc áp dụng hình thức
nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy cơ cấu bán lẻ
14


đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, sang các kênh
bán lẻ hiện đại là các siêu thị, các trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện,
cửa hàng chuyên doanh…Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh
vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng
như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn
bị bước vào lĩnh vực nhượng quyền.
Các thương hiệu áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán
lẻ của nước ngồi đã có mặt tại Việt Nam từ khá lâu như chuỗi siêu thị
Bourbon Group ( Pháp ), Parkson ( Malaysia ), Metro Cash & Carry
(Đức ), chuỗi cửa hàng bán lẻ đồng hồ Swatch, chuỗi cửa hàng Medicare
( Anh) …Trong tương lai Việt Nam sẽ cịn đón nhận thêm nhiều thương
hiệu bán lẻ nổi tiếng khác như chuỗi cửa hang tiện lợi Family Mart ( Nhật),
chuỗi cửa hàng 7 – Eleven ( Mỹ)…Tuy phần lớn những thương hiệu bán lẻ
tại Việt Nam nói trên khi bắt đầu hoạt động đều khơng lựa chọn hình thức
kinh doanh nhượng quyền mà tự bỏ vốn đầu tư nhưng dự đốn đây sẽ là
một hình thức kinh doanh được ưu tiên chọn lựa khi Việt Nam hoàn thiện
hành lang pháp lý về lĩnh vực này.
Hai thương vụ gây chú ý khác là tập đoàn siêu thị bán lẻ điện tử hàng
đầu Nhật Bản Best Denki, nhượng quyền thương mại cho hệ thống siêu thị

điện máy Carings (Công ty Thương mại tiếp thị Bến Thành) và hợp đồng
chuyển nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Walt
Disney của liên doanh Cơng ty cổ phần văn hóa Phương Nam và Tập đoàn
East Media Holdings Incorporation.
c. Nhượng quyền trong ngành hàng thời trang, mỹ phẩm:
Dù mới ở giai đoạn sơ khai của nhượng quyền nên cũng chỉ có vài
thương hiệu Việt Nam trong ngành hàng này áp dụng. Công ty Nguyễn
Tâm với nhãn hiệu thời trang Foci đã xác định hình thức phát triển thương
hiệu chủ yếu của mình thơng qua nhượng quyền kinh doanh. Đến cuối năm
2006, công ty đã nhượng quyền được 60 cửa hàng trên cả nước và năm
15


2007 là có 100 của hàng nhượng quyền. Cơng ty thời trang Việt sở hữu
thương hiệu Ninomaxx, đã thực hiện nhượng quyền tại Việt Nam và vươn
ra một số nước khu vực Asean, Trung Đơng…ngồi ra cịn có các thương
hiệu khác như Made in VietNam, AQ Silk và T&T Shoes cũng áp dụng mơ
hình nhượng quyền.
Tại Việt Nam rất nhiều thương hiệu nổi tiếng của thế giới trong các
lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm…đã có mặt tại Việt Nam, nhưng chủ yếu sản
phẩm của các hãng này được phân phối thơng qua các đại lý độc quyền.
Cịn việc nhượng quyền theo đúng bài bản thì cũng chỉ có một số ít các
thương hiệu như thời trang Pierre Cardin ( Pháp) nhượng quyền thương
hiệu cho công ty An Phước, Thời trang Valentino Rudy (Ý) nhượng quyền
cho công ty Danti… Dự báo sắp tới việc nhượng quyền thương hiệu từ các
công ty nước ngoài sẽ phát triển mạnh hơn.
Trong lĩnh vực sản phẩm thể thao, World of Sport - thương hiệu lớn
nhất nhì Singapore - cũng đã vào Việt Nam được 2 năm, với 6 cửa hàng.
Chủ doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu này cho biết, dự kiến
ban đầu là phải chịu lỗ 2 năm, nhưng mới sau một năm đã thu lãi.

Công ty Tranh thêu tay XQ Silk đã chuyển nhượng thành cơng nhãn
hiệu của mình tại Mỹ, với giá 100.000 USD. Thương hiệu thời trang Foci,
trong 48 cửa hiệu thời trang Foci hiện nay, có 35 cửa hiệu nhượng quyền
thương mại. Dự kiến, năm 2008, Foci sẽ nhân lên 100 cửa hiệu trên toàn
quốc. Mục tiêu lâu dài của Foci là xây dựng một thương hiệu thời trang
đẳng cấp quốc tế và đưa Foci ra thế giới bằng con đường nhượng quyền.
d. Nhượng quyền trong lĩnh vực bất động sản:
Thị trường bất động sản Việt Nam với hai mặt nóng và lạnh diễn ra
liên tục đang là một thị trường sôi động với chú ý quan tâm của nhiều
thành phần trong và ngoài nước. Việc Việt Nam đang xếp thứ 17 trên thế
giới và giữ vị trí thứ 5 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương về các quốc
gia có giá th văn phịng đắt nhất đủ để thấy thị trường BĐS Việt Nam
16


hấp dẫn thế nào. Sotheby’s International Realty Affiliates Inc., một đại gia
trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh BĐS của Mỹ đã vào Việt Nam.
Tập đồn này đã có mặt tại 12 quốc gia với 7.200 điểm mua bán, 346 văn
phòng. Tại Việt Nam hiện đang xuất hiện những nhà tư vấn, thiết kế, xây
dựng vừa và nhỏ của nước ngồi đang có ý định vào Việt Nam thơng qua
các tập đoàn kinh doanh BĐS và các quỹ đầu tư vào Việt Nam. Theo khảo
sát của Hiệp hội BĐS gần đây một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang
chuyển sang xem xét triển khai kinh doanh nhượng quyền như một hướng
kinh doanh mới trong thị trường BĐS đóng băng. Lợi thế của xu hướng này
là mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển thương hiệu, đẩy mạnh phát
triển hệ thống phân phối đại lý trên quy mô cả nước, từ đó nâng cao vị thế
cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ BĐS nước ngoài chuẩn bị vào
Việt Nam.
e. Nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo:
Hiện đang tồn tại một nhu cầu có thực của một bộ phận người dân

với mức thu nhập cao, đó là nhu cầu thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến,
với cơ sở vật chất khang trang. Do vậy, việc nhận quyền từ các thương hiệu
giáo dục – đào tạo uy tín từ nước ngồi là rất cần thiết trong bối cảnh hiện
nay. Việc áp dụng mơ hình nhượng quyền vào các trung tâm ngoại ngữ, tin
học, các trường đại học, cao đẳng thậm chí các trường mầm non, nhà trẻ sẽ
đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Họ không phải đi đâu xa mà vẫn được
hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều
doanh nghiệp trong và ngồi nước đang có những kế hoạch đầu tư vào lĩnh
vực này theo hình thúc nhận quyền thương mại. Tuy nhiên đến nay mới chỉ
có vài thương hiệu hoạt động theo hình thức này tại Việt Nam như Aptech,
Dale Carnegie Training… Một số cở sở đào tạo hiện đang do các nhà đầu
tư trực tiếp kinh doanh và vận hành cũng là một cơ hội để phát triển
nhượng quyền qua sự trải nghiệm thành công hệ thống đào tạo của mình.

17


f. Thống kê một số hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam trong những năm
gần đây:
* Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền kinh
doanh tại Việt Nam:
STT

Thương hiệu nhượng quyền

Lĩnh vực

Năm

1


nước ngoài tại Việt Nam
KFC(Mỹ)

Thức ăn nhanh

1998

2

Lotteria ( Hàn Quốc)

Thức ăn nhanh

1998

3

Honda ( Nhật)

DV bảo dưỡng

1996

4

Suzuki ( Nhật)

DV bảo dưỡng


1996

5

SYM (Đài Loan )

DV bảo dưỡng

1992

6

Yamaha (NHật)

DV bảo dưỡng

1999

7

Swatch ( Thuỵ Sỹ)

Bán lẻ

1998

8

Aptech (Ấn Độ)


Giáo dục – Đào tạo

1999

9
10

Oracle ( Mỹ)
Gloria Jean’s Coffee (Úc)

DV
Thức uống

1994
2007

11

Walt Disney ( Mỹ)

Ấn bán phẩm, VP phẩm

2007

12
13

Curves ( Mỹ)
Metro Cash & Carry (Đức)


Chăm sóc sức khoẻ
Bán lẻ

2005
2001

14

Valentino Rudy (Ý)

Thời trang

2005

15

Charles &Keith (Singapore)

Bán lẻ

2008

16

Fuji ( Nhật)

Bán lẻ

1997


17

CJ Food Villen ( Hàn Quốc)

Thực phẩm

2007

18

Sotheby’s

19

Realty Affiliates ( mỹ)
Dale Carnegie Training

Đào tạo

2007

20

Pierre Cardin ( Pháp)

Thời trang

1997

21


Jollibee ( Philipine)

Thức ăn nhanh

1997

International Bất động sản

18

2008


22

Pizza Hut ( Hoa kỳ)

Thức ăn nhanh

2006

23

Best Denki ( Nhật Bản)

Bán lẻ

2005


24

Cartridge World (Úc)

Bán lẻ

2007

25

Bourbon Group ( Pháp)

Bán lẻ

1994

26

Parkson ( Malaisia)

Bán lẻ

2005

27

COCA Suki ( Thái Lan)

Thực phẩm


2007

28

Dimah ( Srilanka)

Thức uống

1996

29

Medicare ( Anh)

Bán lẻ

2000

30

World of Sport ( Singapore)

Bán lẻ

2005

31

Schu ( Singapore)


Bán lẻ

2004

32

Kodak ( Hoa Kỳ)

Bán lẻ

* Một số thương hiệu Việt Nam đã và chuẩn bị triển khai nhượng quyền
kinh doanh:
STT

Thương hiệu nhượng quyền

Lĩnh vực

Năm

1

Cà phê Trung Nguyên

Thức uống

1998

2


Thời trang Foci

Thời trang

1998

3

AQ Silk

Thời trang

1996

4

G7 – Mart

Bán lẻ

2006

5

Phở 24

Thực phẩm

2005


6

Siêu thị thế giới di động

Bán lẻ

2005

7

Kinh Đơ Bakery

Thực phẩm

2006

8

Hủ tíu Nam vang Tylum

Thực phẩm

2006

9
10

T&T Fashion Shoes
NINOMAXX


Thời trang
Thời trang

11

Nhà Vui

Bất động sản

19

2006


12
13

24/Seven
Coop Mart

Bán lẻ
Bán lẻ

14

V – 24h

Bán lẻ

15


Trường đào tạo Việt Mỹ VATC

Đào tạo

16

Nước mía siêu sạch

Thức uống

17

Alo Trà

Thức uống

18

Vissan

Bán lẻ

19

Trà sữa trân châu Tapio Cup, GOGO TEA

Thức uống

2005


20

Made in VietNam

Thời trang

2006

21

Quản trị mạng 911

CNTT

2003

2006
2005

( Nguồn thống kê còn chưa đầy đủ).
2.

Một số mơ hình Nhượng quyền kinh doanh tiêu biểu tại Việt Nam:

a.

Mơ hình nhượng quyền kinh doanh của Cà phê Trung Nguyên:
Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên
áp dùng mơ hình kinh doanh nhượng quyền thương

hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên

đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước
và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Campuchia, với một
phong cách thưởng thức cà phê rất riêng. Với hình thức kinh doanh nhượng
quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ
những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp
với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi
người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Ngày nay, với khoảng 1,000
quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến cho người thưởng
thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa điểm quán nhượng
quyền Trung Nguyên nào.
Sự phát triển:

20


Biểu đồ : Sự tăng trưởng của hệ thống quán qua các năm.

 Tháng 9.2001, quán Nhượng Quyền đầu tiên của Trung Nguyên ở
nước ngoài được khai trương tại Thành phố Tokyo – Nhật Bản, đánh dấu
bước đường chinh phục thế giới của Nhượng Quyền Trung Nguyên.
 Năm 2004, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Mỹ được mở.
 Năm 2006, quán nhượng quyền Trung Nguyên tại Nam Ninh- Trung

Quốc nhanh chóng trở thành địa điểm nổi tiếng.
 Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2008, Trung Nguyên sẽ tiếp tục

mở thêm 3 cửa hàng tại Singapore.
Hiện nay, mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp tục được xem là

bước đột phá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại, nhằm cạnh
tranh với các nhà phân phối nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Ngày 5/8/2006 chuỗi cửa hàng G7 Mart được khai trương với 500 cửa hàng
tiện lợi G7 Mart, 70 trung tâm phân phối và 9.500 cửa hàng thành viên.
Theo kế hoạch, sẽ có 5.000 cửa hàng G7 Mart chính thức, 7.000 cửa hàng
thành viên và 100 trung tâm phân phối đi vào hoạt động vào năm 2007. G7
Mart kinh doanh chủ yếu là thực phẩm ngọt, thực phẩm mặn, hóa mĩ phẩm,
rượu bia nước giải khát, thuốc lá, thuốc tây, báo chí, thẻ điện thoại trả

21


trước, quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hoá đơn, máy ATM, điện thoại
công cộng.
* Đánh giá chung: Trong thời gian đầu thành lập và đỉnh cao là
những năm 2001 – 2002, Hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã
phát huy được sự vượt trội của hình thức này so với các hình thức kinh
doanh khác với tốc độ phát triển rất nhanh chóng trên phạm vi cả nước,
những địa điểm thuận lợi nhất đã được các nhà đầu tư chọn cho việc hợp
tác với Trung Nguyên, phong cách trang trí ấn tượng đậm nét Tây Ngun,
hình thức đối chứng với nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Đặc biệt
thông điệp của hệ thống là “ Mang đến cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo
mới” và sau đó là “ Khơi nguồn sáng tạo” đã tạo ra một phong cách uống
cà phê khác, đó là “ Uống cà phê không phải chỉ uống vị đắng của cà phê
mà vì một phong cách uống”, với Trung Ngun đó là “ Uống để sáng tạo”.
Cùng với chất lượng cà phê khác biệt, phong cách khác biệt và cách làm
khác biệt, Trung Nguyên đã là sự lựa chọn cho hầu hết các đối tượng khách
hàng tại Việt Nam và bạn bè trên thế giới.
Tuy nhiên liên tiếp trong những năm tiếp theo mặc dù hiệu quả về
mặt doanh thu vẫn không giảm nhưng rõ ràng hệ thống này ngày càng đánh

mất đi hình ảnh của mình trong lịng người tiêu dùng. Hệ thống nhượng
quyền cà phê Trung Nguyên ngày càng không thống nhất và bị thu hẹp.
* Thành công đạt được của hệ thống:
Trung Nguyên đã góp phần làm cho quá trình nhận thức nhận quyền
tại Việt Nam tiến một bước dài trong quá trình hội nhập. Bằng chứng là
nhiều nhà sản xuất, phân phối khác của Việt Nam đã, đang và sẽ nghiên
cứu mơ hình này nhằm áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh của mình.
Trung Nguyên đã thành công trong việc xây dựng một thương hiệu
mạnh. Với thương hiệu ấy và bằng mơ hình kinh doanh sáng tạo của mình,
Trung Ngun đã trải nghiệm rất thành cơng trên nhiều khu vực khác nhau.

22


Ngoài ra hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã xây dựng
thành cơng mơ hình nhượng quyền khác biệt, quy trình đào tạo, quy trình
vận hành, hồ sơ nhượng quyền, hợp đồng nhượng quyền và xây dựng được
đội ngũ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, các chương trình chăm sóc khách
hàng, đại hội khách hàng…Có thể nói chất lượng các yếu tố chuyển giao đã
được duy trì ở mức rất cao. Thực tế cho thấy các nhà nhận quyền trong hệ
thống trong thời gian đầu đã trở nên giàu có hơn và sự đầu tư của họ đã
phát sinh hiệu quả đáng kể trong ngắn hạn.
* Những khó khăn phải trước mắt của hệ thống nhượng quyền và
nguyên nhân:
Trung Nguyên liên tiếp nhận được những lời phàn nàn từ hệ thống
các nhà nhận quyền, Chất lượng cà phê không đảm bảo hay cho phép mở
các cửa hàng quá gần nhau làm cho hiệu quả kinh doanh của từng cửa hàng
riêng lẻ không như mong đợi. Nguyên nhân sau xa là việc chấp thuận cho
các nhà nhận quyền gia nhập hệ thống q dễ dàng, khơng có cơng cụ sàng
lọc, hồ sơ chuyển nhượng qua sơ sài dẫn đến các nhà nhận quyền không

tuân thủ một cách đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một đại lý nhượng
quyền. Mặt khác mơ hình “ tam giác” trong phát triển hệ thống chưa tính
đến sự tác động của các đại lý nhượng quyền trong cùng một khu vực, mật
độ quá dày dẫn đến một thực tế là các đại lý cạnh tranh lẫn nhau để thu hút
khách hàng dẫn đến sự không tuân thủ các nguyên tắc đã cam kết ban đầu.
Hơn nữa việc triển khai các chương trình đào tạo, kiểm tra, hỗ trợ
khách hàng chưa được thực hiện một cách triệt để, chỉ tốt trong thời gian
đầu và thưa dàn cho những lần về sau. Nguyên nhân là nguồn nhân lực quá
mỏng, thiếu tâm huyết và nhất là phải tập trung cho việc mở rộng thị
trường.
Bên cạnh đó vì những lý do khách quan và chủ quan mà trong một
thời gian ngắn thương hiệu cà phê Trung Nguyên xuất hiện với nhiều kiểu
dáng, hình dạng khác nhau. Điều này thực sự làm cho hệ thống nhận diện
23


của cà phê Trung Ngun khơng cịn tính thống nhất. Do vậy càng làm cho
người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là Trung Nguyên nhượng quyền
đâu la Trung Nguyên giả.. Việc giải quyết không triệt để nạn làm nhái, làm
giả nhàn hiệu hệ thống cũng làm cho hệ thống nhận diện càng trở nên phức
tạp. Nhưng nguyên nhân sau xa vẫn là do các nhà điều hành Trung Nguyên
khi liên tiếp cho thay đổi hệ thống nhận quyền trong khi những kiểu dáng
cũ chưa kịp thu hồi toàn bộ.
Tiếp theo, Trung Nguyên còn cho phép các nhiều nhà cung cấp tham
gia vào việc phân phối hàng hoá trong hệ thống nhượng quyền này mà
khơng có sự kiểm sốt triệt để. Nói cách khác, hệ thống nhượng quyền
Trung Nguyên có thể đặt hàng ở các nơi mà không cần sự cho phép của nhà
nhượng quyền.
* Bài học kinh nghiệm đúc rút và đề xuất một số giải pháp:
Trung Nguyên đã khơng kiểm sốt được nguồn hàng hố bán trong

hệ thống, Trung Ngun khơng kiểm sốt được chất lượng phục vụ, sản
phẩm trong hệ thống, Trung Ngun lại khơng có một hệ thống nhận diện,
mơ hình kinh doanh thống nhất và nhất là niềm tin và sự cam kết từ hệ
thống đã bị bào mịn qua thời gian khi khơng được nhà nhượng quan tâm
và giải quyết một cách thấu đáo. Trung Ngun ở một chừng mực nào đó
nó đã khơng cịn bước đi bằng hình thức nhượng quyền ngay trên con
đường mà cơng ty này đã thành cơng.
Vì những khiếm khuyết không được khắc phục như vậy, hệ thống
nhượng quyền Trung Nguyên ngày càng mất đi tính tiên phong, sáng tạo
vốn có của nó. Ngày qua ngày, người ta nhắc đến hệ thống nhượng quyền
này như một nơi bán cà phê ngon đơn thuần không hơn không kém. Không
gian sáng tạo, tiên phong của tuổi trẻ được thay bằng chất lượng của từng
hạt cà phê Trung Nguyên. Như vậy trong tương lai sẽ xuất hiện một cơng
ty khác có cà phê ngon hơn qua mặt. Nhưng nếu Trung nguyên là khởi
nguồn của sáng tạo, đến với cà phê Trung Nguyên là đến với không gian
24


sáng tạo bên ly cà phê ngon thì rõ ràng khơng phải nhà sản xuất nào cũng
có thể sánh được. Do vậy “ sản phẩm sáng tạo” mới đích thực là sản phẩm
cần được chuyển giao đến hệ thống.
Trung Nguyên muốn xây dựng lại hệ thống nhượng quyền kiêu hãnh
trước đây trước hêt cần phải kiên quyết trong việc thu hồi tất cả các cửa
hàng nhận diện hệ thống ngoài luồng trên thị trường, làm sạch thị trường.
Điều này có thể làm cho Trung Nguyên mất đi một ít khách hàng nhưng sẽ
đảm bảo hệ thống nhượng quyền phát triển sau này có tính thống nhất hơn.
Như vậy, từ bảng hiệu hộp đèn, cẩm nang nhận quyền, phong cách bài trí,
trang trí, hợp đồng nhận quyền, PR cần nghiên cứu và thống nhất trở lại.
Song song với hoạt động này, Trung Nguyên nên đầu tư trở lại một
số điểm kinh doanh cà phê với phong cách truyền thống Tây Nguyên

nhưng phải mang được hơi thở thời đaịi, năng động, trẻ trung… Khơi phục
lại mơ hình cà phê “đối chứng” vì đây là điểm khác biệt mà Trung Nguyên
đã từng có. Vấn đề khi duy trì hình thức này là cần duy trì chất lượng đồng
nhất ở tất cả các cửa hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện tốt được khi đào
tạo chuyên nghiệp và phát huy tốt vai trò của ban kiểm tra chất lượng.
Một điều quan trọng nữa là, Trung Nguyên cần kiểm soát được sản
phẩm bán ra. Có thể chấp nhận một vài sự khác biệt trong từng khu vực,
vùng miền khác nhau, nhưng điều cốt lõi là Trung Nguyên tuyệt đối kiểm
soát được các loại thực đơn này. Chính Trung Ngun cứ khơng ai khác sẽ
cung cấp các hang hố này vào hệ thống của mình. Cần xây dựng trung tâm
cung ứng sau khi hệ thống phát triển với quy mô lớn.
Điều hiển nhiên, Trung Nguyên cũng cần xây dựng trở lại một trung
tâm đào tạo đúng nghĩa. Trung tâm này không chỉ đào tạo cho các nhà nhận
quyền từ triết lý công ty, các quy trình quản lý, vận hành… mà cịn chuyển
giao cho họ tiềm thức mơ hình thành cơng từ sự sáng tạo. Trung Nguyên
còn phải xây dựng lại nguồn nhân lực mạnh và tâm huyết. Lấy hiệu quả,
lấy phản ứng từ hệ thống làm thứoc đo cho năng lực làm việc. Nguồn nhân
25


×