Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

So sánh hệ thống báo cáo tài chính VN với hệ thống báo cáo tài chính Quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.32 KB, 29 trang )

NHÓM 3-NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN XIN
CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN


So sánh hệ thống báo cáo tài chính VN
với hệ thống báo cáo tài chính Quốc tế.


NỘI DUNG









Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính
Vai trò và mục đích của báo cáo tài chính
Thực trạng hiện nay của BCTC VN và quốc tế
So sánh bảng cân đối kế toán
So sánh bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
VN đang hướng tới chuẩn mực BCTC quốc tế


Báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán


Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh

Bảng báo cáo lưu chuyển

Bảng thuyết minh báo cáo tài

tiền tệ

chính


KHÁI NIỆM



BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói
cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời
và thực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư,
nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)


Ý NGHĨA BCTC







BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ
quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng
như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.
- BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết
quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc
kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của
DN.
- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng
tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động
SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
- BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài
chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm
tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả
SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.


VAI TRÒ CỦA BCTC





Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp có những vai trò sau đây :
Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích một
cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình
thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp .
Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh,
tình hình chấp hành các chính sách chế độ kế toán - tài chính của doanh nghiệp .

Cung cấp thông tin và số liệu cần thiết để phân tích và đánh giá tình hình, khả
năng về tài chính- kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế
hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp .


MỤC ĐÍCH CỦA BCTC
Doanh nghiệp phải lập và trình bày các báo cáo tài chính kế toán với các mục đích sau:



Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế
toán.



Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong
kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.



Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối
tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với
mục tiêu của mình.



Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau
một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai.



MỤC ĐÍCH CỦA BCTC







- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế...
BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh
nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tếtài chính của doanh nghiệp.
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài
chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù
hợp.
- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức
thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp
dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
- Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách
hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.
- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính
sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích
của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.


THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA BCTC






Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng trở nên đa dạng và bức thiết.
Hiện nay thông tin được xem như một yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất kinh
doanh. Bất kỳ một nhà quản lý nào trong bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong
lĩnh vực gì muốn thực hiện tốt công việc của mình đều phải dựa vào thông tin kế
toán. Báo cáo tài chính là biểu hiện kết quả của công tác kế toán ở các đơn vị kế toán,
là nguồn thông tin quan trọng, cần thiết cho các quyết định kinh tế của nhiều đối
tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
IASs / IFRSs được soạn thảo bởi IASB bao gồm các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ thuộc khắp các châu lục và đến từ nhiều nghề nghiệp khác nhau
bao gồm những người lập báo cáo tài chính, những nhà quản lý, những người sử
dụng các báo cáo tài chính và những học giả uy tín. Nó được soạn thảo và công bố
theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và đảm
bảo tính thực hành cao. IASs/ IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu
Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia
khác của châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù
hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.


SO SÁNH BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN GIỮA VIỆT NAM
VÀ QUỐC TẾ


KHÁI QUÁT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN





BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định.
BCĐKT cung cấp thông tin kinh tế - tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin
trong việc phân tích, đánh giá tổng quát tình hình quản lý và sử dụng vốn, tình
hình huy động và sử dụng nguồn vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp.


SO SÁNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


IAS khác VAS trong hầu hết khoản mục của bảng cân đối kế toán như kế toán tiền, DN ghi độc lập với ngân hàng. Các khoản phải thu thương mại tách biệt với các
khoản phải thu từ bán tài sản cố định (TSCĐ). Giá thành phẩm được tính theo phương pháp giá thành thông thường hơn là thực tế và nó không chấp nhận phương
pháp LIFO. Các tài sản sinh vật và sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ các tài sản sinh vật được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí điểm bán hàng ước tính. Các
khoản chứng khoán thương mại ngắn hạn được ghi nhận theo giá trị hợp lý (giá thị trường) cuối mỗi kỳ, chênh lệch được ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện trên báo cáo
kết quả. Các khoản chứng khoán sẵn sàng để bán cũng được điều chỉnh theo giá trị hợp lý cuối kỳ, nhưng nó được ghi tăng giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế
toán không ghi vào báo cáo lãi lỗ. Việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu không ghi tăng thu nhập mà chỉ thuần túy ghi bút toán ghi nhớ làm tăng số lượng cổ phiếu lên, đồng
thời giảm đơn giá vốn nhưng tổng giá vốn không đổi.



Các khoản đầu tư bằng trái phiếu được ghi nhận theo giá vốn đã trừ (cộng) khấu hao chiết khấu (phụ trội). Đầu tư vào công ty liên doanh được hợp nhất theo
phương pháp hợp nhất tương ứng, giải pháp thay thế là theo phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS chỉ đưa ra phương pháp vốn chủ sở hữu. Phương pháp hợp nhất
tương ứng khác với hợp nhất thông thường ở chỗ chỉ phần tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí thuộc sở hữu tập đoàn là được đưa vào trong tài khoản báo cáo.
Nó không có lợi ích thiểu số (minority interests). Việc hợp nhất các báo cáo tài chính bắt buộc thực hiện cho cả báo cáo năm và báo cáo giữa niên độ.


SO SÁNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN



TSCĐ có thể lựa chọn mô hình giá phí hoặc áp dụng mô hình giá trị hợp lý nếu nó có thể đo lường một cách đáng tin cậy. Chênh lệch giá trị
hợp lý giữa các kỳ được ghi vào vốn chủ sở hữu. Riêng đối với bất động sản đầu tư, chênh lệch này được phép ghi vào lãi lỗ trên báo cáo kết
quả. Tuy nhiên, khi dùng mô hình giá trị hợp lý, trong phần thuyết minh, DN vẫn phải thuyết minh giá gốc của nó để nhà đầu tư có thể tự đánh
giá và so sánh. TSCĐ được cho tặng ghi vào thu nhập phần phù hợp với chi phí để nhận được tiền cho tặng đó (phần khấu hao của kỳ đó chẳng
hạn). Khi tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình và tài chính bị giảm giá trị, IAS yêu cầu ghi nhận ngay vào chi phí. Theo IAS, đất đai thuộc tài
sản hữu hình. Các khoản phải trả thương mại được tách biệt với các khoản phải trả do mua sắm TSCĐ hay mua tài sản tài chính. Khoản phải
trả bao gồm cả các khoản thưởng và chi phí phúc lợi cho nhân viên. Vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ khen thưởng, phúc lợi (Theo VAS
trước ngày 31.12.2009 quỹ khen thưởng phúc lợi nằm trong mục lớn Vốn chủ sở hữu, tuy nhiên theo thông tư 244/2009/TT-BTC ngày
31.12.2009 quy định vấn đề này giống như IAS). Các khoản đánh giá lại tài sản được ghi tăng giảm vốn chủ sở hữu.


SO SÁNH BẢNG BÁO CÁO KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH



Lãi hoạt động kinh doanh




Theo IFRSs: lãi hoạt động kinh doanh chỉ là các khoản lãi lỗ từ
các hoạt động kinh doanh thông thường của DN
Theo VNS: gồm cả các khoản thu nhập và chi phí tài chính


Các chi phí khác và thu nhập khác





Theo IAS: bao gồm bất động sản đầu tư theo mô hình hợp lí; các khoản
chênh lệch giá trị cuối kì với đầu kì được ghi nhận là lãi kì đó.
Theo VNS: chỉ áp dụng phương pháp giá gốc trừ đi khấu hao lũy kế do
vậy không có các khoản lãi lỗ phát sinh.


LÃI



Theo IAS: lãi dùng để tính EPS cơ bản là lãi thuần thuộc các cổ đông. Nó không
bao gồm các khoản lãi, nhưng được dùng để chia cho nhân viên hay đối tượng
khác như quỹ khen thưởng, phúc lợi.



Theo VNS: VAS không trừ các quỹ này nên rất nhiều tình huống EPS tính theo
VAS cao hơn theo IAS khá nhiều thông thường từ 5 – 15%.


Báo cáo tài chính hợp nhất




Theo IAS 27: các báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập cho các báo cáo
tài chính năm và các báo cáo tài chính tạm thời giữa niên độ.
Theo VAS: việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chỉ bắt buộc đối với báo cáo

năm, các báo cáo giữa niên độ chỉ mang tính khuyến khích


So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo quốc tế

Theo Việt Nam

Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) chỉ căn cứ

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền

thuần túy các số liệu trên bảng cân đối kế toán số đầu kỳ

mặt và sổ cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài

và cuối kỳ, báo cáo kết quả sau đó làm các động tác điều

khoản đối ứng.

chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo cáo LCTT.


SO SÁNH BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


VAS và thông tư hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền mặt và sổ cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài
khoản đối ứng. Theo thông lệ quốc tế, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) chỉ căn cứ thuần túy các số liệu trên bảng cân đối kế toán số
đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo kết quả (và có thể có thêm một vài thông tin từ sổ cái) sau đó làm các động tác điều chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo

cáo LCTT.



VAS hướng dẫn cách lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lãi trước thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh trong đó có chênh
lệch các khoản phải trả. Mặc dù trong quy định về báo cáo đã yêu cầu các khoản phải trả này không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến
hoạt động đầu tư và tài chính. Tuy nhiên, do Tài khoản 331 Phải trả cho người bán bao gồm các khoản phải trả thương mại do mua hàng hóa,
nguyên liệu cho sản xuất và phải trả cho việc mua sắm tài sản cố định hay mua khác. Khi lập báo cáo LCTT, kế toán viên chỉ lấy số dư cuối kỳ trừ
số dư đầu kỳ của Tài khoản 331 này. Do vậy nó làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn lộn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư.


Bản thuyết minh BCTC




Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời
của BCTC, dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày
trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác
nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo
cáo tài chính.


VN đang hướng tới chuẩn mực BCTC Quốc tế


Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết trong nước.




Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa
IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên.



Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS.









Tại Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
bao gồm 26 chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các
chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) theo nguyên tắc phù
hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Đến nay, lập báo cáo tài chính theo IFRS đang trở
nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập
đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự
tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường
vốn quốc tế.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban
hành chuẩn mực mới tiếp cần gần hơn với IFRS.

Có thể thấy rằng việc áp dụng các chuẩn mực kế toán
quốc tế trong lập báo cáo tài chính (BCTC) giúp nâng
cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Đồng
thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc
thu hút các nguồn vốn nước ngoài.


×